Cách nấu 3 món chay ngon lạ

Những ngày rằm đầu tiên của năm mới, bạn có thể chuẩn bị cho gia đình những món ăn chay thanh đạm dễ làm. Tất nhiên là cũng ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng.

Canh chua chay

Nguyên liệu: Hai miếng đậu phụ, dứa, cà chua, nấm rơm, ngổ, giá, một ít me chua, muối…

– Đậu phụ cắt miếng nhỏ vừa ăn.

– Dứa gọt bỏ mắt chẻ làm tư rồi cắt lát. Cà chua bổ múi cau.

– Nấm rơm rửa qua với nước muối. Giá nhặt rửa sạch. Rau ngổ cắt khúc dài 3cm

– Phi thơm ít hành củ khô, cho dứa và ½ cà chua vào xào trước. Tiếp đến cho nước vừa đủ dùng vào nồi, khi sôi thì thả me để dầm, đến đậu phụ, giá, ½ cà chua còn. Nêm canh với chút muối và bột ngọt. Trước khi tắt bếp mới cho rau ngổ.

Rau củ giả thịt băm viên

1 miếng bí đỏ, 1 củ cà rốt, ít lá lốt và rau mùi, 2 muỗng bột mì, muối…

– Bí đỏ và cà rốt đều gọt vỏ, bào thành sợi thật nhỏ.

– Lá lốt và rau mùi đều thái nhỏ bằng cà rốt.

– Trộn đều bí đỏ, cà rốt, rau thái nhỏ với chút muối, ướp trong khoảng nửa giờ.

– Chắt hết nước từ hỗn hợp đã trộn, thêm 2 muỗng bột mì, hạt tiêu, hành củ khô băm nhuyễn rồi bắt đầu nặn thành viên.

– Đợi chảo dầu nóng già, cho từng viên rau củ vào rán vàng.

Ngô bao tử chiên giòn


Ngô bao tử, bột mì, chút muối
Ảnh minh họa

– Ngô bao tử rửa sạch, để ráo nước.

– Bột mì trộn với chút muối rồi pha với nước đủ để bột đặc quánh.

– Ngô bao tử nhúng vào bột mì và thả vào dầu ăn đã nóng già. Với món ngô bao tử chiên giòn hãy cho nhiều dầu ăn để ngô sẽ bị méo mó sau khi rán vàng.

Với hai món rau củ viên chiên và ngô bao tử rán giòn, bạn có thể chấm cùng xì dầu chay pha với tương ớt, ăn cùng cơm nóng, thêm bát canh chua thơm dịu mùi rau ngổ, bữa cơm mùa Vu Lan năm nay của nhà bạn càng thêm ý nghĩa.

Theo Hàn Giang (Dân Việt)

Cách làm THỊT BÒ XÀO TÁO

THỊT BÒ XÀO TÁO là sự kết hợp thú vị nhưng cũng không kém phần ngon miệng. Cách làm món này cũng khá đơn giản.
Nguyên liệu:
  • – 200g thịt bò
  • – 1 trái táo
  • – 1/2 trái ớt đỏ
  • Gia vị: ít thì là, 30ml dầu hào, một ít muối, dầu dùng để chiên.
Cách làm:
Rửa sạch thịt bò rồi cắt thành miếng vuông nhỏ chừng 2cm.

Rửa sạch táo, gọt vỏ rồi cắt nhỏ phần vỏ này, cho vào chung với phần thịt bò. Phần thịt táo bạn bỏ lõi, cắt miếng vuông với kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ miếng thịt bò một chút rồi ngâm vào nước có pha chút muối cho táo khỏi thâm.

 
Thêm một ít muối và 30ml dầu hào vào, trộn đều để ướp khoảng 10 phút.

Làm nóng chảo dầu ăn ở lửa vừa và nhỏ, rồi cho thịt bò vào, sau khi thịt đã bắt đầu chuyển màu thì bạn đảo cho thịt chín đều

 

Sau khi thịt đã chuyển màu đều, bạn vặn lửa lớn, sau đó thêm một ít thì là, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phần thịt táo để chế biến.

Ớt chuông bạn cũng rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cuối cùng bạn cho táo và ớt vào xào chung đến khi nào ớt và táo mềm là được.

Trong món thịt bò xào táo này, sở dĩ bạn dùng vỏ táo để ướp chung với thịt vì trong vỏ táo có chứa hàm lượng enzyme giúp thịt bò trở nên mềm ngon hơn. Món thit bò xào táo ăn khá lạ miệng và đưa cơm với vị chua chua ngọt ngọt của táo ăn kèm thịt bò mềm và thơm đượm vị táo. Món này không chỉ đẹp mà còn ngon, bạn cùng thử nhé!

 Thịt bò trộn giá đỗ là món ăn đơn giản nhưng ngon miệng và dễ ăn, thích hợp vào những ngày tiết trời oi nồng. Dầu hào giúp món trộn thêm kích thích khẩu vị.
Nguyên liệu:
  • 100g thịt bò
  • 100g giá đỗ
  • 50g hành tây
  • 5ml dầu hào
  • 10ml sa tế
  • 2g hạt nêm
  • 3g đường
  • 1g tiêu xay
  • 10ml giấm
  • 10ml nước tương nhạt.
Cách làm:   
Trộn đều thịt bò với 5ml dầu hào, ít dầu sa tế, hạt nêm, tiêu, đường rồi để ướp trong 20 phút.
Trụng sơ giá đỗ rồi để riêng.
Trụng chín thịt bò, nhưng đừng để lâu quá nhé tránh thịt bò bị dai.
Hành tây thái sợi.
Pha nước xốt: 10ml nước tương nhạt, 10ml sa tế, 10ml giấm cùng chút đường.
Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau, rồi rưới đều nước xốt vào là xong!

Chỉ với cách chế biến đơn giản, bạn có thể mang đến cho gia đình một món ngon từ thịt bò ngon bổ mà thời gian làm lại cực kỳ nhanh nữa. Nếu bạn không thích mùi hăng cay của hành tây thì có thể ngâm hành với ít nước và giấm cho nhẹ mùi nhé! Đây tuy là món với thịt nhưng khi ăn mang lại cảm giác khá nhẹ nhàng, dễ chịu.

Thịt bò giàu chất sắt rất tốt để tẩm bổ, món ăn này muốn ngon bạn lưu ý cắt thịt tương đối mỏng, vừa khiến cho thịt dễ thấm gia vị vừa tạo cảm giác mềm thơm khi ăn.

 

Cách nấu CHÈ ĐẬU NGỰ

CHÈ ĐẬU NGỰ là món ăn chơi ưa thích với vị ngọt bùi của đậu ngự, và mùi thơm thanh dịu của hoa bưởi. Món chè này có nhiều cách làm, trong đó kiểu làm truyền thống Huế đơn giản mang lại món chè có vị ngọt thanh khiết được nhiều người ưa chuộng.

