Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới

 Theo một số liệu thống kê gần đây, Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao trên thế giới với 70.000 người chết và 200.000 ca mới mắc hàng năm (theo VTC http://vtc.vn/viet-nam-co-ty-le-ung-thu-cao-nhat-the-gioi.321.539289.htm). Theo một số liệu khác, thì con số này là 75.000 người chết / 150.000 ca mắc mỗi năm, và dự đoán  sẽ còn tăng mạnh.

Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam.
Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.
Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.
Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.
Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).
Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).
Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.
Một bệnh nhi ung thư mắt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…
Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…
Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.
Theo Diệp Thanh
Nguoiduatin.vn

Cách làm BÁNH BỘT LỌC GÓI

Bánh bột lọc là món đặc sản đậm chất miền Trung, đã từng được CNN đưa vào danh sách 40 món bánh hấp ngon nhất thế giới. Món ăn hấp dẫn bởi độ dai của bột lọc, mùi thơm của tôm đất, và vị cay ngọt nhẹ nhàng của nước mắm pha.

Nguyên liệu:

Phần vỏ:

  • – 2 chén bột năng khô
  • – 2 chén nước
  • -2 thìa súp dầu ăn
  • – chút muối

Phần nhân:

  • – 2 lạng tôm đất tươi
  • – 3 lạng thịt ba rọi
  • – 1 lạng hành củ
  • – Nửa lạng nấm mèo
  • – Dầu ăn, muối, tiêu, bột ngọt

Nước chấm:

  • – 2 lạng tôm đất tươi
  • – Nước mắm ngon, chanh, ớt, đường

Phần lá chuối gói bánh:

  • – Lá chuối, tước cạnh rìa, rửa sạch, lau khô rồi cắt miếng cỡ 10x 15 phân.

Thực hiện: 

1/ Làm nhân:

– Tôm đất cắt râu, đuôi, rửa sạch, để ráo, ướp muối, tiêu

– Thịt ba rọi thái mỏng, ướp muối, tiêu

– Hành củ thái mỏng

– Nấm mèo rửa sạch, ngâm nước ấm để nở lớn, xắt sợi chỉ

– Bắc chảo lên bếp đun nóng 2 thìa súp dầu ăn, phi thơm hành rồi đổ tôm, thịt, nấm vào xào chín, nêm nếm lại vừa ăn.

2/ Làm bột:

– Đổ bột, nước, dầu ăn, 1/2 muỗng cafe muối vào trong cái nồi, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đều tay tới khi bột hơi sánh đặc lại nhưng không chảy nhão. Tắt bếp nhắc xuống. Chuẩn bị gói bánh ngay từ lúc này.

3/ Gói bánh:

– Để 1 miếng lá chuối 10×15 phân vô lòng bàn tay,Hơi ôm bàn tay lại cho lá chuối hõm xuống ở giữa theo chiều dọc thớ lá. Đổ vào 1 thìa súp bột đã làm, dàn bột ra một tí rồi đặt vào 1 con tôm, 1 miếng thịt, ít hành, nấm, gấp 2 mép lại theo chiều dọc rồi bẻ ngược đầu ra phía sau là được 1 cái. Cứ làm xong 2 cái thì lại úp lưng vào nhau dùng lá chuối cột lại thành 1 cặp.

– Lần lượt làm  cho hết bột. Xếp lần lượt bánh vào kín mặt xửng, đem hấp cách thủy độ 20 phút là bánh chín.

4/ Làm nước chấm:

– Tôm rửa sạch, để ráo, lột bỏ vỏ; bỏ phần đầu, vỏ tôm đem luộc trong nồi nhỏ với chút nước, để sôi độ 3 phút thì tắt bếp, đổ ra cái rây để lược vỏ bỏ đi, giữ lại phần nước luộc vỏ.

– Nước mắm pha với đường, châm thêm nước luộc vỏ tôm, nếm tới khi nào thấy mặn ngọt thật thanh dịu, vắt vào một miếng chanh, xắt vài ba lát ớt. Nêm nếm lại không vị nào gắt quá là được.

Nguyễn Thị Tuyết

Cách làm SƯỜN NON NƯỚNG SỐT CAY

SƯỜN NON NƯỚNG SỐT CAY có thể là món ăn tuyệt hảo trong dịp họp mặt cuối tuần, hay là món đổi món cho bữa ăn bình thường của gia đình. Bí quyết nướng sườn ngon nằm ở khâu tẩm ướp và quết sốt khi nướng.

Nguyên liệu:

  • + 4 -5 miếng sườn lợn non (tùy ăn mà gia giảm gia vị ướp)
  • + Tương cà, tương ớt, sữa đặc loại có đường, xì dầu, nước mắm, rượu trắng, sa tế (hoặc tương ớt dạng băm)
  • + Hành lá thái nhỏ, tỏi băm, ngò rí xắt nhỏ, tiêu xay
  • + Bột năng: 2 muỗng hòa với chút nước
  • + Các loại gia vị thông thường
  • Đậu bắp (để ăn kèm)

Cách làm

Chuẩn bị:

– Thịt sườn mua về đem xát qua bằng hỗn hợp 1 muỗng canh rượu + 1 muỗng cafe muối, để tầm 20 phút rồi rửa lại cho sạch. Để ráo.

– Sau đó cho sườn vào tô ướp cùng với  hành lá, ngò rí, 1/4 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe xì dầu, 1 muỗng cafe hột nêm, 1 muỗng cafe sa tế (hoặc tương bằm), 2 muỗng bột năng đã hòa nước. Để khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.

– Bắc nồi hấp cách thủy, cho sườn vào hấp qua tầm 10 phút, gắp ra ngoài để nguội.

– Pha hỗn hợp sốt nướng sườn: 1 muỗng canh sữa đặc + 1 muỗng cafe dầu ăn + 1 muỗng canh tương ớt + 2 muỗng canh tương cà + 1/2 muỗng canh xì dầu + 1 muỗng canh tỏi xay.

Thực hiện:

– Bôi hỗn hợp sốt nường sườn kỹ lên hai mặt của miếng sườn, rồi cho vào lò nướng hoặc cho lên bếp than, nướng theo cách của bạn. Trong khi nướng nhớ phết thêm sốt khoảng 3-4 lần cho sốt ngấm (sốt này ngoài tác dụng gia vị còn giúp thịt mềm, không bị khô)

*** Khi nướng có thể nướng thêm đậu bắp ăn kèm với sườn sẽ đỡ ngán hơn.

Bảo Tố

 

NHỮNG LOẠI RAU BẨN CẦN LƯU Ý TRONG NGÀY HÈ

Những loại rau bẩn nhất vào mùa hè

Rau bẩn là những loại chứa nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và dễ nhiễm giun sán do môi trường ô nhiễm.

Theo tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, mùa hè là thời điểm vi sinh vật phát triển mạnh, khiến rau củ nhanh hỏng. Vì thế, người nông dân thường sử dụng hóa chất bảo quản nhiều hơn các mùa khác trong năm.

PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế) cũng cho rằng người Việt đang chịu ảnh hưởng lớn từ việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Với các loại rau đang phân phối trên thị trường, ông cho biết đa số đều chứa hóa chất, thuốc trừ sâu.

Thậm chí, rau chính vụ vẫn được phun thuốc để diệt trừ sâu bọ, kích thích tăng trưởng. Cụ thể, người tiêu dùng cần thận trọng khi mua các loại rau ăn lá như rau muống, cải, ngót, ngọn su su.

Đặc biệt, rau muống được trồng tại ao, hồ, sông, nguồn nước bị ô nhiễm, có thể chứa rất nhiều loại giun sán, ký sinh trùng. Loại rau này dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên nhiều nông dân vì lợi nhuận đã sử dụng các loại thuốc kích thích, trừ sâu, thu hoạch không đúng hạn đem bán ra thị trường. Điều đó gây nguy hiểm đối với sức khỏe người sử dụng.

Bên cạnh đó, rau cải chứa nhiều sâu và rệp, càng để lâu, càng phun nhiều thuốc. Rau mồng tơi để được lá tốt, xanh mởn như trên thị trường cũng cần thuốc kích thích tăng trưởng.

Theo vị chuyên gia này, các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như bí, bầu, mướp, khoai tây. Việc ngâm rửa và gọt vỏ có thể loại trừ 70-80% dư lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên nếu đã để lâu, lượng thuốc có thể ngấm sâu vào trong rau củ, nguy cơ nhiễm độc càng lớn.

Ông cũng cho biết mùa khô, dư lượng hóa chất còn sót lại trên rau thường cao hơn mùa mưa vì không đủ nước để trôi bớt thuốc.

Do đó, PGS Trần Đáng khuyến cáo tất cả rau quả tươi đều cần được rửa dưới vòi nước chảy để gột sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn rau sống, đặc biệt là rau muống. Những loại có vỏ nên gọt trước khi ăn.

Theo PGS Trần Đáng, nếu rau củ được trồng theo chuẩn GAP, người dân có thể yên tâm về nguồn thực phẩm sạch.

Để bảo vệ bản thân và gia đình, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Chọn mua rau ở nơi an toàn của người quen hoặc nơi biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.

– Sử dụng thực phẩm an toàn bằng cách rửa, sơ chế, chế biến theo 10 nguyên tắc vàng vệ sinh an toàn thực phẩm của WHO.

– Tố giác những điểm trồng mất vệ sinh, sử dụng nhiều hóa chất tới các cơ quan có thẩm quyền để hạn chế thấp nhất lượng rau bẩn ra thị trường.

– Tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của thuốc trừ sâu, hóa chất trên thực phẩm, cách chọn rau sạch, địa chỉ uy tín.

Cách nấu CANH CHUA TÔM NẤU KHẾ

CANH CHUA TÔM có vị ngọt của tôm, vị chua của khế… sẽ là một món ăn hấp dẫn trong thực đơn của bạn những ngày trời nóng nực.

Chuẩn bị:

  • –  Tôm đất: 2 lạng
  • – Khế chua: 1 trái
  • – Cà chua: 1 trái
  • – Vài lá lốt, ít rau ngổ (ngò om), ngò gai (mùi tàu), hành lá
  • – Hành củ băm: 1 muỗng cafe
  • – Các gia vị thông thường

Thực hiện :

Bước 1:

– Tôm cắt bỏ chân và càng, để nguyên vỏ, ngâm rửa nước muối cho sạch.

Bước 2:

– Cà chua bổ múi cau, khế gọt bỏ khía cạnh rồi xắt lát mỏng.

Bước 3:

– Lá lốt rửa sạch rồi xắt sợi.

Bước 4:

– Hành lá, Ngò gai và ngò om rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 5:

– Bắc nồi cho vào chút dầu ăn, đun nóng rồi cho hành củ băm vào phi thơm rồi trút tôm vào xào cho vừa chín hồng.

– Tiếp theo trút khế, cà chua vô xào chung khoảng 2 phút.

Bước 6:

– Trút 2 chén nước lọc vào nồi, nấu cho sôi, rồi nêm thêm 2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe nước mắm, chút hạt nêm, nấu cho sôi lại, nếm vừa ăn theo khẩu vị.

