THOÁT KHỎI “CHẶT CHÉM” NHỜ GIẢ GIỌNG

 Chuyện “chặt chém” khách hàng, nhất là khách du lịch, của các quán ăn địa phương là chuyện thường ngày ở nước ta. Tuy vậy thời gian gần đây vấn đề này lại nóng lên vì hàng loạt cơ sở chặt chém bị phạt, đồng thời, hàng loạt câu chuyện “đắng cay” về việc bị “chặt chém”, “cắt cổ” đã được chia sẻ.

Chúng ta cùng nghe qua câu chuyện của anh Công Trung, độc giả VNexpress, câu chuyện ngắn gọn về việc tính tiền ở một số quán ăn Hà Nội, nhưng nghe qua nhiều người cảm thấy có mình trong đó.

Tôi sinh ra ở Hà Nội, vào Sài Gòn sống đến nay cũng tròn 40 năm. Vợ tôi là người gốc Hà Nội cũng vào đây từ năm 1991. Thời gian vừa qua, gia đình ra Hà Nội có việc, chúng tôi dắt người thân đi ăn phở ở phố Hàng Bè. Tôi cố gắng nói chuyện thật nhỏ vì dù sao tôi vào Sài Gòn đã lâu.

Khi ăn xong, vợ tôi kêu: “Tính tiền”. Vợ tôi nói đúng phong cách trả tiền của người miền Nam thì 4 tô phở gà chúng tôi vừa ăn xong chủ quán “chém” tới 500.000 đồng. Tức mỗi tô phở gà chúng tôi ăn có giá 125.000 đồng.

Hai người anh vợ định lên tiếng nhưng tôi bảo thôi. Cũng từ đó chúng tôi cạch quán này đến già. Lần sau có đi ăn, chúng tôi để người ngoài đấy nói chuyện tính tiền cho dễ.

Một lần khác, tôi đi ăn bún Thang ở phố Cầu Gỗ gần Hồ Gươm. Lần này, tôi cố gắng nói tiếng miền Bắc. Tôi nói cộc lốc “cho bát bún”. Trong lúc tôi ăn có một cậu trong Nam ngồi ăn bên cạnh, nói chuyện với người bán rất vui vẻ nhưng khi tính tiền thì chủ quán lấy 50.000 đồng.

Sau khi ăn xong, tôi cũng nói cộc lốc: “Tiền”. Vậy là, chủ quán chỉ lấy tôi với giá 25.000 đồng/bát, trong khi trước đó khoảng 3 phút một người nói tiếng miền Nam đã phải trả tiền gấp đôi.

Những chỗ tôi đến ăn và nêu trên đều là phố cổ. Tôi cũng khẳng định người bán phở và bún cho tôi cũng là người ở đây luôn, không phải dân tỉnh lẻ.

Công Trung (VNexpress.net)

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/y-kien-cua-toi/an-4-to-pho-tra-nua-trieu-dong-3244527.html

4 KIỂU GIAN LẬN PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM, NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN CẢNH GIÁC

Chợ truyền thống, chợ trời vẫn là nơi đáp ứng được nhu cầu của số đông người dân vì sự tiện lợi và đa dạng cũng như giá thành của nó. Nhưng ở những nơi kinh doanh này lại mang nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với người tiêu dùng. Sau đây là 4 kiểu lừa đảo phổ biến nhất mà bạn nên lưu ý để tránh trở thành nạn nhân.
Thay lò xo của cân, trộn hàng ngon và dở với nhau, buộc dây chằng chịt lên mình của cua là cách mà nhiều người bán gian lận sử dụng để “rút ruột” khách hàng.

Tình hình buôn bán khó khăn, không chỉ cạnh tranh kinh doanh trong cửa hàng, chợ truyền thống mà bán hàng lề đường, chợ tạm cũng ganh nhau từng giá. Nắm bắt được xu hướng khách hàng ham giá rẻ, nhiều tiểu thương gian lận vẫn tìm đủ mọi chiêu để lấy tiền bất chính từ khách hàng. Dưới đây là nhưng ‘chiêu’ ăn gian phổ biến mà người tiêu dùng cần cảnh giác.

1. Cua buộc dây


Nhiều tiểu thương bán cua tại chợ tiết lộ, thông thường vào khoảng tháng 6-7 hàng năm, cua dạt thường có số lượng lớn. Người thu gom bán với giá rất rẻ, song vì chi phí vận chuyển và thu mua chiếm lượng lớn nên để đảm bảo có lời, thương lái thường giữ giá rẻ ổn định nhưng “ăn bớt” bằng cách buộc nhiều lớp dây lên cua. Họ còn nhúng cho chúng thấm nước, khiến trọng lượng nhẹ nhất cũng được thêm 2 lạng một kg.

“Tôi mua 2 kg được 5 con, loại này cỡ nhỡ. Khi thấy dây buộc quanh, lại ngấm nước tôi liền hỏi người bán thì họ trả lời là buộc cho cua gọn gàng, trọng lượng không đáng là bao. Tuy nhiên, về đến nhà mới tá hỏa dây buộc chiếm tới cả nửa kg, trong khi đó cua luộc rất óp, trong lỏng chỏng nước”, chị Hoa kể.Chị Hoa, ở quận Thủ Đức chia sẻ một tình huống khiến chị hứa không bao giờ mua cua giá rẻ ngoài đường. Trong một lần đi làm về qua con đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) thấy cua Cà Mau bán đầy đường, một kg chỉ 80.000 đồng, rẻ hơn so với các vựa ở TP HCM (thường có giá 120.000 đồng), chị liền ghé mua.

2. Ngâm nước một số loại rau và trái cây


Chị Thoa, người chuyên buôn bắp cải tại chợ Văn Thánh tiết lộ, để bắp cải giữ được lâu và tươi thì nước vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là cách mà chị có thêm tiền từ người mua. Vì nếu bán một ngày khoảng một tạ thì chị cũng có lời được thêm vài chục nghìn đồng nhờ trọng lượng tăng.

Cụ thể, bắp cải, vải thiều tại TP HCM là 2 sản phẩm thường xuyên được ngâm nước. Bắp cải thường có bẹ lớn nên khi ngâm nước sẽ chui vào bẹ. Còn vải thiều thông thường vỏ có khả năng thấm nước nên khi được ngâm, quả sẽ rất mọng.Bên cạnh yếu tố ngâm nước làm rau, trái cây tươi thì để đây cũng là cách để hàng của tiểu thương có thêm trọng lượng. Nếu thường xuyên tưới nước lên những sản phẩm rau củ và trái cây, thì một kg người bán có thể kiếm thêm 1-2 lạng.

3. Chỉnh cân


Chỉnh cân là cách mà khá nhiều tiểu thương áp dụng khi buôn bán. Một tiểu thương chuyên bán hàng trên xe đẩy tại chợ Thị Nghè (Bình Thạnh) tiết lộ, để ăn bớt số lượng cách mà người tiêu dùng ít phát hiện nhất là chỉnh lò xo của cân. Đối với những khu vực người mua không để ý, người bán có thể thay lò xo gốc của loại cân 5kg bằng lò xo của loại 3kg. Như vậy, một kg vải thiều bán cho người mua trọng lượng thực chỉ khoảng 6-7gram. Còn đối với người mua tinh ý, thì dùng loại cân 3kg nhưng sử dụng lò xo của loại 2kg thì một kg vải thiều chỉ khoảng 8-9 lạng.

Để buôn bán “điệu nghệ” hơn và ăn gian theo ý muốn, nhiều tiểu thương chọn cách mài lo xo với máy mài đá. Lò xo càng mỏng thì cân càng nhẹ, trọng lượng ăn gian càng lớn. Cùng với đó, để tránh vị khách tinh ý phát hiện thì mỗi lần cân tiểu thương sẽ đặt sản phẩm lên cân một cách nhẹ nhành. Ngược lại,với người không để ý, người bán sẽ ấn mạnh sản phẩm xuống đĩa cân, lúc ấy trọng lượng món hàng sẽ trở nên nặng hơn, tiểu thương có thể cân gian được 3-4 lạng trong một kg.

4. Trộn hàng ngon dở lẫn lộn


Mới đây, chị Thanh, ở quận Bình Thanh vô cùng bức xúc khi mua phải sản phẩm kém chất lượng. Cụ thể, khi đến sạp bán gà tại chợ ở đường Ngô Tất Tố, bên ngoài chủ sạp trưng bày gà ta rất ngon. Sau khi thỏa thuận giá, chị Thanh đề nghị mua nửa con gà được  bày trên kệ. Tuy nhiên, chủ quán lại khuyên lấy gà trong bịch và vì trọng lượng vừa phải, lại mới mổ. Chị Thanh đồng ý, nhưng khi về chế biến, rửa và ngâm muối rất nhiều lần nhưng gà vẫn có mùi. Dù ướp gia vị đầy đủ nhưng khi kho gà chị mới phát hiện loại gà mà chị mua đã bị hỏng và không còn tươi. Vì vậy, nguyên nồi thịt gà kho của chị hôm đó phải đổ bỏ.

“Kể từ hôm đó, tôi tránh xa cửa hàng bán gà ấy. Kinh nghiệm mà tôi rút ra là không nên mua hàng theo lời khuyên của tiểu thương vì những sản phẩm mà người bán khen ngon là những sản phẩm ôi, thiu hoặc kém chất lượng. Vì muốn bán tống bán tháo nên họ tìm đủ mọi cách để mình tin tưởng. Cho nên, khi mua sản phẩm nên chính tay kiểm tra và chỉ mua những gì do mình lựa chọn”, chị Thanh khuyên.

Hồng Châu (VNexpress.net)

Nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/nhung-kieu-ban-hang-gian-lan-can-canh-giac-3243627.html

9 GÁNH HÀNG RONG ĐẮT KHÁCH BẬC NHẤT SÀI GÒN

So với Hà Nội, Sài Gòn không có nhiều quán ăn gia truyền có “bề dày lịch sử”, một phần do sự thay đổi liên tục của thành phố này. Tuy vậy, ẩm thực Sài Gòn lại hấp dẫn bởi sự đa dạng, không chỉ về chủng loại mà còn về hình thức. Có những hàng ăn chỉ bán trên quang gánh, xe đẩy, nhưng thậm chí còn đắt khách hơn cả trong hàng quán.

Chỉ là gánh hàng rong, song bánh giò trước của Sài Gòn Square 3 hay bún riêu cua chợ Bến Thành đều có khách nhiều đến mức chuyện chờ 30 phút hay 1 tiếng là bình thường.

1. Bánh giò trước cửa Sài Gòn Square 3 (Hai Bà Trưng, quận 1): Gánh bánh giò này bán từ 16h hàng ngày và từ lúc mở bán đến khi hết bánh, chưa bao giờ ngớt khách chờ mua. Một phần có giá 15.000 đồng gồm bánh giò, thịt bằm, nem, chả lụa, chả chiên, chả gân, nem chua cùng một ít rau chua. Ảnh: Nhất Nhất Hậu.

 

2. Gánh bún riêu cua chợ Bến Thành: Gánh bún này đã có trên 30 năm. Bán từ trưa đến chiều. Đây là địa chỉ quen thuộc của người Sài Gòn, Việt kiều và du khách khắp nơi. Tô bún riêu tại đây mang phiên bản miền Nam, đầy ắp chả cây, huyết, đậu hũ và gạch cua. Ảnh: Linh San.

 

3. Gánh bánh ống lá dứa đường Nguyễn Trãi (trước số nhà 45 Nguyễn Trãi, quận 5): Bánh ống lá dứa là đặc sản của Sóc Trăng. Tên của món ăn được dựa theo cách làm và hình dáng của bánh. Món bánh này có vị dẻo, dai, thơm mềm kết hợp cùng vị béo của cơm dừa, mặn mà của muối mè. Ảnh: Nhà Dột.

 

4. Bánh tráng trộn chú Viên (Nguyễn Thượng Hiền, quận 3): Có thể nói ở Sài Gòn, không món ăn vặt nào có mật độ phủ sóng dày như bánh tráng trộn. Tuy nhiên, không ít người chịu khó chầu chực ở chú Viên, nơi được xưng tụng hàng bánh tráng trộn ngon nhất Sài Gòn. Muốn mua bánh, khách phải tranh thủ đến lấy số (50 số), xếp hàng, chờ đến lượt. Vì điều này nên có người mua hàng chục bịch cho bõ công chờ. Ảnh: Thế Yên.

 

5. Canh bún đường Hai Bà Trưng (góc ngã tư Nguyễn Văn Chiêm và Hai Bà Trưng, quận 1) là điểm hẹn quen thuộc của nhân viên văn phòng khu vực nhà văn hóa Thanh Niên. Gánh hàng này bán từ 16h30 hàng ngày. Theo ước đoán của nhiều khách, mỗi ngày, gánh phục vụ không dưới 200 lượt khách. Canh bún tại đây vừa miệng, nhiều về số lượng, giá mềm (18.000 đồng một tô). Ảnh: Linh San.

 

6. Bánh mì hẻm 37 Nguyễn Trãi (quận 1) là xe bánh mì thịt nướng từng được tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler vinh danh là một trong 12 quán bán món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Muốn mua bánh, bạn phải chờ khoảng 30 phút, thậm chí cả tiếng. Tuy chờ hơi lâu, song, hầu hết mọi người đều vui vẻ. “Mình làm gần đây, mỗi lần muốn mua phải chờ. Tuy nhiên, đã ghiền thì phải cố”, anh Minh, nhà ở quận 3 chia sẻ. Ảnh:Saigonamthuc.

