Ăn cá được coi là tốt hơn ăn thịt, nhưng nhiều gia đình vẫn quen tiêu thụ thịt hơn vì e ngại mùi tanh và cách chế biến của cá. Thật ra, nếu làm đúng cách, cá có thể trở thành những món ăn tuyệt vời, hấp dẫn.

Sau đây là những bí quyết để tạo ra những món cá thơm ngon cho gia đình:

1. Cá phải còn tươi

Quan trọng nhất trong việc chuẩn bị món cá ngon là cá của bạn phải còn tươi. Khi mua cá nguyên con, mắt cá phải rõ ràng, mang phải có màu đỏ tươi và các vảy cá phải thật sáng bóng. Khi mua cá phi lê cách tốt nhất để kiểm tra độ tươi của cá là ngửi nó. Thịt cá phải trắng có độ đàn hồi tốt, nếu là cá ngừ thì phải đỏ không phải là màu nâu.

2. Kiểm tra bên ngoài

Không chỉ tiếp xúc với cá để biết nó có tươi không, chỉ cần nhìn bạn cũng phần nào đánh giá được. Nếu cá tươi ngon thì con cá vẫn phải vùng vẫy trong bể nước, không có dấu hiệu bơi lờ đờ hoặc không bơi, vẩy và vây cá phải còn nguyên. Nếu là cá đóng hộp thì phải đảm bảo bao bì ghi chi tiết, cụ thể và còn nguyên tem mác.

3. Bảo quản cá đúng cách

Cá tươi có thể giữ trong tủ lạnh 2-3 ngày sau khi mua, nhưng tốt hơn hết là nên chế biến ngay khi mua về. Đối với phần cá được giữ lại thì nên để vào ngăn đông của tủ lạnh. Các loại cá phi lê nên bỏ ra ngoài trước khi chế biến vài giờ.

4. Xử lý xương cá

Không ai thích một miếng thịt cá với đầy xương. Hãy nhờ người bán cá lọc lấy phần phi lê còn phần xương sống bỏ riêng ra, nếu không bạn có thể dùng một con dao sắc để lọc loại bỏ phần xương sống của cá. Sau đó chỉ cần dùng nhíp để rút những chiếc xương hom còn lại dọc theo thớ thịt. Nếu muốn nấu cả xương cho ngọt nước thì sau khi nấu xong bạn cũng có thể loại bỏ xương cá trước khi ăn.

5. Rán cá đúng cách

Khi chiên một miếng phi lê cá hãy luôn chắc chắn là chào đã được làm nóng hoàn toàn vì khâu này sẽ tránh cho bạn bị cá dính vào chào. Tốt nhất là kết hợp cả dầu và bơ để chiên (bơ cho hương vị và dầu để ngăn bơ khỏi bị cháy). Phi lê cá nên ướp với chút muối, hạt tiêu và gia vị cùng với một chút bột khô trước khi chiên. Trung bình 5 phút sẽ chín 1cm thịt cá, nhưng bạn cũng phải chú ý kỹ trước thời gian dự định vì cá rất nhanh chín. ngừ thì nên để chín ở mặt còn vẫn hơi đỏ bên trong vì như thế mới không bị mất chất.

6. Bí quyết làm cá tẩm bột ngon

“Fish and Chips” món ăn truyền thống của Anh tưởng là đơn giản nhưng để làm nó ngon không hề đơn giản. Muốn có món cá tẩm bột giòn ngon bạn nên thay thành phần nước trộn bột bằng nước soda hoặc sữa. Sử dụng một chảo sâu lòng, đổ thật nhiều dầu và phải để dầu sôi kỹ trước khi chiên. Đây không chỉ là mẹo nấu ăn dành riêng cho món cá mà còn cho các món chiên ngập dầu khác. Để xem dầu đã đạt độ chưa bằng cách thả một khối lập phương ruột bánh mì vào, nếu sau 60 giây bánh mì vàng rộm thì lúc đó có thể bắt đầu chiên cá.

7. Nướng cá thơm ngon

Khi nướng cá chắc chắn phải quét nước xốt thường xuyên để tránh cho cá bị khô cũng như để cho phần gia vị có thể thấm sâu vào trong phần thịt. Thêm nữa, để tránh phần cá tiếp xúc với vỉ nướng bị dính hãy lót giấy bạc trước khi nướng nhé! Nếu là một con cá to nhớ khía vài đường trên thân cá để đảm bảo cá chín đều.

Theo Bepvadoisong

MẸO LÀM HOA QUẢ CHÍN NHANH HƠN

Bạn đã biết rằng tủ lạnh là nơi tiện lợi để hoa quả lâu chín, thì chúng ta cũng có những cách dễ dàng để làm cho hoa quả chín nhanh hơn.

Đặt gần các loại quả đã chín

Đặt hoa quả xanh gần các loại hoa quả đã chín rồi cho vào trong túi kín, hoa quả chín sẽ giúp thúc đẩy hoa quả xanh chín nhanh hơn. Lý do là khi chín, hoa quả phát ra chất ethylene – chất này có tác dụng thúc đẩy hoa quả mau chín hơn. Cách này giúp rút ngắn thời gian làm chín của hoa quả, tuy không quá nhiều.

Cho vào túi giấy nâu

Túi giấy đựng thực phẩm bạn thường được cho khi mua đồ ăn nhanh là nơi để “ủ” chín trái cây hoàn hảo. Khi cho trái cây vào túi này rồi buộc hơi lỏng miệng túi, túi sẽ ngăn ethylene không thoát ra ngoài, khiến trái cây nhanh chín. Túi nên để ở nơi thoáng mát, không tiếp xúc nắng trời, đặt giữa nhiệt độ phòng để tránh hư hỏng ngoài ý muốn.

Trùm vải bông

Hãy trải một miếng vải bông hoặc lanh ra mặt phẳng, sau đó đặt các loại hoa quả mềm và có vỏ mềm như mận, đào… lên đó, xoay phần cuống xuống dưới và chừa khoảng cách giữa các quả. Rồi gói chúng lại bằng chiếc khăn đó, hoặc nếu không đủ lớn thì dùng cái khăn khác phủ lên cho kín toàn bộ hoa quả bạn cần ủ. Cách này sẽ làm hoa quả mau chín hơn rất nhiều.

Đặt trong thùng gạo

Gạo có chức năng giữ ethylene rất hiệu quả, và thùng gạo cũng là phương pháp dân gian để ủ các loại hoa quả như bơ, chuối… mau chín. Bạn càng vùi kín quả vào trong lớp gạo thì quả sẽ chín càng nhanh hơn.

Đặt gần một quả táo, cà chua, hoặc một quả chuối chín

Một cách thú vị để làm hoa quả nhanh chín hơn, đó là đặt nó chung với quả táo, một quả cà chua hoặc quả chuối, rồi trùm lại hoặc cho vào túi giấy, túi nylon. Hai quả này có khả năng giải phóng ethylene mạnh mẽ hơn các loại hoa quả khác, nó làm “lây” chín nhanh hơn đối với các quả nằm chung túi với nó.

Làm chín hồng giòn

Hồng ngâm (hồng giòn) có cách làm chín đặc biệt: ngâm nó vào chậu nước lã.

Ướp chung với khói nhang

Chúng ta biết rằng chuối để trên bàn thờ có thắp hương đều đặn sẽ rất mau chín. Còn nếu không muốn làm chín trên bàn thờ, bạn có thể cho các loại hoa quả như chuối vào túi rồi đặt một bát cắm nhang vào trong đó cho khói nhang vận vào mình chuối. Nhang cháy hết thì lấy bát nhang ra, cột miệng túi lại, như vậy sẽ làm chuối rất nhanh chín.

Lưu ý

Không phải loại quả nào cũng nên dùng các cách ủ chín này. Những loại quả hợp với các phương pháp vừa nêu bao gồm: bơ, chuối, xoài, đào, mận, lê, na, sapoche, đu đủ, cà chua, dứa…

Còn đối với táo, cherry, việt quất, dâu tây, lựu, nho, mâm xôi, cam, chanh, quýt, bưởi, dưa hấu… thì bạn nên mua loại chín sẵn, và bảo quản ngay trong tủ lạnh sau khi mua về. Vì không thể áp dụng các cách làm chín tại nhà được.

Tú Nhi (Tổng hợp)

BÍ QUYẾT LUỘC GÀ CHÍN ĐỀU, SĂN CHẮC, MỀM NGỌT

Luộc gà là hình thức chế biến gà đơn giản như bao sự “luộc” khác, tuy nhiên để luộc gà được ngon mà không phải do may mắn, chúng ta cần đến rất nhiều kinh nghiệm. Sau đây là một số kinh nghiệm để có món gà săn, chắc, chín đều và mềm ngọt.