 

Bước 7:

– Xong xuôi thì tắt bếp, rắc hành lá, ngò om, ngò gai, xắt thêm trái ớt đỏ vào nồi nếu thích cay. Làm thêm chén nước mắm ớt để chan khi ăn cho vừa vặn. Ăn nóng  với cơm.

Theo Cún Khang.

NHỮNG MẸO VẶT BỎ TÚI CHO NGƯỜI NỘI TRỢ (PHẦN 8)

Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

  •  Chọn đậu hũ (đậu phụ)

Đậu phụ chỉ bổ dưỡng và ngon khi còn tươi, còn khi đã hư, chua thì dễ gây hại. Muốn biết đậu mới, thì nhìn xem đậu có trắng, thớ đậu mịn màng là được.

  •  Giữ màu cho các món trứng 

Nhiều món ăn làm từ trứng buộc phải đánh nổi trứng trước khi chiên, hấp. Khi đánh, lưu ý không đựng trong đồ nhôm vì như vậy sẽ làm cho trứng thành phẩm có màu xám. Tốt nhất là dùng đồ sành, thủy tinh để đựng trứng khi đánh.

  • Làm bao tử, ruột lợn  

Bao tử hoặc ruột heo có cách làm riêng để cho sạch sẽ dễ dàng: Mua về, lộn trái ra rồi bốc một nắm bột mì nhét vào, bóp kỹ một lúc rồi rửa lại nhiều lần bằng nước.

Khi luộc lòng heo, muốn cho trắng, giòn, thì chuẩn bị nồi nước sôi, cho một miếng phèn chua bằng lóng tay vào trước quậy tan rồi cho lòng vào luộc ngập nước. Lòng chín thì vớt ra cho ngay vào chậu nước lạnh đã pha sẵn chút hàn  the.

  • Pha cà phê ngon

Pha cà phê nếu muốn cho thật thơm ngon thì pha bằng nước đang sôi trên bếp (không phải nước để trong bình thủy). Tráng phin và ly cho nóng, rồi mới múc cà phê vào phin, sau đó chế nước sôi gần đầy phin. Có thể đem ly pha cafe ngâm trong một ly nước nóng to hơn. Lưu ý là một phin cà phê đang pha thì chỉ chế 1 lần nước.

  •  Giữ hơi Gaz cho nước ngọt có gaz 

Bạn thường gặp trường hợp nước ngọt, nước suối có gaz bị bay hết hơi nếu để lâu. Có cách để giữ hơi gaz được lâu là đậy kín nắp chai, rồi dựng ngược chai nước lên (cắm đầu xuống đất). Như vậy gaz sẽ lâu bay hơi hơn cả tuần dù bạn có để ở nhiệt độ thường hay trong tủ lạnh.

  •  Mở nút chai rượu quá chặt

Huơ lửa vào cổ chai, thủy tinh ở chỗ này sẽ nở ra và bạn sẽ vặn nút chai ra dễ dàng hơn.

  •  Súc bình nước quá bẩn

Bình nước để lâu, dơ dáy, mờ đục. Muốn làm cho sạch, trước tiên bạn xé giấy báo vụn nhét vào kín chai, rồi đậy nắp lại. Hai ba ngày sau lấy hết giấy ra, cho nước sạch vào súc kỹ.

  •  Bảo quản khoai tây, bánh mì, bột mì 

Khoai tây:  Để khoai vô cái thúng, đặt thúng này vào trong cái kệ (không cho đụng mặt đất), để ở chỗ thoáng mát thì có thể giữ được 1-2 tháng trời.

Bánh mì:  Bánh mì muốn giữ lâu không bị khô cứng, thì để bánh mì nằm chung với cục đường, dùng giấy dầu và bao nylon gói thật chặt, rồi cất vào chỗ thoáng mát.

Bột mì: Trộn một ít muối vào bột mì (tỷ lệ 5g muối cho 1kg bột), bột không bị mặn mà còn giữ được lâu không bị mốc.

  •  Nấu món ăn có rượu  

Chia lượng rượu định cho vào đồ ăn làm hai phần. Một phần cho vào lúc ướp hoặc nấu, phần còn lại cho vào khi thức ăn đã hoàn tất, sắp ăn. Làm vậy thì món ăn mới có mùi hương rượu.

  •  Nấu món có bơ 

Đừng cho bơ vào ngay từ đầu. Chiên xào thì nên dùng dầu mỡ, cuối cùng mới cho bơ nằm lên mặt dĩa thức ăn khi chuẩn bị ăn. Phải vậy mới giữ được mùi thơm của bơ.

  •  Thử Bơ, phó mát:  

Xắt một miếng nhỏ bơ hoặc phó mát, cho thử  vài giọt iode vào. Nếu miếng đó đổi qua màu xanh biếc tức là đã bị pha khoai lang, bột gạo rồi.

Xem thêm:

 

9 MÓN KHÔNG NÊN BỎ QUA TRONG CHUYẾN DU LỊCH CÀ MAU

Đến với miền đất mũi Cà Mau, ngoài việc đi thăm thú biển rừng, các di tích lịch sử thì bạn cũng đừng quên khám phá kho tàng món ăn rất phong phú và hấp dẫn ở nơi đây.

Chuột đồng chiên sả ớt

Đầu tiên là món chuột, chuột là đặc sản nổi tiếng ở miền Tây, vì thế khi du lịch đến Cà Mau bạn phải dùng thử món này. Miền tây ruộng lúa mênh mông, đó chính là nguồn thực phẩm dồi dào cho chúng, vì thế khi ăn bạn yên tâm về xuất xứ của chúng nhé.

Bạn có thể thưởng thức món chuột chiên sả ớt này tại rừng U Minh Hạ với giá 90.000 Đồng/ đĩa. Sau khi làm sạch chuột, sẽ được tẩm gia vị rồi cho lên chảo, đảo đều tay. Thịt chuột chín vàng giòn với mùi hương quyến rũ những thực khách sành ăn nhất.

Cá rô chiên xù

Vị giòn ngon, chấm mắm gừng hoặc mắm nêm cuốn bánh tráng là đặc trưng  của món cá rô chiên xù. Cá được làm sạch sau đó chiên nguyên con trong chảo nóng đầy dầu. Khi cá vàng đều thì vớt ra dể ráo dầu. Để cá lên đĩa cùng với rau xanh. Món cá rô chiên xu có khoảng 90k tùy theo địa điểm.

Lươn um rau ngổ

Đây là món ăn cay và giàu dinh dưỡng của người miền tây. Lươn làm sạch, cắt từ khúc vừa ăn, sau đó nấu với nước dừa công với gia vị đặc trưng. Lẩu lươn ăn với rau um hoặc ngổ. Món ăn trung bình giá khoảng 150k tùy địa điểm

Bánh tầm gà cay

Chắc Bạn cũng biết đến món tầm, nhưng ở Cà Mau họ cải tiến màu này đặc biệt hơn đó là kết hợp bánh tầm với cari gà. Dĩa bánh tầm được chan nước cari cùng với gà, món này ăn kèm với rau sống. Bạn chỉ bỏ ra khoảng 20k là sẽ thưởng thức được món ăn nổi tiếng này

Bún bì

Nhắc đến bún bì thì đâu đâu cũng có nhưng ngon nhất vẫn ở miền Tây. Bún bì ở Cà Mau khác với bùn bì thông thường, sợi bún to hơn, bì được ướp với hương vị lạ hơn, ăn cùng với chả lụa và nước mắm chua ngọt. Giá của tô bún có giá khoảng 25k tùy địa điểm

Cơm tấm tép rim, sườn chả

Nếu Bạn đã quen thuộc với đĩa cơm tấm bì sườn, ốp la, chả thì ở Cà Mau Bạn sẽ thưởng thức một đĩa cơm tấm khác biệt, đó chính là tép rim, một đĩa cơm tấm tép rim, sườn chả với giá khoảng 20k sẽ làm bạn ngạc nhiên

 Bánh tầm xíu mại tàu hủ ky

Thịt được băm nhuyển , ướp gia vị để thấm, tàu hủ ky được cắt dọc, xòe tàu hủ ky ra để thị băm lên rồi gói lại. sau đó đem hấp. Tàu hủ ky ăn với bánh tầm. giá khoảng 25k nhé, Bạn có thể ăn ở đường Bùi Thị Xuân.

Cua đá rang muối

Cua đá rang muối  – một món ăn rất ngon ở Cà Mau, Bạn hãy đến cầu Gành Hào để thưởng thức món này. Tùy địa điểm giá 1kg của đá là 150k nhé

Cá nhám hấp hành tiêu xanh tép mỡ

Cá nhám hay còn được gọi là cá mập con. Món được chế biến như sau, cá để nguyên con, làm sạch, sau đó để lên đĩa hấp cùng hành tây, hành lá và tiêu xanh. Yếu tố quan trong nhất để món ăn được ngon là nước sốt. Giá 1kg cá nhám thường khoảng 250k, Bạn có thể thưởng thức món này ở Gành Hào.

Nguồn: Vnexpress.net

Cách làm 17 loại nước chấm thông dụng

Trong ẩm thực Việt, nước chấm là một thành phần quan trọng và nhiều khi là thành phần quyết định độ ngon cho món ăn. Tùy theo từng món ăn cụ thể mà món nước chấm kèm có sự thay đổi về cách pha chế…

Cùng tham khảo công thức làm 17 loại nước chấm dành riêng cho 17 món ăn Việt nhé!

1. Nước chấm cho món bánh cuốn

+ 300ml nước sôi để nguội

+ 2 lạng rưỡi đường

+ 2 muỗng canh nước mắm nguyên chất

+ ớt tươi băm nhỏ

+ ít giấm gạo

Nếu muốn nước chấm ngọt hơn theo vị của người miền Nam, bạn có thể không dùng giấm chua. Thay vào đó bạn giảm lượng nước và tăng lượng đường trong công thức.

Nếu bạn ăn mặn hơn, có thể thêm nửa muỗng canh nước mắm, tương đương khoảng 30ml.

2. Nước chấm cho món chả giò

+ 200ml nước sôi để nguội

+ 2,5 muỗng canh đường cát trắng

+ 3,5 muỗng canh nước mắm nguyên chất

+ 3 muỗng canh giấm

+ 3 trái ớt đỏ, bỏ hạt và băm nhỏ

+ 1 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ

Để đơn giản và dễ nhớ hơn bạn có thể pha theo tỷ lệ: 1 nước mắm + 3 nước lọc + 2 đường + tỏi và ớt băm nhỏ.

Nước chấm này phải đặc và đậm mới đạt yêu cầu.

3. Nước giấm đường cho các món chua ngọt

+ 2 lạng rưỡi đường kính trắng

+ nửa lít giấm gạo

Cho đường vào giấm và đun nhỏ lửa hỗn hợp này khoảng 15 phút. Khi giấm nguội, cho vào chai thủy tinh và dùng dần cho các món chua ngọt trong bữa ăn hằng ngày như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt,…

4. Nước chấm cho món bún thịt nướng

Cách 1: Dùng nước giấm trên cho thêm nước mắm và nước đun sôi để nguội. Sau khi nêm nếm vừa ăn cho thêm tỏi băm, ớt băm và ít tiêu xay.

