[BUSINESS INSIDER] TOP 40 MÓN NGON PHẢI THỬ TRONG ĐỜI

Phở Việt Nam là món đứng đầu trong danh sách này, ngoài ra còn có soup bánh bao Thượng Hải, cơm trộn Cuba, mì Malaysia hay cơm gà Singapore.

Trang Business Insider đưa ra danh sách 40 món ăn ngon của thế giới mà chúng ta nên ăn thử một lần trong đời. Danh sách này rất phong phú với các món ăn từ nhà hàng sang trọng cho đến ẩm thực đường phố.

Dưới đây là một vài món ăn đáng chú ý nhất.

Phở Hà Nội, Việt Nam

Chỉ với bánh phở, nước soup cùng thịt bò nhưng món ăn hấp dẫn, hương vị đậm đà thơm ngon mà bạn không thể bỏ qua khi đến thủ đô Hà Nội.

Soup bánh bao Thượng Hải

Soup bánh bao của Thượng Hải. Du khách sẽ không biết thưởng thức món ăn này như thế nào nếu không được hướng dẫn. Đầu tiên, bạn dùng đũa gắp những chiếc bánh bao nóng hổi đặt lên một cái thìa, cắn đứt phần mép bánh và mút hết nước soup bên trong. Sau đó gắp bánh bao chấm vào nước dấm hoa quả (có màu đen như nước tương) cho vào miệng và thưởng thức.

Cơm trộn thập cẩm ở thành phố Barcelona

Cơm trộn thập cẩm Paella ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. Món ăn được pha trộn từ cơm, hải sản, xúc xích và màu vàng của nghệ.

Soup Paneng assam laksa – Malaysia

Paneng assam laksa thường ăn cùng với loại mỳ gạo dai và lá bạc hà tươi, dưa chuột và dứa. Hương vị đặc trưng của món súp này được tạo nên từ cá thu, me và ướt. Bạn có thể tìm thấy món súp này ở hầu hết các quán ăn vỉa hè ở Penang.

Bánh Empanadas – Chile

Bánh empanadas hay còn gọi là bánh ngô. Mỗi dịp lễ hội, các gia đình Chile đều tự làm loại bánh này hoặc mua về để dùng trong các bữa ăn. Bánh có hình dáng bên ngoài gần giống với bánh gối của Việt Nam, với lớp vỏ thơm ngậy làm từ bột mỳ, gói khéo léo thành từng chiếc nhỏ trong lòng bàn tay. Nhân bánh truyền thống thường bao gồm thịt bò hoặc hải sản, oliu thái nhỏ và trứng gà. Các loại bánh của Chile được dùng chung với một loại nước sốt đặc trưng làm từ rau ngò tây, tỏi băm nhỏ, oliu trộn cùng dầu ăn.

Món Tajine – Maroc

Món Tajine: Từ này vừa chỉ dụng cụ để đựng (là cái đĩa bằng đất nung được trang trí với chiếc vung hình nón điển hình) vừa chỉ thức ăn bên trong đó (món ragu gồm có thịt, gia cầm, cá và rau nướng chín). Hãy thưởng thức và sẽ hiểu tại sao tajine lại là món ăn dân tộc của người Maroc.

Bánh Cheese Steak – Philadelphia

Cheese Steak – bánh mì bò nổi tiếng ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ. Loại sandwich này được những quầy hàng bán xúc xích ở Philadelphia sáng tạo nên từ thập niên 1930 gồm có một ổ bánh mỳ được xẻ làm đôi, kẹp một miếng bít tết mỏng nướng vỉ với hành tây và phủ phô mai lên trên. Các loại biến tấu khác có nhân bít tết và nấm, bít tết và ớt chuông xanh, và bít tết với nhiều hành. Phô mai provolone được kẹp vào nhân bánh trước khi cho miếng bít tết nóng vào, phô mai sẽ chảy ra và bao quanh miếng thịt.

Món Currywurst của Đức

Đây là món ăn truyền thống phổ biến và đặc trưng nhất tại Berlin. Trong tiếng Đức Wurst nghĩa là xúc xích. Tại Berlin, currywurst luôn có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, nó nổi tiếng đến mức tại Berlin có một viện bảo tàng “Currywurst. Thành phần chính của món ăn là xúc xích heo, sốt cà ri, tương ớt, và tùy nơi có thể thêm các hương vị khác nhau. Xúc xích heo được nướng, hoặc hun khói, chiên sơ. Sau đó thường là cắt lát hoặc có nơi giữ nguyên, rưới nước xốt cà ri, tương ớt lên. Ăn nóng kèm với khoai tây chiên hoặc bánh mì tròn.

Bánh mì kẹp tôm hùm – bang Maine

Bánh mì kẹp tôm hùm trở nên nổi tiếng ở bang Maine, nhưng cũng rất phổ biến ở tất cả các bang có nuôi tôm hùm vùng New England và các tỉnh lân cận thuộc vùng Maritime của Canada. Nhân bánh được làm từ thịt tôm hùm băm, trộn với hành hoa hay cần tây và sốt mayonnaise, nêm muối, tiêu và đặt trên một chiếc bánh mì nướng. Món bánh kẹp tôm hùm ngon nhất nếu được làm từ thịt của toàn bộ con tôm.

Cơm trộn ở Havana, Cuba

Cơm trộn là món ăn nổi tiếng của người dân Cuba. Đến Havana, bạn đừng bỏ qua món cơm trộn với đậu đen, thịt gà và rau.

Thêm một số món ăn các nước:

Tên món ăn Quốc gia Tên món ăn Quốc gia
Phở Hà Nội, Việt Nam Món Conch Bahamas
Bánh mì kẹp Falafel Tel Aviv, Israel Bánh Empanadas Chile
Bò bít tết nướng Brooklyn, New York, Mỹ Món Guava Snow Egg Australia
Cơm trộn thập cẩm Paella Barcelona, Tây Ban Nha Món Tajine Maroc
Bánh pizza Napoli, Italia Bánh chocolate Sachertorte Vienna, Áo
Bánh Taco Los Cabos, Mexico Bánh Sandwich Cheese Steak Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ
Soup bánh bao Thượng Hải, Trung Quốc Món Currywurst Berlin, Đức
Món Feijioada Brazil Món khoai tây cá giòn London, Anh
Bánh mì kẹp của Po’boys Johnny New Orleans, Louisiana, Mỹ Món bánh Masala Dosa Ấn Độ
Kem tự chế Grom Italia Bánh mì kẹp tôm hùm Maine, Mỹ
Dimsum Hong Kong, Trung Quốc Mussel (một loại sò) hấp Brussels, Bỉ
Bánh Arepas con Queso Cartagena, Colombia Thịt bò nướng Buenos Aires, Argentina
Món poutine xứ Quebec, Montreal, Canada Cơm trộn Hanava, Cuba
Món sushi Ginza, Tokyo Thịt rừng nướng Jackson Hole, Wyoming, Mỹ
Sườn nướng BBQ Kansas, Missouri, Mỹ Cơm gà, mì laska Singapore
Soup Penang assam laksa Penang, Malaysia Món bánh pizza Chicago, Mỹ
Bánh rán vòng Doughnut Portland, Oregon, Mỹ

Khánh Hòa, vnexpress.net (Theo Business Insider)

Ý NGHĨA MÂM NGŨ QUẢ CỦA BA MIỀN BẮC – TRUNG – NAM

Ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên của người Việt không bao giờ thiếu mâm ngũ quả, trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước.

Ý nghĩa từng loại quả

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

mav047
Mâm ngũ quả thể hiện ước mong năm mới được an khang thịnh vượng

Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Thanh long : Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

mav046
Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống là: Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ.

Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, người ta cũng không câu nệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả, thêm chùm nho mọng, thêm táo xanh, ớt đỏ, hồng xiêm… Dù bày biện nhiều loại quả hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

Mâm ngũ quả miền Trung

Khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.

mav045
Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung

Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.


Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, như:

Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.

Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

Nguồn: VCA

BÍ QUYẾT LÀM NGON MỘT SỐ MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT

Bạn đã từng thử làm các món ăn ngày Tết, và đã từng thất vọng vì thành phẩm không được như mong đợi? Thịt đông quá nát, kiệu quá nhừ hay giò thủ bở rạc là những tai nạn thường  xảy ra đối với những người chưa quen làm những món tưởng chừng đơn giản này. Để hạn chế việc phải đổ bỏ những món ăn tâm huyết, hãy thử xem qua những bí quyết sau đây:

Bí quyết làm kiệu ngâm giòn thơm

Loại kiệu Huế, làm lâu nhưng lại giòn và ngon hơn kiệu trâu. Kiệu Huế có phần thân kiệu nở, thắt eo rõ rệt và đuôi kiệu mảnh. Kiệu trâu có thân hình dài dần, đuôi kiệu to không có nút thắt eo như kiệu Huế. Khi cắt chân kiệu, tuyệt đối không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng.

Muốn món kiệu giòn và để được lâu, khi đã làm kiệu sạch sẽ, cắt chân gọn gàng, bạn cho đường vào trộn sao cho đường thấm kiệu. Khi đó, món kiệu chua của bạn sẽ rất giòn và để lâu không bị chua hay hóa rượu.

Bí quyết muối dưa cải ngon 

Phơi cải qua một nắng cho cải rầu đi thì khi muối sẽ giòn hơn. Dưa cải luôn phải có hành thì mới thơm, dưa vàng và không bị khú. Muối phải canh vừa đủ, luôn thăm chừng nêu thấy dưa bị khú hoặc nổi váng trắng thì thêm muối kịp thời và chẻ thêm đầu hành trắng vào để chữa.

Cách làm dưa góp ngon cho ngày Tết

 

Muốn làm dưa món giòn, ngon trắng và không phải sử dụng đến hàn the, bạn nên mua vật kiệu trước một ngày và chọn thời điểm có nắng gắt để phơi thì dưa sẽ trắng giòn không bị thâm. Không phơi dưa món quá kỹ vì khi ngâm dễ bị dai. Tuy nhiên, phơi dưa vừa đủ nắng thì chỉ nên ngâm ít một và dùng ngay, để lâu sẽ bị chua hoặc hóa rượu.

Làm thịt đông ngon, đẹp

 

Thịt đông nếu nấu đúng cách thì không phải bỏ vào tủ lạnh mới đông. Ngay cả ở miền Nam, thời tiết se lạnh, món thịt đông đã đông cứng. Muốn như thế phải đảm bảo đủ lượng bì trong thịt (khoảng 1/3 so với thịt). Nấu cho bì nhừ ra nhựa thì sẽ tạo phần thạch trong thịt đông và thịt sẽ có độ kết dính tốt. Nấu thịt đông mà thêm một phần thịt gà thì cũng dễ đông hơn.

Có thể thấy rõ khi luộc thịt gà, nước từ thịt gà luộc ra để ngoài trời cũng tự đông lại tương tự thịt đông. Thịt đông khi nấu phải để lửa vừa và thời gian nấu phải dài để thịt ra nhựa , đồng thời nước thịt khi đông lại sẽ trong chứ không đục. Khi luộc thịt xong lần đầu không tận dụng nước luộc thịt đó để nấu thịt đông, vì như thế thịt sẽ không trong. Khi nấu nhớ vớt bọt liên tục, nước thịt đông sẽ trong hơn.

