Cách nấu Canh Nấm Đậu Hũ

Có nhiều công thức làm Canh Nấm chay khác nhau tùy sở thích mỗi người. Sau đây là cách đơn giản, cốt là để giữ lại mùi thơm và dinh dưỡng của từng loại nấm.

Nguyên liệu:

  • Nấm rơm: 150gr
  • Nấm kim châm: 100gr
  • Nấm hương (đông cô): 50gr
  • Đậu hũ (đậu phụ) non: 1 miếng
  • Cà rốt: 1 củ
  • Rau mùi vài cọng
  • Boa rô, một ít
  • Xì dầu, gia vị

Cách làm:

  • Chuẩn bị:

– Nấm hương khô ngâm vào nước ấm pha chút muối 20-30 phút cho mềm, cọ kỹ phía trong tai nấm cho hết cát.
– Nấm kim châm, nấm rơm ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút.
– Trong khi ngâm nấm thì xắt cà rốt thành miếng nhỏ vừa ăn, có thể tỉa hoa hòe nếu thích.
– Boa rô băm nhỏ
– Đậu phụ xắt miếng nhỏ vừa ăn.

  • Thực hiện:

– Cho ít dầu ăn vào nồi, dầu nóng cho boa rô băm nhuyễn vào phi thơm.
– Cho các loại nấm vào xào săn, nêm chút xì dầu, muối, hạt nêm chay vào cho vừa miệng, rồi trút hết ra tô để riêng.
– Đổ vào nồi 1 lượng nước vừa đủ nấu canh, cho cà rốt và nấm đông cô vào nấu sôi, sau khi sôi được 10 phút thì bỏ đậu hũ, nấm rơm, nấm kim châm vào, vặn nhỏ lửa, nấu sôi tiếp chừng 5 phút rồi tắt bếp. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
– Khi ăn múc canh ra tô, rải vài cọng ngò cắt ngắn.

Bé Thúi (MAV.vn)

Cách nấu bún nước lèo chay

Bạn đừng nghĩ rằng bỏ một ngày ăn chay thì có quyền dành cho ngày hôm đó một thực đơn qua loa “lót bụng”. Công việc và hoạt động trong ngày của bạn đòi hỏi một nguồn năng lượng dồi dào, vì thế, dù chỉ ăn chay 1 ngày, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cũng như khẩu vị để có 1 ngày ăn chay thực sự có ích.

Món bún nước lèo chay rất đơn giản từ khâu mua nguyên liệu đến khâu chế biến, bạn tham khảo nhé:

Bước 1: Chọn mua nguyên liệu

– Bún tươi.

– Tàu hũ non hoặc tàu hũ chiên (tùy ý).

– 1 củ sắn to.

– 1 củ su su.

– Nấm rơm + nấm đông cô tươi.

 

– Củ cải trắng + củ cải đỏ.

 

– Rau tần ô.

 

– 1 chai nước mắm chay + hạt nêm chay + đường + muối + dầu ăn + tiêu + ớt + hẹ + rau ngò.

Bước 2: Làm sạch và chuẩn bị nguyên liệu

– Củ sắn, su su, củ cải trắng, củ cải đỏ: bào vỏ, rửa sạch, cắt cục vừa ăn.

– Nấm rơm, nấm đông cô tươi: gọt bỏ phần đất và phần cuống nấm, rửa thật sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo.

 

– Rau tần ô: lặt khúc vừa ăn, rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng.

– Tàu hũ: cắt cục vừa ăn.

– Hẹ rửa sạch, cắt khúc 2cm.

– Nước mắm chay nguyên chất bỏ thêm nhiều ớt cắt lát.

Bước 3: Chế biến

– Bắc nồi lên bếp (nồi to một chút cho dễ nấu), đun 2 lít nước với lửa lớn.

– Nước sôi, bỏ củ sắn + củ cải đỏ + củ cải trắng + su su vào, chờ sôi dạo lại rồi vặn lửa liu riu, hầm từ từ cho ra nước ngọt. Bạn có thể bỏ củ cải trắng và su su vào sau vì 2 loại này nhanh mềm hơn.

– Hầm đến khi thấy các loại củ có độ mềm vừa phải (đừng để rục quá không ngon nữa), sau đó thêm nấm rơm và nấm đông cô vào, chờ sôi cho nấm chín.

