Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ…tai nạn nghề nghiệp

Mỗi món ăn ra đời đều đòi hỏi niềm đam mê cùng sự sáng tạo của người thực hiện. Tuy vậy, có không ít món ăn phổ biến lại được tạo ra đơn giản từ những… tai nạn nghề nghiệp.

Ốc quế


 

Những năm đầu thế kỷ 20, kem đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng phần ốc quế trong loại kem ốc quế hiện đại lại là một phát minh rất tình cờ ra đời tại thời điểm đó. Tại hội chợ St.Louis World’s Fair năm 1904, một người bán kem tên Abe Doumar đã cuộn một vài chiếc bánh ngọt mềm để giúp một người bán khác giữ kem của ông ta khỏi bị tan chảy. Mặc dù vẫn có nhiều cách giải thích cùng những câu chuyện khác nhau nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng đây là nguồn gốc sáng tạo của chiếc ốc quế ngày nay.

Sữa chua

 

Sữa chua đã có lịch sử rất lâu dài, bắt nguồn từ một thực phẩm phổ biến ở các quốc gia giáp biển Địa Trung Hải. Việc tạo ra sữa chua đến từ một tai nạn nhỏ khi vận chuyển sữa. Sữa được đặt trong bao da dê, sự kết hợp của sữa và vi khuẩn từ các bao chứa đã khiến sữa đông lại, dẫn tới quá trình lên men gây chua tự nhiên. Nhân loại đã đón nhận món ăn phổ biến hàng đầu thế giới một cách tình cờ như thế.

Bánh sandwich


Các phiên bản bánh mì kẹp thịt hiện nay phổ biến tới mức chúng có mặt ở mọi nền văn hóa. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng nhiều người tin rằng một nhà quý tộc được phong tước Earl of Sandwich (một danh hiệu dành cho các quý tộc Anh) tên John Montagu đã yêu cầu người giúp việc mang cho mình món ăn nhẹ bao gồm một miếng thịt kẹp giữa hai lát bánh mì khi đang tham gia một trò chơi. Người ta nói ông đã suy nghĩ về điều này như một cách tuyệt vời để có bữa ăn thuận lợi khi không có nhiều thời gian dùng bữa chính. Chiếc bánh sandwich nổi tiếng đã ra đời từ đó, mang theo một phần tên tước hiệu của người sáng tạo ra sản phẩm.

 

Rượu Champagne

 


Mặc dù rượu champagne lần đầu tiên được sản xuất phổ biến ở một vùng quê nước Pháp vào khoảng năm 1697 nhưng nhiều người tin rằng trước đó một bác sĩ người Anh tên Christopher Merret đã đưa ra khái niệm về thức uống có cồn từ năm 1660. Khi đó, vị bác sĩ đã xác định rằng việc thêm đường vào rượu rồi đóng chai sẽ dẫn tới quá trình lên men thứ hai, tạo ra loại rượu có vị ngọt. Tuy lịch sử rượu champagne có chút tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận sử phổ biến trên toàn thế giới hiện nay của loại đồ uống này.

Coca

Coca là đồ uống không cồn nổi tiếng nhất thế giới, đó là hiện thực hiển nhiên không ai có thể phủ nhận. Tuy vậy, loại đồ uống có ga này lại thực sự bắt nguồn từ một thức uống có cồn. Ban đầu, loại rượu chứa thành phần coca được biết tới với tên gọi Pemberton’s French Wine Coca là phát minh của tiến sĩ John Stith Pemberton vào năm 1885. Ông đã sáng chế loại thức uống này nhằm giúp các bệnh nhân bình ổn tinh thần. Sau đó, loại đồ uống trên buộc phải loại bỏ thành phần chứa cồn bởi đối diện với một lệnh cấm từ chính quyền. Coca không cồn chính thức xuất hiện từ đó và nhanh chóng trở thành bí quyết thành công của nhiều hãng sản xuất nước có ga trên thế giới.

Theo K.H/Mask

5 chợ đầu mối trái cây lớn nhất Việt Nam

Sau đây là 5 ngôi chợ đầu mối trái cây lớn nhất Việt Nam được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam và Hiệp hội Trái cây Việt Nam phối hợp với Vietkings giới thiệu:
1.Chợ Long Biên (Hà Nội)

Chợ đầu mối trái cây Long Biên nằm ở một vị trí thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa và rất gần trung tâm Thủ đô Hà Nội ( phường Phúc Xá, quận Ba Đình). Chợ có diện tích 27.148 m2, tổng số hộ kinh doanh là 1.087 hộ, trong đó ngành hoa, trái và rau củ quả chiếm 77%.

Chợ Long Biên họp về đêm, bất kể trời nắng hay mưa, cứ đến 22 giờ là chợ bắt đầu hoạt động. Trên đoạn đường đê Trần Nhật Duật, hàng chục chiếc xe chở đầy ắp hàng hóa (nhiều nhất là trái cây các loại) liên tục đổ hàng xuống chợ để chuẩn bị cho một cuộc mua bán, mối lái… nhận, giao hàng tiếp tục chuyển đi nơi khác tiêu thụ.

Trái cây ở chợ Long Biên rất nhiều chủng loại, từ: Thanh Long, cam, quýt, bưởi, mãng cầu (quả na), mít, dứa, nhãn, vải, dưa hấu… không có thứ gì ở cao nguyên có mà đây không có, không có loại trái cây gì ở miền Namcó mà ở đây không hiện diện. Mỗi ngày, lượng hàng hóa trái cây và nông sản vận chuyển đến chợ từ 250 đến 300 tấn. Đây là con số thống kê chính thức của Ban quản lý chợ Long Biên. Rầm rộ xe chở hàng đến, xe chở hàng đi… Mỗi ngày có hàng trăm xe tải lớn nhỏ ra vào như vậy. Đó chưa kể đến hàng ngàn xe thô sơ ra vào lấy hàng tấp nập…

2.Chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM)

Chợ đầu mối trái cây Thủ Đức nằm ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, ngay cửa ngõ phía Đông TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và Tây Nguyên. Đây là chợ đầu mối nông sản thực phẩm và trái cây lớn nhất ở TPHCM.

Với lợi thế diện tích rộng (20 ha), nằm tại ven đường xuyên Á, chợ đầu mối Thủ Đức hàng ngày đón nhận hàng trăm tấn hàng hóa nông sản và rau củ quả các loại từ miền Đông, miền Tây Nam bộ chở đến. Những thương nhân kinh doanh tại chợ đầu mối Thủ Đức, mỗi đêm, doanh số mua bán lên đến hàng trăm triệu đồng. Riêng việc kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, phần lớn là các hộ kinh doanh ở chợ đầu mối trái cây Cầu Muối ( Quận 1) di dời về đây. Mặt hàng trái cây ở chợ đầu mối Thủ Đức cũng đa chủng loại. Mùa nào trái đó: thanh long, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bưởi, cam, quýt, nho, ổi, mận… không biết cơ man nào kể cho hết. Người mua kẻ bán, công nhân bốc xếp, nhân viên trật tự… hoạt động liên tục suốt đêm ngày để hàng hóa được phân phối đi khắp nơi trong nước…

3.Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)

Chợ nổi Cái Răng là chợ trên sông, gần cầu Cái Răng, thuộc quận Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ chừng 6 km đường bộ. Đây là chợ đầu mối chuyên mua bán sĩ hoặc trao đổi các mặt hàng nông sản, thực phẩm, đặc biệt là trái cây ở miền Tây Nam bộ.

Chợ nổi Cái Răng hình thành từ xa xưa, lúc phương tiện giao thông đường bộ chưa phát triển, đi lại chủ yếu bằng ghe thuyền. Ngày nay, giao thông đường bộ đã phát triển nhưng chợ nổi trên sông phải vì thế mà giảm đi, ngược lại càng phát triển mạnh hơn.

Những mặt hàng trái cây ở chợ nổi Cái Răng đều đã được phân loại chất lượng, kích cỡ đồng đều. Chợ thường họp từ lúc trời còn tinh mơ và đến khoảng 9, 10 giờ sáng thì vãn khách dần. Giờ cao điểm từ 7 – 8 giờ. Mỗi năm chợ chỉ ngưng hoặc động vào các ngày Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch).

Các loại trái cây như: dừa, sầu riêng, bưởi, chôm chôm, nhãn, dưa hấu sơ-ri, dứa (khóm), đu đủ, sa-pô-chê…trên những ghe, xuồng hằng hà sa số…

4.Chợ nổi An Hữu – Cái Bè (Tiền Giang)

Nằm dọc theo cù lao Tân Phong trên sông Tiền thuộc thị trấn Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi trên sông An Hữu là nơi tập trung mua bán hàng hóa trái cây của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt ở đây, các mặt hàng trái cây chuyên canh của tỉnh Tiền Giang như: vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, dứa(khóm) Tân Lập, quýt Cái Bè, cha-pô Mặc Bắc, cam sành… được giới thiệu đến các thương lái và người mua rất nhiều.

Nhờ địa bàn thuận lợi (nằm ở đoạn sông Tiền giáp ranh 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre) nên chợ nổi An Hữu luôn tấp nập thuyền bè mua bán.

Chợ nổi An Hữu-Cái Bè họp suốt ngày với không khí nhộn nhịp, vui vẻ trên sông nên được du khách ưa thích tham quan. Vì vậy, chợ nổi ở đây ngoài việc mua bán, chợ còn là điểm để khách du lịch lui tới. Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang nắm bắt được điều đó nên tổ chức nhiều tua du lịch tham quan chợ nổi An Hữu-Cái Bè thuộc chương trình 3, 4, 5. Khách du lịch ngoài việc thưởng ngoạn cảnh đẹp trên sông quê, nhìn ghe thuyền tấp nập qua lại, còn được thưởng thức tại chỗ các loại trái cây tươi rói thơm ngọt hoặc mua về làm quà cho gia đình và người thân.

5.Chợ đầu mối Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Chợ đầu mối trái cây Cao Lãnh nằm tại ấp 2, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chợ có diện tích trên 5 ha, với những công trình bảo quản trái cây như: kho lạnh, trung tâm bảo quản trái cây tươi, khu nhà lồng, cơ sở chế biến trái cây

Tất cả những công trình thiết kế, xây dựng ở chợ đầu mối Cao Lãnh có kinh phí lên đến 19 tỷ đồng.

Theo Ban quản lý chợ đầu mối Cao Lãnh thì lượng trái cây các loại tiêu thụ hàng ngày ở chợ từ 120 – 150 tấn. Ngoài ra, giống xoài cát Hòa Lộc là loại trái cây hiện nay cũng được trồng nhiều ở Cao Lãnh (56, 2 ha).

Hiện nay, đến mùa xoài, ngoài các loại trái cây thường xuyên có ở chợ như: bưởi, sầu riêng, vú sữa, khóm, dừa,  chuối…, nơi đây còn có xoài cát Hòa Lộc với hàng trăm tấn bỏ mối đi khắp nơi.

Việt Nam là nước có khá nhiều chợ. Chợ tỉnh, chợ thành phố, chợ quận, huyện, chợ phường, xã, chợ tự phát…, ít ra cũng phải trên vài ngàn ngôi chợ, chưa kể đến hệ thống siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị. Điều đặc biệt nhất ở chợ Việt Nam là, bất cứ chợ nào dù lớn hay nhỏ cũng đều có gian hàng bán trái cây. Chợ đầu mối chuyên kinh doanh trái cây và hàng nông sản trên toàn quốc không nhiều, chỉ tập trung vào những vùng có nhiều trái cây, nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và hai thành phố lớn là: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ chợ đầu mối, hàng hóa sẽ được phân bố đi khắp các chợ trong khu vực để phục vụ người tiêu dùng. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam và Hiệp hội Trái cây Việt Nam, có 5 ngôi chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam

7 MÓN ‘KHÔNG ĐƯỢC’ BỎ QUA KHI ĐẾN VỚI NAM ĐỊNH

Đến với đất Thành Nam, không chỉ để tham quan các địa danh văn hóa nổi tiếng, các khu dự trữ sinh quyển thế giới, hay để tham dự các lễ hội truyền thống lâu đời. Du khách còn phải nếm trải những hương vị rất riêng biệt ở đây mới thỏa hai chữ “ăn chơi”. 

