Cách làm GÀ CUỘN NƯỚNG GIẤY BẠC

Bạn có thể tự làm gà nướng giấy bạc tại nhà mà không sợ thua kém ngoài hàng theo công thức sau đây:

Nguyên liệu

– Nửa kí thịt gà + 3 cây boa rô + rượu trắng, mật ong, xì dầu, tiêu.

 

Cách làm gà cuộn nướng giấy bạc:

Bước 1: Gà rửa sạch, róc thịt lọc bỏ tất cả xương xẩu ra rồi dùng tăm nhọn đâm thủng mặt da gà (để cho gà dễ thấm gia vị), để thịt thật ráo rồi ướp gà với 2 muỗng cafe xì dầu, 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe tiêu trong 20 phút..

Bước 2: Boa rô rửa sạch thái cây cỡ 5-6cm. Trải giấy bạc lên mặt phẳng, cho gà lên rồi cho cây boaro ở giữa, cuộn giấy bạc lại rồi quấn chặt 2 đầu.


Bước 3:  Pha 1 muỗng canh mật ong với 2 muỗng canh xì dầu, nêm nếm lại cho vừa miệng (để làm sốt nướng, bạn có thể mua loại sốt làm sẵn). Bật lò 200 độ C rồi cho gà vào nướng 20 phút, lấy ra, phết sốt ướp lên rồi lại cuộn lại cho gà vào nướng tiếp ở 180 độ.

Bước 4: Gà chín lấy ra ngoài, cắt thành khoanh. Rắc tiêu lên ăn nóng.

Bảo Tố

Cách làm CHUỐI NẾP NƯỚNG

Chuối nếp nướng (CHÈ CHUỐI NƯỚNG) là món ăn vặt hấp dẫn và nổi tiếng đến từ miền Tây Nam Bộ. Món ăn này ngon bởi hương thơm của nếp nướng, vị ngon của  chuối, béo ngọt của nước cốt dừa.

Nguyên liệu:

  • – Nếp: 1/4 chén
  • – Chuối tây: 5 trái
  • – Đường: 2 muỗng súp
  • – Nước cốt dừa: 200ml
  • – Đậu phộng rang giã sơ
  • – Bột năng, muối, đường, bột báng
  • – Lá chuối.

Cách làm chuối nếp nướng nước dừa:

Bước 1:

– Nếp đãi nhiều lần cho sạch, ngâm ít nhất 7 tiếng, sau đó cho ra rổ để ráo nước. Trộn vào nếp 1 muỗng cà phê muối, rồi đem lên xửng hấp chín (hoặc nấu bằng nồi cơm điện). Trong khi hấp thỉnh thoảng xới cho đều, rưới vào đó 50ml nước cốt dừa. Nếp chín thì nêm thêm 2 muỗng canh đường vào rồi trộn nhẹ, đều. Nấu tới khi nếp chín mềm thì nhấc ra để cho nguội, xới ra riêng.

Bước 2:

– Bột báng ngâm nước lạnh 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo.

– Phần nước cốt dừa còn lại (150ml) ta đổ ra nồi, nêm đường, chút muối, 1 muỗng cà phê bột năng, cho bột báng đã vớt ra khi nãy vào luôn, vừa nấu vừa quậy cho quyện đều, tới khi hỗn hợp sánh lại, bột báng nổi trong là tắt bếp.

Bước 3:

– Chuối bỏ vỏ, tước gân.

Bước 4:

– Trải miếng nylon lên mặt phẳng rồi lấy vá múc một ít nếp đã hấp chín ban nãy, trét lên mặt nylon.

Bước 5:

– Bỏ một quả chuối vô giữa.

Bước 6:

– Cuộn lại cho nếp bọc lấy chuối, rồi tháo nylon ra.

Bước 7:

– Lá chuối cắt một miếng nhỏ, trải ra mặt phẳng rồi cho chuối bọc nếp lên, cuộn lại.

– Làm lần lượt cho hết nguyên liệu.

Bước 8:

– Đem tất cả chuối nếp bỏ lên vỉ nướng than hoa nướng cho lớp nếp vàng, giòn, phần chuối bên trong chín mềm.

– Có thể nướng lò nướng ở 180 độ trong 30 -40 phút.

Bước 9:

– Nướng chín rồi thì cho ra dĩa, cắt thành miếng vừa ăn. Chan hỗn hợp nước cốt dừa, bột báng, rắc đậu phộng rang sơ lên. Ăn nóng rất ngon.

theo Cún Khang

Cách làm THỊT BA RỌI CUỐN LÁ NẾP NƯỚNG

Món thịt ba chỉ nướng béo thơm nay bổ sung hương thơm của lá nếp, sẽ mang lại cho bữa họp mặt cuối tuần của bạn một món ăn ngon miệng.

Chuẩn bị: 

  • – Thịt ba rọi: 4 lạng
  • – Lá dứa (lá nếp)
  • – Ngũ vị hương, tỏi, đường, muối, nước mắm.

Thực hiện:

Bước 1:

– Thịt mua về rửa sạch, xắt miếng mỏng vừa ăn (không nên xắt dày vì nướng lâu chín)

– Cho thịt vô tô, ướp với 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe nước mắm, 1/3 muỗng cafe ngũ vị hương, 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe tỏi băm, ướp trong 1 giờ đồng hồ.

Bước 2:

– Lá dứa rửa sạch, cắt đôi, để cho ráo.

Bước 3:

– Để một miếng thịt đã ướp lên lá nếp rồi cuốn lại vài vòng cho chắc. Làm lần lượt cho hết thịt.

Bước 4:

 Xếp thịt lên vỉ nướng than hoa, trở cho thịt chín đều. Nướng cho lá nếp cháy xém, thịt chín là ngon.

– Nếu nướng bằng lò thì bật lò 180 độ rồi nướng 12-20 phút, trở thịt cho chín đều.

– Ăn nóng với cơm hoặc bún, rượu bia.