Thịt kho tàu mỡ trong, nhừ mà chắc

 

Muốn cho thịt mỡ trong, nhừ mà không nát thì ngay sau khi rửa thịt ể ráo, bạn ướp thịt với đường, xóc cho đều để khoáng 20 phút – 30 phút rồi mới ướp nước mắm và các gia vị khác. Ướp đường trước như thế phần thịt nạc sẽ luôn có màu hồng đẹp mắt, dù có hâm tới, hâm lùi hiều lần, thịt cũng không bị đen. Phần thịt mỡ sẽ trong, nhừ mà vẫn không bị nát, khi ăn sẽ tan ra trong miệng ăn rất ngon.

Tuyệt đối không cho nước màu khi nấu món này. Cũng không dùng nước để hầm thịt mà phải dùng nước dừa tươi, khi kho nước dừa sẽ tạo nước vàng rất đẹp. Còn trứng thì rửa thật sạch, luộc rồi bỏ cả vỏ cho vào nồi kho cùng với thịt, ăn tới đâu lột bỏ vỏ tới đó, lòng trắng không bị cứng và đen vì hâm nhiều lần mà trứng vẫn thấm rất ngon.

Gìo chả chắc mịn, thơm ngon

Làm giò thủ thì khi đổ khuôn, bạn phải ép thật kỹ cho thịt sát vào nhau không có khoảng trống và ra hết mỡ. Nếu không có khuôn, bạn có thể dùng các vật dùng có sẵn trong nhà như lon nhựa đựng nước suối cũ.

Một cách rất hay là bạn dùng cặp lồng, đặt hai sợi ni -lon hoặc sợi lạt đan chéo dưới đáy, lót lá r

ong hoặc lá chuối lên rồi xúc giò nóng đổ vào. Ép thật chặt, buộc 4 sợi dây lạt lại, để nguội rồi cho vào tủ lạnh. Khi cần ăn thì nắm lấy đầu sợi lạt còn dư tút lên, xắt ra sẽ đẹp như có khuôn.

 

Thúy Anh

(nguồn: Suckhoegiadinh)

Cách làm một số món ăn Tết miền Bắc

Cùng tìm hiểu cách làm các món canh măng, thịt đông, canh bóng thả… để biết thêm những hương vị Tết truyền thống của miền Bắc nhé!

Người miền Bắc gọi bữa ăn Tết là bữa cỗ. Vì không chỉ để ăn, những món ăn này còn dùng dâng cúng tổ tiên, ông bà… chính vì thế các món ăn trong ngày này thường là những món ngon được trình bày đẹp đẽ, trang trọng, các nguyên liệu phù hợp phối hợp với nhau hài hòa theo quan niệm cổ xưa, ít khi có sự phá cách, biến chất.

mav023

Mâm cỗ Tết của miền Bắc thường gồm 4 bát + 8 đĩa. Mỗi bát, đĩa là một món ăn. Trong đó, bát là những món ăn nóng, gồm măng hầm, bóng nấu, mực nấu, nấm thả; còn đĩa thường là những món ăn nguội, gồm: xôi gấc, nộm xu hào, thịt đông, bánh chưng, dưa hành, thịt gà, giò lụa và giò thủ.

Dưới đây, chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân cung cấp cho bạn đọc Thanh Niên Online cách chế biến một số món trong mâm cỗ Tết miền Bắc:

1. Món chân giò ninh măng

Nguyên liệu làm món măng ninh chân giò:

  • Giò heo 1kg (chân trước)
  • Măng khô 0.5kg,
  • Hành khô 0.2kg,
  • Hành tươi 0.3kg,
  • Nước mắm, muối, tiêu, mì chính.

Thực hiện:

Xem CÁCH LÀM CHÂN GIÒ HẦM MĂNG

2. Canh bóng thả (bóng nấu)
Nguyên liệu làm canh bóng thả:+ 100g thịt nạc
+ 50g bóng (da heo khô)
+ 1 củ su hào, 1 củ cà rốt, 5 trái đậu hòa lan, 10 tai nấm hương, 1 củ hành tây nhò, 1 ít ngò
+ Nước mắm, muối, đường, rượu trắng
+ Nước dùng gà hay heo

Thực hiện:

+ Bóng ngâm mềm, rửa bằng rượu trắng pha loãng, xả lại nước lạnh cho sạch, bóp nhẹ cho ráo nước, cắt hình quả trám (hình thoi)

+ Su hào, cà rốt tỉa hoa, cắt miếng dày khoảng 0,5cm.

+ Nấm hương ngâm nở mềm cắt bỏ chân nấm

+ Đậu hòa lan tước sơ hai bên

+ Thịt nạc luộc chín, cắt miếng mỏng

+ Cho cà rốt, su hào nấm hương vào nồi nước dùng, nêm gia vị vừa ăn, nấu đến khi chín, vớt ra tô (phần này còn gọi là chân tẩy)

+ Cho bóng vào nồi nấu đến khi nước dùng sôi

+ Cho các loại quả củ vào nấu cùng với bóng, chín vớt ra tô (trên phần chân tẩy)

+ Xếp thịt lên trên, rắc ngò, hành tây và chan nước dùng thật nóng.

3. Mực nấu

Nguyên liệu:

– Phần chân tẩy cũng tương tự món bóng nấu.

– Các nguyên liệu khác: 200g mực khô, 2 quả trứng gà, 50g giò lụa, 200g tôm tươi.

Thực hiện:

+ Mực khô ngâm mềm, rửa sạch, để ráo, cắt chỉ, xào giòn

+ Trứng gà tráng mỏng, cắt chỉ

+ Giò lụa cắt chỉ

+ Tôm hấp chín, lột vỏ, xé nhỏ

+ Su hào, cà rốt mỗi thứ một ít, cắt chỉ, xào chín.

Các thứ này bày lên trên phần chân tẩy; khi ăn chan nước dùng nóng.

4. Thịt nấu đông

Nguyên liệu:

  • Giò: 1kg
  • Nấm mèo: 25g
  • Nấm đông cô (nấm hương): 25g
  • Hành củ, tiêu
  • Cà rốt, ngò (1 ít để trang trí, cái này tùy chọn không quan trọng)

Thực hiện:

5. Dưa hành:

cach muoi dua hanh ngon don tet banh chung ngon mav

Dưa hành hay Hành muối là món ăn Tết nổi tiếng trong câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”… Dưa hành vị thanh, chua dịu, hăng nhẹ để ăn với bánh chưng, rất phổ biến ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam thì món này biến thể thành dưa món, dưa kiệu có vị ngọt hơn. Cách làm Dưa hành rất đơn giản.

Nguyên liệu:

  • HÀNH củ: 1kg
  • Muối: 70g
  • Đường: 1 muỗng canh
  • Dấm, rượu, nước, 1 mẩu củ gừng cạo vỏ, đập dập (không thích vị gừng thì khỏi bỏ)

Cách làm DƯA HÀNH http://mav.vn/cach-lam-dua-hanh/

TỔNG HỢP

Sự khác nhau trong mâm cỗ Tết 3 miền

Tết là ngày lễ chung của cả nước, tuy nhiên trong cái chung đó, cũng có những cái riêng đến từ các tập quán của từng vùng miền, mà sự phân biệt rõ nét có thể nhìn thấy trên mâm cỗ Tết. MAV mời các bạn  cùng đọc qua bài viết của sử gia Nguyễn Nhã về những nét đặc trưng trên mâm cỗ Tết 3 miền.

MÂM CỖ TẾT 3 MIỀN

Bàn thờ ngày Tết thường chưng trái cây. Miền Bắc, miền Trung trời lạnh không nhiều trái cây, thường chỉ có chuối, bưởi, cam, quýt. Ở miền Nam cúng trái mãng cầu, thơm, dừa, đu đủ, xoài, làm thành mâm ngũ quả. Gần đây có cả thanh long…

Mỗi thời, mỗi nhà tùy theo hoàn cảnh mà sửa soạn mâm cơm cúng tổ tiên. Song chỉ cúng cơm chứ không cúng cháo. Cúng xôi hay cơm nếp là quí nhất, trang trọng nhất. Chỉ cần mâm xôi con gà là đủ lễ, ngay cả cúng họ hay cúng thần cũng thế. Còn cúng lớn thì mới cúng tam sinh (heo, dê, bò hay trâu). Heo và gà thì luộc; bò, dê thì luôn thui hoặc nướng.

Cúng ngày ba muơi tháng chạp là rước ông bà ông vải về ăn Tết, ngày mùng ba Tết cúng hoá vàng để tiễn ông bà ông vải. Hai ngày trên là hai ngày chính nên cúng cỗ to hơn cả. Ngoài ra còn cúng giao thừa.

Trong 3 ngày Tết, người ta đi chúc Tết, mừng tuổi nhau. Khách đến nhà, gia chủ đều mời ăn lấy khước, còn gọi là lấy hên. Với người thân, khách quí thường mời ăn cỗ Tết. Còn bình thường mời khách bánh mứt, bánh chưng.

Mỗi địa phương, mỗi sắc tộc và kể cả từng tôn giáo cũng có sự khác biệt, song tiêu biểu cho ba miền, thường có mâm cỗ Tết sau đây:

1. Mâm cỗ Tết Bắc (Hà Nội)

mav023

1/ Bánh chưng 1 cái

2/ 1 đĩa dưa hành

3/ 1 điã giò nạc

4/ 1 điã giò thủ

5/ 1 điã hành cuốn

6/ 1 đĩa nem

7/ 1 đĩa chả trứng túi

9/ 1 đĩa nộm rau cần hay đĩa cá mè nướng

10/ 1 bát ninh măng

11/ 1 bát mọc

12/ Cơm 3 chén

2. Mâm cỗ Tết Trung (Huế) :


Mâm cỗ Huế (ảnh: Hoàng Thụy)

1/ Bánh chưng 1 cái, bánh tét 1 cái

2/ 1 đĩa dưa món, củ kiệu hay tai heo dầm giấm hoặc bò dầm mặn, thịt heo ngâm nước mắm

3/ 1 điã giò lụa Huế

4/ 1 điã thịt đông hoặc 1 đĩa tôm thịt rim

5/ 1 điã gà bóp rau răm

6/ 1 đĩa nem

7/ 1 đĩa chả Huế hay Tré

9/ 1 đĩa thịt heo luộc thái phay, giá chua

10/ 1 bát ninh măng khô

11/ 1 bát miến Huế

12/ 1 khúc cá chiên hay đĩa ram

13/ Cơm 3 chén vơi và 1 chén cơm rợt

3.Mâm cỗ Nam bộ (Sài Gòn):

mav022

1/ Bánh Tét 1 cái

2/ 1 đĩa dưa giá, củ kiệu

3/ 1 điã thịt heo luộc

4/ 1 điã thịt kho tàu

5/ 1 điã gỏi cuốn

6/ 1 đĩa nem

7/ 1 đĩa chả giò

8/ 1 đĩa gỏi tôm thịt

9/ 1 bát nấu măng tươi (tre)

10/ 1 bát nấu khổ qua nhồi thịt

11/ Cơm 3 chén

Chính cỗ Tết, giỗ chạp đã sản sinh nhiều đầu bếp gia đình giỏi, khiến ẩm thực Việt Nam có hàng ngàn món và phát triển rộng rãi khắp mọi nơi ở trong nước và ngoài nước.