 

7. Xe chè ba màu trên đường Trần Quốc Thảo (ngã ba Trần Quốc Thảo – Nguyễn Phi Khanh): Nơi này chỉ bán những món chè truyền thống như chè đậu đen, đậu đỏ, ba màu, bánh lọt… Tuy nhiên, để được thưởng thức, bạn sẽ phải chờ rất lâu. Điểm khó chịu nhất trong thời gian chờ, không phải nắng, mưa hay khuôn mặt khó đăm đăm của người bán, mà là cách bán hàng vô cùng từ tốn của ông. Ảnh: Linh San.

 

8. Cơm cháy chà bông Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đối diện Taka Plaza): Là một trong những gánh hàng rong “truyền kỳ” của Sài Gòn. Tuy nhiên, địa chỉ này luôn khiến bất kỳ thực khách nào lần đầu đến bị choáng vì “gia tài” không thể đồ sộ hơn (một cái bàn chất đầy đồ, một cái ghế con, hai người bán). Đơn sơ là vậy nhưng bất kỳ ăn ở đây một lần đều chỉ muốn ghé đến mua về khi thèm. Ảnh: 7 Món ngon mỗi ngày.

 

9. Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám (gần ngã tư Hai Bà Trưng – Võ Thị Sáu): Đây là địa chỉ mà bất kỳ du khách nào đến Sài Gòn cũng muốn ghé một lần để thưởng thức. Ngoài cách bán lạ (đưa giấy cho khách ngồi, ăn trước trả tiền sau), gỏi khô bò ở đây khiến người ta nhớ mãi món nước dùng có vị chua, thơm, mặn, cay lạ miệng. Ảnh: Linh San.

Linh San (Zing.vn)Nguồn: http://news.zing.vn/9-ganh-hang-rong-hut-khach-Sai-Gon-post552705.html

Quán hàng nổi tiếng Hà thành: Khách đừng mơ làm thượng đế

Ai cũng biết Hà Nội là nơi có nhiều quán ăn ngon bậc nhất nước, tuy vậy khi nói đi ăn hàng ở Hà Nội, nhiều người từ các tỉnh thành khác thường lắc đầu ngán ngẩm, lý do phần lớn là vì e ngại thái độ phục vụ ở nhiều hàng quán danh tiếng.

Ngành dịch vụ thường có câu “khách hàng là thượng đế”, tuy nhiên ở những quán ăn này, lắm khi dù có tiền, bạn vẫn chẳng được ăn thêm dù vẫn thòm thèm. Thậm chí còn bị từ chối bán hàng nếu trót cáu kỉnh giục giã.

Hà Nội có nhiều món ngon, quán xá nổi tiếng, đấy là điều cả những người kén ăn nhất cũng phải gật gù công nhận. Nghe hấp dẫn là thế nhưng việc lê la quán xá ở Hà Nội lắm lúc cũng chẳng hề đơn giản bởi dù có tiền, bạn vẫn có thể gặp phải những tình huống trớ trêu khi chủ quán “quát” khách hay chẳng bán thêm dù bạn vẫn thòm thèm.

Bún ốc nguội Bùi Thị Xuân

Quán bún ốc này cách ngã tư Bùi Thị Xuân – Trần Nhân Tông chỉ vài bước chân. Gọi là quán chứ thực ra nó nhỏ lắm chỗ ngồi chỉ vừa đủ cho 4, 5 khách ngồi xì sụp bát bún ốc. Mọi thứ của quán bún ốc nguội này đều gợi nhớ đến “ngày xưa” với bát chiết yêu, đũa gỗ, những chiếc muôi tre để múc nước ốc hay dấm bỗng.

Quán bún ốc bé xíu nhưng sạch sẽ.

Đặc điểm nổi bật ở quán ăn này là sạch từ nguyên liệu chế biến đề đồ dùng. Khi có khách gọi, cô bán hàng mới gẩy ốc mít vào bát chiết yêu rồi chan nước luộc. Nước luộc thanh, chan thêm muôi dấm bỗng và chút ớt cay xé lưỡi vào có thể húp cả bát mà không biết chán. Giá 40 ngàn đến 50 ngàn đồng/ suất nhưng lượng ốc của mỗi suất bún không nhiều, tuy vậy từng con ốc đều giòn, sạch, ăn rất “sướng” miệng.

Chủ của quán bún ốc cổ này đã gần 70 tuổi, nhưng rất sắc sảo, kĩ tính. Cầu kỳ trong từng công đoạn chế biến nên bác chẳng ngại thẳng thừng chê khách nếu như người đó không biết cách ăn hoặc ăn một cách uể oải. Còn nếu bạn muốn ăn thêm một bát nữa vì chưa no? Nếu các quán khác sẽ nhiệt tình phục vụ vì bán thêm được hàng, thì ở quán này bác chủ sẽ từ chối, bởi số lượng có hạn nên mỗi người mỗi ngày chỉ được 1 bát, còn phải để phần cho người khác. Quán bán từ 11 giờ đến 17 giờ chiều hàng ngày.

Quán bún ngan “không cần khách” ở ngõ Trung Yên

Nếu nhiều quán ăn ở Hà Nội phải thuê nhân viên đứng đón khách, kéo khách từ xa, thì ở quán bún ngan chị Nhàn, điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Hàng bún ngan “chị Nhàn” có phong cách “chảnh” thường thấy của những hàng quán ngon đất Hà Nội. Trong suốt thời gian bán hàng, từ lúc non đầu trưa cho đến 2 giờ chiều, quán không lúc nào ngơi khách.

Nhẫn nại ngồi đợi, không ai tỏ ra sốt ruột và giục giã ở hàng bún ngan “chị Nhàn”

Nổi tiếng với slogan không cần khách nên ở quán chị Nhàn không vồ vập. Khách vì lúc nào cũng đông nên đhực khách chủ động xếp hàng cầm sẵn tiền để tới lượt mình thì trả tiền luôn. Tại đây dù có là ai thì bạn cũng đừng hi vọng chen ngăn, bởi chắc chắn sẽ bị chị mắng ngay. Còn nếu thúc giục hay cáu kỉnh chị “quạt” cho chẳng ngóc đầu dậy được.

Bát bún ngan “gây nghiện”, khiến tên tuổi bà chủ càng nổi như cồn trong giới sành ăn Hà thành.

Nhiều người nghe thấy thế cho rằng, chẳng hiểu nó ngon đến thế nào mà “chảnh”, mà khổ như thế, nhưng những người đã từng ăn bún ngan ở đây, đã trót mê những miếng thịt ngan thơm lừng, béo ngậy và loại nước chấm đặc biệt gồm gia vị, chanh ớt, dấm, nước dùng… lại vì chiều cái miệng mà vẫn chịu khó chờ đợi, xếp hàng.

Phở xếp hàng Bát Đàn

Với hàng trăm, hàng ngàn hàng phở có mặt ở khắp mọi phố phường Hà Nội, chẳng khó khăn gì để chọn cho mình một quán phở ngon có bàn ghế lịch sự, nhưng cũng không ít người vẫn chịu khổ để ăn chỉ vì quá mê hương vị của quán ấy.

Xếp hàng ăn phở Bát Đàn vào lúc 8h sáng.

Phở Bát Đàn là minh chứng cụ thế nhất. Từ “thượng đế” quả là không thể áp dụng cho quán phở này khi khách vừa phải xếp hàng đến cả 30 phút để chờ đến lượt. Đến lượt rồi phải trả tiền luôn sau đó mới được bưng bát phở tự tìm chỗ ngồi. Thậm chí nếu đông quá, trót hết bàn thì cũng chỉ có nước đứng mà ăn.

Thực khách đứng cạnh bếp để chờ đến lượt mình…

Sẽ không ít người đọc đến đây mà chép miệng rằng “miếng ăn là miếng tồi tàn”, sao mà phải khổ thế? Nhưng những người mê phở ở đây có cái lý riêng của họ, đó là bù vào những giờ chờ đợi, họ sẽ được thưởng thức vị ngọt tinh tế của nước phở đặc quánh, ngọn ngọt đến giọt cuối cùng, thịt bò mềm và thơm, bánh phở nóng rẫy mềm tan trong miệng…

Quán bún chửi chợ Ngô Sĩ Liên

Quán bún của bà Thảo tại Ngô Sĩ Liên đã nổi tiếng khắp Hà Nội bởi danh hiệu “bún chửi” do thực khách đặt cho. Sở dĩ như vậy bởi khi đến ăn, nếu ai đó hỏi han hay thắc mắc gì về chỗ để xe, đồ ăn, giá cả mà vào đúng “cơn” của bà chủ, lập tức sẽ bị “ăn mắng, ăn chửi”.

Những thực khách chưa ghé đến bao giờ, nghe sẽ có ít nhiều ác cảm, nhưng với những thực khách quen, tiếng chửi của bà Thảo riết thành quen và chẳng ai chấp bởi dù chửi nhưng chẳng có ý gì. Trên một tờ báo, bà Thảo cũng cho biết rằng mình không muốn chửi khách nhưng chẳng hiểu sao bà không kiềm được miệng.

Quán chửi có các loại bún lưỡi, sườn, móng giò, thịt nhưng nổi tiếng nhất là món bún lưỡi. Miếng lưỡi ở đây luộc rất khéo nên vừa có độ giòn nhưng vẫn mềm và thơm. Các nguyên liệu khác cũng được đánh giá là ngon với thịt thái miếng to ăn ngọt, dọc mùng hào phóng. Bát bún đầy đặn với mức giá 35 ngàn đồng, đồ ăn ngon có lẽ là yếu tố khiến “quán bún chửi” này vẫn đông khách.

Ốc lắm mồm

Hàng ốc ở đầu đườnh Hồ Đắc Di là một trong những hàng ốc nóng ngon có số, có má ở Hà Nội. Đây là hàng ốc thập cẩm với các món chủ đạo là ốc đá, ốc mít luộc, xào dừa cay ngọt; ngao hấp, xào xả gừng. Ngoài ra các loại hoa quả dầm ăn kèm cũng được bà chủ chế biến khá ngon. Đặc biệt là món sung muối, ăn hơi chát chát nhưng đến cuống họng lại có vị ngọt rất dễ chịu.

Thế nhưng không phải ai cũng ưa hàng nếu trót kêu ca, bạn sẽ nhận được ánh mắt khó chịu, tiếng thở dài và giọng lạnh tanh: “quán chật, các em chịu khó”. Ai mà gọi ít, ăn lâu, lập tức bị nhắc nhở nhanh nhanh còn về để nhường chỗ cho khách khác.

Dù cách cư xử của quán kém mềm mỏng, nhưng những con ốc béo, sạch với nước chấm pha khéo có vị cay dịu của ớt, vị nóng đậm đà của gừng, xả vẫn khiến khách đến quán nườm nượp để thưởng thức ốc ngon.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Clip quay cảnh ăn đuông miền Tây gây phản ứng trái chiều

Người am hiểu về ẩm thực Việt Nam ắt hẳn sẽ biết món đuông của Nam bộ. Đây là món đặc sản nổi tiếng không chỉ vì hương vị, độ độc đáo, mà còn vì cách thưởng thức ít ai nghĩ tới: ăn tươi…nuốt sống.

Đuông là một trong những món ăn được nhà văn Vũ Bằng liệt kê trong danh sách “Món lạ miền Nam” với giọng khen ngợi đầy hóm hỉnh:

” Thì ra cái con đuông ăn cũng kể như ăn sầu riêng vậy. Có người thấy sầu riêng, giẫy lên đành đạch, kêu ầm lên là “thúi” quá. Ấy vậy mà miếng đầu bỏ vô đi, ăn miếng thứ hai vào lại muốn ăn ba; thế rồi thì đâm ra nghiện lúc nào không biết! Tôi ăn đuông cũng vậy; miếng đầu kinh kinh, nhưng liều nhai thử xem sao; đến miếng thứ hai – ở này, nó ngầy ngậy, beo béo nghe hay đáo để. Miếng thứ ba thì vừa nhai vừa nghĩ, thì thấy nó đặc biệt không thể ví được với bất cứ một thứ gì mình đã được ăn từ trước tới nay… Thế rồi thì đến miếng thứ năm, thứ sáu – phải nói thực là mình đã bị đuông cám dỗ. Rồi từ đó mình thành ra mê đuông – có khổ không?”

Đuông là ấu trùng dạng sâu của một số loài bọ cánh cứng, hay sống trong cổ hủ (phần lõi mềm bên trong ngọn) của các cây thuộc họ cau như Chà là, dừa, cau, đủng đỉnh… Ấu trùng đuông sinh sôi trong phần lõi này, lấy cổ hủ làm thức ăn nên rất sạch sẽ (không như các loại dòi mà người ta thường hình dung). Tuy vậy, bên cạnh việc được nhiều người tôn lên làm món đặc sản ngon lành, thì đuông vẫn gây ám ảnh cho nhiều người vì mức độ quái lạ  và cách ăn độc nhất vô nhị: ăn lúc con đuông còn sống và bò ngọ nguậy, mà trong đó, cách ăn được cho là ngon nhất, có thể nói đến “đuông tắm mắm”.

Vừa qua trên các diễn đàn và mạng xã hội đã phổ biến một clip về một nhóm bạn đang thưởng thức món ăn nổi tiếng này trong một chầu nhậu vui vẻ. Theo như hình ảnh được ghi nhận trong clip thì họ đang ăn món “đuông tắm mắm” với những con đuông đang bò lúc nhúc ngọ nguậy trong dĩa nước mắm ớt.

