Theo y học cổ truyền, khổ qua (mướp đắng) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận trường, tăng miễn dịch, bổ thận tráng dương. Bên cạnh đó còn giúp điều trị bệnh tật như trị rôm sảy, trị ngộ độc, giảm đường huyết, chống phù nề, hỗ trợ phòng chống ung thư đắc lực.
Tuy là loại quả đại bổ với nhiều người, nhưng không phải khổ qua hoàn toàn vô hại nếu ăn quá nhiều. do những tác dụng mạnh cũng như độc tố bên trong nó. Đặc biệt những đối tượng sau đây càng nên tránh khổ qua:
Người hiếm muộn
Nếu đang mong có quý tử từng ngày, bạn nên tránh ăn khổ qua. Nhiều nghiên cứu cho thấy khổ qua làm giảm khả năng sinh sản. Khổ qua dùng với số lượng nhiều khiến cho một vài loại hormone tăng quá mức, tạo nên độc tố trong cơ thể.
Đối với phụ nữ có thai, dân gian thường khuyên tránh dùng khổ qua làm thức ăn. Khổ qua có tính hoạt huyết, có thể gây kích thích tử cung dẫn đến sinh non, thậm chí là gây co thắt tử cung, xuất huyết và hoại thai. Khổ qua thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em và thai nhi, nhiều nghiên cứu cho thấy quả khổ qua có thể gây đột biến gene, còn hạt của nó có thể làm hư thai.
Bà đẻ:
Các độc tố trong khổ qua ảnh hưởng mạnh đến trẻ em hơn người lớn, do đó nên tránh cho trẻ em ăn nhiều loại trái này. Phụ nữ sau khi sinh càng không nên ăn nhiều khổ qua vì có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh qua đường sữa.
Người bị bệnh tiêu hóa
Ăn khổ qua quá nhiều, những người có vấn đề về tiêu hóa sẽ dễ bị tiêu chảy và các bệnh dạ dày. Đặc biệt không được ăn khổ qua kèm theo huyền sâm.
Người bị huyết áp thấp
Khổ qua thường được dùng phối hợp làm thuốc trị cao huyết áp, nếu ăn quá nhiều dẫn đến thấp huyết áp, gây đau đầu, chóng mặt. Người bệnh huyết áp thấp càng nên hạn chế ăn loại quả này.
Người bị bệnh gan, thận:
Khổ qua rất khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi nên người bị gan, thận nên hạn chế dùng loại thực phẩm này.