Để thịt gà được ngọt tự nhiên, chắc thịt, mà vẫn giữ được độ mềm, dai của gà, quan trọng là thịt gà phải chín tới và chín đều.

Luộc gà chín đều:

Gà tươi sau khi rửa sạch, cho vào nồi, ngập nước, thêm một dúm muối nhỏ. Đun sôi ở nhiệt độ bình thường (không quá to hoặc quá nhỏ lửa). Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa liu riu, đun thêm 15 phút là tắt bếp. Tiếp tục để nguyên gà trong nồi thêm 10 phút (nhớ đậy nắp) rồi bắc vào đĩa cho ráo. Lúc chặt ra, bạn đã có một đĩa gà ngon vừa chín tới.

Nếu luộc 10 phút, hãy để om gà trong nồi thêm 15 phút hoặc ngược lại, bạn sẽ không bao giờ lo gà luộc bị quá sống hoặc quá chín. Ảnh: sybaritica.

– Nếu là gà tơ hoặc gà cỡ nhỏ, bạn chỉ cần đun sôi 10 phút trên bếp, sau đó tắt và để nguyên gà trong nồi nước nóng thêm 15 phút. Bắc ra và chặt gà.

– Mẹo này cũng áp dụng tương tự với vịt, ngan.

– Nếu bạn chỉ luộc nửa con gà hoặc vịt, bạn hãy rút ngắn thời gian đun xuống còn 7 phút, và để om nguyên trong nồi thêm 10 phút.

– Trường hợp luộc con gà quá to, hoặc quá dầy mình, khi chặt ra bên trong còn hơi đỏ, hãy gắp các miếng thịt đỏ này vào đĩa rộng vành, bọc màng thực phẩm (chuyên dùng cho lò vi sóng), và cho vào lò vi sóng quay ở chế độ rã đông thêm vài phút. Thịt sẽ chín đều như bình thường.

– Nếu bạn đổ không ngập nước, thì trong quá trình luộc và om trên bếp, nhớ trở gà 1-2 lần.

Cho gừng vừa đủ sẽ làm gà ngọt, ngon hơn, nhưng đừng cho quá tay.

– Luộc 1 con tại gia đình: ấn tay xem gà già hay non, nồi luộc dày hay mỏng từ đó sẽ căn nhiệt độ luộc, vệ sinh thật sạch trong ngoài con gà, cho nước ngập gà, chút bột canh hoặc nước mắm, để tẩy mùi hôi và tăng vị ngọt, có thể cho thêm mẩu gừng đập dập (nướng sơ cũng tốt), không cho nhiều gừng sẽ làm hỏng nước luộc – đun gần sôi khoảng 90 độ thì vặn bếp để thật lăn tăn 5 phút gà non, 10 phút gà già (có thể đun sôi) sau đó tắt hẳn bếp ngâm 20-30 phút, nồi dày thì đun ở nhiệt độ thấp hơn nồi mỏng, sau khi ngâm thấy nước luộc thơm, trong là gà đã chín

– Luộc nhiều con: phân loại gà non, gà già và luộc riêng, cho vào nồi to luộc, chỉ luộc một lớp, điều chỉnh nhiệt như cách luộc 1 con nhưng để nhiệt độ thấp hơn – do nồi lớn nhiệt lượng lớn nếu để bằng nhiệt ở cách luộc 1 thì gà sẽ bị chín quá.

Chú ý: trong thời gian vặn lửa luộc ko được làm việc khác, phải hết sức tập trung chỉ sao nhãng một phút có thể hỏng, không bao giờ để nước luộc sôi to, trong trường hợp sôi to thì cho thêm nước lạnh để giảm nhiệt, nước sôi to sẽ làm bay chất dinh dưỡng của gà ăn không còn ngon

Bí quyết cho da gà vàng mọng

Để gà luộc da vàng trông mọng, màu da vàng tươi tắn, sau khi vớt ra, nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nên nhớ nước lạnh càng tốt. Đến lúc gà nguội hẳn các bạn mới lấy ra đĩa. Nếu không làm như vậy, da gà sẽ bị khô và xỉn màu không đẹp. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng dùng 1 củ nghệ gọt vỏ rồi giã nhỏ vắt lấy nước trộn với phần mỡ gà đã chiên lên ra mỡ quét một lớp lên da gà, chúng ta sẽ có món gà luộc màu vàng bóng và căng mượt.

 

Xem thêm: MẸO LUỘC GÀ NGON BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN

MẸO CHỌN MUA HẢI SẢN TƯƠI NGON

Món ăn từ hải sản không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều dinh dưỡng quý báu cho cơ thể. Tuy vậy, ngày nay hải sản nhiễm hóa chất, tẩm ure… đã xâm nhập vào thị trường hải sản, khiến cho việc chọn mua hải sản không còn là điều đơn giản.

Sau đây là những mẹo hay để người nội trợ chọn mua được những nguyên liệu tươi ngon nhất cho món ăn hải sản của mình:

Mẹo chọn mua cá biển

Nhìn mắt cá: cá tươi mắt lồi và trong, giác mạc có độ đàn hồi khi ấn vào. Cá không tươi hoặc ươn mắt lõm, màu đục, giác mạc nhăn nhúm hoặc rách rưới.

Nhìn mang cá: Mang cá tươi có màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không hôi, không nhớt. Cá ươn mang màu xám, lỏng lẻo không dính chặt hoa khế, thường có nhớt và mùi hôi.

Nhìn vảy cá: Cá tươi vảy đẹp óng ánh, bám chặt, không có niêm dịch và mùi hôi. Cá ươn vây thường mờ, dễ tróc, màu không óng ả, thường có mùi hôi.

Nhìn hậu môn cá: Cá tươi hậu môn thường thụt vào trong, màu trắng nhạt, bụng cá lép. Cá ươn hậu môn thường có màu hồng hoặc bầm đỏ, lồi ra, bụng cá thường trương phình.

Nhìn miệng cá: Cá tươi thường ngậm kín miệng, cá ươn ôi miệng luôn hé mở.

Ấn vào mình cá: Cá tươi thịt chắc, ấn vào sẽ đẩy ra (đàn hồi), không để lại vết lõm. Cá ươn thì ngược lại.

Mẹo chọn tôm ngon

Muốn mua được tôm ngon, nên lựa con thân săn chắc, vỏ cứng, trắng trong chứ không ngả màu đục, vàng hoặc đỏ. Đầu tôm phải dính chắc vào mình, các càng tôm còn nguyên càng tốt. Ngoài ra ngửi thử nếu tanh lạ, hôi hôi thì không nên mua.

Ngoài ra ngày nay có “công nghệ” bơm tạp chất vào tôm sú cho tôm mập, nặng ký, để tránh tôm bơm tạp chất, nên chọn tôm có thân cong, hơi mềm (không cứng thẳng đơ vì đó là tôm đã bị bơm), đầu và thân dính chặt không dễ tách rời. Tôm bị bơm thường phù đầu, vểnh gai, đuôi xòe ra. Nên tránh kẻo tiền mất tật mang.

Mẹo chọn sò tươi 

Với các loại sò, chỉ cần chọn sò tươi. Nên chọn chỗ nào bán sò có nhiều con thè lưỡi ra ngoài. Nếu sò đã ngậm miệng, hửi thử coi hôi thì đừng nên mua. Sò ngon là sò cỡ vừa, không to quá không nhỏ quá, vì nhỏ quá thì bị teo hết thịt, to quá thịt dễ bị dai.

Mẹo chọn mua mực

Mực ngoài thị trường có nhiều loại như mực ống, mực nang, mực sim… Thông thường mực tươi con sẽ to, thịt dày chắc, màu trắng trong. Mực nang tươi luôn có lớp màng nâu phủ quanh. Mực ổng chọn con đầu dính chặt mình, túi mực chưa vỡ, thịt màu sáng hồng hào.

Mực không tươi hoặc ươn là mực có màu ngả xanh, thịt mềm nhão, đầu không dính chặt thân, mùi rất tanh.

Mẹo chọn cua ngon

Thông thường ngoài chợ có bán 3 loại cua: cua nước, cua thịt, cua gạch. Cua gạch và cua thịt mỗi thứ ngon một kiểu, đều bổ cả. Muốn chọn mua cua tươi ngon, đầu tiên ấn vào yếm cua, nếu yếm cứng chắc là cua dày thịt, ăn ngon. Nếu thường lựa cua bạn có thể ngó vào que càng của cua, nếu thấy mọng nước thì cua thịt xốp không ngọt không ngon.

