Cách làm CANH RÂU MỰC NẤU NGÓT

Canh râu mực nấu ngót là món ăn dễ làm, dễ thưởng thức. Canh có vị thanh nhẹ, miếng râu mực giòn ngọt hấp dẫn sẽ chinh phục tất cả mọi người.

Nguyên liệu

– Đầu mực (3 lạng)

– Nấm kim châm: 1 lạng

– Cà chua: 3 trái

– Cần tàu: 30g

– Ớt, hành lá, các gia vị thông thường.Thực hiện:

Sơ chế:

– Mực mua về làm sạch, xắt nhỏ vừa ăn rồi ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Để 20 phút cho ngấm.

– Nấm rửa sạch, bỏ rễ, tách nhỏ.

– Cà chua lấy 2 trái rửa sạch, thái múi cau. Trái còn lại xắt hột lựu.

– Cần tàu xắt khúc nhỏ.Nấu canh:

– Bắc chảo cho phần cà chua thái lựu vào xào nhừ, nêm 1 muỗng cà phê đường, chút muối, sau đó trút  chảo sốt cà này ra riêng.

– Trút mực đã ướp vào xào chín tới.

– Bắc nồi cho 1 lít nước vào nấu sôi, sau đó trút cà chua, mực vào, cho thêm 2 trái ớt hiểm nếu ăn cay. Tiếp tục trút cà chua xắt múi cau, nấm. Nước sôi thì nhỏ lửa, Nêm 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 1  muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hột nêm, nếm lại cho vừa miệng.

– Cho cần tàu và hành lá vào đảo đều rồi tắt bếp.

– Ăn nóng với cơm.

 

Bảo Nhân (theo Bếp Lửa)

Cách làm KEM CHIÊN đơn giản mà ngon

Kem chiên là món ăn vặt độc đáo mà ngon miệng. Món bánh có lớp vỏ nóng giòn, trong khi phần nhân bên trong vẫn là kem mát lạnh.

Nguyên liệu:

– Bột mì: 2 thìa súp

– Bánh mì sandwich: 1 bịch

– Kem: 1 hộp to, vị gì tùy bạn

– Dầu ăn.


Hướng dẫn làm kem chiên:

 

Bước 1: Cho bột mì vào chén, pha với chút nước rồi khuấy sánh.


Bước 2:
 Đặt 2 lát bánh mì sandwich lên một cái dĩa hoặc mặt phẳng.

Bước 3: Trét một lớp bột mì vào lớp bánh mì nằm dưới. Sau đó múc kem kẹp vô giữa hai miếng bánh mì. Tiếp theo dùng 1 cái chén nhỏ úp vào giữa thân bánh, ấn mạnh để tạo hình tròn cho miếng kem chiên.

 

Bước 4: Phần bánh mì thừa ta lấy kéo cắt bỏ cho bánh đẹp. Tiếp theo, trét một lớp bột mì ở mép rìa hai lát bánh mì bọc kem để dán miếng bánh mì bọc kem thành một khối kín.

Bước 5: Làm lần lượt cho hết kem. Sau đó cho tất cả viên bánh mì bọc kem vào ngăn đá tủ lạnh cho đông  cứng.

Bước 6: Bắc chảo dầu (nhiều dầu), nấu cho dầu sôi, thật nóng, rồi thả từng cái bánh mì bọc kem vào chiên. Do dầu nóng, bánh sẽ nhanh chóng vàng giòn, ta cũng nhanh chóng vớt ra kẻo kem chảy nước.

 

Bước 7: Vớt bánh ra khỏi chảo dầu, ăn càng nóng càng ngon. Bánh sẽ có lớp vỏ nóng giòn, trong khi phần nhân kem mát lạnh rất ngon miệng.

 

Bếp Gia Đình

Cách làm SALAD VỎ THANH LONG

Món ăn nghe qua xa lạ với nhiều người, nhưng khi nếm thử bạn sẽ thấy nó ngon miệng và hấp dẫn. Phần vỏ thanh long rất tốt cho cơ thể, thậm chí còn bổ hơn phần ruột trắng.

 

 Nguyên liệu:

+ 2 trái thanh long
+ Ớt chuông: nửa trái
+ Muối, bột nêm, dầu mè

Cách làm:

– Thanh long cắt hết vẩy và dùng dao gọt, gọt hết phần da trơn bên ngoài, chừa lại phần da đỏ.

– Bổ thanh long, tách ruột ra cất tủ lạnh, còn phần vỏ đỏ giữ lại.

– Thái sợi phần vỏ này. Với ớt chuông cũng thái sợi. Cho 2 thứ vào tô, trộn với chút muối và hạt nêm, nếm cho vừa miệng. Trộn đều, để 5-10 phút cho ngấm. Trước khi ăn cho thêm chút dầu mè vào trộn đều.

Bảo Tố (theo TouTiao)

 

 

Cách làm ĐẬU PHỤ CHIÊN TRỨNG MUỐI

Đậu phụ chiên trứng muối là món ăn dễ làm nhưng rất hấp dẫn nhờ sự kết hợp giữa đậu và vị béo bùi đặc biệt của trứng muối. Món ăn này dùng làm thức ăn vặt hay ăn với cơm đều hợp lý.

