Cách làm THỊT XÁ XÍU

Thịt xá xíu (miền Trung hay gọi Thịt Xíu) là món ăn có nguồn gốc Trung Hoa nhưng cũng rất phổ biến ở Việt Nam với hương vị đã được điều chỉnh cho phù hợp. 

Cách sau đây hướng dẫn làm thịt xá xíu đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm ở trong nước.

Chuẩn bị: 

  • 1 ký thịt heo (ba rọi càng ngon)
  • 2 thìa súp đường
  • 4 thìa súp nước mắm
  • 1 thìa súp rượu mai quế lộ hay rượu trắng
  • 2 cái gốc của cây ngò
  • 2 cái gốc của hành lá
  • Hành tím: 1 củ
  • Bột nêm: 1 thìa cafe 
  • Tiêu: 1 thìa cafe
  • Dầu hào: 1 thìa súp
  • Tỏi: 4 tép
  • 1 thìa cafe dầu màu điều
  • Nửa lít nước dừa tươi
  • 300ml nước
Thực hiện

– Thịt lợn mua về rửa sạch, kĩ, cạo sạch phần dơ trên lớp da, xắt thành khúc dài. 

– Chuẩn bị cối, bỏ hành lá, tỏi, ngò, tiêu, hành củ vô giã nhuyễn.

– Cho thịt và các gia vị đã giã vào tô cùng với tất cả gia vị còn lại. Đeo bao tay vào rồi trộn lên cho đều. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô, cho vào ngăn mát ướp qua đêm.

– Bắc chảo sâu  hoặc nồi lên bếp, cho nước dừa và nước lạnh vào, sau đó trút hết tô thịt đã ướp qua đêm vào chung, nấu lửa vừa, thỉnh thoảng dùng đũa trở mặt thịt cho thịt chín và lên màu đều.

– Nấu lửa vừa như vậy tới khi nào nước sánh lại, thịt lên màu đỏ hấp dẫn (hơi cháy cạnh càng ngon) thì tắt bếp.

– Xắt thịt thành từng lát vừa ăn. Ăn nóng với cơm nóng.

 

Bảo Tố

Cách nấu CANH HẾN DƯA CHUA

Canh hến nấu dưa chua là sự kết hợp giữa vị chua dịu, kết cấu giòn dai của dưa với vị ngọt và độ mềm nhuyễn của hến… thực sự hấp dẫn mọi người trong bữa cơm gia đình.

Nguyên liệu:

  • – 2 lạng thịt hến.
  • – 1,5 lạng cải chua. Xem CÁCH LÀM DƯA CHUA
  • – Hành lá, 1 trái cà chua
  • – Muối, đường, nước mắm.

Cách làm:

Bước 1:

 Hến rửa qua vài lần nước cho sạch, để ráo. Bắc nồi cho vào ít dầu ăn rồi phi thơm hành củ, trút hến vào xào chín rồi trút ra ngoài để đó.

Bước 2:

 Cải chua ngâm nước rửa sạch, vắt rửa vài lần cho bớt chua, xắt miếng vừa ăn.

– Cà chua rửa sạch, thái múi cau.

Bước 3:

 Cho cà chua vào nồi đã dùng xào hến ban nãy để xào chín, ra nước, nêm vào 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe muối, xào tiếp 2 phút rồi trút vào chừng 2 chén nước lọc để nấu canh.

– Đun nồi canh cho sôi rồi mới trút dưa vào nấu chung từ 4-8 phút.

Dùng lại nồi ở bước 1, cho cà chua vào xào chín, thêm vào nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, đun khoảng 2 phút thì thêm vào khoảng 2 bát con nước lọc.

 Đun sôi thì cho dưa cải chua vào đun cùng, tiếp tục đun thêm từ 4 đến 8 phút.

Bước 4:

 Nêm nếm vừa miệng, cuối cùng cho hến đã lấy ra ban nãy trở lại nấu cùng cho tới khi nồi sôi lên thì tắt bếp. Ăn nóng với cơm.

Theo Cún Khang

Cách nấu ỐC BUNG CÀ TÍM ĐẬU PHỤ

Món ốc bung cà tím đậu phụ hấp dẫn với vị ngọt ngon đặc trưng trong miếng ốc dai lựt xựt, kèm theo hương thơm của tía tô, ngầy ngậy của cà tím và đậu phụ, beo béo của thịt ba chỉ…

Chuẩn bị:

  • – Thịt ốc bưu: 4 lạng
  • – Thịt ba chỉ: 2,5 lang
  • – Đậu phụ chiên: 2 lạng
  • – Cà tím: 2 trái
  • – Tía tô: 1 nắm
  • – Nghệ, hành lá, mắm tôm, hột nêm.

Thực hiện:


 – Cà chím chẻ dọc làm tư rồi xắt ngang thành miếng vừa ăn, ngâm vào nước muối cho khỏi bị thâm. Đậu phụ xắt miếng vừa ăn.

– Tía tô rửa sạch, thái nhuyễn.

– Ốc bươu ngâm nước muối, chà rửa cho sạch, sau đó bóp với nước chanh rồi xả lại nước sạch nhiều lần. Để ráo, xắt đôi từng con. Ướp ốc với nửa muỗng súp mắm tôm, nửa muỗng súp hột nêm, 1/4 muỗng cafe bột nghệ trong 20 phút cho ngấm.