Theo TS Nguyễn Nhã 

(VLR.VN)

CÁCH BẢO QUẢN CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT

Ngày Tết gia đình nào cũng trữ nhiều thức ăn hơn ngày thường, điều đó có thể khiến tủ lạnh quá tải. Lúc này bạn cần đến những phương pháp bảo quản khác để đảm bảo hương vị và chất lượng của các món ăn ngon này.

Bánh chưng

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản hoặc để bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu.

Bánh tét

Khi bánh tét mới vớt ra còn nóng thì nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội. Tránh để bánh trong túi nilon, trong tủ kín vì như thế bánh sẽ bị hầm hơi, mau hỏng. Thời gian sử dụng bánh tét trong vòng 2-3 ngày. Nếu muốn để lâu hơn thì cho bánh vào tủ lạnh, lúc nào ăn đem bánh ra hấp lại. Bánh tét có thể ăn kèm thịt kho, củ kiệu hoặc đem bánh tét chiên giòn lên ăn cũng rất ngon.

Lạp xưởng

Để có thể giữ được lâu hãy lấy một cái hộp lớn, đặt vào giữa một cốc rượu trắng rồi xếp lạp xưởng xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả. Nhờ đó lạp xưởng trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.

Các loại mứt

Các loại mứt và trái cây khô thường chứa nhiều đường nên rất dễ chảy nước, làm mất ngon và dễ bị mốc. Muốn bảo quản được lâu, cần để vào lọ đậy kín, ăn đến đâu lấy đến đó, không nên dồn những đồ ăn chưa hết vào trở lại lọ. Những thực phẩm này cũng không nên cất vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Dưa hành, củ kiệu

Khi cắt gốc hành, củ kiệu nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.

Giò chả

Để bảo quản cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất nên dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp nên luộc lại.

Thịt kho, cá kho

Nấu thật kỹ, khi nhấc xuống bếp cần để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Có thể cho vào nồi nước khác lớn hơn, mức nước cách miệng nồi thịt/cá kho khoảng 10 – 15 cm để tránh nước tràn vào, đậy bằng vung đất nung. Nước trong nồi lớn sẽ bốc hơi lên vung, làm tỏa hơi mát xuống nồi thức ăn bên dưới.

Măng khô

Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đung tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngầm từng ít một, ăn trong 2-3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.

* Lưu ý

Còn các đồ ăn để trong tủ lạnh bạn nên để thức ăn nguội hẳn, đậy kín rồi mới cất vào. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bốc mùi và lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh cần tăng độ lạnh, nếu không đủ độ lạnh thức ăn sẽ nhanh bị ôi thiu. Tránh để thức ăn chín gần thức ăn tươi sống, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết.

Tuy nhiên tốt nhất không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong những ngày Tết làm thức ăn kém ngon, dễ hỏng gây lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mimi (ngoisao.net) tổng hợp

Nguồn: http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/cach-bao-quan-cac-mon-an-ngay-tet-3146172.html

Những món bị kiêng cử trong mấy ngày Tết

Kiêng kỵ là một phần không thể thiếu trong Tết Việt. Về phương diện ăn uống, tùy vùng miền mà nhiều món ăn bị cho là mang lại xui xẻo nếu như ăn phải trong mấy ngày Tết. Danh sách sau đây sẽ khiến nhiều người bất ngờ…

Thịt chó

Thịt chó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và là món “khoái khẩu” của nhiều người. Thậm chí, thịt chó coi được coi là “quốc hồn quốc túy”, là nét ẩm thực riêng có của người Việt Nam.

Ông bà từ xưa đã kiêng thịt chó trong những ngày Tết vì sợ cả năm sẽ… “đen như mõm chó”

Thế nhưng, người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn. Tuy vậy, thịt chó lại được coi là món giải xui nếu ăn vào cuối tháng.

Thịt vịt

Thịt vịt là món ăn kiêng kỵ vào dịp đầu tháng và đầu năm của người miền Bắc và miền Trung. Món ăn này bị xem là không tốt, kém may mắn, nhất là vào dịp đầu năm.

Vịt quay là món khoái khẩu nhưng theo quan niệm xưa, sẽ coi là bị xui nếu ăn trong những ngày Tết

Người ta cho rằng, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”. Thay vì sử dụng thịt vịt, người ta  dùng thịt gà với ý nghĩa cát tường hơn. Giống như thịt chó, vào những ngày cuối tháng, món thịt vịt lại được xem là món ăn “giải đen”.

Trứng vịt lộn

Món trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm của người miền Trung và miền Bắc rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu tháng, đầu năm.

Ăn trứng vịt lộn được cho là tất cả những dự định của mình sẽ bị “đảo lộn” cả năm

Họ quan niệm rằng, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. Mọi thứ đều xảy ra trái với ý mình.

Mực

Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách “đen” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm “đen như mực”  của ông cha ta từ nhiều năm trước.

Ăn mực sẽ “đen như mực” trong cả năm (?)

Theo quan niệm, nếu ăn mực vào đầu năm thì cả năm sẽ đen đủi, ăn mực đầu tháng sẽ không may mắn. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ còn không cho con ăn mực trước ngày thi. Nhiều người kỵ ăn mực khi đi xa vì có công việc quan trọng.

Tôm

Nếu người miền Bắc không kiêng kỵ tôm vào ngày Tết thì người miền Nam lại rất ít sử dụng món ăn này. Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. Mọi việc trong năm mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.

Ăn tôm thì cả năm sẽ không thăng tiến, phát tài, phát lộc (?)

Cá mè

Người miền Bắc và miền Trung đều kiêng ăn cá mè đầu năm. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chữ “mè” đi theo với chữ “mè nheo”. Hơn nữa, cá mè còn tanh và nhiều xương hơn các loại cá khác. Có lẽ vì thế, họ quan niệm loài cá này sẽ mang đến một năm đen đủi.Nhất là với người miền Trung, họ cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị “hãm tài”.

Ăn cá mè sẽ bị… “mè nheo” hoặc “hãm tài” cả năm (?)

Chuối

Với người miền Bắc, chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả thì với người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm do sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến. Nguyên nhân là do chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được.

Ăn chuối thì cả năm sẽ “chúi nhủi”, không… ngóc đầu lên được (?)

Cũng có người theo sách nho bảo ” tiền đàng bất khả thụ ba tiêu ” (Trước nhà thì không được trồng chuối). Và trái chuối cũng mang hình tượng không đẹp.

Đu đủ

Người miền Bắc hoặc miền Nam đều quan niệm đu đủ là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả, mang đến một năm đầy đủ, sung túc. Tuy nhiên, người miềnTrung lại kiêng ăn quả này. Họ coi trọng nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, nên cũng tránh những loại quả có tên “xui xẻo”.

Ăn đu đủ thì sẽ bị “lãnh đủ” nhiều… tai hoạ (?)

Theo đó, không chọn quả đu đủ vì tên gọi này phát âm giọng miền Trung nghe gần như “thù đủ” với ý nghĩa không cát tường. Điều tương tự cũng diễn ra với quả lê và cam khi gọi lái thành “lê lết” và “ cam chịu”. Vì cái lẽ “quýt làm cam chịu”, mà trái cam không được bày biện trên mâm ngũ quả vào dịp Tết ở miền Nam.

Bên cạnh kiêng nhiều món ăn, người Việt còn kiêng cho lửa, nước do quan niệm cho đi may mắn; tránh nói giông hoặc nói xui như: “Chết rồi!”, “Tiêu rồi”, kiêng làm vỡ bát đĩa, cãi vã; quét nhà… trong “3 ngày Tết, 7 ngày Xuân”.Những kiêng cử này tựu trung đều phản ánh mong ước về một cuộc sống êm đềm, sung túc, may mắn cho cả năm. Ngày nay, dù đã phát triển, quan niệm “Có thờ có thiêng-Có kiêng có lành” trong món ăn Tết vẫn tồn tại như một nét văn hóa tinh thần trong tâm hồn người Việt.

Mỹ Dung (Giadinh.net.vn)

9 MÓN ĂN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN TẠI MIỀN BẮC

Ngày Tết hẳn gia đình nào dù có ‘hiện đại’ cách mấy cũng không thể thiếu những món ăn truyền thống. Tùy theo vùng miền mà thực đơn ngày Tết bao gồm những món khác nhau. Sau đây mời các bạn đến với mâm ăn truyền thống của miền Bắc – nơi vẫn giữ gìn những gì cổ truyền nhất trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

 

Mâm ăn ngày Tết còn là mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên, vì vậy các món ăn miền Bắc vào ngày Tết thường không chỉ ngon mà còn đẹp và tốt cho sức khỏe.

1. Bánh chưng

Bánh chưng. Ảnh: Vietq.

Trong khi miền Nam và miền Trung ăn bánh Tét với dưa món, dưa kiệu thì miền Bắc là kiểu gói bánh chưng truyền thống ăn với dưa hành. Bánh chưng có hình vuông, có thể to bằng bàn tay nhưng với bánh Tết thường gói to. Bánh chưng thường được gói rất vuông vức, và bằng lá dong chứ không bằng lá chuối như gói bánh Tét. Các thành phần trong bánh chưng thường gồm nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ, thịt ba chỉ, tiêu, có thể cho thêm hành.

2. Dưa hành

Dưa hành. Ảnh: Tổ Ấm Việt.

Dưa hành là loại ăn kèm không thể thiếu khi ăn những món béo ngậy của ngày Tết như bánh chưng, thịt đông, thịt kho tàu, chân giò muối… Dưa hành có vị cay nhẹ, hăng, thơm, chua thanh… thật khác với vị đậm ngọt của dưa món, dưa kiệu trong miền Nam. Dưa hành không chỉ giúp cho món ăn ngon, điều hòa hơn mà còn giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa.

Xem CÁCH LÀM DƯA HÀNH

3. Giò nạc, giò thủ

Giò nạc, miền trong còn gọi là chả lụa. Ảnh: Citinews.

Giò tai (trong nam gọi Giò thủ)

Mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc không thể thiếu giò, chả. Món ăn này luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong bàn tiệc.

XeM CÁCH LÀM GIÒ THỦ

4. Thịt đông

Xem: CÁCH LÀM THỊT ĐÔNG

Thịt đông. Ảnh: Nauanngon.

Thịt đông (chân giò nấu đông) là món ăn rất ngon, phổ biến ở miền Bắc Việt trong những ngày trời lạnh, nhất là dịp Tết. Khi làm món này, nên nêm hơi nhạt một tí, khi ăn kèm theo nước mắm sẽ ngon hơn.

5. Nem rán

Nem rán. Ảnh: Vietnamonline.