Nguyên liệu:

  • Đậu ngự tươi: 500g
  • 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi
  • Đường.

Cách làm:

6512AFDLchehhue4_db1df

– Đậu ngự đem ngâm trong nước ấm chừng 10 phút cho mềm rồi lột bỏ vỏ.

– Chuẩn bị nồi nước, cho đậu ngự vào luộc khi nước chuẩn bị sôi thì chắt hết nước, cho nước mới vào luộc tiếp. Nước sôi lại khoảng 5-10 phút là đậu chín, tắt bếp. Vớt đậu ra ngoài.

– Chuẩn bị nồi nước khác trên bếp (đây là nước chính để nấu chè), nấu sôi, hòa với lượng đường vừa miệng cho tan rồi tắt bếp. Để nguội rồi cho vào muỗng nước hoa bưởi.

– Cho phần đậu đã vớt ra ngoài vào nước đường, ngâm khoảng nửa tiếng cho ngấm vậy là xong món chè.

Bé Thúi.

Cách làm RAU CÂU DỪA

Rau câu dừa là món ăn chơi rất được ưa thích của các bạn tuổi teen cũng như mãn teen, vị ngọt mát, thơm tho của dừa và kết cấu mịn màng của rau câu là những gì khiến cho món này không bao giờ bị ngán.

Nguyên liệu làm thạch rau câu dừa

  • Dừa xiêm: 3 trái
  • 1/2 chén nước cốt dừa (Xem CÁCH LÀM NƯỚC CỐT DỪA)
  • Bột rau câu dẻo loại 25g
  • Đường: 100g
  • Sữa tươi có đường: 10ml
  • 1 ống vani
  • Khuôn làm rau câu.

Sơ chế nguyên liệu

  • Dừa xiêm: bổ lấy nước và nạo cùi dừa thành từng sợi dài để riêng.
  • Gói nước cốt dừa: khuấy tan với một ít nước lạnh.
  • Trộn đều bột rau câu dẻo với đường.

Thực hiện làm thạch rau câu dừa

  • Hòa nước dừa tươi với 200ml nước lạnh, đun sôi trên bếp rồi cho hỗn hợp bột rau câu + đường vào, tiếp tục đun sôi đến khi đường và rau câu tan hết vào trong nước rồi tắt bếp.
  • Múc ½ lượng nước trong nôi vào một soong khác, ở phần nước rau câu này bạn cho nước cốt dừa đã khuấy tan với nước lạnh và sữa tươi vào, đun sôi trên bếp và nêm lại cho vừa ăn, bạn có thể cho thêm đường tùy thích rồi tắt bếp nhé.
  • Phần rau câu còn lại, bạn cho 2 ống vani và một ít dừa nào vào, rồi để khoảng 10 phút cho rau câu bớt nóng, bạn đổ ra các khuôn làm rau câu nhưng chỉ đổ ở mức ½ khuôn thôi nhé.
  • Khi phần rau câu này đông lại (bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tăm đâm vào mà thấy rau câu không bị kết dính vào tăm là được, bạn cũng có thể dùng tay để thử, khi bạn đụng tay vào mà lớp rau câu vẫn nguyên vẹn là rau câu đã đông rồi đấy.
  • Bạn tiếp tục nhẹ nhàng đổ phần rau câu có pha nước cốt dừa và sữa tươi lên trên, để đến khi lớp này đông lại bạn có thể cho thêm đá để ăn hoặc để vào tủ lạnh dùng dần nhé.

Yêu cầu món ăn và cách ăn

  • Món rau câu dừa có vị ngọt nhẹ vừa ăn, được trình bày bắt mắt theo 2 lớp rõ ràng, các lớp không bị trộn lẫn vào nhau.
  • Khi ăn rau câu, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh của nước dừa tươi, vị béo của sữa và hương vani, mùi thơm của nước cốt dừa rất hấp dẫn đấy nhé.
  • Để món ăn thêm phần thơm ngon, khi ăn bạn nên cắt rau câu ra thành từng miếng vừa ăn, bày ra đĩa, cho thêm ít đá bào, một vài loại trái cây yêu thích, rưới nhẹ một ít sữa đặc có đường và ½ thìa nước cốt chanh là bạn đã có món rau câu vô cùng thơm ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng để thưởng thức rồi đấy.

Trên đây là hướng dẫn làm thạch rau câu dừa ngon mát mùa hè rất đơn giản mà bạn có thể tự tay thực hiện ở nhà để cho cả gia đình cùng thưởng thức món ăn ngọt mát, thơm ngon này. Không những thế, kết hợp thêm một ít trái cây và cách bày biện đẹp mắt là bạn cũng có thể đưa món rau câu dừa này vào thực đơn tráng miệng đãi khách vào những bữa tiệc của gia đình rồi đấy. Chúc bạn chế biến thành công nhé.

(st)

Cách làm MẮM TÔM CHUA

Mắm tôm chua kiểu Huế tương tự như mắm tép chua ngoài miền Tây Nam Bộ. Hai loại mắm đều có gốc gác ở tỉnh Gò Công (được thái hậu Từ Dụ người Gò Công đem ra Huế). Đây là loại mắm dễ ăn với vị thơm chua đầy kích thích của tôm lên men.

Nguyên Liệu:

Cho 1 hũ:

  • Nửa ký tôm đất, chọn loại tươi ngon, con to bằng ngón tay.
  • 500ml rượu trắng 40 độ.
  • 25g tỏi
  • 100g riềng non
  •  5 trái ớt đỏ
  •  vài lá ổi già
  •  1/2 chén nhỏ xôi trắng để nguội
  •  gia vị

Cách Làm:

– Tôm để nguyên con, rửa bằng nước muối pha loãng vài lần cho sạch, sau đó vẩy cho ráo.
– Tỏi xắt lát mỏng.
– Ớt chẻ dọc, bỏ hột, xắt sợi.
– Riềng rửa sạch, cạo vỏ sau đó cắt sợi nhỏ. Ngâm vào nước muối cho riềng được sáng màu. Tới khi làm thì lấy ra vẩy ráo.
– Lá ổi rửa sạch, để ráo

Thực hiện:

