NGUYÊN NHÂN KHIẾN TỬU LƯỢNG CỦA BẠN KÉM ĐI

Có những người uống tì tì mãi mà không có dấu hiệu say, trong khi một số người lại cảm thấy muốn nằm vật ra chỉ sau vài ngụm bia rượu. Hãy cùng nhau xem những lời giải thích cho hiện tượng này.

 

Thiếu ngủ

Nếu không được ngủ đủ giấc trong một thời gian, tửu lượng của bạn sẽ giảm đi trông thấy. Thiếu ngủ kéo theo sự mệt mỏi, trì trệ của hệ thống thần kinh, khiến bạn lừ đừ, suy nghĩ và phản ứng chậm chạp hơn, trong khi say xỉn thì lại nhanh hơn.

Đổi múi giờ

Việc di chuyển từ múi giờ này sang múi giờ khác khiến cho đồng hồ sinh học và quá trình trao đổi chất bị biến đổi theo. Việc này khiến gan của bạn làm việc kém hiệu quả hơn, khiến bạn mau say dù uống ít. Hiện tượng này sẽ mất sau một vài ngày, khi bạn đã quen với múi giờ mới.

Cảm sốt

Các chứng bệnh bởi virus hay chứng cảm lạnh khiến cho cơ thể bạn mất nước, gây nên hiện tượng thiếu chất lỏng để hóa giải rượu. Điều này khiến cho nồng độ cồn tăng nhanh trong máu. Một số loại thuốc cảm có chức năng chống buồn ngủ, nếu dùng với rượu chúng có thể khiến bạn choáng, dễ say hơn.

Lười vận động

Tập thể dục nhiều, cơ thể bạn sẽ tăng trưởng cơ bắp và dự trữ nước tốt hơn. Ngược lại, lười vận động khiến cho cơ thể bạn thiếu nước, không pha loãng rượu hiệu quả.

Sút ký

Việc sút ký kéo theo giảm lượng nước trong cơ thể. Và kết quả là giống như khi bạn bị cảm, lười vận động: dễ say rượu hơn.

Quá tuổi 25

Ở độ tuổi 25, bạn bắt đầu thấy cơ thể mình bớt khỏe mạnh đi. Bạn có thể nhận thấy điều này khi uống bia rượu: nó dễ say hơn bình thường.

Bảo Tọa (theo Mensheath.com)

UỐNG RƯỢU VANG ĐỎ ĐỂ PHÒNG CHỐNG SÂU RĂNG

Sâu răng là bệnh đáng sợ phổ biến trên khắp thế giới, trong khi việc đi khám nha sĩ thường xuyên không phải là điều dễ dàng.

Theo các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry của Anh quốc, chúng ta có thể phòng chống sâu răng bằng phương pháp ít ai ngờ: uống rượu vang đỏ.

Trong răng miệng chúng ta có tới hàng trăm kiểu vi sinh vật cùng sinh sống, những cư dân không ai mong muốn này cùng các vi khuẩn có hại tích tụ trên răng, tạo nên những mảng bám gây hại. Nếu bạn không chăm sóc răng miệng thật đúng cách và thường xuyên, các mảng bám có thể gây ra nhiều bệnh răng miệng trong đó có sâu răng.

Ước tính, có từ 60% đến 90% con người sống chung với bệnh răng miệng.

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định rằng chất polyphenol – loại chất có trong trà xanh, nam việt quất và các chiết xuất từ nho, rượu có thể làm ức chế sự nảy nở của các chủng vi khuẩn streptococcus – chủng vi khuẩn sinh ra nhờ quá trình lên men thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.

Nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp giữa chiết xuất từ hạt của quả nho với rượu vang sẽ là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa cũng như chống lại các vi khuẩn gây hại trong răng miệng. Việc uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải, điều độ, sẽ là cách dễ dàng làm ức chế sự tăng trưởng của nhiều chủng loài vi khuẩn có hại cho răng miệng.

Tuân Húc
(theo Journal of Agricultural and Food Chemistry)

Cách làm GÀ HẤP RƯỢU

Thay vì đem hấp bia thì ta có thể làm món gà hấp rượu cho đậm đà. Món ăn này rất đơn giản nhưng có lẽ nhờ sự đơn giản đó mà vị ngon đặc trưng của thịt gà ta lại càng thêm nổi bật.

Nguyên liệu:
– Gà ta: con chừng 1,5 kg.
– Rượu trắng: 200ml.
– Hành củ.
– Cà chua: 2 trái.
– Bột ngô, dầu vừng.
– Gia vị: Xì dầu, tiêu xay, nước mắm.