– Ba chỉ xắt miếng mỏng rồi đem ướp với nửa muỗng súp mắm tôm, nửa muỗng súp bột nêm, 1/4 muỗng cafe bột nghệ trong 20 phút cho ngấm.

– Bắc nồi cho dầu ăn và ít hành củ vào phi hành cho thơm rồi trút ốc vào xào chín, đổ ra tô để qua một bên.


 – Tiếp tục phi hành rồi cho thịt vào xào cho ra bớt mỡ. Tiếp tục trút cà tím vào xào chung với thịt, cuối cùng cho đậu vào xào chung.

– Gạn lấy nước ốc đổ vào nồi đang  xào thịt, đậy nắp lại nấu lửa vừa cho ngấm quyện gia vị. Lúc này nếu thích món ăn có nhiều nước thì châm nước vào.


– Sau đó cho ốc vào, nêm nếm lại vừa miệng rồi xào lên cho món ăn nóng đều. Tắt bếp, cho  tía tô đã thái nhuyễn vào đảo đều.

– Ăn nóng với cơm.

Bếp Nhà Béo

Cách làm TRÀ SỮA THÁI với RAU CÂU ngon

Trà sữa Thái cũng là một món tráng miệng được nhiều người ưa thích. Bạn cũng có thể làm món này tại nhà với những nguyên liệu có sẵn dễ kiếm và cách thực hiện vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu: (cho tổng cộng 6l trà sữa và thạch)

* Thạch: nên làm trước cho đông, khi pha xong trà là đã có thạch

  • – Thạch rau câu con cá dẻo: 1 gói 10 g
  • – Đường: 280 g
  • – Nước: 3 lít

* Trà sữa:

  • – Trà: 40 g
  • – Nước sôi: 2 lít
  • – Nước lọc nguội: 1,5 lít
  • – Sữa đặc: 1 hộp (tuỳ thích điều chỉnh độ ngọt nhưng nhạt quá cũng không ngon)
  • – Đường cát: 200 g.

Cách làm:

* Phần thạch:

– Trộn đều đường với bột thạch (không để riêng đường, riêng bột thạch vì như thế bột thạch gặp nước sôi sẽ vón cục ngay). Đun sôi 3 lít nước, cho hỗn hợp bột thạch đường vào nguấy cho tan, đun sôi 5 phút rồi tắt, để thạch hơi ấm thì vớt màng thạch bỏ đi, cho thạch vào ngăn mát tủ lạnh cho đông, rồi cắt thạch vừa ăn.

– Lưu ý là nếu thích các vị thạch khác nhau thì cho các nguyên liệu tự nhiên (nước dừa, cốt dừa, chanh leo, nước ép hoa quả… các nước này cho sau khi thạch sôi đã tắt bếp).

– Còn nếu thích trân châu thì tự làm trân châu hoặc mua sẵn của các cơ sở có tên tuổi luộc lên, đổ ra khay nước lạnh cho khỏi dính rồi vớt ra trộn với mật ong cho có vị ngọt là được.

* Phần trà sữa:

– Pha trà với 2 lít nước sôi, để 20 phút cho trà ngấm rồi lọc lấy nước cốt. Phần bã trà vò thêm một chút rồi cho 1,5 lít nước nguội vào lọc cho thôi hết trà rồi hoà vào nồi nước cốt trà. Lúc này trà có màu xanh đen đậm. Thêm sữa đặc và đường hoà tan, trà sẽ chuyển sang màu xanh cốm như hình.

– Thêm thạch để lạnh và thưởng thức thôi.

Gói trà sữa xanh của Thái Lan.

Lưu ý: trà xanh đắt gấp đôi trà đỏ (vì ngon hơn). Một gói trà như hình 200 g giá 70.000 đồng pha theo công thức trên được 5 lần (17,5 lít trà).

Theo Quỳnh Nga/Ngoisao.net

Cách làm TÔM BỌC PHÔ MAI VIÊN CHIÊN

Sự kết hợp giữa phô mai với tôm và bột chiên giòn sẽ mang lại cho gia đình bạn một trải nghiệm thú vị. Món ăn ngon này cũng có thể dùng đãi tiệc, liên hoan rất “đắt khách”.

Nguyên liệu:

  • – Tôm: 12 con
  • – Trứng gà: 4 trái;
  • – Phô mai
  • – Tiêu: 1 muỗng cafe
  • – Muối: 1 muỗng cafe
  • – Tinh bột bắp (hoặc khoai tây)
  • – Bột chiên giòn, bột chiên xù

Cách làm:

Bước 1: Tôm lột vỏ bỏ chỉ đen, phần đuôi cắt ra để riêng. Phần thịt tôm băm nhỏ.

Bước 2: Đập 2 hột gà vô chén đánh đều rồi cho một nửa vào trộn chung với tôm, rắc thêm ít bột bắp.

Nêm muối, tiêu, trộn lên cho đều.

Bước 3: Lấy một nhúm tôm đã trộn cho vào tay rồi cho vài miếng phô mai vào giữa rồi vo lại thành viên tròn cho tôm bọc kín phô mai. Sau đó lăn viên tôm qua chén trứng, rồi lăn qua chỗ bột chiên giòn, tiếp tục lăn qua trứng rồi lăn qua bột chiên xù.

Ghim đuôi tôm vào viên tôm.

Bước 4: Bắc chảo dầu nóng sẵn, nhiều dầu. Cho tôm vào chiên ngập dầu cho chín vàng là được.

