3 BÀI THUỐC TRỊ SỎI THẬN TỪ DỨA

Sỏi thận là hiện tượng khi khoáng chất trong nước tiểu lắng lại trong thận, lâu ngày hình thành nên viên sỏi. Sỏi thận có thể ra ngoài theo đường tiểu nếu sỏi còn nhỏ, nhưng nếu sỏi càng lớn sẽ càng gây những trở ngại cho người bị mắc.

Khi bệnh ở thể nặng, bệnh nhân phải chịu những cơn đau quặn thắt hành hạ, và nếu không được chữa kịp thời, có thể dẫn đến suy thận.

Có nhiều phương pháp trị liệu căn bệnh này theo tây y và cả đông Y. Trên thực tế, nhiều trường hợp đã thoát khỏi căn bệnh này từ một loại quả rất quen thuộc đó là quả dứa.

Trong Đông y, dứa (thơm, khóm) không chỉ là một món ăn, mà còn là bài thuốc bổ và chữa bệnh, trong đó đáng kể là bệnh sỏi thận. Quả dứa vị chua, tính bình, giúp giải khát, sản sinh tân dịch, tốt cho hệ tiêu hóa. Nước ép từ dứa có tác dụng nhuận trường, tiêu tích trệ. Trong khi đó, nõn dứa giúp thanh nhiệt, giải độc. Rễ dứa giúp lợi tiểu, chữa sỏi đường tiết niệu, giúp thông tiện.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, có những bài thuốc rất đơn giản từ dứa, dễ dàng thực hành nhưng lại có hiệu quả rất tốt trong việc trị sỏi thận:

Cách 1:

Lấy 1 quả dứa, gọt bỏ vỏ đi, khoét lỗ trong thân dứa rồi cho vào khoảng 0,3g phèn chua, sau đó cho dứa vào nồi với nước, đậy nắp lại hầm trong 3 tiếng. Hầm xong thì ăn cả dứa lẫn nước. Dùng 7 ngày sẽ thấy tác dụng tốt.

Ngoài ra còn những bài trị sỏi thận từ dứa trong dân gian được nhiều người áp dụng như sau:

Cách 2:

Dứa 1 quả, gọt vỏ, bỏ mắt, cắt đầu, khoét lỗ cỡ 3cm rồi đổ ít phèn chua vào, gắn đầu quả dứa vào đậy lại. Bỏ quả dứa này vào lò nướng hoặc đem nướng than cho chín vàng, cũng có thể đem nấu chín, sau đó vắt lấy nước.

Uống 1 ly nước này trước khi đi ngủ, sẽ giúp sỏi trong thận và bàng quan mềm ra. Sáng dậy uống tiếp 1 ly nữa, để sạn thận tan ra rồi bài tiết ra ngoài.

Cách 3:

Dứa nguyên quả đem nướng cho cháy vỏ rồi gọt bỏ vỏ và mắt đi, ép dứa lấy nước rồi trộn với 1 hột gà đánh nhuyễn. Uống mỗi lần một ly, ngày 2 lần, 1 liệu trình là 3 ngày.

Trên đây là 3 cách bài sỏi thận theo dân gian và y học cổ truyền, được nhiều người áp dụng và cho ra kết quả tốt.

Bảo Toàn (tổng hợp)

Hơn 400 viên sỏi trong thận người đàn ông mê ăn đậu hũ

Bác sĩ phải mất 45 phút để gắp từng viên sỏi đủ kích cỡ và màu sắc trong thận của một bệnh nhân Trung Quốc.

Ca phẫu thuật lấy sỏi thận của ông He diễn ra hôm 5/6. Ảnh: CEN.

Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Đông Dương, tỉnh Chiết Giang, cuối tuần trước lấy ra 420 viên sỏi từ thận của bệnh nhân họ He. Tháng trước, He đi khám vì đau bụng dữ dội. Cả bác sĩ và He sốc khi kết quả chụp cắt lớp cho thấy thận trái của người đàn ông 55 tuổi này chứa nhiều viên sỏi nhỏ, People’s Dailyđưa tin.

“Tôi chưa từng thấy nhiều sỏi thận như thế. Ca phẫu thuật diễn ra gần hai tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi mất 45 phút chỉ để gắp từng viên sỏi nhỏ. Sau ca mổ, tay và chân tôi tê dại”, bác sĩ Wei Yubin, người mổ cho He, chia sẻ.

He cho biết cách đây 20 năm, 10 viên sỏi được lấy ra từ thận trái của ông nhờ phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Lần này các bác sĩ dùng kẹp để nhặt từng viên một.

Nguyên nhân chính khiến thận He nhiều sỏi được cho là do món đậu phụ ông ăn hàng ngày. Đậu phụ, món phổ biến ở Trung Quốc, chứa hàm lượng lớn canxi sunfat. He thích đậu phụ nhưng uống rất ít nước.

“Những sản phẩm từ đậu nành, đặc biệt là đậu phụ, giàu canxi”, bác sĩ Wei cho hay. Uống ít nước khiến cơ thể không thể bài tiết lượng canxi dư thừa.

Phẫu thuật thành công nhưng thận của He hiện yếu hơn trước. Ông đựng sỏi trong túi làm kỷ niệm và để nhắc bản thân không ăn đậu phụ.