Theo mẹ Cún Khang

Cách làm BÚN VỊT NƯỚNG

Bún vịt nướng là món trộn dễ ăn, lại hấp dẫn nhờ sự phối hợp của các nguyên liệu phù hợp với nhau. Công thức do Tô Hưng Giang chia sẻ.

Nguyên liệu:
– Vịt: nửa con
– Tỏi: 5 múi, băm nhỏ
– Hành củ: vài củ xắt lát rồi phi vàng
– Đậu phộng rang
– Sả: 2 củ
– Nước dừa tươi: 2 quả
– Đường: 2 muỗng cafe
– Dầu ăn, tiêu, muối, dấm
– Cà rốt, xoài xanh (hoặc đu đủ, củ cải)
– Bún.
– Rau thơm

Thực hiện:
– Cà rốt & xoài thái sợi, ngâm dấm nêm tí bột ngọt 15 phút cho ngấm rồi vắt ráo.
– Vịt chặt làm đôi.
– Tỏi băm nhỏ, cho vào nồi hoặc chảo sâu phi thơm với dầu ăn rồi cho vịt vào xào săn.
– Tiếp theo đổ tất cả nước dừa vào, cho tiếp 2 củ sả đập dập, đường, muối, tiêu, hạt nêm, nếu nước dừa chưa ngập vịt thì cho thêm nước.
– Vặn lửa to nấu sôi rồi vặn nhỏ lại nấu cho vịt chín mềm. Vịt chín tới, nước cạn thì tắt bếp, gắp vịt ra ngoài.
– Cho thịt vào khay nướng không dính, rưới một ít nước nấu ban nãy lên miếng thịt rồi bật lò 200 độ C, nướng tới khi vịt lên màu nâu vàng là ngon.

Pha nước chấm:
– Pha theo tỉ lệ: 8 xì dầu / 2 đường / chút bột ngọt / ớt tỏi thái lát / tiêu.

– Cho rau, bún, thịt, cà rốt, xoài, hành củ phi vàng, đậu phộng, rau thơm tất cả vào tô rồi chan nước chấm lên là xong. Trộn đều lên trước khi ăn.

Theo Tô Hưng Giang.

Cách làm BÁNH NƯỚNG TRUNG THU

Bánh nướng là loại bánh không thể thiếu trong những món bánh ngon mùa Trung thu.  Bánh nướng nhân thập cẩm là kiểu bánh truyền thống, sau này có thêm trứng muối và thêm bớt một số nguyên liệu khác, giúp cho món bánh trở nên gần gũi với khẩu vị hiện nay hơn.

Làm bánh trung thu trải qua khá nhiều công đoạn, tuy vậy bạn chỉ cần chu đáo, cẩn thận thì việc làm nên một chiếc bánh ngon và an toàn cho gia đình không phải là khó.

1. Nguyên liệu:

  • * Vỏ bánh: (Cho 12 cái bánh 100g hoặc 10 cái 150g)
  • – 200g nước đường đã nấu (xem cách làm ở dưới)
  • – 50ml dầu ăn
  • – 1/4 thìa cà phê baking soda
  • – 1 thìa cà phê nước tro tàu
  • – 320g bột mỳ

4 nguyên liệu trên (trừ bột mỳ) trộn đều với nhau, để nghỉ ít nhất là 4 tiếng trước khi làm bánh

* Nhân bánh thập cẩm (Cho 12 cái bánh 100g hoặc 10 cái 150g):

  • – 120g hạt điều rang chín
  • – 120g vừng trắng rang chín
  • – 120g hạt dưa bóc nõn, rang chín
  • – 120g lạp xường loại ngon
  • – 120g mứt bí
  • – 120g mứt sen
  • – 100g mỡ đường (xem cách làm ở dưới)
  • – Lá chanh vài lá

* Nước sốt trộn nhân

  • – 50g đường xay
  • – 50g nước lọc
  • – 50g mật ngô (corn syrup)
  • – 1 thìa cà phê hắc xì dầu (dark/black soy sauce)
  • – 10ml dầu mè
  • – 20ml rượu Mai quế lộ / rượu trắng loại ngon
  •  – 50g bột nếp rang chín (bột bánh dẻo)

Trộn đều 6 nguyên liệu trên (trừ bột bánh dẻo), khuấy cho tan đường.

2. Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm:

* Phần nhân bánh:

Bước 1:

Làm mỡ đường:

– Xắt hạt lựu 100gr mỡ gáy, rửa sạch rồi đem luộc, nước sôi khoảng 3 phút thì vớt mỡ ra cho ráo nước.

– Trộn đều mỡ với 3 thìa đường, để một lúc cho ngấm.  Đem phơi ở nơi có gió đến khi mỡ trong là được (tốt nhất là bạn nên làm mỡ đường trước 1 ngày).

Bước 2:

– Xắt hạt lựu các loại mứt sen, mứt bí.

– Rửa sạch lá chanh rồi thái sợi, thái nhỏ lạp xưởng.

– Rang chín hạt điều, vừng trắng

– Hạt dưa bóc nõn, rang chín.

Bước 3:

– Cho tất cả các nguyên liệu phần nhân vào trộn đều trong một chiếc tô lớn, rót nước sốt trộn nhân đã làm vào. Tiếp đó rắc đều từng thìa bột bánh dẻo, trộn thật đều.

– Dùng tay thử xem có độ kết dính chưa, nếu chưa thì bạn thêm vào một ít corn syrup (mật ngôi) hoặc rượu, nếu ướt quá thì thêm một ít bột bánh dẻo, canh đến khi nào các nguyên liệu kết dính lại thành một khối là được.

 

* Phần vỏ bánh nướng:

Bước 1:

Cách làm nước đường (cho ra được khoảng 1L nước đường):

– 1 kg đường vàng/đỏ

– 600ml nước

– 1 thìa mạch nha (30g)

– Nước cốt của 1 quả chanh

– 1 thìa cà phê nước tro tàu

– Cho đường và nước vào nồi, khuấy tan rồi đun sôi, khi đường sôi không được khuấy nữa, vặn lửa nhỏ.