Ăn nóng, chấm tương ớt hoặc cái gì bạn thích. Rất ngon!

Cách làm MỰC HẸ XÀO DẦU HÀO

Mực xào hẹ là món ăn ngon với vị giòn ngọt của mực hòa trong hương thơm hấp dẫn của lá hẹ. 

Chuẩn bị:

  • – 1 lạng mực tươi
  • – 1 muỗng cà phê muối
  • – 1 muỗng cà phê gừng băm
  • – Lá hẹ, cà rốt (tùy ăn)
  • – 1 muỗng canh rượu trắng
  • – 1 muỗng canh dầu hào
  • – Boa rô, tỏi

Cách làm:

Bước 1: Mực làm sạch, để ráo, dùng dao béng khứa mặt như trong ảnh. Sau đó xắt thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Chần mực qua nước sôi rồi vớt ra ngoài cho mực hơi co lại.

Bước 3: Bắc chảo cho ít dầu, cho chút tỏi băm vào phi thơm sau đó cho tỏi tây, cà rốt vào xào.

Bước 4: Tiếp theo trút mực vào xào chung. Cho luôn hẹ, muối, rượu, dầu hào, gừng băm vào đảo đều trên lửa lớn.

Mực chín, cho ra dĩa ăn nóng.

 Theo Mimi, Khám phá

Cách làm GÀ HẤP NẤM ĐÔNG CÔ

Món gà hấp được mọi người ưa chuộng, vì giữ được vị ngọt và kết cấu đặc trưng của thịt gà. Không những vậy, đây là món ăn cực kì dễ làm và tốn ít thời gian.

 

Nguyên liệu:

  • – 1 con gà
  • – Hoa hồi (bát giác hồi hương): 4 cánh
  • – Nấm đông cô (nấm hương): 30 cái
  • – Gừng: 1 củ
  • – Hành lá: 2 cây
  • – Hành tây: 1 củ
  • – Dầu olive (hoặc dầu mè), dầu hào, rượu mai quế lộ (hoặc rượu trắng), nước tương (xì dầu), tỏi, tiêu, muối, bột nêm…
Thực hiện:

Gà làm sạch sẽ xong xuôi các thứ thì để ráo nước, chặt thành miếng đủ ăn.

– Hành tây xắt múi cau. Tỏi và hành củ băm nhuyễn. Gừng lấy một nửa đem băm nhuyễn, 1 nửa xắt lát.- Nấm đông cô ngâm nước ấm cho nở mềm rồi ngâm qua rượu trắng, rửa lại lần nữa cho sạch cát bụi…Cắt bỏ chân.

 


– Chuẩn bị cái chén, pha vào đó hỗn hợp: 4 thìa súp xì dầu + 1 thìa súp dầu hào + 1 thìa súp dầu olive (hoặc dầu mè) + 2 thìa súp rượu + 2 thìa cafe bột nêm + 2 thìa cafe muối + tiêu + tỏi băm. Trộn cho đều thành nước ướp.- Ché nước này vào thịt gà, rưới đều lên thịt cho dính đều. Ướp 20 phút.

Chuẩn bị cái tô hoặc dĩa sâu lòng, lót giấy nhôm ở dưới rồi cho gà đã ướp vào trong. 

Xếp nấm đông cô, hành tây, gừng lát, hoa hồi lên trên.

Rưới nước ướp còn dư lên trên.

Đem gà đi hấp chừng 30 phút cho chín hết rồi mở nắp, rắc hành lá đã cắt thành cọng vào, hấp tiếp vài phút rồi tắt bếp.

Ăn nóng với cơm. Phần nước hấp còn lại bạn chan lên cơm ăn ngon đừng hỏi. Hoặc có thể pha chút bột bắp hoặc bột năng vào cho sền sệt, pha thêm tí muối tiêu làm nước chấm gà.

Theo BAMBOU

Cách làm BÁNH MÌ TRỨNG KIỂU

Biến tấu với bánh mì sandwich trứng sẽ khiến cho bữa ăn sáng của bạn thêm hấp dẫn và cũng rất chất lượng.

 

Nguyên liệu (cho 1 người ăn):

– 2 lát bánh mì sandwichvuông

– 1 hột gà

– 1 miếng nhỏ jambon (hoặc giò chả, thịt xông khói nào tùy thích)

– 1 lát phô mai mỏng

– Gia vị: Tương ớt, mayonnaise, muối tiêu, mù tạt nếu thích

 

Thực hiện:

Dùng vật có miệng tròn ụp lên miếng bánh để khoét một lỗ tròn lên một lát bánh mì (lát kia để nguyên)

 

Lát còn lại, xịt mayonnaise lên rồi trét ra cho đều.

Ghép hai miếng chồng lại với nhau.

Tiếp tục vẽ sốt mayonnaise lên mặt trên miếng bánh, vừa để ngon vừa để làm điệu.

Rồi đập quả trứng gà nhẹ nhàng vô chỗ đã khoét. Rắc chút muối tiêu lên.

Jambon hoặc thịt nguội xếp lên miếng bánh. Xếp thế nào tùy bạn. Trong ảnh này là xếp kiểu quẻ âm dương cho đẹp

Bật lò sẵn 180 độ, nướng trong 20 phút trứng chín là được. Xịt tương ớt, mù tạt (không phải wasabi nhé! ) lên ăn nếu thích.