Mời các bạn xem clip:

 

Cảnh tượng đặc biệt trong clip đã gây nên nhiều thảo luận sôi nổi, trong đó nổi bật là hai luồng phản ứng trái chiều. Trong khi nhiều người tỏ ý thích thú với món ăn dân dã, độc đáo từ lâu đời của miền Tây, thì có những ý kiến tỏ ra sợ hãi, thậm chí phê phán kiểu ăn mà họ cho là “cái thứ gì cũng ăn được”, “không giống ai”.

Còn bạn,  cảm giác của bạn ra sao sau khi coi clip này?

Bảo Nhân

NHỮNG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG TRONG NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ

Tết Đoan Ngọ hay Đoan Dương vào ngày mùng 5-5 Âm lịch là ngày lễ truyền thống của nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam ta. Trong ngày này, dân ta thường làm những món ăn truyền thống để cúng ông bà và thưởng thức theo quan niệm “giết sâu bọ”.

 

 

Bánh gio (miền Bắc), ảnh Vũ Minh Quân

Bánh tro (gio) là món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Tại 3 miền, bánh tro có những đặc điểm khác nhau tuy nhiên vẫn giữ được hương vị truyền thống của tro và nếp. Theo quan niệm dân gian, ăn bánh tro giúp tẩy trừ bệnh tật.

Bánh ú tro (miền trung và miền nam)

Tại miền Bắc, bánh tro (gio) thường không có nhân ,hình dạng thuôn dài. Ăn kèm mật mía hoặc đường. Trong khi đó bánh tro ở miền trung và miền nam có dạng hình chiếc bánh ú thu nhỏ, nên còn gọi là bánh ú tro. Bánh ú tro thường có nhân đậu bên trong, ăn kèm với đường, mật ong hoặc mật mía.

Sau bánh ú tro, phải kể đến cơm rượu. Người ta quan niệm rằng món ăn này nếu được ăn khi đói sẽ có tác dụng diệt sâu bọ. Cơm rượu của ba miền cũng có sự khác biệt khá rõ: miền Bắc cơm rượu có màu sẫm, hạt rời nhau, miền Trung ép thành khối vuông còn miền Nam viên thành viên tròn. Cơm rượu tuy ngọt ngon nhưng cũng khá dễ say.

Bánh trôi – bánh chay (chè trôi nước) cũng khá phổ biến trong ngày tết Đoan Ngọ. Món ăn làm từ nếp, đường thẻ, đậu này rất hấp dẫn bởi cái kết cấu dai, béo, vị thơm bùi của nó.

Thịt vịt thường bị kiêng vào đầu tháng, tuy vậy riêng trong ngày mồng 5 tháng 5 là ngoại lệ. Theo quan niệm dân gian, thịt vịt có tính hàn, sẽ giúp cơ thể cân bằng âm dương trong những ngày tiết trời oi bức của tháng 5 Âm Lịch. Một lý giải khác cho rằng sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng trong ngày tết Đoan Dương, đó là vì thịt vịt trở nên béo , ngon hơn trong những ngày này.

Các loại hoa quả và thức ăn trong ngày Đoan Ngọ. Ảnh: Vũ Minh Quân

Ngày Tết đoan ngọ, cúng hoa quả cũng rất quan trọng. Loại hoa quả được dâng cúng ông bà trong những ngày này cũng không có gì đặc biệt, đó là các loại hoa quả trong mùa hè. Trong khi miền Bắc có mận, đào, vải, thì miền nam có chôm  chôm, xoài, dừa…

Trạch Giang tổng hợp

 

 

 

 

[cnn] TOP 10 NỀN ẨM THỰC LÀNH MẠNH NHẤT THẾ GIỚI

Ẩm thực Việt lần nữa được ca ngợi khi được chuyên mục du lịch của trang web uy tín CNN bầu chọn hạng 3 trong 10 quốc gia có nền ẩm thực lành mạnh nhất thế giới.

Vừa qua, trang báo nổi tiếng nước ngoài CNN đã công bố Top 10 nền ẩm thực lành mạnh nhất thế giới, trong đó Việt Nam vinh dự đứng ở vị trí thứ 3.

CNN nhận xét: “Sử dụng nhiều loại thảo mộc tươi, rau xanh, hải sản và kỹ thuật nấu ăn dùng nước hoặc nước dùng thay vì dầu là một trong số những yếu tố nổi bật nhất của ẩm thực Việt Nam. Nền ẩm thực này được chuẩn bị theo các phương thức truyền thống, ít phụ thuộc vào các hương liệu nồng mà chỉ chú trọng vào các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe mà lại ít calo”.

Thực tế, các hương liệu truyền thống của Việt Nam như rau mùi, bạc hà, húng quế, sao, hồi, ớt… từ lâu đã được sử dụng như là biện pháp để phòng ngừa và chữa trị các loại bệnh. Chẳng hạn, ngò và hồi có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, chống lại các chứng viêm gây bệnh trong cơ thể.

Một trong những món ăn Việt Nam lành mạnh và ngon miệng nhất chính là “Phở”. Món ăn này có nước dùng thơm được tạo nên bởi các loại gia vị truyền thống có tác dụng như một loại chất chống oxy hóa.

Việc đứng ở vị trí thứ 3 (sau Hy Lạp và California) trong bảng xếp hạng Top 10 đã chứng tỏ rằng, nền ẩm thực Việt Nam đang ngày càng nổi tiếng và có độ phủ sóng nhất định trên toàn thế giới.

Sau đây là Top 10 nền ẩm thực lành mạnh nhất thế giới do CNN bình chọn:

 

  • 1. Hy Lạp
  • 2. California, Mỹ
  • 3. Việt Nam
  • 4. Nhật Bản
  • 5. Ấn Độ
  • 6. Ý
  • 7. Tây Ban Nha
  • 8. Mêxicô
  • 9. Nam Mỹ
  • 10. Thái Lan

 

An Nguyên – Skcs.vn

8 NỀN ẨM THỰC ĐANG LAN TỎA MẠNH TRÊN THẾ GIỚI

Nền ẩm thực đặc sắc, đa dạng và hấp dẫn của Việt Nam ngày càng là một thứ rất cuốn hút đối với du khách ngoại quốc. Điều đó được CNN khẳng định lần nữa qua việc đặt cái tên Việt Nam lên đầu danh sách các quốc gia có nền ẩm thực cuốn hút nhất hiện nay.

Xem thêm: [CNN] 10 NỀN ẨM THỰC THÚ VỊ NHẤT THẾ GIỚI

Vừa qua, trang báo nổi tiếng nước ngoài CNN đã công bố Top 8 nền ẩm thực mới nổi có sức lan tỏa nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

CNN nhận xét: “Sử dụng nhiều loại thảo mộc tươi, rau xanh, hải sản và kỹ thuật nấu ăn dùng nước hoặc nước dùng thay vì dầu là một trong số những yếu tố nổi bật nhất của ẩm thực Việt Nam. Gần đây, bánh mì Việt Nam đã tạo thành cơn sốt của ẩm thực đường phố trên toàn thế giới. Có vẻ như món ăn này đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất. Ngoài ra, phở cuốn (trong hình), chả cá, hay chân gà nướng cũng là những món rất ngon để thưởng thức”.
Ẩm thực Việt Nam với vô vàn món ăn thú vị, ngon nức tiếng xa gần.  
Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã trở thành nét quyến rũ trong mắt bạn bè quốc tế. Nó khiến cho nhiều du khách phải lặn lội cả vòng trái đất để được đến & thưởng thức những món ăn chỉ nghe thấy tên thôi cũng đã thèm.
Thức ăn được chuẩn bị theo các phương thức truyền thống, ít phụ thuộc vào các hương liệu nồng mà chỉ chú trọng vào các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe mà lại ít calo. Thực tế, các hương liệu truyền thống của Việt Nam như rau mùi, bạc hà, húng quế, sao, hồi, ớt… từ lâu đã được sử dụng như là biện pháp để phòng ngừa và chữa trị các loại bệnh. Chẳng hạn, ngò và hồi có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, chống lại các chứng viêm gây bệnh trong cơ thể.
Việc lọt vào bảng xếp hạng Top 8 đã chứng tỏ rằng, nền ẩm thực Việt Nam đang ngày càng nổi tiếng và có độ phủ sóng nhất định trên toàn thế giới.
Ngoài Việt Nam, 7 nền ẩm thực mới nổi do CNN bình chọn trong danh sách gồm có:
Ẩm thực Philippines có sự đa dạng và phong phú về gia vị cũng như màu sắc. Ngoài ra các món ăn đến từ phương Tây mà nổi trội là các món Tây Ban Nha đều để lại những hương vị thực sự khó quên trong lòng các du khách sành ăn.  
 Từ món burritos truyền thống tới món thịt sốt ớt cay xé lưỡi, sự kết hợp độc đáo của các loại gia vị và màu sắc hấp dẫn khiến đồ ăn Mexico có sức hấp dẫn khó cưỡng.
Ẩm thực Peru có nét độc đáo riêng vì sự pha trộn giữa các nét ẩm thực của nhiều nước khác nhau như Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Phi…

 
 Sự bùng nổ của làn sóng K-Pop và những bộ phim “đẫm nước mắt” lý giải cho sức ảnh hưởng lan tỏa của ẩm thực của xứ sở kim chi. Ở thủ đô Seoul, nhà hàng của bếp trưởng Jungsik Yim đã đứng thứ 10 trong Top 50 nhà hàng tốt nhất Châu Á, nổi tiếng với món thịt bò Carpaccio.
 Đất nước Trung Hoa rộng lớn có vô số món ăn ngon cho bạn thưởng thức. Với sự đa dạng hương vị của các loại bánh bao các loại trà và gia vị là điều dễ hấp dẫn bạn ngay lần đầu tiên tới đây.
 Ẩm thực Iran là sự trung hòa, ảnh hưởng của nhiều nền ẩm thực khác nhau, trong đó có cả Trung Đông và châu Âu. Đó là lý do mà món ăn Iran đa sắc. Ẩm thực Iran có hai kiểu, một là những món ăn được nấu chín không có rau củ, hai là món “sống” gồm các loại hạt, rau gia vị và rau củ. Khi ăn, người ta có thể trộn lẫn hai thứ này lại, làm nên những món ăn “thập cẩm”.
 Ẩm thực của người Israel ngày nay là sự hoà trộn của nhiều nền văn hoá ẩm thực. Cách nấu nướng của người Israel bản địa tương tự như với cách nấu nướng của các dân tộc Ả Rập nhưng những ảnh hưởng của phương Đông và châu Âu đối với các món ăn Israel là điều dễ nhận thấy.

Theo Lao Động: http://laodong.com.vn/an-choi-nhay-mua/viet-nam-lot-top-cac-nen-am-thuc-co-tam-anh-huong-tren-the-gioi-319815.bld

[CNN] 10 NỀN ẨM THỰC THÚ VỊ NHẤT THẾ GIỚI

Mới đây trang CNN đã tiếp tục đưa ra danh sách 10 quốc gia có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới (sau top nền ẩm thực lành mạnh nhất và top nền ẩm thực ảnh hưởng nhất). Danh sách này được sắp xếp dựa trên bầu chọn của độc giả. Ẩm thực Việt Nam lại tiếp tục góp mặt như hai lần trước.

1, Đài Loan

Ẩm thực Đài Loan đề cao sự đơn giản nhưng tinh tế. các món ăn tại đây là sự pha trộn hài hòa giữa ẩm thực Min Nan, Triều Châu, Phúc Kiến – Trung Quốc cùng một vài kỹ thuật nấu ăn Nhật Bản. Riêng ở thủ phủ Đài Bắc đã có hơn 20 đường phố dành riêng cho các món ăn vặt. Đây được coi là “thiên đường ăn uống” dành cho các thực khách sành ăn.

Mỳ bò Đài Loan

2, Philippines

May mắn sở hữu nguồn hải sản và trái cây nhiệt đới phong phú, kết hợp với các đầu bếp tài ba và sáng tạo, Philippines là nước được nhiều du khách đánh giá cao về nền ẩm thực. Một trong những món ăn nổi tiếng nhất của đất nước này là món Abodo – nguyên liệu chính là thịt (thịt gà hoặc thịt lợn) ướp cùng dấm, muối, tỏi, hạt tiêu, nước tương và nhiều gia vị khác. Đây là cách nhiều người dân Philippines bảo quản thịt mà không cần đông lạnh.

Món Abodo

3, Italia

Thực phẩm của Ý đã nổi danh khắp thế giới trong nhiều thế kỷ với những món ăn đặc trưng: mỳ Ý, các loại kem và đồ tráng miệng…

Modena, Ý là nơi bạn sẽ tìm thấy pho mát Parmigiano tốt nhất TG

4, Thái Lan

Một trong những câu chào hỏi phổ biến nhất khi người Thái gặp nhau đó là “Bạn đã ăn chưa?”, điều này đã nói lên một phần rằng người Thái Lan rất đam mê ẩm thực. Với ảnh hưởng từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Myanmar và truyền thống ẩm thực cung đình, các món ăn Thái Lan có hương vị vô cùng lôi cuốn.

Gà rán đặc biệt kiểu Thái

5. Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng là có hương vị thơm ngon và trình bày tinh tế. Những món ăn Nhật luôn giàu dưỡng chất và tươi ngon hết mức: sushi, sashimi…

Các món ăn truyền thống Nhật Bản

6, Malaysia

Ẩm thực Malaysia là sự hòa quyện giữa các nền ẩm thực Trung Quốc, Ấn Độ và Mã Lai. Các món ăn đường phố ở đất nước này hấp dẫn du khách khắp mọi nơi nhờ hương vị độc đáo và mới lạ.

