5 LOẠI QUẢ BỔ TỪ VỎ ĐẾN RUỘT

Đa phần người ta chỉ ăn phần thịt bên trong vỏ quả, nhưng như vậy sẽ là một sự phung phí vì rất nhiều loại vỏ quả mang lại những công dụng tốt cho cơ thể cũng như diện mạo của bạn.

Sau đây là những loại quả rất thông dụng bạn nên tận dụng cả ruột lẫn vỏ vì những lợi ích quý của chúng:

Chanh

Nước chua trong quả chanh rất tốt cho người tắc nghẽn cơ tim, cao huyết áp. Trong thành phần nước chanh có nhiều acid citric, muối, có thể phòng sỏi thận, giảm kết sỏi thận mãn. Ăn chanh còn có lợi cho người bị thấp khớp, tiểu đường, tiêu hóa kém. Uống nước chanh thường dùng kết hợp trong việc chữa tiêu chảy.

Trong khi đó, vỏ chanh là một hương liệu, dược liệu phổ biến. Có thể phơi khô vỏ chanh rồi nghiền thành bột để làm chất dưỡng ẩm da, hoặc chữa đau đầu.

Quả táo

Người xưa có câu: “Mỗi ngày một quả táo, khỏi đi gặp bác sĩ”. Khoa học cũng chúng minh táo là một trong những loại quả bổ dưỡng nhất với tác dụng dinh dưỡng, phòng và đẩy lùi bệnh tật. Táo còn giúp giảm cân, trị táo bón, giảm đau đầu, nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi.

Còn vỏ táo, thứ thường bị gọt đi, thậm chí còn “bổ” hơn phần ruột. Bên cạnh những tác dụng đối với cơ thể và giúp giải quyết bệnh tật, vỏ táo còn có thể dùng làm mỹ phẩm mọc tóc, chống rụng tóc. Hãy xay nhuyễn vỏ táo bôi lên đầu rồi xả sạch sau 20 phút.

Bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng bậc nhất. Bơ có thể giúp phòng ngừa các bệnh ung thư vú, ung thư thận… Bơ giúp sáng mắt, giảm cholesterol nếu ăn đều đăn.

Vỏ bơ cũng có hiệu quả làm đẹp rất cao. Có thể dưỡng ẩm cho da bằng cách chà nhẹ mặt trong của vỏ bơ lên da mặt.

Cam

Cam có nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng, tăng hấp thu sắt, thực vật. Cam còn chứa nhiều limonoid giúp giải độc, lợi tiểu và đặc biệt là ngăn ngừa ung thư, nhất là các bệnh ung thư dạ dày, phổi…

Ít ai ngờ trong vỏ cam có thể cung cấp calci cho cơ thể. Bên cạnh đó, vỏ cam quýt thường được dùng làm thuốc, nhất là trị ho có đàm, giải rượu. Về mặt mĩ phẩm, vỏ cam chăm sóc sắc đẹp bằng cách tẩy tế bào chết trên da. Cách đơn giản nhất: đâm những lỗ vào mặt vỏ cam, ngâm vào nước ấm qua đêm, rồi sớm mai rửa mặt bằng nước này, sau đó lau khô.

Chuối

Chuối là “kho tàng” vitamin B, vì thế nó được coi là loại quả “an thần”, giúp bạn yêu đời và giữ bình tĩnh. Trong chuối còn có nhiều sắt giúp ngừa thiếu máu. Kali trong chuối tốt cho trí não. Chuối còn nhiều vitamin, khoáng chất có thể đẩy lui tình trạng mệt mỏi, đau đầu thường gặp.

Vỏ chuối có những tác dụng bất ngờ trong làm đẹp. Hãy chà mặt trong vỏ chuối lên răng để răng chắc và sáng hơn. Cũng mặt trong vỏ chuối, thêm một ít đường nâu, bôi lên da để tẩy tế bào chết.

Tào Khang

VÌ SAO NÊN ĂN SÚP KHI BỊ CẢM?

Súp là những món ăn đơn giản, nhưng lại dễ ăn và ngon miệng, phù hợp với mọi đối tượng. Khi bạn bị bệnh, bạn cũng thường được khuyên ăn súp, bởi lẽ lợi ích của loại món ăn này với người bệnh là rất rõ ràng.