– Cho tôm vào trong một cái hũ, trút hết rượu vào rồi đậy kín nắp nhanh gọn kẻo tôm búng ra. Sau đó để tầm 30 phút cho tôm xỉn rượu, chết ngấm, râu ửng đỏ lên.
– Múc bớt rượu trong nước ngâm tôm ra một cái tô.
– Tôm chết hẳn thì bắt ra, tỉa bớt râu cho gọn đẹp, dễ ăn. Làm xong con nào thì thả con đó vào tô rượu vừa sớt. Khi làm xong thì chuyển tôm qua cái rổ, vẩy cho ráo. Lưu ý là không rửa lại bằng nước.
– Tôm ráo rồi thì cho vào cái tô to, trộn kỹ với xôi, riềng, tỏi, ớt + 1 muỗng canh muối + 1 muỗng canh đường. Trộn sao cho xôi tơi rã ra, bám đều vào tôm.
–  Chuẩn bị cái hũ, tráng qua nước sôi cho sạch.
– Xếp tôm vào hũ, xen kẽ riềng, tỏi, ớt. Xếp sao cho mặt tôm cách miệng hũ tầm 10cm là hết tôm. Sau đó lấy lá ổi đậy kín mặt tôm. Dùng hai cái nan tre cài để chặn không cho tôm trồi lên (có thể dùng một túi nilon nước cột chặt chèn lên, hoặc dùng một cái đĩa nhỏ đậy cũng được).
– Đậy kín hũ, để khoảng 1-2 ngày thấy tôm lên màu và thơm dần là làm đúng.
– Thỉnh thoảng nhớ kiểm tra vị chua của tôm. Thường là khoảng 5-7 ngày sau tùy thời tiết, có thể ăn tôm được. Nếu muốn ăn sớm hơn thì mỗi ngày cho nguyên hũ tôm ra phơi nắng vài giờ.
– Tôm ăn được rồi thì bảo quản trong tủ lạnh.

943061_10151950116223229_2064158748_n1

*** Mắm tôm chua để càng lâu càng chua, vì vậy nếu chua quá, khi ăn nên pha thêm tí đường.
** Khi ăn món này ngoài tôm, mắm, riềng, tỏi ra người ta còn xắt thêm ớt, pha đường và một xíu chanh cho dậy mùi, ăn sẽ rất ngon.
* Ăn kèm với thịt luộc rau sống thì còn gì bằng?

Bé Thúi.

Cách làm NHO KHÔ (MỨT NHO)

Nho khô là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng và thích hợp trong các dịp tiệc, lễ, cũng như tết cổ truyền. Bạn có thể tự làm nho khô tại nhà cho đảm bảo chất lượng.
Nguyên liệu chính để làm món này là nho. Bạn cần chọn nho chín hoàn toàn, vỏ mỏng, thịt nhiều, quả chín đều và dính chắc với cuống để khi làm không bị chảy nước.
1. Phơi khô tự nhiên

Loại nho này không dính, có màu mận, vỏ dai, giữ nguyên cả lớp phấn trên vỏ quả, khi bảo quản không bị đóng bánh. Cách làm: Nho để nguyên chùm, phơi nho trong khay gỗ (hoặc lót miếng giấy) trong 1-2 tuần. Khi thấy vỏ quả lớp trên đã nhăn nheo thì lật lại cho khô đều, sau đó cuốn giấy lên để có độ ẩm đồng đều. Khi độ ẩm còn từ 13-15% thì xếp vào hộp khoảng 2-3 tuần để cân bằng độ ẩm. Sau đó xông hơi bromua methyl và gói lại sau khi đã phân loại. Trước khi cất trữ cần xông hơi bằng đioxit lưu huỳnh để chống thối.
2.Nho khô tạo màu vàng

Sau khi làm khô, nho có màu vàng chanh, mềm vừa phải và hơi dính. Cách làm: nhúng chùm nho vào NaON (xút ăn da) 0,2-0,5% trong 2-3 giây ở nhiệt độ 90-95 độ C, rồi rửa ngay bằng nước lạnh. Nếu thấy bề mặt quả mỏng đi nhìn thấu bên trong là được. Sau đó đưa nho vào buồng kín xông hơi đioxit lưu huỳnh (khoảng 100-200g/tạ nho) trong 24 giờ, khi quả vàng đều là được. Thổi không khí nóng 60-70 độ C từ 18-50 giờ để quả khô.
3. Nho khô bằng phương pháp xử lý soda và dầu

Với phương pháp này, nho có màu nâu đậm, mềm, không dính và có mùi dầu ăn. Cách làm: nhúng nho vào dung dịch NaCO3 3-4%, ở nhiệt độ 40 độ C và 0,1% NaOH. Cho thêm vào dung dịch một chút dầu ô liu tạo thành váng mỏng. Xử lý xong, xếp các chùm nho ra khay và phơi nắng cho đến khi khô.

 

Cách làm BÁNH CANH CUA BỘT LỌC

BÁNH CANH BỘT LỌC tuy không quá phổ biến nhưng lại là kiểu có nhiều “fan ruột”. Bánh canh cua Bột lọc thì càng hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu:

  • – 1,5 chén bột sắn lọc khô hoặc bột năng khô
  • – 2 muỗng súp bột gạo (nếu bạn muốn sợi bột dai nhiều thì không dùng bột gạo)
  • – 4 lạng sườn non hoặc xương heo
  • – Cua
  • – Huyết heo
  • – Hành lá, ngò, dầu điều, hành củ
  • – Muối, nước mắm, bột nêm, tiêu
  • – 1 muỗng cà phê mắm ruốc (tùy thích).

Cách làm:

Bước 1:

– Cua mua về rửa sạch dưới vòi nước lạnh, cho cua vào nồi, đậy kín nắp nồi, đun lửa nhỏ đến khi cua chín. Vớt cua ra để vào đĩa để cua nguội, tách bỏ lấy thịt cua ra riêng và gạch cua để ra riêng.

Bước 2:

– Đun nóng dầu điều, xắt lát hành củ bỏ vô phi thơm, đổ gạch cua vào xào sơ, thêm thịt cua vào đảo đều, nêm vào muỗng cafe nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, đảo đều tắt bếp. Múc ra bát để qua một bên.

Bước 3:

Sườn heo non rửa sạch với nước muối pha loãng, trút vào nồi, thêm nước lạnh và một muỗng cafe muối, nửa muỗng cafe hạt nêm, đun sôi đến khi sườn mềm.

Bước 4:

– Huyết heo rửa sạch, luộc sơ đến khi huyết đông cứng lại, xắt thành từng miếng vừa ăn để vào bát.

Mắm ruốc múc ra bát, thêm một ít nước lọc, hòa cho mắm ruốc tan, lọc lấy nước cốt, bỏ cát. Chế từ từ mắm ruốc vào nồi sườn non, đun khoảng 5 phút, nêm nếm nồi nước dùng lại tùy theo sở thích của bạn, tắt bếp.

Bước 5:

– Bột sắn lọc đổ ra thau, thêm bột gạo (tùy ý thích) và một thìa nhỏ muối, trộn đều.

Bước 6:

– Cho từ từ khoảng một bát con nước sôi nóng già, hỗn hợp bột lúc này sẽ rất nóng dùng muôi trộn đều đến khi hỗn hợp bột nguội bớt bạn dùng tay nhồi đến khi bột trở nên mịn, sờ không dính tay là đạt. Tùy theo liều lượng hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước sôi cho phù hợp.

