[ăn chay] Cách nấu CANH NẤM RONG BIỂN

Món ăn bổ dưỡng từ nấm, rong biển, lại có hương vị thanh tao dễ ăn

Chuẩn bị

  • Rong biển tươi: 2 lá
  • Đậu hũ sống: 2 bìa
  • Nấm rơm: 50g
  • Nấm đông cô: 50g
  • Boa rô: băm nhỏ
  • Gia vị: hạt nêm chay, tiêu, muối, …

Cách nấu

Sơ chế:

– Rong biển rửa sạch cát, xắt miếng vừa ăn

– Đậu hũ rửa sạch thái miếng vuông vừa ăn

– Nấm rơm ngâm rửa qua nước muối, xắt làm đôi nếu nấm to.

– Nấm đông cô ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, cắt bỏ chân.

Thực hiện:

– Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn rồi cho boa rô vào phi thơm

– Tiếp đó cho nước đủ nấu canh vào. Tiếp tục cho hai thứ nấm vào nấu.

– Nấm chín thì cho rong biển xắt miếng vào nấu tiếp 2 phút

– Cho đậu phụ vào nấu chung.

– Nước sôi lại thì nêm nếm vừa ăn.

– Tắt bếp. Ăn nóng với cơm.

Bảo Thoa

10 ĐIỀU TUYỆT VỜI BẠN SẼ CÓ ĐƯỢC KHI ĂN CHAY

Ăn chay là phương pháp ăn uống loại trừ các thực phẩm từ thịt động vật. Đến nay, ăn chay không chỉ là một nghi thức tôn giáo hay một lựa chọn đơn thuần, ăn chay còn là cách để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng và loại bỏ bệnh tật.

Nhân ngày thế giới ăn chay năm nay, Boldsky đã liệt kê ra những lợi ích của chế độ ăn lành mạnh này:

Tránh những hoá chất có hại

Ăn những loại rau giàu protein thay cho thịt giúp bạn thanh lọc chất độc khỏi cơ thể, ngoài ra bạn còn có thể tránh khỏi hormone, thuốc kháng sinh…là những loại chất thường có trong thịt động vật.

Phòng ngừa ung thư

Ăn chay giúp loại trừ 70% nguy cơ bị ung thư. Theo một thống kê, 90% người ăn chay không chết vì ung thư hay các bệnh nan y. Người ăn chay trường cũng được cho là khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn người ăn thịt cá.

Tăng tuổi thọ

Trong thực phẩm chay như rau thường chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Tốt cho hoạt động tình dục

Chế độ ăn nhiều rau xanh còn có lợi cho đời sống chăn gối.

Đầy đủ dinh dưỡng

Rau quả chứa một lượng dinh dưỡng hết sức dồi dào.

Rau xanh rất giàu dinh dưỡng và giúp cơ thể phòng bệnh hiệu quả

Giảm béo

Ăn chay kết hợp với tập thể dục là cách hiệu quả để bạn tránh béo phì, giữ gìn dáng vóc.

Có lợi cho tim mạch

Rau củ cung cấp sắt, năng lượng và các dưỡng chất giúp máu lưu thông tốt hơn, bảo vệ tim và động mạch.

Nấm, rau củ là những liều thuốc bổ.

Cơ thể khỏe mạnh

Ăn nhiều rau xanh giúp tim, dạ dày, phổi của bạn luôn hoạt động hiệu quả, đồng thời cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.

Huyết áp ổn định

Ăn chay làm ngăn ngừa đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch đồng thời giữ cho huyết áp luôn ổn định.

Ngăn tiểu đường

Người ăn chay ít mắc hội chứng chuyển hóa dẫn đến tiểu đường type II, bệnh tim, đột quỵ.

Bảo Trợ

7 THỰC PHẨM GIÀU PROTEIN CÓ THỂ DÙNG THAY CHO THỊT CÁ

Thịt, CÁ là nguồn cung cấp protein thiết yếu cho cơ thể, tuy vậy nếu bạn là người ăn chay hoặc không ăn thịt, bạn cũng có thể sử dụng những loại rau giàu protein sau đây để thay thế.
ĐẬU HÒA LAN
Đậu hòa lan rất giàu protein, bạn có thể dùng nó như một lựa chọn lý tưởng thay cho thịt.
RAU XANH

Rau có màu lá xanh thường chứa rất nhiều protein giúp tăng trưởng cơ bắp cũng như bổ sung năng lượng cho cơ thể.

SÚP LƠ XANH
Súp lơ xanh (bông cải) có chứa lượng protein rất cao, ngoài ra nó còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Nhớ là bông cải tốt nhất khi nó có màu xanh sẫm, và lợi ích của nó giảm dần khi chuyển sang màu vàng.
BẮP MỸ (NGÔ NGỌT)
Bắp Mỹ chứa rất nhiều protein. Món này làm được rất nhiều món: luộc, nướng, làm sữa bắp, nấu canh, xào… Bắp vừa ngon lại vừa có thể thay thế hoàn toàn cho thịt.
NẤM
Một bát nấm có thể mang vào cơ thể bạn thêm 3,9g protein. Và với vị ngon ngọt không kém gì thịt cá của nấm, thật là thiếu sót nếu nấm không có trong danh sách này.
MĂNG TÂY

Loại rau rất dễ ăn này không chỉ cung cấp protein mà còn giúp bảo vệ cơ thể trước nhiều bệnh tật. Với một dĩa măng tây xào, bạn có thể không cần thêm một dĩa thịt nào nữa cho bữa ăn.

ĐỖ TƯƠNG
Đỗ tương (đậu nành) là nguồn protein chính của những người ăn chay ở các nước châu Á. Đỗ tương có thể ăn trực tiếp sau khi luộc, hấp, xay thành sữa, hoặc chế biến thành đậu phụ.

Cách làm món chay NẤM ĐÙI GÀ KHO GỪNG

Nấm đùi gà là một trong những loại nấm ngon và hấp dẫn nhất. Chế biến món nấm này sao cho vẫn giữ được hương vị và kết cấu đặc trưng, là bạn đã có một món ngon cho cả gia đình.

Chuẩn bị

  • Nửa kí nấm đùi gà
  • 1 Mẩu gừng lớn
  • Boa rô (tỏi tây): thái nhỏ
  • Gia vị: hạt nêm chay, dầu điều, nước tương, ngò, muối, đường

Cách nấu

Bước 1: Nấm đùi gà mua về rửa sạch, bỏ chân rồi thái khoanh tròn (hoặc xé sợi vừa ăn) sau đó đem ngâm nước muối. Nhớ rửa sạch lại trước khi chế biến.

Bước 2: Gừng rửa sạch (cạo vỏ nếu thích), thái sợi.

Bước 3: Phi thơm boa rô với ít dầu nóng, sau đó cho gừng vào xào chung.

Bước 4: Trút nấm đùi gà vào đảo đều khoảng 3 phút sau đó cho thêm nước tương và các gia vị vào. Lưu ý, không cần thêm nhiều gia vị vì nấm sẽ tiết nước ra và cho vị đậm đà hơn.

Bước 5: Chờ đến khi nấm cần cạn nước thì tắt bếp và rắc ngò (rau mùi) lên trên trước khi dọn món.

