Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 2)

Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

 

Nấu nước lèo được trong: Nước sôi mới bỏ xương, thịt vào, nấu không đậy nắp. Nước sôi lại thì nhỏ lửa, vớt bọt thường xuyên. Cho thêm củ hành tím đã nướng chín vào nồi.

Chữa nước lèo bị đục: Lược lại nước lèo bằng cái khăn vải mỏng. Rồi đổ qua nồi khác nấu sôi lại. Lấy cái chén bỏ 1 lòng trắng trứng vào đánh cho nổi, rồi đổ vào nồi nước dùng đang sôi. Các bọt đục sẽ bám vào lòng trắng trứng, thấy ổn rồi thì vớt lòng trắng ra đem đổ.

Làm sạch ruột, dạ dày lợn: Lòng phèo bao tử mua về thì lộn ngược ra, rồi lấy bột mì xoa lên, bóp giặt kĩ rồi rửa lại bằng nước lạnh.

Luộc lòng cho trắng: Chuẩn bị nồi nước sôi sẵn, cho vào miếng phèn chua bằng đầu ngón tay, rồi cho lòng vào luộc ngập nước. Luộc chín thì vớt ra cho vào nước lạnh có pha chút hàn the.

Luộc rau xanh: Trước khi cho rau vào, thì cho vào nồi nước vài giọt chanh hoặc giấm

Khoai tây giữ màu trắng: Ngâm khoai tây trong nước có pha chút chanh và muối để khoai trắng.

Tẩy mùi hôi lông của gia cầm: Nhổ lông gà vịt xong dùng muối hoặc gừng giã nát, chà lên mình nó, để vài phút. Rửa sạch rồi mới mổ bụng.

Tẩy mùi cá khỏi chậu rửa bát: Dùng vỏ chanh chà quanh chậu

Chiên trứng nổi phồng: Cho vào ít nước rồi chiên. Cách khác hiệu quả hơn là cho vào chút bột nổi, rồi đánh đều theo một chiều

Luộc thịt trắng ngon: Khi nấu nước sôi luộc thịt, nhớ cho vào muỗng canh dấm chua

Bé Thúi (MAV.vn)

Xem thêm:

Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 1)

Sau đây là những mẹo vặt mà người nội trợ nên biết để xử lý các tình huống trong nhà bếp:

Làm giòn bánh mì: Bánh mì xìu đem nướng lại mãi không giòn. Muốn giòn thì nhúng qua nước rồi mới nướng.

Vắt chanh nhiều nước: Ngâm chanh vào nước nóng vài phút, rồi mới vắt.

Chữa cơm sống: Nấu cơm bị sống thì đổ thêm ít nước vào nấu tiếp. Còn cách khác nhanh hơn là rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ: nửa ký gạo là 1/3 bát con rượu. Rồi đun tiếp cho cạn. An tâm rượu không để lại mùi.

Luộc trứng không nứt: Luộc với lửa nhỏ, không đậy nắp. Hoặc cho vào nồi chút muối. Cách khác là lấy chanh chà quanh vỏ trứng.

Chữa cay nóng ở da: Khi ớt đụng vào tay sẽ gây nóng rát khó chịu. Lúc này, dùng nước ấm bôi lên, hoặc ngâm nguyên bàn tay vào. Cách khác là dùng đường cát hoặc dấm, rượu, dầu ăn, xoa vào chỗ nóng rồi rửa sạch.

Đánh vẩy : Muốn đánh vẩy cá mà không bị văng tùm lum tùm la, thì ngâm cá vào nước sôi trước.

Khử mùi dầu phộng: Đun dầu thật sôi rồi cho vào cục sả đã đập dập hoặc lá dứa.

Xử lý khi dầu ăn béng lửa: Dầu ăn béng lửa có thể gây hỏa hoạn. Khi đó bạn bình tĩnh nhẹ nhàng đậy vung lại. Còn nếu lửa đã lan ra ngoài, kiếm cái khăn to thấm nước rồi ụp lên, lửa sẽ tắt. Đừng quýnh lên hỏng chuyện.

Xúc bình thủy tinh: Chai lọ miệng nhỏ rất khó rửa sạch mặt trong. Bạn cho vào đó một nắm gạo, rồi đổ chút nước sôi vào. Đậy kín nắp rồi xúc mạnh tay. Làm vài lần cho bình sạch bóng.

Khử mùi thịt bò: Lấy 1 cục gừng nướng chín, cạo vỏ, giã nhuyễn, rồi rắc lên thịt.Xem thêm:

Bé Thúi (MAV.vn)

 

DIỆU KỲ CÔNG DỤNG LÀM ĐẸP CỦA NƯỚC ĐÁ

Giảm sưng mắt, “xẹp” mụn, se lỗ chân lông… là những công dụng làm đẹp tuyệt vời mà đá lạnh mang lại nhưng không phải ai cũng biết.

Dùng đá lạnh trước khi trang điểm

Đây có thể là một cách làm đẹp bằng đá lạnh khiến bạn ngạc nhiên. Nếu chà nhẹ đá lên mặt trước khi trang điểm sẽ giúp lớp trang điểm giữ được lâu hơn. Chắc chắn rằng rất ít chị em biết bí quyết này vì vậy bạn còn chờ đợi gì nữa mà không áp dụng ngay.

Làm dịu mụn trứng cá

Ngay khi bạn thấy nổi mụn, hãy chà một viên đá lên vùng da gần đó. Nước đá lạnh làm các mạch máu co lại khiến máu không thể đi đến bề mặt da nổi mụn. Điều này làm giảm tấy đỏ và sưng.

Thu nhỏ lỗ chân lông

Đá cũng giúp giảm thiểu sự xuất hiện của lỗ chân lông. Bạn có thể chà một viên đá lên mặt để làm giảm kích thước lỗ chân lông ở vùng này.

Giảm đau khi nhổ lông nách

Trước khi nhổ lông nách bạn chườm một viên đá lạnh. Đá sẽ giúp tê liệt vùng này giúp bạn nhổ lông nách không còn đau.

Làm đẹp làn da mệt mỏi

Khi thoa nước đá lên khuôn mặt, cơ thể bạn sẽ tự động gửi một dòng máu nóng lên vùng da đó, do đó cải thiện lưu thông máu. Điều này sẽ làm đẹp và cải thiện làn da nhợt nhạt, mệt mỏi. Hãy cho đá viên vào một cái ly và áp chiếc ly lạnh này vào làm mát khuôn mặt. Không chườm đá trực tiếp lên mặt vì điều này có thể làm tổn thương các mao mạch.

Chữa vùng da bị cháy nắng

Một viên đá nhỏ có thể giúp bạn giảm tình trạng cháy nắng. Dùng khăn bông bọc hai hoặc ba viên đá lạnh rồi để lên vùng da bị cháy nắng. Thực hiện cách này trong thời gian hai hoặc ba phút để giảm ngứa do ánh nắng và thời tiết.

Mặt nạ đông lạnh

Bạn đã bao giờ thử dùng mặt nạ đông lạnh chưa? Biện pháp này nghe có vẻ lạ nhưng rất hiệu quả: trộn nước ép dưa chuột với nước ép hoa hồng, sau đó đặt trong một chiếc hộp. Để hỗ hợp nước đông lạnh rồi lấy ra đắp lên mặt. Loại mặt nạ này không chỉ giúp bạn giảm nếp nhăn trên mặt một cách rõ rệt mà còn có tác dụng khiến da trắng sáng tự nhiên.

Chữa đôi mắt sưng húp

Thiếu ngủ, căng thẳng quá nhiều hoặc thậm chí đôi mắt bị mỏi quá lâu có thể khiến chúng trông sưng húp. Để làm giảm sưng và khó chịu, bạn chỉ cần cuốn một viên đá vào khăn giấy và chà lên đôi mắt thật nhẹ nhàng. Đá lạnh sẽ làm dịu ngay tức khắc.

