Cách làm BÚN VỊT NƯỚNG

Bún vịt nướng là món trộn dễ ăn, lại hấp dẫn nhờ sự phối hợp của các nguyên liệu phù hợp với nhau. Công thức do Tô Hưng Giang chia sẻ.

Nguyên liệu:
– Vịt: nửa con
– Tỏi: 5 múi, băm nhỏ
– Hành củ: vài củ xắt lát rồi phi vàng
– Đậu phộng rang
– Sả: 2 củ
– Nước dừa tươi: 2 quả
– Đường: 2 muỗng cafe
– Dầu ăn, tiêu, muối, dấm
– Cà rốt, xoài xanh (hoặc đu đủ, củ cải)
– Bún.
– Rau thơm

Thực hiện:
– Cà rốt & xoài thái sợi, ngâm dấm nêm tí bột ngọt 15 phút cho ngấm rồi vắt ráo.
– Vịt chặt làm đôi.
– Tỏi băm nhỏ, cho vào nồi hoặc chảo sâu phi thơm với dầu ăn rồi cho vịt vào xào săn.
– Tiếp theo đổ tất cả nước dừa vào, cho tiếp 2 củ sả đập dập, đường, muối, tiêu, hạt nêm, nếu nước dừa chưa ngập vịt thì cho thêm nước.
– Vặn lửa to nấu sôi rồi vặn nhỏ lại nấu cho vịt chín mềm. Vịt chín tới, nước cạn thì tắt bếp, gắp vịt ra ngoài.
– Cho thịt vào khay nướng không dính, rưới một ít nước nấu ban nãy lên miếng thịt rồi bật lò 200 độ C, nướng tới khi vịt lên màu nâu vàng là ngon.

Pha nước chấm:
– Pha theo tỉ lệ: 8 xì dầu / 2 đường / chút bột ngọt / ớt tỏi thái lát / tiêu.

– Cho rau, bún, thịt, cà rốt, xoài, hành củ phi vàng, đậu phộng, rau thơm tất cả vào tô rồi chan nước chấm lên là xong. Trộn đều lên trước khi ăn.

Theo Tô Hưng Giang.

Cách làm VỊT QUAY CHAO

 

Món vịt quay chao với vị ngọt ngon của vịt, mặn mà hấp dẫn của chao, thích hợp để chiêu đãi cả nhà trong bữa cơm sum họp.

Nguyên liệu:

– 1 con vịt béo ú, 1 mẩu gừng
– 2 viên chao trắng
– 2 viên chao đỏ
– 1 thìa canh rượu thơm
– 50g hành củ + tỏi
– Cà rốt, củ cải (để làm đồ chua)
– 1 quả chanh vắt lấy nước
– 2 thìa canh dầu mè
– 2 muỗng canh mật ong
– Bột năng, xì dầu, tiêu, muối, bột ngọt, đường

Thực hiện:

Làm đồ chua: Thái lát cà rốt với củ cải, vắt cho ráo nước rồi ngâm trong hỗn hợp giấm đường (nếm lại vừa miệng) trong 45 phút.

Làm vịt:

– Vịt nói người mua làm lông giùm. Chà vài miếng gừng đập dập lên mình vịt rồi rửa sạch, để ráo nước.
– Lấy hết 2 loại chao cho vô cái chén đánh nhuyễn rồi nhét vào bụng vịt. Đổ tiếp vào bụng vịt 1 muỗng canh rượu, 1 muỗng cafe tiêu, đường, bột ngọt, hành tỏi băm.
– Làm hỗn hợp bao gồm: nước cốt 1 trái chanh, 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh bột năng, đánh lên cho đều rồi xoa hỗn hợp này lên mình vịt (ngoài da). Đem vịt đi phơi cho ráo nước và se da.
– Vịt ráo se lại rồi thì ta đem vịt nướng trong lò hoặc lửa than cho vàng đều. Khi vịt gần chín, ta xoa dầu mè lên mình vịt cho vịt bóng và ngon hơn.
– Vịt chín, chặt ra ăn nóng với cơm, đồ chua…

Bảo Tố

Cách nấu CANH THỊT VỊT ĐẬU ĐEN NGÔ NON

 

Hạt sen giúp an thần, ngủ ngon và có thể phòng ngừa tóc bạc sớm. Món ăn này còn có tác dụng làm đẹp da.