 

(Tú Anh)

Cách làm món chay ĐẬU HŨ XÀO ỚT CHUÔNG

Đối với món ăn chay, sử dụng nguyên liệu tự nhiên và cách chế biến càng đơn giản thì càng ngon miệng và bổ dưỡng cho sức khỏe. Đậu hũ xào ớt chuông là một trong những cách nấu chay phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho thực đơn chay của gia đình bạn.

 

Chuẩn bị

  • 3 bìa đậu phụ: thái thành những miếng vuông vừa ăn
  • 1,5 lạng ớt chuông / ớt Đà Lạt (nếu được thì mua nhiều màu cho đẹp): rửa sạch rồi thái múi cau.
  • 2 mộc nhĩ (nấm mèo): ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch kỹ, cắt gốc, thái miếng nhỏ
  • Gia vị: boa rô, ngò; muối, nước tương, dầu ăn, hạt nêm

Cách nấu

Bước 1: Bắc chảo dầu cho đậu hũ vào chiên vàng

Bước 2: Phi thơm boa rô với ít dầu nóng, sau đó cho đậu hũ vào đảo đều.

Bước 3: Tiếp tục cho nấm mèo, ớt vào xào cùng đậu phụ và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Khi dọn món xào này nên thêm một chén nước tương để tăng thêm vị đậm đà cho món ăn.

 

ST

Cách nấu BÒ KHO CHAY

Nếu bạn là người ăn chay và thích những món chấm với bánh mì, thì bò kho chay là một món rất tuyệt trong số đó.

Chuẩn bị

– 1,5 lạng đậu hũ ky khô: đem ngâm mềm rồi xắt khúc nhỏ vừa ăn.

– 1,5 lạng thịt bò chay: ngâm nước nóng cho nở mềm, xả lại vài lần cho sạch, hết mùi và phẩm màu.

– 2,5 lạng nấm đùi gà tươi

– 2 miếng đậu hũ chiên

– 4 củ cà rốt: gọt vỏ và cắt khúc

– 5 cây sả tươi

– 1 hộp tương cà chua

– 1 trái dừa

– 2 lít nước dùng chay (ninh lấy nước ngọt từ các loại củ quả )

– 1/2 gói gia vị bò kho

– Gia vị: nước tương, hạt nêm chay, đường, dầu ăn, muối…

– Rau ăn kèm: rau quế, ngò gai

– Bánh ăn kèm: bánh mì hoặc hủ tiếu

Cách nấu

Bước 1: Ướp thịt bò chay với 2 thìa súp nước tương + hạt nêm + 1 thìa cà phê dầu ăn và đường, để 1 tiếng cho ngấm.

Bước 2: Bắc nồi cho chút dầu vào làm nóng rồi phi thơm boa rô, sau đó cho tương cà vào xào cho ra màu.

Bước 3: Đổ nước dừa, nước dùng chay vào, kế đến cho sả đập dập vào nấu sôi.

Bước 4: Trong lúc chờ nước trong nồi sôi thì bắc cái chảo cho thơm, boa rô, cà rốt, thịt bò chay đã ướp vào xào cho ngấm.

Bước 5: Khi nước trong nồi sôi thì ta cho chỗ nguyên liệu vừa xào vào nồi, nấu tiếp 15 phút. Nêm nếm lại gia vị. Tắt bếp.

Kiên Giang

Cách làm 18 MÓN CHAY NGON (phần 2)

Sau đây là những món ăn chay ngon miệng bạn có thể chọn lựa để thêm vào bữa ăn cho gia đình trong những ngày lễ, rằm, hoặc đơn giản là muốn có một bữa ăn lành mạnh không thịt cá.
Trong bài có thể có một số công thức chứa hành, tỏi. Nếu bạn ăn chay theo trường phái kiêng Ngũ vị tân thì có thể bỏ nguyên liệu này ra và thay thế bằng boa rô, ngò…
Tiếp theo phần 1
II. CÁC MÓN CANH CHAY

1. Canh mướp nấu nấm


Canh mướp nấu nấm

Chuẩn bị

  • 100g nấm đông cô tươi: ngâm với nước muối và cắt đôi
  • 1 trái mướp hương: gọt vỏ và cắt lát dày khoảng 3 cm
  • 1 củ cà rốt: gọt vỏ và cắt khoanh
  • Hành ngò
  • 1 củ hành tím: lột vỏ và thái mỏng
  • Gia vị: hạt nêm rau và nấm, muối, tiêu, bột ngọt và dầu mè

Cách nấu

Bước 1: Đun sôi nồi nước, cho nấm vào cùng củ hành đập dập.

Bước 2: Khi nước sôi trở lại, cho cà rốt vào nấu cùng.

Bước 3: Sau khoảng 10 phút, nêm lại gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.

2. Canh nấm rong biển


Canh nấm rong biển

Chuẩn bị

  • Rong biển tươi: 2 lá
  • Đậu hũ sống: 2 bìa
  • Nấm rơm: 50g
  • Nấm đông cô: 50g
  • Boa rô: băm nhỏ
  • Gia vị: hạt nêm chay, tiêu, muối, …

Cách nấu

 

Xem CÁCH NẤU CANH NẤM RONG BIỂN

3. Canh nấm thập cẩm


Canh nấm thập cẩm

Chuẩn bị

  • 250g nấm kim châm: cắt bỏ gốc và rửa sạch qua vòi nước
  • 50g hạt sen: ngâm nước
  • 1 củ cà-rốt: gọt vỏ và thái hạt lựu
  • 4 củ khoai tây: gọt vỏ và thái miếng vuông
  • 1 củ hành tím đập dập
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm từ rau và nấm, bột ngọt

Cách nấu

Bước 1: Đun sôi nước. Khi nước sôi, cho nấm và củ hành tím vào nấu.

Bước 2: Khi nước sôi trở lại, cho lần lượt các nguyên liệu cà rốt, khoai tây, và hạt sen vào hầm.

Bước 3: Khi thấy nước trong nồi đủ ngọt do nấm và củ quả tiết ra, bạn nêm lại gia vị và tắt bếp.

Khi dọn rắc thêm ít hành ngò lên mặt.

4. Canh chua chay

lau-ca-chua
Canh chua chay

 

Nguyên liệu:

  • Đậu hũ non: 2 miếng
  • 1/2 trái dứa
  • 1 quả cà chua
  • Nấm rơm, hoặc nấm dai, nấm gì không có vị đậm quá là được: 150g
  • 5 trái đậu bắp
  • Dọc mùng (bạc hà): 1 cây
  • Giá đỗ: 1 nắm
  • Me chua chín: 1/2 vắt
  • Boa rô (tỏi tây), ngò (mùi tàu), đường, muối.