(Nguồn: mykoreankitchen)

Cách làm BÁNH SỮA DỪA GIÒN (bánh dừa núm)

Những món làm từ dừa và sữa luôn luôn hấp dẫn, và bánh sữa dừa giòn cũng là một món như vậy. Đây là một món rất hấp dẫn và ngon để ăn vặt hoặc đãi khách!

Nguyên liệu:

  • – 1 lạng dừa sấy để làm bánh và 10g dừa sấy để áo bánh
  • – 35g bột mì
  • – 15g sữa bột
  • -20g sữa tươi
  • – 2 lòng đỏ trứng gà
  • – nửa lạng đường
  • – nửa lạng bơ
Thực hiện:
Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 4

Bơ mua về để ngoài nhiệt độ thường cho mềm bớt, rồi cho đường vô đánh lên đều.

 

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 6

Trong lúc đánh, thêm 2 lòng đỏ trứng gà vào, vẫn tiếp tục đánh cho quyện đều.

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 8

Tiếp tục cho sữa tươi vào đánh đều.

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 10

Rồi tới 100g dừa sấy, sữa bột, bột mì. Thò tay vô nhào lên cho thật đều.

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 12

Xoe bánh thành cục tròn. Lăn từng cục bánh lên chỗ 10g dừa sấy khô để bánh được áo ngoài bằng lớp dừa khô

Bánh dừa giòn thơm ăn một lần là thích! 14

Bật lò nướng sẵn ở nhiệt độ 180 độ C, cho bánh vào nướng chừng 15 – 20 phút là chín.

 

Theo Vi Trân

Cách nấu CHÈ TRÁI CÂY

Chè trái cây thập cẩm là món chè ngon độc đáo thường thấy ở các tỉnh miền Trung, với công thức này, bạn có thể biến đổi thêm thắt nguyên liệu để cho ra món chè với những loại trái cây ưa thích của bạn.

Chuẩn bị:

  • – Dứa: nửa trái
  • – Mít múi bỏ hột: khoảng 1 chén
  • – Xoài: khoảng 3 trái
  • – Đu đủ: 1 trái
  • – Mãng cầu xiêm: nửa trái
  • – Đường.

Thực hiện:

Bước 1:

– Dứa gọt vỏ bỏ mắt, xắt miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 2:

– Mít xé thành từng sợi vừa ăn.

Bước 3:

– Mãng cầu bỏ vỏ, bỏ hạt, tách thành miếng vừa ăn.

Bước 4:

– Đu đủ bỏ vỏ bỏ hột, xắt miếng vừa ăn.

Bước 5:

– Xoài cũng vậy.

Bước 6:

– Bắc nồi cho dứa vào nấu với nước xâm xấp, thêm 1/4 chén đường cát, ninh nhỏ lửa chừng 30 phút cho đường ngấm vào dứa.

Bước 7:

– Tiếp đến cho mít vào nấu chung, nấu sôi trên lửa nhỏ.

Bước 8:

– Nấu tiếp 20 phút nữa thì trút tất cả nguyên liệu còn lại vào nấu chung, nêm nếm đường vừa đủ ngọt theo khẩu vị.

Bước 9:

– Tắt bếp để nguội, khi ăn thêm đá vào dầm trộn lên cho đều. Bảo quản trong tủ lạnh.

Theo Cún Khang

Cách làm SƯỜN CHIÊN SẢ

Sườn chiên sả là cách nấu sườn ngon với hương thơm kích thích của sả, hòa với kết cấu đặc biệt hấp dẫn của thịt sườn. Nên chọn sườn sụn là ngon nhất.
Chuẩn bị:
  • Nửa kí sườn non
  • 5 nhánh sả
  • 1 muỗng cafe tỏi băm
  • Ớt chín bỏ hạt băm nhuyễn, tiêu xay
  • Gia vị…

Thực hiện:

– Sườn mua về rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn.

– Cho sườn vô tô ướp với 2 muỗng cafe hột nêm, 2 muỗng cafe nước mắm, chút tiêu, trong 20 phút.

– Sả rửa sạch, cắt đầu, xắt lát mỏng
– Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn làm nóng rồi cho chút tỏi vào phi thơm. Trút sườn vào chiên lửa v ừa tới khi nào sườn chín tới thì trút sườn ra ngoài.
– Tiếp tục làm nóng chảo dầu rồi cho sả, ớt, tỏi vào phi thơm, xào tới khi nào sả ngả vàng thơm thì trút sườn vào đảo chung lần cuối. Nêm 1 muỗng cafe hột nêm. Nếm lại vừa miệng. Xào cho tới khi nào sả chuyển màu nâu vàng hấp dẫn là xong.
– Ăn nóng với cơm.
Bảo Hòa (theo Elly Trần)

Cách làm GỎI CHÂN GÀ NGÓ SEN

Nghe đến chân gà với ngó sen, các tín đồ ăn nhậu không khỏi háo hức khi tưởng tượng đến kết cấu giòn dai của chân gà, giòn rụm của ngó sen hòa trong nước trộn chua cay ngọt mặn cực kì hấp dẫn.

Đây cũng là một món rất đưa cơm cho gia đình bạn.