Món Ialsa – súp mì cay

7, Hồng Kông

Nhiều du khách cho biết, ẩm thực Hồng Kông hấp dẫn tới mức nó có thể làm lu mờ những điểm hấp dẫn nhất ở nơi này như: mua sắm, casino và cổ phiếu. Món ăn đặc sắc nhất ở nơi đây chính là các loại dimsum.

Dimsum

8, Ấn Độ

Các món ăn Ấn Độ rất đặc biệt và phá cách. Không có công thức chung nào cho một món ăn, độ ngon hoàn toàn phụ thuộc vào người đầu bếp và cảm nhận của thực khách. Nếu có cơ hội tới thăm Ấn Độ, đừng quên thưởng thức các món chay hấp dẫn ở đây nhé!


9, Hy Lạp

Các món ăn Hy Lạp đều có liên quan hoặc có nguyên liệu từ oliu – mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của đất nước này. Các món salad đầy màu sắc, những món thịt nướng thơm ngon trứ danh… tại Hy Lạp luôn đủ sức hấp dẫn bất cứ du khách nào


10. Việt Nam

Ẩm thực Việt Nam đa dạng và vô cùng tinh tế. Mỗi thành phố, thậm chí là mỗi ngôi làng Việt đều có một món đặc sản độc đáo rất riêng. Du khách nước ngoài tới Việt Nam luôn bị hút hồn bởi những nem rán, bún chả, bánh mỳ kẹp… Thêm một điểm cộng nữa đó là món ăn Việt Nam thường khá rẻ.

Nem rán Việt Nam

Theo Nguyễn Bình – ngaynay.vn / CNN

BLOGGER TÂY LẬP DANH SÁCH NHỮNG MÓN NGON NHẤT VIỆT NAM

Tuy là một đất nước nhỏ bé nhưng Việt Nam lại có một nền ẩm thực hấp dẫn và cuốn hút. Không ít du khách nước ngoài đã đến Việt Nam để thưởng thức những món ăn nổi tiếng ở đây và hoàn toàn bị chinh phục. Mới đây nhất là hai blogger nổi tiếng chuyên viết về du lịch là Mei và Kerstin.

 

Theo họ, món ăn Việt Nam không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
1. Gỏi cuốn: Với nhân tôm, thịt, rau thơm và bún cuộn trong một lớp bánh tráng mỏng chấm với nước sốt ngon tuyệt khiến gỏi cuốn trở thành món “ăn hoài không ngán”.
2. Chả giò: Không dễ để làm được một chiếc chả giò hoàn hảo. Phải chuẩn bị và trộn nhân theo đúng tỷ lệ, chú ý tới lượng nhân bỏ vào bánh tráng, độ mềm của bánh tráng, cách cuộn chả giò, nhiệt độ dầu rán, cách vớt ra… mọi chi tiết nhỏ đều quan trọng. Nhưng nếu làm đúng, bạn sẽ được thưởng thức món chả giò chấm nước mắm nóng hổi và ngon tuyệt.
3. Bánh cuốn: Đây là món đặc sản của miền Bắc Việt Nam. Lớp bánh mỏng bao quanh nhân thịt băm mộc nhĩ được hấp chín, ăn kèm chả và nước mắm.
4. Nem chua: Nem chua là thịt lợn sống lên men, có vị chua chua, ngọt ngọt và cay cay. Đây thường là món ăn phụ hoặc món ăn vặt của người Việt.
5. Bánh xèo: Mei và Kerstin ví bánh xèo giống như một loại bánh kếp rán làm từ bột gạo. Với nhân tôm, giá, hành và thịt lợn, bánh xèo thường được cắt ra và quấn trong bánh tráng hoặc rau diếp cùng với rau thơm và chấm nước mắm. Bánh xèo ngon nhất là ở Hội An, miền Trung Việt Nam.
6. Bún bò Huế: Nước dùng của món bún này được nấu từ xương bò, xương ống, hành, rau mùi và sả. Vài hàng còn cho thêm chân giò, tiết lợn. Bát bún sẽ ngon hơn nếu cho thêm chút tôm chua và húng quế.
7. Nem nướng: Nếu thích thịt nướng thì chắc chắn bạn sẽ mê mệt món nem nướng đặc sản Nha Trang, gồm thịt xay trộn hành, tiêu đen, nước mắm và đem nướng trên than hoa. Nem nướng được ăn kèm với rau thơm như rau mùi, cà rốt, rau húng, bún và bánh tráng.
8. Phở: Đây là món ăn nổi tiếng của Việt Nam, hình thành từ thế kỷ 20 ở miền Bắc. Phở Hà Nội có nước dùng thanh nhã và vị ngon tuyệt vời, phở Sài Gòn cho nhiều rau tươi hơn.
9. Bánh mì: Bánh mì Việt Nam được coi là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới, với vỏ bánh giòn, nhân thịt nướng, pa tê, dưa chuột, rau thơm và sốt trứng gà.
10. Bún riêu: Nước dùng của món bún này được nấu từ cua xay, cùng với màu cua và dấm. Như nhiều món bún khác của Việt Nam, bún riêu được ăn kèm với rất nhiều loại rau sống như hành tươi, rau mùi, giá và rau muống.
11. Bánh canh: Món bánh canh ở miền Nam Việt Nam thường có thêm cá viên, sườn lợn và rau thơm. Ở các vùng khác, nước dùng có thể có vị tôm, cua hoặc đôi khi là chân giò.
12. Chạo tôm: Đây là một món ăn truyền thống khác của Huế được làm từ tôm bọc mía nướng trên than hoa. Vị ngọt của mía đem lại cho phần thịt tôm một hương vị vô cùng đặc biệt. Chạo tôm thường được dùng như một món khai vị, hoặc ăn kèm bún, cà rốt, rau thơm và lạc giã nhỏ.
13. Hủ tiếu: Tương tự như phở ở miền Bắc, hủ tiếu là món đặc trưng của miền Nam Việt Nam. Không giống như phở, sợi hủ tiếu được trộn cùng dầu tỏi, đường, dầu hào và xì dầu trước khi thêm nước dùng được ninh từ xương gà hoặc xương lợn. Những nguyên liệu khác gồm hải sản, gà, tiết lợn.
14. Cơm tấm: Đây là món đặc sản của Sài Gòn, được làm từ gạo vỡ, ăn kèm với sườn nướng, bì, chả, trứng và dưa chuột, rưới thêm nước mắm hoặc nước sườn nướng. Thực khách thường có thêm một bát nước dùng để ăn kèm cơm tấm.
15. Bò lúc lắc: Đây là món ăn có khởi nguồn từ ẩm thực Pháp, xuất hiện từ những năm 1960. Tên của món ăn này bắt nguồn từ hình dạng của miếng thịt bò: “lúc lắc” nghĩa là miếng thịt bò to bằng cỡ một viên xúc xắc để có thể ăn bằng đũa dễ dàng hơn. Bò lúc lắc thường được ăn kèm với rau sống, hành tươi. Thịt bò thường được nhúng vào một loại nước chấm làm từ muối, tiêu và chanh.
Hoàng Linh (Zing.vn)Ảnh: Mei&Kerstin

SỰ THỰC VỀ HÌNH ẢNH “SẦU RIÊNG THÁI NGÂM HÓA CHẤT”

Trong mấy ngày qua, trên mạng xã hội đã xôn xao vì một loạt hình ảnh được chú thích là “sầu riêng ngâm hóa chất” của Thái Lan, gây nhiều e ngại cho người tiêu dùng.

Loạt ảnh kèm theo lời cảnh báo: “Loại chất này còn có khả năng đánh lừa vị giác và tạo cảm giác ngon miệng cho người sử dụng, đồng thời có tác hại rất lớn tới sức khỏe, gây ung thư, ảnh hưởng về thần kinh…”.

Sau khi được đăng trên các page lớn, loạt ảnh được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và nhận được nhiều bình luận tỏ ý lo sợ, hoang mang trước loại hoa quả hấp dẫn quen thuộc này, cũng như trước các loại hoa quả nhập khẩu từ Thái Lan nói chung.

Tuy nhiên, theo admin trang Góc Giải Trí (https://www.facebook.com/itcovui), thì sau khi đăng hình ảnh lên, họ đã nhận được tin nhắn của một anh người Thái Lan, với nội dung giải thích về hình ảnh trên, bằng cả tiếng Việt và tiếng Thái.

Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn tin nhắn theo đề nghị của anh Theerapong Ritmak:

– Kính gửi tất cả các bạn người việtnam thân mến , theo bài viết đã đăng dưới đây của page góc giải trí tôi thấy có nhiều thông tin sai sự thật và muốn đính chính lại thông tin để các bạn hiểu rõ hơn .

1. Nước màu vàng này là nước tinh bột củ Nghệ vàng , các bạn chắc chắn biết củ nghệ là một loại thảo dược quý và được sử dụng rộng lại trong nhiều lĩnh vực từ thực phẩm đến mỹ phẩm . Trong hình này nhà vườn Thailand sử dụng nước Nghệ để ngâm quả sầu riêng trước khi xuất bản nhằm mục đích để vỏ sầu riêng có màu vàng đẹp.

2. Nước nghệ là thảo dược và rất an toàn , chúng ta còn sử dụng nghệ để làm thực phẩm ấy mà .
Vì vậy tôi xin đính chính lại bài viết này để các bạn yên tâm .

Như vậy, trong dòng dư luận sôi nổi tỏ ra hoang mang, lo sợ tuy rằng chưa rõ thực hư, không biết tác giả…thì chúng ta đã có một luồng thông tin trái chiều khác từ một tài khoản xác thực, cho rằng sầu riêng kia là ngâm nghệ cho có màu vàng đẹp, hoàn toàn không độc hại.

Bảo Nhân

6 loại bánh ngọt huyền thoại của châu Âu

Roger van Damme và Eddy van Damme (không có máu mủ gì với nhau mặc dù cùng họ) đều là các đầu bếp chuyên làm món tráng miệng đã được đào tạo bài bản ở châu Âu.

Người thứ nhất là một trong những đầu bếp bánh ngọt sáng tạo nhất nước Bỉ và được Tổ chức chuyên đánh giá các nhà hàng của Pháp, Gault Millau, vinh danh là Đầu bếp của năm 2010.

Người thứ hai là đồng tác giả cuốn On Baking, một cuốn sách hướng dẫn làm bánh ngọt và món tráng miệng rất nổi tiếng trên thế giới.

Đây là sáu món bánh ngọt tráng miệng huyền thoại của châu Âu mà hai đầu bếp này bình chọn.

1. Sachertorte, Áo

Sachertorte là một loại bánh ngọt tương tự bánh bông lan nhưng nhiều chocolate và rất ít tinh bột, bên trong bánh còn có mứt quả mơ. Đây là một loại bánh ngọt cao cấp của Áo, được trang trí rất tinh tế, không cầu kỳ nhưng vẫn rất bắt mắt, chủ yếu được phủ một lớp chocolate ganache bóng mượt hấp dẫn.

Tuy được xem là một trong những món tráng miệng nổi tiếng nhất của Áo (Sachertorte cũng có ngày kỷ niệm của riêng mình, ngày 5–11 hàng năm), món bánh ngọt huyền thoại này lại được tạo ra một cách ngẫu nhiên.

Về lịch sử của Sachertorte, Eddy cho biết, một hôm tại khách sạn Sacher ở thủ đô Vienna, Áo, đầu bếp bánh chính bị bệnh đột ngột ngay trước khi chào đón một vị khách quan trọng, món bánh này do một thợ học nghề làm bánh lúc bấy giờ sáng tạo ra trong một phút ngẫu hứng và cấp bách”.

Sachertorte đã từng là chủ đề của một cuộc chiến pháp lý kéo dài hàng thập kỷ giữa con cháu người sáng lập ra chiếc bánh và chủ sở hữu khách sạn Sacher nơi nó lần đầu tiên được đưa ra phục vụ thực khách.

2. Gateau St. Honore, Bỉ

Món bánh ngọt tráng miệng nhẹ nhàng này được làm từ những chiếc bánh giống như bánh choux nhúng chocolate được phủ đầy kem tươi đánh và caramel.

Gateau St. Honore được đặt theo tên một vị thánh nghề bánh và có xuất sứ từ Pháp nhưng Roger van Damme khuyên bạn nên thử loại bánh này ở Bỉ vì nó rất ngon.

Theo vị đầu bếp này thì do có một sự cạnh tranh quyết liệt luôn tồn tại giữa Bỉ và Pháp, nhiều đầu bếp chuyên về món tráng miệng của Bỉ đã bỏ tâm huyết để nâng đẳng cấp chiếc bánh St. Honore lên cả về hương vị lẫn độ mềm mịn của bánh để vượt mặt nước Pháp.

3. Macaron, Pháp

Roger và Eddy không ngần ngại bình chọn macaron là món tráng miệng ngon nhất của Pháp.

Những chiếc bánh kem meringue đủ màu sắc được bơm đầy buttercream, mứt hoặc ganache này ra đời từ thế kỷ XVI và trở nên nổi tiếng thế giới nhờ vào tiệm bánh ngọt Ladurée ở Paris.