Nguyên liệu:

– Đậu hũ: 1 miếng to

– Trứng vịt muối: 2-3 trái

– Bột chiên giòn: 3 muỗng canh

– Bột chiên xù: 1/2 chén

– Hành lá, đường, hạt nêm

Thực hiện:

Bước 1: Đậu hũ sống mua về rửa cho sạch, để ráo nước rồi xắt miếng vừa ăn.

Bước 2:  Bột chiên giòn đem hòa với nước cho tan, thành hỗn hợp sánh. Gắp bột nhúng qua bột chiên giòn.

Bước 3: Rồi lăn tiếp qua bột chiên xù.

Bước 4:  Bắc chảo dầu, cho đậu vào chiên giòn đều 2 mặt.

Bước 5: Trong lúc chiên thì lấy cái tô cho lòng đỏ trứng muối vào, đem đi hấp cho chín.

Bước 6: Sau đó nghiền nhuyễn.

Bước 7: Chắt bớt dầu ra khỏi chảo, cho hành lá xắt nhỏ vào xào cho tái rồi trút ra dĩa.

Bước 8: Lại cho dầu ăn vô chảo, làm nóng, cho trứng muối nghiền nhuyễn vào xào. Trứng bắt đầu sôi thì cho tiếp chút đường vào, dùng đũa khuấy đều.

Bước 9: Tiếp theo trút đậu đã rán vào đảo cùng trứng cho trứng bám đều. Nêm chút hạt nêm cho có vị. Đảo tới khi rút còn chút nước thì cho hành lá ban nãy vào đảo cùng, tắt bếp.

Ăn nóng với cơm.

 

 

 

Theo Thùy Nguyễn (Khám phá)

Cách làm SƯỜN RANG MUỐI SẢ

Nếu bạn là người thích món ăn từ sườn thì đừng bỏ qua sườn rang muối đơn giản mà hấp dẫn này. 

Chuẩn bị:

– 3 lạng sườn non

– 3-5 cây sả (phần màu trắng)

– 1 muỗng cafe muối

– Hành củ

– 1 lòng đỏ hột gà

– 2 muỗng cafe bột năng (hoặc bột bắp)

– Hạt nêm

Thực hiện:

 

Bước 1: Sườn mua về chần sơ qua nước sôi rồi xả sạch, để ráo, sau đó ướp với 2 muỗng cafe hạt nêm trong 10 phút. Bắc nồi nước mới cho sườn vào nấu chừng 10 phút cho sườn mềm, nhớ hớt bọt bẩn bỏ đi.

Bước 2: Sả cắt thành sợi, đập dập.

Bước 3 : Bắc chảo cho vài củ hành thái lát mỏng vào phi thơm, sau đó vớt hành ra ngoài. Tiếp tục cho sả vào phi sém cạnh rồi vớt ra để ráo.
Bước 4:  Sau đó trộn bột bắp với lòng đỏ trứng thành hỗn hợp. Cho sườn vào hỗn hợp này trộn đều cho bột bám vào sườn. Sau đó gắp sườn cho vào chảo chiên ngập dầu cho chín. Lại vớt ra để ráo.

 


Bước 5 : Lấy cái chảo khác bắc lên bếp, làm cho nóng khô rồi trút sườn vào, thêm 1 muỗng muối, xóc lên cho đều. Cuối cùng trút hành và sả đã phi ban nãy vào xóc chung.

Bước 6: Ăn nóng với cơm.

 

Bảo Tố 

Cách làm CÁNH GÀ KHO COCA

Cánh gà kho coca là món ăn đơn giản, dễ làm nhưng sẽ là một món ăn ngon cho bữa cơm gia đình bạn.

Chuẩn bị:

– Cánh gà: 9 lạng

– Nước tương: 45ml

– 1 muỗng cafe Tỏi băm

– 1 muỗng cafe Tiêu xay

– 1 muỗng cafe hắc xì dầu

– 2,5ml rượu gạo

– 1 chai coca cola 250ml hoặc 1 lon coca

– Hành lá, dầu ăn

Thực hiện:

Bước 1: Thịt gà mua về rửa sạch, thấm cho ráo rồi cho vào bát, ướp với rượu, xì dầu, hắc xì dầu, tỏi băm, tiêu xay, trộn đều lên rồi dùng màng thực phẩm bọc lại, ướp trong 1-2 tiếng (có thể cho vào tủ lạnh)

Bước 2: Bắc chảo dầu, cho tỏi băm vào phi thơm, rồi xếp cánh gà đã ướp vào xào săn.

 

 

Trở qua trở lại cho vàng đều.

Tiếp theo trút coca cola vào, vặn lửa nhỏ kho tới khi cánh gà ngấm coca chuyển màu nâu cánh gián. Khi nước rút còn 1/3 nhớ nếm lại cho vừa miệng.

Tiếp tục kho cho nước keo hết là xong. Rắc hành lá lên, dọn ra ăn nóng với cơm.

mav856

 theo Như Lan (Boriville)

Cách nấu món SÚP CUA

SÚP CUA là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ ngon và lúc nào cũng có thể ăn được, món này còn thực sự bổ dưỡng. Bạn có thể làm một bát súp cua ngon lành tại nhà qua công thức đơn giản sau đây:

Chuẩn bị:

– 3 con cua bể
– 2 lòng trắng trứng gà, 1 lòng đỏ trứng gà
– 3 lạng xương lợn hoặc xương gà để nấu nước dùng
– Bột năng: 3 thìa cafe
– Hành, ngò, tiêu, dầu hào, gia vị các thứ
– Trứng cút luộc chín lột vỏ, số lượng tùy ý

Thực hiện:
– Lòng trắng lòng đỏ cho chung vào 1 chén, đánh tan

– Hành ngò thái nhỏ, để riêng phần đầu hành


– Xương mua về chần sơ qua nước sôi rồi dội rửa lại cho sạch. Đổ nước chần đi. Thay vào nước mới, cho xương vào hầm lấy nước dùng, nhớ hớt bọt bẩn.
– Cua bể mua về làm sạch, hấp chín rồi để nguội, tách lấy thịt, xé nhỏ.