Cách 2: Bạn pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.

Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm.

5. Nước chấm cho món thịt xá xíu

+ 1/2 chén nước mắm

+ 1 muỗng canh đường

+ 5 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ

+ 5 trái ớt hiểm, bỏ hạt và băm nhỏ

Pha hỗn hợp theo tỉ lê trên, khuấy đều, sau đó cho tỏi ớt đã băm nhuyễn vào.

6. Nước sốt cho món gỏi cuốn

+ 1 củ hành tím phi vàng

+ 8 muỗng canh tương đen Hoisin (loại tương dùng để ăn phở)

+ 1 muỗng cà phê bơ đậu phộng hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn

+ 1 ít muối

Sau khi đã chuẩn bị các nguyên liệu với tỉ lệ như trên, bạn cho tất cả vào một bát vừa và trộn đều cho đến khi sánh, mịn.

7. Nước chấm đậu phộng cho món thịt bò satay

+ 300ml nước cốt dừa

+ 8 muỗng cà phê bơ lạc

+ Nửa củ hành tây băm nhỏ

+ 1 viên đường thốt nốt

+ Nửa muỗng cà phê ớt bột

+ 1 muỗng cà phê nước tương

+ một ít muối

Đem tất cả đun sôi trên ngọn lửa vừa. Tắt bếp, để nguội và sử dụng.

8. Nước mắm tỏi ớt cho các món

+ 3 muỗng canh nước

+ 3 muỗng canh đường

+ 2 muỗng canh nước mắm

+ tỏi và ớt băm nhỏ

+ 2 muỗng cà phê nước cốt chanh

Sau khi trộn chung các hỗn hợp trên lại, khuấy đều cho tỏi và ớt băm nhỏ vào.

9. Nước chấm cho món bánh bột lọc

Giã nát ớt và cho nước mắm vào cùng ít nước chanh. Nếu bạn không muốn nước chấm quá gắt vị nước mắm, bạn có thể thêm nước hoặc đường tùy ý.

10. Nước chấm cho món bánh bèo

Để có nước chấm ngon, bạn nên sử dụng ngay nước luộc tôm (tôm dùng làm ruốc) thay vì nước lọc.

+ 2 chén nước luộc tôm

+ 1 muỗng canh nước mắm

+ 1 ít muối

+ ½ muỗng canh đường

+ nước cốt chanh

+ tỏi và ớt băm nhỏ

Nếu không nhớ, bạn có thể áp dụng tỷ lệ: 1 nước mắm + 1 đường + 1/2 phần nước + 1/2 giấm gạo.

11. Nước chấm thịt vịt

+ 4,5 muỗng canh nước mắm

+ 5 muỗng canh đường

+ 1 muỗng canh gừng băm nhuyễn

+ 2 muỗng cà phê tỏi băm

+ 1 muỗng canh nước lọc

+ 1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh

Hòa tan lần lượt đường + nước + nước mắm. Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào và trộn đều.

12. Cách pha nước chấm bò bía

+ 1 chén tương đen Hoisin

+ 1/2 chén tương ớt

+ 1 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ

Trộn tương ớt và tương đen lại cho đều. Khi ăn rắc đậu phộng lên trên cùng.

13. Cách pha nước chấm ốc

+ 2 muỗng canh nước mắm ngon

+ 1 muỗng canh nước sôi để nguội

+ 1 muỗng cà phê nước cốt chanh

+ 2 muỗng canh đường

+ ½ chén gừng giã nhuyễn

+ ớt băm, tỏi băm

Hòa tan đường với nước trước khi cho nước mắm vào. Trộn đều dung dịch này trước khi cho thêm gừng, ớt và tỏi băm vào. Sau cùng, cho nước cốt chanh vào và hòa thật đều các gia vị.

14. Nước chấm cho các món luộc

+ 2 muỗng cà phê muối rang

+ 1 muỗng cà phê hạt tiêu rang

+ 1 muỗng cà phê nước cốt chanh

+ ớt băm nhuyễn

Trộn đều các nguyên liệu lại là bạn đã có một món chấm ngon cho các món luộc.

15. Nước chấm hải sản

+ 1 muỗng cà phê đường

+ 1 ít muối

+ 1 muỗng canh tương ớt

+ ½ muỗng cà phê nước cốt chanh

Đánh đều tất cả nguyên liệu với nhau đến khi hơi sệt là được.

16. Nước chấm cua, ghẹ

+ 2 muỗng cà phê đường

+ 1 chén nhỏ muối tiêu

+ nước cốt 1 quả tắc

+ vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm.

Vắt nước tắc vào muối tiêu, trộn đều với đường và cho vỏ quất thái sợi lên trên.

17. Mắm tôm – chanh – ớt

+ 1/2 chén mắm tôm

+ 2 muỗng cà phê nước cốt chanh

+ 2 muỗng cà phê đường

+ ớt băm nhỏ

Đánh kỹ mắm tôm với đường và nước chanh cho đến khi nổi bọt. Sau đó cho thêm ớt băm vào.

18. Nước mắm cơm tấm
½ lít nước mắm thường 15 độ đạm
2 ½ chén trung đường trắng
2 ½ nước lọc
Hòa tất cả vào nhau, khuấy đều cho tan hết đường…. Xong để đó…Ít nhất chờ trong nửa ngày (tốt nhất nên pha trước 1 ngày). Sau đó khuấy đều tay vài ba lần nữa trước khi đun sôi… Đun sôi (lúc đầu cho lửa thiệt mạnh, sau đó riêu đều (cùng lúc nên khuấy khá đều tay))… Để nguội.
Ớt băm nhuyễn (nên băm tay đừng xay bằng máy ớt dập nhìn không ngon và không để lâu được) + đồ chua (cà rốt và củ cải trắng xắt sợi (ngâm nước lạnh trước 1 ngày) sau đó ngâm với ít dấm ăn) pha chung với nước mắm ngọt vừa làm xong…
Ít bí quyết:
+ Phương pháp 1: Có thể pha ít nước dừa xiêm trong nước mắm ngọt (1 trái) trước khi đun.
+ Phương pháp 2: Có thể pha với nước 7Up để tăng độ nồng.

(Tổng hợp)

Cách trị rụng tóc bằng GỪNG và TỎI

Rụng tóc là nỗi lo của nhiều người, nhất là những bạn trẻ. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc chữa rụng tóc từ đông y, tây y được áp dụng. Bên cạnh đó, một bài thuốc dân gian khá phổ biến và được cho là hiệu quả, đó là chữa rụng tóc bằng tỏi và gừng.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền bệnh viện Quân đội 108, thì bài thuốc từ gừng và tỏi đã được chứng minh công hiệu qua kinh nghiệm lâu đời. Để chữa rụng tóc từ gừng, tỏi, cách đơn giản nhất là giã nhuyễn gừng hoặc tỏi rồi bôi lên vùng tóc bị rụng. Cũng có thể thái lát rồi chà vào vùng đó.

Có thể chỉ dùng gừng, hoặc tỏi, có thể dùng phối hợp cả hai. Thông thường người ta dùng gừng nhiều hơn tỏi vì gừng có hiệu quả hơn.

Ngoài ra còn có cách dùng phối hợp gừng tỏi với những nguyên liệu khác, ví dụ: 100g gừng tươi + 100g trắc bá diệp + 50g ớt chỉ thiên, tất cả thái nhỏ rồi ngâm trong 800ml cồn 70 độ khoảng 15 ngày thì dùng được. Dùng bông gòn tẩm vào hỗn hợp này lấy nước bôi lên vùng đầu bị rụng tóc. Ngày 3 lần, 50 ngày là thấy hiệu quả.

Đối với tỏi, có thể kết hợp với mật ong như sau: 2 củ tỏi đem giã nhuyễn rồi trộn với 30g mật ong, dùng tăm bông quẹt hỗn hợp này bôi lên chỗ tóc rụng, ngày 2 lần.

Bài thuốc này chỉ là kinh nghiệm dân gian, chứ chưa có nghiên cứu khoa học hiện đại nào phân tích được lý do gừng và tỏi giúp kích thích tóc mọc. Tuy vậy cách này có thể áp dụng một cách hiệu nghiệm và an toàn nếu bạn không bị dị ứng gừng, tỏi.

Giản Thanh.

Cách làm BÁNH BAO CHỈ

BÁNH BAO CHỈ nhân dừa là món ăn chơi phổ biến và hấp dẫn với mọi độ tuổi. Bạn có thể làm bánh này ngay tại nhà với công thức thật đơn giản.

Nguyên liệu:

  • 1 chén bột nếp khô (150g)
  • 200ml nước lọc
  • 1/4 bát con đường cát trắng (50g)
  • 3 thìa súp bột bánh dẻo, hoặc bột nếp rang, hoặc dừa vụn để áo bên ngoài bột.
  • Phần nhân: 50g mè trắng, 50g đậu phộng rang vàng, giã nhỏ. 50g dừa tươi bào vụn, 2 thìa súp bột năng, 70g đường cát trắng.

Cách làm bánh bao chỉ:

– Đổ tất cả vừng, lạc, dừa, đường vào nồi. Đặt lên bếp xào. Vừa xào vừa dùng đũa đảo đều, để đường tan, tiếp tục đến khi đôi đũa rít lại.

– Thêm bột năng vào, để các hỗn hợp kết dính.

– Dùng tay vo tròn hỗn hợp nhân, để ra đĩa.

– Bột nếp đổ vào nồi, thêm đường, nước, đun sôi, lửa nhỏ. Khi đun bạn nhớ dùng muôi khuấy đều để hỗn hợp không bị vón cục.

– Đun đến khi hỗn hợp bột đặc lại, nhìn nửa sống, nửa chín.

– Đổ hỗn hợp bột vào nồi có lót sẵn một khăn sô sạch, đun cách thủy, hấp chín bột. Hấp từ 10 đến 15 phút đến khi bột chín, thỉnh thoảng bạn nhớ lau nước đọng trên nắp nồi. Nếu có lò vi sóng thì đổ bột vào thố dùng trong lò vi sóng, nấu cho nhanh.

– Bạn nhanh tay đổ ra mâm, đã có sẵn bột nếp rang, lúc này hỗn hớp sẽ rất nóng, dùng tay nhồi để hỗn hợp bột dẻo, mịn.

– Ngắt từng viên bột bằng ngón tay cái, ấn dẹp ra. Cho từng viên nhân lạc vào.

Cho nhân vào giữa lớp vỏ rồi vo viên lại.

– Vo tròn lại, làm cho hết nhân và bột. Nếu muốn lăn qua dừa, bạn có thể đổ dừa ra mâm và lăn bên ngoài một lớp dừa .