– Ở mỗi một vùng quê Việt Nam đều có những món ăn riêng biệt để gợi nhớ về cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn. Và Nam Định cũng là một địa danh có nhiều đặc sản thơm ngon khiến du khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Bánh gai

Nam Định là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và nó là thứ đặc sản tiêu biểu của đất Thành Nam này. Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi. Đây là món bánh gai truyền thống giữ được hương vị nguyên bản của lá gai và gạo nếp. Cùng với nhân bánh là sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu như đỗ xanh bỏ vỏ, thịt mỡ, lạc, sen, dừa… mỗi loại một chút nhưng những nguyên liệu đó đủ để hòa quyện vào nhau và tôn lên một mùi vị khác biệt, thơm ngậy và ngọt bùi.

Ảnh: Internet.

Con cái Nam Định về quê thăm quê rồi ra đi với những xấp bánh gai nằm lặng lẽ trong valy như gói ghém tâm tình của kẻ ở người đi, với man mác buồn vui của quê nhà yêu dấu cùng tấm lòng tha thiết về Thành Nam.

Bánh nhãn

Có tên gọi là bánh nhãn nhưng không phải vì thế mà bánh nhãn được làm từ quả nhãn mà vì bánh nhãn Nam Định nổi tiếng là vàng óng, tròn ngon như long nhãn. Bánh nhãn thơm ngon, ngọt, giòn hấp dẫn ngay từ cái nhìn bề ngoài của nó.

Ảnh: Internet.

Được làm từ các nguyên liệu truyền thống như gạo nếp Hải Hậu, trứng gà, mỡ lợn, tất cả được làm thật tỉ mỉ và công phu mới có thể tạo thành món bánh giòn, mát, ngọt đầy hấp dẫn như thế này.

Phở bò

Có thể nói phở Nam Định được coi là một loại phở đặc biệt. Đặc biệt ở đây không phải là vì nó khác biệt ở cách làm hay hương vị mà ngay cả khi du khách có thể tận mắt chứng kiến chủ quán nấu phở thì họ cũng không biết được tại sao lại cho ra được một bát phở ngon lành như thế.

Ảnh: Internet.

Một bát phở ngon không thể thiếu nước dùng trong ngọt cùng với bánh phở trắng mềm, miếng thịt đều nhau, ăn vào không dai mà còn ngon đến miếng cuối cùng. Thêm một chút chanh tươi, ớt và rau thơm thì càng làm tăng thêm sự hấp dẫn của bát phở. Vậy nên để có được một bát phở nguyên gốc thì mỗi một nguyên liệu nhỏ cũng làm nên hương vị đặc biệt của nó.

Kẹo sìu châu

Khi được thưởng thức chiếc kẹo sìu châu thì người ta có thể cảm nhận được hương thơm vương giả như hoa lan, ăn vào sẽ nhận ra ngay hương vị thơm ngon, đặc sản của vùng quê Nam Định.


(ảnh 4: nguồn internet)

Kỹ thuật làm kẹo sìu châu được xem là một tuyệt đỉnh của kỹ thuật làm kẹo lạc. Để nấu được kẹo, người thợ cần phải có đôi tay tinh tế, phải giữ được nhiệt độ ổn định của bếp và khó nhất là sự cân đong đo đếm của những nguyên liệu làm nên chiếc kẹo sìu châu.

Nem nắm

Trải qua bao thăng trầm biến cố, nem nắm Giao Thủy được coi là món đặc sản của người dân thành Nam. Được làm từ bì, thịt lợn trộn thính và gia vị, rồi được nắm lại trong lá sung, nhưng khi ăn bạn sẽ hết sức bất ngờ từ mùi thơm đặc trưng và vị ngọt, béo ngậy, là món ăn rất được yêu thích tại Nam Định và cả trong bữa ăn thường ngày của người dân.

Ảnh: Internet.

Để có nắm nem ngon, nguyên liệu bì lợn phải được tuyển chọn từ những con lợn khỏe, miếng bì phải làm sạch lông và dính chút mỡ, thường chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không nhiều mỡ, sẽ không ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Bì lợn làm nem được thái thủ công.

Điều làm nên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính, phải làm từ gạo tám Nam Định mới dậy mùi. Thính sau đó được trộn đều với bì lợn và thịt lợn đã sơ chế ở trên. Từng hạt thính nhỏ li ti quyện chặt lấy từng sợi bì, đảo đều tay nghe xào xạo vui tai, rồi nắm chặt. Để thưởng thức món nem nắm Giao Thủy, bạn chỉ cần cuốn nem nắm vào lá sung, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu là xong. Vị béo béo ngầy ngậy nhưng không ngán cùng với vị đắng chát nhẹ của đinh lăng sẽ làm bạn nhớ mãi. Bởi thế, người xưa đã có câu: “Tay cầm bầu rượu nắm nem”.

Cá nướng úp chậu

Những ngày đầu xuân, vào bất cứ gia đình nào tại Nam Định, bên cạnh những món ăn truyền thống, bạn sẽ được chủ nhà mời một món cá nướng rất đặc biệt. Đó là món cá nướng úp chậu với phần da cá vàng ươm, giòn dai như mực nướng, phần thịt chắc nịch, thơm phức.

Ảnh: Afamily.

Những chú cá tươi roi rói sẽ được “nhốt” vào một chiếc chậu nhôm chuyên dụng, xung quanh xếp gạch và lót một lớp rơm, lá chuối bên dưới. Khi đã kiểm tra chậu úp cá chắc chắn, đầu bếp bắt đầu trải rơm đốt xung quanh thành chậu, phía trên chậu liên tục trong 30 phút. Rồi phủ kín chậu bằng một lớp trấu dày, tiếp tục đốt rơm và trấu trong vòng 5 tiếng. Điều quan trọng là người nướng cá phải giữ lửa đều để sao cá chín nhờ nhiệt hấp thụ qua chậu chứ không được để lửa bén vào bên trong, cá sẽ bị chín cháy, hoặc bị chảy nước. Khi hoàn thành cá chín đều vàng óng và thơm ngon thì đó là sự khéo léo, kiên trì và một “bí kíp” gia truyền trong việc nướng cá.

Chè kho

Không cầu kỳ như chè cung đình Huế, không đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu như chè miền Nam mà món chè kho Nam Định chỉ được làm bằng những hạt đỗ xanh nhỏ, lòng vàng, tơi bở và lượng đường vừa đủ. Qua bàn tay khéo léo của người nấu, người ta đã cho ra những đĩa chè ngon. Ăn miếng chè kho, nhấp một ngụm trà sen, cảm nhận cái dư vị thơm dẻo, ngọt ngào đan quyện trong vị thanh mát, mới thấy được cái tinh túy của đất trời giao hòa trong buổi đầu xuân và tấm chân tình của người Nam Định mến khách. Chỉ từng ấy dư vị thôi nhưng cũng đủ làm khắc khoải trong ký ức của biết bao người con xa quê. Dân dã mà ấm áp đến lạ thường.

Ảnh: Internet.

Ngay trong những ngày bình thường ta cũng có thể bắt gặp những đĩa chè kho thơm thảo. Nhưng dư vị của đĩa chè ấy chỉ thực sự đọng lại trong không khí ấm áp của ngày lễ, ngày tết, khi cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, nhâm nhi chén trà nóng, cùng sẻ chia dự định tương lai.

Vũ Minh Thu, Vietnamnet.vn

Cách làm sợi bánh canh

Nguyên liệu & dụng cụ:

– Đồ ép sợi bánh canh hoặc bún bò Huế
– 400 gr bột bánh cuốn
– 50 gr bột năng
– 1 muỗng canh muối
– 3 muỗng canh dầu ăn

Xem thêm: Cách nấu bánh canh nước loãng.

Cách làm:

Nhào bột:
– Bỏ tất cả nguyên liệu vào thau, chế thêm 300 ml nước sôi rồi nhồi bột cho đều.
– Chế khoảng 200ml nước ấm vào thau bột, nhồi cho tới khi bột mịn dẻo, không vón cục.

Ép bột:
– Chuẩn bị một nồi nước sôi loại cao (để khi ép sợi không bị dính chùm).
– Dùng đồ ép bánh canh (mua ngoài chợ) ép bột cho ra sợi vào nồi nước đang sôi, ép mạnh tay và đều để sợi bánh canh dài.
– Sau đó nhúng đồ ép vô nước sôi cho sợi đứt rời ra khỏi đồ ép. Chờ tới khi sợi bún trồi lên, thì vớt ra bỏ vào nước lạnh. Tiếp tục ép tiếp cho hết bột.

-Làm xong rửa lại lần nữa bằng nước lạnh.

Bé Thúi (MAV.vn, facebook Món ăn Việt Nam)

Cách nấu bánh canh (dạng nước loãng)

Bánh canh là món ăn phổ biến từ miền trung tới miền nam Việt Nam. Bánh canh dễ ăn, dễ kết hợp nên có rất nhiều cách ăn, cách nấu khác nhau. Hãy cùng MAV.vn làm món Bánh canh khá quen thuộc đó là bánh canh tôm thịt dạng nước loãng nhé! :)

Nguyên liệu

  • Bánh canh
  • Thịt nạc thăn
  • Tôm lột vỏ
  • Mỡ heo
  • Xương gà ,
  • Hành, ngò, rau sống, hành phi

*** Đây là nước dùng căn bản của bánh canh nước loãng, bạn có thể dùng để ăn với tôm thịt, hoặc giò heo, huyết (tiết) luộc… tùy thích.
***Xem thêm Cách làm sợi bánh canh.

Cách làm

-Mỡ heo xắt mỏng rán lên làm tóp mỡ, thái thành miếng nhỏ.
-Tôm lột vỏ, bỏ đầu và chỉ.
-Xương gà chần qua nước sôi sau đó bỏ vô nồi đun cho sôi rồi nhỏ lửa, hớt bọt. Hầm trong 1-3 tiếng tùy thời gian bạn có. Hầm lâu thì nước sẽ ngọt hơn. Hầm xong thì vớt xương đem bỏ.
-Thịt heo chia làm 2 phần, một phần bằm nhuyễn, phần còn lại đem luộc trong nồi nước gà. Thịt chín vớt ra bỏ trong tô nước lạnh, sau đó thái mỏng vừa ăn.
-Làm nóng chảo, cho hành vào khử cho thơm rồi bỏ thịt băm vào xào cho thịt chín, tơi ra.
-Nấu một nồi nước sôi, trụng bánh canh vào tới khi thấy mềm, dẻo thì đổ ra rổ, xả lại qua nước lạnh.
-Nước dùng gà bắc lên bếp cho sôi trở lại, bỏ tôm vào nấu chín rồi vớt ra. Nêm nếm lại gia vị trong nước dùng cho vừa ăn là được.

Trình bày:
-Bỏ bánh canh vào bát trước, tôm thịt để lên trên, rồi tới tóp mỡ, hành phi, hành ngò xắt nhỏ, rồi mới chan nước dùng lên.
-Ăn nóng. Có thể ăn với mắm ớt, sa tế, đều ngon.

Bé Thúi (mav.vn, facebook Món ăn Việt Nam)

10 BÀI THUỐC TRỊ HO SẴN CÓ TRONG NHÀ BẠN

Những cơn ho dai dẳng luôn kéo theo sự mệt mỏi và khó chịu cho cơ thể, và mọi người thường đến bác sĩ để mua thuốc. Thực tế, có những bài thuốc ho rất hiệu nghiệm ở chính trong những thực phẩm hàng ngày.

Chanh:

Cũng như tắc, chanh có tác dụng làm giảm ho. Cách dùng phổ biến là chưng cách thủy với đường phèn mật ong, pha với nước ấm và đường, hoặc xắt miếng mỏng ngâm muối để ngậm. Hạt chanh và tắc cũng có thể chữa ho.

Mật ong:

Mật ong là thực phẩm chữa ho nổi tiếng trong dân gian. Có nhiều cách trị ho từ mật ong nhưng hiệu quả nhất là ướp mật ong với hành. Bạn trộn 2 muỗng mật ong với hành đã thái lát, đậy kín trong 5 tiếng. Sau đó cứ khoảng 3 giờ bạn ăn một muỗng, sẽ thấy đỡ ho dần.

