GIẢI THÍCH MỘT SỐ GIAI THOẠI NỔI TIẾNG TRONG ẨM THỰC

Có những giai thoại về ẩm thực mà ta có thể tìm thấy trong thơ ca, thậm chí trong âm nhạc, mà thời gian quá lâu khiến ít ai nhớ rõ về câu chuyện thực của nó nữa.

 

  • Tám món quý

Xưa người ta quen tìm các của ngon vật lạ để chế biến các món ăn dâng cho vua, chúa, quan quyền hay nhà giầu. Vì thế, đầu bếp nào giỏi sẽ được quí trọng và thưởng vàng bạc. Có 8 món ăn mà người xưa liệt vào loại quí hiếm “bát trân’’, gồm: nước dãi yến, nem công, chả phụng, môi đười ươi, da tê ngưu, bàn tay gấu, thịt chân voi, gân nai. 

8 món quý (phiên bản phục chế)

  • Rắn độc mà quí

Quách Tĩnh trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu có cơ may uống máu mãng xà, nên nội lực gia tăng không ngờ được. Ai cũng tưởng đây chuyện tưởng tượng, nhưng ngoài đời có thật. Vốn huyết mãng xà thân màu xám nhưng do chủ nuôi cho nó ăn thực phẩm cực quí như sâm nhung và đan sa, nên rắn mới có dị hình đỏ như máu. Bồi bổ cho rắn như vậy không ngoài mục đích mỗi ngày người ta uống máu nó hầu giữ cho mình trẻ trung hoài, biến già thành trẻ (cải lão hoàn đồng).

  • Sâm cầm

“Bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời ” trong nhạc Trịnh

Loài chim này từng là món ăn tiến dâng vua. Đó là giống chim từ phương Bắc bay về phương Nam mà dân miền Bắc gọi là “sâm cầm’’. Nhân sâm giá đã khá đắt làm sao người thường dám mua để nuôi chim. Thực tế không phải vậy. Loại chim này sống trong rừng núi hoang dã. Chúng đào bới ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc và Hàn Quốc.

Và chim sâm cầm trên bàn nhậu 

Mấy năm trước đây người ta thấy chúng xuất hiện nhiều ở Hồ Tây, Hà Nội. Nay số lượng rất ít vì loại chim quí này bị săn bắt. Theo truyền khẩu, sâm cầm từng là món khoái khẩu của vua Tự Đức. Ăn thịt chim sẽ bồi bổ sinh lực, tinh thần minh mẫn. 

  • Chuột nhân sâm

Đây là món ăn cầu kỳ tốn kém chỉ có vua quan nhà Thanh mới có. Người ta chọn những con chuột bạch và nuôi chúng bằng nhân sâm. Khi chuột đẻ người ta loại chuột bố mẹ ra và nuôi tiếp chuột con bằng nhân sâm. Cứ thế qua ba bốn thế hệ ăn nhân sâm, thân chuột coi như chứa toàn nhân sâm. Người ta bắt chuột con mới đẻ thoa ngoài da bằng bột, không chế biến xào nấu gì cả, cứ thế đưa lên miệng thưởng thức. 

Chuột bao tử

  • Cá cháy

Xưa miền Bắc có cá anh vũ rất nổi tiếng được vua chúa ưa thì ở miền Tây Nam bộ cũng có loài cá kỳ lạ là cá cháy. Chúng chỉ xuất hiện ở ngay khúc sông Hậu giáp ranh giữa Trà Ôn (Vĩnh Long) và Cầu Kè (Trà Vinh), còn trật ra khỏi đoạn này ít ai thấy chúng. Một điều kỳ lạ khi sương mù dày đặc là cá cháy lại lên mặt nước đớp khí, người ta cho rằng cá hấp thụ sương khí đất trời nên thịt mới dai, mềm, sạch ! Cá cháy màu trắng, con nặng lắm khoảng 2 kg, chúng mau chết lắm, lên khỏi mặt nước vài phút là lìa đời. Cá chỉ xuất hiện trước và sau tết nguyên đán, sau đó chúng bơi đi đâu biệt tích. Nhà sử học Trịnh Hoài Đức từng nếm thử mùi vị cá và không ngại ngần gọi cá cháy là thiều ngư. Cá cháy bây giờ khó tìm lắm.


Cá cháy ở Trà Ôn.

 

  • Cá chìa vôi

Ở sông Nhà Bè Gia Định có loại cá chìa vôi mình dẹp màu vàng giống loại cá chim, trên lưng có một kỳ chĩa lên giống như cái chìa vôi nên người ta gọi cá này là cá chìa vôi. Cá ở giữa hai giáp nước mặn và ngọt, từ cầu Tân Thuận xuống tới cửa Nhà Bè các ngư phủ thường bắt được cá này, thịt rất dai, giòn, làm ra các món nhậu rất hấp dẫn, ăn với bánh tráng, rau sống, làm gỏi, nấu cháo, thịt ngọt không ngán.


Cá chìa vôi nhà bè


Ở miền Nam, sông Nhà Bè có loại cá này nhiều (và cũng ngon) hơn hết. 

  • Chết vì ham ăn

Trong lịch sử Đông Tây, kim cổ, có rất nhiều chuyện vua chúa bị đầu độc bằng thức ăn. Thường trước khi vua ăn một món nào, người đầy tớ tin cẩn nhất nếm trước để xem món đó có bị tẩm thuốc độc không. Tuy vậy, một trong các Hoàng hậu của vùng vịnh Ba Tư (Persia) đã bị mẹ chồng giết bằng cách cho thoa một lớp thuốc độc trên dao. Theo sự kính trọng một món ăn bao giờ cũng phải dâng lên Nữ Hoàng trước. Do đó, kẻ phản bội cắt miếng gà bằng mặt trên lưỡi dao có tẩm thuốc độc dâng lên; còn phần dưới người đầy tớ ăn thử. Người đầy tớ ăn xong không có triệu chứng gì, đến lượt Hoàng hậu ăn thì bị ngộ độc.

Nhắc đến món ăn cổ xưa chúng ta cũng không quên chuyện một nhà vua mê ăn cá mà chết! 

Thời chiến quốc, Công Tử Quang, tướng Ngũ Tử Tư mưu sát vua nước Ngô là Ngô Vương Liêu nhiều lần nhưng không thành công. Lý do vua Ngô không mê rượu và gái, quan tướng khó được phép đến gần. Tử Tư theo dõi một thời gian lâu mới biết vua chỉ mê món cá nướng, nên tìm cách chiêu dụ đầu bếp là Chuyên Chư. Món cá nướng do đầu bếp quái dị này làm khá đặc biệt. Anh ta dùng mật ong trăm năm lấy trên mỏm núi cheo leo để ướp! Chính món cá nướng có tên cầu kỳ “Tứ tai hi mật tiến” và cách rưới mật ong tạo cho da cá dòn ngọn và thơm tho khác thường. Vua Ngô mê ăn quên đề phòng, nên ngộ độc mà chết. 


Facebook MAV



You Might Also Like