Eddy cho biết: “Tạo ra một chiếc bánh macaron hoàn hảo là cả một nghệ thuật. Cần phải rất tinh tế và khéo léo khi chuẩn bị món bánh này, vì thế thậm chí chúng cũng là một thách thức đối với những đầu bếp tráng miệng đẳng cấp.” Còn theo Roger thì công đoạn khó nhất của món bánh này là làm sao để bánh không bị nứt trên bề mặt.

4. Black Forest, Đức

Trong thế giới bánh ngọt vẫn diễn ra một cuộc tranh luận về nguồn gốc của chiếc bánh  ngọt Black Forest, tạm dịch là bánh “Rừng Đen”.

Liệu có phải chiếc bánh này được đặt theo tên của khu Rừng Đen Schwarzwald nổi tiếng ở miền Nam nước Đức, hay người Pháp mới chính là cha đẻ của món bánh Black Forest này?

Trong khi biến thể của chiếc bánh ngọt chocolate này có mặt ở khắp châu Âu (thậm chí cả ở Thụy Điển) thì theo Eddy, chiếc bánh Schwarzwälder Kirschtorte của Đức vẫn là một biến thể ngon nhất.

Cũng giống như những chiếc bánh Black Forest khác, phiên bản của Đức là một chiếc bánh chocolate ẩm và kem tươi đánh xốp xen với các lớp quả anh đào. Điều khác biệt ở đây chính là người Đức đã thêm vào một loại rượu làm từ quả anh đào có tên Kirsch Wasser, giúp làm dịu vị ngọt của kem tươi và chocolate.

Theo Eddy thì “nó đã tạo nên một sự bùng nổ đối với tất cả các giác quan và làm cho món Schwarzwälder Kirschtorte của người Đức trở nên kinh điển.”

5. Limburg Pie, Hà Lan

Những chiếc bánh nhân trái cây đến từ miền Nam Hà Lan này có kết cấu mềm, đơn giản và thường làm từ hỗn hợp trứng, sữa và một ít bánh quy. Roger cho biết: “Vỏ bánh Limburg Pie không giòn. Nó hơi giống với bánh mì nhưng vẫn cho ta một hương vị rất cao cấp.”

Trong một ngày mưa lạnh, quả thật rất lý tưởng khi vừa nhâm nhi một miếng bánh Limburg Pie ngọt ngào vị mơ, táo hay anh đào cùng một ngụm cà phê nóng đăng đắng và thưởng thức cái lạnh se se đang thấm vào người.

6. Carac, Thụy Sĩ

Các đầu bếp bánh ngọt ở Thụy Sĩ rất thích dùng hạt hạnh nhân và quả phỉ trong những tác phẩm của họ. Eddy cho biết: “Các loại hạt là nguyên liệu đắt tiền nhất khi làm bánh vì chúng tạo nên một sự cao cấp cho chiếc bánh và món tráng miệng nói chung.”

Chiếc bánh carac của Thụy Sĩ đặc biệt hấp dẫn và sang trọng và là một mặt hàng nổi bật trên hầu hết các cửa hiệu bánh ngọt ở Thụy Sĩ. Vỏ của chiếc bánh tart nhỏ bé này được làm từ chocolate ganache đen, hạt hạnh nhân nghiền nhuyễn trong khi bề mặt của chiếc bánh được phủ một lớp đường đông lạnh màu xanh ngọc rất bắt mắt.

Theo CNN Travel
Chuyển ngữ: Ánh Tuyết

Nguồn: Thế Giới Văn Hóa:

http://thegioivanhoa.com.vn/phong-cach-song/am_thuc/28670001/6-loai-banh-ngot-huyen-thoai-cua-chau-au/

10 NGUYÊN TẮC NÊN BIẾT KHI ĂN SUSHI

Ngày nay sushi không còn là món ăn quá xa lạ  với người Việt Nam. Món “quốc hồn” của Nhật Bản đã đi vào những nhà hàng, quán ăn, thậm chí là vỉa hè ở một số con phố Sài Gòn để đáp ứng cho lượng người tìm ăn ngày càng đông. Thật dễ hiểu khi bạn là fan của thể loại món ăn tuyệt ngon này, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi mình ăn sushi đã đúng cách? Đã giống với người Nhật chưa?

Hãy tham khảo bài viết sau đây để có thêm kinh nghiệm nhé!

1. Ăn các món trong bữa sushi theo thứ tự nhất định

Ăn sushi theo trình tự không chỉ cho thấy sự hiểu biết của bạn, mà nó còn giúp bạn tận hưởng được hương vị, kết cấu món ăn một cách hoàn hảo hơn. Lý tưởng nhất là bắt đầu với món sushi cá có hương vị nhẹ nhàng, rồi đi dần đến cá có hương vị mạnh hơn.

2. Không cọ xát hai chiếc đũa vào nhau

3. Cách chấm nước sốt sushi:

Hãy nhúng sushi vào sốt một cánh nhanh nhẹn, kẻo làm hỏng hương vị của miếng cá. Hãy nhớ là sốt để làm nổi bật sushi, chứ không phải bạn dùng sushi để múc sốt.

Và để cho đúng cách, bạn cần lộn ngược miếng sushi lại (thay vì đặt úp như lúc mới dọn ra) rồi chấm mặt có cá vào trong nước sốt.

4. Dùng tay cầm sushi

Trường hợp không biết dùng đũa, bạn hoàn toàn có thể dùng tay để cầm sushi ăn và nói là: Tôi đang ăn theo cách truyền thống của Nhật bản.

5. Tác dụng của miếng gừng ngâm

Bạn nghĩ miếng gừng ngâm cũng như dưa góp ăn kèm sushi? Cũng hay! Nhưng quan trọng hơn, nó giúp khử sạch mùi trong miệng bạn, giúp bạn lấy lại vị giác ban đầu. Vì vậy, hãy ăn gừng ngâm trước khi ăn một miếng sushi có hương vị khác với miếng trước đó.

6. Làm gì nếu bị xộc hơi mù tạt?

Những người chưa quen ăn sushi, vì nhiều lý do, có thể bị hương mù tạt xộc lên mũi và nếu không kiềm chế, có thể gây ho, sặc, chảy nước mắt rất khó coi. Ngay lúc cảm thấy mùi hương xộc lên mũi, hãy nhanh chóng ngưng thở bằng miệng và tập trung thở bằng mũi, khoảng vài giây sau, cảm giác khó chịu sẽ hết.

7. Dùng súp miso 

Cách ăn súp miso hay nhất là bưng lên kê vào miệng mà húp. Cách này sẽ giúp bạn thấy ngon hơn là dùng thìa. Và nên nhớ miso không phải món khai vị, bạn hãy dùng nó sau khi ăn món chính.

8. Cá ngừ và cá ngừ béo có phải là một?

Đúng vậy, đó chỉ là cách gọi của những phần khác nhau trên mình con cá.

9. Ăn sushi rất tốt cho sức khỏe

Các nhà nghiên cứu đã công nhận về tác dụng của sushi với sức khỏe, nhưng đó là loại sushi truyền thống tự nhiên với các nguyên liệu cá sống sạch và cơm.

10. Ăn sao cũng được

Và nếu bạn thấy 9 nguyên tắc trên là rườm rà, rắc rối, thì bạn hoàn toàn có thể ăn theo cách của mình. Chẳng ai chê cười bạn cả. Vì không có cách nào đúng hơn là cách ăn giúp bạn có một trải nghiệm ngon lành, thoải mái và thỏa mãn!

Tố Tâm  (Theo Infographicstation  và VnExpress)

 

BẤT NGỜ VỚI NHỮNG PHONG TỤC ẨM THỰC THÚ VỊ TRÊN THẾ GIỚI

Khám phá ẩm thực là thú vui của hầu hết những người có niềm đam mê du lịch. Và đôi khi, người ta bắt gặp những phong tục, tập quán khiến họ “tròn xoe mắt”, sau đây là những ví dụ.
Thái Lan: Nĩa

Thái Lan là một quốc gia có nền ẩm thực cực kỳ hấp dẫn so với thế giới, nhưng du khách đến đây phải biết đến truyền thống không cho phép dùng nĩa để xiên thức ăn đưa trực tiếp vào miệng, nhất là những món ăn cùng cơm. Nếu như quá khó khăn, bạn chỉ có thể dùng nĩa xiên thức ăn gắp lên muỗng rồi mới cho muỗng vào miệng. Tại quốc gia gắn liền với nền văn minh lúa nước như Thái Lan, một người lịch sự sẽ dùng cơm trắng trước, rồi mới đến lượt các món mặn khác.
Nga: Rượu vodka

Bạn có thể uống rượu vodka theo cách của bạn ở bất cứ nơi nào, ngoại trừ quê hương của nó. Tại Nga, uống rượu Vodka cần tuân thủ theo hai phong tục: 1/ Không cho gì vào rượu vodka kể cả đá lạnh – vì hành động này được coi là làm bẩn rượu. 2/ Không từ chối khi ai đó mời vodka – ngay cả khi bạn không uống được, thì có thể nhấp môi để tỏ thiện chí – vì mời vodka là biểu hiện của tình bạn và niềm tin.

Trung Đông và một số nước châu Phi: Ăn bằng tay phải

Người thuận tay trái có lẽ nên thật sự chú ý khi đến Ấn Độ, Trung Đông hay một số nước châu Phi… Vì tại một số quốc gia này, tay trái được quan niệm là thứ dơ bẩn, chỉ dùng để vệ sinh, rửa ráy… Việc dùng tay trái cầm muỗng, nĩa, dao hay thức ăn…được xem là tối kỵ. Tay trái cũng không được chạm vào những vật dụng mang ý nghĩa quan trọng, linh thiêng.
Ả Rập: Cà phê

Ở các nước Ả Rập, người ta sẽ luôn châm đầy cà phê vào tách của bạn mỗi khi thấy chúng cạn. Để ngăn chặn điều này, bạn có thể từ chối, hay “sành điệu” hơn, là nghiêng cốc cafe 2-3 lần, hoặc lắc nhẹ chiếc cốc để họ hiểu là bạn không cần thêm cafe nữa. 

Anh: Rót rượu

Người Anh vốn tự hào về các phong tục của mình, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất như rót rượu. Trong bàn tiệc, người được rót rượu cuối cùng sẽ luôn là người ngồi bên phải người rót rượu, vì người Anh sẽ rót rượu cho người ngồi bên trái và lần lượt đến hết. Một điều nên tránh nữa là nhắc người đang cầm rượu đưa cho mình, mà nên nhắc khéo ai đó giúp đỡ bạn. 

Pháp: Bánh mì

Chúng ta thường cho rằng để lát bánh mì trực tiếp trên bàn thì chẳng vệ sinh chút nào. Nhưng ở nước Pháp hoa lệ với nền ẩm thực hoành tráng, điều kì lạ này lại được hoan nghênh hơn hẳn việc để bánh trên đĩa! Ngoài ra, theo phong tục, bạn không nên khai vị bằng bánh mì, mà nên dùng kèm chúng với các món ăn chính trong bữa ăn. Đặc biệt, người Pháp rất chuộng món bánh mì quết phô mai vào cuối bữa ăn.

Georgia: Chúc rượu

Bây giờ chúng ta sẽ bàn về một quy tắc “ngộ nghĩnh” trong tiệc rượu ở Georgia – nơi mà ngày xưa được mệnh danh là “hầm rượu” của Liên bang Xô Viết. Ở đây, bạn chỉ có thể nhấp một ngụm rượu sau khi mỗi lần chúc rượu nhau. Còn nếu muốn uống thêm nữa, bạn phải chờ đến một lượt nâng ly khác chứ không được nhâm nhi rượu đâu nhé! Hoặc nếu không thích chờ, bạn có thể chọn cách uống ực một hơi ngay từ ngụm đầu tiên! Vì vậy, những ly rượu ở nước này có xu hướng được làm nhỏ nhắn hẳn.

Ý: Cappuccino

Nếu đi lang thang giữa nước Ý sau buổi trưa, bạn sẽ chẳng thấy người dân địa phương nào nhâm nhi cappuccino nữa. Vớ một buổi tối thịnh soạn lại càng không. Họ cho rằng làm như vậy sẽ khiến bao tử cồn cào, khó chịu. Nếu bạn muốn trở thành một khách du lịch sành điệu hay “trá hình” thành dân địa phương, hãy chọn expresso thay cho cappuccino nếu muốn nhấm nháp cà phê mà đã quá trưa bạn nhé!

Mexico: Bánh tacos

Ở đất nước Mexico, tacos là một món bánh kẹp rau thịt truyền thống nổi tiếng của người dân xứ này. Nhưng nếu bạn thích kiểu “tây”, dùng dao và dĩa cắt tacos ra thành từng miếng nhỏ trên đĩa để ăn vừa miệng, đó lại là một hành động bất lịch sự và bị cho là ngớ ngẩn. Điều đó chẳng khác gì dùng bộ dụng cụ ăn bằng bạc cho món hamburger! Tốt nhất là bạn nên rửa sạch tay và cầm chiếc bánh tacos cắn ăn ngon lành. Thế là lịch sự nhất.

Chile: Ăn bằng dao dĩa

Chile ngược “360 độ” hoàn toàn với Thái Lan và các nước Trung Đông. Ở nước này, việc ăn bằng tay lại là một điều tối kỵ, kể cả khoai tây chiên. Nghe có vẻ khó khăn thật nhưng người Chile rất kỹ về điều này. Vì vậy, nếu bạn có thói quen bốc khoai tây chiên bằng tay hay cầm hamburger để ăn, hãy cẩn thận khi làm như vậy ở đất nước Nam Mỹ này nhé. Thay vào đó, dùng dĩa hay dao để thay thế là một lựa chọn an toàn.