Nguyên liệu:

– 1 con vịt tơ (làm sạch)
– 180g thịt nạc heo
– 75g đậu đen
– 40g bắp non
– 20g hạt bo bo
– 40g hạt sen
– 40g long nhãn khô
– Chút muối, gừng

Thực hiện:

1 Đậu, bắp, bobo, hạt sen, nhãn rửa sạch.
2 Hai loại thịt đem rửa sạch, trụng qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lạnh.
3 Bắc nồi nước, nấu cho sôi rồi cho tất cả nguyên liệu vào (thêm 2 lát gừng) nồi nấu cho sôi.
4 Nước sôi thì vặn lửa vừa, hầm tiếp 150 phút cho thịt mềm. Nêm muối vào cho vừa miệng.
5 Ăn nóng không hoặc ăn kèm cơm.

Tào Thiềm

Cách làm VỊT XÀO SẢ ỚT

Những món xào nhanh gọn luôn luôn hấp dẫn.  Món Vịt xào với hương thơm cay của sả ớt, dầu hào, sẽ là lựa chọn không thể chê trên mâm cơm nhà bạn.

 

Nguyên liệu:

  • – Vịt: nửa con
  • – Sả: 3 nhánh,
  • – Hành lá: vài nhánh, cắt khúc 2cm
  • – Ớt sừng: 2 trái
  • – Mè rang
  • – Hành củ băm, tỏi băm, mỗi thứ 1 muỗng cafe
  • – Dầu hào, dầu mè
  • – Muối, hột nêm
  • – Gừng và Rượu trắng để khử mùi vịt

Thực hiện:

– Sả bỏ phần xanh, rửa sạch, xắt xéo thật mỏng, chia ra một phần đem bằm nhuyễn.
– Ớt sừng bỏ hạt, xắt lát mỏng xéo.
– Lấy rượu, chút muối và miếng gừng đập dập xát lên mình vịt để khử mùi. Rửa sạch, để ráo nước. Sau đó lóc lấy thịt (xương bỏ đi hoặc đem nấu canh), xắt miếng nhỏ vừa ăn.
– Ướp vịt với sả bằm, 1 muỗng cafe hột nêm, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe dầu hào, 1 muỗng cafe dầu mè.
– Bắc chảo dầu cho sả ớt vào phi cho vàng thơm, vớt ra ngoài. Tiếp tục cho hành tỏi vào phi cho dậy mùi rồi trút thịt vịt vào xào chín trên lửa vừa, nêm nếm lại vừa miệng.
– Vịt chín, cho hành lá vào trộn đều rồi tắt bếp. Trút mè rang, sả ớt phi ban nãy vào chảo trộn đều.
– Ăn nóng với cơm.

Bảo Tố

CÁCH KHỬ MÙI HÔI CÁC LOẠI THỊT CÁ

Thịt vịt, lợn, cá là những nguyên liệu ngon, nhưng nếu biết cách khử những mùi hôi của chúng đi thì món ăn sẽ càng ngon nữa.

1. Thịt vịt

Thịt vịt thường có mùi hôi vì thế trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn. Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.

2.Thịt bò

Với nhiều người, thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt lợn. Do đó, nếu không tìm cách loại bỏ hết mùi gây, họ sẽ cảm thấy rất khó chịu với món ăn. Cách xử lý là hãy cho bò vào nồi nước lạnh (nước ngập miếng thịt bò) rồi cho lên bếp đun nóng lên (chứ không sôi). Lúc này, bề mặt thịt sẽ nóng và ngưng kết lại, làm cho mùi gây trong miếng thịt giảm đi, lúc đó vớt ra, thái miếng và chế biến thành các món theo ý. Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên dành cho món bò nấu, hầm, thái miếng lớn.