– Sau đó bắc nồi đủ nấu súp, phi ít hành củ cho dậy mùi rồi cho cua vào xào sơ.


– Trút nước dùng heo vào nồi xào cua, cho trứng cút vào luôn, nấu lửa vừa cho sôi. Nêm chút hạt nêm.

– Bột năng hòa với tí nước cho tan, sau đó cho vào hòa cùng với nồi nước sôi, khuấy đều cho nước sền sệt.


– Tiếp theo cho trứng vào, vừa trút vừa đảo nhanh tay cho trứng kéo sợi, quyện đều.


– Nêm lại gia vị vừa miệng.


– Múc ra chén, Nêm thêm chút dầu hào, sa tế cho thơm. Rắc hành ngò, tiêu. Ăn nóng.

Bé Thúi

Cách làm TÔM XÀO HÚNG QUẾ

Tôm xào húng quế có cách thực hiện nhanh gọn, đơn giản nhưng lại là một món ngon và bổ dưỡng cho mâm cơm nhà bạn.

Nguyên liệu : 

  • – Tôm: nửa kg
  • – Cà chua: 1 trái
  • – Hành tây: 1 củ
  • – Húng quế (húng chó): nửa lạng
  • – Tỏi băm, nước cốt chanh, đường, nước mắm

Cách làm:

Bước 1: Tôm lột vỏ, bỏ đầu giữ lại phần đuôi. Rửa sạch lại tôm lần nữa, để thật ráo hoặc dùng giấy thấm cho mình tôm thật khô.

Bắc chảo lên bếp, cho tỏi bằm vào phi thơm, sau đó cho tôm vào đảo đều. Khi thịt tôm săn lại và ngả màu hồng nhạt thì tắt bếp, trút tôm ra đĩa để riêng.

 

 

Bước 2: Húng quế rửa sạch, để ráo nước, chia làm 2 phần: một phần thái nhỏ, một phần để nguyên. Cà chua hành tây thái lát.

Bước 3: Làm nóng một chảo khác (hoặc nếu tận dụng chảo cũ để xào tiếp thì bạn nên rửa lại để tránh gia vị bị cháy khét không tốt cho sức khỏe) với chút dầu, chờ dầu nóng thì trút hành tây, ớt và cà chua vào xào cùng lúc. Sau đó cho tôm vào đảo đều.

 

 

– Hòa tan hỗn hợp đường, nước cốt chanh, nước mắm trong một bát nhỏ. Từ từ đổ hỗn hợp này vào chảo tôm đang xào, đảo đều.

– Cho rau húng quế thái nhỏ vào, kế đó, cho phần tôm xào sẵn vào đảo cùng cho đến khi tôm chín hẳn. Sau cùng mới cho rau húng để nguyên lá vào đảo lại trong giây lát rồi tắt bếp.

 

 

Món này ngon nhất khi dùng nóng, vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn các nguyên liệu và chỉ xào trước bữa ăn 2-3 phút cho kịp lúc.

 

 

Theo  Mộc Phạm

Cách làm TÔM CHIÊN TRỨNG MUỐI

Tôm chiên trứng muối là món ăn đơn giản mà ngon miệng, vị bùi bùi của trứng muối, beo béo của bơ hòa với thịt tôm ngọt chắc sẽ mang lại cho gia đình bạn một món ăn hấp dẫn trong mâm cơm.

Nguyên liệu:

– 2 lạng tôm sú

– 2 lòng đỏ hột vịt muối

– 1 muỗng cafe bơ lạt

– 2 thìa súp bột năng

– Gia vị thông thường

Thực hiện:

– Bột năng cho ra tô.

– Hột vịt muối hấp chín, nghiền nhuyễn

– Tôm rửa sạch, cắt râu, lột vỏ bỏ chỉ (để vỏ nếu tôm vỏ mỏng), sau đó lăn tôm qua một lớp bột năng cho bột bám quanh tôm.

– Bắc chảo dầu nóng, cho tôm vào chiên vàng rồi gắp ra dĩa để ráo dầu. Làm lần lượt cho hết tôm.

– Bắc chảo khác, cho ít dầu ăn vào làm nóng rồi vặn nhỏ lửa, cho bơ, lòng đỏ hột vịt nghiền nhuyễn, nêm chút muối, đường cho vừa miệng, sau đó xào đều tới khi nổi bọt lăn tăn thì cho tôm vào xóc lẹ tay cho trứng muối bám quanh tôm.

– Trút ra dĩa, ăn với cơm.

Bảo Tố

Cách làm BÁNH NƯỚNG TRUNG THU

Bánh nướng là loại bánh không thể thiếu trong những món bánh ngon mùa Trung thu.  Bánh nướng nhân thập cẩm là kiểu bánh truyền thống, sau này có thêm trứng muối và thêm bớt một số nguyên liệu khác, giúp cho món bánh trở nên gần gũi với khẩu vị hiện nay hơn.