Cách thực hiện:

– Gà nói người bán làm giùm, đem về nhà rửa lại bằng muối cho sạch rồi chặt gà từng miếng vừa ăn cỡ bằng hộp diêm. Ướp gà với hành tím băm, với 1 thìa canh nước mắm + 1 thìa cà phê bột ngọt, trộn đều để 20 phút cho ngấm gia vị.
– Cà chua rửa sạch thái hạt lựu.
– Xếp từng miếng gà ra đĩa tạo thành hình nguyên con, đổ 200 ml rượu trắng vào đĩa rồi đem đi hấp cách thủy khoảng 45 phút.
– Làm nước sốt để chấm: Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa cà phê dầu mè vào đun nóng rồi cho cà chua vào đảo đều đến khi cà chua nát ra thì cho tiếp 1 thìa cafe nước tương và bột bắt vào quấy đều là được.
– Cho đĩa gà ra, rưới nước sốt lên trên cho bắt mắt.

 

 

BÍ QUYẾT DÙNG RƯỢU ĐỂ GIÚP MÓN ĂN TUYỆT VỜI HƠN

Dùng rượu trong nêm nếm, tẩm ướp thực phẩm là cách để giúp cho món ăn ngon, mềm và hấp dẫn hơn.

Dưới đây là những bí quyết được đầu bếp Võ Quốc chia sẻ về việc nên dùng vang trắng hay vang đỏ, cho bao nhiêu rượu, cho khi nào để rượu không bị bay hơi… trong quá trình chế biến thức ăn:

Sử dụng rượu trong quá trình ướp hoặc chế biến thực phẩm sẽ làm tăng hương vị cho món ăn. Ảnh minh họa.

– Rượu vang đỏ: có một nguyên tắc là ‘vang đỏ đi với thịt đỏ’, đó là cách đơn giản nhất để bạn ghi nhớ. Các loại thịt thường dùng vang đỏ như thịt bò, thịt cừu, đà điểu…

– Rượu vang trắng: Thường dùng làm sốt khi nấu các loại hải sản như nghêu, sò, tôm… Bạn cần lưu ý là sau khi cho rượu vang trắng vào khoảng 5 phút, bạn nên tắt bếp để giữ được hương thơm và vị đặc trưng của rượu. Nếu món ăn có mùi vị cay nồng, hãy cho một ít rượu vang trắng Gewurztraminer, Riesling, Viognier… đó là những loại có mùi vị trái cây và hương thơm làm cân bằng vị cay.

– Lượng rượu mà bạn thêm vào các món ăn phụ thuộc vào tính đặc trưng của hương vị và khối lượng thực phẩm đang được chuẩn bị sẵn cho từng món. Nếu để ướp thì thường là 1 thìa súp rượu cho 1kg nguyên liệu chính là vừa. Quá nhiều rượu sẽ khiến món ăn mất ngon.

– Không nên chế biến món ăn với rượu dở vì rượu dở sẽ làm hỏng hương vị món, và nên nếm thử trước khi nấu để kiểm tra hương vị của rượu.

– Rượu cho vào món nướng thường được ướp rất lâu trước khi nấu, khi ấy món ăn mới đủ thời gian thấm. Trong món hấp hay luộc thì rượu được cho vào cùng lúc trong quá trình nấu.

Khánh Hòa (VNexpress.net)

Cách làm CƠM RƯỢU MIỀN BẮC

Món cơm rượu là quá quen thuộc ở chợ trong những ngày lễ, Tết, nhất là Tết Đoan Ngọ. Bạn cũng có thể tự làm, rất dễ dàng. Công thức sau đây hướng dẫn bạn làm cơm rượu kiểu miền Bắc.

Những gì bạn cần

Nửa ký nếp lức

Men ngọt 5 đến 8 viên

1. Nếp mua về nhặt sạch hạt lép, hạt đen và lúa còn lẫn trong nếp, vo kỹ. Cho nước vừa đủ (như nấu cơm) nấu chín, đổ ra rá hoặc mẹt tre để thật nguội.

2. Xay hoặc giã men nhỏ mịn.

3Đổ nếp vào rổ hoặc rá (loại dễ thoát nước), rây trộn một nửa men vào nếp, sau đó tãi nhẹ nếp cho đều mặt và rắc đều hết chỗ men còn lại lên trên mặt nếp.

4. Đặt dĩa sâu lòng hoặc tô lớn ở dưới rá nếp để hứng nước cơm rượu. Cho tất cả vào thùng đậy kín (có thể cho vào bao nylon lớn và cột kín lại), để vào nơi nóng ấm.

Nếu trời mùa hè chỉ khoảng 30 giờ thì dỡ được. Tiết trời lạnh có thể để thêm vài giờ.

 

Cách làm CƠM RƯỢU NẾP CẨM

Cơm rượu nếp cẩm là món ăn hấp dẫn với vị thơm, độ bùi dai nhẹ của nếp hòa trong men rượu thơm ngọt. Món ăn này có thể thay thế cơm rượu truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Nguyên liệu:

  • – 1kg nếp cẩm
  • – 1 lạng men ngọt (khoảng 3 viên)
  • – 1 muỗng canh đường
  • – Lá sen.