Ngoài ra, các bạn có thể rửa sạch miếng thịt bò với nước rồi dùng rượu rửa lại, hoặc ngâm thịt bò trong rượu, để khoảng 15 phút, rồi xả lại bằng nước sạch, thịt bò sẽ bớt mùi và khi chế biến cũng thơm ngon hơn. Để thịt bò thơm ngon hấp dẫn hơn, ngoài việc ướp với tỏi theo cách thông thường, bạn có thể nướng củ hành khô, bóc lớp vỏ cháy bên ngoài rồi giã hành, ướp cùng thịt bò và tỏi.

 

3. Thịt lợn

* Thịt và xương lợn

Thông thường, những con lợn khỏe mạnh, được chăn nuôi “sạch” thịt sẽ rất thơm và ngon. Tuy nhiên, thị trường hiện nay bán tràn lan những con lợn được nuôi bằng cám tăng trọng vì vậy thịt lợn thường có mùi hôi. Nếu mua phải loại thịt này, bạn hãy luộc thịt trong nước sôi khoảng 3 phút rồi chắt nước đổ đi, rửa lại miếng thịt mới chế biến tiếp thành các món khác. Hoặc khi đun nấu bạn cho vào thịt 3 – 5 cọng rơm, sau khi luộc sôi vài phút thì vớt ra để ráo nước, sau đó tiếp tục chế biến món ăn, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon.

Khi làm món thịt luộc, ta cho vào thịt một củ hành đập dập vào, hành sẽ giúp khử mùi hôi tốt. Ngoài ra, sau khi luộc thịt chín, chị em có thể cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon. Việc hớt bọt thường xuyên cùng giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.

* Gan lợn

Khi rửa gan lợn bạn nên cho một chút rượu trắng hoặc rượu vang đỏ để khử tanh gan. Ngoài ra gan cũng giống như các loại nội tạng lợn khác bạn nên ướp qua giấm để khử mùi hiệu quả nhất. Do đặc tính gan lợn thường có mùi đặc biệt nên trước khi xào hay nấu, muốn khử hết mùi, chỉ việc rửa sạch máu ở gan rồi bóc bỏ lớp màng ở bên ngoài, ngâm gan lợn với một ít sữa bò. Đảm bảo với bạn sẽ không còn mùi.

* Lưỡi lợn

Đun sôi nước, cho lưỡi heo vào ngâm cho trắng đục phần bên ngoài, có thể thử bằng cách dùng kẹp cạo nhẹ xem có tróc lớp màng này không là được. Vớt ra cạo sạch lớp màng ngoài màu trắng đục. Rửa lại cho sạch.

Để hạn chế mùi tanh, rửa lưỡi lại với ít nước pha giấm hoặc dùng muối hột chà xát vào phần mặt lưỡi rồi rửa lại.

* Cật lợn

Cắt quả cật làm đôi theo chiều dọc, dùng dao thái thịt lạng bỏ phần mỡ bên trong cho thật sạch để cật không bị hôi. Rửa sạch cật heo bằng chút nước lạnh pha muối, sau đó cho quả cật đã rửa sạch vào thau nước lạnh có pha chút muối và gừng để tạo độ giòn và khử mùi hiệu quả (bạn có thể thay rượu và gừng bằng dấm nhé), ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước. Lúc này bạn có thể để nguyên quả cật để luộc hay thái lát mỏng vừa ăn để xào, nấu.