Nem rán một món ăn không chỉ quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày mà còn là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống miền bắc. Những miếng nem được chiên vàng với lớp vỏ ngoài giòn rụm, nhân bên trong có thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm. Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa các vị mặn, ngọt, chua, cay quyện vào nhau cho đậm đà tròn vị.

6. Canh măng khô

Canh măng khô. Ảnh: yeutretho.

Măng khô làm trung hòa vị béo của thịt lợn, tạo nên vị ngọt thanh mà không ngấy cho món ăn cổ truyền này.

7. Canh bóng thả

Canh bóng thả. Ảnh: Tổ Ấm Việt.

Canh bóng không chỉ ngon mà còn hấp dẫn thực khách bởi màu sắc sinh động: Đỏ của cà rốt, xanh bông cải xanh và đậu Hà Lan, trắng trong của bóng bì, nâu sậm của nấm hương, vàng của chả cá…

8. Gà luộc

Gà luộc. Ảnh: Tổ Ấm Việt.

Món gà luộc để cúng trong đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới. Người ta tin rằng món ăn này dâng lên đất trời ngày đầu xuân sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Khi ăn những miếng thịt gà có màu vàng tươi, rắc thêm lá chanh thái nhỏ chấm với muối tiêu chanh ớt tạo nên một hương vị đặc trưng.

9. Chè kho

Xem CÁCH LÀM CHÈ KHO NGON

Chè kho. Ảnh: Tổ Ấm Việt.

Đây là món ăn ngày Tết ở miền Bắc, quen thuộc nhất với người dân Hà Nội. Chè kho rất giản dị trong việc kết hợp nguyên liệu, chỉ cần đậu xanh, vừng trắng và đường cát là có thể nấu thành nồi chè. Chè có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn tan ngay trong miệng.

Lê Hà Ngọc Trâm (VNexpress.net):

9 món ăn khách ngoại quyết không bỏ lỡ khi đến Việt Nam

Bánh mì, phở bò, cao lầu, bánh xèo, chè… là những món ăn được du khách nước ngoài đánh giá cao nhờ hương vị thơm ngon, đậm đà.

Blog du lịch nổi tiếng Đông Nam Á Buffalotours đã dành những lời có cánh khi nói về ẩm thực Việt Nam rằng “đôi khi ẩm thực lại chính là lý do để bạn đến một nơi nào đó du lịch. Nếu nói về các quốc gia có các món ngon, xứng đáng để bạn xách vali lên và đi thì Việt Nam là số một”.

Bên cạnh đó, blog này cũng vừa công bố danh sách 9 món ăn có hương vị ngon tuyệt, đáng để du khách đến Việt Nam du lịch trong năm 2015.

Phở bò

Món ăn truyền thống vô cùng nổi tiếng này được Buffalotours ca ngợi là biểu tượng ẩm thực của Việt Nam và chiếm trọn một góc nhỏ trong trái tim những người sành ăn trên khắp thế giới.

Phở cuốn

Trong nỗi nhớ của du khách ngoại, nếu thăm thú khắp Hà Nội mà quên thưởng thức Phở cuốn thì coi như bạn đã lãng phí một trải nghiệm đáng nhớ.

Cao lầu

Món ăn nổi tiếng ở phố cổ Hội An này cũng được khen ngợi. Nó là sự kết hợp hoàn hảo của sợi mì vàng, tôm, thịt heo, các loại rau sống địa phương đặc trưng, giá trụng, da heo, tóp mỡ chiên giòn và rất ít nước dùng.

Bún chả

Trong mắt khách nước ngoài, bún chả là món ăn thơm ngon, phổ biến của người dân Việt Nam dùng trong bữa trưa. Du khách nước ngoài cũng tỏ ra khá “sành điệu” khi học theo người bản địa, gọi thêm một ly trà đá để uống kèm.

Bánh mì

Bánh mì Việt Nam được hầu hết du khách trên thế giới biết đến và mong muốn được nếm thử, nhất là khi nó được BBC ca ngợi là món sandwich ngon nhất thế giới.

Bánh khọt

Món bánh này là một đặc sản của miền Nam, nguyên liệu gồm bột gạo, nhân tôm, thịt bằm, hành tây và ăn kèm nước chấm chua ngọt đậm đà, rau sống thơm mát.

Bánh xèo

Đây là món ăn nổi tiếng được người dân Việt Nam yêu thích .Bánh là sự pha trộn hoàn hảo của lớp bột gạo vàng giòn quấn quanh rau tươi, tôm, giá đỗ, thịt, chấm kèm nước mắm đậu phộng ngon tuyệt.

Bia hơi

Du khách nước ngoài đánh giá đây là thức uống khá hay, hấp dẫn và đối với họ, uống bia hơi tại Hà Nội là ngon, đúng chất nhất.

Chè

Trong mắt du khách nước ngoài, chè được đánh giá là món tráng miệng mới lạ, độc đáo và vô cùng quyến rũ. Hầu hết họ đều rất thích thú và có ấn tượng tốt về các món chè ở VIệt Nam.

Anh Minh (VNexpress.net) 

Nguồn: http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/anh-video/9-mon-an-khach-ngoai-quyet-khong-bo-lo-khi-den-viet-nam-3133808.html

Những món ăn “độc lạ” đang khiến giới trẻ Sài Gòn mê mẩn

Bạn đã thưởng thức qua những món ăn rất hấp dẫn này chưa?

Nổi tiếng là nơi tập hợp của nhiều nền ẩm thực đến từ khắp mọi nơi, Sài Gòn luôn làm cho chúng ta bất ngờ với những món ăn không chỉ ngon mà còn “lạ”. Dưới đây là tổng hợp những món ăn đặc biệt được  giới trẻ yêu ẩm thực xôn xao chú ý trong thời gian gần đây

Mochi nước

Món mochi nước trong veo từng “làm mưa làm gió” ở Nhật Bản đã tới với các bạn trẻ Sài Gòn. Vị ngọt nhẹ và thanh mát của món ăn này cùng với vẻ ngoài độc đáo đã “kéo chân” nhiều người đến thưởng thức món ăn hấp dẫn này.

Cà phê vợt

Bạn đã nghe tới món cà phê vợt chấm bánh quẩy chưa? Được chế biến theo phong cách cũ, cà phê vợt đem đến cho người uống một hương vị đậm đà, ngất ngây khó quên.

Thử một ly cà phê vợt pha với sữa nóng hổi chấm bánh quẩy thơm giòn, bạn sẽ cảm thấy mình được chậm lại trong nhịp sống Sài Gòn hối hả. Đây có thể nói là một món tuy lạ mà quen với người dân đất Sài thành.

Pizza phở Sợi

Một sự kết hợp khá độc đáo giữa món truyền thống Việt Nam là phở với món đặc sản của Ý là Pizza. Phở được chiên và kết dính giòn rụm ăn kèm với nước sốt thịt bò đậm hương vị. Bạn sẽ bị mê hoặc bởi sự kết hợp độc đáo trong ẩm thực này.

Bánh sầu riêng kem

Sầu riêng luôn là món ăn ưa thích của nhiều người. Mới đây, món bánh sầu riêng kem độc đáo đã tạo được một “cơn sốt” nhỏ trong giới trẻ Sài thành. Lớp vỏ bánh mỏng bọc bên ngoài lớp kem béo và nhân sầu riêng thơm lừng sẽ là món ăn vặt tuyệt vời cho những ai là fan của những món ngọt.

Bao tử cá chiên

Nghe tên có vẻ lạ nhưng hương vị thì đảm bảo là khỏi chê. Bao tử cá ba sa được chế biến sạch sẽ, chiên giòn và ăn với những loại nướng chấm đặc biệt cực kì hấp dẫn. Đây là món ăn vặt thích hợp để nhâm nhi và tám chuyện với  bạn bè.

Kem xôi dừa

Nếu bạn hỏi món kem nào đang “hot” nhất ở Sài Gòn thời gian gần đây thì đó chính là kem xôi dừa. Chỉ với 20k, bạn sẽ có một phần kem xôi dừa hấp dẫn gồm xôi dẻo, kem dừa, đậu phộng, chuối khô và dừa khô.

Ly cà phê “ăn được”

Bạn nghĩ sao nếu bạn được uống cà phê và được “ăn” luôn cả chiếc ly? Ly cà phê được làm từ bánh cookie tráng socola này đang được nhiều bạn trẻ Sài Gòn yêu thích vì sự độc đáo và thơm ngon của nó.

Theo PNgân , YAN.vn [http://www.yan.vn/nhung-mon-an-doc-la-dang-khien-gioi-tre-sai-gon-me-man-41104.html]

7 ‘niềm tự hào’ của ẩm thực Việt từng đứng top thế giới

Phớ, bún riêu cua, bún chả… là những món ăn đường phố dân dã nhưng đã làm say lòng hàng nghìn thực khách quốc tế khi đặt chân đến dải đất hình chữ S.

Nhiều người nước ngoài đùa vui rằng Việt Nam đã “cưa đổ” khách du lịch qua đường… dạ dày. Điều đó phần nào lý giải cho việc ẩm thực Việt luôn xuất hiện trong hầu hết các bảng xếp hạng món ăn ngon tuyệt khi được bình chọn ở nước ngoài.

Dưới đây là 7 món ăn, thức uống giúp Việt Nam trở thành một điểm sáng hấp dẫn trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Cà phê trứng

Tháng 11/2014, trang Buzzfeed đã xếp cà phê trứng Việt Nam đứng đầu danh sáchCác loại đồ uống được pha chế từ cà phê bạn nên thử trong đời. Món này ban đầu khiến nhiều du khách cảm thấy lạ lùng, nhưng khi đã dùng thử đều bị “nghiện”. Thức uống trên là sự kết hợp giữa lòng đỏ trứng gà, sữa, đường, bơ… Tất cả được đánh mịn và sánh lên rồi thưởng thức cùng cà phê nóng. Cà phê đá cũng là loại đồ uống được nhiều du khách nước ngoài đánh giá cao.

Bún chả

Món ăn quen thuộc của người Hà Nội đã nhận nhiều khen ngợi và lọt danh sách 10 món đường phố tuyệt nhất thế giới qua kết quả bình chọn của du khách trênNational Geographic hồi tháng 11/2014. Một nữ du khách tên Erin F – người từng thưởng thức bún chả Hà Nội – cũng để lại bình luận: “Chúng tôi tình cờ thấy người phụ nữ đứng ở góc phố nướng những miếng thịt và chả băm trên vỉ than, mùi thơm phải nói là ngây ngất”

Bánh mì

Năm 2013, bánh mỳ vỉa hè Nha Trang được tạp chí National Geographic chọn là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất thế giới còn bánh mì vỉa hè Nguyễn Trãi, Sài Gòn là cái tên đứng đầu danh sách 12 món ăn đường phố do tạp chí du lịch MỹConde’ Nast Traveler bầu chọn. Ngoài ra, món ăn dân dã này cũng nhận được nhiều lời ca ngợi từ bạn bè quốc tế.