– Đun nước đường thêm khoảng 20 phút thì bạn đổ mạch nha và nước cốt chanh vào cùng, lưu ý là vẫn không nên khuấy đường.

– Tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút thì cho nước tro tàu vào cùng, đun thêm 5 phút là được, tắt bếp, để nguội , bảo quản trong lọ nơi thoáng mát.

– Bạn nấu càng lâu thì màu nước đường sẽ càng đậm, vỏ bánh sẽ lên màu rất đẹp. Nên được thì bạn chuẩn bị nước đường đã nấu khoảng trước 1 tháng khi làm bánh hoặc lâu hơn nếu có thể, không thì làm trước khoảng 1 tuần.

Bước 2:

– Từ từ rót nước đường đã chuẩn bị vào trộn đều với 320gr bột mì, dùng tay trộn cho đến khi bột thành khối dẻo, mịn.

– Ủ kín bột lại và để bột nghỉ 30 phút.

Bước 3:

– Cân trọng lượng nhân bánh với vỏ bánh theo tỷ lệ 2:1. Ví dụ, làm bánh 150gr thì cân 100gr nhân và 50gr bột. Lấy một lượng bột tương ứng, ve tròn.

– Vo viên phần nhân thật chặt.

 

 

* Cách đóng bánh:

Bước 1:

– Rắc một lớp bột áo mỏng vào khuôn bánh.

Bước 2:

– Cán mỏng viên bột vỏ bánh, dày khoảng 2-3mm. Đặt viên nhân vào giữa, khéo léo bọc kín lại rồi ve tròn sao kho vỏ ôm khít nhân bánh.

– Lăn bánh qua một lớp bột áo rồi đặt vào khuôn, nén chặt. Như thế bánh sẽ chắc hơn và có họa tiết sắc nét đẹp mắt.

Bước 3:

Lót vào khay giấy nến, gỡ bánh ra khỏi khuôn và xếp vào khay nướng.

 

 

* Nướng bánh:

Bước 1:

Làm hỗn hợp trứng để quét lên mặt bánh nướng: 5ml nước + 1 lòng đỏ trứng, khuấy đều hỗn hợp.

Bước 2:

– Làm nóng lò nướng 10 phút ở nhiệt độ 200 – 210 C.

– Xếp bánh lên khay đã quét qua dầu ăn.

– Nướng bánh trong 5 phút, khi bánh có mùi thơm và bắt đầu vàng là được.

– Lấy nhanh bánh ra khỏi lò, xịt một chút nước lọc lên bánh rồi để bánh nghỉ 5 phút.

– Sau đó lấy chổi quét hỗn hợp lòng đỏ trứng lên mặt bánh.

 

Bước 3:

– Vặn lò nướng ở 220 độ C và nướng tiếp 3 phút.

– Khi bánh ngả màu vàng đậm thì tắt bếp, lấy bánh ra.

– Chú ý, nếu sau khi nướng lần 1, thấy bánh bị cứng thì nhúng bánh vào nước lạnh rồi vớt ra, để bánh nghỉ 10 phút mới nướng tiếp lần 2.

– Bánh để khoảng 2 ngày sẽ mềm và lên màu rất đẹp mắt.

 

 

 

 

Chúc các bạn thành công!

 Theo Bếp Thu Trang

 

Cách nấu món THỊT NƯỚNG HẸ

THỊT NƯỚNG HẸ là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và là một hương vị lạ để đổi gió cho bữa cơm gia đình.

 

Nguyên liệu:

Thịt nướng:

  • – Thịt heo: 7 lạng (lựa thịt vai hoặc cổ, có lẫn mỡ)
  • – Hẹ: 1 bó
  • – Tương miso: 1 muỗng súp
  • – Xì dầu: 1 muỗng súp
  • – Đường: 2 muỗng súp
  • – Tỏi: 5 tép, lột vỏ băm nhuyễn
  • – Tiêu xay: 1 muỗngcafe
  • – Bơ: 1 lạng

Rau ăn kèm:

  • – Boa rô: 2 cây
  • – Đường: 1 muỗng cafe
  • – Xì dầu: 2 muỗng cafe
  • – Dấm: 1 muỗng cafe
  • – Dầu mè: 1/2 muỗng cafe
  • – Mè rang: 1 muỗng cafe

Cách làm:


Bước 1:– Hẹ mua về nhặt rửa sạch, xắt nhỏ


Bước 2:– Trộn hỗn hợp gồm 3 muỗng súp tương miso, 1 muỗng súp xì dầu, 2 muỗng súp đường, 1 muỗng cafe  tiêu xay, 1 muỗng cafe tỏi băm.


Bước 3:– Trộn đều hỗn hợp trên với hẹ đã thái nhỏ.


Bước 4:– Thịt mua về làm sạch, để cho thật ráo nước, sau đó ướp cùng với hỗn hợp trên trong 1 tiếng.


Bước 5:– Quét lên vỉ nướng chút dầu ăn và bơ.


Bước 6:– Bật lò 200 độ C sẵn. Cho thịt lên vỉ nướng, sau đó đem bỏ vào lò nướng trong 20 phút.


Bước 7:– Kéo vỉ ra trở mặt thịt, đẩy vào lò nướng tiếp chừng 10 phút cho thịt chín đều hai mặt.


Bước 8:– Boa rô nhặt rửa sạch, cắt lấy phần đầu và lá ra riêng, tách ra và xắt sợi từng phần.


Bước 9:– Cho cả đầu và lá boaro xắt sợi vào nước lạnh ngâm chừng 15 phút cho bớt vị hăng. Sau đó vớt ra để ráo.

 
Bước 10:– Trộn hỗn hợp gồm 1 muỗng cafe đường, 2 muỗng cafe xì dầu, 1 muỗng cafe dấm, 1/2 muỗng cafe dầu mè, 1 muỗng cafe mè rang, khuấy cho tan đường.


Bước 11:– Trộn boa rô với hỗn hợp vừa làm. Để chừng 10 phút cho thấm.