Theo Khỏe & Đẹp

BÍ QUYẾT LUỘC RAU NGON, XANH GIÒN, KHÔNG MẤT CHẤT

Luộc rau thì ai cũng biết luộc, nhưng để rau sau khi luộc còn màu xanh đẹp mắt, giòn, mà không bị mất hương vị cũng như chất dinh dưỡng, thì không phải ai cũng biết.

Sau đây là một số mẹo để có được món rau luộc đạt chuẩn:

1. Để rau giữ được chất dinh dưỡng:

  • Không ngâm rau quá lâu

Trong rau có rất nhiều nước, nếu ngâm trong nước quá lâu, thì nước bên ngoài sẽ ngấm vào trong rau, làm cho vách tế bào của rau bị vỡ và chất dinh dưỡng của rau lại bị tràn ngược ra bên ngoài. Nhất là đối với rau sau khi cắt, ngắt, nếu ngâm trong một đêm thì gần như sẽ thất thoát hết vitamin C, vitamin nhóm B, khoáng chất và protein tan trong nước.

  • Không đậy nắp khi luộc rau

Luộc rau không đậy nắp là cách để bảo quản chất diệp lục và magie trong rau, giúp rau có màu xanh. Đồng thời điều này cũng giúp giải phóng lượng acid hữu cơ có hại trong rau.

  • Luộc rau trên lửa lớn

Luộc rau càng nhanh, sẽ càng hạn chế thất thoát vitamin trong rau hơn.

  • Không luộc rau quá lâu

Luộc rau quá lâu có thể làm nước và chất dinh dưỡng trong rau bị tách ra.

2. Để rau xanh, giòn:

Trong khi luộc, có thể thêm vào những thứ này để giữ màu cho rau:

  • Muối: Một chút muối có thể giữ màu cho rau
  • Dầu ăn: Cho vài giọt dầu ăn vào nồi nước luộc, sẽ khiến rau của bạn xanh bóng, hấp dẫn hơn khi vớt ra, và màu cũng giữ lâu hơn. Tuy nhiên làm cách này nước luộc có thể bị váng dầu.
  • Chanh hoặc dấm: Không những giữ màu xanh cho rau, một chút chanh hoặc giấm còn có thể giữ màu đỏ cho cà rốt, lại còn có thể tăng thêm hương vị cho các loại rau củ.
  • Nước đá: Để rau xanh giòn, cách nhiều người dùng nhất là ngay sau khi rau chín: vớt ra cho vào tô nước đá. Nên phối hợp nước đá với một trong 4 “phụ gia” trên.

Bé Thúi (MAV.vn)

CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI RAU CỦ QUẢ TRUNG QUỐC

Cà rốt, khoai tây, gừng, súp lơ, tỏi, hành tây… Trung Quốc đang bày bán tràn lan ở khắp các chợ TP HCM với vẻ ngoài bóng bẩy, căng mọng, thời hạn sử dụng lâu mà giá rẻ 20-50% so với hàng Đà Lạt.

Theo chia sẻ của các tiểu thương ở chợ Thị Nghè, Bà Chiểu, Thái Bình…, hàng nông sản Trung Quốc chiếm một nửa tới hai phần ba lượng bán ra mỗi ngày. Giới kinh doanh hàng ăn, nhà hàng chuộng loại này hơn bởi ưu điểm màu sắc đẹp, củ quả to tròn, dùng được lâu, có loại giá rẻ hơn hàng Đà Lạt một nửa.

Tuy nhiên, “chất lượng sản phẩm kém, thậm chí chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, để cả tháng trời vẫn không hư hỏng nên chính tôi cũng không dám dùng loại này”, chị Tám, tiểu thương chợ Thị Nghè nói. Khách tới mua, chị đều chỉ rõ cho khách biết đâu là hàng Trung Quốc, Đà Lạt để mọi người tự chọn lựa cho thực đơn gia đình.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lấy ví dụ, hành tây ở TP HCM chủ yếu là hàng Trung Quốc vì ở Việt Nam loại này khó trồng, nếu trồng được cho củ nhỏ và mẫu mã không đẹp.

Bên trái là khoai tây Đà Lạt, vỏ mỏng nên khi đổ đống, các củ va chạm dễ bị tróc vỏ, ruột vàng, mắt khoai nhỏ, giá 30.000 đồng một kg. Khoai Trung Quốc (bên phải), củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín, giá 25.000 đồng một kg.
Cà rốt Đà Lạt (bên trái) da sần, màu cam nhạt, cuống lá còn nguyên, vị ngọt thanh tự nhiên, hiện có giá 22.000 đồng một kg. Ngược lại, cà rốt Trung Quốc (bên phải) da bóng láng, củ to, tròn đều, không cuống, màu cam đậm, vị nhạt, giá 15.000 đồng một kg.

Trong hình là cải thảo Đà Lạt, 15.000 đồng một kg, bắp tròn trịa. Còn bắp Trung Quốc lá xanh đậm, thon dài, rẻ hơn hàng Đà Lạt 3.000 đồng.

Súp lơ xanh của Đà Lạt (bên trái), còn lá và thân đầy đủ, vị ngọt đậm đà, giá 30.000 đồng một kg. Súp lơ Trung Quốc bị cắt mất thân và bọc trong bao xốp, rẻ hơn 5.000 đồng, chất lượng kém hơn so với hàng Đà Lạt, để cả tháng vẫn trắng tươi, không bị hỏng.
Bên trái là tỏi Bắc, vẻ ngoài xấu xí, các tép tỏi nhỏ, khó bóc vỏ, được bán giá 120.000 đồng một kg. Tỏi Trung Quốc (bên phải ) tròn, to, mỡ màng, dễ bóc vỏ, giá 60.000 đồng nhưng không thơm nồng như hàng trong nước.
 
Hành Tây trong ảnh là hàng Trung Quốc, củ to, bóng, tròn và củ nào cũng có kích cỡ to đều như vậy. Giá 20.000 đồng một kg.
Bên trái là gừng Việt Nam, lớp vỏ xỉn màu, nhiều rễ và nốt sần sùi, bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong, giá 30.000 đồng một kg. Còn bên phải là gừng Trung Quốc màu vàng nhạt, lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ, 20.000 đồng một kg. Gừng Trung Quốc đẹp hơn gừng trong nước nhưng mùi thơm thua xa.

Thi Hà(VNexpress.net)

Sai lầm thường gặp khi chế biến rau củ

Khi nhặt rau, một số bà nội trợ có thói quen bỏ hết lá, chỉ ăn phần cọng. Cách làm này rất lãng phí bởi vitamin trong lá rau rất nhiều.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trên trang The Health, rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên do một số thói quen chế biến rau thiếu khoa học, người đầu bếp có thể làm hao tổn rất nhiều dinh dưỡng trong quá trình xào nấu.

1. Thời gian xào nấu quá lâu

Các vitamin có trong rau củ rất “nhạy cảm”, nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.

2. Cắt rau xong không nấu ngay

Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái “dễ bay hơi”. Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.

3. Nhặt bỏ lá rau

Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc… Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.

4. Cắt rau xong mới rửa

Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình “rửa” đi lượng lớn vitamin.

5. Gọt bỏ hết vỏ rau củ

Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.

Thi Trân (The Health, vnexpress.net)

6 CÁCH LÀM GIẢM BỚT TÁC HẠI CỦA ĐỒ NƯỚNG

Nướng được coi là hình thức nấu ăn ngon miệng vào bậc nhất, đến mức dân gian có câu “Nhất nướng, nhì chiên, tam xào , tứ luộc”, nhưng bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy ăn đồ nướng thì nguy cơ gây bệnh ung thư cao nhất do các tác nhân sinh ra khi nướng thức ăn.