Theo Cún Khang (ngoisao.net)

 

CÁCH PHA NƯỚC MẮM CHUA NGỌT

Nước mắm chua ngọt là thứ không thể thiếu trong các món bánh mặn dân gian Việt Nam như bánh căn, bánh xèo, bánh bèo… Sau đây là hướng dẫn cách pha nước chấm theo kiểu miền Nam, tức là hương vị có chút đậm đà, nồng hơn kiểu pha nước chấm thanh tao của miền Bắc [ xem thêm LÀM NƯỚC CHẤM KIỂU MIỀN BẮC ].

Chuẩn bị:

  • Nước ấm: nửa chén
  • Đường: 1/4 chén
  • Chanh: 1 trái
  • Nước mắm: 1/4 chén
  • Ớt xắt lát.
  • Tỏi băm nhuyễn.

Pha:

– Đầu tiên ta cho nước ấm, đường, chanh vào một cái tô (trừ nước mắm, tỏi, ớt cho sau cùng), quậy lên cho tan đều.

– Sau đó châm nước mắm từ từ, vừa châm vừa khuấy vừa nếm cho tới khi vừa miệng.

– Cuối cùng cho tỏi băm và ớt. Tới khi nào tô nước mắm có đủ chua cay mặn ngọt nhẹ nhàng và thơm mùi tỏi là được.

*** Mẹo: ớt có thể giã nhỏ rồi cho vào sau cùng ngay trước khi ăn để ớt nổi lên bề mặt nước chấm, nhìn rất hấp dẫn.

Bé Thúi.

Cách làm THỊT ĐÔNG

Thịt đông (chân giò nấu đông) là món ăn rất ngon, phổ biến ở miền Bắc Việt trong những ngày trời lạnh, nhất là dịp Tết. Khi làm món này, nên nêm hơi nhạt một tí, khi ăn kèm theo nước mắm sẽ ngon hơn.

Nguyên liệu:

  • Giò: 1kg
  • Nấm mèo: 25g
  • Nấm đông cô (nấm hương): 25g
  • Hành củ, tiêu
  • Cà rốt, ngò (1 ít để trang trí, cái này tùy chọn không quan trọng)

Cách làm:

Chuẩn bị:
– Chân giò chọn loại tươi ngon, bì trắng sạch sẽ. Mua về bỏ xương, cạo sạch lông rồi xắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
– Ướp thịt với 2 muỗng cafe bột nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cafe hành củ băm. Ướp trong 30 phút.
– Nấm mèo và nấm đông cô rửa sạch rồi ngâm trong nước ấm 30 phút cho nở mềm (ngâm xong giữ lại phần nước). Dùng dao cắt bỏ cuống. Sau đó thái sợi nấm mèo, còn nấm đông cô xắt nhỏ vừa ăn.
– Cà rốt xắt mỏng vừa ăn, có thể tỉa hoa nếu thích.

Hầm thịt:
– Bắc nồi, cho chút dầu ăn, phi thơm một chút hành củ băm nhuyễn rồi cho thịt vào xào cho đến khi hơi săn, thì trút nước ngâm nấm ban nãy vào, sau đó cho thêm nước vào ngập mặt thịt. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa lại hầm trong khoảng 45 phút cho thịt mềm, nhớ coi hớt bọt cho kĩ.
– Bắc cái chảo khác, phi thơm chút hành băm rồi cho hai loại nấm vào xào thơm, nêm 1 muỗng cafe nước mắm, 1/2 muỗng cafe bột nêm.
– Sau khi thịt đã hầm chín mềm rồi, thì trút phần nấm đã xào vào, trộn đều rồi đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp, rắc chút tiêu vào trộn lên.

Đông thịt:
– Xong xuôi đâu vào đó thì chuẩn bị một cái bát (tô) để đựng thịt đông. Để cho đẹp, ta trải một vài cọng ngò (mùi) dưới đáy, rồi xắp vài lát cà rốt lên trên.
– Chờ cho nồi thịt nguội hẳn, thì múc đổ vào bát, sau đó bỏ vào tủ lạnh ngăn mát cho đến khi thịt đông.
– Khi ăn dùng mũi dao lách một vòng quanh bát rồi ụp bát xuống là miếng thịt đông sẽ rời khỏi bát. Dùng dao xắt thành miếng nhỏ rồi măm măm thôi.

*** Nếu ăn vào ngày Tết thì ăn kèm với dưa kiệu / dưa hành là tuyệt nhất.

Bé Thúi / MAV

Cách làm Xôi đậu chiên

Một trong những biến tấu hấp dẫn nhất của xôi đó là xôi chiên. Miếng xôi chiên giòn ở mặt ngoài, thơm dẻo mùi nếp ở trong là một thứ thật khó chối từ trong những ngày trời lạnh.

Nguyên liệu:

  • 700g nếp ngon
  • 200g đậu xanh
  • Nước, nhiều dầu ăn, đường, muối.
  • Thịt chà bông, tương ớt ăn kèm.

Cách làm:

– Đậu xanh ngâm nước, đãi sạch vỏ.
– Nếp vo sạch, để ráo.
– Trộn đậu xanh và nếp lại với nhau, cho 700ml nước lạnh vào nấu chín.
– Khi nếp và đậu xanh chín, cho ra tô quết nát (lúc nóng dễ làm hơn nguội), nát khoảng 8/10 là được. Cho 100g đường, 1 ít muối, 3 muỗng dầu ăn vào trộn đều.
– Chia xôi thành nhiều phần bằng nhau (lớn nhỏ tuỳ bạn), vo tròn rồi ép dẹp xuống độ 1cm.
– Chảo dầu sôi, cho bánh vào chiên với lửa nhỏ, trở cho bánh vàng đều.
– Ăn với ít thịt chà bông và tương ớt.

Yến Hà (MAV.vn)

Thoáng Hà Nội giữa Sài Gòn

[ MAV ] Nói tới Hà Nội, ta hay nghĩ tới những góc phố yên ả, những quán nước nhỏ xiêu xiêu phủ bởi những tàng cây, những cư dân với nếp sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày dường như không bao giờ thay đổi. Tại Sài Gòn, cũng có một nơi gần giống như vậy.

Khu chung cư K300 và khu dân cư quanh đó, gọi chung là khu K300, nằm ở khu phố 4 phường 12 quận Tân Bình, là nơi tập trung nhiều người gốc Hà Nội. Không như những vùng Xóm Mới Gò Vấp, Ông Tạ Tân Bình, Xóm Đạo Quặn 8 vốn nhiều người gốc Bắc nhưng qua thăng trầm ngày tháng đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi lối sống Sài Gòn, dân Hà Nội ở K300 do mới tới chưa lâu, nên từ giọng nói cho tới nếp sống của họ không xa Hà Nội là mấy. Cũng những buổi hàn huyên bên ấm trà nóng, những tiếng rít thuốc lào thỉnh thoảng lại phát ra từ một cái điếu cày cũ được chuyền nhau hút. Hàng xóm láng giềng cho dù bận rộn, nhưng gặp nhau không quên câu chào hỏi: “Bác ăn cơm chưa?” “Bác đi làm về đấy à”…

Khu vực này có trung tâm là chung cư K300, không biết có cố ý hay không nhưng tường vách của chung cư đều được sơn màu vàng đặc trưng như ngoài thủ đô. Các quán nước nhỏ bài trí đơn sơ, không mở nhạc ồn ào ngẫu hứng, với thực đơn không có gì độc đáo, nhưng lại là những quán ruột của nhiều người. Nói về đồ ăn, thì nơi đây có khá nhiều những món nổi danh của Hà Nội: phở bò, gà, bún miến ngan, bún chả, cháo tim cật… Các bảng hiệu thiết kế đơn giản, chữ nghĩa gần gũi. Do quán sá bình thường nên giá cả cũng bình dân, không đắt đỏ như các nhà hàng, tiệm ăn sang trọng bán đồ Hà Nội.

Cái điểm khác biệt ở khu vực nhỏ nhoi này, so với hàng nghìn ki lô mét vuông còn lại của Sài Gòn, là không gian sống rất êm đềm dù đây không phải chốn làng quê hẻo lánh, cũng không phải là khu biệt thự cao cấp. Đi vào khuôn viên chung cư, ngồi quán uống nước, cảm giác như được thoát ly khỏi nhịp sống Sài Gòn, hay nói cho bay bổng 1 chút là cảm giác như được bê ra tới Hà Nội. Có thể nghe tiếng lá rụng lác đác dưới những gốc cây bàng, tiếng lá đưa xào xạc từ những bụi bằng lăng, hoa ban trồng quanh đó, chớ không nghe nổi những tiếng máy xe cộ. Quanh khu chung cư là những nhà dân, cũng phần lớn gốc bắc, tỏ ra khác biệt từ cách thiết kế nhà cửa giản dị nhưng bài trí ngăn nắp đâu ra đó, cho tới kiểu nhẩn nha, thích cà kê, sống chậm không việc gì phải vội.

Nghe nói người Hà Nội mới tới đây ở được 20 năm, trước kia nơi đây là khu ao đầm của quân đội. Ngày nay chỗ này nhà cửa đã chất đầy, có ngõ nhỏ, phố nhỏ, hàng quán, công ty, cao ốc… Đó không phải là chuyện lạ ở một miền đất đô thị hóa nhanh như Sài Gòn, nhưng để mang được một mảnh hồn Hà Nội vào tận nơi đây và giữ nó ở yên lại là một chuyện chỉ có những tình yêu Hà Nội sâu đậm mới làm được.

Hãy chọn một buổi sáng sớm, se mát càng tốt, rồi hãy ghé vô gọi 1 món ăn ở K300 có thể là bún ngan, bún dọc mùng hay phở, ăn xong ngồi nhâm nhi ly trà Tân Cương thơm dịu mới pha, ngó ra đường phố lác đác những người tập thể dục kiêm luôn trò chuyện với bạn hữu, bằng chất giọng Hà Nội khó lẫn. Bạn sẽ cảm thấy một luồng không khí Hà Nội đang trôi về, thật nhẹ nhàng lãng đãng.

Bạnh Bư (MAV.vn)

Cách làm Cơm Chiên Cá Mặn

[MAV.vn] Cơm chiên cá mặn, món ăn sáng dân dã nhưng rất đã, mùi thơm của nó khiến cho khó ai có thể chối từ.

Nguyên liệu:

Cho 1-2 người ăn:

  • 3 chén cơm đã nấu chín (nguội, khô rời càng ngon).
  • 1 miếng cá mặn (cá khô) bằng 2 -3 hoặc 4 ngón tay tùy ăn được nhiều hay ít
  • 1 quả trứng (gà ngon hơn vịt)
  • 1 cây hành lá
  • Tỏi băm: 2 muỗng cafe
  • Hành củ băm: 1 muỗng canh
  • Mắm, muối, đường, dầu ăn, gia vị các thứ.

Chuẩn bị:

– Cá mặn lấy kéo cắt miếng vuông nhỏ, ngâm trong nước nóng ít nhất 2 tiếng (qua đêm càng tốt). Sau đó lấy đồ đập cho dập. Rồi lấy tay xé ra càng tơi nhỏ càng ok. Nhớ là đoạn này xé tay mới ngon!

– Hành lá thái nhỏ, hành củ và tỏi băm nhuyễn.