4. Cá các loại

Sau khi đã làm sạch cá (bỏ mang, đánh vẩy, cắt vây, bỏ ruột) để khử bớt mùi tanh, bạn có thể dùng muối thường hoặc muối hạt chà xát lên cá. Với những loại cá có mùi tanh mạnh, phải bỏ thật sạch màng đen, gân máu trong bụng cá nữa, rồi rửa cá kỹ lại bằng nước sạch. Muốn chắc ăn hơn, hãy ngâm cá trong nước vo gạo hoặc nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, cá sẽ sạch nhớt và khử được mùi tanh.

Tổng hợp

 

Cách làm VỊT NƯỚNG CHAO

Sự kết hợp giữa thịt vịt và chao luôn mang đến sức hấp dẫn đặc biệt cho món ăn. Món Vịt nướng chao hương vị đậm đà, mộc mạc sẽ là một điểm nhấn hoàn hảo trong bữa ăn của gia đình bạn.

Chuẩn bị:

  • – Thịt vịt: 600g (có thể dùng vịt nguyên con hoặc đùi vịt)
  • – Chao trắng: 1 viên, chao đỏ: 2 viên
  • – Rượu trắng, gừng, mật ong, dầu hào, dầu mè, đường, mè rang.

Cách làm:

Bước 1:

– Gừng rửa sạch đập dập giã nhuyễn, trộn với rượu trắng rồi bôi hỗn hợp này lên vịt, để chừng 15 phút để khử mùi. Rửa vịt lại bằng nước rồi để ráo. Khứa vài đường lên thịt vịt để dễ ngấm gia vị.

Bước 2:

– Trộn 2 loại chao với nhau, tán nhuyễn, thêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe mật ong, chút dầu hào, trộn đều.

Bước 3:

– Bôi hỗn hợp chao lên vịt, ướp trong 3 tiếng cho ngấm.

Bước 4:

– Bật lò nướng 180 độ, cho vịt vào nướng khoảng 40-50 phút, thỉnh thoảng lấy ra phết hỗn hợp ướp lên mặt vịt để không bị khô.

Bước 5:

– Vịt chín hẳn là dùng được. Khi ăn rắc mè rang lên vịt cho thơm.

Theo Cún Khang (ngoisao.net)

Cách làm VỊT OM SẤU

Món Vịt om sấu là món ăn hấp dẫn của miền Bắc, với nguyên liệu đặc trưng là quả sấu. Tuy nhiên hiện nay ở các nơi khác cũng có thể tìm quả sấu này dễ dàng tại siêu thị. Nên bất cứ ai cũng có thể dễ dàng làm cho gia đình một bữa vịt om sấu ngon miệng.

 

Nguyên liệu:

  • Thịt vịt: 5 lạng
  • Sả: 2 củ
  • Gừng: 1 mẩu
  • Sấu: 4-5 quả
  • Nước của 1 quả dừa
  • Gia vị thông thường.
  • Bạn cũng có thể cho thêm vào món này khoai môn, đậu phụ sống, ăn kèm rau muống giống món Vịt nấu chao của miền Nam.
Thực hiện:
Món ngon cuối tuần: Vịt om sấu 4
Sả đập dập, thái thành cọng dài cỡ cm

Gừng xắt miếng mỏng

Sấu cạo sạch vỏ nhám bên ngoài.

Món ngon cuối tuần: Vịt om sấu 6
Vịt bóp muối, xát với tí gừng rồi rửa sạch. Chặt miếng vừa ăn.

Ướp vịt với sả, gừng, hạt nêm, nước mắm, chút đường, thả sấu vào ướp trong 30 phút.

Món ngon cuối tuần: Vịt om sấu 8

Nước dừa chuẩn bị sẵn.

Món ngon cuối tuần: Vịt om sấu 10
Bắc nồi vặn lửa to, cho thịt đã ướp cùng các nguyên liệu ướp (kể cả sấu) vào xào cho cạn nước thì thêm nửa muỗng súp dầu ăn vào nồi.
Món ngon cuối tuần: Vịt om sấu 12
Thịt vịt săn, thơm, thì ta trút hết nước dừa vào nấu sôi. VẶn nhỏ lửa om tầm 30 phút cho thịt chín mềm là ăn được.