Cua ngon có thể nhìn thấy bằng mắt thường: vỏ xám đục, yếm to.

Mẹo chọn ghẹ ngon

Cách chọn ghẹ không giống cách chọn cua. Muốn mua ghẹ tươi nên chọn ghẹ có yếm màu đỏ, chân co lại. Ghẹ thịt thì ấn ngón tay vào sát cái yếm dưới ức, gần chân mái chèo của ghẹ, nếu cảm thấy lõm thì đó là ghẹ óp ăn rất chán.

Cuối cùng, bạn nên nhớ tránh mua ghẹ, tôm, cua vào những ngày rằm hoặc gần rằm (giữa tháng âm lịch), vì lúc đó hải sản không được ngon.

Bảo Thoa (tổng hợp)

8 MẸO CHIÊN RÁN KHÔNG SỢ DẦU BẮN RA NGOÀI

 

Nhiều người thiếu kinh nghiệm rất ngại chiên rán, khi phải đối mặt với nguy cơ bị dầu bắn ra người, ra bếp… gây bỏng da, dơ nhà và cũng hao dầu. Nếu bạn là một trong những người đó, hãy tham khảo một số mẹo dưới đây:

Làm ráo nước rồi mới chiên

Chiên thực phẩm vừa rửa xong và dầu nổ đôm đốp là điều nhiều người được trải nghiệm. Hãy để cho thực phẩm định chiên ráo nước rồi mới chiên, điều này không chỉ giúp đỡ bị bắn dầu mà còn khiến món ăn ngon hơn.

Dùng bìa cứng

Nếu không tìm mua được màn chắn, bạn có thể dùng bìa cứng. Bìa cứng đậy kín mặt chảo giúp dầu không bắn ra ngoài, lại còn hút được hơi, giúp thức ăn giòn như chiên không đậy nắp.

Một loại màn ngăn bắn dầu.

Dùng chanh

Chà một lát chanh vào đáy chảo rồi mới đổ dầu vào chiên cũng giúp hạn chế hiện tượng dầu bắn ra khỏi chảo rất nhiệu quả.

Dùng màn ngăn

Các cửa hàng dụng cụ bếp thường bán loại màn chắn bắn dầu, những lỗ li ti trên dụng cụ này đảm bảo chảo vẫn thoát hơi nước, mà dầu không bị bắn. Nên nhớ khi chiên không nên đậy kín nắp vì hơi không thoát được sẽ làm giảm độ giòn của thực phẩm.

Dùng muối

Muối giúp hạn chế dầu bắn ra ngoài.

Đun dầu cho sôi rồi rắc một ít muối tinh vào trước khi chiên, đây là mẹo hiệu quả để hạn chế bắn dầu ra ngoài. Muối còn giúp khử độc tố trong dầu ăn.

Hoa tiêu

Với những thức ăn như cá, thịt, nhất là khi mới rã đông, hiện tượng dầu bắn luôn làm bạn e ngại. Hãy thử thả vài hoa tiêu vào chảo rồi đón nhận tác dụng.

Thành chảo cao hơn mặt dầu càng nhiều, lượng dầu bắn ra sẽ càng ít.

Chọn chảo thành cao

Chảo có thành cao hơn lượng dầu 4-5 cm sẽ hạn chế rất nhiều việc dầu bắn ra ngoài. Ngoài ra nếu bạn chọn chảo chống dính, mọi thao tác sẽ dễ dàng hơn, hạn chế bị dính thức ăn vào chảo, cháy thức ăn.

Không dùng dầu ăn cũ

Dầu ăn đã chiên qua một lần không chỉ để lại mùi lạ cho thức ăn, mà còn dễ gây cháy, tăng mức độ dầu bắn ra ngoài.

Bảo Nhi (tổng hợp)

 

HẦU HẾT CHÚNG TA ĐỀU CẮT BÁNH GATO SAI CÁCH

 

Bánh gato là món ăn thông dụng trong những bữa tiệc trên khắp thế giới, tuy vậy hầu hết mọi người đều cắt bánh sai phương pháp.

Cụ thể là cách cắt bánh thành những miếng tam giác thông thường khiến cho bánh bị hở. Sau một thời gian để ngoài không khí hoặc để vào tủ lạnh, không khí, khí lạnh sẽ tiếp xúc với phần trong của bánh khiến cho bánh trở nên khô khốc, mất đi kết cấu mềm xốp mà người làm bánh đã dày công tạo nên.

Không nên áp dụng kiểu cắt bánh này nếu bạn không ăn hết bánh một lần.

Vậy có cách nào cắt bánh mà làm giảm thiểu tối đa nguy cơ làm “dở” phần bánh còn lại khi ăn không hết?

Thực tế, giải pháp đã được đưa ra cách đây…hơn 100 năm, bởi nhà bác học Anh Francis Galton.

Vào năm 1906, Francis Galton đã gửi một bức thư lên tạp chí Nature để đề xuất phương pháp cắt bánh do mình nghiên cứu ra.

Trích lá thư của nhà bác học Francis Galton.

Lá thư được đăng lên báo, sau đó nhiều người đã áp dụng theo, kết quả là những chiếc bánh cắt theo cách này còn giữ được độ mềm ngon trong một thời gian dài sau khi cắt.

Vậy cách cắt đó như thế nào? Hãy nhìn tranh minh họa dưới đây:

Đầu tiên, chúng ta cắt lấy phần giữa dọc theo cái bánh để ăn, sau đó đẩy hai phần hai bên của bánh lại “giáp mí”, khít với nhau, như vậy bánh sẽ không còn một chỗ hở nào.

Nếu muốn ăn tiếp, chúng ta lại cắt lấy phần giữa ngang vuông góc với nhát cắt trước đó, rồi tiếp tục đẩy các phần bánh còn lại cho khít với nhau.

Như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ để hở bánh ra quá lâu, điều này giúp bảo vệ kết cấu mềm mại bên trong của bánh, kể cả khi bạn cho vào tủ lạnh cất giữ.

Tất nhiên, nếu bạn ăn hết cái bánh trong một lúc, thì cắt thế nào cũng được. Nhưng nếu ăn không hết, thì tốt nhất là áp dụng cách của nhà khoa học trên để có bánh ngon ăn dài dài!

Bảo Tố

 

10 MẸO HAY VỚI TRỨNG KHÔNG NÊN BỎ QUA

 

Trứng là loại thực phẩm phổ biến ở hầu như mọi nơi trên thế giới. Sử dụng trứng đã là điều quen thuộc với mọi người, nhưng ắt hẳn nhiều người sẽ thấy thú vị khi biết thêm những mẹo dưới đây:

Luộc trứng không nứt vỏ

Có nhiều cách để luộc trứng không bị nứt, chẳng hạn cho chút muối vào nồi luộc, hoặc chà chanh quanh trứng rồi mới luộc.

Luộc trứng đã nứt

Với trứng đã nứt vỏ, hiện tượng trứng bị rỉ ra ngoài hoặc nước xâm nhập vào trứng rất dễ xảy ra. Để khắc phục, ta cho vào nước luộc một chút dấm.

Luộc trứng cho lòng đỏ chính giữa

Khi luộc, thò cây đũa vào khuấy tròn phần nước luộc quanh trứng, lòng đỏ trứng sẽ được “canh” vào giữa quả trứng.

Nấu các món trứng lên màu đẹp

Để các món từ trứng lên màu hấp dẫn, khi đánh trứng, chỉ nên dùng đồ sành, thủy tinh, không bao giờ dùng đồ nhôm vì đồ nhôm khiến trứng bị chuyển màu xám sau khi nấu chín.

Đánh trứng không dính tô

Tráng qua một lớp nước lã rồi mới cho trứng vào đánh, như vậy trứng sẽ không dính vào tô, có dính cũng dễ lau rửa hơn.

Đánh trứng nhanh nổi

Cho vào một chút muối rồi mới đánh trứng, trứng sẽ rất mau nổi.

Lau vết trứng trên nền

Rắc một lớp muối dày lên chỗ trứng bị rơi vãi xuống sàn, để 20 phút rồi dùng khăn sạch lau rất nhanh gọn.

Cắt trứng đẹp mắt

Cắt trứng mà muốn đẹp thì lòng đỏ trứng không được nát. Để làm được vậy, nhúng dao vào nước trước mỗi nhát cắt, làm vậy lòng đỏ sẽ không thể bám vào dao.

