Cách làm CANH BÍ ĐỎ CÀ CHUA NẤU NGHÊU

 

Đây là món canh giàu dinh dưỡng và tốt cho nhan sắc với bí, cà chua, ngoài ra còn có tác dụng phòng chống cảm lạnh, quáng gà.

Nguyên liệu:

– 200g nghêu
– 5 quả cà chua
– 750g bí đỏ
– 300g thịt nạc
– 4 lát gừng
– Hành lá
– Muối

Thực hiện:

– Nghêu mua về rửa lại cho sạch. Bắc nồi nước cho 2 lát gừng, 2 cây hành vào nấu sôi rồi cho nghêu vào trụng sơ, rửa sạch lần nữa.
– Cà chua rửa sạch, bỏ hạt.
– Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
– Thịt nạc rửa sạch, chần sơ qua nước sôi rồi xả lại nước lạnh cho sạch.
– Bắc nồi cho nước vào đủ nấu canh. Nấu sôi nước rồi cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào nấu cho sôi lại. Vặn lửa vừa đun trong 2 giờ cho nhừ, nêm muối cho vừa miệng.
– Ăn nóng.

Bảo Tố

Cách làm CANH CỦ NĂNG CÀ CHUA NẤU XƯƠNG

Canh củ năng là món ăn làm đẹp da, bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, hóa đàm, rất tốt với người đang bị nóng, khô, đau nhức trong mắt.

Nguyên liệu:

– 5 trái cà chua

– 150g củ năng

– 400g giá đỗ

– 2 miếng gừng

– 400g xương heo

– Muối.

Thực hiện:

1 Xương rửa sạch, trụng nước sôi cho bớt dơ rồi dội lại nước lạnh

2 Cà chua xắt múi cau, bỏ hạt

3 Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, chẻ đôi

4 Giá rửa sạch

5 Bắc nồi nước nấu sôi rồi thả tất cả nguyên liệu đã sơ chế trên vào nồi, nấu lửa to cho nước sôi rồi vặn lửa vừa ninh 2 tiếng cho xương ra chất. Nêm muối vừa miệng.

6 Ăn nóng.

Bảo Tố

CÀ CHUA GIÚP TĂNG 70% LƯỢNG TINH TRÙNG

Theo phát hiện mới đây của các nhà khoa học Mỹ, trong cà chua có một hợp chất quan trọng có thể gia tăng đáng kể lượng tinh trùng ở nam giới.

Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland, Ohio, Mỹ đã phát hiện ra điều này sau khi kiểm tra 12 nghiên cứu ở nhiều nhóm người trên thế giới.

Kết quả cho thấy, lycopene, loại dưỡng chất quan trọng mang lại màu đỏ tươi hấp dẫn cho cà chua, có thể tăng cường khả năng sinh sản của đàn ông.

Báo cáo cho biết, lycopene có thể làm tăng tới 70% lượng tinh trùng, đồng thời cải thiện tốc độ bơi của tinh trùng, sàng lọc những tinh trùng yếu, không bình thường trong cơ thể, vì thế rất có ích cho nam giới muốn làm bố.

Trưởng khoa y học sinh sản của trung tâm Cleveland là ông Ashok Agarwal, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu này, cho biết lycopene trong cà chua đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có ích cho sức khỏe sinh sản của đàn ông. Có nghiên cứu cho thấy rằng chất này làm giảm các chứng bệnh về tuyến tiền liệt, thậm chí ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt.

Cà chua thường được coi là thuốc tốt cho sức khỏe sinh sản nam giới

Nhóm nghiên cứu đang thử bổ sung lycopene cho những người đàn ông hiếm muộn không tìm ra nguyên nhân, và hi vọng sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho họ.

“Cần nhiều thử nghiệm lớn hơn để phân tích hiệu quả của lycopene với nam giới hiếm muộn. Các nghiên cứu về sau sẽ nhằm xác định nhóm người có thể nhận được lợi ích từ việc trị liệu bằng lycopene. Nghiên cứu cũng sẽ so sánh hiệu quả của việc bổ sung lycopene đối với nhóm đàn ông ít tinh trùng, hoặc có nồng độ tinh trùng cơ bản.” – Theo ông Ashok Agarwal.

Còn theo Karen Veness, người phát ngôn của Mạng lưới vô sinh Anh Quốc, đã tỏ ra lạc quan với phát hiện này. Theo ông, cần tiến hành thêm nhiều công trình nghiên cứu để hỗ trợ người vô sinh nam. Trước đây, vô sinh thường được gán lý do cho phụ nữ vì họ là người sinh bé, nhưng trong thời gian gần đây, người ta bắt đầu hướng sự chú ý đến chất lượng tinh trùng của người muốn làm bố.