Bước 7:

– Tiếp theo chia bột thành những viên tròn nhỏ, ấn dẹp ra, dùng chai nước không cán bột dài ra.

Bước 8:

– Lấy con dao bén, xắt thành từng sợi dài hay ngắn tùy theo sở thích của bạn, nhớ lăn một ít bột khô vào bột để chống dính.

Bước 9:

– Đun nồi nước sôi, thả bột vào nấu đến khi bột nổi trong, trút bột đã nấu ra rổ và xả dưới vòi nước lạnh để bột không bị dính chùm.

Bước 10:

– Dùng nồi nhỏ, đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi hành khô thơm, cho vào nồi một ít nước dùng từ sườn non. Tiếp tục đổ hỗn hợp màu dầu điều vào lại nồi nước dùng, mục đích để tạo màu đẹp. Đun sôi, cho thêm tiết lợn vào đun cùng, đun khoảng từ 7 – 10 phút, tắt bếp.

Bước 11:

– Hành lá, ngò rửa sạch, thái nhỏ.

– Khi dùng bạn cho vô bát lớn một ít bột, múc thêm một ít thịt cua đã xào, rắc một ít hành lá, chan nước dùng và thêm sườn non, huyết heo, thêm ngò, ăn khi còn nóng.

Cún Khang (vnexpress.net)

Cách làm CANH KHẾ THỊT BÒ

Thịt bắp bò dai nhẹ, đậm đà hòa quyện với vị chua thanh dịu của khế sẽ là một món thích hợp trong những ngày tiết trời gay gắt.

Nguyên liệu:

  • – 3 lạng thịt bò (chọn bò bắp cho ngon)
  • – Khế chua: 2 trái
  • – Hành lá, hành củ, rau răm, tiêu
  • – Gia vị

Cách làm:

Bước 1:

– Thịt bò rửa sạch sau đó cho vào ngăn đá chừng 5 phút cho mặt thịt se chắc lại, lấy ra xắt lát mỏng vừa ăn.

Bước 2:

– Khế lựa loại chua, rửa sạch, xắt bỏ rìa khứa (diềm), rồi xắt lát ngang cho thành hình ông sao.

Bước 3:

– Thịt bắp bò cho vào nồi, nấu sôi rồi để chừng 5 phút. Nhớ hớt bọt.

Bước 4:

– Trút khế vô nấu chung, nêm 1 muỗng cafe muối, nấu tới khi nào bò mềm.

Bước 5:

– Nêm lại bằng hạt nêm, đường cho hương vị dễ ăn, nấu tiếp chừng 3 phút rồi tắt bếp. Rắc rau răm xắt nhỏ, hành lá xắt nhỏ vào nồi canh. Rắc thêm chút tiêu cho thơm.

Ăn nóng với cơm.

Cún Khang (vnexpress.net)

Cách nấu CANH SƯỜN DƯA CHUA

CANH DƯA CHUA nấu với SƯỜN là món ăn đơn giản dễ làm nhưng lại hấp dẫn bất kỳ cái khẩu vị khó tính nào.

Nguyên liệu:

  • – Cải chua
  • – 1 trái cà chua
  • – Hành lá
  • – 3 lạng thịt sườn thăn
  • – Gia vị thông thường

Cách làm:

Bước 1:

– Cải chua rửa qua vài lần nước và vắt cho sạch, bớt vị chua.

– Hành xắt nhỏ. Cà chua bổ múi cau.

Bước 2:

– Sườn rửa sạch, chần sơ qua nước sôi cho ra bọt bẩn rồi xả lại nước lạnh.

Bước 3:

– Bắc chảo dầu cho cà chua vào xào mềm. Tiếp đó cho sườn vào xào chung.

Bước 4:

– Nêm chút muối và gia vị cho ngấm vào sườn. Khi sườn săn lại, cà chua mềm thì cho dưa vào xào cùng.

Bước 5:

– Đậy vung nấu cho dưa chua chín chuyển qua màu vàng úa. Châm nước vào đủ nấu canh. Nước sôi thì vặn nhỏ lửa nấu tới khi dưa và sườn mềm.

Bước 6:

– Nêm thêm đường, muối cho vừa miệng. Tắt bếp, rắc hành lá vào. Ăn nóng với cơm.

Theo MINH MINH (ngoisao.net)

Cách làm CÁ CƠM CHIÊN TỎI ỚT

CÁ CƠM CHIÊN TỎI ỚT là món dễ làm và luôn luôn dễ ăn nhờ vào kết cấu giòn ngon, thịt cá ngọt thơm tẩm gia vị cay mặn hài hòa.

Nguyên liệu:
– 4 lạng cá cơm,
– Tỏi băm
– 1 muỗng súp bột năng
– 2 muỗng súp mật ong, canh nước mắm, ớt bột,  muối, dầu chiên và dầu điều.

Cách làm:

–  Cá cơm tươi mua về bỏ đầu và ruột, rửa sạch, để ráo.

– Ướp cá với 1 muỗng cafe muối trong 30 phút
– Lăn cá qua một lớp mỏng bột năng

– Bắc chảo đun nóng dầu, cho cá vào chiên vàng đều, nhỏ lửa cho cá giòn.

– Sau đó vớt ra dĩa, lót sẵn giấy thấm dầu ở dưới cho cá ráo dầu.

– Chuẩn bị một bát nhỏ, trộn mật ong, mắm, ớt theo độ cay mà bạn thích.

– Bắc chảo cho chút dầu ăn, phi thơm tỏi băm, rồi trút hỗn hợp nước mắm, mật ong ớt ở trên vào, nấu sôi.

– Sau đó cho cá đã chiên giòn khi nãy vào xào đều cho tới khi hỗn hợp mắm ớt mật ong bám quanh mình cá và khô đi.

Tắt bếp, múc ra dĩa rắc tiêu lên, ăn với cơm nóng.

Theo Ngôi sao

Cách nấu món Sườn non lăn bột

Với lớp vỏ bột thơm giòn ở ngoài và phần thịt mềm béo, món ăn đơn giản này đã trở thành món ruột của nhiều người.

Nguyên liệu:

  • Sườn non
  • Bột mì
  • Trứng gà
  • Nước mắm, tiêu, hành băm, 1 ít tỏi băm, gia vị…
    (Về liều lượng thì tùy các bạn ăn được bao nhiêu, muốn tẩm nhiều bột hay không mà tự điều chỉnh)

Cách làm:

Sườn non lựa loại ngon (nhiều sụn). Mua về rửa sạch rồi chặt thành miếng vừa ăn.