Dưới đây là 6 lời khuyên giúp bạn giảm tác hại của đồ nướng.

1. Sử dụng một loại sốt cay

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol (Anh), sốt cay có thể làm giảm sự hình thành ung thư amin dị vòng (HCA), do đó đừng ngại rắc ớt đỏ lên đồ nướng khi tẩm ướp.

Các loại gia vị như húng tây, tỏi… có thể làm giảm lượng HCA lên đến 60% so với khi không được tẩm ướp.

Còn chất chiết xuất từ cây hương thảo có thể làm giảm HCA đến 90%.

2. Thêm rượu khi tẩm ướp

Đừng quên bổ sung rượu trong phần gia vị tẩm ướp của món nướng bởi rượu vang đỏ có đầy đủ các chất chống oxy hóa, giúp giảm bớt tác hại của đồ nướng.

Theo một nghiên cứu của Đại học Porto (Bồ Đào Nha), ướp thịt bò trong rượu vang đỏ 6 giờ trước khi nướng làm giảm lượng chất gây ung thư đến 40% so với thịt bò không được ướp.

3. Tắt bếp

‘Tắt bếp’ là điều mà bạn nên ghi nhớ khi đang muốn cắt giảm chất gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ cao hơn dẫn đến sự gia tăng HCA.

Vì vậy, cố gắng nướng thịt của bạn dưới 168 độ C, đó là nhiệt độ mà HCA bắt đầu hình thành.

4. Chế biến thực phẩm trong lò vi sóng trước khi nướng

Trước khi cho đồ nướng lên vỉ, hãy quay thịt trong lò vi sóng 1 hoặc 2 phút ở công suất trung bình vì điều này sẽ giúp giảm 90% lượng HCA.

5. Kết hợp rau

Rau là lựa chọn tuyệt vời để ăn kèm thịt nướng, giúp bạn cắt giảm bớt lượng HCA.

6. Giảm thời gian ướp thịt

Mặc dù điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng ướp thịt trong thời gian dài có thể làm giảm tỷ lệ chất chống oxy hóa trong nước sốt.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy ướp thịt trong nước sốt khoảng 5 tiếng trước khi nướng làm giảm các hoạt động chống oxy hóa trong nước sốt so với đồ ăn được tẩm ướp trong thời gian ngắn hơn.

Ngoài ra, rưới thêm một chút nước sốt vào thịt ngay trước khi thưởng thức có thể tăng thêm chất chống oxy hóa cho món ăn của bạn.

 

Theo báo Gia Đình

Những mẹo vặt hữu ích cho người nội trợ

Sau đây là một số kinh nghiệm /mẹo vặt bỏ túi để người nội trợ có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

    
• Cách xào thịt bò: Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong, bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.

• Luộc trứng không bị nứt : Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng. Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt nữa.
  
• Rửa sạch bình thủy tinh: Những bình thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch bên trong rất khó. Xin mách bạn một cách để làm cho bình thủy tinh sáng bóng như mới. Bạn hãy cho vào bình một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào đậy nắp kín đóng lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.
   
• Dầu ăn trong nồi bốc lửa: Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung lại hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Trong trường hợp đó, không nên cho nước vào dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía.

• Cách cán bột không bị dính: Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ, lúc cán bột làm bánh bột sẽ không bị dính nữa.
  
• Cách vắt chanh được nhiều nước: Muốn vắt được nhiều nước chanh hơn thì trước khi vắt, bạn hãy đem chanh ngâm vào nước nóng vài phút.
   
• Cách khử cay ở tay: Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.
  
• Cách làm chuối xanh không bị nát và thâm: Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, bổ thành miếng nhỏ, rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối, chuối sẽ trắng, không bị nhựa, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều.
   
• Cách chữa cơm sống: Khi bỏ cơm ra ăn mà cơm bị sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi và bắc lên bếp hong lại cho đến khi chín hoặc bỏ đi. Để tránh lãng phí và mất thời gian nhưng lại hiệu quả và đơn giản, bạn hãy làm theo cách sau: Xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà lại không để lại mùi rượu.
   
• Làm Ruột Heo, Bao Tử Heo: Ruột hoặc bao tử heo mua về lộn trái ra rồi cho một nắm bột mì vào bóp kỹ một lúc sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh sẽ sạch hết.
    
• Muốn luộc ruột hoặc bao tử cho trắng thì đun một nồi nước sôi, sau đó cho vào một miếng phèn chua độ nửa ngón tay, cho lòng heo vào luộc, nhớ để nước cho ngập. Khi lòng heo đã chín, vớt ra thả vào nước lạnh có pha một chút hàn the.
   
• Cách Làm Lươn: Lươn mua về còn sống cho vào xoong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua. Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết. Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch.
   
• Cách Làm Ốc: Muốn làm ốc sạch để làm ốc nhồi thì đừng đập bể trôn ốc vì khi đập bể trôn ốc, khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết. Lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một lúc, cầm con ốc vẩy mạnh. Ốc sẽ rơi ra hết. Bỏ phần ốc bùn phía cuối. Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
   
• Cách Làm Cá: Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy. Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng.
   
• Chiên Cá: Khi chiên cá, muốn không bị sát chảo, hãy lăn cá vào bột trước khi cho vào chảo dầu nóng.
   
• Nướng Cá Không Bị Tróc Da: Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng. Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài se lại ngay, như vậy sức nóng làm cho chất mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được. Do đó da cá sẽ vàng mà thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi các dưỡng chất.
    
• Nướng Bánh Mì Lại Cho Dòn: Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn.
   
• Chiên Khoai Tây: Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng. Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai. Vớt khoai để ráo, lau khô từng miếng. Sau đó phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi chiên, mặt khoai không bị nhăn. Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng. Khi chiên, khoai sẽ phồng lên, lấy khoai ra cho vào rổ nhôm, rắc lên một chút muối và xốc đều.
   
• Giữ Khoai Không Rã Khi Nấu: Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ. Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.
   
• Khử Mùi Hôi Của Dầu Phộng: Đun dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa. Cho vào vài củ hành tím đập dập. (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).
  
• Khử Mùi Hôi Của Thịt Bò: Nướng chín một củ gừng, cạo bỏ lớp vỏ cháy đen, giã gừng thật nhuyễn, rắt lên thịt.
   
• Tẩy Mùi Hôi Lông Của Gà, Vịt: Khi nhổ lông xong, dùng muối hoặc gừng giã nhuyễn chà xát lên mình con vịt hoặc gà, để độ 5 phút, rửa sạch lại rồi mới mổ ruột.
   
• Tẩy Mùi Xào Nấu, Mùi Thịt Cá: Đốt một miếng đường lên bếp. Trong khi chờ cá chín, mùi đường cháy sẽ phá tan mùi tanh của cá. Để cho mùi hôi của bắp cải chín mất đi, hãy cho vào xoong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì. Chậu rửa bát vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, mùi tanh của cá sẽ hết.  

 ST

 

9 mẹo làm bếp các mẹ khó bỏ qua

Một số mẹo làm bếp giúp tươi rau củ, khoai tây không nảy mầm, lau chùi, thái hành tỏi, nêm quá mặn,…

1. Để làm tươi lại rau củ bạn… lỡ để quên trong tủ lạnh vài ngày, hãy bỏ chúng vào bát nước lạnh trong vòng 30 phút. Sau khi vớt ra, cắt bỏ những phần quá héo, úa và tiếp tục sử dụng phần còn lại.

2. Nếu nồi, chảo của bạn bị gỉ cũ, chỉ cần một nửa củ khoai tây, chấm vào muối trắng và chà đều quanh nơi bị gỉ. Bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ đấy!