Nhận biết trứng cũ, mới:

Trứng mới thường có vỏ màu thô ráp, trong khi trứng cũ thường có vỏ bóng mịn.

Nhận biết trứng cũ, mới (2)

Có một cách khác hơi mất công nhưng dễ chính xác hơn, đó là cho trứng vào tô nước muối, nếu trứng chìm hẳn thì đó là trứng mới, càng nổi cao là trứng càng cũ.

Bảo Tận 

 

 

Phụ nữ Nhật nổi tiếng với làn da mịn màng, khỏe mạnh, trắng trẻo. Để đạt được điều đó, họ đã áp dụng chế độ ăn uống phù hợp cùng với những bí quyết cổ truyền.

Sau đây là một số chiêu giúp trắng da của phụ nữ Nhật:

 

 Mặt nạ đậu hũ

Đậu hũ (đậu phụ) là món ăn, nhưng gần đây nó lại trở thành sản phẩm làm mịn da hữu hiệu của phụ nữ Nhật và Thái Lan. Cách sử dụng là dùng đậu non nghiền mịn, trộn với chút bột mì, mật ong thành hỗn hợp rồi đắp mặt 2-3 lần trong tuần. Da bạn sẽ đẹp từ trong ra ngoài nhờ vào tác động của kho “thần dược” bên trong đậu hũ. Đây cũng là công thức giúp trắng da rõ ràng nhờ đậu nành, bột mì và mật ong.

Rửa mặt bằng nước vo gạo

Nước vo gạo là nước rửa gạo trước khi đem nấu thành cơm. Nước này thường được đổ đi nhưng nếu bạn giữ lại để rửa mặt thì sẽ rất tốt cho da nhờ vào lượng chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác động của ánh mặt trời, giúp chống lão hóa và cho da mịn màng hơn.

 

Uống dấm

Uống dấm giúp cơ thể tăng cường sản xuất collagen, đẩy mạnh hệ miễn dịch, ngăn lão hóa. Nếu được hãy dùng Dấm đen Nhật bản vì đây là loại dấm làm từ gạo lên men theo cách cổ truyền của Nhật, chứa lượng acid amin cao gấp 6 lần so với các loại dấm bình thường.

 

Nước muối pha rượu gạo

Nước muối đơn giản là nước ấm pha với muối, sau đó pha tiếp vào một ít rượu gạo rồi bôi hỗn hợp này lên vùng da mặt, cổ. Trong rượu gạo và muối có tính khử trùng, diệt khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da, ngoài ra còn giúp loại bỏ chất nhờn, bụi bẩn thường bít lỗ chân lông gây viêm. Sử dụng nước muối và rượu gạo giúp da săn chắc, mịn màng rạng rỡ, chống lão hóa.

Sữa tươi

Sữa tươi từ lâu đời nay luôn được coi là loại “kem” dưỡng da hữu hiệu. Bạn có thể dùng mặt nạ sữa, hoặc tắm sữa để có được hiệu quả đối với toàn bộ làn da của bạn.

Sữa chua

Sữa chua cũng là một công thức làm da trắng mịn cổ truyền của phụ nữ Nhật. Trong sản phẩm này có chứa nhiều probiotic làm dịu da bị kích thích, xóa mụn trứng cá. Đắp sữa chua giúp tẩy tế bào chết, xóa mờ thâm, làm se khít lỗ chân lông, giúp da mượt, trắng hồng. Nên nhớ là dùng sữa chua không đường nhé!

Bảo Hòa (tổng hợp)

MẸO HAY TÁCH QUẢ DỪA NGUYÊN VẸN RA KHỎI VỎ

Nếu không phải là người bán dừa, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải tách vỏ dừa, nhất là dừa già. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách tách vỏ dừa khỏi cùi dừa mà không làm vỡ phần cùi bên trong.

Chuẩn bị:

– Dừa già
– Búa
– Tủ lạnh

Thực hiện:

Bước 1:

– Cho trái dừa vào ngăn đá tủ lạnh trong khoảng 12 giờ đồng hồ.

Bước 2:

– Lấy quả dừa ra khỏi tủ lạnh.

Bước 3:

– Dùng búa gõ nhẹ vào vỏ dừa. Phần vỏ sẽ rạn vỡ dần dần. Bạn xoay vòng quả dừa để gõ cho nứt tách phần vỏ bên ngoài ra.

– Lúc này bạn có thể phối hợp dùng tay để nạy vỏ dừa, tất nhiên là phải cẩn thận một chút.

Bước 4:

– Kết quả là bạn sẽ có một cái cùi dừa hoàn chỉnh, không hề bị vỡ và cũng không còn sót miếng vỏ nào.

Bảo Than (theo WOW Recipes)

16 THÓI QUEN NÊN TRÁNH KHI NẤU ĂN (phần 2)

Sau đây là những thói quen xấu nhiều người mắc khi nấu ăn. Những thói quen này có thể khiến cho bữa ăn mất ngon, hoặc tệ hơn là hại cho sức khỏe.

 

(Tiếp theo PHẦN 1)

 

9. Lúc xào rau không nên bỏ muối sớm sẽ khiến thành phần trong nước rau ra nhiều vừa không xanh, lại lâu chín.

10. Chảo xào rau không nên đun quá nóng dễ bị gây viêm loét dạ day hoặc viêm dạ dày ợ chua.

11. Đậu phụ không cho tỏi. Vì trong tỏi có nhiều axit, sẽ làm cho cơ thể khó hấp thụ canxi.

12. Làm nóng dầu quá mức khi nấu ăn. Mọi người thường có thói quen đổ dầu vào chảo và tranh thủ làm việc khác trong khi chờ dầu nóng lên. Thậm chí, có nhiều người chờ dầu bốc khói lên mới cho thức ăn vào. Điều này hoàn toàn không tốt vì nó không chỉ làm dầu có mùi vị khó chịu mà còn phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu và nghiêm trọng hơn là hình thành các hợp chất có hại cho sức khỏe.

Vì vậy, đừng chờ dầu quá nóng, hãy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và có hại có sức khỏe.

13. Chúng ta có thói quen đảo, khuấy thức ăn liên tục để ngăn ngừa cháy, nhưng khuấy quá nhiều có thể không có lợi cho thức ăn. Nó không những làm giảm giá trị dinh dưỡng trong đồ ăn mà còn làm cho đồ ăn dễ bị nát, mềm nhũn… Điều này thực sự gây bất lợi cho sức khỏe của bạn cũng như khiến bạn không còn cảm giác muốn ăn.

14. Cho quá nhiều thức ăn vào chảo. Nếu bạn muốn xào nhanh bằng cách cho thật nhiều thức ăn vào chảo thì sẽ khiến thức ăn của bạn bị mềm, chín không kỹ và không đều. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều vi trùng, vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết nhờ nhiệt độ. Và việc làm này vô tình “tiếp tay” cho các mầm bệnh phát sinh trong cơ thể.

15. Rửa thịt trong bồn rửa chén – mới nghe quả thật không có vấn đề gì, vì vậy có rất nhiều người giữ thói quen này. Tuy nhiên, bạn có thể rửa sạch thịt nhưng các chất bẩn và vi khuẩn sẽ bám lại trong bồn rửa và sinh sôi, lây lan sang chén đũa nếu bạn rửa không kỹ.

16. Sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao sinh ra hợp chất có tên là PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chất PFCs có liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề về chậm phát triển. Vì vậy, trước khi đun, hãy kiểm tra xem chảo dùng được ở nhiệt độ tốt nhất là bao nhiêu.

 

Hồng Anh tổng hợp.

Theo Giáo dục

 

MẸO DỄ NHỚ GIÚP NẤU MỰC LUÔN NGON

Mực là món ngon, bổ dưỡng và có thể nói những con mực ngon, lớn sẽ là thứ nguyên liệu khá “sang” trong mâm cơm hàng ngày.

Cũng như mọi loại sinh vật biển khác, món mực càng làm đơn giản càng ngon. Tuy vậy không phải lúc nào người ta cũng làm được những món mực như ý.

Mực ngoài chợ mua thường có 2 loại: mực nang là loại mực lớn, có  xương (nang) bên trong thân. Mực ống là loại mực nhỏ, có ống mực.

Mực nào cũng có kết cấu và hương vị đặc trưng của mực. Để giữ cho kết cấu và hương vị của nó tự nhiên và ngon lành nhất, đồng thời loại bỏ những phần dở, hôi, ta có thể sơ chế theo các bước:

Khi sơ chế:

– Khi mua mực về, bỏ nang. Tách đầu ra khỏi thân.