Cách làm:

Bước 1:

Nếp vo sạch, ngâm qua đêm.

Bước 2:

Cho nếp vào xửng đồ chín.

Bước 3:

Khi nếp chín, cho ra mâm hoặc 1 cái nia tãi đều ra.

Bước 4:

Chuẩn bị 1 nồi to, cho vào xửng hay dùng để hấp xôi, lót 1 lớp lá sen lên trên, đục thủng ở giữa để nước rượu có thể chảy xuống dưới rồi rải cơm nếp cẩm lên trên. Lúc này nếp vẫn còn hơi âm ấm bạn nhé!

Bước 5:

Men tán nhuyễn, rải một lớp lên nếp. Tiếp tục với các lớp nếp và men cho đến hết.

Bước 6:

Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió.

Mình phủ thêm một lớp lá sen lên trên cho kín rồi cất vào lò nướng, với tiết trời mùa hè nắng nóng thì khoảng 3 – 4 ngày sau là ăn được rồi!

 

Cách làm CƠM RƯỢU MIỀN NAM

Cơm rượu nếp miền Nam cũng làm từ gạo nếp và rượu, tuy nhiên ở cách chế biến và tạo hình có khác so với các miền khác, đồng thời hương vị cũng khác biệt. Cùng tập làm món ăn truyền thống này để hiểu thêm về phong tục và khẩu vị của người miền Nam nhé! 🙂

Nguyên liệu:

  • Nếp: 1 ký
  • Nước: 1 lít
  • Khoảng 5 thìa cafe men tán nhuyễn
  • Lá chuối

Cách làm:

Bước 1:  Lá chuối mua về rửa lau sạch, để ráo.

Gạo nếp vo vài lần cho sạch rồi để ráo.

Bắc nồi nấu sôi 1 lít nước, sau đó đổ nước sôi này vào nồi cơm điện cùng với nếp, nấu chín.

Bước 2: Cơm nếp chín thì xới ra khay dàn thành lớp mỏng cho mau nguội.

Bước 3: Chuẩn bị thố đựng, dùng lá chuối lót dưới đáy

Bước 4: Cơm nếp nguội hẳn thì rắc đều men tán nhuyễn lên mặt cơm nếp. Lưu ý là chỉ làm việc này khi cơm nếp nguội hẳn kẻo men bị chết là hỏng.

Chuẩn bị sẵn chén nước pha ít muối để thoa tay cho khỏi dính.

Bước 5: Bốc một nắm cơm nếp đã trộn men, vê thành viên nhỏ vừa ăn, nắm cho chặt tay, sau đó quấn lá chuối quanh viên cơm nếp này (để ngăn từng viên khi xếp cùng). Làm lần lượt cho hết cơm nếp.

Bước 6: Xếp từng viên cơm nếp vào thố, đậy một lớp lá chuối lên trên rồi đậy nắp thổ, dùng 2 lớp nylon bịt kín thố. Ủ trong khoảng 4 ngày là được (tùy thời tiết, nóng thì cơm rượu nhanh tới hơn). Bạn có thể mở thố ra coi thử sau 3 ngày, nếu có mùi men rượu thơm ngát tỏa ra, viên cơm rượu ngấm mềm, nước rượu tiết ra ở dưới thố…nếu nước rượu nồng vừa ăn là được.

Bước 7: Khi cơm rượu được rồi thì ra lấy hết lá chuối ra, xếp cơm rượu và nước rượu vào thố khác, để cất trong tủ lạnh bảo quản. Nếu bạn thích ăn ngọt hơn, thì nấu ít nước đường cho vào cũng được.

Lãng Nhân

NGƯỜI UỐNG RƯỢU BIA SỐNG LÂU HƠN NGƯỜI KHÔNG UỐNG?

Các nhà khoa học ở trường Đại học Texas (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu khoa học cho thấy, những người uống rượu bia thường xuyên ít nguy cơ chết sớm hơn người kiêng khem.


Nhà tâm học Charlen Holahan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu này cho biết, nguy cơ chết sớm cao nhất là những người cả đời không uống ngụm rượu bia nào. Sau đó là những người uống quá nhiều  và cuối cùng ai uống điều độ sẽ sống lâu nhất.


Theo nhà  tâm học Charlen Holahan, nghiên cứu được thực hiện với nhiều đối tượng từ  55 đến 65 tuổi, ở các ngành nghề, tình trạng kinh doanh khác nhau , kéo dài suốt 20 năm.

Trong số 1.824 người tham gia nghiên cứu, chỉ có 41% người uống rượu điều độ chết sớm, trong khi con số đối với những người không bao giờ uống là 69%. Thậm chí những người nghiện rượu còn ít có nguy cơ hơn, khi chỉ có 60% trong số họ chết sớm.