Gừng:

Gừng chữa ho là điều ai cũng biết. Có thể phối hợp với mật ong bằng cách trộn hai thứ này lại nhấm nháp từ từ sẽ đẩy lùi nhanh chứng ho.

Quất:

Trong quả quất (tắc) có nhiều tinh dầu, pectin, đường và các vitamin giúp chống viêm, long đàm, tăng sức đề kháng và giảm ho hiệu quả. Có thể ngâm quất với muối để nhấm nháp hoặc pha nước uống. Quất chưng cách thủy với đường phèn cũng là bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian.

Dâu tây:

Dâu tây rất tốt cho sức khỏe, nó còn là thuốc trị khô ngứa họng hiệu quả. Có thể ăn dâu, ép lấy nước hoặc xay sinh tố.

Ổi:

Nếu bị ho do viêm họng dị ứng, bạn ra vườn hái quả ổi xanh nướng lên rồi ăn. Ăn khoảng vài ngày cổ họng sẽ hồi phục.

:

Quả lê khoét lỗ, nhét cục đường phèn vào trong rồi cho vào bát đem hấp cách thủy cho đến khi lê chín mềm…. Sau đó bạn chỉ việc xắn ra ăn và chờ kết quả tốt.

Nghệ:

Uống nước ấm, pha với bột nghệ và một ít muối là phương pháp dân gian hiệu quả để trị viêm họng. Bạn cũng có thể chưng cách thủy nghệ, gừng, chanh với đường phèn (hoặc mật ong) để tăng thêm hiệu quả.

Khế:

Những quả chua như khế, tắc có tác dụng trị ho tốt. Với khế, bạn chỉ cần chấm với muối rồi ngậm trong miệng lấy tinh thần, sau đó ăn như bình thường. Nếu sợ chua thì ngâm mật ong hoặc chưng đường phèn.

Nho khô:

Nếu trong nhà có nho khô và người bị ho cùng lúc. Bạn đem nho khô nghiền nhỏ rồi trộn với nước, đường, chưng cách thủy rồi để nguội và cho người bị ho ăn.

Mỹ Lạo tổng hợp.

10 CÁCH DÙNG TỦ LẠNH MANG LẠI BỆNH TẬT CHO BẠN

Những thói quen thường ngày như không đậy nắp thức ăn thừa, để lẫn thực phẩm sống chín, để trứng ở cánh tủ, dùng bình nhựa đựng nước đặt trong tủ lạnh, để cơm nguội hay hộp sữa giấy trong tủ lạnh, đặt thịt ở ngăn trên cùng….đều là nguy cơ biến tủ lạnh của bạn thành ổ vi khuẩn.

Theo một nghiên cứu cho rằng, bên cạnh những nguy cơ ngộ độc từ thức ăn đường phố thì ngộ độc thực phẩm tại nhà mới chiếm số đông. Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn, khiến nhiều người chỉ đi chợ 1 tuần, 1 lần, thức ăn chất chứa, bảo quản trong ngăn mát và ngăn đá để dùng dần. Tuy nhiên không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết. Đặc biệt, những thói quen xấu của chúng ta còn có thể gây hiện tượng “ ngộ độc thực phẩm tủ lạnh”. Những thói quen xấu dưới đây bạn cần tránh xa để bảo vệ sức khỏe gia đình:

Không đậy nắp thức ăn thừa

Hàng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên trên chiếc đĩa bát, và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng vô tư để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay túi bóng bảo quản. Từ đây, vi khuẩn có điều kiện để sinh sôi nảy nở và chắc chắn tủ lạnh nhà bạn sẽ luôn có mùi khó chịu. Bởi vì với nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ lạnh, một số loài vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hoặc giảm hoạt động chứ không hề bị tiêu diệt hoàn toàn Còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển, đó là chưa kể đến có nhiều loại vi khuẩn hiện nay rất ưa lạnh.

Bạn nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Đồng thời bạn nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnhhiện đại có khả năng xử lý nhiệt.

Để lẫn thực phẩm sống chín

Nhiều gia đình rau mua về chưa cắt gốc, cá tươi, trứng vẫn còn dính phân, thịt các loại, hoa quả tươi chưa rửa… đã để vào tủ lạnh. Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn được lê la khắp chợ hay nước từ đồ ăn dây ra vô tình đã chảy, dính khắp tủ lạnh.Đồng thời với đó, đồ ăn chín ăn chưa hết cũng được… tống vào đây. Tất cả những điều đó khiến tủ lạnh trở thành kho chứa thực phẩm hỗn độn trong khi vấn đề vệ sinh lau chùi không thường xuyên.

Vì thế , đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.

Mở tủ lạnh quá lâu

Nhiều gia đình có thói quen mở tủ lạnh để một lúc lâu mới đóng. Đây là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập. Một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1độC đến 4 độC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mát mềm, thịt, cá…

Để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh

Bạn để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn. Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Giáo sư Humphrey khuyên bạn nên lau tủ lạnh 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, Riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.

Để trứng ở cánh tủ

Có một thói quen của bao bà nội trợ đó là để trứng trên cánh tủ lanh. Theo nghiên cứu, bạn không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Theo các chuyên gia người Anh nói rằng trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ phù hợp (0,6-2,2 độ C) để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong trứng gây ung và hỏng trứng. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

Để khoai tây trong tủ lạnh

Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây. Vì vậy, thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây. Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.

Đặt thịt ở ngăn trên cùng

Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống. Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.

Không rửa rau sống trước khi bỏ tủ lạnh

Chúng ta thường không để ý tới vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.

Để các hộp sữa giấy trong tủ lạnh

Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.

Để cơm nguội trong tủ lạnh

Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.

Theo suckhoedoisong.vn

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN CÙNG NHAU

Đây là những thực phẩm thường đi cùng nhau trong thói quen ẩm thực ở nhiều nơi, tuy vậy, nếu gạt ra ngoài vị ngon và sự khoái khẩu khi ăn, thì chúng lại mang lại những tác động không tốt cho cơ thể.

1. Uống bia, ăn hải sản 

Trong bia chứa nhiều vitamin B1, có khả năng làm phân hủy purine và nucleotide trong hải sản. Ăn kèm hai thứ này làm tăng lượng acid uric trong máu, gây nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu và bệnh gút.

2. Trứng và sữa đậu nành

Ăn hai thứ này một lúc sẽ làm giảm hấp thu protein trong người.

3. Sô cô la và sữa

Có thể bạn không tin, nhưng ăn chocolate với sữa là không tốt. Trong sữa có nhiều protein, calci, những thứ khi tác dụng với acid oxalic trong chocolate sẽ tạo ra calci oxalate không tan trong nước – gây nguy cơ khô tóc, tiêu chảy và những tác động ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, tăng trưởng ở người.

4. Hải sản và trái cây

Ăn hai thứ này một lúc sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, người có hệ tiêu hóa yếu sẽ dễ bị đau bụng, ói mửa, tiêu chảy.

5. Thịt nguội và đồ uống chứa acid lactic

Trong các loại thịt nguội như jambon, thịt muối, xông khói, xúc xích… thường có nitrate để bảo quản thực phẩm và ngăn sự tạo ra chất độc. Nhưng khi nitrate gặp acid hữu cơ (như acid lactic, acid citric, acic tartaric…), chúng sẽ tạo thành nitrosamine, một chất độc gây ung thư. Những thực phẩm lên men thường chứa acid lactic như nem, sữa chua…

6. Khoai tây với thịt bò

Khoai tây với thịt bò cần những nồng độ acid khác nhau để tiêu hóa, vì vậy ăn chung chúng sẽ làm thực phẩm ở lâu trong dạ dày, gây khó chịu cho bạn.

7. Rau bina và đậu phụ

Trong đậu phụ chứa nhiều magie clorua, calci sunfat, còn trong rau bina (cải bó xôi) có acid oxalic. Hai chất này kết hợp sẽ tạo ra magie oxalate cùng calci oxalate – hai chất kết tủa có thể làm giảm sự hấp thu calci và gây sỏi trong thận.

8. Củ cải và các loại trái cây

Củ cải là nguồn sản sinh ra thiocynate, sẽ khiến flavonoid trong trái cây chuyển hóa thành một chất không tốt cho chức năng tuyến giáp.

9. Lá hẹ và đậu phụ

Calci trong đậu phụ khi gặp acid oxalic trong hẹ sẽ tạo ra calci oxalate, làm giảm sự hấp thu calci và gây ra sỏi thận.

10 Trà và trứng

Trà có nhiều chất chứa tính acid, khi gặp sắt trong thành phần của trứng, chúng sẽ kích thích lên dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Mỹ Linh (theo Peopledaily)

7 sai lầm khi ăn sữa chua

Hầu hết mọi người cho rằng sữa chua ăn càng đặc càng tốt, nhưng nhiều sữa chua đặc là vì cho thêm các chất như hydroxypropyl tinh bột phốt phát, pectin, gelatin, rất không tốt cho sức khỏe của bạn.

1. Sữa chua thích hợp với tất cả mọi người

Sữa chua mặc dù tốt nhưng không có nghĩa thích hợp với tất cả mọi người. Những ai mắc bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột phải cẩn thận khi ăn sữa chua, trẻ dưới một tuổi không nên ăn. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, viêm túi tụy và viêm mật cũng không nên ăn sữa chua có đường, nếu không sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh.

Sữa chua thích hợp nhất với nhóm người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, làm việc với máy tính, bị táo bón, thường dùng thuốc kháng sinh, loãng xương, bệnh về tim mạch.

2. Ăn sữa chua chống đói

Ăn sữa chua có thể giúp giải tỏa cơn đói tạm thời, nhưng dù sao bạn cũng không nên phát huy. Bởi khi bụng rỗng, nồng độ pH trong dạ dày tăng, khuẩn lactobacillus có trong sữa chua dễ bị axit trong dạ dày giết chết, làm giảm tác dụng của nó.

Hơn nưa, bạn nên ăn sữa chua sau khi ăn cơm 1-2 tiếng. Bởi lúc này dịch dạ dày được pha loãng, nồng độ axit trong dạ dày giảm sẽ tốt hơn cho sự sinh trưởng của khuẩn lactobacillus. Ngoài ra, ăn sữa chua buổi tối cũng rất tốt cho sức khỏe.

Lưu ý: Bạn phải đánh răng sau ăn sữa chua, nếu không vi khuẩn và các chất có tính axit trong sữa chua rất dễ gây tổn thương răng.

3. Sữa chua có thể kết hợp với tất cả

Sữa chua kết hợp với một số thực phẩm khác sẽ mang lại khẩu vị hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp ăn sữa chua với một số thuốc kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, chúng có thể sẽ giết chết hoặc phá hủy khuẩn lactobacillus trong sữa chua. Ngược lại, sữa chua rất thích hợp để ăn kèm với tinh bột trong bữa sáng như cơm, mì, bánh bao, bánh mì…

4. Ăn sữa chua giảm béo

Sữa chua chứa hàm lượng lớn khuẩn lactobacillus hoạt tính, có tác dụng điều tiết cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể rất tốt, giúp thúc đẩy nhu động dạ dày, giảm nguy cơ bị táo bón. Những ai bị táo bón trong thời gian dài có liên quan nhất định đến việc tăng thể trọng cơ thể. Lúc này, ăn sữa chua vừa có tác dụng nhuận tràng, lại làm tăng cảm giác no, giúp bạn giảm đáng kể lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Tuy nhiên, bản thân sữa chua cũng có hàm lượng nhiệt lượng nhất định nên bạn đừng lấy sữa chua vào mục đích giảm béo, đấy hoàn toàn không phải lựa chọn thông minh.

5. Sữa chua có thể uống nóng

Mọi người đều biết trong sữa chua có hàng nghìn hàng vạn vi khuẩn tốt cho cơ thể, nhưng lại không biết làm thế nào để bảo toàn chúng.

Sữa chua mới sản xuất, bên trong hầu hết là vi khuẩn sống, và chỉ để ở môi trường lạnh chúng mới duy trì được sự sống của mình. Nhưng có người lại thích làm nóng sữa chua rồi mới uống mà không biết làm như vậy là phản tác dụng vì bạn đã vô tình giết chết khuẩn có lợi trong sữa chua.