Chuối nếp nướng

Tại Lễ hội ẩm thực đường phố thế giới – World Street Food Congress (WSFC), diễn ra tại Singapore hồi tháng 6/2013, món bánh chuối nướng nước cốt dừa đã được bình chọn là Món ăn đường phố được ưa thích nhất.  Đây là món ăn bình dị nhưng sở hữu hương vị tuyệt ngon, có nguồn gốc từ Nam Bộ.

Phở

Tháng 1/ 2013, trang Bussiness Insider đã xếp Phở của Việt Nam đứng thứ nhất trong top 40 món ăn bạn nên thử một lần trong đời. Khách du lịch cho biết đây cũng là đồ ăn mà họ muốn thưởng thức đầu tiên khi đặt chân đến quốc gia xinh đẹp này.

Bún riêu

Với vị thanh mát và ngon hơn khi thưởng thức vào mùa hè, bún riêu cua được bầu chọn vào danh sách Món ăn đường phố hấp dẫn nhất châu Á của CNN năm 2012. Thành phần chính món này chỉ đơn giản gồm bún rối hoặc bún lá và riêu cua.Ảnh:monngonmoingay.

Gỏi cuốn

Tháng 7/ 2011, CNN đã xếp Gỏi cuốn vào trong top 50 món ngon nhất thế giới. Các chuyên gia ẩm thực thế giới đánh giá đây là món dễ làm, dễ ăn và lành mạnh, an toàn. Ảnh: Chowtown.

Anh Minh (tổng hợp) [ nguồn: http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/anh-video/7-niem-tu-hao-cua-am-thuc-viet-tung-dung-top-the-gioi-3131932.html

NHỮNG CON PHỐ ẨM THỰC NỔI TIẾNG SÀI GÒN

Ẩm thực đường phố là điểm đặc trưng, lôi cuốn nhất của nền ẩm thực Sài Gòn. Không chỉ là rải rác, ngẫu nhiên ở khắp mọi nẻo đường. Một số con phố Sài Gòn đã trở thành “phố ẩm thực” vì sự tụ tập của hàng loạt quán xá, tạo nên một chợ ăn uống nhộn nhịp và hấp dẫn đối với mọi người.

 

Việc hàng loạt hàng quán bán cùng món khiến các đường như Nguyễn Thượng Hiền, An Dương Vương, Lê Văn Việt… dần trở thành phố gắn với tên món ăn.

Phố bánh tráng trộn Nguyễn Thượng Hiền: Đi dọc đường Nguyễn Thượng Hiền (Q. 3), điều bạn nhận thấy rõ nhất chính là hàng chục tiệm bánh tráng trộn lớn có, nhỏ có với đầy đủ “đồ nghề”. Cạnh tranh trong khu vực đông đúc đó, mỗi quán đều có thêm hay bớt một loại nguyên liệu hay khoác thêm “áo” để tạo ra điểm riêng hút khách.

btt2
Phố bạch tuộc nướng An Dương Vương. Mỗi buổi chiều tối tên đường An Dương Vương, nhất là đoạn ngã ba An Dương Vương – Nguyễn Văn Cừ hàng trăm xe đẩy với hàng loạt món ăn vặt lại xuất hiện tạo thành một phố ẩm thực khá tấp nập giữa Sài Gòn.
Khó có thể đánh giá trong các hàng bánh tráng trộn tại đây, quán nào ngon hay dở hơn.
Song nhiều nhất và nổi bật nhất chính là những chiếc xe với bếp than đỏ hồng và hương thơm khó cưỡng của món bạch tuộc nướng. Ảnh: seriouseats.com
Bạn có thể tìm thấy tất cả các thể loại nướng của loại hải sản này như nướng mắm, nướng muối, nướng sa tế, nướng ngũ vị… Tuy nhiên, tỷ lệ gia vị và nước sốt lại là bí quyết riêng của mỗi xe. Điểm trừ duy nhất là bạch tuộc không được tươi. Điểm cộng là không gian thoáng, giá rẻ.
Phố ốc Vĩnh Khánh. Từ khoảng 3h chiều mỗi ngày, ngay khi rẽ từ Hoàng Diệu vào đường Vĩnh Khánh, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi số lượng hàng bàn ghế, bếp than và đủ chủng loại ốc trên con phố này. Sự phong phú của nguyên liệu, cách chế biến khiến không ít người, nhất là tín đồ của các món ốc tin rằng “mình có thể tìm thấy tất cả các loại ốc trên đời tại con phố này”.

Phố ốc Thành Thái. Phố ốc Thành Thái kéo dài khoảng 500m từ ngã tư Thành Thái – Tô Hiến Thành.
Tất nhiên, trong hằng hà sa số các quán ốc trên con đường này, mỗi thực khách lại chọn cho mình một quán ốc riêng, hợp vị.

Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền. Hơn 30 chục quán ăn trải dài từ đầu đến cuối con đường đều phục vụ sủi cảo khiến Hà Tôn Quyền trở thành con phố gắn với cái tên này.
Các quán ốc ở đây nổi bật về hương vị. Mỗi quán hầu như đều “ủ” cho mình một món riêng để hút khách.
Nếu đủ sức “ăn dạo” một vòng tất cả các quán, bạn sẽ nhận thấy tô sủi cảo giữa các quán gần như không có sự khác biệt về nguyên liệu, thành phần. Tất cả sủi cảo đều có cùng một loại nhân và đều mang đến cho thực khách cảm giác “chung một nguồn hàng”. Tuy vậy, mỗi tô ở các quán lại mang đến hương vị khác nhau khiến dù rất nhẹ, song thực khác vẫn nhận ra quán nào ngon hơn, thanh hơn.
Bí quyết chính nằm ở phần chế biến và pha chế nước dùng. Ngoài việc dùng nước hầm xương ninh trên lửa lớn, mỗi quán có thêm bí quyết về gia vị và cách nêm nếm đi cùng, khiến thực khách dễ dàng nhận ra sự khác biệt.
Phố trái cây đĩa Nguyễn Cảnh Chân. Nhắc đến đường Nguyễn Cảnh Chân (Q. 1), người ta nghĩ ngay đến trái cây đĩa, đến những miếng mứt dừa non sên dẻo, si rô thơm dịu và rau câu phong thủy. Ảnh: Afamily.
Mỗi đĩa thường có từ 5-6 loại trái cây theo mùa, phổ biến nhất là đu đủ, dưa hấu, saboche, mít, thanh long. Mỗi loại được cắt vuông vức, bày trên đĩa, đi kèm là mứt dừa, rau câu. Bên trên trải một lớp đá bào, si rô, và sữa. Người dùng cứ từ tốn thưởng thức từn loại trái cây. Thỉnh thoảng dừng lại, hút một hơi dài phần si rô sữa được đá pha loãng béo mềm, thơm nhẹ. Thành phần giống nhau nên bí quyết hơn nhau ở các quán tại đây là độ tươi của trái cây, tỉ lệ si rô sữa và độ ngọt của mứt dừa. Ảnh: Tầm tay
Phố lẩu cá kèo Bà Huyện Thanh Quan. Là một trong những món lẩu nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long, lẩu cá kèo là sự hòa hợp trọn vị của những con cá tươi ngon, săn chắc và nước lẩu lá giang chua cay nhẹ làm say lòng tất cả thực khách mọi miền.
Tại phố lẩu cá kèo, ngoài món nhúng dành cho số đông này, bạn còn có thể thưởng thức hàng loạt món ăn khác từ loại cá chỉ nhỉnh hơn ngón tay này một chút là nướng muối, nướng mắm, chiên me…
hemquan1
Điểm nhấn tiếp theo là các món ăn từ cá kèo tại đây có mức giá khá mềm. Một nhóm bạn thưởng thức từ 3 – 4 món sẽ tốn chưa tới 100.000 đồng/người.

Bánh mì Việt vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới

Tờ Huffington Post vừa đưa ra danh sách 20 món ăn đường phố không thể không thử, trong đó đứng đầu bài viết là bánh mì của Việt Nam.