Nghiên cứu cũng tính cả những ca tử vong do xơ gan, ung thư gan hay tai nạn do say xỉn. Tuy nhiên, kể cả vậy, thì số người uống rượu bia chết sớm vẫn ít hơn”, 

Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Texas, rượu là chất xúc tác xã hội tuyệt vời, tạo ra những liên kết xã hội mạnh mẽ, từ đó nâng cao đời sốngtinh thần và thể chất cho người uống.

Ngoài ra, một số loại rượu như vang đỏ có khả năng lưu thông máu, kích thích hoạt động của tim rất tốt cho sức khỏe nếu uống vừa phải.

Trong khi đó, những người không bao giờ uống được rượu sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, suy giảm sức khỏe vì cô độc.
P.V – VTC.vn

ĐỎ MẶT KHI UỐNG RƯỢU: TIỀM ẨN NHIỀU BỆNH TẬT

 Theo các nhà khoa học, đỏ mặt sau khi uống rượu bia là một “hội chứng” và đặt tên nó là “Hội chứng đỏ mặt châu Á” vì phần lớn “nạn nhân” của hội chứng này là người châu Á. Các nhà khoa học cảnh báo, đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.

Nguyên nhân gây đỏ mặt

Rượu chứa chất ethanol, khi vào cơ thể ethanol sẽ khiến hoạt chất acetaldehyde tăng cao và tích tụ trong máu. Trong các hoạt chất chuyển hóa của rượu thì acetaldehyde độc hại nhất vì có khả năng gây đột biến ADN và gây ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản. Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây nóng bừng, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh ở một số người. Ngoài ra acetaldehyde cũng là thủ phạm gây ra những cơn nhức đầu vào buổi sáng sau mỗi trận “chè chén”.Ngoài ra, mỗi người đều có mức độ phản ứng đối với nồng độ cồn trong máu khác nhau. Nồng độ cồn cao cũng sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể, khi đó đối với người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng, mắt… dễ bị đỏ lên. Các mao mạch ở mắt hiện rõ màu đỏ. Việc giãn mao mạch này cũng là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.

Dấu hiệu của các bệnh

Bệnh gan: Gan là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và uống trong thời gian dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gan, đặc biệt là bệnh xơ gan mãn tính. Dấu hiệu của bệnh này là buồn nôn, sưng khớp, đau bụng, mệt mỏi. Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan… Đáng chú ý, đối với những người uống rượu thường đỏ mặt thì đấy có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Bệnh huyết áp cao: Những người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có khả năng bị cao huyết áp hơn gấp 2,27 lần những người uống mà không đỏ mặt. Càng uống rượu bia nhiều, nguy cơ cao huyết áp càng tăng. Huyết áp cao do uống rượu bia là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau tim và đột quỵ vì chúng kéo giãn các mạch máu.

Ung thư thực quản: Giáo sư Philip J. Brooks thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về nghiện rượu và lạm dụng đồ uống có cồn đã khuyến cáo, những người uống rượu hay bị đỏ mặt là dấu hiệu của nguy cơ mắc ung thư thực quản. Theo Giáo sư Brooks, nhờ có enzyme trong gan, rượu sẽ được chuyển hóa từ hóa chất acetaldehyde mang tính độc hại – một dạng có thể gây ung thư sang chất acetate vô hại. Những người có phản ứng đỏ bừng mặt có sự thiếu hụt mang tính di truyền enzyme chuyển hóa rượu ALDH2, có thể dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại. Đặc biệt, những người có thể enzyme không hoạt động nếu uống 33 ly rượu (594ml) mỗi tuần sẽ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 89 lần những người không uống.

3 “không” khi uống rượu

– Không tắm ngay sau khi uống rượu: vì sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.

– Không dùng trà ngay sau khi uống rượu: trong trà có thành phần tanin kích thích quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày nhanh hơn và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

– Không uống rượu khi đói: Khi bụng đói, lượng axít trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu.

Hương Dung , Theo Livescience

Nguồn: http://www.anninhthudo.vn/khoe-dep/benh-tiem-an-o-nguoi-do-mat-khi-uong-ruou/585617.antd

CÁCH LÀM RƯỢU TỎI UỐNG ĐỂ CHỐNG UNG THƯ VÀ NHIỀU BỆNH KHÁC

CÁCH LÀM RƯỢU TỎI SAU ĐÂY DO Bác sĩ Ngô Văn Tuấn HƯỚNG DẪN. Bấm vào đây để xem công dụng của rượu tỏi: RƯỢU TỎI PHÒNG CHỮA UNG THƯ, NGỪA ĐƯỢC NHIỀU BỆNH 

Nguyên liệu:

  • – Tỏi già khô: 2 lạng
  • – Rượu trắng 45 độ: 400ml
  • – Lọ sạch

Thực hiện:

1. Tỏi bóc vỏ, xắt nhỏ rồi đập nát, sau đó đem ngâm vào rượu trắng trong lọ sạch.

2. Đậy nắp lọ cho kín, để chỗ thoáng mát. Độ 10 ngày là có rượu tỏi uống.