– Chuẩn bị một nồi nước, bốc 1 nhúm muối nhỏ và đập 1 củ hành tím bỏ vào, bật bếp. Rồi thả sườn vào nấu cho chín tái (đừng chín luôn nhé!). Sau đó vớt ra, rửa sườn lại cho sạch sẽ. Bước này sẽ giúp sườn bong thịt ra, dễ gặm hơn, ngoài ra còn khử mùi hôi của thịt.

– Lấy sườn ra rồi thì ướp với hành tím băm, tỏi băm (ít thôi cho thơm, nhiều quá át mùi), nước mắm, hạt tiêu trong 20 phút.

– Trong lúc đó thì chuẩn bị cái tô, cho bột mì vào ước lượng cho vừa ôm hết số thịt sườn, rồi đập 1-2 quả trứng, cho chút nước vào rồi quấy lên, nêm chút xíu muối, bột ngọt cho có vị. Hỗn hợp này nên quấy sao cho sền sệt, đừng lỏng quá cũng đừng khô quá khó bám.

– Quấy xong rồi thì đổ sườn đã ướp vào, trộn đều lên cho bột quyện vào thịt.

– Sau đó bắc cái chảo dầu, bật lửa vừa phải, rồi gắp sườn lăn bột vào chiên. Chiên đến khi nào vỏ bột hơi vàng là ngon, đừng chiên kỹ quá sẽ dễ bị khô, cứng. Lưu ý là bật lửa vừa hoặc nhỏ, đừng lửa lớn quá làm bột muốn cháy đen mà sườn thì chưa kịp chín.

Bé Thúi

BÍ QUYẾT LÀM CÁC MÓN CHIÊN RÁN NGON HƠN

Món chiên rán là những món ưa thích của nhiều người. Tuy vậy, để có những món chiên rán thơm , giòn ngon, người làm bếp phải có nhiều kinh nghiệm.

Đầu bếp Võ Quốc tại TP HCM chia sẻ bí quyết chiên thức ăn cho đúng, rán đậu phụ làm sao để giòn…

Chiên thức ăn

– Nên đổ dầu ngập thức ăn vừa đủ. Đừng cho dầu nhiều quá nửa chảo, vì khi cho thực phẩm vào chiên dầu sẽ văng ra.

Với những món chiên thì chỉ nên chiên dầu vừa ngập mặt và không quá nửa chảo. Ảnh: N.S.

– Độ nóng của dầu vừa đủ, khoảng 175-190 độ C. Không có dụng cụ đo nhiệt, có thể thử bằng cách thả mẩu bánh mì khô vào dầu. Nếu miếng bánh mì vàng đều là dầu vừa đủ nóng, bánh bị cháy đen ngay do dầu quá nóng. Trường hợp xung quanh mẩu bánh dầu nổi bọt bong bóng cho thấy nhiệt độ vẫn còn chưa đủ.

– Khi chiên thức ăn, dầu canola (một loại dầu ăn làm từ hạt hoa cải) là lựa chọn tốt nhất bởi tính chịu nhiệt cao, không dễ bị phân hủy. Dầu ôliu chỉ tốt khi dùng để ăn sống (trộn với salad) hay xào thức ăn, nhưng dưới nhiệt độ cao khi chiên thức ăn thì hoàn toàn không nên dùng dầu ôliu.

Chế biến món trứng

– Nên để trứng ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C). Lấy trứng ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu sẽ tốt hơn, vì trứng lạnh sẽ dễ bị nứt khi luộc, đóng cục khi nấu hay chiên và sẽ không nổi khi đánh trứng lúc làm bánh.

Để đánh trứng nổi, dụng cụ đánh phải sạch và không dính bơ hay dầu mỡ. Ảnh: N.S.

– Nếu bạn cần chế biến ngay mà không có nhiều thời gian chờ cho trứng lạnh ở nhiệt độ phòng, nên ngâm trứng vào tô nước ấm (không ngâm nước sôi) khoảng 5-10 phút là có thể dùng được.

– Khi cần tách riêng lòng trắng lòng đỏ: Dùng trứng mới và lạnh sẽ dễ tách hơn. Đập trứng vào cái phễu, lòng trắng chảy xuống phễu, lòng đỏ sẽ còn lại trong phễu.

– Khi cần đánh nổi trứng hay lòng trắng, các dụng cụ tiếp xúc trứng phải sạch, không dính dầu mỡ hay bơ, nếu không trứng sẽ không nổi.

– Nếu chỉ cần sử dụng lòng trắng trứng: Cho phần lòng đỏ còn lại vào một chén nước lạnh hay sữa và cất vào chỗ tối. Khi dùng, chỉ cần đổ sữa hay nước đi, lòng đỏ vẫn tươi nguyên.

– Thêm một ít bột chanh hoặc vỏ chanh khô mài nhuyễn vào các món bánh để làm giảm mùi tanh của trứng.

– Nếu không có dụng cụ cắt trứng, nhúng dao vào nước nóng, khi cắt trứng sẽ không bị vỡ.

Chế biến đậu phụ

– Đậu phụ mua về nên luộc sơ trong nước sôi có dằn chút muối, trút ra rổ để ráo nước, đậu phụ sẽ mềm và tươi hơn.

Muốn chiên đậu giòn phải để đậu thật ráo nước. Ảnh: N.S.

– Trước khi chiên đậu phụ nên để thật ráo, hoặc dùng nhiều khăn giấy bao lại, dùng thớt hay vật nặng đè lên miếng đậu phụ khoảng 15-20 phút cho ra hết nước.

– Trẻ nhỏ có thể ăn đậu phụ sống, nhưng tốt hơn hết là nên hấp cách thủy khoảng 5 phút để diệt các vi khuẩn có trong đậu phụ có thể gây khó chịu cho đường ruột của trẻ.

– Đậu phụ trứng, đậu phụ non, óc đậu là những loại đậu phụ mềm, mịn làm từ đậu nành nguyên chất, rất dễ vỡ nên khi dùng chế biến món ăn cần nhẹ tay. Có thể tẩm đậu phụ qua bột hoặc lăn vào trứng gà trước khi chiên để đậu phụ không bị vỡ. Khi hấp món ăn, tránh để nguyên liệu nặng hơn lên đậu phụ mà nên đặt đậu phụ lên trên cùng.

Khánh Hòa (vnexpress.net)

Cách nấu món Bò kho ngon

kho là món ăn phổ miến trong miền Nam. Miền Bắc có một món tương tự là sốt vang, nhưng không hoàn toàn giống. Bò kho có nhiều cách ăn và cách làm, quan trọng là miếng bò phải mềm, ngấm, nước dùng màu điều bắt mắt, thơm vị hồi, quế…

Nguyên liệu làm món bò kho bánh mì ngon:

– Chính:

  • 600gr thịt (Bắp bò, nạm, gân, tùy ý bạn)
  • 400gr cà rốt.