Ăn nóng với cơm hoặc bún.

Vĩ Độ

Cách làm VỊT NẤU CHAO

VỊT NẤU CHAO là một trong những cách chế biến vịt hấp dẫn, ngon lành nhất. Cách làm món ăn ngon này tuy vậy lại rất đơn giản.

Chuẩn bị:

  • Vịt: con khoảng 1kg (Chọn vịt cỏ là ngon nhất)
  • Chao đỏ 5 miếng chao trắng 5 miếng.
  • 1 củ khoai môn to
  • Nước dừa xiêm: 1 trái
  • Rau muống ăn kèm
  • Các loại gia vị thông thường: đường, hạt nêm, tỏi, ớt, tiêu, hành, dầu hạt điều…

mav208

Sơ chế nguyên liệu:

+ Rau muống rửa sạch, ngắt bỏ hết cọng già và lá. Chỉ giữ lại cọng ngon.

+  Khoai môn gọt vỏ, thái quân cờ, ngâm khoai trong nước sạch để cho hết nhựa và không bị thâm đen.

+  Vịt rửa sạch, rửa lại với rượu trắng và gừng để khử mùi. Chặt vịt thành từng khúc vừa ăn, ướp với các loại gia vị như hành tím, tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, tiêu, dầu hạt điều, chao đỏ và chao trắng, hạt nêm trong khoảng 40 phút đến 1 tiếng cho ngấm gia vị.

Các bước nấu vịt

1.Cho thịt vịt đã ướp gia vị vào xào sơ cho thịt vịt hơi săn lại.

2. Cho nước dừa tươi vào nấu nhỏ lửa đến khi vịt chín mềm.

3.Cuối cùng cho khoai môn vào nấu đến khi khoai chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn là được.

Vịt nấu chao ngon nhất là dùng ngay khi còn nóng và ăn kèm với bún tươi. Khi ăn nhúng rau muống vào nước nấu vịt cho mềm rồi ăn.

 

BÍ QUYẾT LUỘC VỊT NGON, MỀM, NGỌT, CHẮC

Thịt vịt không cần chế biến cầu kỳ, chỉ cần luộc lên thôi là ngon lắm rồi. Tuy vậy, làm sao để luộc vịt ngon, chín đều, mềm mà không dai, không bở là một vấn đề với những người nội trợ mới. Sau đây là một số mẹo, bí quyết giúp bạn có được món vịt luộc ngon.

– Điều kiện đầu tiên là phải chọn được con vịt ngon, không già. Tuy nhiên, cách luộc cũng rất quan trọng.

Khử mùi vịt

– Thịt vịt thường có mùi hôi vì thế trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn. Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.

Nấu vịt

– Bạn không cần phải ninh vịt thật lâu vì như vậy, thịt có mềm nhưng sẽ không ngon do chất ngọt đã thôi ra nước. Thay vì thế, hãy cho con vịt vào nồi khi nước đã sôi sùng sục (khác với thịt gà là cho vào nồi nước lạnh đun nóng dần, do da gà mềm, mỏng, rất dễ bị bục). Chỉ cần đun đến khi chín tới (dùng đũa xiên qua được mà nước đỏ không ứa ra nữa) là vớt ra chặt ăn luôn, thịt sẽ rất mềm (trong khi thịt gà không chặt khi nóng vì miếng thịt sẽ nát do mềm quá). Nếu chưa ăn thì chỉ tắt bếp chứ không vớt vịt ra.

Xử lý vịt già, dai

– Nếu bạn mua phải con vịt già, dai thì cũng có cách luộc làm nó mềm hơn. Đơn giản nhất là sau khi vịt chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt trong nồi cho đến khi nguội. Hoặc vài chục phút trước khi làm thịt vịt, bạn đổ vào miệng vịt một chén rượu. Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Một số khác lại cho vào nồi luộc vài con ốc hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.