6. Sữa chua hoa quả nhiều dinh dưỡng hơn

Nếu muốn làm phong phú khẩu vị sữa chua, bạn hãy tự mình chế biến một cốc sữa chua hoa quả dầm tươi ngon, bổ dưỡng chứ không nên chọn sữa chua hoa quả bán sẵn trên thị trường (vì hầu hết chúng đã qua bước gia công chế biến, khiến thành phần dinh dưỡng bị giảm nhiều).

7. Sữa chua càng đặc càng tốt

Hầu hết người tiêu dùng cho rằng sữa chua càng đặc ăn càng tốt, nhưng thực tế rất nhiều sữa chua đặc chỉ vì cho thêm các chất làm đặc như hydroxypropyl tinh bột phốt phát, pectin, gelatin. Quá nhiều chất làm đặc mặc dù có thể làm thỏa mãn khẩu vị, nhưng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.

Thế Đan (theo Sina, vnexpress.net)

Cách nấu XÔI ĐẬU PHỘNG đơn giản dẻo ngon bằng nồi cơm điện

 

Xôi đậu phộng (xôi lạc) là món ăn sáng rât quen thuộc ở khắp ba miền. Và hiện nay thì nấu xôi lạc đã không còn khó nữa với việc ai cũng có nồi cơm điện trong nhà.

Nguyên liệu:

  • Nếp loại dẻo, thơm: 5 lạng
  • Lạc: 2 lạng
  • Nước dừa (nếu không có thì dùng nước lọc)
  • Vừng rang (mè)
  • Muối
  • Dừa nạo sợi (ăn kèm nếu thích)

Cách làm:

Chuẩn bị:
Ngâm lạc khoảng 2 giờ.
Nếp vo với ít muối cho sạch rồi vo lại bằng nước sạch, để cho ráo.
Phần muối vừng ăn kèm: lạc, vừng rang giã nhỏ, trộn với muối đường cho bùi bùi vừa ăn là được.

Thực hiện: Cho lạc và nếp vào nồi cơm điện, trộn lên cho đều. Sau đó cho nước dừa vào ngập mặt nếp.
Bật nồi nấu như bình thường.
Khi xôi cạn nước, nồi cơm chuyển qua chế độ hâm thì để vậy khoảng 5 phút, sau đó bật lên nấu lần nữa cho tới khi nồi cơm chuyển sang chế độ hâm lần 2, thì để tầm 30 phút cho xôi chín.
Khi ăn cho muối vừng vào, rắc dừa sợi lên ăn sẽ ngon hơn.

 

Bé Thúi (mav.vn, facebook Món ăn Việt Nam)

Những thực phẩm quen thuộc nhưng kỵ với thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm ưa thích của nhiều người, nhưng nó cũng kỵ với một số thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, kết hợp thịt với những món kỵ sẽ gây hại tới sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, gà có vị ngọt, tính ấm, làm bổ tinh tủy, ôn trung ích khí. Thịt gà được coi là món đại bổ, thường dùng bồi bổ cơ thể ốm o,  sút ký, xuống sức, khó tiêu, kén ăn, ỉa chảy, phù nề, đái rắt, đái hạ, di kiết lỵ, huyết trắng, tiểu đường và bổ sung sữa cho bà mẹ ít sữa.Tuy vậy không phải lúc nào ăn thịt gà cũng an toàn, có những món rất quen thuộc mà lại kỵ với thịt gà, chúng ta phải lưu tâm.

Tôm: Cả tôm và gà đều cam ôn, dễ động phong. Ăn chung dễ sinh ngứa ngáy khắp cơ thể. Muốn giải độc hãy nấu nước rau kinh giới uống.

– Cá chép: Thịt gà ngọt ấm, cá chép ngọt lạnh, ăn chung sẽ sinh ra nổi mụt nhọt hoặc phát trường ung. Nếu bị, nấu nước đậu đen uống để giải.

Cơm nếp: Cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm, theo danh y An Nhân, nếu kết hợp cơm nếp với gà sẽ là điều kiện thuận lợi để sản sinh sán sơ mít, do vậy nên hạn chế ăn 2 thứ này 1 lúc.

Tỏi, cải và hành sống:  Thịt gà vị ngọt tính ẩm, trong khi tỏi thì đại nhiệt, cải và hành sống tính ngọt lạnh, nếu dùng phối hợp sẽ sinh nhiệt hoặc hàn nhiệt giao tranh trong cơ thể, làm dễ bị lỵ, tổn thương khí huyết.

– Muối mè và rau kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng gan. Mè vị cam, có tác dụng dưỡng gan, dưỡng huyết khu phong, rau kinh giới có vị cay tính ôn phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Cho nên khi dùng kết hợp những món này sẽ ảnh hưởng đến can phong, làm cho chóng mặt, ù tai, run rẩy khắp mình mẩy và ngứa vùng đầu não.

Chú ý: Người có cơ địa thuộc dạng mẫn cảm, dễ dị ứng như là bị phong thấp, hen suyễn thường hay có triệu chứng mẩn ngứa, nổi ban, khó thở khi ăn da gà hay gan gà. Theo kinh nghiệm dân gian, khi làm các món gà nên đập giập củ gừng hoặc thái lát củ gừng bỏ vào, vừa làm tăng hương vị vừa giải mẫn cảm cho những người này.

Bạnh Bư – Tổng hợp.

Cách nấu Canh chua gà

Thịt gà khi đem nấu canh chua luôn mang lại cảm giác thích thú đặc biệt, ví dụ như Gà nấu lá giang, Gà nấu canh chua me…

Nguyên liệu:

Gà: 400gr
Dứa: nửa trái
Đậu bắp: 5 trái
Cà chua: 1 trái
Dọc mùng (bạc hà): 1 cây
Rau om, ngò gai, đường, ớt, hành tỏi gia vị.
Nước mắm
Me chín: 1/2 vắt

Cách làm:

Chuẩn bị: Gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn, rồi cho vào tô
Hành, tỏi băm nhuyễn rồi bỏ vào gà, ướp với muối, bột ngọt, tiêu trong 15 phút.
Dứa bỏ mắt, chia làm hai phần: 1/3 trái băm nhuyễn, 2/3 trái còn lại xắt miếng tam giác nhỏ vừa ăn. Cà chua xắt múi cau. Bạc hà tước vỏ xắt lát vừa ăn.
Me dầm với nước nóng lấy cốt, phần hạt và bã đem bỏ.

Thực hiện: Làm nóng nồi, cho ít dầu ăn vào, cho dứa băm vào xào cho thơm rồi bỏ gà đã ướp vào xào sơ cho thịt săn. Cho thêm 2-3 chén nước, nấu lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho chín gà. Dùng đũa đâm vào kiểm tra, gà mềm rồi thì cho bac hà, cà chua, phần dứa còn lại và nước cốt me vào. Nêm nếm gia vị chua ngọt vừa ăn rồi nấu tiếp cho sôi lần nữa, tắt bếp, cho ngò gai, rau om vào.

Múc canh ra tô, rắc ít tiêu, có thể chan xíu mắm ớt nếu thích cay.

 

Bé Thúi (mav.vn, facebook Món ăn Viêt Nam)

Cách làm CANH MĂNG NẤU MỌC

Canh măng mọc là cách kết hợp truyền thống, tuy đơn giản nhưng ngon miệng nhờ vị ngọt của nước, cái dai giòn của măng cùng với kết cấu mềm mại hấp dẫn của viên mọc. 

Nguyên liệu:

– 2 lạng măng tươi
– 2 lạng mọc
– Hành tây, hành lá, hành khô, ngò gai
– Nửa quả cà chua
– Gia vị

Cách làm:

Chuẩn bị:
– Hành tây chia hai phần, 1 phần bổ múi cau, 1 phần thái lựu
–  Hành lá, ngò gai xắt nhỏ
– Cà chua bổ ra làm nhiều miếng
– Măng tước sợi, rửa sạch, luộc sơ rồi rửa lại và lần cho bớt chua.
– Mọc cho vào tô, thêm hành khô, tiêu vào rồi quết đều (không thêm gia vị)

Thực hiện:
1. Bắc chảo phi hành cho thơm, cho 1/4 củ hành tây đã thái lựu + xào chừng 3 phút rồi cho măng vào xào cùng. Nêm gia vị: 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường. Cho cà chua vào xào tiếp 3 phút nữa.
2. Đổ 2-3 chén nước vào nồi, nấu tiếp trong 15 – 20 phút cho tới khi măng mềm ngon vừa ăn, thì bắt đầu dùng muỗng cafe xén mọc thành từng viên nhỏ thả vào nồi đang sôi.
3. Tiếp tục nấu tới khi mọc chín nổi lên bề mặt, nêm lại tùy khẩu vị của bạn, nấu tiếp vài phút.
4. Tắt bếp, cho 1/4 củ hành tây bổ múi cau + hành lá + ngò gai xắt nhỏ. Trước khi ăn rắc tiêu vào tô canh.

 

Bé Thúi (mav.vn, facebook Món ăn Việt Nam

10 THỰC PHẨM NÊN ĂN ĐỂ BỒI BỔ VÀ BẢO VỆ THẬN

Các vấn đề về thận luôn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đời sống của chúng ta. Thực tế trong bữa ăn hàng ngày bạn hoàn toàn có thể bồi  bổ thận bằng việc thêm vào đó những thực phẩm hữu ích.

Dấu hiệu cảnh báo thận của bạn đang hoạt động không tốt là xuất hiện bọng quanh mắt, khó khăn khi đi tiểu (đi tiểu không đều, đau khi đi tiểu…). Tình trạng thận bị suy còn gây ra những cơn đau vô cùng. Chính vì vậy, việc duy trì cho thận khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là những loại thực phẩm bồi bổ giúp thận khỏe và hoạt động tốt.

Thận là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của con người. Thận gồm có hai quả hình dáng giống như hạt đậu, to bằng nắm tay, nằm ở phía lưng.

Cứ khoảng 30 phút một lần, toàn bộ lượng máu của cơ thể lại được lọc hết qua thận để loại bỏ các chất thải độc hại đối với cơ thể, giữ lại các dưỡng chất cần thiết. Thận duy trì sự cân bằng của nước, đảm bảo mức độ ổn định của các khoáng chất cần thiết như canxi, sản xuất hormon như erythropoietin, enzym và vitamin, giúp điều hòa huyết áp và số lượng hồng cầu…

Nếu thận yếu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận nguy hiểm sau như ung thư thận, thận đa nang, lao thận, suy thận, sỏi thận… Theo số liệu thống kê mới đây của ngành y tế thì trên cả nước có tới 80.000 người mắc bệnh suy thận mạn tính.

Vì vậy, việc bảo vệ cũng như là cung cấp, lựa chọn các thực phẩm tốt cho thận là điều hoàn toàn cần thiết. Dưới đây là 10 loại thực phẩm tốt cho thận:

1. Tỏi

Đây là một trong những loại gia vị mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe vì chúng có khả năng phòng ngừa và chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Tỏi giúp ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trên răng, hạ thấp mức cholesterol trong cơ thể và hạn chế sự viêm nhiễm.

Với hàm lượng natri, kali và phốt pho thấp, tỏi là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của những người mắc bệnh thận. Chúng được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau: ăn sống, ngâm chua, được băm nhuyễn hoặc nghiền thành bột để dùng làm nguyên liệu hay gia vị cho nhiều món ăn.

2. Táo xanh

Tất nhiên chúng ta nên ăn táo cả vỏ bởi nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Đồng thời, táo có tính mát, lợi tiểu, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón và ung thư nhờ vào lượng chất xơ dồi dào và các hợp chất chống viêm.

3. Bí ngô

Những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là bài thuốc hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường, suy thận và giúp cơ thể phục hồi tuyến tụy. Bí ngô chứa nhiều tinh bột nhưng chỉ số đường huyết (GI) của nó rất thấp, do đó nó làm giảm lượng đường trong máu giúp quá trình lọc máu ở cầu thận được dễ dàng hơn, tránh nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thành mãn tính.

4. Cá

Các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…) thường chứa nhiều omega-3 – có tác dụng chống viêm nên có thể làm giảm các vấn đề về thận.