3. Khi thái hành, tỏi, ớt… để tránh hương của chúng xộc lên mắt, mũi bạn, chỉ cần rải một ít muối trắng lên thớt trước khi sử dụng thì sẽ hạn chế được điều này.

4. Để rửa tay có mùi sau khi cắt hành, tỏi chỉ cần chà tay lên một muỗng bằng thép không gỉ khoảng 30 giây rồi mới rửa lại bằng nước. Thép hấp thụ mùi rất tốt. Nếu bạn có hạt cà phê tươi, nó cũng hấp thụ mùi cũng rất hiệp quả.

5. Để làm sạch chiếc ấm điện bám đầy cặn khó chùi, hãy đun sôi một hỗn hợp một nửa giấm, nửa nước trong ấm. Sau đó, những mảng bám đó sẽ hết sạch.

6. Để giữ cho khoai tây không nảy mầm trong túi, hãy cho một quả táo vào với nó.

7. Mủ, nhựa từ rau, củ có thể khiến tay bạn đen xì. Lúc này hãy chà một vài lát khoai tây đã gọt vỏ hoặc dùng giấm để tẩy chúng.

8. Nếu bạn quá tay khi nấu canh, chỉ cần thả vào nồi một miếng khoai tây để nó hấp thụ bớt lượng muối dư thừa. 9. Khi rã đông thịt trong tủ lạnh, đổ thêm một chút dấm lên trên, nó không chỉ làm mềm thịt mà còn giảm nhiệt độ đóng băng và do đó làm nó tan nhanh hơn.

theo Webtretho

‘ĐÁNH TAN’ CƠN NGHẸT MŨI BẰNG 7 MẸO ĐƠN GIẢN

Mùa lạnh, nhiều người dễ bị nghẹt mũi. Nguyên do thường là cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng, dị ứng… Lúc đó, bên cạnh việc uống thuốc chữa bệnh, thì chúng ta cũng có thể sử dụng một số cách đơn giản sau đây để đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi khó chịu.

 

Tỏi: Ép tỏi lấy nước rồi nhỏ vào mũi là cách dân gian hiệu quả. Nước tỏi có thể giúp tẩy sạch các chất nhầy trong mũi.

Uống nước: Bổ sung từ 8-10 ly nước trong ngày, có thể là nước canh, nước rau, trà thảo dược… cũng là cách để đối phó với nghẹt mũi hiệu quả.

Xông mũi: Bạn có thể hít mùi khuynh diệp, hoặc xông mũi bằng nước muối nóng để giảm nghẹt mũi.

Cà chua: Nước ép cà chua kèm một chút nước cốt chanh và mật ong là liều thuốc trị nghẹt mũi hữu hiệu.

 

Lá húng quế: Khi bị nghẹt mũi, ông bà ta thường khuyên nhai vài lá húng quế trong miệng. BẠn có thể pha húng quế với trà cũng được.

Gừng tươi: Ly trà ấm với chút gừng tươi sẽ giúp đẩy lùi những triệu chứng khó chịu khi cảm cúm, trong đó có nghẹt mũi. Bạn nên uống 2-3 lần trong ngày.

Mật ong: Đây được coi là liều thuốc hữu hiệu nhất để trị nghẹt mũi. Bạn hãy hòa 2 muỗng mật ong trong một ly nước hoặc sữa ấm rồi uống. Có thể dùng 2 muỗng trà mật ong trước khi ngủ để tránh nghẹt mũi.

 

Mỹ Mạnh tổng hợp.

5 LƯU Ý KHI ĂN CÀ CHUA

Cà chua là một trong những thực phẩm thông dụng nhất của thế giới. Với hương vị thơm ngon và tính chất bổ dưỡng, cà chua là thành phần không thể thiếu ở rất nhiều món ăn. Tuy vậy không phải cách ăn cà chua nào cũng có lợi cho sức khỏe, thậm chí có những cách ăn khiến cà chua trở nên có hại. 

Màu đỏ của cà chua cho thấy hàm lượng vitamin A trong cà chua rất cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài các vitamin B1, B2, cà chua còn rất giàu các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, magiê, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat… Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Sắc tố lycopen có trong cà chua, đặc biệt là ở vỏ, cùng với beta-caroten được xem là những chất chống ôxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu. Lycopen còn có tác dụng chống thoái hóa hoàng điểm, từ đó làm giảm mù lòa.

Cà chua là một loại rau rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng. Nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dưới đây là 5 lưu ý khi ăn cà chua:

Thứ nhất, không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc

Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc? Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Thứ hai, không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu

Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.

Thứ ba, không nên ăn cà chua khi đói

Cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.

Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.

Thứ tư, không ăn cà chua xanh chưa chín

Cà chua xanh, chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid . Khi tiêu thụ nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.

Thứ năm, không ăn cà chua nấu kỹ

Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.

Cà chua là một loại rau bổ dưỡng, có chứa lycopene, vitamin C…Do vậy, nếu bạn chú ý và tránh các điều cấm ký trên khi ăn cà chua nó sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe của bạn.

Cách bảo quản cà chua:

Cà chua có hàm lượng Vitamin A cao, được sử dụng nhiều vào việc chế biến, làm tăng hương vị và màu sắc món ăn. Muốn giữ chúng được lâu hơn, bạn có thể làm một trong 2 cách sau:

Cách 1: Chọn quả chín, vẫn còn cứng, vỏ bóng, rửa sạch rồi hấp chín. Khi chúng đã chín mềm bạn bỏ ra để nguội, nghiền thật nhuyễn rồi lọc bỏ hột. Đem cà chua đun lên sền sệt là được, nhớ bỏ vào một chút muối và cho vào chai. Đun một ít mỡ thật sôi để nguội rồi đổ lên miệng chai. Cách này có thể để được cà chua quanh năm.

Cách 2: Chọn những quả chín, vẫn còn cứng, đỏ bóng, đem rửa sạch để khô ráo và xếp lần lượt từng lớp vào trong lọ to, hoặc chum vại. Cứ một lớp muối một lớp cà. Đậy lọ lại cho kín, bảo quản ở những nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể giữ được cà trong một tháng.

(theo SK&ĐS)

Chỉ một vài động tác đơn giản, nhưng những mẹo sau đây sẽ giúp các loại rau củ quả trong nhà bạn tăng thời hạn sử dụng lên gấp nhiều lần.

Nấm:

Nấm mua về lấy ra ngay khỏi túi bóng, sau đó cho vào túi giấy hoặc hộp giấy rồi mới bỏ vào tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát.

Dâu tây:

Muốn bảo quản dâu tây được lâu, có một cách là dùng nước dấm. Chuẩn bị một tô nước pha chút giấm trắng, sau đó cho lần lượt dâu tây vào đảo sơ rồi vớt ra, cho vào cái rổ… Khi đã nhúng hết dâu qua dấm thì đợi tí cho ráo rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó bỏ tủ lạnh bảo quản như bình thường. Cách này giúp dâu trữ được lâu hơn 1 tuần.

Chuối:

Dùng nilon hoặc màng nhựa bọc thực phẩm quấn cho kín phần cuống của nải chuối sẽ giúp kéo dài thời gian tươi ngon của chuối thêm 3-5 ngày.

Cà chua:

Cà chua không bảo quản trong túi nylon vì sẽ mau chín và nếu chín rồi thì sẽ mau thối. Nên cho vào túi giấy hoặc hộp giấy, để vào chỗ thoáng mát. Nếu lỡ mua cà chua xanh mà muốn cho chín nhanh thì cho ở chung với các loại hoa quả khác. Với cà chua đã chín, bảo quản nơi khuất tối, không cho quả chạm vào nhau, xoay cuống lên trên.