Làm bánh trung thu trải qua khá nhiều công đoạn, tuy vậy bạn chỉ cần chu đáo, cẩn thận thì việc làm nên một chiếc bánh ngon và an toàn cho gia đình không phải là khó.

1. Nguyên liệu:

  • * Vỏ bánh: (Cho 12 cái bánh 100g hoặc 10 cái 150g)
  • – 200g nước đường đã nấu (xem cách làm ở dưới)
  • – 50ml dầu ăn
  • – 1/4 thìa cà phê baking soda
  • – 1 thìa cà phê nước tro tàu
  • – 320g bột mỳ

4 nguyên liệu trên (trừ bột mỳ) trộn đều với nhau, để nghỉ ít nhất là 4 tiếng trước khi làm bánh

* Nhân bánh thập cẩm (Cho 12 cái bánh 100g hoặc 10 cái 150g):

  • – 120g hạt điều rang chín
  • – 120g vừng trắng rang chín
  • – 120g hạt dưa bóc nõn, rang chín
  • – 120g lạp xường loại ngon
  • – 120g mứt bí
  • – 120g mứt sen
  • – 100g mỡ đường (xem cách làm ở dưới)
  • – Lá chanh vài lá

* Nước sốt trộn nhân

  • – 50g đường xay
  • – 50g nước lọc
  • – 50g mật ngô (corn syrup)
  • – 1 thìa cà phê hắc xì dầu (dark/black soy sauce)
  • – 10ml dầu mè
  • – 20ml rượu Mai quế lộ / rượu trắng loại ngon
  •  – 50g bột nếp rang chín (bột bánh dẻo)

Trộn đều 6 nguyên liệu trên (trừ bột bánh dẻo), khuấy cho tan đường.

2. Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm:

* Phần nhân bánh:

Bước 1:

Làm mỡ đường:

– Xắt hạt lựu 100gr mỡ gáy, rửa sạch rồi đem luộc, nước sôi khoảng 3 phút thì vớt mỡ ra cho ráo nước.

– Trộn đều mỡ với 3 thìa đường, để một lúc cho ngấm.  Đem phơi ở nơi có gió đến khi mỡ trong là được (tốt nhất là bạn nên làm mỡ đường trước 1 ngày).

Bước 2:

– Xắt hạt lựu các loại mứt sen, mứt bí.

– Rửa sạch lá chanh rồi thái sợi, thái nhỏ lạp xưởng.

– Rang chín hạt điều, vừng trắng

– Hạt dưa bóc nõn, rang chín.

Bước 3:

– Cho tất cả các nguyên liệu phần nhân vào trộn đều trong một chiếc tô lớn, rót nước sốt trộn nhân đã làm vào. Tiếp đó rắc đều từng thìa bột bánh dẻo, trộn thật đều.

– Dùng tay thử xem có độ kết dính chưa, nếu chưa thì bạn thêm vào một ít corn syrup (mật ngôi) hoặc rượu, nếu ướt quá thì thêm một ít bột bánh dẻo, canh đến khi nào các nguyên liệu kết dính lại thành một khối là được.

 

* Phần vỏ bánh nướng:

Bước 1:

Cách làm nước đường (cho ra được khoảng 1L nước đường):

– 1 kg đường vàng/đỏ

– 600ml nước

– 1 thìa mạch nha (30g)

– Nước cốt của 1 quả chanh

– 1 thìa cà phê nước tro tàu

– Cho đường và nước vào nồi, khuấy tan rồi đun sôi, khi đường sôi không được khuấy nữa, vặn lửa nhỏ.

– Đun nước đường thêm khoảng 20 phút thì bạn đổ mạch nha và nước cốt chanh vào cùng, lưu ý là vẫn không nên khuấy đường.

– Tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút thì cho nước tro tàu vào cùng, đun thêm 5 phút là được, tắt bếp, để nguội , bảo quản trong lọ nơi thoáng mát.

– Bạn nấu càng lâu thì màu nước đường sẽ càng đậm, vỏ bánh sẽ lên màu rất đẹp. Nên được thì bạn chuẩn bị nước đường đã nấu khoảng trước 1 tháng khi làm bánh hoặc lâu hơn nếu có thể, không thì làm trước khoảng 1 tuần.

Bước 2:

– Từ từ rót nước đường đã chuẩn bị vào trộn đều với 320gr bột mì, dùng tay trộn cho đến khi bột thành khối dẻo, mịn.

– Ủ kín bột lại và để bột nghỉ 30 phút.

Bước 3:

– Cân trọng lượng nhân bánh với vỏ bánh theo tỷ lệ 2:1. Ví dụ, làm bánh 150gr thì cân 100gr nhân và 50gr bột. Lấy một lượng bột tương ứng, ve tròn.

– Vo viên phần nhân thật chặt.

 

 

* Cách đóng bánh:

Bước 1:

– Rắc một lớp bột áo mỏng vào khuôn bánh.

Bước 2:

– Cán mỏng viên bột vỏ bánh, dày khoảng 2-3mm. Đặt viên nhân vào giữa, khéo léo bọc kín lại rồi ve tròn sao kho vỏ ôm khít nhân bánh.

– Lăn bánh qua một lớp bột áo rồi đặt vào khuôn, nén chặt. Như thế bánh sẽ chắc hơn và có họa tiết sắc nét đẹp mắt.

Bước 3:

Lót vào khay giấy nến, gỡ bánh ra khỏi khuôn và xếp vào khay nướng.