5. Hồng xiêm

Loại quả rất quen thuộc và được nhiều người ở mọi lứa tuổi ưa thích. Hồng xiêm có chứa hàm lượng sodium rất thấp (chất này có hầu hết trong các loại hoa quả và muối), nó giúp điều hòa thể dịch cũng như các hoạt động trao đổi chất. Tuy nhiên, hàm lượng sodium cao sẽ ảnh hưởng đến thận, huyết áp và tim mạch.

Do hàm lượng sodium thấp và vị ngọt của đường tự nhiên nên bệnh nhân huyết áp và thận có thể ăn thường xuyên để giảm nguy cơ và các biến chứng bệnh nguy hiểm.

6. Ớt chuông đỏ

½ chén ớt chuông đỏ chứa khoảng 1 mg natri, 88 mg kali, 10 mg phốt pho. Lượng kali trong ớt chuông đỏ khá ít nhưng loại rau có mùi vị khá thơm ngon này lại là nguồn cung cấp vitamin C và A cực kỳ dồi dào bên cạnh các vitamin B6, a-xít folic và chất xơ. Ớt chuông đỏ tốt cho cơ thể vì chúng chứa nhiều lycopene – chất chống ô-xy hóa giúp phòng chống một số căn bệnh ung thư.

 

Bạn có thể dùng ớt chuông đỏ bằng cách ăn sống, cho vào món rau trộn hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món rau xào…

 

7. Bắp cải

 


Bắp cải là một nguồn tuyệt vời của chất phytochemical có thể tiêu trừ các gốc tự do, giảm thiệt hại cho cơ thể, đặc biệt là làn da, đồng thời có thể lọc máu rất tốt.

Chính nhờ những tác dụng này mà bắp cải còn giúp làm giảm nhẹ nhiệm vụ lọc máu cho thận. Đó là lý do tại sao những có vấn đề về thận nên ăn nhiều bắp cải.

 

8. Dâu tây

Trong dâu tây có chứa hai loại phenol (còn được gọi là a-xít carbolic) là anthocyanins và ellagitanins. Anthocyananins mang lại cho dâu tây màu đỏ đặc trưng và là chất chống ô-xy hóa hiệu nghiệm giúp bảo vệ các cấu trúc tế bào của cơ thể và ngăn ngừa những tổn hại của việc ô-xy hóa.

Dâu tây còn là thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin C và man-gan, bên cạnh lượng chất xơ dồi dào. Đây đều là những thành phần giúp bảo vệ tim, chống ung thư và viêm nhiễm.

9. Lòng trắng trứng

Nếu bạn có vấn đề về thận, bạn cần protein với một ít phốt pho. Lòng trắng trứng sẽ cung cấp đầy đủ 2 dưỡng chất cần thiết này cho bạn. Lòng trắng trứng chứa protein lành mạnh và ít phốt pho hơn các thực phẩm khác. Hãy nhớ rằng những người có vấn đề về thận nên tránh lòng đỏ trứng.

10. Súp lơ

Cách đơn giản nhất để chuẩn bị món ăn từ súp lơ là để đun sôi và thêm ít muối tiêu nếu bạn thích. Rau củ nói chung tốt cho cơ thể trong việc đào thải các chất độc hại, súp lơ lại càng tốt hơn.

Với những bệnh nhân suy thận mạn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo phát triển khỏe mạnh cả về thể lực và trí lực cần phải có những hiểu biết cơ bản về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn… để từ đó biết cách lựa chọn và ăn phù hợp với nhu cầu trong từng điều kiện.

Chế độ dinh dưỡng thận trọng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và kéo dài thời gian làm việc của thận hơn. Vận động thường xuyên rất cần thiết cho người có bệnh thận mãn tính vì giúp tăng sức khoẻ, nghị lực sống, giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, giảm nồng độ mỡ máu.

 

TheoLao Động

40 món ngon nên thử trong đời

Phở Việt Nam là món đứng đầu trong danh sách này, ngoài ra còn có soup bánh bao Thượng Hải, cơm trộn Cuba, mì Malaysia hay cơm gà Singapore.

Trang Business Insider đưa ra danh sách 40 món ăn ngon của thế giới mà chúng ta nên ăn thử một lần trong đời. Danh sách này rất phong phú với các món ăn từ nhà hàng sang trọng cho đến ẩm thực đường phố.

Dưới đây là một vài món ăn đáng chú ý nhất.

Phở Hà Nội, Việt Nam

Chỉ với bánh phở, nước soup cùng thịt bò nhưng món ăn hấp dẫn, hương vị đậm đà thơm ngon mà bạn không thể bỏ qua khi đến thủ đô Hà Nội.

Soup bánh bao Thượng Hải

Soup bánh bao của Thượng Hải. Du khách sẽ không biết thưởng thức món ăn này như thế nào nếu không được hướng dẫn. Đầu tiên, bạn dùng đũa gắp những chiếc bánh bao nóng hổi đặt lên một cái thìa, cắn đứt phần mép bánh và mút hết nước soup bên trong. Sau đó gắp bánh bao chấm vào nước dấm hoa quả (có màu đen như nước tương) cho vào miệng và thưởng thức.

Cơm trộn thập cẩm ở thành phố Barcelona

Cơm trộn thập cẩm Paella ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. Món ăn được pha trộn từ cơm, hải sản, xúc xích và màu vàng của nghệ.

Soup Paneng assam laksa – Malaysia

Paneng assam laksa thường ăn cùng với loại mỳ gạo dai và lá bạc hà tươi, dưa chuột và dứa. Hương vị đặc trưng của món súp này được tạo nên từ cá thu, me và ướt. Bạn có thể tìm thấy món súp này ở hầu hết các quán ăn vỉa hè ở Penang.

Bánh Empanadas – Chile

Bánh empanadas hay còn gọi là bánh ngô. Mỗi dịp lễ hội, các gia đình Chile đều tự làm loại bánh này hoặc mua về để dùng trong các bữa ăn. Bánh có hình dáng bên ngoài gần giống với bánh gối của Việt Nam, với lớp vỏ thơm ngậy làm từ bột mỳ, gói khéo léo thành từng chiếc nhỏ trong lòng bàn tay. Nhân bánh truyền thống thường bao gồm thịt bò hoặc hải sản, oliu thái nhỏ và trứng gà. Các loại bánh của Chile được dùng chung với một loại nước sốt đặc trưng làm từ rau ngò tây, tỏi băm nhỏ, oliu trộn cùng dầu ăn.

Món Tajine – Maroc

Món Tajine: Từ này vừa chỉ dụng cụ để đựng (là cái đĩa bằng đất nung được trang trí với chiếc vung hình nón điển hình) vừa chỉ thức ăn bên trong đó (món ragu gồm có thịt, gia cầm, cá và rau nướng chín). Hãy thưởng thức và sẽ hiểu tại sao tajine lại là món ăn dân tộc của người Maroc.

Bánh Cheese Steak – Philadelphia

Cheese Steak – bánh mì bò nổi tiếng ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ. Loại sandwich này được những quầy hàng bán xúc xích ở Philadelphia sáng tạo nên từ thập niên 1930 gồm có một ổ bánh mỳ được xẻ làm đôi, kẹp một miếng bít tết mỏng nướng vỉ với hành tây và phủ phô mai lên trên. Các loại biến tấu khác có nhân bít tết và nấm, bít tết và ớt chuông xanh, và bít tết với nhiều hành. Phô mai provolone được kẹp vào nhân bánh trước khi cho miếng bít tết nóng vào, phô mai sẽ chảy ra và bao quanh miếng thịt.

Món Currywurst của Đức

Đây là món ăn truyền thống phổ biến và đặc trưng nhất tại Berlin. Trong tiếng Đức Wurst nghĩa là xúc xích. Tại Berlin, currywurst luôn có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, nó nổi tiếng đến mức tại Berlin có một viện bảo tàng “Currywurst. Thành phần chính của món ăn là xúc xích heo, sốt cà ri, tương ớt, và tùy nơi có thể thêm các hương vị khác nhau. Xúc xích heo được nướng, hoặc hun khói, chiên sơ. Sau đó thường là cắt lát hoặc có nơi giữ nguyên, rưới nước xốt cà ri, tương ớt lên. Ăn nóng kèm với khoai tây chiên hoặc bánh mì tròn.

Bánh mì kẹp tôm hùm – bang Maine

Bánh mì kẹp tôm hùm trở nên nổi tiếng ở bang Maine, nhưng cũng rất phổ biến ở tất cả các bang có nuôi tôm hùm vùng New England và các tỉnh lân cận thuộc vùng Maritime của Canada. Nhân bánh được làm từ thịt tôm hùm băm, trộn với hành hoa hay cần tây và sốt mayonnaise, nêm muối, tiêu và đặt trên một chiếc bánh mì nướng. Món bánh kẹp tôm hùm ngon nhất nếu được làm từ thịt của toàn bộ con tôm.

Cơm trộn ở Havana, Cuba

Cơm trộn là món ăn nổi tiếng của người dân Cuba. Đến Havana, bạn đừng bỏ qua món cơm trộn với đậu đen, thịt gà và rau.

Thêm một số món ăn các nước:

Tên món ăn Quốc gia Tên món ăn Quốc gia
Phở Hà Nội, Việt Nam Món Conch Bahamas
Bánh mì kẹp Falafel Tel Aviv, Israel Bánh Empanadas Chile
Bò bít tết nướng Brooklyn, New York, Mỹ Món Guava Snow Egg Australia
Cơm trộn thập cẩm Paella Barcelona, Tây Ban Nha Món Tajine Maroc
Bánh pizza Napoli, Italia Bánh chocolate Sachertorte Vienna, Áo
Bánh Taco Los Cabos, Mexico Bánh Sandwich Cheese Steak Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ
Soup bánh bao Thượng Hải, Trung Quốc Món Currywurst Berlin, Đức
Món Feijioada Brazil Món khoai tây cá giòn London, Anh
Bánh mì kẹp của Po’boys Johnny New Orleans, Louisiana, Mỹ Món bánh Masala Dosa Ấn Độ
Kem tự chế Grom Italia Bánh mì kẹp tôm hùm Maine, Mỹ
Dimsum Hong Kong, Trung Quốc Mussel (một loại sò) hấp Brussels, Bỉ
Bánh Arepas con Queso Cartagena, Colombia Thịt bò nướng Buenos Aires, Argentina
Món poutine xứ Quebec, Montreal, Canada Cơm trộn Hanava, Cuba
Món sushi Ginza, Tokyo Thịt rừng nướng Jackson Hole, Wyoming, Mỹ
Sườn nướng BBQ Kansas, Missouri, Mỹ Cơm gà, mì laska Singapore
Soup Penang assam laksa Penang, Malaysia Món bánh pizza Chicago, Mỹ
Bánh rán vòng Doughnut Portland, Oregon, Mỹ

Khánh Hòa, vnexpress.net (Theo Business Insider)

Quả Na đặc biệt tốt đối với bệnh nhân tiểu đường

(Dân trí) – Na có chứa một lượng lớn các chất acetogenins giúp chống ung thư và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt tốt với bệnh nhân tiểu đường.

 

1. Chống bệnh tiểu đường

Na có những đặc tính giúp kiểm soát mức độ glucose và tăng cường hấp thu lượng glucose ở cơ bắp, từ đó điều chỉnh quá trình sử dụng glucose của cơ thể.

Những bệnh nhân tiểu đường sẽ có thể cải thiện tình trạng bệnh nếu tiêu thụ quả na ở mức vừa phải.

 

2. Vitamin C

Một trong các yếu tố cơ bản giúp kiểm soát được lượng đường trong cơ thể là cung cấp đủ vitamin C.

Na rất giàu vitamin C, khi ăn có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh tốt hơn cả thuốc điều trị. Đây là một cách rất đơn giản gặt nhưng có thể mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân tiểu đường.

 

3. Ma-giê

Đây là chất khoáng quan trọng thứ ba trong cơ thể của con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng ma-giê thấp trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường.

Ma-giê có trong quả na sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất insulin trong cơ thể và giúp điều tiết lượng glucose.