Bước 12:– Thịt nướng chín ăn nóng với cơm hoặc bún. Khi ăn kèm vài miếng boa rô trộn.


Tú Đô
 (theo www.beyondkimchee.com)

Cách làm VỊT NƯỚNG CHAO

Sự kết hợp giữa thịt vịt và chao luôn mang đến sức hấp dẫn đặc biệt cho món ăn. Món Vịt nướng chao hương vị đậm đà, mộc mạc sẽ là một điểm nhấn hoàn hảo trong bữa ăn của gia đình bạn.

Chuẩn bị:

  • – Thịt vịt: 600g (có thể dùng vịt nguyên con hoặc đùi vịt)
  • – Chao trắng: 1 viên, chao đỏ: 2 viên
  • – Rượu trắng, gừng, mật ong, dầu hào, dầu mè, đường, mè rang.

Cách làm:

Bước 1:

– Gừng rửa sạch đập dập giã nhuyễn, trộn với rượu trắng rồi bôi hỗn hợp này lên vịt, để chừng 15 phút để khử mùi. Rửa vịt lại bằng nước rồi để ráo. Khứa vài đường lên thịt vịt để dễ ngấm gia vị.

Bước 2:

– Trộn 2 loại chao với nhau, tán nhuyễn, thêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe mật ong, chút dầu hào, trộn đều.

Bước 3:

– Bôi hỗn hợp chao lên vịt, ướp trong 3 tiếng cho ngấm.

Bước 4:

– Bật lò nướng 180 độ, cho vịt vào nướng khoảng 40-50 phút, thỉnh thoảng lấy ra phết hỗn hợp ướp lên mặt vịt để không bị khô.

Bước 5:

– Vịt chín hẳn là dùng được. Khi ăn rắc mè rang lên vịt cho thơm.

Theo Cún Khang (ngoisao.net)

Cách làm BÁNH SỮA DỪA GIÒN (bánh dừa núm)

Những món làm từ dừa và sữa luôn luôn hấp dẫn, và bánh sữa dừa giòn cũng là một món như vậy. Đây là một món rất hấp dẫn và ngon để ăn vặt hoặc đãi khách!

Nguyên liệu:

  • – 1 lạng dừa sấy để làm bánh và 10g dừa sấy để áo bánh
  • – 35g bột mì
  • – 15g sữa bột
  • -20g sữa tươi
  • – 2 lòng đỏ trứng gà
  • – nửa lạng đường
  • – nửa lạng bơ
Thực hiện:
Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 4

Bơ mua về để ngoài nhiệt độ thường cho mềm bớt, rồi cho đường vô đánh lên đều.

 

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 6

Trong lúc đánh, thêm 2 lòng đỏ trứng gà vào, vẫn tiếp tục đánh cho quyện đều.

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 8

Tiếp tục cho sữa tươi vào đánh đều.

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 10

Rồi tới 100g dừa sấy, sữa bột, bột mì. Thò tay vô nhào lên cho thật đều.

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 12

Xoe bánh thành cục tròn. Lăn từng cục bánh lên chỗ 10g dừa sấy khô để bánh được áo ngoài bằng lớp dừa khô

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 14

Bật lò nướng sẵn ở nhiệt độ 180 độ C, cho bánh vào nướng chừng 15 – 20 phút là chín.

 

Theo Vi Trân

Cách làm NEM NƯỚNG NHA TRANG

Nem nướng là món ăn không thể thiếu khi nhắc đến đặc sản Nha Trang. Tại Nha Trang – Khánh Hòa có nhiều nơi làm món này nhưng nổi tiếng nhất là nem nướng ở Ninh Hòa. Cách làm nem thì mỗi nhà khác nhau, sau đây mời các bạn cùng đến với một trong những cách làm nem nướng phổ biến ở Nha Trang.

Nguyên liệu:

– Thịt xay: 6 lạng (nạc mông hoặc vai)

– Mỡ heo: 1 lạng

– Gia vị ướp: 3 muỗng súp nước mắp, 1 muỗng cafe muối, 3 muỗng súp đường, nửa muỗng cafe bột nở, 1 muỗng cafe tiêu xay, 2 muỗng súp bột năng, 2 muỗng cafe dầu màu điều, 1 muỗng canh hành củ băm.

– Nước chấm: 1 lạng rưỡi tôm, 1 lạng rưỡi thịt nạc xay, 1 lạng gan heo, nửa chén gạo nếp, nửa chén tương đậu nành (hay tương đen ăn phở), muối, đường, dầu màu điều, hành khô, nước mắm. Hoặc bạn có thể làm nước chấm chua ngọt, xem: CÁCH PHA NƯỚC MẮM CHUA NGỌT

– Rau sống ăn kèm: rau răm, húng lủi, dưa chuột, rau thơm, khế chua xắt lát, chuối xanh xắt lát…

– Bún, bánh tráng để cuốn ăn, ớt trái, đậu phộng rang vàng giã sơ

– Que hoặc đũa tre để nướng thịt.

Cách làm:

Bước 1:

– Mỡ heo mua về rửa sạch rồi xắt hột lựu.

Bước 2:

– Trộn mỡ với thịt băm và gia vị ướp cho đều, dùng cái muỗng canh quết nhuyễn để nem sau khi nướng được dai chắc. Bọc hoặc đậy kín rồi bỏ vô tủ lạnh để ít nhất 5 tiếng cho ngấm.

Bước 3:

– Tay rửa sạch, thoa một ít dầu ăn, nắm một nắm nhỏ thịt đã ướp rồi đắp vào đầu cây tre. Đem nướng than hoa cho chín vàng. Nếu nướng bằng lò thì bật lò sẵn ở 160 độ, nướng mỗi mặt 12 phút. Trong lúc nướng nhớ quết ít dầu ăn lên mặt thịt cho khỏi bị khô.