 

 

* Nướng bánh:

Bước 1:

Làm hỗn hợp trứng để quét lên mặt bánh nướng: 5ml nước + 1 lòng đỏ trứng, khuấy đều hỗn hợp.

Bước 2:

– Làm nóng lò nướng 10 phút ở nhiệt độ 200 – 210 C.

– Xếp bánh lên khay đã quét qua dầu ăn.

– Nướng bánh trong 5 phút, khi bánh có mùi thơm và bắt đầu vàng là được.

– Lấy nhanh bánh ra khỏi lò, xịt một chút nước lọc lên bánh rồi để bánh nghỉ 5 phút.

– Sau đó lấy chổi quét hỗn hợp lòng đỏ trứng lên mặt bánh.

 

Bước 3:

– Vặn lò nướng ở 220 độ C và nướng tiếp 3 phút.

– Khi bánh ngả màu vàng đậm thì tắt bếp, lấy bánh ra.

– Chú ý, nếu sau khi nướng lần 1, thấy bánh bị cứng thì nhúng bánh vào nước lạnh rồi vớt ra, để bánh nghỉ 10 phút mới nướng tiếp lần 2.

– Bánh để khoảng 2 ngày sẽ mềm và lên màu rất đẹp mắt.

 

 

 

 

Chúc các bạn thành công!

 Theo Bếp Thu Trang

 

Cách làm CANH GÀ NẤU NGÔ

Thịt gà và ngô ngọt là hai nguyên liệu hợp nhau, khi phối hợp trong nồi canh sẽ cho ra hương vị đậm đà, hấp dẫn tự nhiên. Đây cũng là món canh rất bổ dưỡng.

1. Nguyên liệu

– 1 cái đùi gà

– 2 trái ngô ngọt (bắp Mỹ)

– 1 củ cà rốt

– 1 lạng ngao

– Một ít nhãn khô

– 1,5l nước lọc

– Muối, tiêu
2.Thực hiện

– Bắp mua về lột vỏ, bỏ râu, chặt làm khúc vừa ăn (1 trái chặt làm 3 làm 4 là vừa)

– Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, xắt miếng vừa miệng.

– Long Nhãn khô rửa sạch, ngâm cho nở mềm

– Ngao rửa sạch, ngâm nước muối + ớt cho nhả hết chất bẩn, sau đó cọ rửa vỏ lại cho sạch (có thể dùng ngao đã tách vỏ).

 

– Bắc nồi nước đủ nấu canh, cho gà vào nấu sôi, vặn nhỏ lửa, hớt bọt cho nước trong. Tiếp theo cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào nồi, đun sôi lần nữa rồi vặn lửa nhỏ, ninh trong 1 tiếng cho gà mềm (có thể hầm nồi áp suất, chỉ khoảng 15p)

– Nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng, ăn nóng với cơm.

Tao Đàn (theo tapchiamthuc)

Cách làm món CHẢ GÀ LÁ LỐT

Món chả hấp dẫn với hương vị và kết cấu đặc trưng của thịt gà hòa lẫn trong mùi thơm của lá lốt sẽ khiến nó trở thành món ăn “đắt khách” trong mâm cơm nhà bạn.

Nguyên liệu:

– 4 lạng thịt gà, lóc lấy thịt xay hoặc băm nhuyễn
– 8 lá lốt
– 3-4 nấm mèo
– Bột năng (hoặc bột mì), hành củ, các loại gia vị thông thường.

Cách làm:

Bước 1:

– Gà ướp với 1 muỗng súp dầu ăn, 1 muỗng súp bột năng, 1 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe bột nêm, chút tiêu, 1 muỗng súp nước mắm, 1 muỗng cafe đường trắng.

Bước 2:

– Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở rồi rửa sạch, cắt bỏ chân, thái vụn.

– Lá lốt nhặt rửa sạch, thái sợi.

Bước 3:

– Lấy cái tô cho thịt gà, lá lốt, nấm mèo vào trộn đều, lấy muỗng quết cho thịt mịn, dai. Sau đó dùng miếng bọc thực phẩm bịt kín miệng tô lại rồi cho tô vào ngăn đá tủ lạnh 30 phút.

Bước 4:

– Sau 30 phút lấy ra, xoa chút dầu ăn trên tay rồi múc 1 nắm hỗn hợp (vừa ăn), vê thành viên tròn dẹt. Làm lần lượt cho hết.

Bước 5:

– Bắc chảo dầu cho chả gà lá lốt vào rán chín vàng, trở đều hai mặt cho chín đều. Khi rán tỏa ra mùi thơm rất hấp dẫn.

– Ăn nóng với cơm hoặc dùng làm món ăn vặt.

Theo Cún Khang

Cách làm GỎI GÀ RAU MÁ

Gỏi gà rau má là món ăn hấp dẫn và ngon miệng. Với phần nước luộc gà, bạn có thể nấu canh hoặc làm nên món cháo ăn kèm rất thích hợp.

Nguyên liệu

  • Gà ta: con khoảng 1,5kg
  • Gạo: 2 lạng (nếu ăn kèm cháo)
  • Rau má: 500g
  • Hành tím: vài củ
  • Hành lá: một nắm
  • Chanh: 2 trái
  • Gia vị các thứ.

Thực hiện

Làm gỏi gà rau má:

– Rau má nhặt rửa sạch.