Tú Anh (theo www.stuff.co.nz)

3 CÁCH LỘT VỎ CÀ CHUA CỰC ĐƠN GIẢN

Khi làm món sốt cà hoặc các món có cà chua nấu nhừ, việc nên làm là tách bỏ vỏ cà chua, nhưng không phải ai cũng biết làm điều này nhanh gọn. Sau đây là 3 cách đơn giản nhất để bạn thực hiện điều đó:

1. Hơ lửa gas

Một cách khá hữu hiệu để tách vỏ cà chua với gas. Ảnh:Toriavey

Đầu tiên, bạn bỏ đi phần cuống, rồi rửa sạch và lau khô cà chua. Sau đó, bạn dùng nĩa, ghim vào đầu quả cà chua, ở vị trí bạn vừa bỏ cái cuống.

Mở bếp gas với cỡ lửa trung bình rồi hơ lửa quả cà chua đến khi vỏ cà tách ra. Chỉ cần hơ khoảng 15 – 25 giây, vì nếu để trên lửa lâu hơn, cà chua sẽ bị chín. Sau đó để nguội rồi bóc vỏ cà chua như thường.

2. Chần sơ

Chần nước sôi giúp dễ bóc tách vỏ. Ảnh: Toriavey

Trong lúc bỏ cuống, rửa sạch và lau khô cà chua, bạn nấu một nồi nước sôi và chuẩn bị một thau nước đá. Sau đó, ở đáy quả cà chua, bạn rạch một đường chữ X.

Bỏ cà chua vào nồi nước đang nấu sôi. Thường thì vỏ sẽ bong ra trong 25-30 giây đầu tiên khi bạn vừa bỏ vào nồi. Nếu để lâu hơn cà chua sẽ chín. Vì vậy, khi thấy phần vỏ ở chỗ chữ X được rạch trước đó bong ra thì lấy cà chua bỏ ngay vào thau nước đá đã chuẩn bị trước. Sau đó đợi cà chua nguội rồi bóc vỏ như thường.

3.  Dùng dao

Cách bóc vỏ được nhiều bà nội trợ sử dụng vì nhanh gọn nhưng cần độ khéo léo. Ảnh:Toriavey.

Rửa sạch và lau khô quả cà chua. Sau đó bạn cắt cà chua thành từng miếng như trong hình.

Sau khi đã cắt cà chua thành từng miếng, bạn đặt cà chua lên một tấm thớt, phần vỏ cà chua tiếp xúc với thớt như trong hình. Bạn dùng dao nhẹ nhàng bóc phần vỏ từ đầu của miếng cà chua. Sau đó, bạn để lưỡi dao thật sát vỏ, từ từ lia dao sang đầu còn lại của miếng cà chua. Bạn tiếp tục lột vỏ của những miếng cà chua còn lại theo cách tương tự.

Anh Tú ( Theo Toriavey.com)

Cách làm CÁ HỒI XÀO ĐẬU ĐŨA CÀ CHUA

Cá hồi xào rau quả là món ăn ngon, bổ dưỡng, dễ ăn, thích hợp để đổi khẩu vị cho cả gia đình.

Chuẩn bị:

  • – Cá hồi phi lê: 450g
  • – Muối: nửa muỗng cafe
  • – Tiêu: nửa muỗng cafe
  • – Đậu cô ve hoặc đậu đũa: 1 lạng rưỡi
  • – Cà chua bi: 2 lạng
  • – Bơ : 3 muỗng canh
  • – Hành lá
  • – Phô mai bào vụn
  • – Tương ớt (nếu ăn cay)

Thực hiện:


Bước 1:

– Cà chua bi mua về rửa sạch rồi bỏ cuống, bổ đôi từng quả.

– Đậu đỗ rửa sạch, bẻ khúc vừa ăn.

– Hành lá thái nhỏ (lấy cả phần đầu).


Bước 2:

–  Ướp cá hồi với muối, tiêu trong tầm 30 phút cho ngấm.


Bước 3:

– Bắc chảo dầu đun nóng, thả lát cá vào chiên đều hai mặt.


Bước 4:

– Chiên nhỏ lửa cho chín đều.


Bước 5:

– Trong lúc chờ cá chín thì tranh thủ luộc đậu đỗ . Tới khi đậu hơi chín ta vớt ra để ráo.