VietBao.vn (Theo Yume)

Khi Sushi trở thành món ăn bình dân… nơi hè phố Sài Gòn

 
Sushi được giới sành ăn gọi là “đẳng cấp”, nhưng ở Sài Gòn giờ đây chúng được biến tấu để trở thành một món ăn hè phố bình dân. Tuy nhiên, chất lượng vẫn rất ổn mới chính là điều vô cùng thú vị.

 
Nói đến Sushi thì thật sự là không ai mà không biết. Bởi đây là món ăn vô cùng nổi tiếng của xứ sở mặt trời mọc, nó mang đậm nét văn hóa và tinh túy ẩm thực của cả một quốc gia. Thậm chí, Sushi còn là một trong những món mà giới sành ăn trên khắp thế giới phải vỗ tay tán thưởng từ hương vị, cho đến sự kỳ công trong quá trình chuẩn bị.

Nhìn một vắt cơm trắng thoa giấm, được ôm tròn trong bụng tôm hay miếng cá sống có vẻ đơn giản hơn cả sự giản đơn ấy, thế mà lại tốn rất nhiều công sức lẫn tài năng của người đầu bếp. Cơm phải được nấu từ loại gạo ngon và dẻo nhất với lượng giấm vừa đủ, đặc biệt khâu chọn hải sản để làm Sushi như cá, bạch tuột, tôm, hay trứng cá,… tất cả phải được chọn lựa vô cùng gắt gao. Với cá ngừ, loại nguyên liệu “tinh hoa” và thông dụng nhất để làm Sushi tại Nhật thậm chí còn được mang ra đấu giá. Cá càng tươi, càng ngon và độ thịt vừa mềm, vừa giòn đủ là càng đắt tiền. Thông thường trong một buổi họp chợ với hàng chục nghìn con, chỉ có khoảng 2 – 3 con “cá vua” là tươi và cao giá nhất. Như thế đủ để các bạn hiểu món ăn này không hề đơn giản và rẻ một chút nào.

Tuy nhiên đó là Sushi Nhật Bản. Vậy còn Sushi ở Việt Nam thì sao?

Cách đây vài năm, Sushi là một trong những món ăn khá đắt tiền tại Việt Nam cũng bởi vì sự quá kỹ lưỡng khi chọn nguyên liệu có độ tươi sống cao, chưa kể một số phải nhập trực tiếp từ nước ngoài, nên Sushi thường được bán ở những nhà hàng lớn, sang trọng với mức giá từ cao đến rất cao. Hiện tại TP.HCM có một số nhà hàng Sushi Nhật nổi tiếng mà bạn có thể tốn đến vài triệu để có thể cảm thấy no và thỏa mãn cho một buổi ăn tại đây.

Tuy nhiên bạn có nghĩ một ngày nào đó được thử nếm Sushi ở một địa điểm khác, không phải nhà hàng, không phải trong khách sạn cao cấp, mà là ở trên một vỉa hè lề đường nào đó với một phần ăn chỉ có giá vài chục nghìn đồng, mà quan trọng là chất lượng vẫn không có sự khác biệt lớn, thế thì sẽ như thế nào?

Có một chút mơ hồ đúng không? Nhưng tại TP.HCM, một chuỗi các hàng Sushi lề đường trong vài năm gần đây bỗng “bùng phát” ở khắp nơi, trở thành một trào lưu ẩm thực mới, phá vỡ nguyên tắc của sự “sang trọng, đắt đỏ” của món Sushi cao cấp ngày nào. Vẫn nguyên liệu đó, vẫn kiểu tuyển chọn gắt gao và vẫn cách phục vụ đầy thân thiện đầy nhiệt tình mang phong cách của người Nhật đó, nhưng vì lòng đam mê, thêm vào đó là một chút sáng tạo, phá cách đã giúp món Sushi lề đường trở thành điểm đến cực kỳ đông khách dành cho các bạn trẻ, những người yêu thích món Sushi mà không cần phải lo đến giá tiền hay chất lượng sản phẩm.

Chỉ với một chiếc xe đẩy dựng tạm cùng vài bộ bàn ghế nhỏ xếp dọc trên vỉa hè, thế mà giờ đây, những hàng Sushi lề đường ấy đã “mọc” lên như nấm và chiếm trọn lòng tin của người Sài Gòn.

Món ăn “đẳng cấp” trở thành món ăn hè phố Sài Gòn

Hàng Sushi xe đẩy đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn đó chính là Sushi cô chủ nhỏ MH nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ (gần ngã tư Nguyễn Trãi) quận 5, TP.HCM.

Mở cửa từ năm 2011 đến nay đã gần 4 năm, nhưng không lúc nào mà hàng Sushi xe đẩy này vắng khách. Kể cả ngày đầu tuần hay cuối tuần. Cứ đúng 5h30 quán mở cửa, vậy mà trước đó đã có rất nhiều khách chờ xếp chỗ và chỉ 30 phút sau thì toàn bộ chỗ ngồi đều kín khách. Người đến sau chỉ có thể đứng đó chờ hoặc chọn cách mua mang về. Cứ như thế cho đến tối 9h30, quán đóng cửa là toàn bộ thức ăn của quán cũng đều “sạch sẽ”, không còn sót một miếng nào.

Mặc dù là sushi lề đường, nhưng cung cách phục vụ tại đây vẫn rất thân thiện, tạo cảm giác chuyên nghiệp như được đối đãi trong một nhà hàng. Tất cả mọi người còn được mặc đồng phục đỏ. Mỗi khi có khách vào là đón tiếp niềm nở, hỏi khách đi bao nhiêu người và người phục vụ sẽ tự tìm một chỗ ngồi phù hợp nhất cho bạn.

Vừa mở hàng chưa được 30 phút nhưng lượng khách đến chờ và ngồi tại quán đã chật kín.

Toàn bộ cửa hàng chỉ gói gọn trong một chiếc xe đẩy gỗ nhỏ như thế này.

Nhiều người không thể chờ nên đã chọn cách mua mang về.

Đây chính là nơi đầu tiên nảy lên phong trào Sushi lề đường tại Sài Gòn.

Về các món ăn tại đây thì vẫn rất đa dạng, đầy đủ các loại cơ bản của một quán sushi bình thường như: sashimi (cá sống thái lát), tempura (các món chiên xù) hay là furai sushi (sushi cuộn với vỏ ngoài không phải là rong biển)… kể hết cũng phải hơn 20 món. Trong đó Furai là món được mọi người yêu thích nhất. Furai là món cơm cuộn cùng rong biển bên trong, ít rau củ, trứng, quả bơ,… và trên mặt cơm được bọc thêm một lớp cá ngừ đốt chín tái, ăn kèm ít sốt đặc biệt của quán và có thêm cảm giác giòn giòn từ bột Tempura rắc trên mặt. Theo chia sẻ của mọi người thì món ăn này rất vừa miệng, lớp cá ngừ ở ngoài đã được đốt chín mặt ngoài, với những ai không thể ăn cá sống vẫn có thể thưởng thức bình thường và quan trọng là phần ăn này chưa đến 50.000/phần. Trong khi ở những nhà hàng khác thì một phần furai thế này có thể lên tới gần 80.000 hoặc hơn 100.000/phần. Giá rẻ mà vẫn ngon, đó chính là sự hấp dẫn của một quán sushi hè phố.

Đôi khi thay đổi chút không khí, không phải là một nhà hàng sushi sang trọng, cao cấp mà đó chỉ là một quán ăn hè phố quen thuộc của Sài Gòn cũng sẽ có một cảm giác khác lạ.

Các bạn trẻ là học sinh, sinh viên rất thích đến đây ăn vì là món Sushi hợp túi tiền của mình.

Theo chia sẻ của anh Hiếu – chủ quán cho biết: “Khi mở quán sushi này mình cũng rất lo ngại việc không biết mọi người có đón nhận nó hay không. Vì trước đến giờ mọi người vẫn thường dùng sushi trong các quán ăn, nhà hàng lớn, thế nên việc biến nó trở thành một món ăn lề đường thì quả thật có chút nan giải. Nghĩ là thế, nhưng sau đó mình vẫn quyết định đẩy chiếc xe này ra để bán. Do bán lề đường, không phải chịu nhiều thuế, cũng như các chi phí lặt vặt khác như tiền mặt bằng, điện nước,… cho nên mình có thể đưa ra một mức giá đầy thú vị mà chất lượng là mình cam đoan hoàn toàn không khác gì nhiều so với các nhà hàng lớn khác ở Sài Gòn hiện tại. Có lẽ vì thế mà chỉ trong vài tháng quán của mình ngày càng đông khách và vẫn duy trì, buôn bán đều đặn cho đến hiện giờ”.

Khi đến đây ăn nhìn thấy một quán Sushi bé xíu nấp dưới dãy nhà và “ọp ẹp” thế này, chắc chẳng ai tưởng tượng được trước đây anh chủ quán từng làm đầu bếp trong rất nhiều nhà hàng sushi nổi tiếng của Sài Gòn. Nơi mà mỗi đêm bạn có thể phải bỏ ra vài triệu cho một bữa sushi để no bụng. Chỉ vì muốn tìm đến nguồn cảm hứng mới, không muốn bị gò bó và tìm một góc mới sáng tạo cho các món sushi của mình, anh đã từ bỏ một công việc ổn định để lao vào một cuộc phiêu lưu mà chính anh còn cảm thấy là sẽ cực kỳ gian nan.

Những món ăn đặc sắc và cực kỳ tươi mới tại quán Sushi cô chủ nhỏ.

Như phá võ mọi nguyên tắc cơ bản, món sushi giờ đây trở nên thân thiện, gần gũi hơn rất nhiều. Dù ăn sushi ở lề đường sẽ không cảm nhận được sự thanh tao, nhã nhặn trước đó, nhưng theo nhiều người thì “ăn sushi quan trọng nhất là chất lượng còn những yếu tố khác không mấy quan trọng”. Vậy nên ngồi bên vệ đường, nghe những tiếng xe máy chạy ồ ồ, dòng người hối hả đi qua đi lại, bên cạnh là đĩa sushi góp vui thêm cho những câu chuyện thường ngày thì cũng không kém phần thú vị.

Có thể nói, anh Hiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các đầu bếp sushi khác ở Sài Gòn. Sau khi sushi Cô chủ nhở mở ra, đã có rất nhiều hàng sushi lề đường khác học hỏi theo thành công đó, trong đó có Sky Sushi.

Trước đây Sky Sushi được bán trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, ngay cạnh phố Bùi Viện nên rất nhiều khách du lịch nước ngoài cũng biết đến và không ngần ngại nếm thử món sushi lề đường. Sau này, Sky Sushi được chuyển về đường Trần Hưng Đạo, nhưng không vì thế mà quán vắng khách. Ngược lại mỗi ngày ở Sky Sushi vẫn đón được rất nhiều người đến đây thưởng thức.

Hàng Sky Sushi đã từng được một vị khách nước ngoài viết riêng một bài chia sẻ trên trang blog cá nhân của mình.

Rất nhiều khách nước ngoài cũng đã mạnh dạn thử món Sushi ngay trên hè phố Sài Gòn.

Các món ăn tại Sky Sushi cũng vô cùng tươi và bắt mắt.

Sushi lề đường nhưng vệ sinh vẫn là trên hết

Sushi thường phải ăn thịt sống, vì thế nếu chất lượng vệ sinh không được đảm bảo thì sẽ khiến mọi người ngại dùng ngay. Đó cũng là lý do vì sao mỗi ngày thịt cá sống tại những quán sushi lề đường này đều được bán hết ngay trong ngày. Món nào còn thừa phải để qua đêm thì quán sẽ bỏ ngay.

Anh Dụ – chủ quán Sky Sushi cho biết: “Nguồn cá của mình vẫn được nhập trực tiếp từ nước ngoài. Đặc biệt cá ngừ là lấy từ nguồn của bên Na Uy chuyển về nên lúc nào cá cũng ở trạng thái tươi ngon nhất có thể”.

Và nếu bạn nào tinh ý thì sẽ nhìn thấy được tất cả các nhân viên tại Sushi cô chủ nhỏ hay Sky Sushi mỗi khi chế biến đều có đeo hết găng tay để giữ vệ sinh thực phẩm. Các món ăn cũng chỉ được chế biến ngay khi khách gọi, vì thế nhiều bạn khi đến đây luôn nghĩ rằng quán phục vụ chậm là vì nguyên nhân đó.

Tất cả đồ ăn chỉ được bán trong ngày và khi chế biến mọi người vẫn dùng găng tay để giữ vệ sinh. Đây là điều cơ bản và bắt buộc phải có khi chế biến Sushi và với những quán lề đường, hè phố như thế này thì mọi người vẫn không hề bỏ qua nó.

Theo Kim Thanh; Ảnh: Andy Trần / Trí Thức Trẻ

 

Tô phở 1.000 đồng phục vụ người nghèo khắp Sài Gòn

Có lẽ khi nhắc đến quán cơm Nụ cười thì hầu hết người lao động nghèo ở Sài Gòn ai cũng biết. Đến đó, người ta không chỉ ăn cơm giá rẻ mà thi thoảng còn được thưởng thức món phở chỉ với 1.000 đồng.