Bình Minh (VNexpress.net)

12 LÝ DO ĐỂ BẠN NÊN UỐNG NƯỚC DỪA

Nước dừa là thứ nước giải khát ngon miệng và rất quen thuộc ở đất nước chúng ta. Tuy vậy, không phải ai cũng biết đến những lợi ích tuyệt vời của loại thuốc bổ tự nhiên, tinh khiết này.

Trẻ lâu:

Tại Philippines, dừa được coi như là phương thuốc trường xuân. Họ có món Nata dừa, làm từ nước dừa, dấm lên men. Thức uống này được người Nhật coi như là một thứ tráng miệng cao cấp và được cho là có tác dụng ngừa ung thư.

Chống nôn:

Những người bị bệnh sốt rét, thương hàn, sốt… dẫn đến ói mửa thì có thể dùng nước dừa để chống nôn vì tính chất giúp ổn địch dạ dày trong quả này.

Cung cấp năng lượng.

Nước dừa có nhiều dưỡng chất, sinh tố cũng như khoáng chất hơn hẳn các loại đồ uống khác, nên nó cũng được coi như một loại “nước tăng lực” tự nhiên tuyệt vời. Một trái dừa có thể chứa lượng vitamin C cần cho cả ngày, bên cạnh đó là các vitamin B3, B2, B5, biotin, acid folic, B1… Trong nước dừa còn chứa nhiều muối khoáng, các nguyên tố vi lượng như đồng, sulfur, phosphorus cần thiết cho hoạt động thể lực, giúp cân bằng điện giải trong cơ thể.

Kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa.

Những đặc tính trên giúp nước dừa có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Tốt cho tim mạch.

Những người bị cao huyết áp thường có mức độ kali thấp, cho nên uống nước dừa thường xuyên được cho là có hiệu quả tốt trong việc điều hòa huyết áp, do nồng độ kali và acid lauric trong nước dừa cao. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, rất tuyệt vời khi dùng để điều trị, giữ gìn sức khỏe tim mạch.

Phòng chống sỏi thận:

Nước dừa thường được khuyên dùng kèm các loại thuốc điều trị các bệnh về thận hoặc sỏi thận. Nước dừa có thể làm tan sỏi thận, đưa chúng ta ngoài cơ thể dễ dàng.

Điều trị mất nước, mất máu

Nước dừa từng được coi là thuốc điều trị các bệnh tả, lỵ, tiêu chảy, cúm… nhờ khả năng bổ sung nước và cân bằng điện phân cho cơ thể. Uống nước dừa hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiêu hóa, nhiệt miệng và giúp hồi phục cơ thể khi mất nước.

Các huyết tương trong nước dừa tương tự như máu người, nó còn giúp thông tĩnh mạch hiệu quả. Vì vậy nước dừa từng được dùng để truyền máu cứu người trong những trường hợp khẩn cấp tại những cuộc chiến tranh, như Thế chiến II, Chiến tranh Việt Nam.

Đẹp da

Cytokinin trong nước dừa có khả năng điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Đồng thời acid lauric trong nước dừa giúp hạn chế sự lão hóa của tế bào da, cân bằng pH và giúp các mô da liên kết chặt, giữ độ ẩm cho da. Bạn có thể thoa nước dừa lên da trước khi đi ngủ để hạn chế các nếp nhăn, mụn, ngứa, rạn da và eczema.

Giảm cân:

Do tính chất điện phân tự nhiên, tăng cường trao đổi chất và còn ngon miệng, giúp giải khát tốt. Nước dừa là liệu pháp hữu ích cho người muốn giảm cân.

Tốt cho tiêu hóa:

Khi acid lauric trong nước dừa vào cơ thể, chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin, giúp kháng khuẩn, kháng virus, trị giun, kí sinh trùng và nhiễm trùng tiêu hóa ở con người. Nước dừa được coi như loại thuốc kháng sinh và là thuốc bổ cho người bị bệnh đường ruột. Bạn có thể trộn một muỗng nhỏ dầu oliu vào ly nước dừa và sử dụng ít nhất 3 lần / tuần để thấy hiệu quả.

Tăng cường miễn dịch

Lượng kali trong nước dừa gấp đôi lượng kali trong chuối. Bên cạnh đó, nước dừa còn chứa Chloride, sắt, canxi, natri, magie, phospho, acid lauric… cho nên rất tốt cho cơ bắp, tim mạch, thần kinh, cũng như hệ miễn dịch. Nước dừa còn giúp hấp thu và cân bằng các chất lỏng bên trong cơ thể.

Bảo vệ đường tiết niệu

Nước dừa có thể được sử dụng thường xuyên để chữa các bệnh về tiết niệu chẳng hạn như đái rắt…

 

…Và một số lưu ý khi uống nước dừa:

Nước dừa khi rời quả sẽ bị mất mát khí vị, nên cần để yên trong quả mà uống. Nếu được, nên uống ngay dưới gốc dừa vừa chặt, không đặt dừa xuống đất.

Không uống nước dừa khi vừa đi nắng về, đói mệt và nhất là đang bị bệnh vì dễ xảy ra tác dụng phụ như ớn lạnh, sốt.

Không uống nước dừa trước khi thi đấu thể thao.

Mỗi ngày chỉ nên uống một trái dừa là tốt. Uống nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, nhất là khi uống kèm cơm dừa nạo, đá lạnh vào chiều và đêm.

Bạnh Bư tổng hợp.