– Pha 2 muỗng cafe đường với chút xíu nước cho nó tan ra.

Thực hiện:

– Chuẩn bị chảo dầu, phi thơm tất cả chỗ tỏi và hành củ băm đã chuẩn bị (hơi bị nhiều đấy!), sau đó cho cá mặn xé nhỏ vào xào lửa lớn và nhanh tay cho vàng thơm… rồi mới ụp tô cơm vào, nêm thêm chút muối.

Rang cho cơm nóng và trộn đều với cá, hành tỏi, sau đó đập 1 quả trứng vào rang cho tới khi cơm tơi, trứng chín khô, tơi ra thì đổ chén đường pha nước vào xào. Nếm coi có vừa ăn không.

– Vừa rồi (hơi lạt cũng được) thì cho hành lá thái nhỏ vào trộn đều lên cho có màu xanh, đậy lại, chờ tới khi ăn.

– Cuối cùng, trút ra tô rồi ăn nóng. Ai muốn đẹp nữa thì đổ ra dĩa trang trí cà chua dưa leo này nọ!

***Đây là món nhà quê, mỗi người mỗi cách làm, chủ yếu là tô cơm chiên phải có vị thơm mặn của cá, còn trứng hay thịt có thể coi là ăn thêm cho bổ chứ thực chất thì không làm ngon hơn mấy! Mình thích ăn cơm chiên cá mặn không bỏ trứng, ăn cho nó đậm mùi cơm, chứ bỏ trứng vô thì mùi trứng hơi bị át mùi, tất nhiên là cũng có người thích mùi trứng.

***Nên nêm lạt một chút để khi ăn chan thêm miếng mắm ớt, ăn sẽ ngon hơn, đừng có nêm vừa, ăn món Việt mà không chan nước mắm chán lắm!!!!.

Bé Thúi.

CÓ MỘT ‘XỨ QUẢNG’ NGAY GIỮA LÒNG SÀI GÒN

 

Vùng Bảy Hiền ở Tân Bình, lâu nay được biết tới như một Quảng Nam thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn, với làng dệt Bảy Hiền, với chợ Bà Hoa, với mì quảng, bê thui, bánh đập, với những con người tuy sống ở Sài Gòn lâu năm, mà vẫn nói riêng một giọng Quảng Nam khó lẫn lộn.

Địa danh Bảy Hiền có từ xưa. Bảy là thứ bậc trong gia đình, Hiền là tên của một nhân vật, ngày nay chỉ còn được biết tới qua hình tượng một ông cụ nhân hậu, hay giúp đỡ người khác, sống bằng nghề đổi nước sạch tại vùng đất này. Ông Bảy Hiền đã trở thành người thiên cổ từ lâu, nhưng cái cách kêu tên bình dị ấy còn được giữ làm tên đất.

Nếu không tính thời người dân Việt từ Ngũ Quảng vào miền Nam mở đất, do đã quá xa xưa, thì người Quảng hội tụ về vùng Bảy Hiền vào khoảng thập niên 1960 của thế kỉ trước. Họ là cư dân của các vùng Điện Bàn, Duy Xuyên của Quảng Nam, vào Sài Gòn, đem theo nghề dệt truyền thống. Làng dệt Bảy Hiền hình thành từ đó, về sau phát triển mạnh, trở thành một trong những chỗ cung cấp vải vóc chính cho thành phố Sài Gòn. Vùng Bảy Hiền từ một chốn đất rộng người thưa, dần trở nên nhộn nhịp, đông đúc. Người dân từ xứ Quảng, mà nhiều nhất là gốc Quảng Nam, theo đó đổ về đây lập nghiệp, tạo thành một cộng đồng gốc Quảng lớn nhất Sài Gòn, mà có lẽ cũng lớn nhất Việt Nam, nếu không tính xứ Quảng.

 

Ngoài nghề dệt, những con người đất Quảng còn đem tới Bảy Hiền các đặc sản văn hóa của quê mình. Ẩm thực là một điểm mạnh, các tiệm bê thui, mì Quảng mọc lên ngày một nhiều, cạnh tranh nhau về chất lượng. Cho tới nay, tuy mì Quảng đã phổ biến khắp Sài Gòn, nhưng nói ăn mì Quảng người ta vẫn nghĩ tới các tiệm mì Quảng ở khu Bảy Hiền, vì cho rằng mì Quảng ở đây đạt chuẩn, đúng hương vị Quảng nhất. Năm 1967, chợ Bà Hoa thành lập ở trung tâm làng dệt Bảy Hiền, người Quảng nhanh chóng biến chợ này thành một ngôi chợ Quảng Nam, với đầy đủ các đặc sản chính gốc Quảng: bánh tổ, bánh in, bánh đập, kẹo mạch nha, đường phổi, mắm cái, mắm dưa, cá chuồn, dầu phộng, tương ớt Hội An… Chợ Bà Hoa, nhờ giữ phong độ gốc Quảng ấy, cho tới nay đã trở thành điểm mua sắm, tham quan độc đáo của thành phố.

Ngoài văn hóa ẩm thực, các phong tục tập quán của xứ Quảng cũng được cư dân Bảy Hiền gìn giữ và phát huy, tạo thành những điểm nhấn đặc sắc trong một cộng đồng đa văn hóa của thành phố. Tục cúng xóm đầu năm là một ví dụ. Sau tết Nguyên đán, từ ngày mùng 8 tới 12 tháng Giêng, cư dân khu Bảy Hiền cùng đóng góp để làm lễ cúng xóm, với đầy đủ nghi thức trang nghiêm. Bàn cúng được bày ở ngay trên đường, với nhang đèn, cờ hoa, chiêng trống, người làm lễ mặc khăn đóng áo dài truyền thống. Sau lễ, bà con hội tụ với nhau ăn uống liên hoan vui vẻ, thân tình, làm gắn kết thêm tình cảm xóm giềng, mà cũng để chung tay xí xóa những chuyện xích mích lớn nhỏ trong năm cũ. Những sinh hoạt cộng đồng dân gian ấm áp tình làng xóm thế này, thật là hiếm thấy ở giữa Sài thành, nơi nổi tiếng thân thiện, nhưng hầu như nhà nào lo phần nhà nấy.

Bên cạnh các sự kiện lễ cúng, Bảy Hiền còn là nơi để đến tham gia các hoạt động văn nghệ, giải trí dân gian, như hát tuồng, bài chòi. Hấp dẫn nhất trong những ngày tết, đối với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, là lễ hội Bài chòi, thường được tổ chức tại trung tâm văn hóa phường 11. Đây là một trò chơi đậm chất nghệ thuật dân gian của xứ Quảng, người chơi vừa tham gia chơi, vừa được thưởng thức văn nghệ qua những câu hô bài chòi duyên dáng mà hài hước.

Nói đến các đặc sản của xứ Quảng, rồi thì không thể không nói đến giọng Quảng. Người Quảng hiểu rõ sự độc đáo trong chất giọng địa phương của mình, nên cho dẫu tha phương cầu thực, vẫn giữ cho mình cái vốn giọng Quảng đặc trưng, để tự hào về nguồn gốc, mà cũng để nhận đồng hương. Người dân Bảy Hiền, khi giao tiếp với người vùng khác thì tùy cơ ứng biến, nhưng khi nói chuyện với người dân “quê ta”, vẫn dùng giọng Quảng đặc sệt. Đến chợ Bà Hoa, ngoài thưởng thức bê thui, lòng xào nghệ, bánh đập, mì quảng, thì còn được thưởng thức giọng Quảng hiền lành, mộc mạc, không khác gì lạc vào một chợ Quảng Nam cách Sài Gòn gần một ngàn cây số.

Sài Gòn đất lành chim đậu, chuyện người miền trung, miền bắc vào đây sinh cơ lập nghiệp không phải chuyện lạ, nhưng có được một cộng đồng lớn và nhiều ảnh hưởng mà vẫn giữ lại những bản sắc quê hương như ở khu Bảy Hiền, có thể coi là một kì tích. Theo một thống kê, thì cư dân Bảy Hiền có tới 90% là người gốc Quảng, tập trung đông nhất ở các phường 11, 12, 13 của quận Tân Bình. Với đầy đủ các yếu tố về văn hóa, cư dân, ngôn ngữ, nói khu Bảy Hiền là một Quảng Nam thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn, không còn là một cách nói ví von bay bổng nữa.

Mỹ Mạnh (MAV.vn)

Những ứng dụng bất ngờ của Tỏi (phần 1)

[MAV.vn] Tỏi không chỉ là một loại gia vị, thực phẩm bổ dưỡng. Bên cạnh công dụng ngăn ngừa và chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có cao huyết áp, ung thư… tỏi còn biết đến với rất nhiều “tài lẻ” khác.

Ngăn rụng tóc:

Trong tỏi có nhiều hợp chất allicin, có thể ngăn rụng tóc hiệu quả. Bạn chỉ cần xắt lát tỏi rồi chà lên da đầu, hoặc bôi nước tỏi ngâm dầu ăn lên.

Chữa lở loét

Với đặc tính kháng viêm đã được chứng minh, tỏi hoàn toàn có thể được coi là loại thuốc trị loét hiệu quả. Cách dùng: dán 1 lát tỏi lên chỗ loét, hoặc bôi nước cốt tỏi vào.

Đẩy lùi cơn đau răng

Hãy để một lát tỏi vào chỗ răng đau để làm dịu cơn đau răng.

Đuổi muỗi:

Muỗi thường bỏ trốn khi ngửi được những mùi hợp chất có hại cho chúng, và tỏi cũng thuộc dạng này. Bạn thử đặt một nhánh tỏi ở nơi thường có muỗi, hoặc bôi nước tỏi lên da.

Đuổi ve, bọ chéc

Ít ai biết rằng trong bếp nhà họ có một loại thuốc trị ve chó, bọ chéc và nhiều loại côn trùng hiệu quả. Bạn bôi tỏi lên thân thể, hoặc trộn vào thức ăn cho vật cưng, và cả con người, để phòng tránh côn trùng gây hại.

Trừ sâu

Sâu cũng là loại côn trùng có thể diệt bằng tỏi. Thậm chí thuốc trừ sâu từ tỏi hiệu quả chẳng kém bất cứ loại thuốc nào. Thử trộn tỏi sống, nước tỏi với tiệu và xà phòng để xịt trừ sâu.

Keo dính

Người Trung Quốc đôi khi dùng tỏi để dán màng địch tử (loại sáo trúc có màng), thậm chí là dán kính. Hãy thử nghiệm dùng nước tỏi để dán những vật dụng trong nhà bạn, bạn sẽ bất ngờ đấy!

Hút dằm, gai khỏi da thịt

Khi bạn bị dằm đâm vào da, nếu chưa đến mức phải đi bác sĩ, thì hãy ép một lát tỏi vào chỗ da đó rồi băng lại. Tỏi sẽ hút dằm, gai ra giúp bạn.

Hỗ trợ tình dục:

Đây là công dụng của tỏi thường được nói nhiều trong các tài liệu cổ cũng như trong dân gian. Hãy thêm tỏi vào bữa ăn của bạn để cải thiện đời sống sinh lý.