 

4. Kali

Khi không cung cấp đầy đủ kali, cơ thể sẽ có nguy cơ cao về bệnh tiểu đường. Ngược lại, cung cấp một lượng kali vừa đủ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Kali thường hữu ích trong các quá trình hoạt động của tế bào, dồng thời giúp điều chỉnh mức độ insulin trong cơ thể. Đây là điều hết sức cần thiết với bệnh nhân tiểu đường.

5. Sắt

Quả na mang lại lợi ích cho bệnh nhân tiểu vì nó có một hàm lượng sắt rất cao giúp chống lại bệnh thiếu máu và sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh.

Tuy nhiên, cung cấp quá nhiều sắt có thể gây ra các vấn đề khác ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để bổ sung vừa phải. Sắt cũng giúp quá trình sản xuất máu và rất tốt cho tim mạch.

 

An Nhiên

Theo Boldsky, Dantri.com.vn

Cách làm Cá điêu hồng sốt cay

 Cá điêu hồng là loại cá nhiều thịt, thịt chắc ngọt rất ngon và dễ chế biến. Công thức làm cá điêu hồng sốt cay sau đây sẽ mang lại cho gia đình bạn một bữa cơm ngon miệng mà bổ dưỡng.

Nguyên Liệu:

– Cá điêu hồng: 1 con
– Nấm rơm, rau cải xoong, Cà rốt mỗi thứ một ít
– 2 muỗng cafe bột đao
– Giấm, đường, muối, nước mắm, ớt sừng vài quả, gia vị…

Cách Làm:

Chuẩn bị:
– Cá điêu hồng móc mang, cắt vây, bỏ ruột, rửa sạch, mướp với một ít muối trong 20 phút rồi rửa lại, để ráo.
– Nấm, rau nhặt rửa sạch, để ráo.
– Cà rốt, rửa sạch, cạo vỏ, tỉa hoa nếu thích đẹp. Ớt sừng để tỉa hoa trang trí.
– Hành tỏi băm nhỏ.
– Ớt bỏ hạt, băm nhỏ, chừa 1 quả để tỉa hoa.

Làm cá:  Đun sôi chảo dầu, chiên cá lửa nhỏ cho tới khi vàng đều 2 mặt.

Làm nước sốt: – Hành tỏi băm phi thơm, cho 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh nước, 1 muỗng cafe đường kính, 3 muỗng cafe giấm, 1 muỗng cafe ớt băm vào  chảo, nấu sôi cho tan đường. Sau đó cho nấm vào. Bột đao hòa tan với nước đổ vào hỗn hợp trong chảo, đun cho sôi lại rồi nêm tiêu vào là xong.

Trình bày: Xếp rau dưới đĩa, bày cà rốt tỉa xung quanh. Đặt cá đã chiên lên trên rau, nhét quả ớt tỉa hoa vào miệng cá cho đẹp.


Công thức: Bé Thúi (mav.vn , facebook Món ăn Việt Nam)

 

Những mẹo vặt hữu ích cho người nội trợ

Sau đây là một số kinh nghiệm /mẹo vặt bỏ túi để người nội trợ có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

    
• Cách xào thịt bò: Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong, bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.

• Luộc trứng không bị nứt : Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng. Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt nữa.
  
• Rửa sạch bình thủy tinh: Những bình thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch bên trong rất khó. Xin mách bạn một cách để làm cho bình thủy tinh sáng bóng như mới. Bạn hãy cho vào bình một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào đậy nắp kín đóng lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.
   
• Dầu ăn trong nồi bốc lửa: Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung lại hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Trong trường hợp đó, không nên cho nước vào dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía.

• Cách cán bột không bị dính: Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ, lúc cán bột làm bánh bột sẽ không bị dính nữa.
  
• Cách vắt chanh được nhiều nước: Muốn vắt được nhiều nước chanh hơn thì trước khi vắt, bạn hãy đem chanh ngâm vào nước nóng vài phút.
   
• Cách khử cay ở tay: Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.
  
• Cách làm chuối xanh không bị nát và thâm: Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, bổ thành miếng nhỏ, rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối, chuối sẽ trắng, không bị nhựa, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều.
   
• Cách chữa cơm sống: Khi bỏ cơm ra ăn mà cơm bị sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi và bắc lên bếp hong lại cho đến khi chín hoặc bỏ đi. Để tránh lãng phí và mất thời gian nhưng lại hiệu quả và đơn giản, bạn hãy làm theo cách sau: Xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà lại không để lại mùi rượu.
   
• Làm Ruột Heo, Bao Tử Heo: Ruột hoặc bao tử heo mua về lộn trái ra rồi cho một nắm bột mì vào bóp kỹ một lúc sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh sẽ sạch hết.
    
• Muốn luộc ruột hoặc bao tử cho trắng thì đun một nồi nước sôi, sau đó cho vào một miếng phèn chua độ nửa ngón tay, cho lòng heo vào luộc, nhớ để nước cho ngập. Khi lòng heo đã chín, vớt ra thả vào nước lạnh có pha một chút hàn the.
   
• Cách Làm Lươn: Lươn mua về còn sống cho vào xoong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua. Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết. Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch.
   
• Cách Làm Ốc: Muốn làm ốc sạch để làm ốc nhồi thì đừng đập bể trôn ốc vì khi đập bể trôn ốc, khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết. Lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một lúc, cầm con ốc vẩy mạnh. Ốc sẽ rơi ra hết. Bỏ phần ốc bùn phía cuối. Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
   
• Cách Làm Cá: Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy. Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng.
   
• Chiên Cá: Khi chiên cá, muốn không bị sát chảo, hãy lăn cá vào bột trước khi cho vào chảo dầu nóng.
   
• Nướng Cá Không Bị Tróc Da: Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng. Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài se lại ngay, như vậy sức nóng làm cho chất mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được. Do đó da cá sẽ vàng mà thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi các dưỡng chất.
    
• Nướng Bánh Mì Lại Cho Dòn: Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn.
   
• Chiên Khoai Tây: Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng. Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai. Vớt khoai để ráo, lau khô từng miếng. Sau đó phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi chiên, mặt khoai không bị nhăn. Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng. Khi chiên, khoai sẽ phồng lên, lấy khoai ra cho vào rổ nhôm, rắc lên một chút muối và xốc đều.
   
• Giữ Khoai Không Rã Khi Nấu: Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ. Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.
   
• Khử Mùi Hôi Của Dầu Phộng: Đun dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa. Cho vào vài củ hành tím đập dập. (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).
  
• Khử Mùi Hôi Của Thịt Bò: Nướng chín một củ gừng, cạo bỏ lớp vỏ cháy đen, giã gừng thật nhuyễn, rắt lên thịt.
   
• Tẩy Mùi Hôi Lông Của Gà, Vịt: Khi nhổ lông xong, dùng muối hoặc gừng giã nhuyễn chà xát lên mình con vịt hoặc gà, để độ 5 phút, rửa sạch lại rồi mới mổ ruột.
   
• Tẩy Mùi Xào Nấu, Mùi Thịt Cá: Đốt một miếng đường lên bếp. Trong khi chờ cá chín, mùi đường cháy sẽ phá tan mùi tanh của cá. Để cho mùi hôi của bắp cải chín mất đi, hãy cho vào xoong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì. Chậu rửa bát vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, mùi tanh của cá sẽ hết.  

 ST

 

Bún từ Bắc vô Nam (phần 1): Từ miền Bắc

BÚN TỪ BẮC VÔ NAM là loạt bài khảo cứu hay và thú vị của tác giả Phanxipang đã cho đăng rải rác trên Tài Hoa Trẻ trong nhiều số vào năm 2001. Đây là một trong những bài nghiên cứu công phu hiếm hoi về bún – món sợi có nhiều biến tấu nhất Việt Nam này. Do bài khá dài, để các bạn tiện theo dõi, chúng tôi xin chia ra làm 3 phần: Từ miền Bắc, qua miền Trung, vô miền Nam.
Bún từ Bắc vô Nam

Phanxipăng

 

Phở và hủ tíu / hủ tiếu hiện quá phổ biến đối với dân ta. 
Hai món ấy dù đã Việt hoá tối đa song bắt nguồn từ Trung Hoa. 
Có ý kiến cho rằng một trong những thức ngon thuần Việt, 
hoàn toàn mang gốc gác bản địa, chính là bún.

 

 

Qủa thật, lui tới nhiều tiệm ăn của người Hoa, tôi chưa hề thấy các món bún. Thực phẩm được gọi “bún Tàu” hoặc “bún trong” thực chất là miến dong nhỏ sợi, chứ nào phải bún đúng nghĩa. Hãy cùng tôi ngao du một chuyến từ Bắc vô Nam, bạn sẽ xiết bao thích thú khi khám phá ra rằng bún Việt Nam sao quá phong phú về chủng loại, lại cực kỳ hấp dẫn vì mỗi miền một vẻ, mà vẻ nào cũng tuyệt diệu vô ngần.
PHẦN 1: MIỀN BẮC 

 

Từ phố Hàng Bún ở Hà Nội

 

Nội thành Hà Nội hiện có phố Hàng Bún dài 484m, chạy từ đường Yên Phụ tới phố Phan Đình Phùng. Ngày nay, phố Hàng Bún thuộc quận Ba Đình; còn xưa nằm trong địa bàn thôn Yên Ninh, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Sách Đường phố Hà Nội do Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá hợp soạn đã giải thích: “Sở dĩ có tên là Hàng Bún vì thời xưa thôn Yên Ninh có nghề làm bún nổi tiếng, sợi nhỏ và trắng. Cho tới năm 1945 ở đây vẫn còn có nhà làm bún”.  (1)

 

Xem lại Hoài Đức phủ toàn đồ, tức bản đồ Hà Nội do Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến vẽ, được nhiều nhà nghiên cứu xác định thời điểm ra đời vào niên hiệu Minh Mạng XII tức năm Tân Mão 1831 (2) , thấy phố Hàng Bún đấy rồi. Nhiều khả năng tên phố xuất hiện rất lâu trước thời điểm ấy nữa. Điều đó chứng tỏ bún là thức ăn quá đỗi quen thuộc của bà con Kẻ Chợ nói riêng, của nhân dân Bắc Bộ nói chung tự thuở xa xăm. Bao đợt điều tra điền dã folklore học và dân tộc học bấy nay cũng ghi nhận vai trò không thể thiếu của bún trong một số lễ hội dân gian cổ truyền ở khu vực châu thổ sông Hồng.

 

 

Do những biến động lịch sử, nền văn hoá ẩm thực Việt Nam đã ít nhiều chịu ảnh hưởng ngoại bang theo cả hai xu hướng hỗn dung: tích cực lẫn tiêu cực. Thập niên 1950, viết Miếng ngon Hà Nội(3) , Vũ Bằng nêu nhận xét: “Có thứ thì bắt chước Tàu, có thứ thì bắt chước Tây, có thứ lại quảng cáo ăn ngon như đồ Mỹ, đồ Anh, nhưng rút cục lại Hà Nội có một món quà không theo ai cả, đặc biệt Việt Nam, mà tôi dám chắc không có người Việt Nam nào không ăn, mà tôi lại dám chắc thêm rằng không có người Việt Nam nào không thích: đó là quà bún”. Thiển nghĩ nhận xét kia chẳng những đúng với vùng núi Nùng sông Nhị, mà còn phù hợp trên phạm vi toàn quốc tính đến phút giây này.

 

Giống hệt Thạch Lam trước kia viết trong Hà Nội băm sáu phố phường  (4) , nhắc về quà bún Hà thành thì y như rằng ai nấy đều nhớ ngay thứ “quan trọng và đặc điểm nhất” đồng thời “phổ thông nhất” là món bún chả. Vũ Bằng cũng thế. Cố nhiên, tôi đây chẳng khác. Nghe đồn rằng thuở xưa có ông đồ cuồng chữ ở nhà quê khăn gói lên Đông Đô, mới ngửi mùi bún chả liền khoan khoái ứng khẩu:

  • Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long,
    Bún chả là đây có phải không?