Cách sử dụng:

– Mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi ngủ, mỗi lần uống 40 giọt rượu tỏi pha cùng 5ml nước sôi để nguội.

– Sau một thời gian dài (1 năm trở đi), rượu cho thấy hiệu quả tốt.


Theo công thức của Bác sĩ Ngô Văn Tuấn – Sức khỏe và đời sống

LÝ DO ĐỂ GIA ĐÌNH NÀO CŨNG NÊN NGÂM MỘT HŨ RƯỢU TỎI

Chúng ta đã biết đến tỏi như một loại gia vị, đồng thời cũng là một loại dược liệu rất có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh tật nguy hiểm. Nhưng tỏi không phải lúc nào cũng dễ ăn và dễ hấp thu. Có một cách để “đưa tỏi vào người” tốt và hiệu quả đó là sử dụng rượu tỏi.

Tỏi có chứa allicin, liallyl sunfid, ajoen, vitamin C, B6, mangan, canxi, phốt pho, selen,… là những chất quý giá, cần thiết cho cơ thể, trong đó allicin được coi là chất kháng sinh tự nhiên mạnh hơn cả penicillin. Theo bác sĩ Ngô Văn Tuấn, rượu tỏi giúp  dễ dàng dẫn các hoạt chất cần thiết của tỏi vào cơ thể tốt hơn. Sau đây là những tác dụng chính của rượu tỏi:

– Diệt khuẩn: Rượu tỏi có thể làm kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn trong những bệnh do vi khuẩn gây nên như thương hàn, viêm phổi, viêm màng não, lỵ trực trùng…

Ngừa ung thư: Trong rượu tỏi có chất chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn hình thành và phát triển của khối u ác tính, và làm trung hòa các gốc tự do (nguyên nhân làm hư hại tế bào). Germanium trong tỏi đang được các nhà khoa học nghiên cứu như một tác nhân hóa trị liệu chống lại ung thư. Chất này cũng giúp tăng cường miễn dịch ở các bệnh nhân ung thư.

– Giảm mỡ trong máu: Tác dụng làm giảm sự hấp thu Cholesterol xấu qua niêm mạc ruột và tăng cường sự đào thải Cholesterol, giảm cholesterol bên trong cũng như trên thành mạch máu, khiến cho rượu tỏi trở thành phương thuốc giảm mỡ máu có hiệu quả mạnh. Rượu tỏi cũng có thể ngăn ngừa cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hay đột quỵ.

– Ngăn chặn huyết khối: Tác dụng ngăn chặn hình thành huyết khối, ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim của rượu tỏi có được, là nhờ tinh dầu của tỏi có thể chống sự kết dính tiểu cầu.

– Bảo vệ tim mạch: Rượu tỏi có chất tương tự như prostagladin I2 (prostacyclin) có khả năng ức chế sự kết tập tiểu cầu, lại giúp giãn mạch mạnh. Nhờ vậy ngăn được hiện tượng nghẽn mạch do tiểu cầu, giúp hạ huyết áp, giảm đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ajoen trong rượu tỏi làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu, giúp tránh nguy cơ nghẽn mạch. Rượu tỏi với những chất chống oxy hóa cực mạch còn giúp ngăn chặn tình trạng hình thành xơ vữa động mạch, cứng động mạch do mảng bám…

– Ngừa nhiều bệnh: Rượu tỏi rất tốt để điều trị ung thư da, ung thư dạ dày, chữa viêm khớp, giúp cơ thể trẻ đẹp, tăng cường tuổi thọ.

Bấm vào đây để xem cách làm rượu tỏi: CÁCH LÀM RƯỢU TỎI

 


Theo công thức của Bác sĩ Ngô Văn Tuấn – Sức khỏe và đời sống

PHƯƠNG PHÁP LÀM TRẮNG DA SAU 10 NGÀY TỪ RƯỢU

Không chỉ là một loại đồ uống làm cánh đàn ông…say mê. Từ lâu rượu còn được dùng như một loại mỹ phẩm rẻ tiền mà hiệu quả. Đối với làn da, rượu có thể giúp tẩy tế bào chết, khôi phục làn da trắng mịn, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Áp dụng phương pháp dưỡng da sau đây, bạn sẽ có làn da đẹp ngạc nhiên sau 10 ngày.

Rượu dùng ở đây là RƯƠU TRẮNG bình thường.


Làm trắng daRượu sẽ giúp tế bào da bạn trắng hồng mịn màng mà không lo bị bào mòn bởi các hợp chất trong rượu có tác dụng sâu tới sự phát triển của tế bào da. Giúp da khỏe và nhanh tái sinh, từ đó da sẽ trắng mịn một cách tự nhiên.