– Gia vị:

  • 3 nhánh sả
  • 3 bông bát giác hồi hương (còn gọi là đại hồi, hoa hồi, mua ở tiệm gia vị nào cũng có)
  • 1/4 muỗng cafe bột quế hoặc 1 miếng quế
  • 1 củ gừng, 1 muỗng canh hành củ, 1 muỗng cafe tỏi (tất cả băm nhỏ)
  • Dầu điều
  • Bột cà ri
  • Đường, muối, tiêu, chanh.
  • Bột ngũ vị hương hoặc 1 gói gia vị bò kho

– Thêm:

  • Rượu trắng để khử thịt
  • 1 muỗng canh bột năng pha với nước (cái này để thêm vào nồi bò kho nếu bạn muốn cho hỗn hợp sệt lại chấm bánh mì)
  • Ngò gai, rau om, húng quế…để ăn kèm.

Cách nấu món ngon BÒ KHO :

  • Sơ chế:

– Cà rốt xắt khúc có độ dày vừa ăn.
– Dùng 1 phần gừng băm hòa vào rượu trắng rồi xát lên thịt bò, để ngâm như vậy khoảng 5 phút để thịt bò hết hôi.
– Sau đó rửa lại bằng nước sạch, trụng qua nước sôi.
– Sau đó bỏ ra thớt cắt thành miếng vuông dày vừa ăn.
– Cho thịt bò vào cái tô, ướp với 2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe màu điều, 2 muỗng cafe bột cà ri, 1 muỗng cafe ngũ vị hương. Ướp trong ít nhất 1 tiếng (để qua đêm được thì càng tốt, vì thịt phải ngấm mới ngon.)

  • Thực hiện:

– Bắc cái nồi để kho lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu màu điều vào rồi cho hành tỏi và gừng băm vào phi thơm.
– Đổ tô thịt bò đã ướp vào xào cho săn mặt ngoài, sau đó đổ 1 lượng nước lọc vừa đủ ngập mặt thịt, rồi cho 3 nhánh sả + hoa hồi, bột quế vào nồi (hoa hồi và quế cây nên cho vào túi vải cho dễ lấy ra) .
– Đun nước cho sôi rồi vớt bọt, nhỏ lửa.
– Hầm với lửa nhỏ cho khoảng 30 phút, sau đó nêm nếm lại cho vừa ăn (nêm gia giảm bằng muối, đường, ngũ vị hương nhé). Nếu thấy vị quế hồi đã đủ ăn thì vớt quế và hồi ra ngoài, còn nếu chưa thì hầm tiếp.
– Hầm đến khi thịt bò chín mềm, thì cho cà rốt vào hầm tiếp cho đến khi cà rốt mềm vừa ăn.

*** Nếu muốn nước dùng sệt thì bạn cho bột năng pha nước vào khuấy lên cho tới khi sền sệt.

ScreenHunter_010

  • Trình bày:

– Múc bò kho ra tô, điểm thêm chút ngò gai, bạc hà, rau om… thái nhỏ, vắt miếng chanh cho thơm…
– Có thể chuẩn bị thêm dĩa muối tiêu chanh để chấm thịt bò ăn sẽ đã cái miệng hơn.
– Bò kho ăn nóng, với bánh mì, cơm, phở, mì gói, hủ tiếu hoặc bún tùy bạn.

***Lưu ý: Quế và hồi mua ở tiệm gia vị, nhưng nếu không có, thì bạn tăng lượng ngũ vị hương lên là đươc, vì ngũ vị hương cũng có thành phần chính là quế và hồi.

Bé Thúi

Cách nấu bún chả cá Đà Nẵng

BÚN CHẢ CÁ là món ăn phổ biến ở các tỉnh vùng duyên hải miền Trung. Đây là món ăn ngon, hấp dẫn mà cách chế biến không hề cầu kì. Bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cho ngon và đầy đủ.

1. Nguyên liệu:

Để làm chả:

– 300g cá thác lác nạo

– 200g phi lê cá basa

– 100g mỡ thăn và 1 quả trứng gà.

– 1 muỗng canh bột mì

Để nấu nước bún:

– xương ống heo để nấu lấy nước.

– 100g bí đỏ cắt to khoảng 4x5cm

– 10 lá bắp cải to bằng 1/2 bàn tay

– 3 quả cà chua, 1/4 trái thơm chín, một ít măng khô hoặc tươi

– 2 muỗng canh mắm ruốc

Rau:

– Xà lách, húng quế, húng lủi, giá sống

– Hành lá, hành hương

– Các gia vị thông thường.

2. Chế biến:

Làm chả cá:

– Phi lê cá basa đem xắt nhỏ, rồi giã thật nhuyễn – Mỡ thăn xắt hạt lựu thật nhỏ – Trứng gà đánh tan cùng với bột mì

– Trộn chung cá thác lác nạo, cá basa, mỡ thăn, trứng+bột với 1 muỗng cafe dầu màu điều, 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1/2 muỗng cafe đường, 1 củ hành tím băm nhuyễn. Trộn thật kỹ – Thoa dầu ăn lên tay, nặn thành miếng tròn đường kính khoảng 5cm, dày 1cm – Đem chiên ngập dầu, lửa hơi lớn đến khi miếng chả có màu vàng đỏ. Vớt ra ta được chả chiên. Bạn có thể đem chả hấp hơi cũng rất ngon.

Nấu nước bún:

– Xương heo rửa sạch, cho vào nước sôi ninh nhừ lấy chất ngọt.

– Bí đỏ sau khi đã cạo vỏ và rửa sạch, cắt miếng khoảng 4x5cm.

– Bắp cải cắt miếng bằng 1/2 bàn tay. Cà chua cắt múi, Ttơm xắt lát mỏng, măng khô xé sợi, ngâm nước cho mềm (nếu là măng tươi thì chỉ cần rửa sạch, cắt sợi). Luộc măng với ít muối, khi luộc mở nắp để các chất độc trong măng bay hơi.

– Mắm ruốc pha vào nước lạnh, để lắng lấy phần nước trong – Bỏ hết hỗn hợp trên vào nồi nước xương nói trên. Nêm vào 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm, 2 muỗng cafe đường. Nước sôi đổ phần nước mắm ruốc vào, hầm lửa vừa, sôi lăn tăn 30′ để các loại rau quả ra nước ngọt.

– Sau đó bỏ hết phần chả cá đã chiên vào, nấu thêm 20′-30′ nữa, nêm nếm lại lần cuối.

– Nếu là cá thu hay cá ngừ thì cắt lát, um sơ trước (để cá khỏi nát), ướp với mắm, muối, tiêu, hành băm rồi bỏ vô nồi nước thay chả cá.