Sau đây là những lý do vì sao nên ăn súp khi bị bệnh:

Ngon miệng

Khi bị bệnh thông thường người ta thích những loại thực phẩm dễ ăn, gọn nhẹ và ngon miệng, súp đáp ứng đủ cho nhu cầu đó.

Giúp giữ ẩm cơ thể

Khi bạn bị sốt, cơ thể thường bị mất nước, ăn súp vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giúp giữ gìn độ ẩm cho cơ thể.

Chống viêm

Khi bạn bị cảm, bạn thường được khuyên ăn súp, nhất là súp gà, không chỉ là thức ăn nó còn là liều thuốc chống viêm.

Bổ dưỡng

Các món súp thường bổ dưỡng, dễ hấp thu, tiêu hóa, giúp bạn mau lấy lại sức. Bên cạnh đó có những bát súp có thể tăng miễn dịch cho bạn, giúp chóng khỏi đau ốm.

Dễ tiêu

Nhờ vào kết cấu của món súp và những thành phần thường có, nên súp rất dễ tiêu hóa, phù hợp với người bệnh, chán ăn.

Làm mỏng màng nhầy

Chất nhầy là một lớp màng mỏng trong mũi, mồm, xoang, phổi, dạ dày và cổ họng. Khi bạn bị viêm nhiễm, lớp chất nhầy trở nên dày, đục dần, và phát triển kéo theo các vi khuẩn, virus gây bệnh. Súp có thể làm giảm bề dày của lớp màng này, giúp chống lại vi khuẩn, nhiễm trùng.

Hỗ trợ miễn dịch

Món súp giúp bạn miễn dịch tốt hơn, có thể chống lại các loại bệnh nhiễm trùng như cảm cúm vặt, sốt.

Bảo Tố (theo boldsky.com)

Xem thêm: CÁCH NẤU SÚP GÀ NẤM HƯƠNG

Cách nấu món GÀ SỐT CAM TƯƠI

 

Gà sốt cam có cách làm đơn giản, nhờ đó hương vị của gà vẫn giữ nguyên, hòa quyện cùng vị chua ngọt thơm của sốt cam sẽ khiến cho cả nhà thích thú và ăn không ngừng đũa.

Chuẩn bị nguyên liệu  (cho 4 người)

Phần gà:

  • – 500g ức gà
  • – Lòng trắng trứng: 2 cái
  • – 30ml dấm gạo
  • – 60g bột bắp
  • – 3g men nở
  • – Dầu ăn
  • – Muối

Phần sốt cam:

  • – 300ml nước xương gà (hoặc nước lọc)
  • – 30ml nước cam, 70ml nước cốt chanh
  • – 15g vỏ cam
  • – 100ml giấm gạo
  • – 50g đường cát, 50g đường nâu
  • – 2 quả ớt
  • – 30g bột bắp
  • – 30ml nước
  • – 5g gừng bào nhuyễn
  • – Xì dầu, dầu mè
  • – Hành lá, vừng trắng (trang trí)

Thực hiện:

– Bước 1:

– Gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, xong cho vào bịch đựng thực phẩm. Trộn hỗn hợp lòng trắng trứng + bột bắp + giấm gạo + men nở + chút muối cho đều rồi ướp cùng gà trong bịch.

Bước 2:

– Khóa túi lại ướp trong 30 phút. Lúc này chuẩn bị làm sốt.

Bước 3:

– Cạo vỏ cam (không vứt nhé!), vắt lấy nước

 

Bước 4:

Cho vỏ cam đã cạo cùng với gừng vào trong chảo dầu nóng, phi thơm.

Bước 6:

– Cho tất cả nguyên liệu làm sốt còn lại vào chảo trừ hành lá và mè ra, nấu tới khi hỗn hợp sốt đặc lại.

Bước 6:
– Bắc chảo khác chiên gà đã ướp trong ngập dầu tới khi gà vàng nâu các mặt, sau đớ vớt ra để ráo.
Bước 7:- Sốt còn nóng cho gà vào trộn, nhắc ra khỏi bếp, rắc hành lá thái cọng và mè trắng lên trang trí.