– Hành tím xắt lát nhỏ, phi vàng với chút dầu ăn.

– Gà mua về làm sạch, thấm cho thật ráo nước.

– Bắc nồi nước nấu sôi rồi cho gà vào (ngập con) luộc kèm với một nắm hành lá, vặn lửa nhỏ lại. Khi nấu nhớ hớt bọt cho nước được trong. Phần nước này chút nữa để nấu cháo.

– Kiểm tra gà chín bằng cách dùng đũa đâm vào chỗ thịt dày nhất của gà, nếu dễ đâm thì gà đã mềm. (Nếu muốn ăn gà dai thì vớt ra sớm hơn).

– Gà chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh cho gà mau nguội và da săn. Gà hơi nguội thì xé phay thành miếng hoặc sợi vừa ăn. Phần xương cho lại vào nồi chút nữa nấu cháo.

– Làm nước trộn: Nước cốt của 2 trái chanh + 3 thìa súp đường + 1 thìa cà phê muối + 1/2 thìa cafe bột ngọt + 2 thìa cafe nước mắm + 1/2 thìa cafe tiêu, khuấy đều, nêm nếm lại vừa miệng.

– Bỏ rau má vô cái tô lớn rồi rưới nước trộn lên, chan tiếp hành phi (cả dầu lẫn hành) vào, trộn cho kĩ, ngấm đều. Sau mới cho tiếp thịt gà xé vào trộn chung.

– Khi ăn rắc tiêu, hành phi lên mặt.

Nấu cháo:

– Nếu ăn kèm cháo, bạn nấu luôn với nồi nước luộc xương gà còn chừa lại ban nãy.

– Đầu tiên lấy 2 lạng gạo rang sơ cho gạo ngả màu trắng đục. Đừng rang lâu quá gạo vàng có mùi. Sau đó vo lại cho sạch, rồi trút gạo vào nồi nước gà, ninh với lửa liu riu cho tới khi cháo nhừ (giai đoạn đầu nhớ canh hớt bọt cho kĩ).

– Gạo nhừ thành cháo rồi thì nêm nếm lại vừa miệng. Rắc ít hành lá thái nhuyễn ăn kèm.

 

 

Theo CHÂU THÀNH

Cách làm CHẢ TRỨNG HẤP ăn với CƠM TẤM

 Chả cua hay còn gọi là chả trứng hấp, chả trứng thịt cua… là món ăn ngon và độc đáo, nó là “linh hồn” của món cơm tấm và dường như chủ yếu cũng chỉ để ăn với món cơm tấm nổi tiếng của Nam bộ.

Nguyên liệu:

– Thịt (ba chỉ càng ngon): 400g

– Bún tàu: 1 lọn

– Nấm mèo (mộc nhĩ): 4 tai

– Hột gà: 4 lòng đỏ, 3 lòng trắng

– Tôm khô: 1 chén

– Thịt cua biển: nửa chén

– Màu điều: 1 muỗng canh

– Ngũ vị hương, xì dầu, hành băm, tỏi băm

Cách làm:

– Bước 1: Bún tàu, tôm khô, nấm mèo ngâm nước cho nở, mềm (để riêng 3 loại), sau đó bún tàu cắt khúc 2-3 cm, tôm khô giã hoặc xay nhuyễn, nấm mèo thái nhỏ.

– Bước 2: Thịt ba chỉ đem ướp với 1 mcf ngũ vị hương + 1 mcf hành tỏi băm + đường + xì dầu. Bắc nồi cho thịt vào nấu lửa lớn cho thịt se lại, châm thêm ít nước, đun riu riu cho thịt chín, nước cạn. Sau đó để thịt cho nguội rồi thái sợi nhỏ.

– Bước 3: Chuẩn bị tô lớn, cho thịt thái sợi và các nguyên liệu ở bước 1 vào chung, ướp thêm hành tỏi băm, nước mắm, chút tiêu. Trộn lên cho thật đều.

– Bước 4: Hột gà tách riêng 2 lòng đỏ. Phần lòng đỏ và lòng trắng còn lại cho vào tô trộn chung với các nguyên liệu trên. Đánh thật đều. Cuối cùng mới cho cua đã gỡ thịt vào trộn nhẹ nhàng kẻo nát cua.

– Bước 5: Chuẩn bị khuôn hấp (cái chén, cái tô gì cũng được), lót miếng nylon hoặc bôi dầu ăn ở dưới cùng rồi cho hỗn hợp nguyên liệu đã trộn vào. Ém cho chắc và đều. Sau đó đem hấp 20-30 phút cho chả chín. Nhớ thỉnh thoảng mở nắp lau hơi nước đọng trên nắp. Thử chả chín chưa bằng cách đâm tăm vào, nếu chả không bám bết vào tăm là đã chín.

– Bước 6: 2 lòng đỏ chừa ra ban nãy ra đánh tan với 1 muỗng canh màu điều, đợi chả chín thì phết đều lên mặt chả. Hấp thêm 1-2 phút rồi nhắc ra ngoài.

– Bước 7: Vậy là đã xong món chả cua. Món này để nguội (chả sẽ chắc hơn) ăn với cơm tấm nóng là ngon nhất.

 

Xem thêm: CÁCH ƯỚP SƯỜN CƠM TẤM NGON

 

Bảo Tố

Ảnh: Cún Khang, Thiên Trúc

Cách làm TÔM CHIÊN TRỨNG MUỐI

Tôm chiên trứng muối là món ăn rất đơn giản song nhờ chế biến đơn giản mà hương thơm của tôm và vị đặc trưng của trứng muối còn giữ nguyên, quyện hòa vào nhau tạo nên sự thích thú và ngon miệng.