– Phần đầu: bỏ mắt mực, lột bỏ lớp màu đen, bỏ phần ruột mực đi.

– Phần thân: lột bỏ lớp đen quanh thân.

– Tiếp theo, ngâm mực vào nước lã pha chanh hoặc dấm độ 10 phút.

– Vớt mực ra rửa lại bằng nước lã, sau đó vớt mực ra để ráo. Bước này để làm mực trắng giòn.

Khi chế biến:

– Chế biến mực có nhiều cách nhưng nếu mực ngon, đắt tiền thì đem hấp hoặc xào có lý hơn là làm chả hay nhồi thịt, vì hấp, xào là cách chế biến giữ lại tối đa kết cấu và hương vị tuyệt vời của mực.

– Khi nấu mực, bất kể kiểu gì, chỉ nên nấu chín tới, mực sẽ vừa đủ mềm, giòn, ngọt, ngon. Nếu xào lâu mực bị nhũn hoặc dai, ăn cũng không còn ngọt.

Khi thưởng thức:

– Mực hấp sẽ rất ngon nếu ăn với nước mắm gừng hoặc nước sốt chua cay ngọt.

Thái Anh

MẸO HAY BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHI KHÔNG CÓ TỦ LẠNH

Ngày nay tủ lạnh là một vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình, tuy vậy có những lúc bạn buộc phải bảo quản thức ăn mà không cho vào tủ lạnh. Sau đây là cách để bảo quản 11 loại thực phẩm không cần dùng tủ lạnh.

 

1. Cách giữ rau và xà lách lâu héo:

Rau phải ráo. Dùng giấy bọc lại treo cao, với cải nên chúc đầu lá xuống.

2. Cách lưu trữ bông cải

Có thể cắt hết lá và cuống bông cải. Lấy lá bông cải phủ kín bông, dùng giấy màu xanh bọc kín và chặt bông cải. Treo bông cải lên cao, chúc đầu xuống.

3. Bảo quản cam chanh tươi

Dùng cát hoặc tro, rây hoặc phơi khô. Chọn những quả lành lặn bọc giấy từng quả một. Để một lớp tro 4cm vào dụng cụ chứa bằng gỗ. Sắp chanh lên mặt cát, núm úp xuống. Cứ một lớp quả thì rải một lớp cát. Sau cùng phủ một lớp cát phủ kín.

Nếu quả đã dùng dở dang, úp mặt xuống dĩa có trải một lớp dấm chua. Còn cách khác là phủ muối lên mặt cắt của quả.

4. Bảo quản mỡ nước:

Đựng trong chậu sành, sứ, để nơi khô thoáng, tránh để nước dây vào hoặc để tiếp xúc lâu với không khí.

5. Bảo quản bánh mì không ăn hết:

Cất bánh vào túi nilon chung với một cục đường.

6. Cách để giành sốt cà hộp:

Trút sốt cà vào chai miệng nhỏ, lấp bằng một lớp dầu.

7. Giữ bột không mốc:

Trộn vào bột một tí muối: cứ 1kg bột thì trộn 5g muối.

8. Bảo quản trà:

Cất trà trong hộp thiếc hoặc lọ sành, đậy kín, chung với một miếng vỏ cam hoặc quýt. Tránh để trong lọ thủy tinh.

9. Bảo quản hành củ:

Vùi hành củ vào cát, để nơi khô thoáng.

10. Giữ thịt cá được lâu:

Nếu không có tủ lạnh, kiếm miếng vải nhúng dấm rồi bọc thịt cá lại để trong góc mát, tránh ánh nắng mặt trời.

11. Cách giữ cua sống khi không dùng hết:

Lựa con khỏe mạnh, chắc chắn, cho vào nồi đất, phủ một lớp bèo hoặc lục bình lên trên. Mỗi ngày vẩy nước có pha chút muối lên trên vài lần. Cách này giúp cua sống sót 4-5 ngày.

 

Huyền Trân

CÁCH CỨU CHỮA KHI MÓN ĂN BỊ CHÁY

Không ai có thể ưa thích một món ăn bị cháy khét, tuy vậy, nhiều khi do quên, vô tình mà người ta đã để cho món ăn bị cháy. Lúc này, nếu thức ăn đã cháy nặng thì tốt nhất là đem đổ đi, nhưng nếu chỉ mới cháy nhẹ, bạn còn có thể nghĩ đến cách cứu vãn.

Sau đây là một số cách xử lý món ăn khi bị cháy, nếu bạn còn hi vọng chữa cháy nó:

Tắt bếp, nhấc nồi, đậy khăn chờ nguội

Khi thấy thức ăn cháy khét, nhiều người thường tắt bếp, mở vung cho bay khói đi, nhưng cách này không làm bay bớt mùi khét. Tốt hơn, bạn nên tắt bếp, nhấc nồi thức ăn ra khỏi bếp (vẫn đậy nắp), sau đó dùng khăn thấm nước đậy lên nắp nồi / chảo cho đến khi cả nồi thức ăn nguội hoàn toàn, cách này sẽ giúp mùi khét bị hút ra khỏi thức ăn tốt hơn.

Bỏ phần bị cháy đi

Với các món nướng: cách duy nhất là lấy kéo hoặc dao cắt bỏ phần bị cháy và ăn phần còn lại.
Với các món chiên: hãy nhanh tay gắp thức ăn cháy khét khỏi chảo và cắt bỏ phần cháy, đổ bỏ dầu, rửa chảo rồi thay dầu mới vào, sau đó mới tiến hành chiên tiếp thức ăn sau khi cắt bỏ phần cháy (nếu thức ăn chưa chín).
Với các món kho: nhanh chóng vớt những gì chưa bị cháy ra ngoài (nên chắt lọc, đừng tiếc của mà vớt cả phần bị cháy nhẹ). Thay nồi khác và kho lại.
Với các món canh: Hớt lấy phần nào chưa bị ảnh hưởng.

Rửa sạch, lau khô

Với các nguyên liệu chắc khối như thịt, cá, bạn có thể tẩy mùi khét cháy bằng cách rửa sạch bằng nước, sau đó mới cho vào nấu lại. Nhớ là lau khô sau khi rửa.

Châm thêm nước sốt, nêm lại gia vị

Khi nấu lại thức ăn đã được xử lý sau vụ cháy, bạn có thể cho thêm nhiều nước sốt, hoặc nêm các gia vị mạnh như tiêu, ớt để át mùi cháy khét. Với món canh, súp, hầm, bạn có thể cho thịt xông khói vào nấu để giấu vị khét đắng còn sót lại đi. Trước khi ăn, có thể rắc thêm rau gia vị hoặc các loại gia vị khô để giảm tối đa mùi cháy khét.

Nhìn chung, cháy là một tai nạn khó chữa khi nấu ăn. Cách tốt để bỏ mùi cháy khét khỏi bữa ăn của bạn là luôn luôn chú tâm khi thực hiện nấu bất cứ một món gì.

Bảo Lâm (tổng hợp)

4 CÁCH PHÂN BIỆT MẬT ONG THẬT GIẢ

Mật ong là một nguyên liệu nấu ăn ngon, đồng thời cũng là vị thuốc tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường đề kháng cũng như chữa bệnh tật. Tuy vậy, điều nhiều người băn khoăn là cách phân biệt thật giả của những hũ mật ong ngoài thị trường.

Theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định, mật ong có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng phải là mật ong thật và nguyên chất. Nếu không biết cách phân biệt, bạn có thể mua nhầm loại mật ong được làm từ nước đường hoặc tinh bột.

Mật ong rất tốt cho sức khỏe

Trong dân gian có rất nhiều kinh nghiệm để giúp phân biệt mật ong thật – giả. Có 4 cách thường hay được áp dụng:

1. Nhỏ mật ong lên giấy

Theo dược sĩ Mạnh, cách thông thường là nhỏ mật ong lên một tờ giấy trắng mỏng, quan sát nếu giọt mật vón tròn mà xung quanh không có dấu hiệu thấm quanh thì đó là mật ong thật, không có pha nước.

2. Nhúng cọng hành

Một cách phân biệt thật giả khác là lấy cọng hành tươi nhúng vào lọ mật ong, lấy ra chừng vài phút, cọng lá hành sẽ chuyển từ màu xanh lá sang sậm nếu mật ong thật.

3. Thử kiến

Ngoài ra, có thể nhỏ giọt mật vào nơi có kiến, nếu kiến không bu giọt mật thì cũng là mật ong thật.