Bánh mì (Sài Gòn, Việt Nam): Nói đến bánh mì, thường người ta nghĩ tới loại bánh mì kẹp ngon lành. Món ăn này là sự kết hợp giữa nguyên liệu phương Đông và phương Tây, giữa ẩm thực Pháp và ẩm thực truyền thống Việt Nam. Thông thường, bánh mì có nhân thịt, dưa chuột, rau mùi, cà rốt, patê gan và một chút Mayonnaise. Nơi tuyệt nhất để thưởng thức món ăn ngon này là trên đương phố Sài Gòn.
Dürüm (Istanbul): Món này bao gồm vỏ bánh mì bọc ngoài nhân được làm từ thịt nướng (thường là thịt cừu), cà chua, hành, dưa chuột, rau diếp, sữa chua và tương ớt.
Supplì (Rome, Ý): Món ăn này được làm từ gạo, thịt bò, cà chua và phô mai Mozzarella. Trước đây Supplì chỉ được bày bán ở các hàng rong, nhưng ngày nay bạn có thể thưởng thức ở các cửa hàng pizza và hàng tạp hóa ở Rome.
Roujiamo (Tây An, Trung Quốc): Được coi là Döner Kebab phiên bản Trung Quốc, Roujiamo là một trong những món bánh mì kẹp lâu đời nhất thế giới với lịch sử gần 2.000 năm. Roujiamo truyền thống có nhân thịt lợn hầm cay, rau ngò và ớt.
Satay thịt lợn (Bangkok, Thái Lan): Món thịt xiên nướng khá phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á, ở Thái Lan nguyên liệu của món này chủ yếu là thịt lợn. Các lát thịt mỏng được nhúng vào nước cốt dừa, nghệ và các gia vị khác trước khi đem nướng. Món này thường được ăn kèm salad dưa chuột và sốt đậu phộng cay ngọt.
Tacos al Pastor (thành phố Mexico, Mexico): Như nhiều món ăn đường phố khác trên thế giới, Tacos al Pastor là kết quả của sự giao thoa văn hóa. Phiên bản truyền thống thường có thịt cừu quay, còn tại các địa phương, thịt cừu có thể được thay bằng thịt lợn tẩm gia vị và dứa. Thịt quay chín được cho lên trên bánh ngô cùng hành, rau mùi và đôi thi là thêm một ít dứa.
Tagine (Marrakesh, Morocco): Nguyên liệu chính của món này là thịt (cừu, gà hoặc bò), rau, rất nhiều rau thơm và gia vị, đôi khi có cả trái cây và các loại hạt nữa. Món ăn này rất phổ biến ở Morocco, từ các quầy hàng trên phố tới các nhà hàng hạng sang.
Choripan (Buenos Aires, Argentina): Món bánh mì xúc xích này có nguyên liệu rất đơn giản, bao gồm xúc xích bò heo nướng, xẻ đôi và đặt trên bánh mì giòn, rưới sốt Garlicky Chimichurri. Món này thường được bán tại các sự kiện thể thao, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy nó trên các đường phố.
Bhel Puri (Mumbai, Ấn Độ): Bhel Puri có ở hầu hết các vùng của Ấn Độ, nhưng ngon nhất là ở Mumbai. Món này gồm mì gạo rán, rau, gia vị và tương ớt, tạo ra hương vị hài hòa, chua chua, ngọt ngọt, cay cay.
Arepas (Bogotá, Colombia): Arepas bao gồm vỏ bánh làm từ bột ngô hoặc bột mì nướng hay rán, phủ trên là bơ, phô mai, trứng, sữa đặc, xúc xích rán và một loại sốt làm từ hành có tên Hogao.
Bánh kếp (Paris, Pháp): Đến Paris mà không thử bánh kếp thì là một uổng phí lớn. Những chiếc bánh kếp mặn thường được làm từ bột kiều mạch, ăn kèm với thịt và phô mai trong bữa trưa hoặc tối. Bánh kếp ngọt được làm từ bột mì với đường, trái cây sấy khô, trứng và bơ lạc hay được phục vụ vào bữa sáng hoặc tráng miệng.
Bánh quế trứng (Hong Kong, Trung Quốc): Xuất hiện trên đường phố Hong Kong từ những năm 1950, món bánh quế trứng đã trở nên phổ biến tại đây. Món bánh này thường được ăn nóng, ngoài hương vị trứng truyền thống, nhiều hàng còn cho thêm trái cây, sô-cô-la, trà xanh hoặc gừng.
Espetinho (Rio de Janeiro, Brazil): Bạn có thể thấy món này được bày bán trên các bếp nướng nhỏ khắp Rio và các thành phố khác của Brazil. Nguyên liệu thường thấy là thịt bò hoặc thịt gà, ngoài ra còn có nhiều loại khác như xúc xích, tôm, cá, thậm chí cả một loại phô mai không chảy có tên Queijo Coalho.
Currywurst (Berlin, Đức): Currywurst mới xuất hiện vào năm 1949 nhưng đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Đức. Món ăn đường phố đậm đà này gồm xúc xích heo hấp rồi rán, tương cà chua và bột cà-ri được ăn kèm khoai tây chiên hoặc bánh mì.
Falafel (Tel Aviv, Israel): Món ăn này có vai trò quan trọng trong ẩm thực Israel và được coi là món ăn truyền thống của quốc gia này. Falafel bao gồm một bánh mì nhỏ có nhân salad, rau muối, tương ớt, gia vị và sốt Tahini. Dù món này khá phổ biến trên thế giới, bạn sẽ thấy không đâu có hương vị tuyệt vời như ở Tel Aviv.
Hokkien Mee (Singapore): Singapore là một trong các quốc gia có ẩm thực đường phố tuyệt nhất thế giới, và Hokkien Mee là món bạn không thể bỏ qua khi tới đây. Hokkien Mee được làm từ mì gạo và mì trứng, thịt lợn, trứng, tôm, mực, tỏi, giá và xì dầu. Món này thường được dùng kèm chanh và một loại tương ớt có tên Sambal.
Món gà nướng than (Jamaica): Đây là món ăn nổi tiếng nhất của Jamaica, nếu chưa thử thì coi như là bạn chưa tới quốc đảo này. Bất cứ ai cũng có thể làm nước sốt (gồm hạt tiêu Jamaica, húng tây, ớt, hành, gừng tươi, dầu ăn hoặc xì dầu) để ướp gà trước khi nướng, nhưng chỉ ở Jamaica món này mới ngon đến vậy. Thịt gà tẩm ướp được nướng trên than hoa, tạo ra vị ám khỏi và độ giòn.
Xúc xích (Reykjavik, Iceland): Cửa hàng xúc xích nổi tiếng nhất ở Reykjavik là Bæjarins Beztu Pylsur, nghĩa là “xúc xích ngon nhất thành phố”. Mở cửa từ năm 1937, quầy hàng này từng phục vụ nhiều người nổi tiếng như cựu tổng thống Bill Clinton. Xúc xích Iceland đặc biệt là vì chúng được làm chủ yếu từ thịt cừu, thêm chút thịt bò và thịt lợn với lớp vỏ tự nhiên. Món này thường được ăn kèm tương cà, mù tạt và Rémoulade (sốt trứng gà trộn dưa muối thái nhỏ).
Ceviche (Lima, Peru): Được bày bán khắp Peru, Ceviche được coi là món ăn quốc gia, thậm chí còn có cả một ngày lễ dành riêng cho món này. Công thức của nó rất đơn giản: những miếng cá tươi được ướp nước quýt, sau đó trộn với hành thái nhỏ, hạt tiêu, muối và ớt, dọn ăn cùng khoai lang, rau diếp, ngô hoặc quả bơ.
Halo-halo (Philippines): Dịch ra có nghĩa là “trộn-trộn”, Halo-halo là một trong những món kem hoa quả điên rồ nhất thế giới với nguyên liệu chính là đá bào và sữa đặc. Điều đặc biệt là sự phong phú của những nguyên liệu phụ, bao gồm đậu tây, đậu Garbanzo, quả cọ ngọt, dừa, quả mã đề, mít, bột sắn, khoai lang, gạo nghiền và kem.

Hoàng Linh

Ảnh: Huffington Post

Nguồn: http://news.zing.vn/Banh-mi-Viet-vao-top-20-mon-an-duong-pho-ngon-nhat-the-gioi-post500304.html

Từ điển tiếng Anh Mỹ có thêm từ “Banh mi”

Sau tự điển Oxford của Anh, từ điển American Heritage (AHD) đã đưa thêm “Banh mi” vào danh mục từ của mình.

Trong bản in năm 2014, bộ tự điển tiếng Anh Mỹ danh tiếng này đã đưa thêm 500 từ mới vào kho từ ngữ của dân Mỹ. Trong đó có từ “banh mi”.

Đây là niềm vui của người hâm mộ bánh mì cũng như người hâm mộ ẩm thực Việt Nam nói chung, nó có nghĩa là hai từ “banh mi” đã trở thành một phần chính thức của ngôn ngữ, văn hóa Hoa Kỳ. Để trở thành như vậy, đầu tiên, từ này phải được dùng một cách thật thông dụng và thành thạo bởi dân bản địa một thời gian dài. Sự phổ biến của từ ngữ đó được thể hiện qua ngôn ngữ đời thường, truyền thông, web, blog.

Trong những năm gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy là Bánh mì đã trở thành một đại diện ẩm thực lớn của Việt Nam trên thế giới. Hàng loạt phương tiện truyền thông lớn như BBC, CNN đã cho ra mắt những bài viết ca ngợi bánh mì như một món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Nhiều kênh du lịch, văn hóa của Mỹ cũng đã đưa bánh mì vào top những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Ví dụ như Bánh mì hẻm 37 Nguyễn Trãi ở Sài Gòn được  Condé Nast Traveler gọi là “Bánh kẹp ngon nhất thế giới”. Bánh mì bà Phượng ở Hội An thì có lẽ không một du khách nào đến Việt Nam mà không tìm đến. Đầu bếp Robert Danhi ca ngợi món bánh mì nướng ở Bắc Ninh. Còn đầu bếp Geoffrey Deetz ca ngợi bánh mì phố Huế ở Hà Nội. Trong khi đó, ký giả của tờ  National Geographic ca ngợi bánh mì Nha Trang là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất thế giới…

Có thể thấy, bánh mì từ khắp các tỉnh thành được khám phá và ngợi khen về chất lượng chứ không chỉ ở Sài Gòn hay Hà Nội. Điều này khẳng định bánh mì là một đề tài ẩm thực nổi tiếng, nóng hổi và hấp dẫn đối với những người ngoại quốc. Và thật sự không cần phải quá ngạc nhiên, khi “Banh mi” được đưa vào những cuốn tự điển uy tín nhất, như Oxford của Anh hay American Hertitage của Mỹ.

Mỹ Mạnh (tổng hợp) 

 

 

Bún Chả, Hột Vịt Lộn được bầu vào top 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.

Bún chả Hà Nội lại thêm một lần được vinh danh trên diễn đàn ẩm thực thế giới.

Các độc giả của tờ National Geographic trên facebook đã bầu chọn cho món ăn Việt Nam lọt vào top 10 danh sách các món ăn đường phố ngon nhất. Bên cạnh Bún Chả, một món khác cũng có ở Việt Nam là Hột vịt lộn, tuy vậy, trong danh sách này thì hột vịt lộn thuộc về Phillippines.

Cùng xem qua danh sách 10 món ăn rất hấp dẫn này:


Bún Chả (Việt Nam):

Món ăn phổ biến ở phố cổ Hà Nội, bạn có thể nhận ra tiệm bán món này nhờ vào những vỉ nướng thịt được đặt ở vỉa hè, ngay sát bên hông bạn. Xem thêm CÁCH LÀM BÚN CHẢ



Nasi Lemak (Mã Lai):

Món cơm sữa dừa phủ tương này đã hấp dẫn nhiều du khách thập phương. Nasi Lemak thường ăn kèm trứng, cà ri Mã Lai, hoặc mực sốt cà ri cay.



Bacalhau (Bồ Đào Nha):

Món salad làm từ cá tuyết, khoai tây, trứng, hành, gia vị và rau thơm, thường ăn kèm bánh mì và phô mai.


Bánh Doubles (Trinidad & Tobago):

Món bánh với lai lát bánh làm từ bột mì, kẹp ở giữa một hỗn hợp nhân bao gồm đậu, tương ớt, dừa, tiêu.



Đồ ăn tại chợ đêm Chiang Rai, Thái Lan.

Nơi đây rất được du khách ưa thích vì có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và có khẩu vị đầy kích thích của ẩm thực Thái Lan.



Dahi Vada (Ấn Độ).

Món ăn là sự kết hợp giữa bánh đậu, sữa chua và sốt cay đã trở thành một ấn tượng ẩm thực khó quên đối với nhiều người đã đi qua chợ Chandni Chowk, Ấn Độ.



Bánh Donut mật ong (Peru):

Món bánh donut với nguyên liệu chính là khoai lang, bí đỏ, ăn kèm với nước sốt chancaca có nguyên liệu chính từ mật ong.



Bánh Momo (Nepal)

Khá giống món điểm tâm của người Trung Quốc, nhưng có nhân thịt, rau hoặc phô mai Chhurpi. Bánh được hấp lên ăn với nước sốt làm từ cà chua, ớt, rau gia vị xay. Món ăn có lớp vỏ dai, nhân hấp dẫn và nhất là giá rẻ.



Hột vịt lộn (Phillippines):

Tại Phillippines, hột vịt lộn được gọi là Balut, một món ăn đơn giản làm từ hột vịt đã có phôi, luộc chín và ăn kèm với rau thơm.


Bao tử (Trung Quốc)

Bánh Bao bột mì hấp của Trung Quốc vốn dĩ nổi tiếng trên thế giới với phần nhân xá xíu, trứng cút được tẩm ướp gia vị.

Bánh Quy – Theo  National Geographic Food

 

Những mặt hàng gì có giá 5.000 đồng ở thủ phủ miền Tây?

Dù là thủ phủ của miền Tây, nhưng giá nhiều mặt hàng ở thành phố Cần Thơ vẫn rất rẻ. Với 5.000 đồng, người dân nơi đây có rất nhiều lựa chọn khi mua hàng.