Bước 1Pha 1 li trà xanh khá đặc và chuẩn bị 1 miếng bông tẩy trang là những bước đầu tiên để thực hiện cách làm trắng da với rượu.
Bước 2: Đổ nửa li rượu trắng nhỏ và cốc trà vừa pha và khoáy đều, và li rượu trắng đã trở thành “sữa” làm trắng da tuyệt vời tại nhà.

Bước 3: Dùng bông tẩy trang và thoa đều lên các vùng da trên mặt. Lưu ý, bạn nên dùng hàng ngày sau khi đã tẩy trang.


Kem dưỡng da

Bước 1: Chuẩn bị với 2 thìa cà phê baking soda

Bước 2: Trộn đều với 2 thìa cà phê rượu là bạn đã có một hỗn hợp “kem”chăm sóc da toàn thân hiệu quả.

Bước 3: Bạn dùng hỗn hợp vừa trộn, thoa đều lên các vùng da trên cơ thể, sau đó làm sạch với nước. Hỗn hợp này sẽ giúp làm tẩy các vùng da chết, và cũng giúp dưỡng trắng da.

 
Theo KHÁM PHá

Cách làm THỊT HEO HẦM RƯỢU

THỊT HEO HẦM RƯỢU là món ăn cổ truyền ở Hàng Châu, Trung Hoa và cũng khá phổ biến ở một số gia đình người Hoa tại Việt Nam. Món ăn ngon và độc đáo này có nguyên liệu khá đơn giản không như nhiều món Hoa cổ truyền khác, vì vậy bạn có thể làm món này dễ dàng tại nhà cho bữa ăn ngày thường thêm phong phú khẩu vị.

Nguyên liệu: 

– 1 miếng thịt ba chỉ heo
– 150 ml rượu đỏ nấu ăn
– 6 muỗng canh xì dầu
– 3 muỗng cà phê nước màu kho thịt (nước hàng)
– 3 muỗng canh đường
– 700 ml nước xương gà hay nước lạnh
– 3 phần gốc rau mùi rửa sạch
– 2 muỗng canh dầu

 

Thực hiện:

Bước 1: Rửa thịt và cạo hết phần bẩn trên da.

 

Luộc thịt sơ qua nước sôi khoảng 2 phút. Vớt thịt ra để ráo.

 

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho muỗng canh dầu vào, dầu hơi nóng cho miếng thịt vào chiên sơ khoảng 5 phút là gắp ra. Chỉ cần chiên phần da thôi nhé các bạn!

 

Bước 3: Cho nước xương gà cùng các gia vị phía trên vào nồi cùng miếng thịt bắc lên bếp hầm lửa nhỏ. (Nhớ cho phần da xuống dưới).

 

Khi nước hơi cạn bạn lật miếng thịt và hàm tiếp tục cho thịt thật mềm, chỉ còn ít nước là tắt bếp.

 

Miếng thịt đạt yêu cầu là miếng thịt mềm, có màu cánh gián đỏ sẫm và bì heo không bị nứt.

 

 

Chúc bạn và gia đình ngon cơm với thịt heo hầm rượu mềm thơm!

(Khampha.vn)

MẸO UỐNG BIA RƯỢU KHÔNG SAY

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình huống say rượu khi tham dự những bữa tiệc có rượu bia.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc phòng ngừa tình trạng say rượu, bia vẫn tốt hơn nhiều hơn với việc giải quyết những rắc rối về sức khỏe sau khi đã “uống quá chén”.

1. Trước khi dự tiệc

Để hạn chế những ảnh hưởng của chất cồn, một trong những điều cần làm nhất trước khi tham gia vào các bữa tiệc đó là ăn những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:

– Thực phẩm giàu chất béo. việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai hay bơ được đánh giá là cách an toàn. Vì chúng có thể hoạt động như một lớp bông thấm bên trong bao tử giúp hút hết chất cồn mà bạn sẽ nạp vào cơ thể khi dự tiệc. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ bao bọc xung quanh thành bao tử, giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị say dù uống nhiều rượu, bia.

– Bánh mì nướng. Nhâm nhi một vài miếng bánh mì nướng trước khi uống các thứ có chất cồn sẽ giúp bạn ngăn chặn cơn say. Lượng carbon trong bánh mì có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thu hết chất cồn.

– Uống sữa. uống một ly sữa nóng trước khi bắt đầu tiêu thụ những loại đồ uống khác sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất cồn của cơ thể. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa “đối phó” với chất cồn hiệu quả hơn. Acetaldehyde là một chất độc có trong thành phần của cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn say.