 

 

 

Bảo Tố

11 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ LÁ LỐT

Lá lốt là loại rau ngon lành và quen thuộc trong nhiều món ăn hấp dẫn. Nhiều người ghiền vị thơm của lá lốt, nhưng ít ai biết đến những công dụng thật tuyệt vời của loại lá rẻ tiền này đối với sức khỏe. 

1. Chữa chứng đau nhức cơ thể

Theo lương y Phạm Như Tá, y học cổ truyền cho rằng, lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, trị chứng ra mồ hôi…). Lá lốt thường được dân gian dùng nhiều nhất là cuốn thịt bò (được băm nhuyễn cùng các gia vị) rồi đem nướng. Đặc điểm của món này là thơm lựng, nhờ hương của lá lốt.

Để trị đau nhức cơ thể khi trở trời, hoặc để giúp bổ máu cho cơ thể thì dùng 100 gr thịt bò, 50-70 gr lá lốt. Thịt bò (có vị ngọt, bổ máu) rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị mươi phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ mấy lần là dùng được. Món này dùng 2-3 lần trong tuần, dùng với cơm để có công dụng như trên.

2. Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

3. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

4. Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

5. Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư

Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

6. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần

Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 – 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút.

7. Đau bụng do lạnh

Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

8. Đầu gối sưng đau

Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

9. Chữa phù thũng do thận

Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống  sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.

10. Giải cảm thương hàn

Lấy một nắm 20 lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2gr gừng thái lát mỏng, gia vị nêm. Nấu sôi với 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong, lau mồ hôi sẽ khỏe.

11. Viêm tinh hoàn

Tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, không chịu chơi, ít vận động, hay nằm: lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

Theo MEGAFUN.VN

ĐỪNG VỨT VỎ CAM, QUÝT VÌ NHỮNG TÁC DỤNG SAU ĐÂY

Vỏ cam quýt là những nguyên liệu để làm thuốc trong Đông y. Bên cạnh việc trị đau, ho, cảm, bạn có thể sử dụng vỏ cam quýt với nhiều tác dụng khác cũng rất hiệu quả.

1. Ngon miệng hơn:

Hỗn hợp vỏ quýt khô băm nát và nước khi được nấu sôi lên, rồi đậy kín trong vài phút, lược lại cho sạch là một vị thuốc đơn giản để trị cảm giác không ngon miệng. Bạn hãm một ly nước như vậy rồi chia ra uống 3 lần trong ngày, trước bữa ăn khoảng nửa giờ để thấy hiệu quả tốt.

2. Làm mềm da tay:

Làm nội trợ nhiều, da tay bạn dễ bị khô ráp. Lúc này bạn lột vỏ cam, quýt rồi lau mặt trong của vỏ vào làn da để khắc phục dần.

3. Đánh bóng vòi nước

Vỏ cam quýt có thể dùng để đánh bóng các vòi nước bị xỉn mờ do sử dụng lâu ngày.

Vỏ cam, quýt không chỉ tốt cho cơ thể, mà còn có thể dùng được vào nhiều việc nội trợ.

4. Làm sạch sàn gỗ

Vỏ cam quýt đun sôi hòa với nước có thể lau sàn gỗ rất tốt. Không những sạch, loại nước lau này còn giúp sàn nhà bạn thơm mùi tinh dầu của vỏ cam quýt rất tốt và dễ chịu.

5. Trị ho, tiêu đờm 

Bạn vẫn thường nghe dân gian nói vỏ quýt có thể trị ho. Và đây là cách làm: Phơi khô vỏ quýt, lấy 5g vỏ khô cho vào 2 cốc nước rồi nấu sôi lên. Cho thêm gừng tươi và đường đỏ càng tốt. Uống khi còn nóng.

6. Trị đau đầu:

Đun sôi vỏ cam hoặc vỏ quýt, sau đó xông hơi lên mặt. Khoảng 10 phút sau, bạn sẽ cảm thấy cơn đau dịu hẳn, tinh thần sảng khoái hơn rất nhiều.

7. An thần, tạo sự hưng phấn

Mùi tinh dầu của vỏ cam có thể giúp tinh thần của bạn an ổn hơn, có thể giúp dễ ngủ. Còn mùi vỏ quýt lại giúp tâm trạng của bạn thoải mái, hưng phấn hơn. Chúng đều mang lại cho bạn cảm giác tích cực. Khi bị mất ngủ, lo lắng, cao huyết áp, hãy vận dụng cách rất tiện lợi này.