– Cho tàu hũ vào cuối cùng, tránh khuấy mạnh làm nát tàu hũ. Nêm vào nồi nước lèo một ít nước mắm chay + muối + hạt nêm chay + đường, nếm lại thấy vừa ăn là được.

– Chờ nồi nước lèo sôi dạo lại lần cuối rồi tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức

 

– Cho bún tươi vào tô, chan nước lèo nóng hổi lên trên, rắc thêm hẹ, ngò và tiêu.

– Rau tần ô trụng qua nước sôi cho chín, ăn kèm với bún.

– Thêm chén nước mắm ớt chay để nêm vào tô bún hoặc chấm các loại nấm và rau củ, ăn rất ngon.

Chúc bạn có một ngày chay thật an lạc!

MÈO ĐEN

(Theo Thanhnien.com.vn)

Ăn chay: miến xào đậu ngự

Nguyên liệu:

  • Miến đỗ xanh : 2 lạng
  • Đậu ngự tươi : 1 lạng
  • Đậu phụ rán xắt sợi : 1 miếng nhỏ
  • Chả lụa chay thái sợi : 1/2 lạng
  • Bông hẹ, cà rốt thái sợi & giá :  1/2 lạng
  • Nấm mèo thái sợi : 3 tai
  • Nấm bào ngư : 1 lạng
  • Boa rô
  • Ớt sừng thái sợi
  • Ngò rí
  • Gia vị: Tiêu, dầu hào chay, dầu ăn, xì dầu, hạt nêm chay

Cách làm:

1. Sơ chế

  • Miến cắt khúc, ngâm nước 10′ cho mềm, trụng chín, ướp với 1 muỗng cafe hạt nêm  và 2 muỗng xì dầu.
  • Boaro thái lát. Nấm bào ngư xé vừa ăn. Bông hẹ cắt khúc 4 phân.
  • Đậu ngự lột vỏ, hấp chín

2. Thực hiện

  • Phi boa rô cho thơm, lấy phân nửa ra đem trộn với miến, rồi cho tất cả các nguyên liệu vào xào thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe dầu hào xốc đều nhanh cho các rau củ chín, cho miến vào đảo tiếp. Tắt lửa.

3. Trình bày

  • Miến xào cho ra đĩa, rắc thêm tiêu, trang trí ngò rí.

Mẹo:

  • Trộn miến vào gia vị trước khi xào để thấm đều gia vị.
  • Đậu ngự tươi rất mau chín nên hấp tới khi thấy đậu trong là được.

Bé Thúi (MAV.vn)

Cách nấu BÒ LÚC LẮC CHAY

Nguyên liệu cho món bò lúc lắc chay :

  • 200g thịt bò chay (khoảng 1 chén)
  • 50g ớt xanh (khoảng ¼ chén)
  • 50g ớt đỏ (khoảng ¼ chén)
  • 20g hành tây (khoảng 2 thìa súp)
  • ¼ cây hành boa-rô nhỏ
  • 1 thìa súp dầu hào chay
  • ¼ thìa cà-phê hạt nêm chay
  • 1 thìa cà-phê đường
  • 1 thìa súp dầu ăn
  • ¼ thìa cà-phê tiêu xay
  • Cà chua, xà-lách ăn kèm

Thực hiện :

  •  chay rửa sạch, để ráo nước, cắt miếng vừa ăn.
  • Ớt xanh, đỏ bỏ lõi, rửa sạch. Hành tây lột vỏ lụa. Thái ớt, hành tây thành miếng vuông vừa.
  • Hành boa-rô băm nhỏ.
  • Làm nóng dầu ăn, phi thơm hành boa-rô, cho lần lượt bò chay, ớt xanh, ớt đỏ, hành tây vào xóc nhanh tay.
  • Nêm hạt nêm, đường vừa ăn. Cho dầu hào chay vào đảo đều, tắt bếp.
  • Cà chua nhặt bỏ cuống, rửa sạch, thái lát mỏng. Xà-lách nhặt bỏ gốc già, rửa sạch, vẩy ráo nước.
  • Dọn bò lúc lắc chay ra đĩa, rắc một ít hạt tiêu xay lên mặt, dùng kèm với cà chua, xà-lách.
  • Mách nhỏ: Tùy khẩu vị của từng người mà có thể thêm bớt các nguyên liệu rau củ đi kèm như thơm, khoai tây, cà-rốt… Xào chín rau củ trước rồi mới cho dầu hào chay vào, đảo khoảng 2-3 phút cho thấm, tắt bếp.