Cách nấu

Xem CÁCH LÀM CANH CHUA CHAY

 

———->>> XEM TIẾP Cách làm 18 MÓN CHAY NGON CHO NGÀY VU LAN (phần 3)

Cách làm 18 MÓN CHAY NGON (phần 3)

Sau đây là những món ăn chay ngon miệng bạn có thể chọn lựa để thêm vào bữa ăn cho gia đình trong những ngày lễ, rằm, hoặc đơn giản là muốn có một bữa ăn lành mạnh không thịt cá.
Trong bài có thể có một số công thức chứa hành, tỏi. Nếu bạn ăn chay theo trường phái kiêng Ngũ vị tân thì có thể bỏ nguyên liệu này ra và thay thế bằng boa rô, ngò…
Trong bài có thể có một số công thức chứa hành, tỏi. Nếu bạn ăn chay theo trường phái kiêng Ngũ vị tân thì có thể bỏ nguyên liệu này ra và thay thế bằng boa rô, ngò…
(tiếp theo phần 1 và phần 2)
III. CÁC MÓN CHAY HỖN HỢP

1. Rau củ ướp thảo mộc đút lò


Rau củ ướp thảo mộc đút lò

Chuẩn bị

  • 100 bí đỏ: gọt vỏ và thái miếng vuông
  • 6 củ khoai tây đỏ: gọt vỏ và thái miếng vuông
  • 1 củ hành tím: lột vỏ và cắt làm 4
  • Vài lá hương thảo: băm nhỏ
  • Ít lá xô: băm nhỏ
  • Một nhúm lá thyme: băm nhỏ
  • 80ml dầu ôliu
  • Gia vị: muối và tiêu

Cách nấu

Bước 1: Làm nóng lò ở nhiệt độ 230 độ C.

Bước 2: Trộn tất cả nguyên liệu, thảo mộc lại với nhau cùng với các gia vị và dầu oliu.

Bước 3: Cho vào lò nướng và đặt thời gian từ 20-25 phút.

Bước 4: Sau khi thấy củ quả đã vàng mặt, bạn lấy ra và dọn món.

2. Cà tím xào tỏi


Cà tím xào tỏi

Chuẩn bị

  • 3 quả cà tím: cắt bỏ cuống, thái khoanh và ngâm qua thau nước pha muối loãng
  • 1 củ tỏi: đập đập để nguyên vỏ
  • Vài nhánh hành lá và lá tía tô: thái nhuyễn
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm và dầu ăn

Cách nấu

Bước 1: Cho tỏi vào phi thơm. Sau đó vớt ra để riêng.

Bước 2: Dùng dầu phi tỏi đem chiên sơ phần hành tím.

Bước 3: Khi cà đã mềm, nêm gia vị, cho cháy tỏi và rau tía tô vào đảo đều.

Khi dọn nóng, rắc thêm hành lá lên trên mặt.

3. Nấm xào ngô non và măng tây


Nấm xào ngô non và măng tây

Chuẩn bị

  • 500g nấm đông cô: rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng và cắt làm đôi
  • 1 hộp ngô non
  • 300g măng tây: rửa sạch và cắt khúc
  • 1 muỗng cà phê cháy tỏi
  • 15ml rượu vang đỏ
  • 15ml sốt teriyaki
  • 100g bơ
  • 50ml dầu oliu
  • Ít húng tây
  • 1/2 muỗng cà-phê muối

Cách nấu

Bước 1: Đun chảy bơ và dầu oliu với lửa vừa. Sau đó cho nấm, ngô non và măng tây vào đảo đều.

Bước 2: Khi nấm hơi vàng mặt, cho rượu vang, sốt teriyaki và các gia vị vào đảo đều. Khi nước sôi, hãm lửa và hầm đến khi nấm mềm thì tắt bếp.

Dọn nấm ra dĩa, bạn rắc thêm cháy tỏi lên trên mặt cùng húng tây. Món này dùng kèm với cơm nóng sẽ rất ngon.

4. Mì xào giòn


Mì xào giòn

Chuẩn bị

  • 1 vắt mì khô (loại chuyên dùng để xào giòn)
  • 20g chả chay: thái hạt lựu
  • 2 trái cà chua: thái múi cau
  • 50g nấm rơm: ngâm nước muối, rửa sạch và cắt đôi
  • 1 miếng đậu hũ: thái miếng vuông
  • 1 nhúm rau cải thìa: rửa sạch, tách lá và để ráo
  • 3 tai nấm mèo: ngâm nở, cắt bỏ cồi và thái miếng
  • Vài nhánh boa rô: thái nhỏ

Cách nấu.

xem CÁCH LÀM MÌ XÀO GIÒN CHAY

5. Bò pía chay


Bò pía chay

Chuẩn bị

– Cho phần cuốn bánh:

  • 1 củ cà rốt: gọt vỏ và thái sợi
  • 1 trái sắn (củ đậu): gọt vỏ và thái sợi
  • 150g ham chay: thái miếng dài bằng ngón tay
  • 1 muỗng cà phê: bột xá xíu, ngũ vị hương
  • 2 thanh mì căn tươi: xé mỏng thành sợi và trụng qua nước sôi có pha ít bột nghệ
  • 1 xấp bánh tráng mỏng
  • 1/2 bát đậu phộng rang
  • 1 muỗng cà phê ớt băm
  • Rau ăn kèm: xà lách, húng quế, rau thơm các loại

– Cho phần nước chấm:

  • 1 chén tương đen (hoisin sauce)
  • 1 chén nước cốt dừa
  • 1/2 chén bơ đậu phộng

– Đồ chua đi kèm nước chấm:

  • 1/2 củ cà rốt : gọt vỏ và thái sợi
  • 1/2 củ cải: gọt vỏ và thái sợi
  • 1/2 chén giấm
  • 1/2 chén đường

Cách làm

Xem CÁCH LÀM BÒ BÍA CHAY

6. Bò kho chay


Bò kho chay

Chuẩn bị

  • 150g đậu hũ ky khô: ngâm nước mềm và cắt khúc.
  • 150g thịt khô bò chay: ngâm qua nước nóng cho nở và xả lại với nước cho hết mùi màu phẩm.
  • 250g nấm đùi gà tươi
  • 2 bìa đậu phụ rán
  • 4 củ cà rốt: gọt vỏ và cắt khúc
  • 5 cây sả tươi
  • 1 hộp tương cà chua
  • 1 trái dừa
  • 2 lít nước dùng chay ( từ củ quả )
  • 1/2 gói gia vị bò kho
  • Gia vị: nước tương, hạt nêm chay, đường, dầu ăn, muối…
  • Rau ăn kèm: rau quế, ngò gai
  • Bánh ăn kèm: bánh mì hoặc hủ tiếu

Cách nấu

 

Xem CÁCH NẤU BÒ KHO CHAY

7. Bún riêu chay


Bún riêu chay

Chuẩn bị

  • 2 lít nước dùng (từ rau củ)
  • 1 lít sữa đậu nành không đường
  • 1 bìa đậu phụ chiên
  • 250g nấm: rửa sạch, ngâm muối và cắt đôi
  • 4 viên chao
  • 1 vắt me
  • 6 trái cà chua thái múi cau
  • Một ít hẹ
  • 1kg bún
  • Rau ăn kèm: ra muống chẻ, rau kinh giới , tía tô, giá …

Cách nấu

Bước 1: Đun sôi nước dùng từ rau củ.

Bước 2: Dùng một chiếc nồi lớn khác xào thơm phần cà chua với ít muối. Khi cà chua lên màu, cho nước dùng vào nồi.

Bước 3: Tán nhuyễn me, chắt lấy nước, đem trộn với chao và sữa đậu nành. Đem hỗn hợp này khuấy đều trên lửa nhỏ với ít muối. Khi đậu nành đóng váng, khuấy nhẹ dưới đáy nồi cho đến khi váng đậu nổi hoàn toàn thì vớt ra rây để riêu đông lại.