Chuẩn bị:

  • – Chân gà: 5 cái
  • – Ngó sen: 1 lạng rưỡi
  • – Cà rốt: 1 củ, gừng: 1 mẩu, rau thơm, rau răm
  • – Nước mắm loại ngon, chanh, ớt, tỏi, muối tinh, dấm trắng, đường.
  • – Đậu phộng rang giòn, giã dập

Thực hiện:

– Chân gà mua về bóp muối, gừng rồi rửa lại bằng nước nhiều lần cho sạch và hết hôi.

– Bắc nồi nước cho chân gà vào luộc, không đậy nắp, nước sôi chừng 10 phút thì tắt bếp, vớt chân gà ra ngâm ngay vào chậu nước có pha dấm và vài viên đá lạnh.

– Dùng dao nhọn rạch một đường dọc theo chân gà, dùng mũi dao tách xương ra vứt đi.

– Ngó sen và cà rốt rửa sạch, ngó sen xé sợi, cà rốt thái sợi nhỏ, sau đó cho vào tô trộn với chút dấm, đường, muối. Ướp chừng 20 phút rồi dùng tay vắt cho ra hết nước.

– Các loại rau răm, rau thơm thái nhỏ.

– Pha nước trộn: 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước lọc hòa tan với nhau, rồi cho tỏi ớt băm vào, nêm nếm lại cho  vừa miệng.

– Trộn gỏi: trộn ngó sen, cà rốt, chân gà, rau răm, rau thơm lại với nhau rồi châm nước trộn vào, đeo bao tay nilon rồi thò tay vào trộn lên cho kỹ đều, nêm nếm vừa miệng. Trước khi ăn vắt chút chanh vào cho thơm, rồi rắc đậu phộng lên, trộn đều.

theo Cún Khang

Cách làm MUỐI SẢ ĐẬU PHỘNG

Đậu phộng rang sả (muối sả đậu phộng) là món ăn ở các vùng quê miền Trung, tuy dân dã nhưng nó lại có hương vị cực kì hấp dẫn nhờ vào vị thơm kích thích của ớt, sả, cái giòn, bùi của đậu phộng, mằn mặn của nước mắm và muối. Có khi buổi sáng dậy chỉ cần ăn bát cơm nguội hâm lại với món đậu phộng rang sả này là ngon rồi.

Nguyên liệu:

– Sả xay nhuyễn: nửa chén

– Đậu phộng rang xát vỏ: 1 chén

– Muối, nước mắm, đường, dầu ăn, tỏi, ớt bột.

Cách làm:

Bước 1:

-Đậu phộng rang đem giã sơ

Bước 2:

 Bắc chảo cho vào 2 muỗng cafe dầu ăn đun nóng rồi cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho sả vào xào, vặn lửa thật nhỏ, rang tới khi sả chín đều, không bị sống và cứng.

Bước 3:

 Rang chừng 5-10 phút thì nêm vào chút muối, đường…Tiếp tục đảo đều tay chừng 10 phút cho tới khi sả khô, tơi ra.

Bước 4:

 Cuối cùng cho đậu phộng đã giã sơ vào rang chung, nêm ít nước mắm vào, vẫn đảo đều cho gia vị ngấm đều…Lúc này có thể nếm lại coi vừa khẩu vị chưa. Xong thì tắt bếp. Cho vô lọ kín ăn dần.

theo mẹ Cún Khang

Cách nấu CHÈ ĐẬU XANH CỦ SEN

Chè đậu xanh củ sen không chỉ ngon bởi cái kết cấu giòn của củ sen, bùi bùi của đậu xanh, mà nó còn là món chè thuốc, có tác dụng bổ tỳ, phổi, giải nhiệt rất tốt.

Cách làm chè đỗ xanh củ sen rất đơn giản chỉ với 3 nguyên liệu.

Chuẩn bị:

  • – 4 lạng đậu xanh còn vỏ
  • – 2 củ sen
  • – 150g đường

Thực hiện:

– Đậu xanh mua về đãi sạch, ngâm nước nhặt hạt nổi lềnh bệnh, hạt hỏng vứt đi. Sau đó chuyển đậu qua ngâm trong nước sạch trong ít nhất 5 tiếng.

– Củ sen rửa sạch bùn đất, cạo bỏ vỏ, sau đó cắt thành miếng vừa ăn.

– Cho đậu xanh và củ sen vô nồi, đổ nước ngập mặt nguyên liệu. Bặn lửa nấu sôi rồi vặn lửa vừa, ninh cho đậu thật mềm, rồi mới rắc đường vào khuấy tan, tiếp tục đun lửa nhỏ tới khi đường ngấm vào chè.

– Nêm nếm lại vừa miệng rồi múc ra chén ăn nóng, hoặc để nguội ăn với đá.

Bảo Tố

Cách nấu CANH BÚN miền Nam

Canh bún là món ăn có nguồn gốc từ miền Bắc, nhưng hiện nay, trong khi món ăn này trở nên rất hiếm hoi ở các hàng quán miền Bắc, thì nó đã trở thành một trong những món nổi tiếng nhất của miền Nam. Canh bún miền Nam là một biến tấu khác lạ – nếu không muốn nói là có hương vị khác lạ hoàn toàn – so với canh bún miền Bắc. 