Các loại rau củ nảy mầm:

Khoai lang, khoai tây, gừng, tỏi, hành tây… có thể có hại nếu nảy mầm. Vì vậy để bảo quản được chúng, không dùng túi loại trong để ánh sáng không chiếu vào. Nên dùng túi giấy để đảm bảo bên trong khô ráo, nếu không có thì dùng khăn giấy bọc chúng lại rồi cho vào túi nylon.

Hành tây:

Nếu bạn có tất da cũ thì giặt sạch rồi để hành tây vào treo lên để trữ. Nếu tất dài có thể ngăn ra thành nhiều ngăn để trữ nhiều củ hơn. Cách này giúp hành tây tươi nguyên được 8 tháng.

Rau thơm:

Với các loại rau nhỏ như rau thơm, rau gia vị, bạn rửa cho sạch, nhúng vào dầu ô liu rồi sau đó cho vào cái ca, chế thêm nước vào rồi bỏ ngăn đá cho đông lại như làm đá viên. Cách này rất hữu dụng và phổ biến ở phương Tây.

Rau các loại:

Rau chưa cắt: bọc vào giấy bạc rồi cho vào tủ lạnh. Đối với xà lách, cải xanh, cần tây, cách này bảo quản được rau trong 1 tháng trở lên.

Rau đã lỡ cắt, để cho ráo rồi lấy khăn giấy quấn quanh, sau đó cho vào túi nilon bịt kín lại cho vào tủ lạnh sẽ giữ rau được 1 tuần trở lên.

Riêng các loại rau nhiều dầu thì không nên cho vào tủ lạnh, chỉ cần cột sơ gốc rồi treo lên chỗ thoáng mát.

Khoai tây:

Có cách để khoai tây không nảy mầm là cho một quả táo vào ở chung với nó. Không bao giờ để chung khoai tây với hành vì cả 2 sẽ nhanh hỏng.

Hạt:

Các loại hạt như hạt điều, hạt dẻ mua về nên rang chín rồi cho vào lọ thủy tinh để trữ.

Hành lá:

Nếu đã lỡ thái nhỏ hành mà không dùng tới, thì cho tất cả vào một cái chai nhựa (chai nước suối), đậy lại và cất vào tủ lạnh.

Bé Thúi tổng hợp.

Bí quyết nấu ăn chay

Ăn chay ngày nay đang rất phổ biến, tuy nhiên, nhiều bà nội trợ vẫn e ngại nấu món chay tại nhà do không quen. Hãy tham khảo những bí quyết nấu món chay vừa ngon miệng vừa đảm bảo dưỡng chất sau đây để trổ tài.

1. Lựa chọn nguyên liệu

– Trong các bữa ăn chay, do nguyên liệu thường thiếu nhóm thực phẩm từ động vật nên để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, cần phối hợp nhiều loại thực phẩm khi chế biến. Nấu nước dùng cần vài loại củ như cà rốt, sắn, su su, mía lau, củ cải muối, lê ngon hơn là chỉ dùng một loại. Món xào cần nấm, đậu, vài thứ rau hoặc củ.

– Vị ngọt thịt đem lại cảm giác ngon miệng và giúp món ăn thêm đậm đà. Vì vậy, hãy lựa chọn nhiều thực phẩm thay thế thịt để món chay không nhạt nhẽo. Vị ngọt thịt có nhiều trong măng tây, cà chua, tảo biển, đậu, bắp và hành tây.

– Những thực phẩm hơi dai vừa no lâu, vừa tạo cảm giác như nhai thịt sẽ làm người ăn hứng thú hơn. Có thể dùng mì căn, đậu hủ chiên, đậu hủ nướng, nấm nướng, các loại đậu, măng khô, ngũ cốc nguyên hạt.

– Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như kẽm trong đậu, hạt (hạt dẻ, hạt điều); canxi trong bông cải xanh, cải thìa; i-ốt trong muối, tảo bẹ; sắt trong ngũ cốc thô, trái cây khô, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), đậu hủ; B12 trong sữa đậu nành, ngũ cốc.

2. Gia vị và nêm nếm

Đối với món chay, gia vị tạo vị như muối, đường, nước tương, hạt nêm… chỉ là phần nền cho món ăn, nếu chỉ sử dụng những loại gia vị này thì món ăn rất đơn điệu. Vì vậy, cần sử dụng thêm gia vị tạo mùi và tạo màu để món ăn thêm đặc sắc.

– Lựa chọn gia vị tạo mùi có nguồn gốc thực vật từ thiên nhiên như bột cà ri, bột ngũ vị hương, bột quế, tương bần, chao, dầu mè, sả, ớt, tiêu, rau thơm… giúp người ăn thêm ngon miệng, có cảm giác như đang ăn món mặn.

– Nguyên liệu của món chay từ đậu, bột vốn có màu sắc trắng nhạt nhẽo, vì vậy sử dụng gia vị tạo màu như bột nghệ, gấc, lá dứa, màu điều, cà rốt, củ dền… làm món ăn phong phú về màu sắc và thêm hấp dẫn.

– Ngoài ra, khi nêm nếm món chay nên sử dụng gia vị có liều lượng vừa phải, không quá gắt, nhất là các vị cay và chua.

3. Cách nấu

– Ướp thực phẩm: có thể ướp gia vị để món ăn thêm đậm đà, nhưng thời gian ướp không quá lâu, thực phẩm dễ bị “ê” và giảm mất độ tươi ngon.

– Tránh nấu quá chín: trong món chay thường sử dụng rau củ quả là chính nên để đảm bảo vitamin và khoáng chất trong rau củ không bị hao hụt nhiều, cần nấu thức ăn vừa chín tới, nhất là các món rau xào.

– Sử dụng ít béo: chất béo nhiều không những làm mất cân đối về dinh dưỡng, mà còn làm thực phẩm mất đi hương vị thơm ngon vốn có.

– Canh lửa: không nấu thức ăn quá lâu trên lửa quá lớn; với những món hầm, kho, sau khi sôi, nhanh chóng hạ lửa để thức ăn được chín đều và không bị khô.

NGUYỄN NGOAN

Bí quyết làm sườn nướng Cơm Tấm ngon

Sườn nướng là một trong những món được dùng kèm với cơm tấm nhiều nhất. Món sườn này cũng có thể dùng ăn với bún, cơm thường…tùy ý bạn. Sau đây là những cách người ta thường dùng để có món sườn nướng ngon:

Bí quyết làm sườn nướng ngon:

  • Chọn sườn:

Chọn thịt sườn có mỡ sẽ ngọt, béo và mềm hơn.

Bạn có thể chọn loại sườn cốt lết có dính theo xương (thông dụng nhất) hoặc nạc thăn lưng, hoặc sườn non, thịt ba chỉ.

  • Ướp sườn:

Ướp sườn là công đoạn quan trọng nhất. Có nhiều cách khác nhau, nhưng thông thường các tiệm cơm tấm ngon không ướp sườn với muối, vì muối sẽ làm sườn cứng hơn. Nên ướp với xì dầu hoặc nước mắm.

Một số nguyên liệu quan trọng khác để ướp sườn là: Mật ong, mỡ (hoặc dầu ăn), hành / tỏi băm nhuyễn (có thể vắt lấy cốt) và chút chanh hoặc giấm, một chút xíu bột ngũ vị hương, một chút dầu hào. Nên dùng mỡ gà thì sẽ ngon hơn dầu thực vật hoặc mỡ heo.

Có thể thêm vào một ít Coca Cola hoặc Pepsi để sườn dậy chút mùi thơm của quế. Cách này cũng giúp sườn mềm hơn.

Muốn sườn thêm mềm nữa, thì cho thêm sữa đặc hoặc dầu đu đủ vào ướp.

Vắt thêm nước cam vào sườn, đảm bảo chỉ có thơm và mềm hơn chứ không dở hơn được.