Bước 4:

– Nếp đãi nhiều lần cho sạch, ngâm vô thau nước lạnh ít nhất 5 tiếng. Sau đó cho nếp vô nồi, thêm một chén nước lọc, nấu sôi tới khi gạo mềm thì đổ ra chén, lấy muỗng đánh cho nát nhuyễn.

Bước 5: Làm tương

– Tôm rút chỉ đen, bỏ vỏ, giã sơ. Thịt xay đổ ra chén. Gan heo rửa sạch bằng sữa tươi, rồi rửa lại bằng nước. Băm nhuyễn gan.

Bước 6:

– Bắc chảo cho vào ít dầu điều, sau đó trút hành củ băm vô phi thơm. Tiếp theo cho tôm vào xào chung chừng 3-5 phút.

Bước 7:

– Trút tiếp thịt heo xay, gan heo vô xào  chung cho chín. Đỗ hỗn hợp này ra máy  xay sinh tố hoặc cối xay thịt, xay cho nhuyễn mịn.

Bước 8:

– Đổ lại hỗn hợp đã xay vào chảo, vừa đổ vừa quấy cho hòa đều. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng của bạn. Đun tiếp từ 10 – 20 phút tới khi hỗn hợp sánh đặc thì tắt bếp.

Bước 9:

– Múc tương ra chén nhỏ, rắc ít đậu phộng giã dập vào, bỏ thêm ớt nếu thích cay.

Bước 10:

– Các loại rau lặt rửa sạch, ngắt lá cho dễ ăn.

Bước 11:

-Dưa leo rửa sạch xắt cọng dài.

Bước 12:

– Có thể trộn bún, nem nướng, tương và rau vô ăn như ăn bún thịt nướng, hoặc cuộn tất cả trong bánh tráng thành cuộn rồi chấm vô nước chấm.

theo Cún Khang

Cách làm THỊT QUAY DA GIÒN tại nhà thật ngon và dễ dàng

Thịt quay là món ăn ưa thích của nhiều người, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để làm thịt quay kiểu truyền thống. Thật ra bạn có thể làm món thịt quay da giòn mà chẳng cần quay gì cả. Công thức sau đây dùng lò nướng nên hương vị cũng gần với thịt quay truyền thống hơn cả.

Chuẩn bị:

Thịt ba rọi

Gừng

Bột ngũ vị hương

Bột nổi

Muối, đường

Giấy bạc, lò nướng

Cách làm THỊT QUAY DA GIÒN
Thịt ba rọi đem về cạo lông rồi rửa sạch, cho vào nồi luộc chín. Đập dập vài miếng gừng vào luộc cùng để khử mùi hôi.
 
Vớt thịt ra, lấy tăm đầu nhọn chọt thủng lỗ trên mặt bì thịt, sau đó xoa một lớp bột nổi mỏng lên phần mặt da này.

Lật ngửa miếng thịt lên, lấy dao khứa vài đường. Sau đó xát bột ngũ vị hương, muối và đường lên thịt.

Lấy cây xiên qua miếng thịt để cho nó cố định, ướp 5-6 tiếng cho ngấm.

Sau đó lấy giấy bạc bọc kín thịt, chừa lại phần da đã soi thủng lỗ..

Bật lò nướng, làm nóng ở 175 độ C, cho thịt vào nướng chừng 35 phút rồi tăng nhiệt độ lên tầm 200 độ, nướng tới khi mặt thịt có màu vàng nâu hấp dẫn thì lấy thịt ra ngoài.

Thịt quay chấm tương ăn với cơm rất ngon. Bạn cũng có thể ăn với bánh hỏi, bánh ướt, bún mắm nêm, lẩu mắm tùy thích… hương vị chẳng kém thịt quay truyền thống là mấy.

 

Theo Vy Trân / Trí Thức Trẻ

Cách làm SƯỜN NON NƯỚNG SỐT CAY

SƯỜN NON NƯỚNG SỐT CAY có thể là món ăn tuyệt hảo trong dịp họp mặt cuối tuần, hay là món đổi món cho bữa ăn bình thường của gia đình. Bí quyết nướng sườn ngon nằm ở khâu tẩm ướp và quết sốt khi nướng.

Nguyên liệu:

  • + 4 -5 miếng sườn lợn non (tùy ăn mà gia giảm gia vị ướp)
  • + Tương cà, tương ớt, sữa đặc loại có đường, xì dầu, nước mắm, rượu trắng, sa tế (hoặc tương ớt dạng băm)
  • + Hành lá thái nhỏ, tỏi băm, ngò rí xắt nhỏ, tiêu xay
  • + Bột năng: 2 muỗng hòa với chút nước
  • + Các loại gia vị thông thường
  • Đậu bắp (để ăn kèm)

Cách làm

Chuẩn bị:

– Thịt sườn mua về đem xát qua bằng hỗn hợp 1 muỗng canh rượu + 1 muỗng cafe muối, để tầm 20 phút rồi rửa lại cho sạch. Để ráo.

– Sau đó cho sườn vào tô ướp cùng với  hành lá, ngò rí, 1/4 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe xì dầu, 1 muỗng cafe hột nêm, 1 muỗng cafe sa tế (hoặc tương bằm), 2 muỗng bột năng đã hòa nước. Để khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.

– Bắc nồi hấp cách thủy, cho sườn vào hấp qua tầm 10 phút, gắp ra ngoài để nguội.

– Pha hỗn hợp sốt nướng sườn: 1 muỗng canh sữa đặc + 1 muỗng cafe dầu ăn + 1 muỗng canh tương ớt + 2 muỗng canh tương cà + 1/2 muỗng canh xì dầu + 1 muỗng canh tỏi xay.

Thực hiện:

– Bôi hỗn hợp sốt nường sườn kỹ lên hai mặt của miếng sườn, rồi cho vào lò nướng hoặc cho lên bếp than, nướng theo cách của bạn. Trong khi nướng nhớ phết thêm sốt khoảng 3-4 lần cho sốt ngấm (sốt này ngoài tác dụng gia vị còn giúp thịt mềm, không bị khô)

*** Khi nướng có thể nướng thêm đậu bắp ăn kèm với sườn sẽ đỡ ngán hơn.

Bảo Tố

 

Cách làm BÚN NEM NƯỚNG

 

BÚN NEM NƯỚNG là món ăn phổ biến ở các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Tùy theo vùng miền mà nem nướng có cách làm, cách ăn khác nhau. Ở đây hướng dẫn làm món bún nem dễ ăn và dễ làm.