Món canh bún rất được nhiều người ưa thích này thích hợp nhất vào những ngày mưa, mát…

Chuẩn bị nguyên liệu làm canh bún:

  • – Nửa kí xương heo (hoặc sườn non)
  • – Nửa chén tôm khô
  • – Nửa chén thịt heo xay [có thể thêm vào đây tôm tươi hoặc cua tùy thích]
  • – 2 hột gà
  • – 2 muỗng cafe dầu màu điều
  • – 2-3 trái cà chua chín
  • – Đậu hũ, huyết heo (số lượng tùy ăn), chả lụa (tùy thích)
  • – Rau ăn chung: rau muống, hẹ (hoặc hành lá), (kèm rau thơm nếu thích)
  • – Hành củ băm, tiêu, Ớt băm, 2 muỗng canh mắm tôm, me vắt, và các gia vị thông thường

Thực hiện:

Bước 1:

– Xương heo mua về chặt thành khúc, rửa sạch. Bỏ vô nồi nước sôi sẵn chần sơ cho ra chất bẩn. Đồ nước đó đi. Xương đem xả lại vài lần nữa cho sạch. Bắc nồi nước lần nữa cho xương vào đun sôi hầm lấy nước lèo.

Bước 2:

– Hòa mắm tôm với chút nước lạnh, lọc hết cát bẩn. Chế mắm tôm này vào nồi nước lèo, nấu sôi rồi nêm vào nồi 2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường.

Bước 3:

– Tôm khô cho vô nước ấm ngâm nở, rửa sạch, sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát.

– Nếu nấu với tôm tươi thì lột vỏ, rút chỉ đen, bỏ đầu, giã nát.

Bước 4:

– Trộn thịt xay, tôm khô giã nát, tôm tươi giã nát (nếu có), hột gà, hành củ xắt lát, 1 muỗng cafe mắm tôm, một chút tiêu, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, trộn lên cho đều. Ướp 20 phút cho ngấm.

Bước 5:

– Rau muống mua về nhặt rửa sạch (bỏ cọng già đi). Bắc nồi nước sôi cho vào 1 nhúm muối rồi bỏ rau muống vào nấu cho sôi.

Bước 6:

– Nước sôi thì gắp rau muống ra cho ngay vào thau nước có bỏ sẵn đá lạnh để rau muống giòn xanh. Sau đó gắp rau muống ra rổ để ráo.

Bước 7:

– Đậu hũ chiên vàng rồi xắt miếng nhỏ vừa ăn

– Huyết heo rửa sạch, chần qua nước sôi cho chín rồi xắt thành miếng vừa ăn.

Bước 8:

– Hẹ / Hành lá xắt nhỏ.

Bước 9:Cà chua bổ múi cau.

Bước 10:

– Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho 2 muỗng cafe dầu điều và ít hành củ xắt lát vào phi thơm, sau đó đổ 1/2 chén nước từ nồi nước lèo hầm bên kia qua. Sau đó đổ nồi này vào lại nồi nước lèo.

Bước 11:

– Đun nước lèo cho sôi, lấy muỗng múc từng muỗng hỗn hợp tôm thịt đã ướp ở trên thả vào nồi, múc lần lượt cho hết tô… Chờ cho nước sôi. Khi nào thấy tôm thịt nổi lên (riêu) là chín.

– Cuối cùng cho cà chua, huyết heo, đậu hũ vào nấu chung tới khi tất cả chín hết. Nêm nếm lại cho vừa miệng.

 

Bước 12:

– Khi ăn cho bún sợi to dưới tô rồi chan nước cùng với nguyên liệu trong nồi nước dùng vào. Ăn với rau muống luộc và rau nhợ gì tùy bạn. Món này điểm chút vị chua mới ngon, bạn dùng me dầm ra lấy nước cốt, không thì dùng chanh cũng được. Và nhớ nêm thêm một ít ớt và mắm tôm cho dậy mùi trước khi ăn.

Bảo Tố

Cách làm BÁNH TIÊU

Nếu như ngày xưa Bánh Tiêu là quà vặt phổ thông bán trước cổng trường cho con nít, thì ngày nay món bánh dân dã nhưng có hương vị đặc trưng khó quên này đã trở thành một loại đặc sản khó tìm. Thực ra nếu dư chút ít thời gian, Bạn có thể làm món bánh này tại nhà rất đơn giản.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • – 4 lạng bột mì
  • – 210ml nước ấm
  • – Men nở
  • – 5g bột nở
  • – Đường: 25g
  • – Dầu ăn: 15ml
  • – 4g muối
  • – Nửa ống va ni
  • – Mè (vừng)
  • – Dầu ăn để chiên.

Thực hiện

Bước 1: Men đem hòa tan trong 200ml nước ấm, để nửa tiếng cho men nở hết, nổi như gạch cua. Trút bột mì, muối, bột nở, vani vào trộn đều, cho 15ml dầu ăn vào. Nhào bột cho tới khi nào thấy bột mịn mềm và không dính tay là được (nếu khô quá thì châm thêm nước ấm).

Bước 2 : Lấy cái tô to hoặc thau cho bột đã nhào vào, dùng màng bọc thực phẩm hoặc cái gì đậy kín lại, để chỗ thoáng mát cho bột nghỉ, tầm 50 phút là bột sẽ nở hết.

Bước 3 : Bột nở rồi ta ấn cho xẹp để hết bọt khí, rồi chia bột thành 15 phần nhỏ, vo cho tròn. Ấn 2 mặt bột vào mè rồi để đó cho bột nghỉ tiếp 20 phút.

Bước 4 : Lấy đồ cán cho viên bột dẹt ra (bề dày chừng 4-5 ly).