– Vitamin và chất chống ô xy hóa. Bổ sung các viên vitamin tổng hợp có chứa các chất chống ô xy trước khi uống rượu, bia cũng là một trong những biện pháp chống say hiệu quả.

2. Trong bữa tiệc

Nếu áp dụng những bí quyết dưới đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những triệu chứng khó chịu mà cơn say rượu mang lại sau khi đã dự tiệc xong:

– Uống chậm. Hãy nhâm nhi và thưởng thức thật chậm các loại đồ uống có chứa chất cồn. Điều này giúp kéo dãn khoảng thời gian xâm nhập của chất cồn vào bên trong cơ thể. Nhờ đó, cơn say sẽ khó làm bạn gục ngã.

– Uống thêm nước. Uống một cốc nước ép hoặc nước lọc xen giữa các lần uống rượu, bia sẽ làm giảm bớt nguy cơ bị say. Thông thường, các cơn say chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu nước. Do đó, việc bổ sung nước trong quá trình uống rượu sẽ giúp khắc phục phần nào sự tấn công ồ ạt của chất cồn.

– Chọn đồ uống có nồng độ cồn nhẹ. Cơn say sẽ đến nhanh nếu như bạn tiêu thụ loại đồ uống có nồng độ cồn quá cao như rượu đế. Ngoài ra, những loại rượu, bia đậm màu như rum đen, vang đỏ được xem là những lựa chọn có hại nhất vì chúng chứa khá nhiều chất cồn so với các loại nhẹ hơn như vodka, vang trắng…

– Tránh những ly cocktail hỗn hợp có chất caffeine. Đây được xem là một trong những điều quan trọng mà bạn nên ghi nhớ khi tham dự tiệc trong ngày Tết. Những món đồ uống ngọt ngào này sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, đồng thời còn làm tăng cảm giác buồn nôn và váng đầu, khiến tình trạng say trở nên tệ hơn.

3. Sau bữa tiệc

Trong trường hợp bạn đã lỡ bỏ qua những bước để ngăn chặn tình trạng say rượu bia khi tham gia vào bữa tiệc, hãy áp dụng một số cách dưới đây để giải quyết cơn say hiệu quả:

– Ngủ. Đây luôn là một trong những cách đơn giản nhất để chữa say. Uống một cốc nước ép, có thể đắp thêm một chiếc khăn mát lên trán trong trường hợp bạn bị nhức đầu, hạn chế các tiếng ồn, kéo rèm cửa lại và ngủ một giấc. Nếu thức giấc giữa chừng, có thể uống thêm một viên vitamin tổng hợp và đi ngủ trở lại.

– Uống nhiều nước. Hãy uống nước mỗi khi bạn thức giấc nhằm cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bởi vì mất nước là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị say. Do đó, cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do cơn say mang lại là nên dùng những món ăn lỏng vào ngày hôm sau. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm nước dừa tươi hoặc nước chanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Thay thế lượng muối đã mất. Tình trạng mất nước sau khi say do nôn ói có thể khiến bạn kiệt sức do cơ thể mất nhiều nước, muối và các khoáng chất. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các gói dung dịch bổ sung muối vốn vẫn được dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy cấp. Dung dịch nước muối này sẽ giúp bổ sung một lượng muối nhỏ cùng nhiều chất điện giải để bù nước kịp thời, giảm thiểu được những tác động tiêu cực do cơn say mang lại như nôn, ói, đau nhức…

– Uống cà phê. Cà phê có tác dụng làm dịu cảm giác mệt mỏi luôn đi kèm với các cơn say, đồng thời còn giúp bạn đỡ đau đầu hơn.

– Ăn trứng. Trứng là một lựa chọn hợp lý cho bữa ăn đầu tiên khi bạn đã tỉnh táo sau cơn say. Trong trứng có chứa chất cysteine giúp phá vỡ hàm lượng acetaldehyde (chất cồn) trong cơ thể sau một cuộc chè chén say sưa.

– Những trái cây giàu kali. Chất cồn sẽ làm tiêu tan hết lượng kali bên trong cơ thể. Do đó, bạn nên ăn những loại trái cây giàu kali như chuối để bổ sung thêm kali và lượng muối đã mất. Các loại đồ uống thể thao cũng cung cấp khá nhiều kali. Ngoài ra, nên ăn những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi vì chúng chứa nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn sau cơn say.

Theo Hồng Xuân/Báo Phụ Nữ TP.HCM

7 THỰC PHẨM NÊN TRÁNH ĂN VÀO BAN ĐÊM

Ban đêm là thời điểm các cơ quan trong cơ thể bắt đầu “thấm mệt” và cần được nghỉ ngơi. Việc ăn uống trong thời điểm này cần phải cẩn thận hơn để không làm cơ thể thêm mệt mỏi, sinh bệnh.

1. Rượu

“Nếu uống rượu trước khi ngủ, bạn sẽ có được một thứ đó là: nguy cơ bị trào ngược”. – Theo chuyên gia sức khỏe Jamie Koufman.