Vỏ quýt giúp an thần.

8. Khử mùi hôi

Cho một miếng vỏ quýt khô vào tủ lạnh là cách khử mùi được nhiều người áp dụng. Vỏ cam quýt khô cũng có thể khử bớt mùi than nướng khó chịu khi đốt lên.

9. Tẩy trùng, đuổi muỗi

Cắt nhỏ vỏ cam quýt, phơi khô rồi để trong nhà. Vỏ cam quýt có thể giúp tẩy trùng căn phòng, cũng như xua đuổi muỗi hiệu quả.

10. Trị nấm móng tay, chân

Hãy lau móng tay chân của bạn bằng vỏ cam quýt sạch, cách này có thể trị nấm móng rất hiệu quả.

11. Trị say tàu xe

Đây là phương thuốc thường thấy ở những người say xe “mãn tính”. Chỉ cần cầm theo quả quýt, lột vỏ, bóp cho ra tinh dầu và ngửi trên suốt lộ trình.

12. Trị cảm, phong hàn

Vỏ quýt tươi nấu với đường đỏ và gừng tươi cho sôi kỹ thành canh, rồi sử dụng đều đặn trong những ngày bị cảm cúm, phong hàn, ói hoặc ho có đờm, bạn sẽ thấy hiệu quả tốt.

13. Trị gàu

Nấu sôi vỏ cam quýt đã nghiền nát, đậy nắp hãm lại khoảng 30 phút rồi lược sạch, vắt lấy bã bỏ đi. Dùng nước hãm này bôi lên chân tóc khoảng 30 phút rồi gội đầu. Ngày 2-3 lần, hiện tượng gàu sẽ giảm, tóc bạn cũng khỏe đẹp hơn.

14. Trị khó tiêu

Đem ngâm vỏ quýt vào rượu để làm rượu vỏ quýt. Loại rượu này có thể giúp bổ tì vị, trị ói mửa kéo dài. Khi dùng kèm bữa ăn có nhiều đường hoặc chất béo, rượu vỏ quýt có thể hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả.

 

Bảo Tố tổng hợp.

Cách làm KEM CAM

 Kem vị cam rất dễ ăn và ngon miệng. Cách làm cũng không khó. Các bạn cùng thử nhé! 🙂

Nguyên liệu
Làm sữa đông vị cam:
• 2 trứng gà
• 3 lòng đỏ trứng gà
• 1 chén đường
• 3 muỗng canh bột bắp
• 1-1/4 chén nước cam vắt
• 1 lạng bơ không muối, dạng khối, để ở nhiệt độ bình thường
• 1 chút màu thực phẩm (hồn, cam, đỏ tùy ý)

Làm kem:
• 1,5 chén sữa đông, làm lạnh
• 1,5 chén kem tươi đậm đặc, làm lạnh
• 5 muỗng canh đường

Cách làm

• Đánh bông trứng, lòng đỏ và đường với nhau trong chảo. Đánh đều bột bắp với một chút nước ép cam để tạo thành hỗn hợp hơi sệt. Trộn đều nước ép và hỗn hỗn hợp này vào hỗn hợp trứng ở trên. Nếu cần, có thể sử dụng màu thực phẩm.

• Đun chảo, đánh đều hỗn hợp với lửa vừa cho đến khi hỗn hợp dày đặc hơn, bạn sẽ mất khoảng 15 phút. Cần phải đảo đều cả đáy chảo để tránh bị cháy. Tắt bếp và đánh đều trong bơ. Vậy là bạn đã làm xong phần sữa đông.

• Cho sữa đông vào tô và cho vào tủ lạnh. Hỗn hợp sẽ tiếp tục dày lên. Cho thêm sữa đông được bọc trong bao nhựa vào tủ lạnh, để trực tiếp đẩy ngược lại sữa đông ban đầu.

screenshot.581

• Đánh bông phần sữa đông và kem với nhau cho đến khi chúng được trộn đều. Rải đều một muỗng súp đường trong lúc đang đánh bông. Chuẩn bị theo hướng dẫn trên hộp.

Theo Sheknows