Bí quyết nấu ăn chay

Ăn chay ngày nay đang rất phổ biến, tuy nhiên, nhiều bà nội trợ vẫn e ngại nấu món chay tại nhà do không quen. Hãy tham khảo những bí quyết nấu món chay vừa ngon miệng vừa đảm bảo dưỡng chất sau đây để trổ tài.

1. Lựa chọn nguyên liệu

– Trong các bữa ăn chay, do nguyên liệu thường thiếu nhóm thực phẩm từ động vật nên để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, cần phối hợp nhiều loại thực phẩm khi chế biến. Nấu nước dùng cần vài loại củ như cà rốt, sắn, su su, mía lau, củ cải muối, lê ngon hơn là chỉ dùng một loại. Món xào cần nấm, đậu, vài thứ rau hoặc củ.

– Vị ngọt thịt đem lại cảm giác ngon miệng và giúp món ăn thêm đậm đà. Vì vậy, hãy lựa chọn nhiều thực phẩm thay thế thịt để món chay không nhạt nhẽo. Vị ngọt thịt có nhiều trong măng tây, cà chua, tảo biển, đậu, bắp và hành tây.

– Những thực phẩm hơi dai vừa no lâu, vừa tạo cảm giác như nhai thịt sẽ làm người ăn hứng thú hơn. Có thể dùng mì căn, đậu hủ chiên, đậu hủ nướng, nấm nướng, các loại đậu, măng khô, ngũ cốc nguyên hạt.

– Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như kẽm trong đậu, hạt (hạt dẻ, hạt điều); canxi trong bông cải xanh, cải thìa; i-ốt trong muối, tảo bẹ; sắt trong ngũ cốc thô, trái cây khô, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), đậu hủ; B12 trong sữa đậu nành, ngũ cốc.

2. Gia vị và nêm nếm

Đối với món chay, gia vị tạo vị như muối, đường, nước tương, hạt nêm… chỉ là phần nền cho món ăn, nếu chỉ sử dụng những loại gia vị này thì món ăn rất đơn điệu. Vì vậy, cần sử dụng thêm gia vị tạo mùi và tạo màu để món ăn thêm đặc sắc.

– Lựa chọn gia vị tạo mùi có nguồn gốc thực vật từ thiên nhiên như bột cà ri, bột ngũ vị hương, bột quế, tương bần, chao, dầu mè, sả, ớt, tiêu, rau thơm… giúp người ăn thêm ngon miệng, có cảm giác như đang ăn món mặn.

– Nguyên liệu của món chay từ đậu, bột vốn có màu sắc trắng nhạt nhẽo, vì vậy sử dụng gia vị tạo màu như bột nghệ, gấc, lá dứa, màu điều, cà rốt, củ dền… làm món ăn phong phú về màu sắc và thêm hấp dẫn.

– Ngoài ra, khi nêm nếm món chay nên sử dụng gia vị có liều lượng vừa phải, không quá gắt, nhất là các vị cay và chua.

3. Cách nấu

– Ướp thực phẩm: có thể ướp gia vị để món ăn thêm đậm đà, nhưng thời gian ướp không quá lâu, thực phẩm dễ bị “ê” và giảm mất độ tươi ngon.

– Tránh nấu quá chín: trong món chay thường sử dụng rau củ quả là chính nên để đảm bảo vitamin và khoáng chất trong rau củ không bị hao hụt nhiều, cần nấu thức ăn vừa chín tới, nhất là các món rau xào.

– Sử dụng ít béo: chất béo nhiều không những làm mất cân đối về dinh dưỡng, mà còn làm thực phẩm mất đi hương vị thơm ngon vốn có.

– Canh lửa: không nấu thức ăn quá lâu trên lửa quá lớn; với những món hầm, kho, sau khi sôi, nhanh chóng hạ lửa để thức ăn được chín đều và không bị khô.

NGUYỄN NGOAN

Cách nấu PHỞ XÀO CHAY

PHỞ XÀO CHAY có thể làm một bữa ăn, hoặc là một món ăn kèm với cơm. Đây là món chay dễ làm dễ ăn mà cũng không kém phần ngon miệng, bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

– 200g sợi bánh phở
– 1 bó ngồng cải
– Nửa củ cà rốt
– 1 bìa đậu phụ
– Xì dầu, muối, bột ngọt
– 1 nhánh nhỏ me (loại dùng nấu canh chua)
– Lạc rang vàng, giã nhuyễn.