(nhớ đừng lạm dụng các nguyên liệu làm mềm sườn kẻo nướng xong miếng sườn mềm nhũn thì chỉ có đem giấu đi)

Thấm lau khô miếng sườn trước khi ướp thì sườn sẽ dễ dàng ngấm gia vị.

Ướp miếng sườn to và nướng, nếu muốn cắt nhỏ thì đợi đến khi ăn hãy dùng kéo cắt.

Ướp trong ít nhất 2-3 tiếng, có thể cho sườn vào tủ lạnh để qua đêm là tốt nhất. Nếu tệ quá thì cũng phải 1 tiếng.

  • Nướng sườn:

Trước khi cho ra nướng, quét dầu ăn lên hai mặt thịt để miếng thịt không bị khô.

Nướng sườn trên than lửa nhỏ vừa.

Trong lúc nướng không ép, ấn miếng thịt mà phải để chín tự nhiên.

Thường xuyên dùng cái chổi sơn hoặc cái muỗng để quết nước sướp thịt lên mặt sườn trong khi nướng.

Tránh trở sườn nhiều lần.

Muốn sườn có màu đẹp thì lúc sườn đã gần chín tới, quét thêm chút mật ong hoặc mật mía pha loãng lên mặt sườn.

Ngoài ra còn có cách nướng hai lần sẽ ngon hơn: Nướng, chần hoặc hấp sườn trên lửa nhỏ cho chín sơ (lần 1) rồi bỏ vào nước ướp, ướp tiếp, nhớ lật qua lật lại cho thấm… Đến khi gần ăn thì mới lấy ra nướng trên lửa lớn cho chín kỹ (lần 2). Như vậy miếng sườn sẽ vừa thơm, vừa đẹp, vừa mềm tự nhiên, không bị khô queo, nguội.

Bé Thúi tổng hợp.

9 MẸO THÔNG MINH GIÚP BẢO QUẢN THỨC ĂN ĐƯỢC LÂU HƠN

Bảo quản thực phẩm là vấn đề hàng ngày của các bà nội trợ. Để bảo quản thực phẩm được lâu dài mà ít tốn kém, phải trải qua nhiều kinh nghiệm. Không có cách nào hay hơn là tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước, những chuyên gia trong công việc này.

 

Sử dụng 3-4 nhánh đinh hương cho vào bình đựng đường, bạn sẽ ngăn chặn được sự tấn công của bầy kiến.

 Dùng một mảnh giấy có khả năng thấm hút tốt đặt ở đáy hộp đựng bánh, như vậy sẽ giữ bánh được lâu hơn, giòn tan chứ không bị ỉu.

Sử dụng nước cốt chanh để chà lên mặt lát táo sẽ giúp chúng không bị thâm. Theo cách này, táo sẽ giữ được lâu hơn so với cách bảo quản thông thường.

Để giữ cần tây tươi trong thời gian dài, bạn có thể dùng lớp giấy quấn xung quanh rồi cho vào tủ lạnh.

8699_20140812124040

Tương tự, muốn giữ rau mùi, lá bạc hà được lâu, chị em nên để chúng trong một lớp ni lông trước khi cho vào tủ lạnh.

Sau khi cắt lát khoai hoặc hành tây, bạn cũng cần dùng khăn giấy phủ lên phần đã cắt, cất gọn vào túi nhựa có khóa kéo rồi đặt vào tủ lạnh. Như vậy, khoai, hành tây sẽ giữ được trong vài tuần.

Cà rốt tươi dễ dàng giữ được vị tươi ngon trong thời gian dài nếu được đặt trong một hộp hoặc túi ni lông kín nhằm ngăn chặn sự bốc hơi.

Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang không nên đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc với ánh sáng sẽ kích thích chúng nhanh nảy mầm, có hại cho sức khỏe khi được chế biến thành món ăn.

Đối với thực phẩm là trái cây, sau khi loại bỏ trái dập cần rửa sạch rồi để thật ráo nước, cho vào bao xốp hoặc túi nylon, buộc kín trước khi cho vào ngăn mát của tủ lạnh.

Theo Kiến Thức/Depplus.vn

Các loại hạt

Một số nhà hàng thường phục vụ lạc hoặc hạt điều chiên để phục vụ các quý ông “lai rai”. Thực tế các loại hạt này không hề là món nên dùng kèm rượu bởi các loại hạt đều có lượng cholesterol cao, hương vị của chúng cũng có thể phá hỏng khẩu vị của bạn trước khi ăn các món chính.

Thức ăn hun khói và có chứa chất bảo quản

Thức ăn hun khói như xúc xích, thịt nguội…thường được dùng kèm bia rượu bởi tính tiện lợi đồng thời làm gia tăng hương vị của rượu bia. Tuy nhiên, những loại thức ăn hun khói và thức ăn có chứa chất bảo quản có chứa nhiều sắc tố và chất Nitrosamine. Những chất này khi kết hợp với rượu không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho gan, họng, nó còn là mầm mống của ung thư.

Hơn nữa, trong thực phẩm hun khói hàm chứa axit amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra biến chất như Polycyclic hydrocarbon, axit amin và thậm chí là cả Benzopyrene. Khi uống quá nhiều bia làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, những chất kể trên trong thực phẩm hun khói sẽ kết hợp lại với nhau, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí u bướu.

Cà rốt

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu carotene có trong cà rốt kết hợp với rượu sẽ tạo ra những độc tố trong gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Đặc biệt nếu kết hợp nước cà rốt ép và rượu thì tác hại lại càng nghiêm trọng hơn.

Khoai tây chiên

Trong thực tế khi uống bia hoặc rượu, nó sẽ khiến cơ thể ta sản sinh ra enzim thúc đẩy sự hấp thụ chất béo . Chính vì thế hãy nhớ rằng không chỉ không nên ăn khoai tây chiên cùng bia, rượu mà còn không nên ăn các loại thực phẩm chiên vì nó sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất béo.

 Sầu riêng

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Hóa học thực phẩm. Đây là lần đầu tiên, tính độc của việc kết hợp sầu riêng và rượu được chứng minh theo phương pháp khoa học.

Các nhà nghiên cứu John Maninang và Hiroshi Gemma của Đại học Tsukuba, Nhật Bản, đã tiến hành thử nghiệm để giải đáp câu hỏi, liệu có phải  tác dụng phụ gây chết người đó là do hàm lượng lưu huỳnh cao trong sầu riêng làm giảm việc phân giải rượu. Kết quả cho thấy, chiết xuất sầu riêng đã cản trở hoạt động của enzym phân giải chất độc aldehyt lên tới 70%. Do đó, nếu đã uống rượu, bạn đừng nên ăn sầu riêng và ngược lại.

Do đó, nếu đã uống rượu, bạn đừng nên ăn sầu riêng và ngược lại.

Đồ ăn nướng

Để có một sức khỏe tốt, bạn hãy tránh xa những đồ ăn kể trên khi đã dùng tới rượu bia.

Các loại thức ăn chứa phèn

Phèn sẽ làm chậm tác dụng của nhu động dạ dày ruột. Khi uống ruợu cùng thức ăn có chứa phèn, rượu sẽ ở lại đường tiêu hoá lâu hơn và làm tăng yếu tố kích thích của rượu đối với đường tiêu hóa, làm giảm tốc độ lưu thông của máu. Khi đó, người uống rượu sẽ dễ bị say hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Một số người có thói quen dùng một vài lát pho mát khi uống rượu để uống rượu lâu say. Điều này có thể đúng nhưng các sản phẩm từ sữa dễ gây cảm giác khó tiêu. Một số nghiên cứu còn chỉ là các sản phẩm từ sữa kết hợp với đồ uống có cồn còn ảnh hưởng tới hoạt động của tim.

Kẹo

Các loại kẹo nói chúng không phải món ăn thân thiện với rượu bia bởi chúng khiến bạn nôn nao, dễ say và khó kiểm soát bản thân hơn.