Làm hành chua:

– Hành tím bóc vỏ, chẻ dọc làm 2, củ nào to cắt nhỏ làm 4. Nếu thích cà rốt thì gọt vỏ cà rốt, cắt hạt lựu bằng miếng hành. Pha hỗn hợp theo tỉ lệ: 1 chén nước ấm + 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe muối – Ngâm hành vào, 1 ngày sau ăn được.

3. Trình bày:

– Bún cho vào tô, chan nước lều cùng với chả các hoặc cá lát vào bún. Nhớ là nước bún phải nóng thì ăn mới ngon, không nge mùi tanh của cá. Chả cá có màu vàng đỏ, da dai, trong mềm ngọt, nước ngọt đậm đà kết hợp với hành chua vừa tới, giòn, ko hăng – Khi ăn dọn kèm với rau sống, tỏi ớt giã nhỏ, mắm ruốc.

(Sưu tầm)

Cách làm Sữa bắp

 Bắp (ngô) là loại quả thân thiện và bổ dưỡng cho tất cả mọi người. Một trái bắp mỗi ngày, có thể đẩy lùi hàng tá bệnh: táo bón, các bệnh đường ruột, mắt, tim mạch, thiếu máu, stress, suy giảm trí nhớ… nó cũng có tác dụng hỗ trợ tốt cho thai phụ.
Với những lý do trên, không có lý nào chúng ta lại bỏ qua được công thức làm món sữa bắp vừa ngon vừa bổ sau đây:

Nguyên liệu:

  • Bắp ngô: 3 trái
  • Sữa tươi: 5 lít, hoặc sữa đặc pha ra.
  • Đường

Cách làm sữa ngô:

– Dùng dụng cụ tách hạt ra khỏi cùi bắp, có thể dùng dao nạy hoặc gọt.

– Rửa sạch hạt bắp rồi để ráo.

– Trút hột bắp vào máy say sinh tổ, cho thêm nước sôi để nguội vừa đủ, tùy theo bạn muốn uống loãng hay đặc.

– Sau khi xay thì lọc bã, cặn bằng rây lọc. Sau đó cho phần nước xay bắp đã lọc vào nồi, nấu sôi.

– Vừa nấu vừa dùng vá khuấy đều để cho phần bột bắp không bị bám dưới đáy nồi.

– Khi sôi thì bắt đầu đổ sữa tươi và đường vào, khuấy đều. Nếm cho vừa miệng.

– Đợi nồi sữa sôi lại lần nữa là xong. Uống khi còn nóng rất ngon. Nhưng nếu nguội rồi thì bỏ tủ lạnh uống dần chứ không là nó hư.

Bé Thúi

Cách làm Cơm gà Hải Nam

Cơm gà Hải Nam là món ăn nổi tiếng của Trung Quốc nhưng khá phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, món cơm gà Hải Nam đã nỏi tiếng với cộng đồng người gốc Hoa ở Chợ Lớn Sài Gòn từ lâu. 

Nguyên liệu:

  • Gà ta hoặc gà đi bộ: 1 con
  • Gạo: đủ 1 bữa cơm
  • Gừng: 1 củ to, xắt lát 2mm
  • Hành lá xắt nhỏ.
  • Hành củ, tỏi băm nhuyễn
  • Xì dầu, tiêu, gia vị
  • Bơ Tường An.
  • Rau tùy chọn để nấu canh ăn kèm.

Cách làm:

  • Luộc gà:

– Thịt gà rửa sạch, để ráo. Lạng bớt một phần mỡ ra để riêng. Lấy muối hột chà lên mình gà cho sạch.
– Mở bụng gà nhét mấy miếng gừng & hành lá vào rồi đậy lại. Bước này là để gà luộc được thơm.
– Bắc một nồi nước đủ ngập con gà để luộc gà, bốc 1 nhúm muối thả vào nồi (chưa bật lửa), cho gà vào rồi mới đậy nắp nồi, bật lửa lớn. Nước sôi thì hớt bọt. Sôi chừng 5 phút thì vặn nhỏ riu riu nấu tiếp chừng 30 phút đồng hồ. Lấy cây tăm đâm vô gà soi coi có còn màu hồng không, nếu còn hồng thì nấu tiếp cho chín hẳn.
– Sau khi gà chín, bắt ra khỏi nồi và nhúng ngay vào cái chậu có chứa nước đá, nhúng cho tới khi cảm thấy da gà nguội rồi thì lấy ra. Như vậy sẽ có gà luộc da giòn.
– Để gà cho ráo, rồi chặt ra từng miếng vừa ăn.
– Phần nước luộc gà để đó chút nữa dùng tới.

  • Nấu cơm:

– Gạo vo sạch rồi để cho ráo nước.
– Chuẩn bị cái nồi bự, cho phần mỡ gà khi nãy vào, kèm theo 1 muỗng canh bơ Tường An, nấu cho tan hết ra rồi cho hành tỏi băm vào phi thơm.
– Trút gạo đã ráo vào nồi, xào trong khoảng 5 phút cho gạo hơi trong, thì hớt phần mỡ vàng trên nước luộc gà cho vào nồi.
– Đổ thêm 1 lượng nước luộc gà vào nồi sao cho xâm xấp mặt cơm, vừa đủ nấu cơm (nhiều quá coi chừng nhão). Vặn lửa vừa nấu tiếp cho tới khi cơm chín (khoảng 30 phút).
– Cơm chín thì xới lên cho tơi.

  • Phần nước ăn kèm:

Chấm gà: Pha muối, đường, ớt, vắt miếng tắc thành một hỗn hợp sền sệt cay nồng để chấm thịt gà.
Nước chan vào cơm: Làm nước mắm gừng, hoặc xì dầu.
Canh: Dùng loại rau gì tùy thích, cho vào nấu trong nước dùng gà.

Xong! Nấu món này hơi mệt, bạn nên chuẩn bị trước từ sớm rồi khi ăn mới bắt tay vào làm các bước cuối, như vậy đỡ mệt, ăn ngon miệng hơn.

Bé Thúi

Cách làm món Bún tôm Hải Phòng

Món bún tôm đẹp mắt và ngon miệng rất thích hợp trong những ngày trời nóng nực, chán cơm thèm bún.

Nguyên liệu:

  • Tôm sú hoặc tôm giảo: 3 lạng
  • Cà chua: 2 quả
  • Thịt ba chỉ: 200gr
  • Nấm mèo (mộc nhĩ): 2 cái
  • Nấm hương: 5 cái
  • Thìa là: 1 bó
  • Rau cần: 1 bó
  • Hành củ
  • Bún
  • Xương gà hoặc xương heo để nấu nước xương (không dùng xương đầu vì sẽ dễ hôi).