Bước 4: Xào nấm với ít hạt nêm và cho vào phần nước dùng cùng đậu phụ rán.

Sắp bún ra tô, cho riêu lên trên mặt cùng ít hẹ thái nhỏ và chan nước lèo lên trên mặt với đủ các nguyên liệu đậu phụ, nấm,… Dùng bún riêu chay cùng các loại rau sống đã chuẩn bị để tăng thêm hương vị cho món ăn.

8. Đậu hũ xào ớt chuông


Đậu hũ xào ớt chuông

Chuẩn bị

  • 3 bìa đậu phụ: thái thành những miếng vuông vừa ăn
  • 1,5 lạng ớt chuông (nếu được thì mua nhiều màu cho đẹp): rửa sạch rồi thái múi cau.
  • 2 mộc nhĩ (nấm mèo): ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch kỹ, cắt gốc, thái miếng nhỏ
  • Gia vị: boa rô, ngò; muối, nước tương, dầu ăn, hạt nêm

Cách nấu

Xem: CÁCH LÀM ĐẬU PHỤ XÀO ỚT CHUÔNG

 

9. THỊT QUAY GIÒN BÌ CHAY

Nguyên liệu:
– Bánh mì: 1 ổ
– Chả lụa chay: 1 lạng rưỡi
– Bột năng: nửa lạng
– Nước cốt dừa: 1 chén (xem CÁCH LÀM NƯỚC CỐT DỪA)
– 1/4 muỗng cafe ngũ vị hương
– 2 muỗng cafe màu điều

mav030

Cách làm 18 MÓN CHAY NGON (phần 1)

Sau đây là công thức những món chay ngon giành cho bạn giảm cân, hoặc ăn theo nghi thức tôn giáo.

Trong bài có thể có một số công thức chứa hành, tỏi. Nếu bạn ăn chay theo trường phái kiêng Ngũ vị tân thì có thể bỏ nguyên liệu này ra và thay thế bằng boa rô, ngò…
I. CÁC MÓN KHO CHAY

1. Bầu kho nước dừa


Bầu kho

Chuẩn bị

  • 1 trái bầu cỡ vừa
  • 1 nhánh boa-rô: cắt bỏ đầu, rửa sạch và băm nhỏ
  • 5g hạt nêm từ nấm
  • 1 muỗng cà-phê đường
  • 2 muỗng canh nước dừa
  • 1/4 muỗng cà phê: ngũ vị hương và dầu màu điều

Cách nấu

Bước 1: Rửa sạch, để nguyên vỏ bầu và cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn

Bước 2: Phi thơm hành với ít dầu màu điều và chiên bầu se mặt

Bước 3: Cho nước dừa vào và nêm với các gia vị cho vừa miệng. Vặn lửa nhỏ và đun đến khi nước kho keo lại.

2. Đậu phụ kho nấm


Đậu hũ kho nấm

Chuẩn bị

  • 3 bìa đậu phụ: để trong rổ cho ráo bớt nước và cắt thành từng miếng vuông
  • 4 tai nấm: đông cô khô và đông cô tươi đem rửa sạch, ngâm qua nước muối và cắt làm 4.
  • 30ml nước tương
  • 30ml nước
  • 5 củ hành tím: lột vỏ và cắt lát mỏng
  • Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm

Cách nấu

Bước 1: Làm nóng chảo dầu và đem đậu hũ chiên vàng mặt.

Bước 2: Phi thơm hành với ít dầu, cho nấm đông cô vào xào cho thơm. Sau đó, cho đậu hũ vào đảo đều.

Bước 3: Tiếp tục cho nước tương cùng các gia vị vào cùng. Nấu khi sôi thì hãm nhỏ lửa và kho đến khi nước sánh lại thì tắt bếp.

3. Nấm đùi gà kho gừng


Nấm đùi gà kho gừng

Chuẩn bị

    • Nửa kí nấm đùi gà
    • 1 Mẩu gừng lớn
    • Boa rô: thái nhỏ
    • Gia vị: hạt nêm chay, dầu màu điều, nước tương, ngò, muối, đường

Cách nấu

 

Xem CÁCH LÀM MÓN CHAY NẤM ĐÙI GÀ KHO GỪNG

4. Bò viên chay kho thập cẩm


Bò viên chay kho thập cẩm

Chuẩn bị

  • 12 viên thịt bò chay: cắt đôi và trụng sơ qua nước sôi
  • 1/4 miếng dứa: cắt bỏ cùi và thái miếng
  • 1 trái dưa leo: cắt bỏ ruột và thái miếng chéo
  • 2 quả cà chua: cắt bỏ cuống và thái múi cau
  • 1 vài nhánh cần tây và boa- rô: cắt bỏ rễ và thái khúc
  • 1 của hành tây: lột vỏ và thái múi cau
  • Gia vị: nước mắm chay, muối, tiêu, bột ngọt, đường.

Cách nấu

Bước 1: Đem bò viên ướp với 1 muỗng cà phê bột ngọt và đường; ½ muỗng tiêu, để trong khoảng nửa tiếng.

Bước 2: Làm nóng chảo với ít dầu, cho hành vào phi thơm, sau đó cho bò viên vào xào cùng. Tiếp tục lần lượt cho các nguyên liệu dưa leo, hành tây, cà chua, thơm vào đảo đều.

Bước 3: Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, rắc cần tây và boa rô lên mặt, đảo đều và tắt bếp.

5. Nấm rơm kho tương


Nấm kho tương

Chuẩn bị

  • 500g nấm rơm búp: đem rửa sạch và ngâm với nước muối trước khi xả lại nước
  • 1/2 bát tương đậu nành hạt
  • 1 củ hành tím: lột vỏ và thái mỏng
  • Gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, hạt nêm chay và dầu ăn

Cách nấu

Bước 1: Đem nấm rơm cắt làm đôi và ướp với nước tương cùng các gia vị.

Bước 2: Sau khoảng 15 phút, phi thơm hành tím và cho nấm vào xào. Khi nấm thấm dầu, cho nước ướp vào cùng và kho nhỏ lửa. Khi nước gần cạn, nêm lại gia vị và tắt bếp.

Cách làm BÒ BÍA CHAY

Món bò bía với các nguyên liệu từ thực vật sẽ giúp thực đơn chay của bạn trở nên hấp dẫn và thêm phần phong phú.

Chuẩn bị

– Cho phần cuốn bánh:

  • 1 củ cà rốt: gọt vỏ và thái sợi
  • 1 trái sắn (củ đậu): gọt vỏ và thái sợi
  • 150g ham chay: thái miếng dài bằng ngón tay
  • 1 muỗng cà phê: bột xá xíu, ngũ vị hương
  • 2 thanh mì căn tươi: xé mỏng thành sợi và trụng qua nước sôi có pha ít bột nghệ
  • 1 xấp bánh tráng mỏng
  • 1/2 bát đậu phộng rang
  • 1 muỗng cà phê ớt băm
  • Rau ăn kèm: xà lách, húng quế, rau thơm các loại

– Cho phần nước chấm:

  • 1 chén tương đen (hoisin sauce)
  • 1 chén nước cốt dừa
  • 1/2 chén bơ đậu phộng

– Đồ chua đi kèm nước chấm:

  • 1/2 củ cà rốt : gọt vỏ và thái sợi
  • 1/2 củ cải: gọt vỏ và thái sợi
  • 1/2 chén giấm
  • 1/2 chén đường

Cách làm

– Cho phần cuốn bánh:

Bước 1: Ướp ham chay với bột xá xíu trong khoảng 15 phút và đem chiên vàng.