Quán Nụ Cười do nhiều nhà báo về hưu mở ra vào năm 2012, nhằm tạo điều kiện cho người nghèo được ăn cơm ngon giá rẻ. Ban đầu, Nụ Cười chỉ có một quán nhưng sau 3 năm hoạt động, nay hệ thống quán ăn tình nghĩa này đã mở rộng ra thành 5 quán, rải đều tại các quận như quận 1, quận Tân Phú, quận Thủ Đức..Mỗi bát phở ở quán Nụ Cười có giá 1.000 đồng, và mỗi suất cơm là 2.000 đồng. Riêng món phở chỉ bán 1 lần/tháng và thường vào ngày thứ năm nên được mọi người gọi là “ngày thứ năm hạnh phúc”. Cũng có ngày thứ năm, quán không bán phở mà bán bún bò, hủ tiếu…

Một tô bún, phở… giá phổ biến nhất ở Sài Gòn dao động từ 25.000 – 40.000 đồng/tô. Một người thu nhập trung bình khá có thể ăn tô phở, nhâm nhi thêm ly cà phê buổi sáng trước khi đi làm là chuyện bình thường. Nhưng với những người lao động nghèo như thu gom ve chai, xe ôm, hàng rong hay bán vé số… thì những món ăn đó thật xa xỉ.


Mỗi suất cơm giá 2.000 đồng và phở 1.000 đồng

Thực đơn món phở và hình ảnh bên trong quán cơm Nụ Cười


Món bún, phở đổi khẩu vị cho người lao động nghèo

Bà Nguyễn Thị Phương bán hàng rong ở Phạm Ngũ Lão, Quận 1 ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi thích lắm, một tháng có một lần được ăn bún hay phở là vui lắm rồi. Ở cái đất Sài Gòn này 27 năm tôi chưa bao giờ ăn phở hay uống ly cà phê buổi sáng cả. Ngày tôi bán hàng được 100.000 đồng. Tôi ăn một tô phở thì 5 đứa con ở quê ăn cái gì? Ở Sài Gòn có nhiều quán cơm từ thiện nhưng quán bán phở từ thiện như thế này thì hiếm lắm. Người nghèo chỉ nghĩ đến ăn no chứ mấy ai nghĩ đến ăn kiểu ngon thưởng thức đâu”.Chị Kiều Vân, quản lý quán Nụ cười 1 (Cống Quỳnh, Quận 1) cho biết: “Ý tưởng này được một nhóm từ thiện ở nước ngoài nghĩ ra và họ đã tài trợ cho quán thực hiện. Quán chọn ngày thứ năm bởi vì theo quan niệm phương Tây ngày thứ năm trong tuần là ngày hạnh phúc mà ngày hạnh phục thì nên có món ăn gì đó lạ, ngon cho những người lao động và người nghèo đổi khẩu vị”.Chi phí cho một tô bún, phở… từ thiện là 10.000 đồng nhưng chỉ bán với giá 1.000 đồng như vậy 9.000 đồng còn lại sẽ do các nhà hảo tâm đóng góp, chị Kiều Vân cho biết thêm. Đặc biệt, vào ngày quán bán phở, mọi người sẽ ăn bao nhiêu tô cũng được, đến khi nào no thì thôi.

“Ăn no lắm, mà ngon nữa chứ, một lần tôi có thể ăn được 3 tô. Quán ăn này nhiệt tình lắm, nên đồ ăn đã ngon rồi còn ngon hơn nữa. Ngon vì tình người trong từng tô phở”, ông Hoàng Xuân Hồng ( sống tại phường 1, quận 5, TP.HCM) xúc động bày tỏ.

Tình người lan tỏa

Thông tin về các địa điểm quán Nụ Cười được đăng tải trên Facebook đã nhanh chóng được cư dân mạng lan truyền. Hầu hết mọi người rất cảm động về hoạt động đầy ý nghĩa của quán cơm Nụ Cười.

“Cảm ơn những trái tim giàu lòng nhân ái. Đúng như tên quán Nụ Cười, các bạn đã mang đến những nụ cười hạnh phúc cho người nghèo và giúp họ vơi đi một phần khó khăn của cuộc sống. Thực sự là rất ấm lòng”, nickname Hoàng Ngọc bình luận.

Nhiều bình luận ngắn gọn như “một hành động tuyệt vời”, “còn đó những tấm lòng nhân hậu” hay “một việc làm quá ý nghĩa” cũng xuất hiện bên dưới thông tin về quán cơm Nụ Cười trên Facebook.

Trong khi đó, nhiều người bày tỏ mong muốn được giúp đỡ hệ thống quán cơm tình nghĩa bằng việc góp công sức cũng như tiền mặt để quán cơm tiếp tục được nhân rộng.
“Những thông tin hết sức ý nghĩa. Tôi tin chắc có nhiều người đang có suy nghĩ giống tôi đó là muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình để làm ấm lòng những hoàn cảnh khó khăn. Hãy chung tay để cùng lan tỏa hành động cao cả này các bạn nhé”, một cư dân mạng khác lên tiếng.

“Ai có công thì góp công, ai có của thì góp của. Những hành động nhỏ nhưng lại ý nghĩa lớn”, nickname Mai Lan bình luận thêm.

Tại Sài Gòn, không ít quán cơm từ thiện tương tự đã được mở ra nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

                                                                                                                                                                                                                                                                    Theo Phan Giang – Tuệ Minh –  iHay

                                                                                                                                                           Nguồn: http://ihay.thanhnien.com.vn/mang/to-pho-1000-dong-phuc-vu-nguoi-ngheo-khap-sai-gon-45690.html

 

19 PHONG TỤC UỐNG LẠ LÙNG TRÊN THẾ GIỚI

Có lẽ bạn đã không ít lần bất ngờ với những kiểu cách ăn uống khác biệt từ những gia đình khác nhau. Sự khác nhau về tập quán, phong tục đã làm nên những điều thú vị cho những ai có tâm hồn ăn uống, hay đơn giản là ưa thích khám phá sự khác biệt về văn hóa.

Mỗi quốc gia lại có một phong tục uống khác nhau, nếu không chú ý và “nhập gia tùy tục” thì du khách có thể sẽ bị hiểu nhầm là người bất lịch sự.

1. Anh: quê hương của tục “cụng ly”

Tục “nâng cốc chúc mừng” xuất hiện ở Anh từ thế kỷ thứ 17. Đặc biệt, người dân thường uống rượu vang kèm với bánh mì tẩm gia vị để làm tăng thêm hương thơm đồng thời giảm tính axit trong rượu.

2. Pháp: Phụ Nữ trước tiên

Người Pháp uống rất giữ thể diện và tôn trọng phép lịch sự. Phụ nữ luôn được phục vụ trước, còn cốc hay ly rượu chỉ được rót đầy một nửa. Người chỉ rót rượu cho bản thân mình trong bữa ăn sẽ bị coi là người khiếm nhã.

3. Tây Ban Nha: Cụng ly ảnh hưởng đến tình yêu

Ở đất nước bò tót, người ta tin rằng nếu như cụng ly với người khác bằng một cốc nước thì sau đó sẽ phải chịu 7 năm không được “thăng hoa” trong tình yêu. Ly cuối cùng của bữa tối được gọi là “penultima” trong tiếng Tây Ban Nha, còn ly rượu cuối cùng của cuộc đời lại được gọi là “ultima”.

4. Italy: Chỉ được uống rượu khi ăn.

Người Italy chỉ uống rượu hoặc nước trong các bữa ăn, còn các loại đồ uống như bia hay soda thì đều không được phép.

5. Bồ Đào Nha: Mở rượu cầu kỳ

Để mở chai rượu vang mà không làm vỡ nút bần và hỏng rượu, người Bồ Đào Nha đã sáng tạo ra một cách mở là dùng kìm gắp nóng đỏ và đá lạnh.

6. Đức: Uống rượu để lấy lại cô dâu

Đêm trước ngày cưới phù rể sẽ bắt cóc cô dâu sau đó đưa đến quán rượu. Chú rể sẽ là người đi tìm đám bạn cùng phù rể đó, mời và uống cùng mọi người một chầu để “cướp” lại cô dâu.

7. Hà Lan: Uống Whisky không dùng tay

Người Hà Lan có tục uống whisky rất kỳ lạ gọi là “head butt”: người uống sẽ không dùng tay, chỉ được phép cúi người xuống nhấp một ngụm trước khi thẳng lưng uống hết ly.

Phong tục uống rượu “head butt” của người Hà Lan. Ảnh: Huffington Post.

8.  Czech: Uống rượu phải nhìn nhau

Hành động nâng cốc chúc mừng rất quan trọng trong khi uống ở Cộng hòa Czech. Nếu không nhìn vào mắt nhau khi uống hay uống giao bôi với nhau sẽ bị chịu lời nguyền 7 năm không được “ân ái” mặn nồng.

9. Peru: Bạn  bè uống chung cốc bia.

Ở Peru, bạn bè thường chia nhau uống bia trong cùng một cốc. Họ sẽ thay nhau rót rồi uống cạn trước khi chuyển cốc cho người tiếp theo.

10. Georgia: Chúc mừng 20-30 lần một bữa ăn

Trong văn hóa của người Georgia, việc nâng cốc chúc mừng là điều rất đặc biệt. Người Georgia thường có tục chúc mừng 20-30 lần trong một bữa ăn, kể cả những ai không phải người Georgia cũng nên làm vậy khi ăn cùng họ.

11. Ukraine: Uống rượu bằng giày bị cướp

Trong đám cưới của người Ukraine, cô dâu sẽ luôn phải giữ để không bị cướp mất giày. Vì nếu giày bị mất thì các vị khách sẽ ném giày quanh phòng và phải uống rượu bằng chính chiếc giày đó.

12. Hungary: Chạm cốc khi uống

Năm 1848 có 13 chiến sĩ cách mạng người Hungary đã tiên phong và hy sinh trong cuộc nổi dậy chống lại nước Áo. Người Hungary tưởng nhớ đến họ bằng cách chạm cốc khi uống.

13. Iceland: Ngày bia rượu

Người Iceland rất thích uống rượu bia, họ có tận hai kỳ lễ để tôn vinh những đồ uống có cồn. 1/3 là ngày “Beer Day” (ngày uống bia) và Verslunarmannahelgi trong tháng 8 là ngày lễ vào dịp cuối tuần lớn nhất trong năm cho những người say mê bia rượu.

14. Nga: Uống xong để dưới gầm bàn

Ở nước Nga, uống rượu thường đi kèm với một lời chúc dài hay một câu chuyện vui. Những chai, cốc hoặc ly đã uống hết phải được đặt dưới gầm bàn, không được phép để trên mặt bàn nữa.

Sau khi uống hay ăn hết đồ trong ly, bát người Nga thường đặt dưới gầm bàn. Ảnh:Huffington Post.

15. Kazakhstan: Uống sữa ngựa

Kumis, được làm từ sữa ngựa, là thức uống quốc gia của Kazakhstan. Nếu sau bữa ăn mà vẫn còn thừa đồ uống thì lượng kumis đó sẽ được đổ trở lại bình đựng vì người Kazakhstan không muốn lãng phí một chút kumis nào.

16. Trung Quốc: Cầm cốc cao thấp theo tuổi tác

Khi nâng cốc chúc mừng ở Trung Quốc, người lớn tuổi sẽ cầm cốc cao hơn người ít tuổi. Ngoài ra, tất cả cốc chai luôn được đặt trên bàn để biết chắc đồ uống đã hết.

17. Nigeria: Uống rượu cọ, nên duyên vợ chồng

Ở Nigeria, chỉ khi cả cô dâu và chú rể cùng cụng ly uống rượu cọ, một loại rượu truyền thống, thì họ mới chính thức là vợ chồng.

18. Australia: Hô to khi cụng ly

Khi đi uống với bạn bè ở Australia, nếu không khao mọi người một chầu bạn sẽ bị coi là người thiếu lịch sự, đồng thời lúc nâng cốc mọi người đều phải hô to.

19. Nhật Bản: Ngoảnh mặt khi nhấp rượu

Tại Nhật nếu chỉ đổ rượu cho mỗi cốc của mình bị cho là bất lịch sự. Bên cạnh đó, khi nhấp ngụm rượu thì ngoảnh mặt sang bên cạnh được cho là hành động tôn trọng “bạn” uống.

Hương Chi (VNexpress.net)

(theo News)

ĐẦU BẾP MỸ LẬP DANH SÁCH 10 MÓN BÁNH – SỢI PHẢI ĂN Ở VIỆT NAM

Leah Cohen là một đầu bếp nổi tiếng người Mỹ, bếp trưởng của nhà hàng Pig & Khao ở khu Mã Nhật Tân thuộc thành phố New York, Quê Kỳ. Trong lần đến Việt Nam để khám phá ẩm thực và tìm nguồn cảm hứng để làm các món sợi cho nhà hàng ở Manhattan, cô đã phải lòng không ít các món ăn Việt Nam từ khắp ba miền. MAV xin dịch lại bài viết của cô trên trang saveur.com cho bạn đọc tiện tham khảo cũng như chia sẻ.

10 MÓN BÁNH SỢI PHẢI ĂN Ở VIỆT NAM

Hàng năm tôi đều có một chuyến đi kéo dài ba tuần đến Đông Nam Á để có thêm hứng thú ẩm thực. Và năm nay, lần đầu tiên tôi chọn Việt Nam , để tìm nguồn cảm hứng từ những món sợi.