2. Nước có ga

Soda chứa nhiều acid hơn mọi loại thực phẩm khác. Theo Koufman, soda có tính acid cao hơn nhiều so với mọi thứ có trong tự nhiên. Soda đi vào cơ thể làm hại những van nối dạ dày, thực quản. Tác dụng carbonat hóa của soda làm tăng áp dạ dày.

3. Chocolate

Chocolate béo có thể làm nới lỏng van nối dạ dày, thực quản. Chocolate còn chứa caffeine và theobromine là những chất kích thích gây ảnh hưởng đến não bộ.

4. Bơ

Pho mát cũng là một loại thức ăn béo cần tránh. Trường hợp buộc phải ăn thì bạn nên ăn loại cứng như Parmesan, Swiss vì nó khó gây ra trào ngược hơn những loại mềm như mozzarella, feta.

5. Các loại hạt

Các loại hạt rất bổ dưỡng nhưng không phải là ban đêm, vì cho dù chất béo trong nó là chất béo tốt, vẫn gây nên trào ngược như thường. Những loại hạt nên tránh về đêm là óc chó, điều, mác ca, đậu phộng… Những hạt ít có hại hơn là hồ trăn, hạnh nhân.

6. Các loại quả chua

Cam, quýt, bưởi, táo xanh đều có tính acid cao. Táo đỏ thì ít ảnh hưởng hơn.

7. Cà phê

Cà phê chứa caffeine – tạo ra tính acid trong bao tử. Đồng thời cà phê còn chứa sẵn tính acid trong nó nữa. Nếu bị buộc phải uống cà phê về đêm thay vì buổi sáng, bạn nên uống loại nào đã lọc hết caffeine để giảm lượng acid nhập vào cơ thể.

Theo Jamie Koufman

Khi sử dụng rượu, hiếm ai mà không dùng thêm một hoặc vài món ăn để làm “mồi” nhậu, tuy vậy, có những thực phẩm không phù hợp với rượu vì sự kết hợp của chúng có thể khiến bạn dễ bị ngấm rượu, hay là gây hại cho sức khỏe.

Sau đây là những thực phẩm sẽ không mang lại tác dụng tốt khi bạn dùng làm mồi nhậu:

1. Pho mát

Pho mát có thể khiến bạn cảm thấy khó say hơn. Tuy nhiên, những món từ sữa thường gây khó tiêu. Một vài nghiên cứu còn cho rằng những món từ sữa khi dùng chung với rượu bia có thể gây tác động tiêu cực đến hoạt động của tim.

2. Đồ ăn hun khói 

Đồ ăn hun khói như xúc xích, jambon cùng các loại thực phẩm có chứa chất bảo quản thường mang nhiều sắc tố và chất nitrosamine. Khi kết hợp cùng rượu, những chất này tạo ảnh hưởng không tốt cho gan, họng, nó còn gây nguy cơ ung thư.

3. Thực phẩm có chứa phèn

Phèn thường được dùng trong mứt bí, giò, chả, bánh đúc…Đây là chất có thể làm bạn mau say hơn, làm máu chậm lưu thông, cản trở hoạt động tiêu hóa của bao tử.

4. Sầu riêng

Tuy rằng hiếm ai dùng sầu riêng làm mồi nhậu, nhưng nếu dùng, sầu riêng có thể gây nguy hiểm nặng nề. Theo một nghiên cứu khoa học của đại học Tsukuba, Nhật Bản, sầu riêng cản trở tới 70% hoạt động của enzym phân giải chất độc aldehyt trong rượu.

Năm 2013, Chanthra Fuskul, 47 tuổi người Thái Lan, ở tỉnh Chonburi đã bị ngộ độc đến tử vong sau khi ăn sầu riêng và uống rượu có độ cồn cao.

Trước đó, vào năm 1981, nhà khoa học J.R. Croft cũng trình bày tài liệu ghi nhận việc ăn sầu riêng trước khi uống thức uống có cồn làm người ta có cảm giác “như gần chết”.

5. Cà rốt

Carotene trong cà rốt khi kết hợp cùng rượu sẽ tạo nên những độc tố trong gan. Nếu đó là nước ép cà rốt, thì mọi việc càng nghiêm trọng hơn.

6. Sushi

Sushi thường có cá sống, rong biển, mè, đó là những thứ không nên kết hợp với rượu vang.

7. Thực phẩm chiên

Tuy không gây nguy hiểm nặng nề tức thì, nhưng thực phẩm chiên cũng được liệt vào hạng mục không nên dùng làm mồi nhậu. Theo một nghiên cứu, thực phẩm chiên khi dùng chung với rượu sẽ làm cơ thể sản sinh ra enzyme thúc đẩy hấp thu chất béo.

Đại Quang (tổng hợp)