 

(Nguồn: phununet)

Cách nấu Bún Măng Vịt

Bún măng vịt là món ăn được nhiều người ưa thích với cái dai giòn lựt xựt của măng, kết cấu và hương vị hấp dẫn của vịt luộc, điểm thêm vị cay nồng ngọt ngào của mắm gừng.

Nguyên liệu:

  • Vịt: con khoảng 800g – 1000g
  • Nửa ký măng khô.
  • 1 củ hành tây
  • 2 củ gừng lớn
  • Rượu trắng
  • Hành lá, hành củ, ngò gai (mùi tàu), rau răm
  • Gia vị thông thường
  • Bún.

mang-vit

Cách làm:

Xào măng (đối với măng khô):

– Ngâm măng khô cho nở mềm. Sau đó xé sợi, cắt đoạn già dai, rồi ngâm vào nước lạnh từ 2-3 ngày, thay nước thường xuyên cho tới khi nước trong, để măng hết chua.

– Chuẩn bị nồi nước, đun sôi, sau đó cho măng vào luộc sôi khoảng 3-4 lần. Mỗi lần luộc xong thì thay nước luộc tiếp. Sau đó cho măng ra rổ, để ráo.

– Bắc cái chảo, cho hành củ  vào phi thơm. Sau đó cho măng vào xào chín, nêm 2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng canh nước mắm. Châm thêm chút nước xào lửa nhỏ cho măng ngấm gia vị.

– Sau đó đậy kín nắp chảo, để qua đêm.

Luộc vịt, làm nước dùng:

– Hành tây đem nướng thơm.

– Lấy 1 củ gừng, cạo vỏ, giã nhuyễn.

– Vịt rửa và nhổ lại lông tơ cho thật sạch. Chà hỗn hợp gừng và 2 thìa canh rượu trắng lên khắp trong và ngoài thân vịt, để yên khoảng 30 phút – 1 tiếng rồi rửa lại một lần nữa.

– Đổ nước ngập mặt vịt, luộc sơ rồi bỏ nước luộc vịt đó đi, rửa lại.

– Dùng tiếp củ gừng thứ 2, rửa sạch, để nguyên vỏ, nướng sơ cho thơm, thêm hành tây thả vào nồi nước, cho vịt vào đun sôi.

– Trong khi luộc thỉnh thoảng hớt bọt cho nước dùng được trong, nêm 2 thìa cà phê muối, nửa thìa hạt nêm, 2 thìa nhỏ đường.

– Đun khoảng 20 – 30 phút bạn dùng đũa đâm xuyên qua chỗ đùi vịt, nếu không thấy chảy ra nước màu hồng là vịt đã chín, bạn vớt ngay ra thố nước lạnh để khoảng 5 – 10 phút thì vớt ra dĩa, dùng dao sắcchặt thành từng miếng vừa ăn.

– Nồi nước dùng sau khi vớt vịt, bạn thả măng vào, tiếp tục đun sôi đến khi măng mềm thì nêm nếm lại gia vị tùy theo khẩu vị.

Rau sống:

– Hành lá, ngò gai rửa sạch, để ráo.

– Đầu hành trắng thái sợi mỏng, phần hành xanh thái khúc nhỏ.

– Ngò gai thái nhỏ.

– Rau răm nhặt sạch.

Mắm gừng:

– Giã nhuyễn 2 – 3 nhánh gừng cùng vài tép tỏi, 2 thìa canh đường và 2 – 3 quả ớt.

– Nước mắm đổ ra bát, thêm hỗn hợp gừng tỏi đã giã, dùng thìa khuấy đều.

Thưởng thức:

Lấy bún ra bát, bên trên rắc hành lá, ngò gai thái nhỏ, thêm măng, xếp vài miếng thịt vịt lên bề mặt, chan nước dùng. Dùng kèm với rau răm.