Bước 2: Đem xào sắn và cà rốt với ít muối, bột ngọt và hạt nêm.

Bước 3: Xào sơ mì căn cho thơm và săn lại.

– Cho nước tương chấm:

Cho nước cốt dừa vào đun sôi. Sau đó, cho thêm tương đen và bơ đậu phộng vào khuấy đều. Nêm lại với ít muối và đường cho vừa miệng.

– Cho dưa chua:

Đem trộn các nguyên liệu làm dưa chua đã chuẩn bị vào với nhau và để trong khoảng 8 tiếng (Phần này bạn nên làm trước để tiết kiệm thời gian)

Khi dùng, bạn dọn bánh tráng, rau sống, các nguyên liệu mì căn, ham chay, cà rốt xào với bát nước chấm đã cho thêm dưa chua và ít ớt bằm. Cách ăn giống như bánh tráng cuốn. Món ăn vặt này rất ngon và lạ miệng.’

 

(ST)

Cách làm MÌ XÀO GIÒN CHAY

Món mì xào giòn quen thuộc nhưng với nguyên liệu chay sẽ mang lại những hương vị mới mẻ, hấp dẫn nhưng thanh đạm cho bữa ăn nhà bạn.

Chuẩn bị

  • 1 vắt mì khô (loại chuyên dùng để xào giòn)
  • 20g chả chay: thái hạt lựu
  • 2 trái cà chua: thái múi cau
  • 50g nấm rơm: ngâm nước muối, rửa sạch và cắt đôi
  • 1 miếng đậu hũ: thái miếng vuông
  • 1 nhúm rau cải thìa: rửa sạch, tách lá và để ráo
  • 3 tai nấm mèo: ngâm nở, cắt bỏ cồi và thái miếng
  • Vài nhánh boa rô: thái nhỏ

Cách nấu

Bước 1: Phi thơm boarô với ít dầu, sau đó cho cà chua vào đảo đều.

Bước 2: Từ từ cho các nguyên liệu còn lại vào chảo và xào ở lửa lớn. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng khi các nguyên liệu vừa chín tới.

Bước 3: Chiên vắt mì với chảo ngập dầu sau đó vớt ra đĩa đã lót giấy thấm.

Bước 4: Khi ăn, dọn mì ra đĩa và cho nhân vừa xào lên trên cùng.

Dọn món mì xào này cùng một bát nước tương là hoàn chỉnh món ăn.

Cách nấu BÚN RIÊU CHAY

Món bún riêu với các nguyên liệu từ thực vật sẽ giúp cho thực đơn bữa chay nhà bạn thêm phong phú, ngon miệng. Món bún này tuy trải qua nhiều công đoạn nhưng khá đơn giản.

Nguyên liệu:

  • – Cho phần nước lèo: 2-3 củ cải trắng, 2 trái táo, 1 trái lê
  • – 2-3 miếng đậu hũ tươi
  • – 1/2 hộp đậu hũ non
  • – 1 thìa canh tương Cự Đà hay tương đậu nành
  • – 200g thanh cua chay (bạn có thể tìm mua tại siêu thị)
  • – 300g nấm đông cô
  • – 300g nấm đùi gà
  • – 3-4 quả cà chua
  • – Đậu phụ rán sẵn
  • – Dấm bỗng hay me chua
  • – Bún ăn kèm
  • – Rau kinh giới, tía tô, giá, có thể dùng thêm rau muống chẻ, hay xà lách xoăn thái nhỏ
  • – Hành barô, rau mùi
  • – 1 thìa canh bột mỳ.

Cách làm:

Bước 1:

– Táo, quả lê, củ cải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, cắt vừa ăn, cho tất cả vào nồi, thêm nước lọc và hai thìa nhỏ muối, hầm để lấy nước dùng.

Bước 2:

– Đậu phụ rửa sạch, để ráo, cho đậu phụ tươi, đậu phụ non vào âu sạch.

Bước 3:

– Dùng tay sạch bóp nhuyễn đậu phụ, thêm tương Cự Đà và một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, dùng thìa trộn đều.

Bước 4:

– Thanh cua chay rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 5:

– Dùng dao băm nhuyễn hay dùng máy xay tơi thanh cua.

Bước 6:

– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Bước 7:

– Nấm đông cô, nấm đùi gà cắt bỏ chân rửa sạch, để ráo.

Bước 8:

– Rau xà lách xoăn rửa sạch.

– Nấm đùi gà cắt lát vừa ăn.

– Giá đỗ rửa sạch, để ráo.

– Hành barô rửa sạch, lấy phần đầu hành trắng đập dập, phần barô xanh thái nhỏ.

Bước 9:

– Đậu phụ rán để ra bát, bạn có thể dùng đậu phụ rán sẵn hay mua đậu về rán.

Bước 10:

– Rau kinh giới rửa sạch, để ráo.

Bước 11:

– Đun nóng một ít màu dầu điều, phi đầu hành thơm.

Bước 12:

– Cho cà chua vào xào chín, thêm vào một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, xào khoảng 5-7 phút thì đổ cà chua ra bát để riêng.

Bước 13:

– Dùng lại chảo đó, cho hai loại nấm vào xào chín, xào khoảng 5 phút thì tắt bếp, đổ ra bát lớn để riêng.

Bước 14:

– Rưới vào chảo một ít màu dầu điều, cho thanh cua chay vào xào.

Bước 15:

– Cho bát đậu phụ ở bước 3 vào xào cùng với thanh cua, dùng muôi trộn đều.

Bước 16:

– Xào khoảng 5-7 phút cho thấm thì rảy bột mỳ lên bề mặt đậu phụ, dùng muôi đảo đều, bột mỳ có tác dụng kết dính để khi đun sẽ tạo thành mảng riêu nổi lên bề mặt. Nếu bạn muốn dùng phần riêu cứng hơn có thể thêm bột mỳ.

Bước 17:

– Phần nồi nước hầm ở bước 1 sau khi củ quả đã mềm, vớt ra bỏ bã, lọc lại nước dùng cho trong thì cho cà chua, nấm , đậu phụ rán đã xào vào đun cùng, đun khoảng 15 phút.

Bước 18:

– Nêm vào nồi nước dùng một ít giấm bỗng hoặc bột me chua, dùng thìa múc từng muôi hỗn hợp đậu phụ ở bước 16 thả vào nồi nước dùng cà chua, đun lửa nhỏ để mảng riêu đậu phụ nổi lên bề mặt.

Bước 19:

– Khi phần riêu chín sẽ nổi lên bề mặt, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, thêm một ít hành barô thái nhỏ vào.

Bước 20:

– Tắt bếp, khi dùng gắp một ít bún vào bát lớn, chan nước dùng có lẫn cà chua, đậu phụ, nấm các loại và múc một ít riêu đậu phụ, rắc thêm một ít hành barô, rau mùi thái nhỏ. Dùng nóng với các loại rau ăn kèm.

Cún Khang (ngoisao.net)

Cách làm THỊT QUAY GIÒN BÌ CHAY

Với vẻ ngoài bắt mắt và hương vị độc đáo, món THỊT QUAY CHAY sẽ mang lại cho bữa chay nhà bạn một nét mới lạ đầy hấp dẫn.