Xôi là món ăn mà người dân Cần Thơ và hầu hết các tỉnh miền Tây chỉ phải trả mức giá 5.000 đồng.
Chuối nếp nướng ở đây có mức giá rẻ bất ngờ,  5.000 đồng mua được được 2 trái. Ở TP.HCM, mức giá cho 1 trái chuối nếp nướng ở khu vực ngoại thành là 6.000 đồng. Các hàng rong tại trung tâm thường bán giá 10.000 đồng/trái.
Bắp luộc cũng có giá bán  5.000 đồng 2 trái, trong khi giá bán món ăn này tại các vùng ven TP.HCM là 6.000 đồng/trái.
Bánh mì nhân thịt  có giá rẻ bất ngờ, chỉ từ 5.000 đến 7.000 đồng/ổ.
Cốm dẹp cũng có giá bán 5.000 đồng/gói.
Bánh bò thốt nốt, đặc sản miền Tây cũng chỉ có giá 5.000 đồng/chục.
Các món ăn giá rẻ này thường được mang bán đến tận tay khách hàng.
Hầu hết những đồ ăn giá rẻ này thường bán rất nhanh, chỉ từ 6 cho đến 10h sáng là hết.
Bánh tét nhân đậu, nhân chuối như thế này chỉ 5.000 – 6.000 đồng/cái. Anh Ngô Văn Đông, là công nhân xây dựng ở quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, cho biết: Công thợ hồ chỉ tối đa 120.000 đồng/ngày, nên việc chọn ăn sáng với các món xội, bánh chuối nước dừa, bánh tét…giá rẻ, hợp túi tiền nhưng giúp anh no lâu, yên tâm làm việc.
Không những phục vụ người thu nhập thấp, giới nhân viên, công chức cũng là khách hàng thường xuyên của các món ăn giá rẻ này.
Bà Lê Thị Đào, bán bánh tiêu trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Cần Thơ), cho biết mỗi ngày bà bán từ  500 -700 cái bánh tiêu và bánh củ cải, với giá 5.000 đồng/2 cái. Gia đình bà có 3 người tham gia công việc này.
anh_15_1
Một thức uống quen thuộc với bất cứ người dân từ thành thị đến nông thôn là cà phê. Tại miền Tây, một ly cà phê đen đá có giá từ  5.000 đến 6.000 đồng, chỉ bằng một nửa giá bán tại các quán cóc, vỉa hè ở TP.HCM.

Mua gì với 100.000 đồng ở 12 nước trên thế giới?

Từ đồ trang sức ở Ấn Độ cho đến bữa ăn cho hai người ở Hà Nội, đó là những gì du khách khắp nơi trên thế giới có thể mua với 5 USD (khoảng 100.000 VND).

Hà Nội, Việt Nam: Ở Việt Nam, với 5 USD, bạn có thể mua 4 cốc bia hơi (khoảng 40 cent, hoặc tương đương 9.000 đồng) và hai bát phở.
London, Anh: Một vòng quanh Vùng 1 trên tàu điện và một bản sao của tờ Evening Standard.
Kyoto, Nhật Bản: Khoảng 12 cái bánh đậu rán cỡ nhỏ và một bát tào phớ nhỏ ở gian hàng Fujino Tofu tại siêu thị Nishiki.
New York, Mỹ: Một ly rượu Mezcal ở Làng Đông.
Thành phố Mexico, Mexico: 5 USD của bạn sẽ mua được 13 vé đi tàu điện ngầm ở thành phố Mexico.
Paris, Pháp: Bạn sẽ dùng 100.000 đồng này mua được một ly cà phê espresso, một miếng bánh sô cô la và tham quan bảo tàng Musée de l’Orangerie (thường được miễn phí vào chủ nhật đầu tiên của tháng) để ngắm hoa súng Monet.
Tokyo, Nhật Bản: 5 USD sẽ mua được 3 chiếc bánh phiên bản giới hạn của loại bánh sô cô la Kit Kats từ phiên bản cửa hàng Kit Kats đặc biệt ở siêu thị Seibu. Loại bánh gây nghiện này gần đây còn cho ra các hương vị đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản như vị kem vanilla và bánh bí đỏ.
Jaipur, Ấn Độ: Số tiền có vẻ ít ỏi này có thể giúp bạn mua được một lô vòng nhựa rực rỡ sắc màu mang đậm bản sắc của Ấn Độ để làm quà lưu niệm.
Dubrovnik, Croatia: Bạn có thể mua Bijela kava, loại “cà phê trắng” Balkan nổi tiếng (thực chất là một cách pha cà phê đặc biệt). Số dư ít ỏi còn lại bạn có thể “boa” lại cho người phục vụ tại khu phố cổ Dubrovnik.
Singapore: Một bát mỳ Hokkie và một ly bia tại trung tâm ăn uống ngoài trời ở Bukit Timah.
Cartagena, Colombia: Một ly Limonada de Coco (một loại sinh tố không cồn đặc trưng của Cartagena, được làm từ chanh và dừa) tại quầy rượu của khách sạn Sofitel Santa Clara.
Antwerp, Bỉ: Một khẩu phần khoai tây chiên ngon từ Frituur số 1, ngay ở khu Groenplaats.

Theo Minh Anh/Infone

Nguồn: http://infonet.vn/mua-gi-voi-100000-dong-o-12-nuoc-tren-the-gioi-post150630.info

5 món đường phố phải ăn ở Sài Gòn

Bài viết của Fred Wilson trên trang backofthebiketours.com cho thấy một góc nhìn sành điệu về ẩm thực đường phố Sài Gòn.

1. Bò bía:

Bò Bía là anh em với món Gỏi cuốn vốn đã nổi tiếng từ lâu. Bạn có thể tìm thấy nó rất dễ dàng khi đi bộ tà tà ở vỉa hè Sài Gòn. Món ăn này là sự phối hợp nhuẫn nhuyễn nhịp nhàng giữa củ đậu, lạp xưởng, tép khô, trứng chiên, hành khô và nhiều loại rau nhợ khác bên trong một cái bánh tráng nho nhỏ.

Bò bía ăn với nước tương pha có rắc đậu phộng rang, và đừng quên cho thêm ớt vào để kích thích khẩu vị.

2. Bánh tráng trộn:

Chúng tôi thường xuyên được hỏi “Món khoái khẩu nhất của bạn ở đây là gì?”, và hầu hết mọi lần tôi đều trả lời: Banh trang tron!. Cũng như nhiều món ăn nổi tiếng trong lịch sử ẩm thực khác, món này được sáng tạo ra ban đầu là để giải quyết một vấn đề: Làm gì với đống nguyên liệu thừa này đây? Vâng, và bánh tráng trộn ra đời! Bánh tráng được trộn với các loại khô bò, xoài xanh, tôm khô, trứng cút, rau răm, ớt, đậu phộng rang, hành khô… và được gắn kết với nhau bằng một loại tương ớt pha, vắt thêm miếng tắc cho dậy mùi.

Sau khi trộn đều, bánh tráng được cho vào cái bịch với đôi đũa bên trong. Và hương vị của nó? Có thể mô tả như là một cuộc công phá mạnh mẽ đến mọi ngóc ngách của vị giác để đưa chúng ta tới tận cùng sự thỏa mãn và sung sướng của thú thưởng thức ẩm thực.

3. Cút chiên bơ:

Người đàn ông ngồi bên vỉa hè kia với cái lò than ngay bên cạnh. Những con chim nhỏ thì được xiên thành xâu và quay vàng trên ngọn lửa. Thỉnh thoảng, họ quết lên con chim chút dầu hoặc bơ, với một ít hương liệu, gia vị bí quyết riêng của họ.

Chim cút trở nên một món ăn hảo hạng khi được chiên ngập trong chảo bơ ngọt, và ăn kèm bánh mì, dưa chua, dưa leo, rau răm. Một số người ngại ngần khi thấy đầu chim vẫn còn gắn liền với cổ, nhưng thật ra không có gì phải xoắn, bạn chỉ cần cắn một phát vào chỗ đó là xong hết.

4. Thịt xiên nướng, hồ lô nướng:

Thịt heo được bán vào tầm 4h sáng ở Sài Gòn, người ta mua về ướp trong 6-8 giờ với mè, mật ong và một số nguyên liệu khác, sau đó xiên thành xâu và nướng trên lửa để thành món thịt xiên nướng.

Hồ lô nướng, giống như loại xúc xích lợn hình tròn có vị ngọt. Tên của món này giống như tên một loại quả bầu ở Việt Nam. Và khi ăn, đừng quên thêm chút tương ớt và dưa chua để cân chỉnh hương vị. Muốn ngon nữa thì uống kèm một ly bia lạnh.

5. Bánh tráng nướng

Món ăn có gốc từ phố núi Đà Lạt, chỉ mới phổ biến tại Sài Gòn gầy đây, và thường được mệnh danh là “Pizza Việt Nam”. Bánh tráng nướng là cái bánh tráng mỏng có đập thêm trứng, bơ, khô bò, hành lá, g, và nhiều thứ nguyên liệu bất ngờ khác tùy theo độ sáng tạo của người bán. Món bánh này đã được bán ở nhiều quán ăn nhỏ hay là bên nhiều hè phố Sài Gòn, vì vậy rất dễ tìm.

Mỹ Lạo (dịch)

9 món ăn phải thử ở Việt Nam

Ba Đầu bếp danh tiếng Ed Lee, Stuart Brioza và Bryan Caswell đã có một chuyến ngao du tuyệt vời tại Việt Nam dưới sự tổ chức của hiệu nước mắm Red Boat. Từ chuyến đi này, đầu bếp Lee – chủ nhà hàng 610 Magnolia và MilkWood ở Louisville, Kentucky – đã liệt kê ra danh sách 9 món ăn mà ông ấy sẽ nhớ nhất, 9 lý do chính để ổng xách ba lô lên và đi. 

1. Phở khô Gia Lai

Phở là món quốc hồn của Việt Nam và được bán ở khắp mọi chỗ từ nhà hàng cho đến những ngã ba, nơi mấy bà già đã chỉnh sửa lại thành một cái nhà bếp dã chiến. Nhưng còn Phở khô, thì nó hơi khác, khi mà tất cả các thành phần từ sợi, nước dùng bò, rau thơm, ớt đều được bày ra riêng. Sau khi ngắm nghía cái cách mà người bản xứ đã dùng để ăn món này, tôi ngộ ra phương pháp ăn ngon lành nhất là mỗi lần ăn thì phải kèm theo một chút nước lèo và thịt để sợi phở nó ẩm, rồi nuốt nó nhanh trong khi hành phi và rau nhợ đang mềm dần khi trụng trong nước lèo. Ồ de! Ở Việt Nam không có tương ớt Con Gà (Sriracha) và bạn sẽ trông giống như thằng hai lúa nếu yêu cầu cái thứ đó – vụ này tôi đã thử.