Nguyên liệu:

Cách làm:

– Bắc nồi luộc chín mỡ gáy rồi xắt hột lựu, ướp với chút đường để chừng 20 phút cho đường ngấm, mỡ trong và giòn.

– Chuẩn bị cối giã, cho giò sống, thịt nạc xay, nước mắm, gia vị, mỡ gáy đã ướp vào cối rồi dùng chày quết cho mịn.

– Sau đó nặn nem thành từng khúc tròn, dài (có thể đắp quanh đầu đũa) rồi đem nướng trên lửa than. Vừa nướng vừa xoay trở cho thịt chín vàng đều, bốc mùi thơm là được.

– Nem chín rồi thì chỉ chuẩn bị ăn. Cho rau thơm, chuối, khế xắt nhỏ vào tô, sau đó lần lượt cho bún, đồ chua, nem nướng, mỡ hành, rắc đậu phộng rang giã nhỏ. Khi ăn chan nước mắm chua ngọt vào rồi trộn đều lên.

Bảo Tố

Cách làm BẠCH TUỘC NƯỚNG SA TẾ

BẠCH TUỘC NƯỚNG SA TẾ là món ăn chơi hấp dẫn, thích hợp trong các buổi tiệc, cỗ và đặc biệt có thể dùng làm mồi nhậu rất ngon.

CÔNG THỨC LÀM BẠCH TUỘC NƯỚNG SA TẾ

Nguyên liệu:

  • 2 con bạch tuộc
  • Sa tế (nửa hũ), dầu ăn, đường, bột nêm, củ hành tím
  • Ăn kèm muối tiêu chanh

Cách làm:

– Bạch tuột làm sạch, để ráo nước. Khía xéo xéo tạo thành hình thoi.


– Ướp với nửa hũ sa tế nhỏ, 1 củ hành tím băm, 1/3 muỗng đường, 1/3 muỗng bột nêm trong 30 phút cho thấm.


– Nướng trên than hoa đến khi thịt săn, các râu quéo lại.


– Cắt nhỏ, chấm với muối tiêu chanh có tí ớt.

mav106

Yến Hà

Cách làm THỊT BA RỌI NƯỚNG

Hương vị thơm ngon của món thịt ba chỉ nướng than hoa đủ sức quyến rũ những khẩu vị khó tính. Món này có thể ăn chơi, ăn với cơm, bánh mì hoặc cuốn bánh tráng đều rất ngon.

Nguyên liệu:

– Nửa kí ba rọi ngon, lựa mỡ nhiều nhiều ( nướng không bị khô)
– Nước mắm, tương ớt, ớt bột( hoặc ớt trái băm nhuyễn), hành tím băm nhuyễn, dầu ăn, đường, hạt nêm, tắt.
– Rau sống ăn kèm, dưa leo.



Cách làm:

– Ba rọi cạo sạch lông, rửa sạch để ráo. Cắt dài khoảng 10-15cm. Ướp với 2muỗng nước mắm, 2 củ hành tím băm nhuyễn, 2-3 muỗng tương ớt, ít ớt bột, 1 muỗng dầu ăn, ướp ít nhất 1h30′ cho thấm.



– Nhặt rau. Rửa sạch rau và dưa leo.

– Làm nước mắm chua cay: Đâm 3 trái ớt cùng với 1 tép tỏi nhỏ, pha với 2 muỗng nước, quậy cho tan với ít bột nêm và đường rồi cho 1.5 muỗng nước mắm và nước 1 trái tắc vào. Nêm nếm lại cho đủ vị chua-ngọt-cay là được.



– Than hoa đã đỏ (ít than thôi cho thịt chín ở trong). Để vỉ lên nướng thịt cho vàng là được. Cắt lát mỏng. Ăn kèm với rau và dưa leo, chấm nước mắm chua cay.


Yến Hà (MAV.vn)

 

CÁCH NƯỚNG GÀ BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN

 Nếu bạn chỉ dùng nồi cơm điện với nhiệm vụ nấu cơm thì có lẽ bạn đã bỏ phí một số khả năng tuyệt vời khác của nồi đấy. Ví dụ như cách nướng gà bằng nồi cơm điện sau đây:
Nguyên liệu cho món gà nướng bằng nồi cơm điện:

  • 300g đùi gà
  • 1 mẩu gừng
  • 2 gốc hành
  • Mè rang
  • Gia vị: 1 muỗng nước tương, 2 muỗng nước tương nhạt, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng mật ong

Cách nướng gà bằng nồi cơm điện:

Cho nước tương, nước mắm và mật ong vào bát nhỏ, khuấy đều.

 


Rửa sạch gà, dùng giấy ăn thấm cho ráo nước, sau đó cho gà vào chung với nước tương bên trên, xoa đều rồi cho vào tủ lạnh ướp nửa tiếng đồng hồ trở lên, để gà dễ thấm vị bạn có thể dùng tăm hoặc nĩa xiên vài lỗ trên gà.


Thái lát gừng và cắt khúc hành lá.

 


Đặt gừng và một ít hành lá ở dưới đáy nồi, sau đó cho gà và nước ướp vào.


Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp thì lật ngược gà lại, thêm khoảng 2 muỗng nước sạch vào, bật nút nấu lần nữa.


Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp lần nữa, thì bạn cho phần hành lá còn lại vào, bật nút nấu và đợi đến khi nồi chuyển hấp là gà đã chín.Trước khi dùng, bạn xé gà ra nhiều miếng nhỏ rồi rắc mè rang vào và chừa lại phần nước xốt trong nồi ăn kèm ít rau xanh cũng rất ngon.