4. Thử đông đá

Ngày nay, cách mà nhiều người thường áp dụng là đặt mật ong vào ngăn đá tủ lạnh, sau 24 giờ mà không có hiện tượng đông đá thì là mật thật.

Tuy nhiên, dược sĩ Mạnh cho rằng chất lượng mật ong thật hiện nay rất khác nhau, phụ thuộc nhiều vào vùng đất, theo mùa, thời tiết… Anh Phú, một nông dân nuôi ong ở vùng miền núi An Lão, Bình Định, cho biết: “Đều là mật ong rừng, nhưng ở vùng đất có trồng nhiều cây bạch đàn, cau lá tràm…ong hút nhụy hoa các loại cây này làm mật sẽ không tốt bằng hoa thiên nhiên của rừng núi”.

Công dụng mật ong

– Mật ong được dùng trong ngành mỹ phẩm và chăm sóc da vì thuộc tính làm sạch và dưỡng ẩm. Mật ong chứa 80% đường và 20% còn lại bao gồm các dưỡng chất như sắt, can-xi, phốt-pho, vitamin C, B và ma-giê. Nguyên liệu thiên nhiên này có tính chát kháng khuẩn và khử trùng giúp gia tăng hiệu quả chữa lành.

– Do thuộc tính kháng khuẩn và chống nấm, mật ong là thành phần cơ bản được dùng tăng cường sức khỏe và làm sáng da. Thoa một ít mật ong lên vết thâm, nám da trước khi ngủ, sáng hôm sau rửa với nước ấm. Thực hiện trong vòng vài ngày, da sẽ giảm thâm, nám.

– Mật ong dùng để chữa trị các vấn đề về da khác như eczema, ecpet mảng tròn và vẩy nến, giảm sưng viêm ở da.

– Mật ong có chứa vitamin, khoáng chất và a-xít amino, có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất béo và cholesterol, giúp duy trì trọng lượng cơ thể và ngăn ngừa béo phì.

– Uống một cốc nước ấm pha với mật ong và nước ép chanh khi bụng đang đói vào sáng sớm sau khi thức dậy là cách giảm cân rất đơn giản và hữu hiệu. Mật ong giúp khử độc, làm sạch gan, loại bỏ độc tố và tống chất béo ra khỏi cơ thể.

An Nguyên (VnExpress.net)

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/nhan-biet-mat-ong-that-gia-3276987.html

10 TÁC DỤNG THÚ VỊ CỦA LÒ VI SÓNG

Ai cũng biết lò vi sóng được dùng để hâm, nấu nướng thức ăn. Nhưng nếu bạn không thường xuyên sử dụng đến chức năng đó, thì hãy cho nó thêm những công việc mà lò vi sóng có thể làm rất tốt sau đây:

 

1. Trồng cây lớn nhanh hơn

 

Cho đất vào hộp nhựa rồi bỏ vô lò vi sóng quay trong 90 giây (cho mỗi 1 kg), lò sẽ giúp khử trùng đất nhờ đó giúp cây con dễ dàng phát triển hơn khi trồng trên đất này.

 

2. Gỡ tem

 

Thấm nước nhẹ nhàng lên tờ tem, rồi cho vào lò vi sóng quay 10-15 giây, tem sẽ bong ra mà không bị sứt mẻ gì cả.

 

3. Khử trùng miếng bọt biển

 

Bỏ bọt biển vào và quay thôi nào!

 

Bọt biển lâu ngày sẽ chứa đầy vi khuẩn. Hãy khử trùng nó bằng cách nhúng nước rồi cho vào lò vi sóng quay trong 60 giây, 99,9% vi khuẩn sẽ ra đi sau hành động này.

 

4. Làm miếng lót nóng cho người đau cơ

 

Tự làm khỏi cần mua nhé: Làm một túi vải, đồ gạo vào rồi khâu kín. Bây giờ cho vào lò sấy cho nóng lên, nó sẽ trở thành túi đệm nóng tái sử dụng được nhiều lần.

 

5. Làm mới bánh mì

 

Bánh mì để lâu mà bị cứng lại, thì hãy gói trong miếng giấy ẩm, sau đó cho vào lò vi sóng quay 20 giây. Bánh sẽ mềm ngon như mới.

 

6. Chữa đường vón cục

 

Đường để lâu bị vón cục. Trước tiên bạn lấy miếng khăn giấy thấm tí nước, vo lại nhét vào hộp đường, đem vi sóng 25 giây, lấy ra để cảm nhận sự khác biệt.

 

7. Nướng bánh

 

Lò vi sóng có thể dùng nướng bánh. Đó là điều ít ai trông đợi nhưng hoàn toàn có thật.

 

8. Lột tỏi

 

Ai cũng ngán ngẩm nếu phải lột nhiều tỏi một lúc. Hãy cho tỏi vào vi sóng 10-15 giây, vỏ tỏi sẽ tự bung mà chả cần lột. Nhớ là từ 10 tới 15 giây thôi nhé, lâu quá chín cả phần ruột đấy!

 

Lột tỏi cực nhanh với lò vi sóng

 

9. Vắt cam chanh ra nhiều nước

 

Cắt đôi quả cam hoặc chanh, cho vào lò quay 10-15 giây, kết quả là gì? Vâng, bạn sẽ vắt chúng rất dễ dàng và cho ra nhiều nước hơn mà không cần dùng lực.

 

10. Nướng các loại hạt

 

Cho hạt vào lò vi sóng, thêm tí dầu rồi quay chừng 1 phút, lấy ra khuấy đều rồi lại cho vào quay tiếp 1 phút… lặp lại vài lần như thế tới khi hạt chín (tùy loại hạt). Sau đó thử ăn xem? Tuyệt vời. Hãy thử với hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương nhé!

 

Tú Đôi

8 SỰ THẬT ÍT AI BIẾT VỀ NGĂN ĐÁ TỦ LẠNH

Ngăn đá tủ lạnh thường được mặc định là nơi để làm đá, bảo quản kem hay thịt cá… Ít ai ngờ rằng chúng còn nhiều điều để trông đợi hơn.

Nhiều gia đình không sử dụng hết tiềm năng của ngăn đá tủ lạnh. Một số ý tưởng sau sẽ giúp bạn sử dụng tốt hơn.

1. Làm thế nào để bảo quản thực phẩm trong ngăn đá

Thức ăn sẽ giảm mùi vị theo thời gian do vi sinh vật và vi khuẩn (trừ thực phẩm đã có chất bảo quản). Tủ lạnh làm chậm quá trình phân rã bằng cách làm lạnh môi trường để vi khuẩn sinh sôi chậm. Đông đá thực phẩm làm chậm quá trình này xuống hơn nữa, do đó kéo dài tuổi thọ của thực phẩm trong nhiều tháng hoặc thậm chí lên đến một năm mà không cần dùng chất bảo quản hóa học.

FDA khuyên nên để nhiệt độ tủ lạnh của bạn bằng hoặc dưới 4 độ C, trong khi giữ ngăn đá của bạn ở -18 độ C.

2. Tăng cường không gian sử dụng trong tủ đá

Bạn càng nhét nhiều đồ vào tủ đá, thì việc tiêu hao năng lượng càng ít. Nếu bạn không tìm thấy cái gì nhét vào thì hãy vo tròn báo vứt vào hoặc bỏ thêm nước vào các túi nhỏ để lấp chỗ trống. Việc này cũng rất có ích những khi mất điện, đá sẽ bảo quản thức ăn đủ cho bạn được một khoảng thời gian có điện trở lại.

Đập trứng ra đông đá sẽ dễ tách lòng hơn cho các món ăn tương lai. Ảnh: food-hacks.

3. Làm thế nào để lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh

Hầu hết các thực phẩm buộc phải xử lý trước khi đi vào ngăn đá. Ví dụ, luôn luôn rửa sạch, chần rau quả, trái cây qua nước sôi trước khi đặt chúng trong túi lưu trữ để giữ lại vẹn toàn dinh dưỡng và hương vị của nó.

Các loại bánh ngọt và bánh mì cũng phải để nguội hoàn toàn trước khi đông lạnh. Nên phân nhỏ và đóng gói cẩn thận để đảm bảo tuổi thọ trong tủ đông. Nên ghi nhãn lên thực phẩm đông lạnh để giúp bạn sắp xếp tiêu thụ thực phẩm hợp lý cho bữa ăn hàng ngày.

4. Quan tâm đến đông lạnh chất lỏng

Hãy nhớ rằng các chất lỏng sẽ nở hơn khi đông lại. Nếu bạn muốn đông lạnh sữa thì hãy đặt nó vào ly hoặc túi rộng.