Khi nói tới món sợi của Việt Nam, bạn thường nghĩ tới phở. Nhưng, bên cạnh phở – là thứ ăn hoài không chán – Việt Nam còn có hàng tá các món ăn sợi tuyệt vời khác để khám phá. 10 món được liệt kê dưới đây là những gì tôi cho là tuyệt vời nhất trong cuộc tìm hiểu của mình:

1. Mì Quảng: Mì gạo tươi được dùng trong món ăn này có kích thước tương tợ như pasta sợi lép (Fettuccine) của Ý, và bạn có thể thấy nó có màu trắng hoặc vàng – hai loại chỉ khác nhau ở màu sắc do màu vàng được bỏ thêm bột nghệ. Mì Quảng có đủ thể loại, nhưng tôi ghiền nhất là mì Quảng thịt heo, tôm, và nước dùng có vị ngọt thơm của cà chua. Món này thường ăn kèm bánh tráng nướng, rau xà lách và các loại rau nhợ bản xứ khác.

2/ Bún Chả: Bún Chả có nhiều kiểu lắm, nhưng tôi thích cái kiểu tôi đã ăn ở Hà Nội. Những phần bún chả luôn có thịt heo nướng, sợi bún, rau và nước chấm. Thích nhất là nơi nào bán hai kiểu chả một lúc: chả thịt băm viên và chả thịt lát mỏng…Lại còn có cả nem rán, bên cạnh bún với rau xà lách (rau diếp).

3. Bún Bò Huế: Loại bún bò được đặt tên bằng chính xứ sở phát sinh ra nó, Huế, cố đô của Việt Nam. Nước bún được ninh từ xương bò, với giò heo, sả, ớt. Sợi bún Bò Huế có dạng to hơn nhiều so với hầu hết các món bún khác của người Việt. Bún bò Huế được dùng kèm với với rau tươi , bông chuối, giá, với lại sa tế.

4. Miến Lươn Nước: Đây là món ăn đã bắt buộc tôi phải quay lại ăn thêm một lần. Nó có hai cách ăn: khô, hoặc là nước. Tôi thích kiểu nước, bên trong có miến, lươn chiên giòn, lươn kho cùng nước dùng lươn. Món này ăn kèm với rau thơm, bắp chuối, giá…Và nhớ là kêu thêm dĩa Quẩy để chấm nước dùng này.

5. Bánh Cuốn: Bánh cuốn luôn tạo cảm giác sung sướng dù bạn ăn vào lúc nào trong ngày. Bột gạo được tráng thành hình tròn, cuốn với nhân gồm thịt heo và nấm. Món này thường ăn với nước chấm, ngò, chả lụa, và chả quế.

6. Cao Lầu: Tôi đã trở thành người nghiện Cao Lầu kể từ lần ăn đầu tiên tại Việt Nam. Sợi Cao Lầu không thể làm từ các nơi khác ở ngoài Hội An vì thiếu loại nước lấy từ giếng Bá Lễ – một giếng nước cổ của người Chăm ở trung tâm thành phố. Món này có những đặc điểm khá là gần gũi với mì Udon – nhưng thay vì làm từ bột mì, thì phần sợi làm từ bột gạo. Nước dùng với ngũ vị hương cùng với sả được chan lên sợi mì đã trụng mềm. Bên trên có thịt heo xíu, rau nhợ, giá đỗ, và bánh tráng chiên.

7. Bún Riêu: Nước dùng cho món này được nấu từ cua đồng, với cà chua, và me tạo nên vị chua ngọt cho món ăn. Bún Riêu làm từ sợi bún dạng cơ bản, riêu cua dạng khối và huyết đông. Đôi khi người ta cho thêm hột cà ri, làm cho nước dùng có màu đỏ. Có nơi lại cho thêm thịt xá xíu, tàu hũ (đậu phụ). Và món này gần như luôn luôn ăn kèm với rau tươi, bắp chuối bào sợi, giá.

8. Bún Bò Nam Bộ: Lần đầu ăn Bún Bò Nam bộ, tôi đã cảm thấy mê nó. Tuy gốc gác ở Sài Gòn, nhưng nơi duy nhất tôi kiếm được món Bún Bò Nam bộ này là ở Hà Nội tại quán Bún Bò Nam Bộ – nơi chỉ phục vụ mỗi một mình nó. Bún bò nam bộ có thịt bò xào với sả, ăn với bún gạo. Nó có chan nước nhưng không ngập ngụa như canh. Món này ăn kèm với lạc rang, hành phi giòn (cái thứ tôi ghiền nhất), rau thơm, giá, rau xà lách, cà rốt và đu đủ ngâm…thật là có đủ loại kết cấu tuyệt vời hòa trộn với nhau.

9. Chả Cá: Chả Cá là món của Hà Nội, nơi có cả một con đường mang tên Chả Cá, và những chỗ bán chả cá ngon nhất cũng ở đó. Cái trọng tâm của món này là cá tẩm bột nghệ, ăn với thìa là và hành xắt thành que dài. Bún được để bên cạnh ăn kèm, cùng với nước chấm, lạc rang. Hương vị thìa là khi ăn kèm là một công thức quá độc chiêu và hiếm thấy, đã làm tôi khoái.

10. Bún Mọc: Món này toàn là thịt lợn – thịt lợn được phù phép thành những thứ kiểu cọ ngon lành nhất có thể. Có tới 5 dạng khác nhau của thịt heo xay trong món này bao gồm: Chả lụa (thịt heo nhuyễn bọc trong lá chuối), chả quế (giống vậy nhưng thêm vị quế), cùng với ba loại thịt heo viên. Bún mọc là một món ăn quá hoành tráng, nhưng không nặng nề, rất tuyệt vời cho một bữa sáng hoặc xế trưa. Tô bún mọc ngon nhất mà tôi ăn được nó ở Sài Gòn, gần chợ Bến Thành.

Bé Bủm dịch từ http://www.saveur.com/

Ảnh của Leah Cohen.

Bánh mì nặng gần 2 kg giá 70.000 đồng ở Sài Gòn

Một cửa hàng bánh tại TP.HCM cho ra lò chiếc bánh mì có chiều dài gần 70 cm, nặng 1,9 kg, bán tại lò với giá 70.000 đồng. Chiếc bánh này được khá nhiều khách đặt mua.

Ổ bánh mì có kích thước bằng 30 lần so với loại thường và dành cho 15 người ăn này được một chủ lò ở quận Tân Phú (TP HCM) làm trong 6 tiếng.

Người làm ra ổ bánh khổng lồ này là ông Nguyễn Văn Yên, 58 tuổi, chủ lò bánh mì ở quận Tân Phú, TP HCM. Ông Yên cho biết, để hoàn thiện, ông phải bỏ ra 6 tiếng đồng hồ.

Để rút ngắn thời gian, công đoạn nhào bột được thực hiện bằng máy.

Việc ủ men mất 3-4 tiếng. Chủ lò cho biết, nếu ổ bánh mì bình thường ông chỉ cần khoảng 100 gram bột, thì ổ bánh đặc biệt này ngốn 2,5-3 kg.

‘Làm bánh mì 30 năm, nhưng ý tưởng bán những ổ bánh mì khổng lồ này tôi mới ấp ủ một năm nay. Ban đầu tôi làm thử ổ bánh với 0,5 kg bột. Thấy khách hào hứng, tôi nâng dần trọng lượng, đến khi nhào khối bột 2,5 kg thì kích thước của bánh đã đạt tối đa so với diện tích lò, nên tôi không tăng nữa”, ông Yên cho biết.

Những ổ bánh mì quá khổ nên chủ lò phải tự thiết kế riêng khay nướng.

Canh thời gian để đưa bánh ra khỏi lò là công đoạn khó nhất với người thợ này. Ông cho biết, với bánh mì thông thường, chỉ mất 17 phút là nướng xong. Nhưng chiếc bánh dài 70 cm này ông phải mất đến 65 phút theo dõi liên tục và chỉnh nhiệt độ lò.

Sau khi nướng, bánh được quét một lớp bơ bên ngoài để “làm đẹp”.

Chủ lò cho biết thêm, giá bán bánh tới 70.000 đồng, tức gấp 30 ổ bánh bình thường, nhưng hàng ngày ông nhận được khá nhiều đơn hàng. Khách mua bánh khổng lồ đa phần là giới trẻ.

Điều khó khăn nhất với chủ lò chính là khâu vận chuyển do bánh mì quá khổ. Để giao đến tận tay khách hàng nguyên vẹn, ông phải thuê người vác bánh trên vai.

Nhiều bạn trẻ thích thú khi mua được ổ bánh mì có một không hai. Thường khách phải đặt hàng trước một ngày lò mới làm kịp bánh. Ảnh: FBNV.

(Theo ZEN NGUYỄN, Zing.VN)

Nguồn: http://news.zing.vn/Banh-mi-nang-gan-2-kg-gia-70000-dong-o-Sai-Gon-post528038.html

Xếp hàng ăn bánh ‘mắng’, phở ‘chửi’ ở Sài Gòn

 

Khách hàng đến ăn phải chờ dài cổ, thậm chí còn bị chủ quán mắng chửi nhưng quán vẫn đông khách.

Nói đến “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm điều” người ta thường nghĩ ngay đến thái độ phục vụ của các quán ăn ở Hà Nội. Nhưng nay tại TP HCM đã xuất hiện một số quán có thái độ tương tự .

Xếp hàng chờ đến lượt

Quán bánh đúc không bảng hiệu nằm trong một con hẻm nhỏ đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận), mở cửa từ 14 giờ đến 17 giờ, nhưng luôn chật ních khách hàng. Người đến ăn phải chờ dài cổ, có khi không đủ ghế ngồi khách phải vừa đứng vừa ăn. Nhiều người còn phải xếp hàng dài chờ đến lượt mua bánh đúc.

Dù thái độ phục vụ khá “chảnh” nhưng quán bánh đúc luôn đông khách.

Tại quán bánh đúc này, chúng tôi chứng kiến 2 vị khách đã chờ hơn nửa giờ mà vẫn chưa có bánh đúc để ăn. Thấy hai người này bày tỏ thái độ khó chịu, nhân viên phục vụ nói ngay: “Từ từ đến lượt. Không ăn thì thôi!”. Trong khi đó, một khách hàng lại nói nhỏ với chúng tôi: “Đến quán này phải chuẩn bị tiền lẻ. Ai mà đưa tiền chẵn dễ bị chủ quán to tiếng lắm đó!”.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi biết được quán bánh đúc này đã tồn tại hơn 40 năm, giá bán mỗi chén 17.000 đồng. Nhìn chén bánh đúc khá bắt mắt, có màu vàng của tóp mỡ, màu đen của mộc nhĩ, thịt bằm, hành phi… chúng tôi ăn thấy rất ngon. Có lẽ vì ngon và đắt hàng nên chủ quán hách dịch với khách hàng chăng?

Trò chuyện với chúng tôi, chủ quán bánh đúc cho biết: “Quán lúc nào cũng đông nghịt khách, nhiều người không chịu xếp hàng cứ chen chân mua trước hoặc liên tục thúc giục nhân viên phục vụ. Vì thế, tôi phải cáu lên để họ loại bớt những vị khách bất lịch sự”.

Giá rẻ và ngon

Cứ đầu giờ chiều mỗi ngày là quán bánh cuốn khu Hòa Hảo (quận 10, TPHCM) tấp nập khách. Khách ăn phải đi bộ 100 mét để tìm chỗ gửi xe với giá 5.000 đồng/chiếc. Điều mà mọi người nhận thấy ở quán bánh cuốn nổi tiếng này là chủ quán luôn miệng chửi mắng khách hàng.

Khách đến ăn không dám lớn tiếng vì sợ chủ quán nạt nộ

Anh Hùng nhà ở quận 5, TPHCM, kể: “Thấy quán này đông, tôi tò mò đến ăn thử. Khi tôi xin thêm một ít giá trụng và ít ớt xay liền bị chủ quán hét lớn: “Đui mù hay sao không thấy ớt xay để ở bàn kế bên”.

Còn anh Lâm, một khách hàng “ruột” quán này cho rằng, bánh cuốn ở đây ngon và giá rẻ, chỉ 17.000 đồng/đĩa. Nước chấm hết sức đặc biệt, chả lụa và thịt bằm nhiều hơn so với chỗ khác. Còn chuyện chủ quán có “nói ra nói vào” như chửi mắng thì mặc kệ miễn rẻ và ngon là được.

Một quán phở gần chợ Thuận Kiều (quận 5) cũng có số lượng khách đến ăn luôn nhiều hơn số ghế. Bà chủ quán này nổi tiếng với những lời nói xiên xỏ, bóng gió để đuổi khéo những khách hàng ăn chậm. Chị Huỳnh Thị Liên – người thường hay ăn quán phở trên cho biết: “Tuy chủ quán ‘hơi chảnh’, nhưng do tô phở chỉ có giá 30.000 đồng, lượng thịt và bánh phở nhiều hơn quán khác, nước lèo có hương vị đặc biệt” nên chị thường xuyên đến ăn phở quán này.

Tâm lý đám đông

Theo Tiến sĩ Cù Văn Lang, chuyên gia kinh tế (hiện đang làm việc tại London, Anh quốc), người Việt Nam thích ăn ở quán đông khách vì nghĩ rằng chỗ nào đông người chỗ đó sẽ ngon. Ngoài ra, họ muốn trải nghiệm một phong cách phục vụ mới bằng cách dò xét hành động “kỳ cục” của những quán ăn có thái độ “chảnh”.

Ông Lang cho rằng, thái độ phục vụ của các quán ăn theo lối chửi mắng là hiện tượng kinh doanh thiếu văn hóa, mất nét đẹp trong ẩm thực, không nên khuyến khích cách hành xử này với khách hàng.