Làm tan băng

Một thị trấn ở Iowa, Hoa Kỳ đã dùng muối tỏi để làm tan băng đóng tên mặt đường vào mùa đông.

Bạnh Bư tổng hợp

Xem tiếp: NHỮNG ỨNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA TỎI, PHẦN 2

Những tác dụng không ai muốn của dưa leo

PNO – Dưa leo (dưa chuột) là loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích cho sức khỏe như giải nhiệt, lợi tiểu, thông ruột, giải độc…, dưa leo còn mang lại nhiều tác dụng phụ không tốt.

 Do đó, để sử dụng dưa leo hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ của chúng dưới đây.

1. Dưa leo có chứa độc tố

Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những độc tố này là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa leo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa leo ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.

2. Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể

Hạt dưa leo có chứa nhiều cucurbitin, chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chất điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.

3. Dư thừa vitamin C

Vitamin C là chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Vitamin C khi được tiêu thụ với lượng quá lớn sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa hớm…

4. Gây hại cho thận

Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.

Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa leo có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.

5. Ảnh hưởng tới tim

Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.

Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.

Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.

6. Đầy hơi và phù

Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.

Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh…, bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa leo vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.

7. Dị ứng ở da và niêm mạc miệng

Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ về các phản ứng dị ứng của dưa leo trên cơ thể con người cho thấy những người bị dị ứng với chuối, trà hoa cúc, hạt hướng dương hay các loại dưa cũng có xu hướng bị dị ứng với dưa leo.

Ngay cả khi được nấu chín hay xay nhuyễn thì những triệu chứng dị ứng vẫn có thể xuất hiện. Do đó, cách tốt nhất là không nên dùng dưa leo nếu như bạn đã từng bị dị ứng với chúng.

8. Có thể gây viêm xoang

Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa leo.

Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.

9. Đối với phụ nữ đang mang thai

Mặc dù việc tiêu thụ dưa leo trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.

– Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa leo sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.

– Do có nhiều chất xơ nên dưa leo sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.

Bí quyết phòng tránh tác dụng của dưa leo– Rửa sạch dưa leo dưới vòi nước đang chảy.- Gọt bỏ vỏ vì phần lớn lượng độc tố đều nằm trong lớp vỏ của loại rau này.- Thay vì ăn sống, hãy sử dụng dưa leo để chế biến thành những món ăn thường ngày mà bạn vẫn thích. Sau khi được nấu chín, lượng độc tố trong dưa leo cũng sẽ bị tiêu hao.

Xem thêm:

Hồng Xuân, http://phunuonline.com.vn/ (Theo Stylecraze.com)

Bún bò Huế không còn như xưa

 Bún bò Huế là món ăn gốc Huế nổi tiếng Việt Nam, nay đã vang danh thế giới. Tuy vậy không như món phở, bún bò Huế có hơi ít những bài khảo cứu về nguồn gốc hay đặc điểm nguyên thủy của nó. Một trong những bài nghiên cứu giá trị hiếm hoi mà chúng tôi đã giới thiệu lần trước là bài BÚN BÒ của Trần Kiêm Đoàn. Hôm nay chúng ta cùng đến với bài viết tiếp theo của tác giả Lê Duy Đoàn, bài viết là những cảm nhận theo sau khảo cứu của Trần Kiêm Đoàn, cùng những suy nghĩ của tác giả về sự đổi thay của món bún lừng danh đất thần kinh.

 

Bún bò Huế không còn như xưa

Tác giả LÊ DUY ĐOÀN


Hoàng Hạc Lâu
 là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu (崔顥), một nhà thơ thời nhà Đường. Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng:

Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu…

Dịch nghĩa:

Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu

Nói văn chương cho vui tưởng chừng không ăn nhập chi với chuyện ăn uống thường tình, cụ thể là một tô bún bò. Tôi chỉ muốn nói là bây giờ, người nào sính văn chương và khoái món bún bò Huế quá muốn ngợi ca cũng không viết được, không dám viết vì đã có một bài viết về món bún bò Huế của Trần kiêm Đoàn – tác giả chuyện khảo về Huế – ca ngợi hết lời và vẽ ra một tô bún bò Huế tuyệt mỹ, tuyệt hảo không chê vào đâu được. Có người sao y bản chính bài “bún bò” này rồi đề tên mình vô, nhìn lạm là bài của mình ?! Có người làm rồi đó!

Bạn bè nói vui là Kiêm Đoàn kéo nối sợi bún bò dài cả cây số rồi tháo ra gom lại hô biến thành một “đoại bún bò Mụ Rớt”.

Kéo dài cả cây số vì tác giả đã chiêm nghiệm mọi ngóc nghách liên quan đến bún, đã vòng vo từ lối sống “kiểu Huế” đến “dấy nghĩa “trong truyền thống nấu ăn, chạy qua làng bún Văn Cù, chạy về Cung An Định thăm Bà Từ Cung, xuống chợ Gia Lạc thử bún Mệ Lựu rồi xuống Chi lăng ngồi điểm tâm đoại bún Mụ Rớt. Chừ đây, ở Mỹ, ngồi rung đùi buổi sáng thưởng thức một tô bún bò Huế kiểu Mỹ, nhắc lại chuyện xưa “khêu ớt trên răng cho Hoàng”. ..  Đúng là hụt hơi.

Bỏ qua những vòng vo Tam quốc và những thêm thắt tình tiết cho bài viết hấp dẫn, ta lướt qua những ý tứ mấu chốt của bài viết.

Không phải ai cũng biết điều này:

Theo tương truyền, trong một năm, món bún bò giò heo của Mệ Lựu đã chiếm giải nhất và được phê là “Thập toàn. Ngũ đắc”. Thập toàn là mười diều hoàn thiện của một món ăn ngon, đại khái như: ngọt ngào, thơm tho, đậm đà, bổ dưỡng, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu, khéo bày, bún bò Huế còn được đánh giá cao là vì tính chất bình dân và phổ thông trong bá tính: Mọi người ai cũng biết được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được, ai cũng tìm được vật liệu ngay tại địa phương, ai cũng có thể có dịp mua được (ngũ đắc). Phải chăng vì bún bò giò heo cũng mang tính truyền thống dân gian như bánh chưng, bánh dày thuở trước.

Hãy nhìn tộ bún bò Huế của Mụ Rớt qua mô tả của tác giả, mới đọc qua là đã thấy ngon rồi:

Tô bún bò Huế mới thoạt nhìn, có vẻ đạm bạc và thanh lịch như chiếc áo dài phin trắng nõn nà. Tô bún chỉ lớn hơn bàn tay búp măng xoè ra một tí. Nước bún trong để lộ những tép bún trắng nằm sóng soãi vươn lên miệng tô. Nước bún không mỡ màng, không bị vẩn đục vì gia vị. Vài loáng ớt màu đỏ nhạt, quyện với dầu sả nổi đốm sao trên mặt tô không che được miếng giò heo búp, mỏng bằng hai phần lóng tay. Miếng giò heo trắng ngả màu vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và mảnh xương tròn ở giữa như nhụy hoa nằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìm nửa hở trong tô bún. Che mái cho tô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắt mỏng, những lát bò bắp với thớ thịt chắc nịch nâu đỏ và những đường vân vàng nhạt của nạm, gầu, gân, sách.

Đến phần nguyên liệu và đi sâu vào phần kỷ thuật nấu nướng, rõ ràng là tác giả đã rất dày công nghiên cứu và nếm trải:

Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ… Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường dấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và lọai bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề”.

Nồi nước bún Huế

Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải.

Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.

Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở”.

Gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc và ớt, nước mắm. Tinh dầu của cây sả có mùi thơm rất nồng, đủ mạnh để làm trung hòa mùi ruốc và giúp cho mùi thịt trộn tiêu hành nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹ hơn dầu mỡ nên làm cho nước bún nổi sao óng ánh, tránh được những váng mỡ nặng nề làm cho người ăn ái ngại. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa phong phú tinh dầu. Đừng quên sả gốc nồng và chát, sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá.

 Trong nồi bún, nếu sả quyết định cho hương thì ruốc quyết định cho vị. Ruốc phải đánh loãng và thải hết chất bã. Ruốc nêm lúc nước còn lạnh để khỏi nặng mùi. Ruốc nêm đúng phân lượng sẽ làm cho nước bún có vị ngọt đậm đà và mùi thơm phảng phất chất mắm muối quen thuộc của đồ ăn Việt Nam. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ “ỏn”, nghĩa là lạt lẽo, kém vị, thiếu mùi như nước ốc. Ruốc nêm thừa, nước bún sẽ “hăng”, nghĩa là mùi vị nặng nề, không tỏa ngát quanh tô bún mà có vẻ như chìm lỉm trong nồi nước bún.

Sợi bún to

Theo tác giả, tô bún ngon nhưng phải kèm theo lối thưởng thức sành điệu của thực khách mới đủ bộ:

Cung cách nêm tô bún trước khi ăn cũng thể hiện phần nào phong thái của người ăn. Vẻ e dè chờ đợi của khách mới, dáng khoan thai của giới nhàn du, sự xông xáo của người đói bụng, cách lịch lãm của kẻ từng quen… là những biểu hiện thường tình trước tô bún.

Khi đã nêm xong, húp một muỗng nước bún khai vị để cảm nhận được cái chất ngọt thanh pha đủ mùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùi xương hầm, mùi thịt luộc, mùi chanh, mùi rau, mùi tiêu hành nước mắm… đã biến chất, đã quyện vào nhau tạo thành mùi bún bò có sức hấp dẫn lạ lùng riêng của nó. Miếng giò heo thanh nhã trong tô bún với lớp da mỏng có bìa da úp quanh miếng thịt nạc như đài hoa chưa nở nên thường gọi là giò “búp”. Cắn miếng giò, những sợi thịt trắng vừa béo, vừa ngọt vẫn còn thơm mùi thịt tươi mới chín nhẹ nhàng bốc hơi trên hai cánh mũi. Gắp lát thịt bò bắp. Lát thịt bò mỏng với những đường gân, sứa thịt và viền mỡ dòn tan giữa hai kẻ răng và vị ngọt béo miên man trên đầu lưỡi. Tô bún bò Huế vơi dần nửa như thách thức, nửa như mời gọi khách rằng, chưa cạn hết tô chưa gác đũa.

 

Vì là nhà văn nên tác giả ưa so sánh theo cái nhìn văn nghệ:

Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanh của bún Huế ví như những nét đan thanh của tà áo trắng, tà áo dài mỏng manh cửa đóng then gài ngỡ như là tử cấm thành của phái đẹp thần kinh, nhưng lại kín đáo phô bày trọn vẹn những nét đẹp trên thân thể của người mặc…….

Tác giả lấy chuẩn mực cho tô bún bò Huế  là tô bún bò giò heo Mụ Rớt . Đó cũng là điều những mà người đã từng sống ở Huế trước 75 dễ  đồng tình với tác giả. Nhưng chuẩn mực đó thay đổi tùy lúc tùy nơi.