Bước 6:

– Cá chín rồi thì gắp ra, lấy đũa hay nĩa xé cá ra  thành miếng nho nhỏ.


Bước 7:

– Cho bơ vào chảo đun nóng, trút hành lá thái nhỏ vào phi thơm.


Bước 8:

– Trút đậu đỗ vào xào, nêm tí muối.


Bước 9:

–  Tiếp theo trút cá hồi và cà chua vào xào nhẹ nhàng cho trộn đều. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn.


Bước 10:

– Lúc này bạn có thể cho thêm tương ớt nếu thích cay.


Bước 11:

–  Cuối cùng rắc phô mai bào sợi lên trên cùng.

Bước 12:

– Món này ăn với cơm hay mì Ý đều ngon, nhưng nếu ăn với cơm thì bạn không cần cho thêm phô mai vụn vào.

Tú Đỗ (theo Beyond Kimchee)

Cách làm CÀ CHUA NHỒI TÔM THỊT

CÀ CHUA NHỒI TÔM THỊT không chỉ trông hấp dẫn, bắt mắt mà còn ngon miệng dễ ăn với vị chua ngọt của sốt cà. Bạn có thể cho nấm mèo, nấm hương và miến vào nhồi chung tùy thích.

Nguyên liệu:

  • 250gr thịt nạc dăm xay nhuyễn
  • 200gr tôm
  • Miến và nấm mèo (mộc nhĩ) ngâm mềm, thái sợi. (số lượng tùy thích, không thích ăn thì không cần bỏ vào)
  • 4 trái cà chua to
  • 1/2 củ hành tây băm nhỏ, 1 muỗng cafe tỏi băm, vài cọng ngò
  • Muối, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm, dấm, dầu ăn
  • Bột năng

Cách Làm:

– Tôm làm sạch, lột vỏ bỏ đầu, rút chỉ đen rồi rửa lại bằng nước muối, lau cho khô rồi cho vào cối giã nát cùng với 1 muỗng cafe tỏi băm (hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn).

– Thịt heo trộn chung với tôm xay nhuyễn, nấm mèo, miến, hành tây băm, ướp với 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1 chút bột ngọt trong 15 phút.

– Cà chua lấy 3 trái bổ đôi theo chiều ngang (là được 6 miếng), khoét hạt bỏ đi, khoét ruột ra băm nhỏ. Quả còn lại bỏ hạt, băm nhỏ cả quả.

– Thoa một  ít bột năng vào những quả cà chua đã khoét ruột chẻ đôi, sau đó nhồi nhân tôm thịt đã ướp vào.

– Bắc chảo cho vào ít dầu, chảo nóng lần lượt cho từng phần cà chua nhồi thịt vào chiên. Khi chiên úp mặt có thịt xuống chiên trước chín rồi mới trở mặt khác.

– Bắc chảo dầu, phi thơm hành tỏi rồi cho vào ít dấm, đường, nước mắm. Sau đó trút tất cả ruột cà chua và cà chua băm nhuyễn chuẩn bị khi nãy vào xào cho nát nhừ, lấy 1 muỗng cafe bột năng hòa nước lạnh cho tan rồi đổ vào hỗn hợp nước sốt để tạo độ sền sệt. Nêm nếm lại cho vừa ăn.

– Khi ăn xếp cà chua nhồi thịt chiên trước rồi chan nước sốt lên, rắc ngò trang trí. Ăn nóng với cơm.

Bảo Tố

Cách nấu CÁ THU NHẬT KHO CÀ CHUA

CÁ KHO CÀ CHUA là món ăn dân dã nhưng bắt cơm và khó ngán. 

Nguyên liệu:

  • 2 con cá thu Nhật (hoặc loại cá biển nào bạn thích)
  • 3 trái cà nhỏ
  • Dầu ăn, nước mắm, củ hành tím, ớt, bột nêm, đường, hành lá, tiêu.

Cách làm:

– Cá làm sạch, cắt 2-3 khúc, ướp với 2 củ hành tím băm, 4 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng dầu ăn, 1/2 muỗng đường, 1/2 muỗng bột nêm, ớt. Ướp khoảng 30 phút.


– Chiên cá cho vàng 2 bên, phần nước ướp cứ để trong tô. Với cách làm này cá thơm, ngọt, ăn không bị tanh.


– Cho ít dầu vừa chiên cá vào nồi, cà chua cắt múi cau cho vào xào với 1 muỗng đường.