Nguyên liệu:
– Bánh mì: 1 ổ
– Chả lụa chay: 1 lạng rưỡi
– Bột năng: nửa lạng
– Nước cốt dừa: 1 chén (xem CÁCH LÀM NƯỚC CỐT DỪA)
– 1/4 muỗng cafe ngũ vị hương
– 2 muỗng cafe màu điều
Thực hiện: 
Bắc nồi cho nước cốt dừa vào, cho thêm bột năng rồi khuấy tới khi hỗn hợp trở nên quánh đặc. Hỗn hợp này để giả làm mỡ heo.
 Bánh mì cắt hai đầu, rạch một đường dọc bụng bánh mì rồi moi hết ruột ra, cán cho dẹt phần vỏ bánh. Phần này để làm bì giòn.
Chả lụa chay xắt miếng mỏng cỡ 1,5 phân. Chả chay dùng để giả làm nạc heo.
Bây giờ ta trải miếng vỏ bánh mì ra, quét nước cốt dừa đã đun khi nãy lên rồi ghép miếng chả chay vào sau cùng cho giống miếng thịt tự nhiên.

 Lấy lá chuối gói lại rồi cho vào xửng hấp 15 phút. Sau đó lấy ra ngoài.
  Màu điều và ngũ vị hương ta hòa thành hỗn hợp màu vàng, dùng dụng cụ quét màu này lên mặt vỏ bánh mì, bước này để tô màu bánh mì cho lên màu giống miếng bì thịt quay.
 Sau đó cho thịt vào chảo chiên áp chảo cho giòn, vàng.

[ăn chay] CÁCH LÀM CHẢ LÁ LỐT CHAY

Đậu phụ cuốn lá lốt hay Chả lá lốt chay là món ăn thanh đạm nhưng vẫn rất thơm ngon. Phần nhân ngoài đậu phụ ra còn có các loại nấm, giúp cho món ăn khó bị ngán.

Chuẩn bị:

  • Đậu hũ (đậu phụ / đậu khuôn) sống: 2 miếng
  • Lá lốt: 1 – 2 bó
  • Nấm đông cô, nấm mèo
  • Gia vị chay, dầu ăn

Thực hiện:

– Hai loại nấm ngâm qua nước ấm, rửa sạch. Nấm đông cô (nấm hương) bỏ chân, thái sợi. Nấm mèo thái sợi chỉ.

– Lá lốt lựa lá đẹp để gói, lá xấu để ra một bên rửa sạch rồi thái sợi chỉ.

– Đậu phụ sống nghiền cho nhuyễn, rồi trộn với nấm đông cô, nấm mèo, lá lốt thái chỉ, nêm chút hạt nêm chay cho vừa ăn. Ướp 15 phút cho ngấm.

– Phần lá lốt đẹp để gói, ta rửa sạch rồi nhúng qua nước sôi cho nó bớt giòn, dễ gói (giữ lại cuống lá để gài sau khi cuộn). Sau đó trải lá lốt nằm úp (mặt lưng lá ngửa lên trên) trên mặt phẳng rồi tiến hành cuộn:

– Bốc một nhúm hỗn hợp trộn (đậu phụ, nấm…) đặt lên lưng lá lốt, sau đó cuộn từ mũi nhọn của lá lên trên, rồi gấp hai mí lá còn lại vào, sau đó lấy cây tăm đục một lỗ trên cuộn chả rồi ghim cuống lá vào (giống như cuốn chả giò / nem rán vậy thôi).

– Làm cẩn thận lần lượt cho hết lá.

– Bắc chảo dầu nóng, xếp lần lượt từng miếng chả lá lốt vào rán ngập dầu trong lửa vừa cho chín hơi vàng phần nhân là được.

Bảo Tố

Cách làm CHẢ GIÒ CHAY KHOAI MÔN

Chả giò (nem rán) là món ăn truyền thống của Việt Nam. Món chả giò chay không có các nguyên liệu từ động vật, nhưng bù lại là vị thơm ngon của rau, củ đủ là món ăn ưa thích của nhiều người

NGUYÊN LIỆU CHO MÓN CHẢ GIÒ CHAY

  • Nấm mèo 20g
  • Khoai môn 40g
  • Khoai tây 40g
  • Đậu xanh 20g
  • Đậu hủ 2 miếng
  • Cà rốt 2 củ
  • Giá 20g
  • Củ đậu 30g
  • 1 gói bún
  • 1 cây hành poa rô
  • Tiêu
  • Đường
  • Bột ngọt
  • Bột gạo
  • Dầu ăn
  • Bánh tráng cuốn

CÁCH LÀM CHẢ GIÒ CHAY

Bước 1: Sơ chế

  • Nấm mèo ngâm nước ấm làm sạch thái chỉ
  • Khoai môn, khoai tây, cà rốt, củ đậu gọt vỏ rửa sạch thái chỉ
  • Đậu xanh luộc chín đánh nhuyễn chung với tàu hủ
  • Giá rửa sạch
  •  Bún ngâm nước ấm cho mềm
  • Hành thái nhỏ

Bước 2: Cuốn chả giò

  • Cho tất cả hỗn hợp trên vào âu lớn cho vào 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê bột gạo sau đó đảo thật đều cho nguyên liệu ngấm gia vị
  • Bắc chảo lên bếp phi thơm hành  sau đó cho nguyên liệu này vào xào qua cho thơm thì nhắc xuống
  • Bánh tráng cuốn nhúng qua nước cho mềm sau đó cho phần nhân đã xào lên trên bánh tráng cuốn lại.
  • Hòa 3 muỗng cà phê bột gạo với 20ml nước dùng để dán bánh tráng cho khỏi bung ra khi chiên
  • Khi cuốn nhẹ tay để chả giò sẽ nở khi chiên

Bước 3: Chiên chả giò

  • Cho nhiều dầu ăn vào chảo bắc lên bếp đun sôi  thì cho từng thanh chả giò vào chiên
  • Khi chả giò nổi lên và vàng giòn thì vớt chẩ giò ra giấy thấm dầu

TRÌNH BÀY VÀ THƯỞNG THỨC

  • Xếp chả giò chay ra dĩa trang trí thêm xà lách hay ớt tỉa hoa cho đẹp
  • Chả giò chay có thể ăn với tương cà hay ăn với nước tương dùng chung với bún sẽ rất ngon

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành món chả giò chay thơm ngon như mua trong siêu thị mà với chi phí chỉ bằng một nửa. Món chả giò chay có thể cúng hoặc đãi khách đều rất bắt mắt. Với hương thơm tự nhiên và các nguyên liệu sạch chúng ta sẽ có một ngày rằm thanh tịnh và an lành!

Chúc các bạn thành công với món chả giò chay!

 

(ST)

Cách làm CẢI RỔ XÀO DẦU HÀO

Món Cải rổ xào dầu hào rất dễ ăn, khó ngán, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết 😀 Cải rổ là loại rau bổ dưỡng, cung cấp canxi cho cơ thể đồng thời có tác dụng phòng ngừa ung thư.