 

Nguyên liệu:

– Tôm tươi: 300g

– Trứng muối: 1 lòng đỏ nấu chín

– Nước luộc gà : 30-40ml (hoặc dùng nước lọc)

– Tỏi băm, hành cá thái nhỏ

Cách làm:

Bước 1: Tôm làm sạch, cắt bỏ rau và chân

Bước 2: Bắc chảo dầu nóng già trút tôm vào chiên vàng rồi vớt ra.

Bước 3: Tiếp tục cho chút dầu ăn rồi cho tỏi vào phi thơm, tiếp theo cho lòng đỏ trứng muối nghiền nát vào xào chung. Tiếp theo cho nước luộc gà hoặc nước lọc vào, nêm chút nước mắm, đảo đều.

Bước 4: Trút tôm vào đảo cùng, vặn lửa riu riu đun và đảo đều tới khi nước sệt lại thì tắt bếp. Trút tôm ra đĩa, rắc hành lá lên cùng.

Ăn nóng với cơm.

 

Theo Chiêu Hoa/Dân Việt

Cách nấu món XÔI XOÀI NẾP CẨM

Xôi xoài nếp cẩm tuy trông khá lạ lùng đối với phần đông mọi người, nhưng đây lại là món ăn thật sự ngon miệng mà ai từng đi Thái Lan đều phải ăn thử.

Nguyên liệu:

– 400g Nếp cẩm

– Xoài chín: 2 trái to

– Sữa tươi (loại không đường, nếu không có thì dùng có đường và bớt đường đi): 250ml

– Nước cốt dừa: 250ml (xem CÁCH LÀM NƯỚC CỐT DỪA)

– 100-200G đường tùy khẩu vị.

 

Thực hiện:

– Xoài rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xắt thành miếng tùy thích.

– Gạo nếp mua về ngâm nước lạnh từ 5- 8 tiếng. Ngâm xong vo cho tới khi thấy nước vo gạo trong, hết bụi bẩn là được. Sau đó cho gạo vào nồi hấp chừng nửa tiếng.

Làm nước sốt sữa dừa:

– Bắc nồi, cho sữa và đường (nếu dùng sữa có đường thì không cần cho đường) vào nấu lửa vừa. Khi thấy chuẩn bị sôi thì trút nước cốt dừa vào khuấy đều. Nước sôi lại thì tắt bếp.

– Khi ăn cho xôi ra dĩa,xếp vài miếng xoài kế bên rồi rưới nước sốt lên.

– Rất đơn giản mà ngon không thể cản.

 

Bảo Tố

Cách làm BÁNH HẸ

 

Bánh Hẹ là món ăn gốc Hoa được nhiều người đặc biệt ưa thích. Món bánh hấp dẫn, ngon miệng nhưng có cách làm và nguyên liệu thật đơn giản.

Chuẩn bị:

  • 600g bột há cảo, có thể tự làm: CÁCH LÀM BỘT HÁ CẢO
  • 1 ký hẹ
  • Vài miếng lá chuối
  • Muối tiêu, nước mắm ớt tỏi
  • Hành lá, tóp mỡ (làm mỡ hành ăn kèm nếu thích)
  • Có thể thêm thịt băm vào phần nhân tùy ý
Cách làm:

Hẹ nhặt rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ, trộn với chút dầu ăn và muối.
Bắc nồi cho 2,5 chén nước vào nấu sôi, vặn nhỏ lửa rồi trút 500g bột há cảo vào (còn 100g để làm bột áo). Khuấy cho thật đều và nhanh tay. Nếu thấy bột khô thì cho thêm ít nước. Bột chín được 6-7 phần thì tắt lửa, nhấc nồi bột ra ngoài nêm 2 muỗng canh dầu ăn và nửa thìa cafe muối.
Đợi bột nguội thì thò tay vào nhồi bột cho mịn, dẻo, châm nước hoặc bột nếu bột khô hoặc quá ướt… Nhồi thấy mịn hết dính tay rồi thì để bột đó nghỉ 15 phút. Sau đó đem nhồi sơ lần nữa.
 
Chia bột ra thành những mẫu to cỡ quả trứng gà. Cán mỏng rồi cho hẹ vào, túm bột lại cho kín. Phần chóp sau khi túm nên ngắt bớt bột để bột không bị dày quá ở chỗ này ăn dễ ớn. Sau đó ép cho bánh dẹp xuống. Làm vậy cho hết bột.
Bắc xửng, lót lá chuối phía dưới, phết ít dầu ăn rồi xếp bánh lên mặt lá chuối.

 Hấp trên lửa to chừng 10 phút là chín bánh. Ta cho bánh ra dĩa.
Nếu xếp bánh đè lên nhau thì ta xoa lên bánh ít dầu ăn để bánh không dính vào nhau. Đợi bánh nguội, đem chiên cho giòn. Ăn nóng với nước mắm ớt tỏi.
Bảo Châu

Cách nấu CHÈ CHUỐI

Chè chuối là món chè dân dã nhưng ít ai từ chối được trước vị ngon hấp dẫn của nó. Cách nấu món chè này khá đơn giản.