Có điều rõ ràng là khách ăn bún Huế sẽ cảm thấy tô bún An Hoà khác hẳn tô bún An Cựu, nơi nầy có thêm lát chả, nơi kia có thêm miếng huyết, nơi nọ có chút rau thơm và chuối cây xắt mỏng lơ thơ. Càng đi xa, tô bún ở Đà Nẵng không giống tô bún Sài Gòn; tô bún Huế Ca-li khác xa tô bún Huế Texas…

Sự dễ dãi về hoàn cảnh sinh hoạt và phong phú về điều kiện vật chất có vẻ như có một tác dụng nghịch chiều  cho tiến trình tạo nên cái vẻ thanh nhã truyền thống của tô bún bò Huế. Bún bò Huế càng tiến về Nam càng được thêm thắt như tà áo trắng biến thành áo gấm với phượng vẽ rồng thêu. Bún Huế chỉ cần vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là đã đổi khác: Tô lớn hơn, mỡ màng và thịt, gân, rau hành nhiều hơn. Bún Huế tiến vào Sài Gòn thành tô “phở bún” xe lửa tàu bay với nước béo, rau sống, giá sống, thịt chả ê hề. Chính bún bò Mụ Rớt Huế vào Nam cũng đã chuyển mình thành “bún bò Mụ Rớt Nam Bộ”. Bún bò Huế càng được chiếu cố rộng rãi chừng nào, sự “sáng tạo” và biến thể càng nẩy mầm trăm hoa dua nở chừng đó. Đến nỗi, một người thích “khảo” về các món ăn miền Trung gần đây như ông Đinh Miên đã phải lên tiếng “xóa óa” khi nhắc về bún bò Huế tại Mỹ trong bài “Cơm Việt, Quê Người”: “Đi đâu cũng nghe bún bò Huế chính gốc mà không biết gốc gì, nên gốc gì cũng đặng!”….

Đĩa rau của bún bò Huế tại Huế, không có rau muống chẻ như ở Sài Gòn

Và kết lại là tô bún bò xa quê:

Rứa đó! Dân Huế suốt đời vẫn là những đứa trẻ thơ mỗi lần nhớ Huế, nhớ những kỷ niệm đã thiu thiu ngủ trong ký ức và trên quê mẹ của mình.

Xa quê, rủ nhau ăn một tô bún bò Huế nấu bằng heo Mỹ, bò Anh, ruốc Tàu, bún Nhật… Miếng ăn có thể khác nhau vì ngon hay dở, nhưng nỗi nhớ quê nhà thì vẫn hiu hắt giống nhau trong cùng thẳm của mỗi tấm lòng.  Bún bò Huế đã vượt sông Mỹ Chánh ra Bắc, vượt đèo Hải Vân vô Nam, vượt trùng dương sang Âu tới Mỹ. Giữa những phố phường xa lạ quê người, đọc trên một tấm biển của một tiệm ăn nào đó có ghi “Bún Bò Huế”, người Việt tha hương nào mà khỏi thấy lòng mình ấm lại. Bún Bò Huế không còn là riêng của Huế mà hương sả nồng, vị ớt cay, mùi ruốc mặn đã thấm vào mạch đất quê hương và lòng dân tộc Việt đầy yêu thương nhưng cũng lắm đoạn trường chưa có ngày sum họp.

Chú thích: Những điều ở trên và in nghiêng là phần trích từ bài viết “Bún bò” của tác giả Trần Kiêm Đoàn trong tập “Chuyện khảo về Huế”.

Viết thì hay như thế , nhưng vừa rồi ngày 13/11/2012 tôi nhận một cái mail chuyển tiếp nội dung gửi cho bà Đoàn Như Quê, một nữ họa sĩ Huế.

Chị Như Quê,

Như rứa thì Chị, Duy Đoàn và tôi là bạn đồng môn và đồng thời Sư Phạm Huế?

Cám ơn chị đã cho xem những bức tranh hiện thực – ấn tượng mang bản sắc độc đáo của tác giả và Huế. Nếu tranh của Duy Đoàn có một không gian bao la giàu cảm xúc nhân bản thì tranh của chị là sự thể hiện tình cảm lắng đọng của thế giới ý niệm thiết thân với mình.

Nhắc tới Huế tôi lại nhớ bún bò Huế. Lần về thăm Huế vừa rồi, tôi và Lê đã có nhiều buổi sáng loay hoay đi tìm chỗ có bún bò ngon, nhưng chưa tìm được một chỗ nào. Lần sau tụi nầy về Huế chắc là phài làm phiền đến chị để được ăn một “đoại” bún bò nếu không phải chính danh thì cũng là đàn em Mụ Rớt.

Chúc chị và gia đình an vui, sáng tác nhiều tác phẩm có tầm cao nghệ thuật để đời.

TK Đoàn  
c và những thổ công ở Huế dắt đi tìm thì cũng chắc chắn một điều là không thể tìm ra “một ‘đoại’ bún bò nếu không phải chính danh thì cũng là đàn em Mụ Rớt”

Vì răng rứa hè ?

***
/XEM TIẾP PHẦN 2: http://mav.vn/bun-bo-hue-khong-con-nhu-xua-phan-2/

CÓ MỘT TRIẾT LÝ ẨM THỰC HUẾ

Ẩm thực Huế là một chủ đề quan trọng trong nền ẩm thực của Việt Nam. Ẩm thực Huế phong phú, đa dạng, có bề dày lịch sử, từ những món cầu kỳ cho tới những món giản đơn, người thưởng thức đều cảm nhận được một nét gì rất Huế, rất riêng biệt.

Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới . Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực. Món ngon xứ Huế là món ngon Chăm xưa kết hợp với món ngon Việt , món ngon dân gian Huế và món ngon cả nước do giao lưu , hòa quyện với linh khí đất Thuận Hóa mà thành. Văn hóa ẩm thực Huế có một cội nguồn triết lý riêng để mãi trường tồn với thời gian. Đối với người Huế ẩm thực là một nghệ thuật đã trở thành nét văn hóa cổ truyền.

Vì thế món ăn Huế, cách ăn Huế trở nên nổi tiếng đến mức định hình như một chuẩn mực, một phong cách. Có tới 1300 món ăn xứ Huế. Cuốn Sách dạy nấu ăn của bà Hoàng Thị Kim Cúc ở Vĩ Dạ , người khơi nguồn cho bài thơ nổi tiếng Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ họ Hàn , đã giới thiệu công phu 60 thực đơn bốn mùa với 600 món ăn “’nấu theo lối Huế’’ (125 món ăn chay, 300 món ăn mặn, 175 thứ chè, cháo dưa mắm…) . Âu cũng dễ giải thích, bởi Huế là nơi Phủ Chúa, Cung Vua, nơi hàng mấy trăm năm qui tụ tinh hoa khắp mọi miền đất nước . Món quê mùa dân dã lại theo người đẹp, người tài, người sành điệu xâm nhập cung vua phủ chúa, rồi được dọn lên bàn yến tiệc , thành quốc túy quốc hồn …

Nhiều lần Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường kể với tôi rằng, chính bà Từ Cung , mẹ vua Bảo Đại, xuất thân là cô gái bán cháo bò xinh đẹp ở làng Mỹ Lợi , Phú Lộc đã được vua Khải Định đưa vào cung và trở thành một bà phi trong triều . Hay ông Trần Mao một đầu bếp giỏi trong cung Nguyễn , cũng là một người xuất thân ở làng quê Phú Lộc .Ông nấu cho vua ăn, nhưng về đến nhà ông là “quan triều” về làng , ông lại ăn các món do làng và vợ nấu ! Khi làng cần ,ông lại bày cho cách nấu các món “ cơm vua” Món yến tiệc cung đình vượt “ Tử cấm thành” về các làng quê, thành ra món chung của mọi người. Dần dà theo thời gian , các món ngon được định hình, lưu truyền và nâng cao thành nét Huế riêng không thể lẫn. Triết lí ẩm thực Huế là một thực thể văn hóa , hòa quyện với tính cách con người và đặc điểm phong thủy đất Kinh Đô trăm năm mà thành.

Triết lý ẩm thực Huế lấy CON NGƯỜI làm trung tâm . Con người sáng tạo ra các món ăn để phục vụ cuộc sống của mình, làm cho đời sống ngày càng văn hóa hơn . Ngược lại văn hóa ẩm thực phải phục vụ con người, làm cho con người ngày càng văn minh, mạnh khỏe cả về tâm hồn và thể chất. Cho nên nấu ăn là sáng tạo nghệ thuật, ăn uống là thưởng thức nghệ thuật .Ngay từ “ăn” các Mệ Huế ngày xưa gọi là “ thời”. “ Mời Mệ thời cơm”. Chữ “ thời” nghe rất sang trọng, lại gần gũi hơn chữ “ xơi” ở miền Bắc. Từ hơn trăm ngăm trước, bà Trương Thị Bích, con dâu của thi sĩ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm , trong Lời thưa đầu Sách Thực phổ bách thiên đã quan niệm rất chí lý rằng :“ nấu nêm vừa miệng là ngon”, “ đồ ăn không phải hễ cá thịt thì ngon, mà dưa rau thì dở; chi ngon cũng được mà chi dở cũng được; ngon dở nơi tay mình; chớ có tại gì nơi rau thịt…”, “ Biết nấu ăn mới biết đi chợ, mà có biết đi chợ mới biết nấu ăn ; thịt theo chợ mà cá theo mùa, tính đã mới mua, mua vừa kho nấu…” .Tức là món ăn nào thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của con người nhất thì được gọi là ngon, là sang.

Nổi bật nhất trong một mâm cơm Huế , dù là bữa cơm cung đình mà ta hay gọi là’’Cơm vua’’, hay bữa cơm bình dân trong mỗi gia đình, là tính hài hòa . Món ngon Huế không chỉ ăn bằng miệng ,mà trước hết phải thích nhìn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, cảm giác thấy thèm , tai nghe những âm thanh quyến rũ , tức là ăn bằng ngũ quan ! Hài hòa về màu sắc, hương vị, hài hòa về âm – dương, nóng – lạnh, hài hòa trong bố cục chén, đũa, bát, dĩa . Vâng, hài hòa như tự nhiên, thiên nhiên. Một đĩa rau sống Huế chứa đựng cả một thế giới chan hòa màu sắc. Trong cái nền xanh đơm đầy sự sống ấy , nổi lên những ngôi sao vàng màu khế, miếng cà chua như mặt trời rực rỡ, màu ngà vàng của lát vả thái hình nửa vành trăng khuyết, điểm những lát chuối sứ màu trắng nõn, tròn xoe…Bạn có thể gắp trăng sao rực rỡ ấy cùng với thịt (heo) ba chỉ luộc kẹp với tôm chua nổi tiếng – một miếng ngon ấy thôi cũng có đủ chua, cay, mặn , ngọt, chát, béo, bùi hòa quyện thành sự thích thú khoái cảm nhớ đời. Đối với người Huế, trong một mâm cơm, hay theo từng mùa, các món ăn phải đảm bảo đủ yếu tố âm (mát) , dương (nóng) . Mùa nóng thì tăng cường các món ăn tính âm, mùa lạnh thì ngược lại cho cân bằng hàn nhiệt cơ thể. Ăn uống theo mùa là nguyên tắc lớn trong triết lý ẩm thực Huế . Xuân, hạ, thu, đông mùa nào cũng có thực đơn riêng, ngon mà rẻ. Ví dụ thịt vịt mát nên ăn vào mùa hè khí hậu nóng, thịt ga ìấm, thịt heo nóng thì thường ăn vào mùa đông. Cá tràu, lươn … hàn nên phải dùng ném để chế ngự ; vịt, ốc, hến .. .mát nên phải dùng gừng .Vị cay là cực dương nên phải điều hòa bằng vị chua là cực âm..