Cách làm:

  • Chuẩn bị:

Nấu nước xương: Bắc nồi nước sôi, cho xương chần qua rồi đổ nước đó đi. Xong lại đổ vào nồi một lượng nước vừa đủ ăn với bún. Cho vào chút muối. Nấu với lửa to cho tới khi sôi thì vặn nhỏ lại. Hớt bọt và váng béo cho nước trong. Đun nhỏ lửa từ 2-3 giờ. Xong thì trút ra để riêng phút cuối cùng mới dùng tới.

– Tôm rửa sạch, rút chỉ đen vứt đi, lột đầu và vỏ bỏ qua một bên. Phần thân tôm đem ướp với 1 muỗng cafe muối. Phần đầu và vỏ đem rang cho chín khô, sau đó cho vào cối giã nát. Trút vỏ tôm đã giã này vào cái rây rồi lọc lấy nước tôm.

– Thịt heo thái miếng mỏng, to vừa ăn.

– Mộc nhĩ rửa vò nhẹ nhiều lần bằng nước muối cho sạch. Ngâm mộc nhĩ và nấm hương vào nước ấm, cho thêm tí đường (1 đường + 4 nước), thời gian ngâm từ 20-30 phút, thấy mềm vừa đủ ăn thì lấy ra, thái sợi to bản khoảng 1cm.

– Nhặt rửa rau cần cho sạch, cắt khúc vừa đủ bỏ vô tô bún ăn. Chần sơ qua nước sôi cho mềm, để qua một bên.

– Cà chua bổ múi cau.

– Hành củ lột vỏ, xắt lát mỏng

– Thìa là rửa sạch, cắt thành cọng nhỏ vừa ăn.

  • Thực hiện:

– Bắc cái nồi to vừa đủ nấu nước dùng lên bếp, cho một ít hành củ xắt nhỏ vào phi thơm, sau đó cho tôm đã lột vỏ vào xào chừng 3 phút, tôm chín, săn thì vớt ra ngoài.

– Cho tiếp 1 ít hành củ xắt lát vào nồi, phi tiếp cho thơm rồi cho thịt vào xào, nêm chút nước mắm, bột ngọt, muối cho có vị. Phần thịt này săn chín thì trút ra bỏ vào chung với phần tôm vừa xào trước đó.

– Tiếp tục cho 2 loại nấm đã thái sợi vào nồi, xào khoảng 3 phút, nêm chút nước mắm. Nấm săn, ngấm thì trút ra 1 cái chén riêng.

– Phần hành củ xắt lát còn lại cho hết vào nồi, phi thơm rồi cho cà chua vào xào cho chín, ra nước, thì đổ nước dùng đã nấu ở bước chuẩn bị vào. Trút hết nước lọc tôm khi nãy vào trong nồi luôn.

– Đun sôi nước, sau đó nhỏ lửa nêm nếm lại. Nêm sao cho hơi nhạt một tí vì tôm thịt nấm khi nãy đã hơi mặn rồi.

  • Trình bày:

– Trước khi ăn thì trụng sơ bún qua nước sôi.

– Cho bún vào tô, xếp rau, tôm, thịt, nấm, thìa là lên mặt bún rồi chan nước dùng vào ăn nóng.

– Món này không quá phức tạp, chỉ là chuẩn bị nhiều nguyên liệu nên mới thành ra nhiều công đoạn. Nếu có nhiều thời gian chuẩn bị, bạn có thể thêm cá rô chiên giòn, chả lá lốt vào ăn chung, rất ngon nhé!

Bé Thúi.

Cách làm Chả cá trứng bắc thảo

Sự kết hợp giữa hai món rất hấp dẫn và đậm chất Á Đông là chả cá và trứng bắc thảo sẽ mang đến cho gia đình bạn một bữa ăn đầy phấn khích và thỏa mãn.
Nguyên liệu:

Cách làm:

– Chả cá thác lác mua về nếu đã nêm rồi thì làm luôn. Chưa nêm thì nêm 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cafe bột ngọt, 1/2 muỗng cafe tiêu, rồi quết nhuyễn.
– Hột vịt bắc thảo rửa sạch tro trấu, luộc chín rồi lột vỏ.
– Chả cá đem ôm chung quanh trứng một lớp mỏng tầm 6mm.
– Chuẩn bị chảo lên bếp, đun dầu hơi nóng thì sắp trứng đã bọc chả cá vào chiên lửa vừa. Chiên vàng đều các mặt.

Vậy là xong :v

Trước khi ăn bày ra đĩa, bổ trứng ra làm tư sao cho thấy phần lòng đen của trứng bắc thảo, cốt để cho đẹp mắt và ai cũng ăn được cái phần nồng nàn hấp dẫn này.

Món này pha mắm chua ngọt, ăn với cơm rất ngon, cũng có thể xịt tương ớt lên ăn như món nhậu hoặc ăn vặt, tiệc liên hoan như cá viên, bò viên, nem chua rán…Khi ăn kèm vài sợi rau đinh lăng thì rất ok!

Chúc cả nhà ngon miệng nhé!

Bé Thúi.

Cách làm KEM CAM

 Kem vị cam rất dễ ăn và ngon miệng. Cách làm cũng không khó. Các bạn cùng thử nhé! 🙂

Nguyên liệu
Làm sữa đông vị cam:
• 2 trứng gà
• 3 lòng đỏ trứng gà
• 1 chén đường
• 3 muỗng canh bột bắp
• 1-1/4 chén nước cam vắt
• 1 lạng bơ không muối, dạng khối, để ở nhiệt độ bình thường
• 1 chút màu thực phẩm (hồn, cam, đỏ tùy ý)

Làm kem:
• 1,5 chén sữa đông, làm lạnh
• 1,5 chén kem tươi đậm đặc, làm lạnh
• 5 muỗng canh đường

Cách làm

• Đánh bông trứng, lòng đỏ và đường với nhau trong chảo. Đánh đều bột bắp với một chút nước ép cam để tạo thành hỗn hợp hơi sệt. Trộn đều nước ép và hỗn hỗn hợp này vào hỗn hợp trứng ở trên. Nếu cần, có thể sử dụng màu thực phẩm.

• Đun chảo, đánh đều hỗn hợp với lửa vừa cho đến khi hỗn hợp dày đặc hơn, bạn sẽ mất khoảng 15 phút. Cần phải đảo đều cả đáy chảo để tránh bị cháy. Tắt bếp và đánh đều trong bơ. Vậy là bạn đã làm xong phần sữa đông.

• Cho sữa đông vào tô và cho vào tủ lạnh. Hỗn hợp sẽ tiếp tục dày lên. Cho thêm sữa đông được bọc trong bao nhựa vào tủ lạnh, để trực tiếp đẩy ngược lại sữa đông ban đầu.

screenshot.581

• Đánh bông phần sữa đông và kem với nhau cho đến khi chúng được trộn đều. Rải đều một muỗng súp đường trong lúc đang đánh bông. Chuẩn bị theo hướng dẫn trên hộp.

Theo Sheknows