Nguyên liệu:

(Cho 6 người ăn)

  • 1,5kg cải rổ
  • 1,5 chén nước
  • nửa trái cà chua, 1 trái ớt tỉa hoa, ngò
  • dầu ăn
  • muối, đường, dầu mè, bột ngọt, xì dầu, bột năng, dầu hào (nếu ăn chay thì dùng dầu hào chay).

Cách làm:

Nấu cải:

– Cải rổ bỏ lá già, giữ lá non, tước hết vỏ bên ngoài của cọng cải. Sau đó bào nhẹ xung quanh thân cải bằng dao bào, rồi đem luộc sơ tầm 5 phút.

– Bắc chảo dầu mỡ nóng, cho cải vào xào sơ cho cải hơi teo, rồi vớt ra.

– Tiếp theo cho 1,5 chén nước vào chảo, nêm chút muối, đường, bột ngọt, dầu mè cho vừa miệng, nấu cho sôi nước rồi thả cải vào tiếp, đậy nắp lại cho cải mềm, tới khi nào nước queo lại (đừng cạn), thì vớt ra ngoài.

– Lấy một cái thố to, cho cải vào tô sao cho cọng cải xếp trong tô, lá lòi ra ngoài miệng tô, rồi lấy kéo cắt lá cải ngang với vành tô, rồi lấy phần lá đã cắt ra này xếp chặt mặt thố. Sau đó rưới 1/2 phần nước lèo nấu cải khi nãy lên thố.

– Đem thố cải đi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút.

Làm nước sốt: 

– Bắc chảo dầu nóng, phi hành tỏi cho thơm, sau đó cho phần nước lèo còn lại v ào chảo, nêm thêm muối, đường, bột ngọt, xì dầu. Cho thêm 1,5 muỗng cafe bột năng & nửa chén nước lã, khuấy cho đều. Đun đến khi nước sanh sánh là được. Cuối cùng mới nêm 1 muỗng cafe dầu hào, 1 muỗng cafe dầu mè, 1 muỗng cafe tiêu.

– Trước khi ăn úp cải ra đĩa, chế sốt lên trên, rồi cà chua, ớt tỉa trang trí, ngò. Ăn nóng với cơm.

Hải Hùng / MAV.vn

Ăn chay thế nào để tốt cho sức khỏe?

Để việc ăn chay thực sự tốt cho sức khỏe, người ăn chay nên chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt, đặc biệt là ở người ăn chay thuần túy.

Chế độ ăn chay thường ít năng lượng do có ít chất béo và mau làm no bụng (vì nhiều chất xơ). Tình trạng này dễ xảy ra ở những người tăng nhu cầu về năng lượng như trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vì vậy, cần lưu ý cung cấp đủ lượng calorie cần thiết bằng cách ăn thêm bữa phụ và sử dụng những thức ăn thực vật giàu năng lượng như các hạt có dầu, sữa đậu nành có béo…

Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiết yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mì), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau:

• Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu.

• Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, xúp đậu với bánh mì…

• Ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Ví dụ: Bánh mì với sữa, cơm hoặc mì sợi với phô mai.

• Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô mai, mầm lúa mì.

Một điều lưu ý là chất đạm trong thực vật thường có tỷ lệ hấp thụ thấp hơn so với chất đạm động vật, nên người ăn chay cần tiêu thụ một số lượng nhiều hơn.

Calci cần thiết cho sự tăng trưởng xương và răng, cho sự đông máu, truyền tín hiệu thần kinh và sự co duỗi của bắp thịt, có nhiều trong sữa, bơ, pho mát, cá trích, cá hồi và xương. Người ăn chay thuần túy cần ăn nhiều loại rau có lá màu xanh đậm và các loại thực phẩm có bổ sung calci.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci, có nhiều trong lòng đỏ trứng, dầu cá hoặc được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh nắng. Người ăn chay cần ăn thực phẩm có bổ sung vitamin D hoặc tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn.

Sắt là một thành phần của huyết cầu tố và các men cần cho sự chuyển hóa thực phẩm. Tránh thiếu sắt bằng cách ăn nhiều các loại thực vật như đậu phụ, các loại hạt, lá rau có màu xanh đậm, vỏ khoai tây…

Vitamin B12 cần thiết cho sự cấu tạo hồng cầu và cho việc hoàn tất các chức năng của hệ thần kinh. Trong thực vật không có loại vitamin B12 nên người ăn chay cần ăn thêm thực phẩm bổ sung vitamin này. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu hồng cầu hoặc gây ảnh hưởng đến việc hoàn tất các chức năng của hệ thần kinh (có thể xảy ra ở người ăn chay thuần túy vì thức ăn thực vật không có vitamin B12). Nếu ăn chay có trứng và sữa thì ít khi bị thiếu chất này.

Kẽm cần thiết trong các men để chuyển hóa chất đạm, cho cơ quan sinh dục, cho sự miễn dịch. Thiếu kẽm có thể xảy ra ở người ăn chay thuần túy do kẽm trong thức ăn thực vật bị giảm hấp thu bởi acid phytic, oxalates, chất xơ và đạm đậu nành. Người cao tuổi (dù có ăn chay hay không) cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Do vậy, có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm.

Theo HOÀNG TRẦN
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần/Herschina.com

Lợi ích của việc ăn chay

Ăn chay thường được hiểu là không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật. Đa số người ăn chay chỉ được ăn các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật (được gọi là ăn chay thuần túy), nhưng cũng có người dùng thêm cả trứng sữa và các sản phẩm từ sữa (ăn chay có trứng, sữa) vì theo họ ăn trứng không làm hại đến con vật đẻ trứng, cũng như việc dùng sữa cũng không làm hại đến con vật cho sữa.

Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh những lợi ích về sức khỏe của việc ăn chay.Ăn chay theo đạo Phật sẽ giúp con người kiện khương trường thọ vì thức ăn chay không độc. Những loại thực vật như rau cải hay các loại đậu như đậu phộng, đậu nành, cây ăn trái, rong biển… có nhiều chất dinh dưỡng, không chứa độc tố lại có tác dụng lọc sạch máu huyết giúp tuần hoàn nhanh khiến thân thể thanh thản, đầy đủ tinh lực, tăng sức chịu đựng, trí tuệ minh mẫn, do đó kéo dài được tuổi thanh xuân, da dẻ hồng hào.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Hầu hết các loại thực vật đều không có cholesterol và chất béo bão hòa – có nhiều trong thịt động vật. Vì vậy, người ăn chay ít bị tình trạng tăng cholesterol trong máu cao – nguyên nhân gây các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim cục bộ (đau thắt ngực), xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ chi dưới (dây đau cách hồi), tai biến mạch máu não.

Giảm nguy cơ béo phì: Thức ăn thực vật vẫn cung cấp đầy đủ lượng calori cũng như các chất dinh dưỡng khác nhưng lại có rất ít chất béo. Còn năng lượng do rau trái cung cấp thường không dư thừa để tích trữ dưới dạng mỡ béo. Rau trái có nhiều chất xơ với lượng nhỏ calori, tạo cảm giác ăn mau no nên không ăn được nhiều, do vậy mà giúp giảm nguy cơ béo phì.

Ít bị rối loạn tiêu hóa: Do có đặc tính hút nước, chất xơ không hòa tan trương lên khi ở trong ruột, làm nở và mềm khối phân, kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột khiến việc đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, chất xơ có tác dụng hấp phụ các chất độc có trong hệ tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch của hệ thống này, tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột nên giảm được nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhất là bệnh tiêu chảy. Tác dụng này thấy rõ ở trẻ em.