(theo eva.vn)

Dầu dừa nguyên chất có mùi dừa thơm nhẹ, giống mùi kẹo dừa. Nếu có mùi thơm khác thì chắc chắn chúng đã được pha trộn thêm hương liệu và chất bảo quản.

Dầu dừa nguyên chất

– Màu sắc: Dầu dừa nguyên chất là loại dầu béo có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm một chút. Với phương pháp nấu dầu dừa thủ công, màu sắc khác nhau của dầu dừa phụ thuộc vào nhiệt độ nấu và loại dừa được chọn.

–  Mùi vị: Dầu dừa nguyên chất có mùi dừa thơm nhẹ, giống mùi kẹo dừa. Chúng có nhiệt độ nóng chảy rất thấp là 24-26 độ C, trung bình là 25 độ C. Do vậy, ở nhiệt khoảng 26-32 độ C, dầu dừa sẽ ở dạng lỏng, ở nhiệt độ dưới 25 độ C (nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh) dầu dừa nguyên chất sẽ đông lại.

Cách phân biệt

– Bạn cho dầu dừa vào ngăn mát của tủ lạnh từ 30 phút đến 1h (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), ở mức dưới 25 độ C thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn. Ngược lại nếu chúng không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của chúng rồi đấy.

– Mùi của dầu dừa nguyên chất thơm nhẹ và có mùi giống kẹo dừa. Nếu có mùi thơm khác thì chắc chắn chúng đã được pha trộn thêm hương liệu và chất bảo quản, gây ung thư.- Nếu bạn thấy dầu dừa có màu trắng thì nên kiểm tra lại kỹ xem có chất tẩy không, vì dầu dừa nguyên chất nấu lên sẽ không có màu trắng tinh.

Chú ý: Bạn không nên dùng ngăn đá để thử vì với nhiệt độ rất lạnh của ngăn đá thì dầu nào cũng đông!

Anh Thỏ Non (Sưu tầm)

DANH SÁCH 25 THỰC PHẨM ĐẦU BẢNG CHO AI MUỐN TĂNG CÂN

Đối với một số người gầy, thì việc làm cho tăng cân của họ cũng khó như việc giảm cân của người béo. Thực tế, để tăng cân nặng hiệu quả, bên cạnh việc ăn uống ngủ nghỉ điều độ, thì việc lựa chọn đúng thực phẩm tăng cân cũng mang ý nghĩa quyết định.

Có một điều nên ghi nhớ là đừng bao giờ cố gắng tăng cân bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu calo nhưng thiếu dinh dưỡng. Hãy chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất có thể, vì chúng có thể tác động đến sức khỏe và cân nặng của bạn một lúc. Sau đây là 25 thực phẩm đứng đầu danh sách mà bạn cần:

Cá hồi

Dùng 2 khẩu phần cá hồi mỗi ngày, điều này sẽ đảm bảo protein và giúp tăng cân.

1 khẩu phần đây là

  • Sản phẩm từ lúa gạo: 1 lát bánh mì; hoặc 1/2 chén cơm
  • Rau xanh: 1 chén rau xanh, hoặc nửa chén rau nấu
  • Hoa quả: 1 quả cỡ trung hoặc 1/2 chén
  • Thịt, cá, gà, hạt, hạt đậu: 50-80g thịt, cá, gà; hoặc 1/2 chén hạt đậu; hoặc 2 thìa bơ đậu phộng
  • Sữa yogurt, phô mai: 1 chén sữa không/ít mỡ hoặc yogurt; hoặc 40g phô mai không/ít mỡ

Hạt dẻ

Thứ rau củ này chứa đầy chất chống ô xy hóa và chất xơ, nướng nó với dầu ô liu thay vì với bơ, sẽ giúp nó nhiều dinh dưỡng và lành mạnh hơn.

Bơ đậu phộng

Phết nhẹ – lớp bơ đậu phộng mềm, muối trên lớp bánh mì. Nó cho bạn khoảng 192 calo + thêm lượng protein.

Trứng nguyên quả

Vừa rẻ vừa chứa đầy protein, vitamins A,D,E, và cholesterol tốt.

Granola

Chứa đầy hạt và yến mạch lành mạnh cho bạn. Một chén chứa khoảng 500 calo, vừa lành mạnh vừa ngon, dành cho bữa ăn sáng.

Bơ được liên kết với tăng cân trong thời gian dài. Nên ăn bơ ở mức khống chế, ăn bơ thường xuyên sẽ không tốt cho tim.

Bánh bagel

Bánh bagel có mật độ calo cao và là nguồn carb phức hợp tốt.

Cá ngừ

Loại mỡ lành mạnh trong cá ngừ không những giúp tăng cân mà còn giúp giữ gìn sức khỏe lành mạnh.

Bánh mì ngô

Bánh mì ngô đầy carb, và là một thực phẩm nhiều mùi vị cho món sốt của bạn. Một miếng khoảng 328 calo.

Phô mai

Một khẩu phần phô mai chứa khoảng 69 calo. Phô mai là sữa mật độ cao, bởi vậy nó có chứa nhiều protein, can xi, mỡ, cholesterol.

Nước hoa quả

Một cách lành mạnh để tăng thêm kg là nhấm nháp 100% nước hoa quả.

Mì là loại calo giàu carb ngũ cốc bởi vậy nó được dùng làm món chính cho một bữa ăn lành mạnh và nhiều calo.

Tôm

Dưỡng chất và thành phần axit có mặt trong tôm giúp cơ thể bạn chứa đầy calo lành mạnh.

Bánh mì gạo nguyên hạt

Bạn có thể ăn uống lành mạnh và tăng kg cùng một lúc bằng cách ăn bánh mì nguyên hạt với 69 calo.

Hoa quả khô

Bạn có thể tăng calo bằng cách ăn hoa quả khô thay vì hoa quả tươi vì chúng có nhiều calo và vẫn rất dinh dưỡng.

Yến mạch

Một bát yến mạch là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho ăn sáng. Nó giàu chất xơ, và cũng cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng quan trọng.

Yoghurt

Yogurt hoa quả lành mạnh và không mỡ cho bạn 118 calo. Gộp nó trong chế độ ăn hàng ngày để tăng cân.

Dầu mỡ lành mạnh

Thêm mỡ vào thực phẩm là cách để thêm calo. Chọn dầu ô liu, canola, tốt cho sức khỏe của bạn và thêm calo nữa.

Gạo lứt

Gạo lứt là nguồn carb có chứa nhiều chất xơ.

Chuối

Một trái chuối chứa khoảng 100 calo. Chuối không chỉ giàu carb và dinh dưỡng, mà còn là nguồn nhiên liệu tốt cho tập luyện.

Hạt

Các loại hạt có chứa mỡ không bão hòa đa có thể thêm calo lành mạnh vào bữa ăn kiêng của bạn. Hạt giống như hạnh nhân, óc chó và hạt bí ngô là tốt cho bạn và sức khỏe của bạn.

Hạt đậu

Hạt đậu là nguồn protein tốt cho người ăn chay, những người muốn có được lợi ích từ protein.

Ức gà

Ức gà, được cho là nguồn thức ăn lành mạnh nhất và phần không mỡ chứa khoảng 78 calo cho mỗi khẩu phần.

Khoai tây

Khoai tây là nguồn giàu chất carb và đường phức hợp. Có thể ăn nướng hoặc luộc để tăng cân.

Đậu nành

Đậu nành là nguồn thực phẩm nhiều calo. Không chỉ vì chúng giàu protein mà còn là một nguồn giàu canxi, sắt, vitamin B và chất xơ.