 

Theo afamily.vn

Cách làm THỊT XIÊN ÁP CHẢO

THỊT XIÊN ÁP CHẢO là món ăn đơn giản, nhưng cũng bởi vì cách làm đơn giản mà hương vị của nó trở nên đặc trưng quyến rũ.

Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 2

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm món thịt xiên áp chảo: 

  • 200g thịt ba chỉ hoặc thịt nạc vai
  • 2 củ sả, 1 củ hành khô to, 3 tép tỏi
  • Dầu hào, nước mắm, hạt tiêu, đường, mật ong, muối hạt

Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 3

Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 4
Thịt bóp muối hạt rồi rửa sạch, để ráo nước. Việc bóp qua muối hạt làm cho thịt sạch hơn và khi nấu cũng chỉ cần nêm chút gia vị thôi thì thịt sẽ rất ngọt. Thái thịt thành miếng nhỏ vừa để khi áp chảo dễ chín hơn.

Sả, tỏi, hành khô thái khoanh nhỏ rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.

Tăm ngâm vào nước để khi chế biến khỏi bị cháy, nếu có que xiên bạn có thể dùng que xiên cũng được nhé, nhưng cá nhân mình thấy dùng tăm sẽ tiện hơn rất nhiều khi ăn.Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 8
Ướp thịt với sả, tỏi, hành xay, thêm 2 thìa café nước mắm, 2 thìa café dầu hào, 2 thìa café đường, 3 thìa café mật ong, hạt tiêu trộn thật đều, để ướp ít nhất 2 tiếng cho thịt ngấm gia vị.Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 10
Xiên thịt vào từng que tăm, dàn mỏng đều mỗi que.Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 12
Sau đó bắc chảo chống dính lên bếp, làm nóng chảo rồi vặn lửa nhỏ vừa, cho thịt vào áp chảo. Khi thịt bắt đầu vàng đẹp thì bạn lật qua các mặt còn lại cho thịt chín hết nhé.Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 14
Vì thịt có mật ong nên sẽ rất nhanh chín vàng đấy!Lấy thịt xiên áp chảo ra đĩa, dùng nóng.

(theo afamily.vn)

Cách làm Sườn non nướng

Sườn non nướng là món ăn chơi hoặc ăn với cơm cũng rất ngon. Có nhiều cách tẩm ướp khác nhau, theo công thức này thì bạn có thể gia giảm lượng đường cho vừa khẩu vị.

Chuẩn bị:

– Sườn thăn non: 1 ký
– Hành củ 3 củ
– Tỏi 4 tép
– Nước mắm, muối, tiêu xay, đường cát, mật ong, sa tế, giấm.
– Mè trắng rang (tùy ý)

Sơ chế:

– Hành, tỏi băm nhuyễn.
– Sườn non mua về rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó rạch một nhát vô miếng thịt để cho hở xương ra.
– Bắc nồi nước vừa đủ ngập sườn, đun sôi, cho thêm 1 muỗng canh dấm rồi thả sườn vào trụng sơ rồi lấy ra.
– Ướp sườn: 1 nửa chén nước mắm, 1 muỗng canh dấm, 1 muỗng cafe tiêu,1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh sa tế, 1/2 chén đường cát, 1 chút muối, tất cả hành tỏi đã băm, ướp ít nhất 1 tiếng để ngấm gia vị. Nếu để qua đêm (trong tủ lạnh) được thì càng tốt.

Nướng: 

– Bắc cái lò than lên rồi nung than cháy hồng. Cho sườn lên nướng vàng đều là được. Trong lúc nướng thì dùng cái muỗng hoặc cái cọ sơn quét nước ướp thịt lên sườn, như vậy sườn sẽ thơm và không bị khô.
– Nếu nướng bằng lò thì bật lò 180 độ C, nướng trong khoảng 20 phút.
– Nướng xong là ăn được rồi, có thể rắc mè rang lên nếu bạn thích.

Bé Thúi

Ảnh: BBQ Song Mỹ.

Bí quyết làm sườn nướng Cơm Tấm ngon

Sườn nướng là một trong những món được dùng kèm với cơm tấm nhiều nhất. Món sườn này cũng có thể dùng ăn với bún, cơm thường…tùy ý bạn. Sau đây là những cách người ta thường dùng để có món sườn nướng ngon:

Bí quyết làm sườn nướng ngon:

  • Chọn sườn:

Chọn thịt sườn có mỡ sẽ ngọt, béo và mềm hơn.

Bạn có thể chọn loại sườn cốt lết có dính theo xương (thông dụng nhất) hoặc nạc thăn lưng, hoặc sườn non, thịt ba chỉ.

  • Ướp sườn:

Ướp sườn là công đoạn quan trọng nhất. Có nhiều cách khác nhau, nhưng thông thường các tiệm cơm tấm ngon không ướp sườn với muối, vì muối sẽ làm sườn cứng hơn. Nên ướp với xì dầu hoặc nước mắm.

Một số nguyên liệu quan trọng khác để ướp sườn là: Mật ong, mỡ (hoặc dầu ăn), hành / tỏi băm nhuyễn (có thể vắt lấy cốt) và chút chanh hoặc giấm, một chút xíu bột ngũ vị hương, một chút dầu hào. Nên dùng mỡ gà thì sẽ ngon hơn dầu thực vật hoặc mỡ heo.

Có thể thêm vào một ít Coca Cola hoặc Pepsi để sườn dậy chút mùi thơm của quế. Cách này cũng giúp sườn mềm hơn.

Muốn sườn thêm mềm nữa, thì cho thêm sữa đặc hoặc dầu đu đủ vào ướp.

Vắt thêm nước cam vào sườn, đảm bảo chỉ có thơm và mềm hơn chứ không dở hơn được.

(nhớ đừng lạm dụng các nguyên liệu làm mềm sườn kẻo nướng xong miếng sườn mềm nhũn thì chỉ có đem giấu đi)

Thấm lau khô miếng sườn trước khi ướp thì sườn sẽ dễ dàng ngấm gia vị.