 

Cách làm GỎI VỊT

Chiều chiều mát trời có một đĩa gỏi vịt ăn với cơm hoặc cháo thì còn gì bằng! 🙂

Nguyên liệu:

  • 1 con vịt tơ đã làm sạch (tầm 1,5kg)
  • 1/3 bắp cải trắng, 1 củ cà rốt, 200gr rau muống. ( thịt vịt có thể làm gỏi với nhiều loại rau khác: Hoa chuối, ngó sen,
  • đu đủ xanh,….)
  • đậu phộng
  • 1 củ tỏi nhỏ, 2 trái ớt, 4 củ hành tím, 1 củ gừng nhỏ, 2 quả chanh, 1 củ hành tây.
  • đường, muối, hạt nêm, nước mắm
  • rau húng quế, rau răm.


Cách làm:


– Luộc vịt với chút muối, hạt nêm, gừng, hành tím băm. Vịt chín vớt ra để nguội.( luộc nhỏ lửa khoảng 15 phút tính từ lúc nước sôi để vịt vừa chín tới, giữ được vị ngọt, da giòn)
– Chặt vịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
– Bắp cải, cà rốt cắt sợi nhỏ, rửa sạch để ráo. Rau muống bào sợi, ngâm nước có ít muối và vài giọt chanh. Hành tây cắt mỏng, ngâm chút đường và chanh để khử bớt mùi hăng cay. Rau húng và rau răm thái rối. Tỏi, ớt băm nhỏ.
– 3 củ hành tím cắt mỏng phi vàng. Đậu phộng rang vàng, xát bỏ vỏ, đập dập.
– Cho bắp cải, cà rốt, rau muống, hành tây, thịt vịt, tỏi, ớt vào tô to, trộn đều với 1 muỗng đường, 3 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng nước mắm.
– Để cho thấm rồi cho rau húng, rau răm vào trộn.
– Xếp ra đĩa, rắc đậu phộng và hành phi lên.
– Nước chấm: 3 muỗng nước mắm, 1nhánh nhỏ gừng thái sợi nhỏ, 1 thìa cà phê đường, 1 củ tỏi băm, 2 trái ớt băm, 1 muỗng cà phê nước chanh, 1 muỗng nước.

Yến Hà / MAV

Cách làm Mì vịt tiềm

Món mì vịt tiềm vừa đậm đà vừa có vị ngọt dịu đặc trưng, là món ăn ngon miệng mà bạn có thể làm đổi món cho cả gia đình vào cuối tuần.

Nguyên liệu:

– 2 cái đùi vịt làm sạch, 500g xương heo ninh lấy nước dùng.

– 2 hoa hồi, 3 đinh hương, 1 nhánh quế, ít vỏ quýt khô, 10 tai nấm đông cô, nước tương, gừng, hạt nêm, muối, đường.

– 4 vắt mì trứng sợi nhỏ, 1 bó cải thìa hoặc cải ngọt tùy ý thích.

Mì vịt tiềm là món ăn của người Hoa, nó hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon, dịu ngọt rất dễ chịu.

Cách nấu món mì vịt tiềm ngon:

Đùi vịt rửa sạch, chà xát lại với rượu trắng, dùng khăn sạch lau khô. Ướp với tỏi băm, hạt tiêu, nước tương, muối, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho thấm. Sau đó chiên vàng.

Nấm đông cô ngâm với nước ấm cho mềm, cắt bỏ cuống. Các hương liệu cho vào chảo rang thơm.

Cải thìa, hành lá rửa sạch.

Xương heo rửa sạch, cho vào ninh lấy nước dùng. Vớt bỏ xương heo, gừng để vỏ, rửa sạch và nướng vàng cho vào nước dùng. Các loại hương liệu sau khi rang cho vào túi vải cột chặt rồi thả vào nước dùng. Sau đó cho đùi vịt đã chiên vàng vào nấu mềm, tiếp đến cho nấm đông cô vào. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Mì trứng chần sơ qua nước sôi cho mềm rồi vớt ra rổ để ráo. Cải thìa cho vào nồi luộc chín với ít dầu ăn và ít muối để cải bóng. Cải chín vớt ra cho ngay vào nước lạnh để cải giữ được màu xanh đẹp mắt.