 

  • Hiện tại, hầu như khắp các quận huyện nội ngoại thành Đông Đô – Đông Kinh, đâu cũng có cửa hiệu hoặc gánh bán rong món “bửu vật” này. Cứ ngửi thấy mùi chả nướng bốc thơm phưng phức thì biết ngay. Có hai thứ chả: nướng và băm. Nhà văn kiêm nhà báo Vũ Bằng chứng tỏ sành điệu khi khuyên chúng ta dùng chung cả hai trong một bát nước chấm: “Thứ chả băm mềm đi với thứ chả miếng sậm sựt tạo thành một sự nhịp nhàng cho khẩu cái”. Ghé mấy hiệu bún chả nổi tiếng ở ô Quan Chưởng, ở Cửa Nam, ở phố Gia Ngư và phố Hàng Mành, hoặc dãy hàng bún chả trong các chợ khắp thủ đô, hầu như thấy ít khi vắng khách. Ăn với chả, đâu phải bún gì cũng đạt, mà người ta phải chọn loại bún mảnh sợi được cuộn từng lá mỏng. Còn nước chấm là nước mắm pha dấm theo tỉ lệ thế nào để đừng quá mặn, đừng quá chua, lại điểm thêm mấy múi chanh, tí tỏi, tí tiêu, tí ớt, êm lừ cả thần khẩu.
Một món bún khác thuộc diện mà tác giả cuốn Thương nhớ mười hai  (5) nhiệt liệt ngợi ca rằng “đẹp mắt, được nhiều người thèm, có thể đã đạt tới cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Việt”. Ấy là bún ốc.

 

 

Ở thủ đô, bún ốc hiện hữu “trên từng cây số” qua bao hiệu to, quán nhỏ, cùng loạt gánh bán rong. Muốn nấu ngon món này, trước tiên cần có ốc nhồi hoặc ốc bươu béo ngậy. Còn yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng bát bún, đích thị nồi nước dùng. Phải xử lý nguyên vật liệu làm sao để nước dùng nổi đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt – béo – bùi, lại bật đủ tập hợp sắc màu của ốc – sả – gừng – khế – cà chua – giấm bỗng – hành mỡ. Rồi phải chọn loại bún trắng nõn, sợi tròn to vừa cỡ. Bát bún mới dọn ra, lập tức kích thích con tì con vị bằng mùi thơm mê ly khiến thực khách cầm ngay đôi đũa gắp thêm xà lách, tía tô, kinh giới với rau muống chẻ nhỏ mà xơi cấp kỳ khi món ăn còn nóng giãy. Xì xụp bún ốc mùa nào cũng được, song thiên hạ bảo mùa hè thì hợp nhất vì tin rằng ốc sống dưới bùn nước nên tính mát, dẫu rằng chén xong bát bún, ai nấy đều vã mồ hôi, thậm chí có người “đầm đìa châu sa” vì cay và nóng!

 

Tôi ghé lại Hà Nội dịp hè, gặp nữ phóng viên K. đang tòng sự tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Nàng ngọt ngào mời:
– Anh ra thủ đô gặp lúc thời tiết oi bức quá. Mình lên phủ Tây Hồ ăn bún ốc giải nhiệt đã nhé. Mọi chuyện khác, tính sau.
Dãy hàng quán nối dài san sát trên đường vào phủ Tây Hồ – nơi thờ công chúa Liễu Hạnh – hiện là khu bán bún ốc đông khách nhất Hà thành. Có lẽ nơi đây nhờ địa thế rộng rãi, thoáng mát, thơ mộng. Chứ nổi tiếng lâu đời vẫn là bún ốc Khương Thượng.

K. tỏ ra rành rẽ:
– Bún ốc Hà Nội được coi là ngon còn có các quán trên đường Mai Hắc Đế, hoặc trong ngõ Đồng Xuân và ngõ Mai Hương, anh à.
Ngồi ngắm K. thưởng thức bún ốc tới ngưỡng “chăm chú thiết tha”, tôi lặng nghĩ: chẳng rõ vì sao với cái nguyên liệu mộc mạc quê mùa là thứ động vật đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
 (6) , thị dân Hà Nội lại chế biến thành món đặc sản đầy sức quyến rũ nhường kia?
Biết tôi muốn tìm hiểu chuyện bếp núc, bà chủ quán bún ốc vui vẻ giãi bày:
– Tuyển cho được ốc đạt tiêu chuẩn để nấu cũng kỳ công lắm nhé. Tốt nhất là ốc ở thôn Pháp Vân và ốc đầm Nhời với đầm Bân chuyển về cơ.
Thôn Pháp Vân thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Còn đầm Nhời với đầm Bân thuộc huyện Ba Vì ở tỉnh Hà Tây kề cận. Tôi sặc cười khi nghe K. vừa hít hà, vừa đọc ca dao:

 

Lòng em những muốn lấy vua, 
Nhưng còn tiếc ốc, tiếc cua đầm Nhời
 
Lòng em toan lấy ông… giời,
 
Nhưng còn tiếc ốc đầm Nhời, đầm Bân.


Xưa, ngoại thành Thăng Long có ngôi làng mà tên gọi đã gắn liền với một món bún ngon: bún mọc. Đó là làng Mọc, còn gọi Kẻ Mọc, trước thuộc tổng Nhân Mục, bây giờ nằm trong địa bàn quận Thanh Xuân. Vốn là quê hương của nhà thơ Đặng Trần Côn, tác giả kiệt tác văn chương bằng chữ Hán Chinh phụ ngâm, mảnh đất kia còn sản sinh ra món bún khá thanh với nước dùng ninh xương lợn, thả thêm thịt ba chỉ, giò viên, nấm hương. Làng nay đã đô thị hoá, song tên nhiều đường phố vẫn bảo lưu một số địa danh thuở nào: Quan Nhân, Chính Kinh, Khương Đình, Khương Trung, v.v. Thế nhưng, quà bún mọc truyền thống thì ở đây tiếc thay, chẳng còn quán xá thật lừng danh! Khách sành điệu bây giờ lại thường tìm đến bún mọc Tô Lịch và bún mọc Đông Cô ở ngõ Báo Khánh, cạnh hồ Hoàn Kiếm.

 

Trong tuyển tập Văn hoá ẩm thực Hà Nội  (7) , giáo sư Vũ Ngọc Khánh khẳng định: “Quê gốc bún thang là từ Hà Nội và cũng thịnh hành ở Hà Nội”. Vậy nhưng, phóng viên báo Doanh Nghiệp là Nguyễn Anh Dũng rủ tôi đi chơi phố Hiến (Hưng Yên) với ý kiến phản biện xem chừng hữu lý:
– Xét gốc tích, chưa biết bún thang được sản sinh ở Hà Nội trước hay ở Hưng Yên trước. Có tài liệu chứng minh rằng từ thế kỷ XIII, ở làng Hoa Dương dưới ấy, người Hoa đã làm ra nhiều món ngon như kẹo thiều châu và bánh khảo phục linh, còn người Việt thì có bánh cuốn, bánh tôm, và nhất là bún thang đặc sắc. Ở Hưng Yên, bún thang còn có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng lừng lẫy suốt cả trăm năm nay thì khắp nước chẳng đâu bằng quán bún thang bà Xã Kỷ nơi phố Hiến. Đã thẩm định bún thang tại quán bà Xã Kỷ, nhà văn Nguyễn Tuân đánh giá là “ngon nhất Bắc Kỳ”, nên cụ đặt thêm cho quán cái tên “quán bún thang Thế Kỷ” đấy!

 

Để minh chứng, Nguyễn Anh Dũng xoè tờ tạp chí Văn hoá nghệ thuật ăn uống số 1 phát hành tháng 11-1987. Tôi đọc, thấy những điều Dũng vừa phát biểu đã được xác nhận rành rành qua văn bản.

 

Chế biến bún thang khá cầu kỳ bằng nhiều nguyên liệu. Lươn và thịt gà xé nhỏ, ướp gia vị rồi xào nghệ cho vàng ươm. Trứng tráng cùng giò lụa đã thái chỉ sẵn. Nước dùng thì hầm kỹ xương lợn, xương gà, cua đồng, tôm he, nấm, củ cải. Bún phải chọn loại mảnh sợi, chần sơ nước sôi rồi mới bỏ vào bát. Đoạn đặt lươn, gà, trứng, giò lụa lên trên, cùng nhúm ruốc thịt / thịt chà bông và đôi lát trứng muối. Rắc thêm rau mùi, răm, húng, hành, ngò, xong mới chan nước dùng nóng sốt. Chưa hết. Đầu bếp còn điểm vào tí mắm tôm cà cuống cho bát bún ngát hương đượm vị đã, lúc ấy mới dọn mời thực khách. Bún thang chính là một kiểu bún thập cẩm thấm đẫm phong vận xứ Bắc. Thoạt nhìn bát bún thang, người người đã cảm thấy thích mắt vì sự phối sắc cực kỳ “technicolor” (8) . Ăn, lại càng khâm phục cổ nhân quá thành thục phương pháp phối kết “nhiều trong một” chứ đâu phải đợi tới bây giờ!

 

Hoàng Lan – một người đẹp ở quận Lê Chân của thành phố Hải Phòng – nói với tôi:– Bố mẹ em bảo trước kia, chỉ trừ ít quán tạithứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến và tại vài thành phố khác nữa như Hải Phòng với Nam Định là có bán bún thang. Chứ khắp miền Bắc, dân chúng chỉ dọn bún thang ngày giỗ chạp hoặc dịp Tết nhất, vì đấy là món cao cấp mà. Bây giờ thì bún thang bán thoải mái nhiều nơi.

– Vậy đất Phòng có quà bún nào phổ thông tiêu biểu?
Nghe tôi hỏi, Hoàng Lan đáp ngay:


– Chắc chắn là bún ngan, anh ạ.

 

Ngan, có địa phương gọi vịt xiêm, quả là thực phẩm thường gặp tại Hải Phòng. Dạo quanh phố cảng, tôi thấy nhiều quán treo biển “bún ngan, miến ngan”. Tương cận chủng loại này, có lẽ nên kể thêm bún vịt và búnngỗng. Tất cả đều sử dụng thuỷ cầm “đa mao thiểu nhục tắc phù” thuộc họ động vật Anatidae làm nguyên liệu chủ công, thường hầm với măng để ăn bún. Măng tre nhiều dạng (tươi, khô, chua) nếu hầm cùng thịt lợn mà xơi bún, ta lại có món bún măng riêng.

 

 

 

Ngược lên Lạng Sơn, bạn sẽ gặp lắm “biến tấu” khá độc đáo từ bún vịt cũng như bún măng. Chẳng hạn bún vịt quay măng chua ở ga Đồng Mỏ hoặc chợ Kỳ Lừa. Xuôi về Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, bạn cũng nên nếm qua bún sườn cùng bún lòng cho biết.

 

Nhà giáo Trần Quốc Đỉnh, bút danh Trần Nam Xuyên, biệt hiệu Đinh Như Điển, là người gốc Hà Nam nhưng sinh trưởng tại Nam Định. Đinh Như Điển gật gù:

 

– Thiên hạ quen ăn tiết canh mí lị cháo lòng. Tớ thì khoái bún lòng hơn. Bún dẻo thơm, ngồm ngoàm với lòng lợn, gồm dạ dày, ruột non, cổ hũ, tim, gan, phổi, và mấy lát dồi chấm mắm tôm đánh chanh ớt ngầu bọt. Vừa xực vừa đưa cay. Ối giời ơi! Tuyệt!Nói vậy, song tại thành phố Nam Định, Trần Quốc Đỉnh lại đèo tôi vào một quán nằm sâu trong ngõ hẻm ngoằn ngoèo nơi phố Hai Bà Trưng – xưa là phố Vải Màn – để thưởng thức bún cá rô đậm đà hương vị đồng quê. Gặp mùa cá rô nặng bụng trứng thì món bún này càng thêm béo thơm ngọt.

 

Một món bún cực kỳ đơn giản song dân Hà Nội khoái lắm: bún đậu. Đậu phụ / đậu khuôn / tàu hủ được rán dòn nóng bỏng, chấm mắm tôm, kẹp rau kinh giới, ăn với bún đã cắt thành từng vuông nhỏ. Quà bình dân này thu hút đông đảo khách nhiều thành phần, từ học sinh, sinh viên, đến công nhân viên chức, văn nghệ sĩ, thương nhân. Các gánh bún đậu bên lề đường Thái Hà và Lý Quốc Sư, trưa nào cũng đông nghịt. Đắt khách nhất ắt là quán bún đậu trong ngõ Phất Lộc, con hẻm nằm song song với phố Nguyễn Hữu Huân, nơi mà học giả Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984) từng chào đời.