Đông lạnh các lại thảo mộc tươi để sử dụng khi cần. Ảnh: food-hacks.

5. Đông lạnh những thực phẩm bạn không ngờ tới

Rất nhiều thực phẩm khác có thể được đông lạnh nhưng không phải ai cũng biết. Bạn hoàn toàn có thể bảo quản ngăn đá các loại sau:

– Các loại thảo mộc tươi: rửa sạch, thái nhỏ, bỏ chúng vào khay nước đá với một ít nước.

– Tỏi băm và hành lá băm nhỏ.

– Bánh pizza, bánh mì và nhất là bột làm bánh.

–  Mì ống đã nấu.

– Súp, nước sốt.

– Các loại bột, hạt…

6. Tiết kiệm nhờ tủ đông lạnh

Bạn có thường xuyên vứt hành tây và cà rốt hoặc các loại thảo mộc sau khi nấu? Đầu bếp người Pháp nổi tiếng Jacques Pepin khuyên nên có các hộp nhỏ hoặc túi để lưu trữ nguyên liệu thừa mỗi lần. Biết đâu bạn lại có một món ăn ngon từ các nguyên liệu ấy. Mẹo này rất hữu ích, giúp bạn tiết kiệm tiền và hạn chế chất thải.

Không đông lạnh rau củ tươi trong ngăn đá. Ảnh: food-hacks.

7. Thời hạn bảo quản thực phẩm đông lạnh

Hầu hết các thực phẩm bạn đông lạnh có hạn dùng tối đa khoảng một năm bao gồm thịt gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, thịt nấu chín sẽ không để được lâu. Hầu hết các sản phẩm từ sữa nên được sử dụng trong vòng hai đến ba tháng.

8. Những lưu ý cần phải nhớ

Sử dụng hầu hết các thực phẩm đông lạnh trong vòng sáu tháng để giữ hương vị tốt hơn và cố gắng tránh lớp băng trên thực phẩm đông lạnh. Nếu một thực phẩm bị mất nước, nó có thể bị “cháy đông” sẽ mất đi chất dinh dưỡng.

Thêm một lời khuyên nữa là những khi có thực phẩm ngon, hãy mua và trữ đông để dùng dần, vừa ngon, lại tiết kiệm, tiện dụng.

Bảo Nhiên (Theo food-hacks)

Nguồn: VnExpress

http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/khong-may-nguoi-phat-huy-het-tac-dung-cua-ngan-da-tu-lanh-3276420.html

3 CÁCH LỘT VỎ CÀ CHUA CỰC ĐƠN GIẢN

Khi làm món sốt cà hoặc các món có cà chua nấu nhừ, việc nên làm là tách bỏ vỏ cà chua, nhưng không phải ai cũng biết làm điều này nhanh gọn. Sau đây là 3 cách đơn giản nhất để bạn thực hiện điều đó:

1. Hơ lửa gas

Một cách khá hữu hiệu để tách vỏ cà chua với gas. Ảnh:Toriavey

Đầu tiên, bạn bỏ đi phần cuống, rồi rửa sạch và lau khô cà chua. Sau đó, bạn dùng nĩa, ghim vào đầu quả cà chua, ở vị trí bạn vừa bỏ cái cuống.

Mở bếp gas với cỡ lửa trung bình rồi hơ lửa quả cà chua đến khi vỏ cà tách ra. Chỉ cần hơ khoảng 15 – 25 giây, vì nếu để trên lửa lâu hơn, cà chua sẽ bị chín. Sau đó để nguội rồi bóc vỏ cà chua như thường.

2. Chần sơ

Chần nước sôi giúp dễ bóc tách vỏ. Ảnh: Toriavey

Trong lúc bỏ cuống, rửa sạch và lau khô cà chua, bạn nấu một nồi nước sôi và chuẩn bị một thau nước đá. Sau đó, ở đáy quả cà chua, bạn rạch một đường chữ X.

Bỏ cà chua vào nồi nước đang nấu sôi. Thường thì vỏ sẽ bong ra trong 25-30 giây đầu tiên khi bạn vừa bỏ vào nồi. Nếu để lâu hơn cà chua sẽ chín. Vì vậy, khi thấy phần vỏ ở chỗ chữ X được rạch trước đó bong ra thì lấy cà chua bỏ ngay vào thau nước đá đã chuẩn bị trước. Sau đó đợi cà chua nguội rồi bóc vỏ như thường.

3.  Dùng dao

Cách bóc vỏ được nhiều bà nội trợ sử dụng vì nhanh gọn nhưng cần độ khéo léo. Ảnh:Toriavey.

Rửa sạch và lau khô quả cà chua. Sau đó bạn cắt cà chua thành từng miếng như trong hình.

Sau khi đã cắt cà chua thành từng miếng, bạn đặt cà chua lên một tấm thớt, phần vỏ cà chua tiếp xúc với thớt như trong hình. Bạn dùng dao nhẹ nhàng bóc phần vỏ từ đầu của miếng cà chua. Sau đó, bạn để lưỡi dao thật sát vỏ, từ từ lia dao sang đầu còn lại của miếng cà chua. Bạn tiếp tục lột vỏ của những miếng cà chua còn lại theo cách tương tự.

Anh Tú ( Theo Toriavey.com)

12 CÁCH ĐUỔI KIẾN BẰNG VẬT LIỆU SẴN CÓ

Nếu không bao giờ muốn thấy loài kiến họp thành đoàn trong gian bếp, phòng ngủ hay phòng khách của mình, bạn có thể dùng những cách đơn giản sau:

1. Băng keo hai mặt

Nếu để bánh kẹo, đồ ngọt trên kệ hoặc trên bàn mà không có đồ đậy kín, bạn có thể dùng keo hai mặt dán quanh chúng. Không con kiến nào có thể bước qua được cái “hào” này.

2. Phấn

Calcium Carbonate trong phấn sẽ ngăn chặn loài kiến bước qua một vệt phấn. Bạn hãy vẽ phấn chung quanh những gì muốn bảo vệ khỏi lũ kiến. Phấn cũng có thể đuổi sên hiệu quả. Xa hơn, bạn nghiền nát bột phấn và rải trong vườn nhà để kiến và sên khỏi mò vào.

3. Vỏ trứng

Vỏ trứng nghiền nhuyễn cũng có tác dụng như phấn.

4. Bột mì

Kiến sẽ tìm cách đi vòng qua chứ không đi xuyên qua bột mì, vì vậy bạn hãy rắc bột mì thành một vòng khép kín để bảo vệ thực phẩm.

5. Nước sôi

Nếu nhà bạn có tổ kiến lửa thì thật là nguy hiểm nếu sa chân vào đó. Hãy để chậu hoa hoặc cái gì có lỗ thoát nước lên trên rồi đổ nước sôi vào để tiêu diệt

6. Chanh

Không chỉ kiến mà gián và bọ chét cũng bị chanh làm khiếp sợ. Bôi / xịt / vắt nước cốt chanh lên chỗ nào bạn không muốn kiến bò vào. Vỏ chanh bạn có thể nghiền nhỏ rồi rắc vào chỗ muốn đuổi kiến. Nếu trộn 4 quả chanh nghiền với 2 lít nước, bạn sẽ tạo ra một hỗn hợp rửa sàn sạch sẽ, mà còn đuổi sạch bọ chéc, kiến và gián.

7. Cam

Thay vì dùng chanh, bạn có thể dùng cam để có được những tác dụng đuổi kiến tương tự.

7. Tiêu

Tiêu sẽ làm kiến quên mất là chúng đang ở gần những thứ có đường. Đổ hạt tiêu xuống tổ kiến cũng là cách để đuổi sạch chúng.

9. Muối

Muối cung có tác dụng làm kiến “tan đàn xẻ nghé” khi chúng đang dọn đường để vào nhà bạn.

10. Cây gia vị

Nguyệt quế, quế, đinh hương là những thực phẩm đuổi kiến hiệu quả. Chi đơn giản là thả một cọng nguyệt quế, quế hay đinh hương vào hộp/ thùng đựng thức ăn mà kiến ưa thích.

11. Phấn rôm

Phấn rôm cũng có tác dụng ngừa kiến. Ngoài phấn rôm ra, bạn có thể dùng hàn the, lưu huỳnh rắc để đuổi kiến.

12. Giấm

Kiến là loài động vật không bao giờ muốn xông vào những nơi có mùi chúng ghét. Kiến ghét mùi giấm. Nếu bạn không ghét mùi giấm, hãy hòa giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 và xịt vào những chỗ muốn trừ khử kiến.