Giảm nguy cơ cao huyết áp: Do người ăn chay ít mập, hay do ăn rau quả có ít muối, hoặc do người ăn chay có nếp sống điều độ, lành mạnh hơn nên có thể giúp giảm huyết áp ở người đang bị cao huyết áp.

Giảm nguy cơ loãng xương: Nguyên nhân của hiện tượng loãng xương là do mất khoáng calci trong xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới vào thời kỳ mãn kinh.

Người ăn chay ít mắc phải nguy cơ loãng xương vì không ăn nhiều chất đạm động vật (có chứa nhiều sulphur – chất làm tăng độ acid trong máu đưa đến tăng lượng calci thải ra trong nước tiểu), do đó sẽ làm giảm calci trong xương.

Phòng ngừa và điều trị tiểu đường: Chất xơ làm hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn, nhất là các chất xơ hòa tan do có khả năng làm tăng tính nhạy cảm của insulin. Nó tham gia chuyển hóa triglycerid nên giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu một cách hiệu quả. Đường sẽ được giải phóng từ từ vào máu, duy trì được nồng độ đường/máu một cách ổn định.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở người ăn thịt động vật cao hơn so với những người ăn nhiều rau quả hoặc ăn chay. Lý do có thể là vì thức ăn chay có nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa và chất đạm.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ ăn chay cũng ít hơn so với những người ăn nhiều thịt động vật. Nguyên nhân là do rau quả làm thay đổi lượng hormon estrogen trong máu và làm thiếu nữ chậm có kinh lần đầu – được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt thức ăn chay thường có đậu nành, chứa một hoạt chất có khả năng chống lại ung thư vú là phytoestrogen.

Theo Hoàng Trần
(Nguồn: http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=335334&ChannelID=194)

[ăn chay] Cách làm ĐẬU HŨ KHO NẤM RƠM CỦ CẢI

Đậu hũ kho củ cải không chỉ là một món chay thơm ngon hấp dẫn, mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn thanh đạm của bạn.

Nguyên liệu:

  • Củ cải trắng: 2-3 củ
  • Nấm rơm: 150g
  • Đậu hũ chiên: 2 miếng (không có thì mua đậu hũ sống về chiên)
  • Tỏi tây (boa rô), có thể thay bằng hành lá nếu bạn ăn chay theo trường phái không kiêng ngũ vị tân.
  • Dầu ăn, nước tương, đường, bột nêm, muối, ớt, tiêu.

Cách làm:

– Nấm gọt sạch phần gốc, ngâm nước muối loãng 15′. Rửa sạch lại, để ráo, cắt đôi ( hoặc 3-4 nếu nấm to)


– Rửa sạch rồi cắt củ cải trắng thành khoanh tròn 2-3 cm rồi cắt đôi lại.
– Đậu hũ nếu mua trắng thì cắt ô vuông vừa ăn, chiên vàng.


– Để nồi lên bếp, cho ít dầu vào, đập đầu boa rô bỏ vào phi thơm rồi vớt ra, cho củ cải trắng + nấm vào xào tầm 5′, cho nước tương+ít đường+ bột nêm+ ớt bột (ớt trái băm nhuyễn) vào đảo đều.
– Cho đậu hủ vào đảo đều, đậy nắp lại đun, thỉnh thoảng lại đảo đều.


– Nước gần cạn nêm nếm lại cho vừa ăn.
– Boa rô rửa sạch cắt khúc cho vào, tắt bếp.


– Bày ra đĩa, rắc ít tiêu và cho vài lát ớt lên.


– Ăn với cơm nóng rất ngon.

Yến Hà.

Cách nấu Canh Chua Chay

Canh chua chay nấu tương tự như canh chua bình thường, chỉ khác ở chỗ là dùng nguyên liệu chay.

Nguyên liệu:

  • Đậu hũ non: 2 miếng
  • 1/2 trái dứa
  • 1 quả cà chua
  • Nấm rơm, hoặc nấm dai, nấm gì không có vị đậm quá là được: 150g
  • 5 trái đậu bắp
  • Dọc mùng (bạc hà): 1 cây
  • Giá đỗ: 1 nắm
  • Me chua chín: 1/2 vắt
  • Boa rô (tỏi tây), ngò (mùi tàu), đường, muối.

Cách làm:

Sơ chế: 
– Đậu hũ non cắt ra miếng vừa ăn. Có thể chia bớt 1 phần xắt mỏng đem chiên giòn để sau cùng bỏ vào nồi canh cho phong phú.
– Cà chua bổ múi cau làm 6 miếng
– Dứa chia đôi: 1 phần bằm nhuyễn, 1 phần xắt lát mỏng
– Đậu bắp xắt khúc vừa ăn
– Dọc mùng cắt xéo khúc vừa ăn. Sau đó cho vào tô nước có pha chút muối, bóp 1 chút rồi rửa lại bằng nước sạch, làm vậy để không bị ngứa.
– Tỏi tây thái nhỏ. Ngò xắt khúc.

Thực hiện:
– Đầu tiên ngâm vắt me vào trong cái chén nước ấm, dằm nhẹ cho ra nước chua (dằm mạnh cũng không sao).
– Bắc cái nồi đủ nấu canh, cho vào chút dầu ăn, rồi thả vài lát boa rô vào phi thơm, sau đó cho phần dứa băm vào xào cho chín, ra nước vàng, rồi cho tiếp cà chua và dứa lát vào xào sơ vài phát cho vui (buồn thì đừng xào nha :))) .
– Rồi mới đổ 1 lượng nước đủ nấu canh vào nồi, trút hết nấm vô luôn, nấu sôi.
– Nước sôi thì cho tiếp nước từ vắt me chua vào, đun sôi (Nếu nước me chưa đậm thì có thể kiếm cái rây bỏ me vào rồi nhúng xuống nước canh đang sôi, vừa nhúng vừa đãi cho ra nước me, làm như vậy thì nước chua sẽ ra ồ ạt hơn).
– Nấu tiếp 10 phút cho nước đậm đà, rồi trút đậu bắp vô, nấu tiếp 3 phút.
– Sau cùng, vặn nhỏ lửa rồi trút bạc hà, đậu hũ non (và đậu hũ chiên giòn nếu có) vào, nêm thêm muối, nhiều đường, xắt thêm 1 trái ớt vào, nếm lại đủ 4 vị chua cay mặn ngọt không vị nào gắt quá là ok, nấu tiếp cho đến khi sôi trở lại, chờ tiếp 3 phút rồi cho giá vào nấu tiếp 39 giây, tắt bếp.
– Rắc boa rô thái nhỏ vào nồi.
– Ăn nóng với cơm.

Món canh chua thì cho dù có là canh chua chay đi nữa, nó cũng chỉ đơn giản vậy thôi. Chủ yếu là khâu chuẩn bị nguyên liệu và nêm nếm. Muốn ngon, thì nêm gia vị cho đậm đà, nhất là vị me và đường nên nêm mạnh tay một tí. Còn phần rau quả, bạn có thể tùy biến cho hợp với sở thích của mình, miễn sao đừng có bỏ mấy cái đồ độc hại vô là được.

Bé Thúi.