Các loại bánh Huế thường được làm nhỏ và mỏng. Dọn ra mâm người ăn bao giờ cũng có cảm giác sẽ ăn hết, tức là món ăn không áp đảo, chế ngự con người. Đó là nghệ thuật, là triết lý hài hòa của ẩm thực Huế. Ngay đến việc sử dụng bát đĩa đơm bày các món ăn, hay đũa bát để ăn cơm người Huế cũng sử dụng nguyên tắc hài hòa.

Bát đựng thức ăn, đĩa đựng món ăn dù sang, đẹp cũng không to quá, không ‘’lấn’’ thức ăn. Bát ăn cơm cho khách không được to hơn bát bày trong mâm. Người Huế thường dọn cơm tiệc hay tiếp khách bằng loại chén kiểu (chén xưa, nhỏ). Món ăn như thế, bát đĩa như thế nên người ngồi ăn cũng thật tự nhiên. Không cảm thấy bị cách bức , gò bó – ăn uống tự nhiên mà lịch sự, từ tốn. Trong cách ăn, người Huế thường ăn nhẩn nha, nhấp nháp. Ăn bún, ăn phở người Huế xưa chỉ dùng đũa, không dùng vừa đũa vừa thìa vừa khều vừa múc như người Sài Gòn, Hà Nội. Khi ăn họ thường hồn nhiên bưng bát bún lên để húp, và. Ăn trứng vịt lộn người Huế cầm tay bóc đầu vỏ trứng rồi đưa lên miệng hút nước, sau đó bóc tiếp vỏ rồi cắn ăn , không dùng cốc để đựng trứng , thìa để múc như người Hà Nội, Sài Gòn. Cách ăn của người Huế thể hiện quan niệm miếng ngon ở đời phải được tiếp xúc trực tiếp, không qua trung gian, cách biệt chăng ?! Trong Đặc san Đồng Khánh , Châu Nhật Nam viết về món ăn và chỗ ngồi ăn của Huế xưa rất lý thú :” Bánh đúc, bánh bèo phải ngồi chõng. Cháo môn, chè nếp ngồi bàn độc. Khoai nướng phải ngồi cạnh bếp trấu hoặc duới đụn rơm. Chè hột sen ngồi tràng kỷ, chè hột sen bọc nhãn phải ngồi sấp gụ..”.

Một nét hài hòa cần được nhấn mạnh trong ẩm thực Huế là ăn uống phải hài hòa với thiên nhiên, phong cảnh. Người Huế thường thích dọn bữa trong vườn. Thời bao cấp ,tôi làm chuyên viên ở Sở Thương mại Bình Trị Thiên ( cũ), một lần tiếp khách bạn Lào và các quan chức Bộ Thương mại , anh Phan Đình Chi, giám đốc Sở , một người Huế lịch lãm và từng trải, giao cho Công ty Thực phẩm “ đăng cai” tiệc. Giữa chiều , anh xuống kiểm tra , thấy anh em dọn bàn tiệc trong phòng hội trường, trong lúc đó, vườn nhà Viễn Đệ , nơi công ty đóng là một vườn cảnh tuyệt vời với hàng trăm giống hoa quý, có hồ bán nguyệt, có lầu thưởng trăng , có cả mấy cây hoa hoàng lan đang mùa nở hoa thơm ngát. Thế là ông Chi quyết định dọn tiệc ra vườn . Sau bữa tiệc, những người khách cứ xuýt xoa khen hoài, vì họ vừa ăn vừa được ngắm hoa ,ngắm bồng lai tiên cảnh . Ở Huế hiện nay, có rất nhiều nhà vườn đẹp đang được sử dụng để làm quán phục vụ ẩm thực cho người sành điệu . Tịnh Gia Viên là một vườn hoa cảnh quý phái gồm hàng trăm loại xương rồng, hàng trăm loài hoa trái được trồng tỉa tót trong vườn, trong chậu kiểng rất độc đáo. Ngang mắt hoa khoe sắc, bên tai chim hót. Giữa cảnh trí như vậy, con người lại được ngồi nhâm nhi thưởng thức các món Huế thì không có gì đắc đạo bằng ! Ẩm thực Huế hài hòa là thế . Hài hòa là bản chất của Cái Đẹp vậy!

Các món ăn Huế nổi tiếng như cơm hến, bún bò giò heo, nem Huế, tôm chua – thịt luộc hay các lọai bánh khoái Thượng Tứ, bánh nậm, bánh bèo v.v…đều thể hiện một triết lý sống người Huế : Nghèo mà sang ! Nói cách khác triết lý ẩm thực Huế là nghệ thuật làm cho các thực phẩm bình dân hàng ngày trở thành những món ăn nổi tiếng , quyến rũ du khách bốn phương ! Có lẽ trên thế giới chưa có nơi nào các món ăn nổi tiếng được ghi trong Sách du lịch quốc tế lại rẻ như ở Huế : Theo giá ở thời điểm đầu thế kỷ 21, khi tác giả viết bài này , cơm hến một bát hai nghìn rưỡi ,bánh bèo , bánh nậm một đĩa hai đến ba nghìn, bánh khoái Thượng Tứ một suất 5 nghìn ( nếu tính ra tiền “đô” thì chỉ từ 0,15 đến 0, 3 USD ) . Như món cơm hến nguyên liệu toàn loại rẻ tiền, không còn là món điểm tâm của ngườ bình dân nữa mà khách du lịch sang trọng bất cứ người nước nào đều tìm ăn! Bí quyết ở đâu? Xin thưa ở bàn tay tài hoa của người Phụ nữ Huế, và ở sự hữu hiệu của triết lý ẩm thực ‘’nghèo mà sang’’ , không phải ăn để no béo, mà ăn để thưởng thức sự tinh túy của trời đất cây cỏ, một triết lý văn hóa ăn rất Việt Nam.

Triết lý ẩm thực Huế còn thể hiện ở tính hướng thiện, hướng về tâm linh trong các món ăn. Như trên đã nói trong một mâm cơm Huế luôn có món mát, món ‘’âm tính’’ cân bằng với món nóng , món dương. Các món ăn có nguồn gốc thực vật cân bằng với động vật. Ấy là tính hướng thiện, hướng tâm trong văn hóa ẩm thực Huế. Thể hiện sâu sắc nhất đặc điểm này là cơm chay. Cơm chay xuất phát từ nhà chùa. Nhưng hiện nay ,ba phần tư người Huế ăn chay, cả những người không đi chùa cũng ăn chay . Không trường chay thì ăn chay tháng hai lần. Người Huế cho rằng người ăn chay lành tính, điềm đạm . Cho nên ai cũng muốn ăn chay để dưỡng tâm tính !

Với người Huế, nấu món ăn là để thể hiện sự đam mê nghệ thuật nấu ăn cũng như người Huế đam mê thơ vậy. Nghệ thuật là’’sự chơi’’ ở đời. Chơi nấu ăn ở Huế có lẽ là ’’sự chơi’’ hơn cả! Rau giá, quả vả, bắp chuối, mít xanh cũng ’’chơi’’ thành món ăn có hạng! Đến muối, vâng, muối thật, người Huế cũng chơi thành bữa ’’Cơm muối’’ sang trọng với hàng chục món khác nhau. Với quan niệm “ăn” trước hết là “ ăn bằng mắt” , nên người phụ nữ Huế rất dụng công trong việc tạo hình các món ăn một cách nghệ thuật, tạo nên sự truyền cảm mạnh mẽ mỗi khi ngồi vào bàn tiệc. Một đĩa rau sống được bày biện với nhiều loại rau có màu sắc khác nhau trông giống như một đĩa hoa! Món gà tần rút xương được nhồi theo hình voi, hình thỏ, hình rùa… rất sống động . Đĩa bánh nậm – chả tôm bày lên bàn tiệc được trang trí thêm nhưng trái ớt, cây hành, cà rốt cắt được tỉa thành những cánh hoa cúc, hoa đồng tiền, những lát chả tôm hình thoi màu hồng ở trên mặt có điểm thêm những nốt trứng vàng rồi xếp thành hình hoa cánh sao, ở giữa là quả cà chua tỉa thành đóa hồng , trông rất “ngon mắt” . Chả tôm dọn ra đĩa được xếp thành hình con tôm, bánh phất sau khi chế biến xong bày trên đĩa theo hình rẽ quạt, chả phụng được chế biến và bày lên đĩa thành hình con chim phụng ( phượng) y như thật.v.v.. Tất cả những “tác phẩm” tạo hình đó đều được hình thành do cảm hứng của người đầu bếp, không có Sách vở nào dạy hết được ! Sách Thực phổ bách thiên có bài Tổng luận mở đầu rất chí lý:

Có khi cá thịt có khi rau

Nấu nướng chiên xào phải đủ màu…

Người phụ nữ Huế nấu ăn rất kỹ, nhưng khi hò mái nhì đối đáp trên Sông Hương thì họ lại hò rất tếu rằng :

Sáng mai ăn một bụng cơm no,

Xách cái rổ đi chợ bến đò ,

Mua chín cái trách, xách chín cái lò,

Đem về :

Cái kho canh ngò ,

Cái kho canh cải,

Cái nấu nải chuối xanh ,

Cái nấu canh rau má,

Cái nấu cá chim chim,

Cái kho rim thịt vịt ,

Cái kho thịt con gà,

Cái kho cà, đu đủ ,

Cái kho củ môn tây.

Trời chiều bóng xế trăng xây,

Ham chơi lê lựu, bỏ chín cái trách này quên nêm

Ấy là hò lên cái lòng mình đối với nghề “ đầu bếp”, nói cái tình mình với Cái Đẹp , chứ “ ham chơi lê lựu” làm sao mà nhớ được việc mua trách, lò rồi nguyên liệu, gia vị để nấu chín món dân gian rành rẽ ngon lành thế được! Vâng, chơi cũng là một nét của triết lý ẩm thực Huế !

Món ăn Huế mới nhìn thì rất giản dị nhưng ăn thì ngon đến thấm thía rồi đi xa lại nhớ, lại thèm. Hình như món Huế có một hương vị gì đó quyến rũ như giai nhân , nó “ gây nghiện”, như ma lực cuốn hút đối với người ăn mà có lẽ còn ít ’” nhà Huế học’’ lưu tâm nghiên cứu.

 

Ngô Minh