Nguyên liệu:

 

  • 6-8 trái chuối tây, chọn chuối vừa chín tới không dùng chuối sống hoặc chín quá.
  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • 400 ml nước cốt dừa đóng hộp (hoặc tự làm theo CÁCH LÀM NƯỚC CỐT DỪA)
  • 1/4 chén đường cát trắng
  • 2 muỗng canh hạt trân châu nhỏ (bột báng)
  • Dừa bào sợi
  • Đậu phộng rang chín, giã sơ

Thực hiện:

 

Lột vỏ chuối, tước bỏ các sợi gân, thái chuối thành các khoanh tròn. Ướp vào chuối chút muối và đường trong vòng 15 – 20 phút.

 

Đậu phộng rang vàng, giã thô.

 

Trân châu đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm vào âu nước lạnh khoảng 15 phút đến khi trân châu nở, đổ ra rổ cho ráo nước.

 

 

Đổ lon nước cốt dừa ra nồi. Nếu không dùng nước cốt dừa đóng hộp bạn có thể mua dừa về bào vụn, sau đó vắt lấy nước cốt dừa.

 

 

Cho chuối vào đun cùng  trên lửa nhỏ đến khi chuối chín mềm.

 

 

Trút trâu châu vào nấu chung, lấy vá đảo nhẹ tay để chuối không bị nát, đun đến khi hạt trân châu nổi màu trắng trong. Bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, tắt bếp, múc ra bát, bên trên rắc một ít lạc và dừa bào sợi, dùng nóng hay lạnh tùy thích.

Chè chuối ăn nóng là ngon nhất

  • Theo CÚN KHANG

Cách nấu XÔI NGŨ SẮC

Xôi ngũ sắc là sự phối hợp giữa những loại đậu quen thuộc tạo nên một hương vị “đầy đủ”, ngon miệng và cũng thật bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

  • – Nếp: 1kg
  • – 2 lạng hạt sen
  • – 2 lạng lạc
  • – 2 lạng đỗ đen
  • – 2 lạng đỗ xanh cà còn vỏ
  • – 2 lạng đỗ xanh cà không vỏ
  • – 1 kg dừa nạo, vắt lấy nước cốt
  • – 200g dừa tươi nạo sợi
  • – 1 lít nước dừa
  • – Hành phi, lạc rang giã dập, vừng rang, lá chuối

Cách làm:

– Nếp ngâm qua đêm, đãi sạch rồi ngâm nước dừa chừng 30 phút. Vớt ra để ráo, xóc với tí muối.

– Đậu xanh không vỏ luộc chín, chia làm 2 phần bằng nhau. 1 phần tán nhuyễn, trộn với ít muối, đường. 1 phần để đó.

– Bốn loại đậu còn lại đem ngâm rửa sạch rồi luộc chín.

– Đậu phộng và mè rang giã sơ để làm muối đậu.

– Dừa sợi chuẩn bị sẵn.

– Chia nếp làm 5 phần, trộn với 5 loại đậu. Đem tất cả vào xửng hấp chín. Trong khi hấp nhớ rưới nước cốt dừa đều cho xôi chín mềm ngon.

– Xôi chín rắc muối mè đậu, hành phi, dừa nào lên, ăn nóng cho ngon.

theo Khánh Hòa

Cách nấu món GÀ SỐT CAM TƯƠI

 

Gà sốt cam có cách làm đơn giản, nhờ đó hương vị của gà vẫn giữ nguyên, hòa quyện cùng vị chua ngọt thơm của sốt cam sẽ khiến cho cả nhà thích thú và ăn không ngừng đũa.

Chuẩn bị nguyên liệu  (cho 4 người)

Phần gà:

  • – 500g ức gà
  • – Lòng trắng trứng: 2 cái
  • – 30ml dấm gạo
  • – 60g bột bắp
  • – 3g men nở
  • – Dầu ăn
  • – Muối

Phần sốt cam:

  • – 300ml nước xương gà (hoặc nước lọc)
  • – 30ml nước cam, 70ml nước cốt chanh
  • – 15g vỏ cam
  • – 100ml giấm gạo
  • – 50g đường cát, 50g đường nâu
  • – 2 quả ớt
  • – 30g bột bắp
  • – 30ml nước
  • – 5g gừng bào nhuyễn
  • – Xì dầu, dầu mè
  • – Hành lá, vừng trắng (trang trí)

Thực hiện:

– Bước 1:

– Gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, xong cho vào bịch đựng thực phẩm. Trộn hỗn hợp lòng trắng trứng + bột bắp + giấm gạo + men nở + chút muối cho đều rồi ướp cùng gà trong bịch.

Bước 2:

– Khóa túi lại ướp trong 30 phút. Lúc này chuẩn bị làm sốt.

Bước 3:

– Cạo vỏ cam (không vứt nhé!), vắt lấy nước

 

Bước 4:

Cho vỏ cam đã cạo cùng với gừng vào trong chảo dầu nóng, phi thơm.

Bước 6:

– Cho tất cả nguyên liệu làm sốt còn lại vào chảo trừ hành lá và mè ra, nấu tới khi hỗn hợp sốt đặc lại.

Bước 6:
– Bắc chảo khác chiên gà đã ướp trong ngập dầu tới khi gà vàng nâu các mặt, sau đớ vớt ra để ráo.
Bước 7:- Sốt còn nóng cho gà vào trộn, nhắc ra khỏi bếp, rắc hành lá thái cọng và mè trắng lên trang trí.

 

 

 

Bảo Tố