Cách làm:

– Bánh phở chần sơ qua nước sôi rồi dội nhanh qua nước lạnh để bánh phở không bị dính chùm. Sau đó để lên rổ cho ráo nước.


– Me đổ ra bát, thêm vào ít nước sôi, chần cho me tan. Lấy nước cốt me, bỏ hạt.


– Ngồng cải nhặt rửa sạch, thái khúc vừa ăn, tách lá và cọng riêng, nếu cọng lớn bạn bổ làm đôi. Cho ngồng cải vào chần qua nước sôi, vớt rau ra thố nước lạnh (có thể cho thêm vài viên nước đá) để rau vẫn giữ màu xanh.


– Cà rốt thái sợi.


– Đậu phụ chiên vàng, cắt thành các miếng nhỏ.

– Đun nóng dầu ăn, đổ cà rốt vào xào sơ, thêm ngồng cải, đậu phụ chiên vào xào, nêm vào ba thìa nhỏ xì dầu, ít bột ngọt, đảo đều.

– Tiếp đó đổ bánh phở vào, đảo đều cho ngấm gia vị. Cuối cùng rưới ít nước cốt me, nêm nếm cho vừa miệng là được.


Món phở xào chay của chúng ta thế là đã xong, rất nhanh và đơn giản đúng không nào? Bây giờ bạn hãy múc ra đĩa, rắc ít lạc đã rang vàng lên trên và mời cả nhà thưởng thức thôi nào. Chúc các bạn thành công!

Cách nấu 3 món chay ngon lạ

Những ngày rằm đầu tiên của năm mới, bạn có thể chuẩn bị cho gia đình những món ăn chay thanh đạm dễ làm. Tất nhiên là cũng ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng.

Canh chua chay

Nguyên liệu: Hai miếng đậu phụ, dứa, cà chua, nấm rơm, ngổ, giá, một ít me chua, muối…

– Đậu phụ cắt miếng nhỏ vừa ăn.

– Dứa gọt bỏ mắt chẻ làm tư rồi cắt lát. Cà chua bổ múi cau.

– Nấm rơm rửa qua với nước muối. Giá nhặt rửa sạch. Rau ngổ cắt khúc dài 3cm

– Phi thơm ít hành củ khô, cho dứa và ½ cà chua vào xào trước. Tiếp đến cho nước vừa đủ dùng vào nồi, khi sôi thì thả me để dầm, đến đậu phụ, giá, ½ cà chua còn. Nêm canh với chút muối và bột ngọt. Trước khi tắt bếp mới cho rau ngổ.

Rau củ giả thịt băm viên

1 miếng bí đỏ, 1 củ cà rốt, ít lá lốt và rau mùi, 2 muỗng bột mì, muối…

– Bí đỏ và cà rốt đều gọt vỏ, bào thành sợi thật nhỏ.

– Lá lốt và rau mùi đều thái nhỏ bằng cà rốt.

– Trộn đều bí đỏ, cà rốt, rau thái nhỏ với chút muối, ướp trong khoảng nửa giờ.

– Chắt hết nước từ hỗn hợp đã trộn, thêm 2 muỗng bột mì, hạt tiêu, hành củ khô băm nhuyễn rồi bắt đầu nặn thành viên.

– Đợi chảo dầu nóng già, cho từng viên rau củ vào rán vàng.

Ngô bao tử chiên giòn


Ngô bao tử, bột mì, chút muối
Ảnh minh họa

– Ngô bao tử rửa sạch, để ráo nước.

– Bột mì trộn với chút muối rồi pha với nước đủ để bột đặc quánh.

– Ngô bao tử nhúng vào bột mì và thả vào dầu ăn đã nóng già. Với món ngô bao tử chiên giòn hãy cho nhiều dầu ăn để ngô sẽ bị méo mó sau khi rán vàng.

Với hai món rau củ viên chiên và ngô bao tử rán giòn, bạn có thể chấm cùng xì dầu chay pha với tương ớt, ăn cùng cơm nóng, thêm bát canh chua thơm dịu mùi rau ngổ, bữa cơm mùa Vu Lan năm nay của nhà bạn càng thêm ý nghĩa.

Theo Hàn Giang (Dân Việt)