Khánh Toàn (theo rd.com)

9 MẸO ỨNG DỤNG HAY VỚI LÒ VI SÓNG

Không chỉ hữu ích với những tác dụng ghi trong sách hướng dẫn, lò vi sóng của bạn còn có nhiều chức năng đáng “khâm phục” và đầy bất ngờ.

VẮT CAM CHANH DỄ VÀ NHIỀU NƯỚC HƠN

Cho cam, chanh, tắc… và những quả tương tự vào lò vi sóng ở chế độ high chừng 20-30 giây. Sau đó đem đi vắt thử, nước sẽ dễ dàng vắt hơn mà không hề bị thay đổi hương vị cũng như chất lượng.

“GIẶT” ĐỒ 

Mấy miếng giẻ xài lâu ngày, hay miếng rửa chén, bọt biển bẩn thỉu và không ai muốn đụng vào, nhưng thay vì vứt đi, bạn hãy làm cách này. Ngâm giẻ trong nước chanh hoặc giấm trắng, sau đó cho vào lò, vi sóng ở mức high chừng 1 phút. Khi mang ra, bạn sẽ có những miếng giẻ, bọt biển sạch gần như mới.

SẤY RAU CỦ, THẢO MỘC

Đầu tiên, bạn làm sao cho những loại rau củ, thảo mộc cần sấy ấy khô ráo hẳn đi, không còn dính nước. Sau đó đem xếp các loại thảo mộc vào giữa hai lớp khăn giấy thấm. Cuối cùng cho vào lò vi sóng chừng 1 – 2 phút cho đến khi chúng đã được sấy khô.

BÓC TEM

Hãy thử bôi nước lên mặt con tem (hay bất kì miếng giấy nào được dán lên miếng giấy khác), sau đó cho vào lò vi sóng ở mức LOW chừng 20 giây. Sau đó, việc lột con tem trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

VỆ SINH MẶT THỚT

Thỉnh thoảng, sau khi rửa thớt, bạn chà chanh lên mặt thớt rồi đem vi sóng ở mức HIGH chừng 1 phút, đây là cách để tiêu diệt vi khuẩn có hại bám lại trên mặt thớt.

GHÉP XÀ PHÒNG

Nói cho dễ hiểu, đó là việc ghép những cục xà phòng vụn, nhỏ khó sử dụng lại với nhau thành một cục to cho dễ xài. Để làm được vậy bạn chỉ cần tập hợp chúng lại, cắt vụn càng tốt, rồi cho vào một cái khuôn / vật đựng, châm thêm chút nước vào đó rồi đem vi sóng chừng 30 – 60 giây cho tới khi chúng tan chảy hết. Khuấy đều chúng lên, đợi nguội và đông cứng lại. Vậy là bạn đã có cục xà phòng to rất thoải mái khi sử dụng.

LÀM MỀM – TAN CHẢY ĐƯỜNG

Nếu có nhu cầu làm cho đường tan chảy hoặc bớt cứng, bạn có thể cho nó vào bát, nhỏ ít nước rồi đem vi sóng ở mức MEDIUM chừng 20 giây.

TẨY NẾN, SÁP

Thay vì ngồi cạo cho bay lớp nến sáp cứng đầu, bạn có thể cho vật đó vào lò vi sóng để làm nến sáp tan chảy, sau đó lau đi là xong. Lưu ý là xem vật dụng đó có nguy hiểm khi cho vào lò vi sóng không.

NHUỘM MÀU VẢI

Bạn có thể tự nhuộm vải tại nhà. Bằng cách hòa một lượng nước ấm + thuốc nhuộm cho ngập lượng vải bạn cần nhuộm. Ngâm chừng vài tiếng, sau đó vắt ráo rồi đem chỗ vải đó vào vi sóng chừng 1 phút. 

 Tú Đan (theo www.bobvila.com)

17 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI NẤU ĂN

Công việc nấu nướng đòi hỏi nhiều kĩ năng cũng như kinh nghiệm. Không chỉ là tạo ra những món ăn ngon miệng, người làm bếp còn cần lưu ý đến những lợi ích cũng như tổn hại mà món ăn mang lại. 

Để tránh những tác hại không đáng từ các món ăn, người nội trợ nên lưu ý tránh những thói quen sau:

1. Không nên luộc trứng gà lâu

Nếu khi luộc lâu, bề mặt của lòng đỏ trứng sẽ thành màu tro xanh. Đó là do trong lòng đỏ trứng, phần tử sắt kết hợp với phần tử sunphát trong lòng trắng tạo ra chất sun phát sắt thiếu. Chất này rất khó hấp thu cho người, do vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trưng gà.

2. Không nên cho mì chính khi tráng trứng gà

Vì bản thân trứng gà có chứa thành phần tương đồng với mì chính, khi tráng trứng gà còn bỏ thêm mì chính không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng.

3. Không nên rán lạp xường, thịt muối, dăm bông

Vì trong số thức ăn này khi gi công, người ta cho vào một số nitơrát ammôni, nếu qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

4. Trong khi đang ninh nấu thịt, xương, không nên đổ thêm nước lã vào

Bởi trong thịt, xương có nhiều lượng protein và chất mỡ. Khi đang đun nấu, cho thêm nước lạnh vào, khiến cho nhiệt độ trong nồi đột ngột hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương cũng do vậy mà khó nhừ, dẫn dến vị thơm ngon của thịt, xương cũng bị hạn chế.

5. Không nấu chín quá các loại rau củ

Khi rau củ được đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ khiến hàm lượng vitamin C đáng kể bị hao hụt.

6. Không dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc

Khi trứng gặp nước lạnh, trứng sẽ co lại, tạo khoáng trống giữa lòng trắng và vỏ trứng. Vi khuẩn trong nước sẽ xâm nhập vào trứng, sẽ không tốt cho sức khỏe. (Lỗi này mình thấy rất nhiều người mắc phải).

7. Không ngâm rau quá lâu 

Không nên ngâm lâu rau trong nước, tránh thái nhỏ trước khi rửa (Nếu muốn sạch bạn nên hòa nước muối để rửa). Không ngâm thịt, cá vào chậu nước, vì như thế khoáng chất sẽ giảm đi đáng kể.

8. Thịt quay không nên ướp muối quá sớm

Với thịt quay, nếu ướp muối quá sớm dễ làm cho protein trong thịt vị đông chắc lại, miếng thịt co nhỏ, chân thịt bị cứng, giảm vị ngon.

9. Không nên dùng đồ nhôm để đánh trứng

Khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh. Do vậy, nên dùng đồ sứ để đánh trứng gà.

10. Rán mỡ lợn không nên để lửa to

Rán mỡ lợn mà lửa to, nhiệt độ mỡ có thể lên tới 200 độ C, sinh ra một chất thuộc nhóm Anđêhít, không những có vị hôi mà khi ăn vào còn kích thích vùng miệng, thực quản, khí quản và niêm mạc mũi, gây bệnh cho hệ tiêu hóa.

11. Thức ăn vị chua không nên bỏ mì chính

Nếu thức ăn có vị chua đã bỏ mì chính lại đun nóng lên thì sẽ sinh ra một chất axit mới, không những không làm giảm bớt vị chua mà còn có hại đến sức khỏe.

12. Xào rau xanh không nên cho giấm

Diệp lục tố trong rau xanh bị tác động của chất chua và gia nhiệt sẽ giảm giá trị dinh dưỡng của nó.

13. Lúc xào rau không nên bỏ muối sớm

Xào rau mà nêm muối trước, thành phần nước trong rau sẽ ra nhiều, cách xào như vậy rau vừa không xanh mà còn lâu chín.

14. Không nên sử dụng dầu mỡ ăn đã rán đi rán lại nhiều lần

Dầu mỡ ăn mà rán lại nhiều lần thì chất bổ của nó chỉ còn lại 1/3, đồng thời còn mang một chất gây sưng gan. Ngoài ra, vitamin trong loại dầu mỡ này hầu như dã bị phân hủy hết.

15. Chảo xào rau không nên đun quá nóng

Nếu thường xuyên ăn rau xào bằng chảo dầu mỡ quá nóng, dễ bị gây nên viêm loét dạ dạy hoặc viêm dạ dày ợ chua.

16. Không cho gừng vào cá quá sớm khi kho cá

Vì chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh.

17. Không dùng nước nóng để rã đông thịt

Khi dùng nước nóng để rã đông các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và thơm nữa. Nên dùng nước lạnh hoặc nước muối để rã đông thịt.

Theo Nguyên Hương (phunutoday)