Theo Webthehinh

[mẹo] TUYỆT CHIÊU XỬ LÝ THỊT CÁ BẰNG GỪNG

Gừng không chỉ là một thứ gia vị ít khi thiếu trong chế biến món ăn mà nó còn có rất nhiều tác dụng khác, trong đó có khả năng làm thịt đông lạnh tươi ngon trở lại.

Làm tươi thịt đông lạnh

Thịt để trong ngăn đá đem đi rã đông sẽ không có màu sắc tươi, đẹp như thịt mới. Vì vậy, khi đem thịt ra rã đông, chị em có thể thả một ít gừng tươi đập dập vào nước ngâm, thịt sẽ có màu tươi ngon. Và khi chế biến, thật khó lòng để phân biệt được đó là thịt tươi hay thịt đã được để qua đông lạnh.

Với các loại gia cầm, hay hải sản cũng vậy. Rã đông xong cũng làm thao tác tương tự thì thực phẩm cũng tươi ngon như lúc mới mua về nhé.

Khử mùi hôi của vịt

Thịt vịt có mùi hôi khá đặc trưng. Nếu vịt sau khi vặt lông, làm sạch rồi đem chế biến luôn thì chắc chắn món ăn sẽ có mùi khó chịu. Ngoài cách dùng như cho sả, lá na và nước luộc để khử mùi hôi thì chị em có thể sử dụng gừng. Chị em chỉ cần lấy gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối chà bên ngoài của miếng thịt vịt và sau đó xả lại bằng nước lạnh thì vịt sẽ bay hết mùi hôi.

Khử mùi gây của thịt bò

Thịt bò có nhiều đạm nên cũng có mùi gây đặc trưng. Vì thế, để giảm mùi gây này,chị em hãy lấy một củ gừng, nướng trên bếp. Sau đó, cạo sạch lớp vỏ cháy đen bên ngoài, giã gừng thật nhuyễn, rắc lên thịt. Mùi gây của thịt bò cũng giảm đi nhiều và trong gừng có men Zingibain phân giải chất đạm vì thế thịt sẽ trở nên mềm và ngon hơn nữa.

Giảm mùi tanh của cá

Ngoài cách sử dụng giấm để rửa thì gừng cũng có tác dụng giảm mùi tanh của cá chị em nhé! Chị em hãy giã một chút gừng, ngâm vào 1 chén rượu rắng. Sau khi rửa cá, dùng rượu gừng xoa lên toàn bộ thân. Gừng sẽ làm cá hết mùi tanh.

Giúp dao sắc hơn

Với những loại như cá khô, cá muối, đồ khô rất khó cắt, chị em có thể chà một ít gừng tươi và dầu vừng lên lưỡi dao là có thể cắt được dễ dàng.

Rán cá không bị dính chảo

Nhiều chị em không thích dùng chảo chống dính vì lo sợ lớp chống dính của chảo bong ra, ngấm vào thực phẩm sẽ không tốt cho cơ thể. Vì thế, với những chiếc chảo thường, khi rán cá để cá không bị dính chảo, gừng cũng được sử dụng. Bằng cách, để chảo nóng, dùng gừng tươi xát mạnh vào đáy và thành chảo sau đó mới cho dầu vào. Dầu và gừng sẽ tạo ra một lớp màng trơn giữa da cá và thành chảo làm da cá không thể bám dính vào.

Bảo quản gừng được tươi lâu

Có nhiều cách để bảo quản gừng được tươi lâu:

– Bảo quản ở nhiệt độ thường: Gừng hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, nhất là mùa đông, gừng giữ tươi được khá lâu.

– Bảo quản gừng trong tủ lạnh: Bạn phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, bạn cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.

– Bảo quản trong giấy bạc: Bạn cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát.

– Vùi gừng trong cát: Đây là theo cách của dân gian, rất đơn giản, là vùi gừng xuống lớp cát ẩm. Cách này vừa giữ được gừng lâu tránh bị khô.

Tổng hợp

NHỮNG TÁC DỤNG HAY CỦA ĐƯỜNG ÍT NGƯỜI BIẾT

Thông thường, người ta chỉ coi đường là loại gia vị giúp cho món ăn trở nên ngọt ngào, quyến rũ. Tuy vậy, nếu không coi đường là thực phẩm, chúng ta sẽ có thể dùng đường như một loại chất bảo quản, mỹ phẩm, thậm chí là nhiên liệu chạy xe hơi.

Mời bạn tham khảo nhiều tác dụng hay của đường từ những gợi ý dưới đây:

Nuôi dưỡng hoa

Trộn 3 thìa đường với 2 thìa giấm trắng, đổ vào một bình hoa đầy nước. Giấm ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn trong khi đường làm cành chắc khỏe. Đường cũng giúp hoa tươi lâu hơn.

Giúp bánh tươi

Bảo quản bánh quy trong một hộp đựng cùng với các viên đường để giữ bánh thơm ngon lâu hơn. Mẹo này cũng áp dụng với bánh ngọt và bánh mì.

Giữ màu son môi

Rắc một chút đường lên môi sau khi tô son, đợi một chút và loại bỏ hết đường. Đường hút độ ẩm từ son môi giúp màu vẫn lưu lại trong khi những chất bụi bẩn có thể bám vào lớp son sẽ không có cơ hội làm điều đó.

Làm mềm môi

Môi khô không chỉ là một phản ứng với thời tiết mùa đông. Sự khô nẻ cũng thường liên quan đến nhiệt và sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, đôi môi bạn có thể bị khô, tróc vảy và thậm chí nứt nẻ. Để đôi môi mềm mượt chỉ cần chà chút đường cát lên môi, rửa lại với nước và thoa kem dưỡng môi.

Tẩy da chết cho cơ thể

Bạn có thể làm mềm da và loại bỏ tế bào da chết với đường. Trộn khoảng nửa tách đường với một loại dầu nào đó bạn thích cho tới khi thành một hỗn hợp quện lại. Chà khắp các vùng da khô, đặc biệt quan tâm tới khủy tay, đầu gối, mắt cá chân. Tắm lại dưới vòi hoa sen bạn sẽ thấy da tươi sáng, mềm mại hơn hẳn.

Làm sạch máy xay cà phê

Đổ đường vào máy xay cà phê và để nó xay vài phút trước khi rửa sạch. Đường hấp thụ mùi và hương vị cà phê còn sót lại, cho bạn tách cà phê lần tới đầy tươi mới.

Làm sạch vết cáu bẩn trên tay

Nếu bạn đã làm việc với dầu, mỡ và rửa tay với nước, xà phòng không sạch hết vết bẩn thì hãy thêm vào chút đường, xoa đều lên hai tay, chà xát giữa các ngón tay và quanh các vết bẩn bám dai. Đường sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn khó sạch. Rửa sạch lại với nước và xà phòng.

Làm lành vết thương

Đây là một phương pháp được người Zimbabwean cổ áp dụng. Họ đổ đường vào vết đứt tay, chân hay vết thương để diệt vi khuẩn và ngừa đau. Vi khuẩn cần độ ẩm để tồn tại, và đường rút nước từ các vết thương. Một nghiên cứu kéo dài 6 tháng ở Anh tiến hành với 21 bệnh nhân có vết thương không đáp ứng với các điều trị thông thường cho thấy đường hiệu quả trong điều trị vết đau.

Làm dịu nhiệt lưỡi

Ngậm một viên đường hay đơn giản là rắc chút đường lên vùng lưỡi bị nhiệt, chỗ đau rát sẽ biến mất rất nhanh.

Làm nhiên liệu ôtô

Đường mía có thể được sử dụng trong sản xuất ethanol – nhiên liệu sinh học phát thải ra ít khí nhà kính hơn so với xăng. Brazil đã tăng cường sử dụng mía đường để sản xuất ethanol, cung cấp nhiên liệu cho ôtô nhờ công nghệ nhiên liệu linh hoạt.

Theo Ecosalon/VnExpress