Ướp miếng sườn to và nướng, nếu muốn cắt nhỏ thì đợi đến khi ăn hãy dùng kéo cắt.

Ướp trong ít nhất 2-3 tiếng, có thể cho sườn vào tủ lạnh để qua đêm là tốt nhất. Nếu tệ quá thì cũng phải 1 tiếng.

  • Nướng sườn:

Trước khi cho ra nướng, quét dầu ăn lên hai mặt thịt để miếng thịt không bị khô.

Nướng sườn trên than lửa nhỏ vừa.

Trong lúc nướng không ép, ấn miếng thịt mà phải để chín tự nhiên.

Thường xuyên dùng cái chổi sơn hoặc cái muỗng để quết nước sướp thịt lên mặt sườn trong khi nướng.

Tránh trở sườn nhiều lần.

Muốn sườn có màu đẹp thì lúc sườn đã gần chín tới, quét thêm chút mật ong hoặc mật mía pha loãng lên mặt sườn.

Ngoài ra còn có cách nướng hai lần sẽ ngon hơn: Nướng, chần hoặc hấp sườn trên lửa nhỏ cho chín sơ (lần 1) rồi bỏ vào nước ướp, ướp tiếp, nhớ lật qua lật lại cho thấm… Đến khi gần ăn thì mới lấy ra nướng trên lửa lớn cho chín kỹ (lần 2). Như vậy miếng sườn sẽ vừa thơm, vừa đẹp, vừa mềm tự nhiên, không bị khô queo, nguội.

Bé Thúi tổng hợp.

RỦ NHAU VỀ MIỀN TÂY ĂN MÓN NƯỚNG

Về miền sông ăn cá nướng thơm ngày mưa” (nhạc Phạm Duy)

Ẩm thực miền tây vẫn còn mang đậm nét sơ khai, dân dã của những người đi mở cõi, và đây cũng là nét hấp dẫn du khách đến thăm vùng đất này từ bao lâu nay. Mùa mưa, mùa nước nổi, cũng là mùa miền tây có nhiều món ngon, nhất là những món nướng…

Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là món ăn được người nông dân Nam bộ chế biến nên sau những buổi làm đồng. Cá bắt lên chỉ cần rửa sạch, um rơm nướng chín là có thể cùng nhau thưởng thức ngay giữa cánh đồng rộng gió.Từ món ăn đơn giản đó, cá lóc nướng trui nhanh chóng trở thành một đặc sản mà du khách khi đến Nam bộ đều muốn được một lần thưởng thức. Theo người dân Nam bộ, món ăn muốn ngon thì cá lóc nhất thiết phải là loại sống trong môi trường tự nhiên.Chế biến cá lóc nướng trui không hề khó nhưng nó cũng đòi hỏi sự khéo tay cũng như kinh nghiệm của người làm bếp. Cá nướng chín được bày ra trên lá chuối, cạo bỏ phần vảy cháy đen bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng ươm thơm nức đầy hấp dẫn. Món ăn này phải thưởng thức với một rổ rau sống tươi ngon.
Rắn bông súng nướng mọi
Rắn bông súng là một loại rắn lành, thường sống ở đầm, lung, ao, hồ, ruộng ngập nước. Rắn bông súng nướng mọi trên lửa than hồng, khi mùi thơm phảng phất bay lên, da rắn phù ra rồi nứt bung là rắn đã chín tới. Để rắn trên lá chuối xanh, cầm lên bẻ thành khúc, chấm muối ớt ăn kèm với rau răm, diếp cá rất ngọt, rất hấp dẫn.
Gà nướng đất sét
Gà nướng đất sét là một trong những món nướng không thể thiếu khi người Tây Nam Bộ chiêu đãi khách phương xa khi họ tới nhà.
Gà nướng đất sét. Ảnh: Hanhtrangphuot
Với con gà được đắp đầy đất sét với bùn nhão bên ngoài, thui bằng rơm theo đúng cách chế biến nguyên bản của nó. Gà được thui tới khi đất sét khô nứt, bóc đất ra là sạch cả lông. Với cách chế biến này, các chất dinh dưỡng trong gà được giữ nguyên trong từng thớ thịt, có giá trị dinh dưỡng cao. Sự hòa hơp từ vị béo của mỡ gà, mùi thơm của rau cùng với vị mặn chua của miếu tiêu chanh, muối ớt cộng với mùi thơm thoang thoảng của rơm giúp người ăn cảm nhận được sự khác biệt của khẩu vị món ăn đồng quê.Hiện nay, trong các quán nướng, món này đã được thay đổi để thích hợp với không gian quán. Gà cũng được đắp đất sét nhưng bọc bên ngoài một lớp giấy bạc rồi nướng trên bếp than hồng nhưng cũng vẫn là một trong những món hút hồn từ người già cho đến trẻ nhỏ.
Ốc đồng nướng 
Ốc lác, ốc bươu ở Tràm Chim, Tam Nông rất chắc, cầm nặng tay. Sắp ốc lên vỉ nướng trên lửa than. Vỏ ốc rám khô, miệng ốc hở mi mí là ốc đã chín. Đợi ốc bớt nóng, người ta dùng tăm tre lể ốc chấm với nước mắm sả ớt bằm hoặc nước mắm chanh tỏi ớt.
Chuột nướng
Chuột lột da, bỏ đầu và bộ lòng, rửa sạch, để trong rổ chừng 10 phút cho ráo nước. Ướp chuột với nước mắm, tỏi đâm, tiêu giã dập, ít đường, chút bột ngọt, nếu có bột ngũ vị hương thì càng tốt. Sắp chuột lên vỉ nướng với lửa than hồng thật đượm. Khi thịt chuột ngả màu vàng nhạt, khô, cháy xem xém rìa là chuột đã chín. Sắp chuột ra dĩa, chấm thịt chuột với nước tương dầm tỏi, ớt. Đây là một món ăn ngon, dễ ăn, rất được nhiều người ưa thích.
Theo dantri.com.vn