– Xào khoảng 2 phút cho cá vào, đổ tô nước ướp vào chung. Kho khoảng 15-20phút, nêm nếm vừa ăn. Cho hành lá cắt khúc vào.


– Xúc ra dĩa sâu lòng, rắc tiêu ăn nóng với cơm. Nếu có rau sống, dưa leo càng ngon.

Yến Hà / MAV

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN CÀ CHUA ĐỂ TRÁNH GÂY HẠI CHO CƠ THỂ

CÀ CHUA là loại quả được dùng nhiều nhất trong các bữa ăn trên thế giới. Cà chua được công nhận là mang lại nhiều chức năng tốt cho cơ thể như ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tình dục, tốt cho người viêm thận… tuy vậy, có một số đối tượng được khuyên là nên hạn chế hoặc tránh xa loại quả hấp dẫn này.

Bệnh nhân đau dạ dày: Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh tăng thêm. Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc. Lượng a-xít hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc từ cà chua.

Bệnh nhân mắc bệnh phong: Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.

mav059

Không ăn cà chua sống và dưa chuột cùng lúc: Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc? Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu: Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.

Không ăn cà chua lúc đói: cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác. Vì vậy, nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với a-xít làm hình thành các cục không hòa tan, gây khó chịu cho dạ dày. Nếu ăn cà chua lúc đói có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.

Không nên đun cà chua quá kĩ: Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua. Vì vậy, không nên đun cà chua quá lâu để giữ lại được các chất dinh dưỡng bạn nhé!

Không ăn cà chua xanh: Ăn cà chua lúc chưa chín là một sai lầm lớn vì bạn có thể sẽ bị ngộ độc. Bởi trong cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn hợp chất có tên ‘alkaloid’ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và hết khi cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua chưa chín, tuyệt đối không nên ăn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Theo B.T. Laodong.com.vn

5 LƯU Ý KHI ĂN CÀ CHUA

Cà chua là một trong những thực phẩm thông dụng nhất của thế giới. Với hương vị thơm ngon và tính chất bổ dưỡng, cà chua là thành phần không thể thiếu ở rất nhiều món ăn. Tuy vậy không phải cách ăn cà chua nào cũng có lợi cho sức khỏe, thậm chí có những cách ăn khiến cà chua trở nên có hại. 

Màu đỏ của cà chua cho thấy hàm lượng vitamin A trong cà chua rất cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài các vitamin B1, B2, cà chua còn rất giàu các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, magiê, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat… Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Sắc tố lycopen có trong cà chua, đặc biệt là ở vỏ, cùng với beta-caroten được xem là những chất chống ôxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu. Lycopen còn có tác dụng chống thoái hóa hoàng điểm, từ đó làm giảm mù lòa.

Cà chua là một loại rau rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng. Nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dưới đây là 5 lưu ý khi ăn cà chua:

Thứ nhất, không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc

Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc? Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Thứ hai, không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu

Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.

Thứ ba, không nên ăn cà chua khi đói

Cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.

Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.

Thứ tư, không ăn cà chua xanh chưa chín

Cà chua xanh, chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid . Khi tiêu thụ nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.

Thứ năm, không ăn cà chua nấu kỹ

Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.

Cà chua là một loại rau bổ dưỡng, có chứa lycopene, vitamin C…Do vậy, nếu bạn chú ý và tránh các điều cấm ký trên khi ăn cà chua nó sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe của bạn.

Cách bảo quản cà chua:

Cà chua có hàm lượng Vitamin A cao, được sử dụng nhiều vào việc chế biến, làm tăng hương vị và màu sắc món ăn. Muốn giữ chúng được lâu hơn, bạn có thể làm một trong 2 cách sau:

Cách 1: Chọn quả chín, vẫn còn cứng, vỏ bóng, rửa sạch rồi hấp chín. Khi chúng đã chín mềm bạn bỏ ra để nguội, nghiền thật nhuyễn rồi lọc bỏ hột. Đem cà chua đun lên sền sệt là được, nhớ bỏ vào một chút muối và cho vào chai. Đun một ít mỡ thật sôi để nguội rồi đổ lên miệng chai. Cách này có thể để được cà chua quanh năm.

Cách 2: Chọn những quả chín, vẫn còn cứng, đỏ bóng, đem rửa sạch để khô ráo và xếp lần lượt từng lớp vào trong lọ to, hoặc chum vại. Cứ một lớp muối một lớp cà. Đậy lọ lại cho kín, bảo quản ở những nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể giữ được cà trong một tháng.

(theo SK&ĐS)