 

Trước khi cùng nhau lên đường vào miền Trung, K. đưa tôi rẽ vào ngõ Phất Lộc để ăn bún đậu và luận chuyện bún. Cô nàng nói:

 

– Anh ruổi rong nhiều tỉnh thành, chắc đồng ý với em rằng cho tới nay, bún đậu là món độc nhất vô nhị của Hà Nội. Tuy chế biến quá đơn giản, nhưng trừ Hà Nội ra, chẳng đâu có bún đậu cả. Còn khối món bún khác, như bún riêu, bún bung, bún dấm cá và canh bún thì theo em biết, ba miền đất nuớc đều không thiếu, nhất là bún riêu.Tôi hỏi:

– K. biết bao nhiêu kiểu bún riêu?
Nàng cười lúng liếng:
– Gì chứ khoản ăn uống, em giỏi ra phết nhé. Bún riêu cua này. Bún riêu tôm này. Bún riêu cá này. Bún riêu ốc này. Bún riêu nhót này. Tiếc là em chưa hân hạnh được anh mời thử bún riêu… tim ấy thôi!

 

 

Xem tiếp: QUA MIỀN TRUNG

 

 

____________ 

Chú thích:


(1) NXB Hà Nội, 1979, trang 157. 
(2) Bản đồ ấy được vẽ theo tỉ lệ 1:500 trượng trên giấy croquis, gồm nhiều mảnh ghép, kích cỡ toàn thể 175 x 190cm, bấy lâu nay được bảo lưu ở Hà Nội, trong kho tài liệu của Viện Thông tin Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Viết bài Bàn về niên đại của bản đồ mang tên Hoài Đức phủ toàn đồ in trong các sách Đối thoại sử học (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2000), Đối thoại Thăng Long – Hà Nội(NXB Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 2009), Bùi Thiết cho rằng bản đồ ấy không ra đời vào năm 1831 mà có thể muộn hơn. Phổ biến thời gian qua là Hoài Đức phủ toàn đồ được vẽ lại vào năm 1956 bởi Biệt Lam Trần Huy Bá. Ngày 24-9-2010, Viện Thông tin Khoa học xã hội chính thức công bố bản scan từ bản gốc Hoài Đức phủ toàn đồ. 
(3) Thoạt tiên, công bố trên báo Mới tại Sài Gòn theo dạng nhiều kỳ, từ năm 1950 đến năm 1952; in thành sách lần đầu tiên năm 1955 bởi NXB Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn, sau được nhiều cơ sở tái bản. 
(4) Thoạt tiên, công bố trên tờ Ngày Nay tại Hà Nội theo dạng nhiều kỳ; NXB Đời Nay ở Hà Nội in thành sách lần đầu năm 1943, khi Thạch Lam (1910 – 1942) đã qua đời, sau được nhiều cơ sở tái bản. 
(5) Sách này của Vũ Bằng (1913 – 1984) in lần đầu tiên bởi NXB Nguyễn Đình Vượng tại Sài Gòn năm 1972. 
(6) Trích thơ tương truyền của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. 
(7) NXB Lao Động, Hà Nội, 1999, trang 49. 
(8) Technicolor là danh từ của nhiều ngôn ngữ (Anh, Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Điển, Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Rumania, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, v.v.), mang nghĩa kỹ thuật phim màu. Tiếng Nga phiên chuyển thành текниколор. Tiếng Hoa phồn thể ghi 特藝七彩, giản thể ghi 特艺七彩, bính âm phát te yi qi cai, âm Hán-Việt là đặc nghệ thất thái. 
(9) NXB Làng, California, 1997; NXB Trẻ tái bản, 2000. 
(10) NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1970, sau được nhiều cơ sở tái bản. 
(11) Bộ sách Đại Nam nhất thống chí được dịch sang tiếng Việt do Á Nam Trần Tuấn Khải và Tu Trai Nguyễn Tạo vào năm 1960, Nha Văn hoá Bộ Quốc gia giáo dục tại Sài Gòn ấn hành; tới năm 1982, Phạm Trọng Điềm lại dịch sang Việt ngữ, Đào Duy Anh hiệu đính, Viện Sử học ấn hành, sau có một số cơ sở, chẳng hạn NXB Thuận Hoá ở Huế, tái bản. 
(12) Mùng 5 tháng 5 âm lịch. 
(13) Phiên âm danh từ tiếng Pháp goût, nghĩa là khẩu vị. 
(14) Phiên âm danh từ tiếng Pháp air, nghĩa là khí, dáng, điệu. 
(15) Đã đăng trên Tài Hoa Trẻ 310 (7-4-2004), Phong Cách 1 (10-2006), Thực Đơn Khoẻ Đẹp 3 (4-2010). 
(16) Lê Thần Tông có huý danh Lê Duy Kỳ (1607 – 1662), trị vì giai đoạn 1619 – 1643. 
(17) Đại Nam quấc âm tự vị gồm hai tập. Tập 1 in năm 1895. Tập 2 in năm 1896. (18) NXB Khoa Học Xã Hội ở Hà Nội in lần đầu vào năm 1998, sau được một số cơ sở, chẳng hạn NXB Đà Nẵng, tái bản.

 

Đã đăng Tài Hoa Trẻ 167 ~ 169 (2001) 
Đăng lại trên Khoa Học & Phát Triển 82 (10-2010)

http://chimviet.free.fr/amthuc/phanxipang/phanxipn_bun.htm – http://chimviet.free.fr/amthuc/phanxipang/phanxipn_bun.htm
 

 

10 món ăn đắt nhất thế giới

Thưởng thức ẩm thực – đó là điều hạnh phúc nhất trong các điều hạnh phúc. Vậy nên nếu được thưởng thức những món ăn dưới đây, rất có thể bạn đang được tận hưởng cảm giác của thượng đế trên thiên đường.

10. Nấm Matsutake – 1.000 $/kg (~ 21 triệu VND)

Nấm Matsutake hay mattaje là loại nấm đắt nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Loại nấm này được tìm thấy ở châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu tập trung tại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Phần Lan, Canada, Thụy Điển nhưng nhiều nhất là tại Nhật Bản. Chúng thường được che chở dưới lớp lá rụng ở nền rừng. Việc thu hoạch rất đơn giản nhưng để tìm được chúng lại rất khó khăn. Thu hoạch hàng năm chỉ vào khoảng một nghìn tấn trên toàn nước Nhật.

9. Bánh mì tròn khách sạn Westin – 1.000 $/ chiếc (~21 triệu VND)

Thoạt nhìn, những chiếc bánh mì này không có gì khác biệt so với bánh mì thông thường nhưng phần nhân bánh lại được làm từ nấm trắng Alba Ý – một trong những thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới, hạt kì tử cũng những viên thạch dát vàng lá.

8. Trứng tráng ngàn đô – Khách sạn Le Parker Meridien- 1.000 $/ suất (~21 triệu VND)

Trứng tráng là một món ăn thông thường, nhưng một nhà hàng mang tên Norma, khách sạn Le Parker Meridien ở New York đã sáng tạo ra món trứng tráng vô cùng đắt đỏ bằng cách thêm vuốt tôm hùm và 285g trứng cá muối Sevruga vào sáu quả trứng. Kết quả, món trứng tráng ngàn đô ra đời. Nhà hàng cũng phục vụ các phiên bản thu nhỏ chỉ bằng 1/10 với giá 100 $. Phiên bản lớn bán được khoảng 12 lần, trong khi phiên bản nhỏ đã bán được khoảng 50 lần/năm.

7. Bít tết bò Wagyu ở nhà hàng Crarftsteak – 2.800 $/ suất (~ 60 triệu VND)

Thịt bò Wagyu là một trong những loại thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới với thành phần thịt chứa tỉ lệ cao các axit béo omega-6 và omega-3. Loại bò này được nuôi ở Kobe, Nhật Bản bằng các phương pháp đặc biệt như uống bia, nghe nhạc, được mát xa thường xuyên để đảm bảo sự ôn hòa. Một phần bít tết bò Wagyu ở nhà hàng Crarftsteak, New York đã từng được bán với mức giá 2.800 &. Thật đáng tiếc, hiện nay nhà hàng này đã đóng cửa.

6. Cà ri Samundari Khazana – Nhà hàng Bombay Brassiere – 3.200 $/ suất (~68 triệu VND)

Giống như một cách ăn mừng cho chiến thắng của bộ phim “Triệu phú khu ổ chuột”, nhà hàng Bombay Brassiere đã tạo ra một món cà ri đặc biệt như chỉ để dành cho người chiến thắng chương trình “Ai là triệu phú” bao gồm cua Devon, nấm trắng, trứng cá muối Beluga dát vàng lá. Ngoài ra còn có tôm hùm Scotland phủ vàng, bào ngư cùng rất nhiều trứng cá.

5. Pizza Royale 007 của đầu bếp Domenico Crolla – 4.200 $/ chiếc (~89,5 triệu VND)

Domenico Crolla là một đầu bếp người Scotland nổi tiếng trong việc sáng tạo các nguyên liệu cho món bánh Pizza. Ông quyết định tạo ra chiếc bánh Pizza Royale 007 theo bộ phim về chàng điệp viên lừng danh với tôm hùm ướp rượu cô nhắc, trắng cá muối ngâm rượu sâm banh, cá hồi hun khói Scotland…Trên hết, bề mặt còn được rắc vàng lá 24 carat. Thật sự, chiếc bánh chỉ dùng để trưng bày.

4. Dưa hấu đen Densuke – 6.100 $/7,5 kg (~130 triệu VND)

Dưa hấu đen Densuke là vật phẩm quý hiếm chỉ được trồng ở đảo Hokkaido, Nhật Bản. Mỗi lần thu hoạch chỉ thu được vài chục quả. Điều làm nên sự đặc biệt và mức giá “trên trời” của loại dưa này nằm ở lớp vỏ cứng và sắc nét một cách hoàn hảo cùng độ ngọt tuyệt mĩ có một không hai. Một quả dưa trọng lượng 7,5kg – 8kg có giá khoảng 6.100 $

3. Dưa lưới Yabari – 22.872 $ (~486,5 triệu VND)

Tuy hình thức có vẻ tương tự nhưng đây không phải loại dưa lưới thông thường mà bạn có thể tìm thấy ở các siêu thị. Dưa lưới Yabari nhiều khi chỉ được bán bằng hình thức đấu giá bởi những khách hàng quá mê mẩn độ ngọt lý tưởng của loại dưa này. Một doanh nhân giàu có sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng đã trở nên nổi tiếng khi từng đấu giá thành công một quả dưa Yabari với giá 22.872 $.

2. Trứng cá muối Almas – 25.000 $/ hộp (~532 triệu VND)

Trứng cá muối Almas là một mặt hàng cực kì quý hiếm từ Iran. Trứng cá muối đã là một món đắt đỏ, trứng cá muối Almas lại càng đắt hơn bởi độ khan hiếm của nó. Chỉ có một cửa hàng hiện nay bán loại thực phẩm này là Caviar House & Prunier ở Picadilly, London. Mỗi kilogam trứng cá muối được đặt trong một hộp làm bằng vàng 24 karat với giá bán là 25.000 $. Nếu bạn chỉ muốn thưởng thức cho biết hương vị của chúng, có thể chọn mua hộp nhỏ với giá bán 1.250 $.

1. Nấm trắng Alba của Ý – 160.406 $ / 1,5 kg(~3,4 tỉ VND)

Những cây nấm đắt đỏ này nổi tiếng với vị cay nồng tự nhiên. Nó rất khó trồng vì vậy được coi là thứ gia vị tinh tế hiếm có trong những món ăn cần vị cay. Một nhà đầu tư Hồng Kông đã từng mua một cây nấm Alba 1,51 kg với mức giá hơn 160.000$ và đây đã trở thành cây nấm đắt nhất thế giới cũng như thực phẩm đứng đầu về mức độ xa xỉ.

K.H (Depplus.vn/MASK)