Bước 5: Chuẩn bị chảo trút dầu ăn vào, mực dầu ăn chừng 3-4 phân để chiên ngập. Vặn lửa to đun cho dầu nóng già rồi hạ lửa trung bình. Bắt đầu chiên.

Thả từng miếng bột đã cán vô chảo chiên tới khi nào miếng bột nở, bề mặt chín vàng là được.

Với món BÁNH TIÊU, bạn có thể kết hợp với BÁNH BÒ để làm món BÁNH TIÊU BÒ. Xem CÁCH LÀM BÁNH BÒ

Chỉ cần rạch một đường trên bánh tiêu và nhét miếng bánh bò vào là xong. Phần vỏ giòn thơm của bánh tiêu kết hợp với lớp bánh bò mềm dẻo thật phù hợp, khiến nó trở thành món ưa thích của rất nhiều người!

Bảo Tố

 

Cách làm CHÈ ĐẬU VÁN HỘT SEN nấu ĐƯỜNG PHÈN

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn sẽ có một nồi chè ngon kết hợp giữa hai loại đậu ngon mát và bổ dưỡng này. 

Chuẩn bị:

  • – Hột sen khô: 3 lạng
  • – Đậu ván khô: 4 lạng
  • – Đường phèn
  • – Muối

Thực hiện:

Bước 1:

– Bắc nồi nước đun sôi già rồi cho đậu ván vào, rắc một nửa muỗng cà phê muối vào khuấy tan. Tắt bếp. Đậy nắp nổi để ít nhất 7 tiếng (Qua đêm) cho đậu nở.

Bước 2:

– Đậu nở rồi thì lột bỏ vỏ lụa, đãi vỏ vứt đi. Đậu vớt ra ngoài để ráo.

Bước 3:

– Đậu ráo rồi thì đem hấp khoảng 5-10 phút cho chín sơ.

Bước 4:

– Bắc nồi nước nấu sôi rồi cho hột sen vô hầmtới khi bở mềm.

Bước 5:

– Hột sen mềm rồi thì thả đường phèn và trút đậu ván vào nấu chung, đun tới khi nào nước sôi lại thì tắt lửa. Đậy nắp nồi 2 giờ để đường ngấm. Nhớ canh lượng đường vừa đủ ngọt tùy khẩu vị.

Bước 6:

– Sau 2 giờ đậy nắp, thì lại bất lửa lên đun tới khi đậu và hạt mềm ngon. Tắt bếp. Ăn ấm hoặc lạnh với đá.

Theo Cún Khang

Cách làm BÁNH RÁN MẶN

Bánh rán mặn nay không chỉ là món quà vặt ưa thích của trẻ em nữa, mà nó là một món ăn không thể không khám phá khi đến với Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.

Nguyên liệu:

– Bột nếp: 3 lạng

– Bột gạo tẻ: nửa lạng

– Khoai tây: 1 củ

– Muối: 1/2 muỗng cafe

– Làm nhân: 3 lạng thịt nạc xay, 1 lọn miến khô, 1 củ cà rốt, vài tai nấm mèo, muối, bột nêm, tiêu xay, hành củ.

– Nước chấm: Nước mắm, đường, ớt trái, đu đủ xanh, dấm.

Thực hiện:

Bước 1:

– Khoai tây mua về rửa cho sạch đất rồi đem hấp chín, lột vỏ, nghiền thật nhuyễn.

Bước 2:

– Cho muối, bột nếp, bột tẻ, khoai tây vào chung một cái thau, bóp trộn cho đều.

Bước 3:

– Cho nước nóng chừng 80 độ vào trong hỗn hợp bột, vừa cho vừa dùng vá trộn lên cho đều. Khi thấy bớt nóng thì thò tay vào nhồi bột cho tới khi cảm nhận được bột mịn dẻo, không dính, thì ngưng. Đậy kín ủ bột chừng 30 phút cho bột nở.

Bước 4:

– Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, bỏ chân, xắt miếng vụn.

– Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái thành miếng tròn nhỏ.

Bước 5:

– Miến ngâm cho nở rồi cắt khúc ngắn 5-7 phân.

Bước 6:

– Trộn thịt xay, nấm mèo, hành khô băm, cà rốt, miến, tiêu, hai muỗng cafe muối, nửa muỗng cafe hột nêm, ướp trong 30 phút.

Bước 7:

– Lấy muỗng chia nhân ra thành từng viên nhỏ.

Bước 8:

– Bột sau khi ủ nở thì ta làm bánh. Nắm một nắm nhỏ bột, dàn mỏng ra rồi cho cục nhân vào giữa, đậy mí kín lại rồi xoe lại cho đẹp. Lưu ý là phải bọc bột cho kín nhân không để không khí lọt vào.

Bước 9:

– Làm lần lượt ta có những cái bánh rán hình bầu dục.

Bước 10:

– Bắc chảo cho nhiều dầu, đun sôi rồi thả bánh vào rán ngập dầu. Trở đều và liên tục.

Bước 11:

– Bánh vàng đều thì vớt ra để ráo.

Bước 12:

– Làm nước chấm: 2 muỗng súp nước sôi để nguội, ớt hiểm xắt lát cho vào, 2 muỗng súp đường và một muỗng súp nước mắm, chút giấm, nếm lại cho vừa miệng.

– Đu đủ xanh gọt vỏ, xắt miếng mỏng. Trộn đu đủ này với muối, giấm, đường, ướp chừng 15 phút rồi vắt ráo.