Cho mì vào bát, xếp đùi vịt lên trên, thêm cải thìa, tai nấm, hành lá thái nhỏ, chan nước dùng vào là bạn đã có bát mì vịt tiềm thơm ngon, nóng hổi cho cả nhà cùng thưởng thức.

Cuối tuần cả gia đình xum họp cùng ngồi bên nhau thưởng thức tô mì vịt tiềm thơm ngon, bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho một tuần làm việc mệt mỏi. Hương vị đậm đà, mùi thơm của táo thấm vào từng miếng thịt mềm thật ngon không thể nào cưỡng lại được.

 

 

Cách nấu món Vịt khìa

1. Chuẩn bị:

Vịt: khoảng 1kg

– Củ cải : 400g

– Hành củ, tỏi, gừng, tiêu

– Gia vị, nước mắm

2.Cách thực hiện:

– Vịt rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, dần mềm, ướp với gừng, muối, tiêu, hành.

– Củ cải rửa sạch, gọt vỏ, sau đó thái khoanh mỏng nhưng không đứt hẳn mà vẫn dính với nhau thành một dây, ngâm vào nước muối, rửa sạch vắt ráo. Pha giấm, đường, nước mắm rồi cho củ cải vào ngâm.

– Bắc chảo mỡ đun nóng, cho thịt vịt vào chiên vàng, thêm 100ml nước dùng, nêm mắm, đường, vặn nhỏ lửa đun tới khi vịt chín mềm, thêm tiêu, bột ngọt vào. Khi nước còn sệt, lấy vịt ra bỏ bớt xương to, bày ra đĩa, dội sốt lên trên.

– Ăn với nước mắm, ớt giấm, tỏi, kèm theo củ cải thấu.

 Bé Thúi (MAV.vn)

Cách nấu Vịt kho gừng

Vịt kho gừng, món ăn ngon quen thuộc ở tất cả các miền quê. Cực kỳ ngon miệng, hao cơm, tuy nhiên cũng như các món ăn có gừng khác, bạn nên tránh làm món này vào bữa tối để khỏi bị nóng ruột, khó chịu sau khi ăn.

Nguyên liệu:

Cách làm:

– Vịt mua ở chợ bắt họ vặt lông giùm mình. Đem về nhà thì rửa kỹ với rượu trắng để loại bỏ mùi hôi lông. Sau đó chặt ra từng miếng nhỏ vừa ăn.
– Gừng chọn củ nào không non, gọt vỏ, xắt mỏng, chia ra làm 2 phần.
– Hành củ, tỏi băm nhuyễn.
– Ướp thịt vịt + 1 phần gừng + 1/2 thìa canh nước mắm + 2 thìa cà phê đường + hành tỏi băm.
– Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu hoặc mỡ, phi thơm 1 tép tỏi rồi cho phần gừng kia vào xào.
– Trút tiếp tô thịt ướp vào chảo, xào lửa lớn và nhanh tay cho thịt săn lại.
– Cho thêm 1 thìa canh nước hàng + 2 thìa canh nước mắm + 1 thìa canh đường, xào tiếp và nêm lại cho vừa ăn.
– Cho nước vào vừa ngập mặt thịt, vặn nhỏ lửa. Cho thêm 3 trái ớt hiểm vào rồi kho riu riu với lửa nhỏ.
Kho tới khi nước sền sệt, thịt đủ mềm là được, nếu chưa mềm mà hết nước thì thêm nước kho tiếp.
– Nếm lại cho vừa ăn.
– Ăn với cơm nóng rất ngon.

Bé Thúi