2. Bún riêu

Món ăn với sợi và nước là cái thể loại cơ bản nhất ở trong ẩm thực đường phố, và một trong những loại sợi nước ngon lành nhất theo ý của tôi, là ở trong một quán nhỏ nhen xiêu vẹo với một vài cái ghế nhựa tí hon bên vỉa hè một con đường trên đảo Phú Quốc. Bryan Caswell, lão này cao mét tám tám và to bự như tiểu bang Texas, nên có một chút gì đó giống như gã khổng lồ đến dự tiệc trà của những Hobbit. Nước dùng – cũng như như trong Phở – là thành phần quan hệ nhất của tô Bún Riêu. Bên trong nó có mấy thứ làm từ tôm khô, cà chua, giò heo và ăn kèm với các gia vị như đinh hương, sả. Nó được ăn chung với bún, thịt quay, cà chua xắt lát. Cái sự tham gia của cà chua trong tô bún này thực là một sự có mặt rất đáng giá vì nó đã đánh bại cái cảm giác ngán ngẩm khi người ta ăn thịt heo béo ngậy. Và một bữa ăn cùng 6 lon bia Sài Gòn như rứa, có giá chỉ 5 đồng Mỹ.



3. Gỏi cá trích

Mấy ông đầu bếp ở khu nghỉ dưỡng Blue Lagoon, Phú Quốc thực là đã dụ dỗ được chúng tôi bằng cái món khai vị nhỏ xinh này. Cá trích tươi rói mới bắt lên, được phi lê một cách chuyên nghiệp, rồi bày trên một cái bánh tráng siêu mỏng cùng với rau xà lách, húng quế, dứa tươi, dừa nạo và nước chanh. Ăn nó bằng cách cuộn lại và chấm trong nước chấm pha từ nước mắm với chanh. Mặn, ngọt, chua, thơm và tất cả phối hợp với nhau để tác động lên khẩu vị, khiến cho nó trở thành miếng ăn không thể quên trong suốt cả tuần.



4. Đậu rồng

Nghĩa của nó là cái loại đậu có hình dáng như con rồng, với bốn cạnh có khứa dễ thương. Vị của nó hơi giống đậu tuyết và măng tây nhưng bên trong lại mọng nước. Hầu như người ta đều chế biến đậu rồng này theo cách xào với nước mắm, hành lá, và một chút xíu chanh. Cái thứ đậu này có khả năng trở thành thứ đậu bá đạo nhất xứ xở Quê Kỳ (Mỹ) nếu mà người ta biết cách nuôi trồng chúng cho ngon lành. Tôi, ít nhất cũng sẽ là một fan trung thành của nó.



5. Bò lá lốt

Thứ lá nguyên liệu hiếm hoi tại Mẽo, nhưng rất phổ biến ở Việt Nam là lá lốt, hay còn gọi là lá lốp. Lá lốt bình thường có nhiều loại vị, nhưng khi đã nướng lên, thì hương vị của nó bỗng dưng biến ảo, trở nên một cái gì đó tương tự như vị củ cải hòa với vị tía tô. Bò lá lốt bao gồm thịt bò ướp với tỏi, nước mém, sau đó bọc trong cái lá lờ ốt lốt này, rồi nướng trên than củi. Sau đó ăn kèm với chút ngò và đậu pộng rang. Đúng lý ra nó được bán kèm trong thực đơn BÒ BẢY MÓN (nghĩa là Bảy kiểu đồ ăn từ thịt bò), nhưng bạn có thể tìm ở trong nhiều hàng quán khác bằng cách hửi coi nơi đó có thoang thoảng cái mùi thơm hấp dẫn không thể lẫn lộn của than và chút chi ngọt ngọt.



6. Đầu gà chiên

Không biết người Việt họ gọi món này là chi, vì mấy hàng quán ở chợ Tân Định bán chớ không có giới thiệu tên. Nhưng tôi đoán là tên của nó không ngoài ba chữ “đầu gà chiên”, hoặc sến hơn một chút thì phải là: “Mũ miện Bóng Tối Ngọt Ngào của Loài Gia Cầm Siêu Dị”, túm lại là không quan trọng. Đơn giản nhưng gây nghiện. Xì dầu đã làm cho lớp da gà ngọt như kẹo. Thịt chỗ cổ thì mềm và gặm một phát là tới phần xương. Mỏ, mắt, óc não và lưỡi,… tất cả giòn tan trong miệng bạn và cảm giác này chắc phải mô tả là “giống như đang ăn bắp-gà-rang-bơ”.



7. Hột vịt lộn:

Món ăn này thường được biết tới với tên balut hoặc hột dzịt lộn. Nó là trứng vịt đã thụ thai và được ấp ở mô đó trong tầm 18-21 ngày, vừa đủ để lòng đỏ trứng phát triển thành một phôi thai với đầy đủ mỏ mắt, thân thể và lông lá. Trứng được luộc trong 20 phút và được dọn ra nguyên trái chưa lột vỏ, kèm theo chút muối tiêu, chanh và rau răm. Có thể tưởng tượng là hương vị của nó sẽ nằm chơi vơi đâu đó ở khoảng giữa trứng và thịt vịt. Và phải ăn mới biết. Nó có hương vị rất là đặc trưng, tôi muốn nói là có dạng như hormonal và thủy sản. Cái miếng ăn của nó thì từa tựa như nhím biển với lòng trắng luộc và mấy thứ dai dai. Có khó nuốt không? Dĩ nhiên! Nhưng muối tiêu đã giải quyết được vấn đề. Món này chắc chắn không hợp với tất cả, nhưng còn với tôi, phải thú nhận là tôi đã được thưởng thức một vị ngon làm từ phôi con vịt.



8. Cơm tấm:

Cơm tấm với thịt heo nướng thì đã quá quen thuộc ở các nhà hàng Việt Nam tại Mỹ, nhưng thú thực là tôi chưa bao giờ ăn được cái dĩa cơm tấm nào ngon như lần này. Sườn nướng được ướp bằng nước mắm, mật ong và tiêu trắng, miếng chả cua được bọc lớp trứng mỏng và phần bì lợn mềm dai quyến rũ. Nhưng cái nổi bật nhất trong món này là cơm: dẻo, ngọt, thơm tho và cấu trúc không đều đặn của gạo tạo nên sự thú vị bất ngờ cho cái miệng. Trong lịch sử, gạo tấm từng được coi là đồ thứ phẩm, chỉ giành cho nông dân nghèo. Nhưng với bàn tay của mình, họ đã biến thứ gạo thứ phẩm này thành một món ăn hết sức gợi tình.



9. Chè vải hột sen.

Phần lớn mấy cái món tráng miệng ở Việt Nam là không làm tôi ấn tượng, nhưng có một món ở quán Cục Gạch tại Sài Gòn đã trở thành một trong những món tráng miệng ngon lành nhất mà tôi được bỏ vô miệng. Món ăn này có bề ngoài thật đơn giản với màu đơn sắc trong một cái chén sứ nhạt nhẽo, với ba thành phần chuẩn không phải chỉnh: vải tươi, hột sen trong nước đường phèn mát lạnh.

Bài và ảnh: theo Ed Lee (foodandwine.com)
Bé Bủm dịch.

Thoáng Hà Nội giữa Sài Gòn

[ MAV ] Nói tới Hà Nội, ta hay nghĩ tới những góc phố yên ả, những quán nước nhỏ xiêu xiêu phủ bởi những tàng cây, những cư dân với nếp sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày dường như không bao giờ thay đổi. Tại Sài Gòn, cũng có một nơi gần giống như vậy.

Khu chung cư K300 và khu dân cư quanh đó, gọi chung là khu K300, nằm ở khu phố 4 phường 12 quận Tân Bình, là nơi tập trung nhiều người gốc Hà Nội. Không như những vùng Xóm Mới Gò Vấp, Ông Tạ Tân Bình, Xóm Đạo Quặn 8 vốn nhiều người gốc Bắc nhưng qua thăng trầm ngày tháng đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi lối sống Sài Gòn, dân Hà Nội ở K300 do mới tới chưa lâu, nên từ giọng nói cho tới nếp sống của họ không xa Hà Nội là mấy. Cũng những buổi hàn huyên bên ấm trà nóng, những tiếng rít thuốc lào thỉnh thoảng lại phát ra từ một cái điếu cày cũ được chuyền nhau hút. Hàng xóm láng giềng cho dù bận rộn, nhưng gặp nhau không quên câu chào hỏi: “Bác ăn cơm chưa?” “Bác đi làm về đấy à”…

Khu vực này có trung tâm là chung cư K300, không biết có cố ý hay không nhưng tường vách của chung cư đều được sơn màu vàng đặc trưng như ngoài thủ đô. Các quán nước nhỏ bài trí đơn sơ, không mở nhạc ồn ào ngẫu hứng, với thực đơn không có gì độc đáo, nhưng lại là những quán ruột của nhiều người. Nói về đồ ăn, thì nơi đây có khá nhiều những món nổi danh của Hà Nội: phở bò, gà, bún miến ngan, bún chả, cháo tim cật… Các bảng hiệu thiết kế đơn giản, chữ nghĩa gần gũi. Do quán sá bình thường nên giá cả cũng bình dân, không đắt đỏ như các nhà hàng, tiệm ăn sang trọng bán đồ Hà Nội.

Cái điểm khác biệt ở khu vực nhỏ nhoi này, so với hàng nghìn ki lô mét vuông còn lại của Sài Gòn, là không gian sống rất êm đềm dù đây không phải chốn làng quê hẻo lánh, cũng không phải là khu biệt thự cao cấp. Đi vào khuôn viên chung cư, ngồi quán uống nước, cảm giác như được thoát ly khỏi nhịp sống Sài Gòn, hay nói cho bay bổng 1 chút là cảm giác như được bê ra tới Hà Nội. Có thể nghe tiếng lá rụng lác đác dưới những gốc cây bàng, tiếng lá đưa xào xạc từ những bụi bằng lăng, hoa ban trồng quanh đó, chớ không nghe nổi những tiếng máy xe cộ. Quanh khu chung cư là những nhà dân, cũng phần lớn gốc bắc, tỏ ra khác biệt từ cách thiết kế nhà cửa giản dị nhưng bài trí ngăn nắp đâu ra đó, cho tới kiểu nhẩn nha, thích cà kê, sống chậm không việc gì phải vội.

Nghe nói người Hà Nội mới tới đây ở được 20 năm, trước kia nơi đây là khu ao đầm của quân đội. Ngày nay chỗ này nhà cửa đã chất đầy, có ngõ nhỏ, phố nhỏ, hàng quán, công ty, cao ốc… Đó không phải là chuyện lạ ở một miền đất đô thị hóa nhanh như Sài Gòn, nhưng để mang được một mảnh hồn Hà Nội vào tận nơi đây và giữ nó ở yên lại là một chuyện chỉ có những tình yêu Hà Nội sâu đậm mới làm được.

Hãy chọn một buổi sáng sớm, se mát càng tốt, rồi hãy ghé vô gọi 1 món ăn ở K300 có thể là bún ngan, bún dọc mùng hay phở, ăn xong ngồi nhâm nhi ly trà Tân Cương thơm dịu mới pha, ngó ra đường phố lác đác những người tập thể dục kiêm luôn trò chuyện với bạn hữu, bằng chất giọng Hà Nội khó lẫn. Bạn sẽ cảm thấy một luồng không khí Hà Nội đang trôi về, thật nhẹ nhàng lãng đãng.

Bạnh Bư (MAV.vn)