– Khi ăn cho đu đủ này vào bát nước chấm.

Bước 13:

– Cắt bánh thành miếng cho dễ ăn. Ăn với nước chấm đu đủ.

Theo Cún Khang

Cách nấu CHÈ TRÔI NƯỚC KHOAI TÍM

Món chè trôi nước quen thuộc trông thật hấp dẫn với màu tím nhẹ nhàng, và khi ăn thử thì bạn sẽ còn bất ngờ hơn đấy.

Nguyên liệu:

  • – Khoai lang màu tím: 2-3 củ
  • – Bột nếp: 2 lạng
  • – Đường nâu: 1/4 chén
  • – Gừng: 1 nhánh
  • – Mè rang vàng thơm
  • – Nhân: 2 lạng đậu xanh không vỏ, nửa muỗng cafe muối, 1 muỗng súp đường cát trắng, hành khô
  • – Nước cốt dừa pha (tùy thích): 200 ml nước cốt dừa, xem CÁCH LÀM NƯỚC CỐT DỪA, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe bột năng.

Thực hiện:

Bước 1:

– Khoai lang mua về rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín rồi nghiền thật nhuyễn.

Bước 2:

– Trộn khoai với bột nếp. Không cần thêm gia vị. Đổ nước ấm vào hỗn hợp bột. Vừa đổ vừa nhồi cho tới khi tay thấy mịn dẻo vừa phải thì ngưng.

Bước 3:

– Đậy bột cho kín, ủ chừng 30 phút cho nở.

Bước 4:

– Đậu xanh mua về đãi qua nhiều nước cho sạch, sau đó đem hấp chín, nghiền hoặc xay thật mịn.

Bước 5:

– Bắc chảo cho vào chút dầu ăn, cho hành khô băm vào phi thơm rồi trút đậu xanh, muối, đường vào xào cho tới khi đậu xanh se khô lại.

Bước 6:

– Tắt lửa, đợi cho đậu xanh nguội thì xoe đậu thành từng viên tròn nhỏ.

Bước 7:

– Bột khoai sau khi ủ thì lấy ra ngoài. Bẹo một nắm nhỏ bột vo tròn, rồi ép cho bẹp, đặt nhân vào giữa, đậy mí bột kín lại rồi xoe lại lần nữa cho tròn. Làm lần lượt cho hết bột và nhân.

Bước 8:

– Bắc nồi nước đun sôi, cho từng viên bột khoai bọc nhân đậu xanh vô luộc cho tới khi viên bột (chè) nổi lên mặt nước là đã chín, ta vớt ra để ra rổ.

Bước 9:

– Bắc nồi khác cho hai chén nước lạnh + đường nâu + gừng xắt sợi vào nấu sôi.

Bước 10:

– Đường tan thì thả từng viên chè khoai vào nồi, ninh lửa nhỏ tới khi khoai thấm đường, nếm nước thấy vừa miệng thì tắt bếp.

Bước 11:

– Nước cốt dừa hòa với muối, bột năng, bỏ lên bếp vừa đun vừa khuấy tới khi nước dừa đặc lại

Bước 12:

– Khi ăn, múc chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên và rắc một ít mè rang (có thể thêm đậu phộng rang giã dập). Ăn nóng là ngon nhất.

Cún Khang

Cách làm PHỞ CUỐN

Phở cuốn là món ăn độc đáo và ngon miệng, xuất phát từ làng Ngũ Xã, Hà Nội. Ngày nay Phở cuốn đã là một món ăn nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Bạn có thể dễ dàng làm món này ở nhà với điều kiện mua được bánh phở miếng.

Chuẩn bị:

  • – 500g bánh phở
  • – 1 lạng rưỡi thịt bò
  • – cà rốt và củ cải ( hoặc dưa chuột) để làm dưa góp. Xem CÁCH LÀM DƯA GÓP
  • – 5 nhánh tỏi, vài củ hành tím
  • – Đậu phộng rang giã nhỏ
  • – Nước tương, nước mắm, dấm, đường.
  • – Rau sống ăn kèm: rau diếp, giá đỗ, ngò, bạc hà.

Thực hiện:

– Hành củ lột vỏ, xắt lát mỏng rồi phi giòn.

– Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

– Bắc chảo dầu vặn lửa lớn cho ít dầu, đun cho nóng già thì cho tỏi vào phi thơm sau đó trút thịt bò vào xào chín tới. Trong lúc xào nêm thêm 1 muỗng canh xì dầu.

– Bò vừa chín tới thì trút giá đỗ vô xào chung vài nhát, nêm thêm hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp, để nguội.

– Bánh phở mua về trải ra mặt phẳng, xếp lần lượt rau diếp, ngò, bạc hà, thịt bò, giá vào rồi quấn lại cho chặt chẽ (không cần bịt kín hai đầu). Nếu cuộn lại mà thấy dài quá thì dùng dao cắt thành từng khúc đều nhau (độ dài vừa đủ cầm).

– Pha nước chấm: 1 chén nước nóng + 1 muỗng canh dấm + 1 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước mắm + ớt, khuấy cho tan.

– Khi ăn rắc đậu phộng rang giã dập và hành khô phi giòn lên. Ăn kèm với dưa góp (xem cách làm trong bài CÁCH LÀM DƯA GÓP)

Bảo Tố