RAU CỦ: LOẠI NÀO NÊN ĂN SỐNG, LOẠI NÀO NÊN NẤU CHÍN?

Nên ăn sống hay nấu chín rau củ là một câu hỏi thú vị mà không ít người từng hỏi. Câu trả lời sau đây đến từ Womens Health sẽ mang lại nhiều bất ngờ.

Ớt, hành tây, củ cải đường, súp lơ nên ăn sống… Còn nấm, cà chua, cải bó xôi… chỉ phát huy hết tác dụng tốt cho cơ thể khi nấu chín.

Măng tây

Nên nấu chín. Hấp hoặc nướng măng tây với dầu ô liu và một ít hạt tiêu là cách để kích thích các chất có khả năng chống ung thư trong măng tây.

Củ cải đường

Nên ăn sống. Tiếp xúc với nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm mất hơn 25% hàm lượng folate (một loại acid amin cần thiết để hình thành tế bào, tạo máu) có trong củ cải đường. Vì vậy, nên ăn củ cải đường ở dạng tươi để bảo toàn nguồn folate quý giá.

Súp lơ

Nên ăn sống. Nhiệt độ sẽ làm vô hiệu hóa một enzym có trong súp lơ được gọi là myrosinase có tác dụng làm sạch những chất gây ung thư gan.

Nấm

Nên nấu chín. Các món nấm xào, luộc, nướng… không những ngon  miệng mà còn cung cấp một nguồn kali đáng kể để phát triển tế bào và cơ bắp.

Hành tây

Nên ăn sống. Điều hay ho nhất ở hành tây là nó vẫn giữ nguyên hương vị dù có qua chế biến hay không. Hành tây thái lát mỏng để ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Ớt đỏ

Nên ăn sống. Hàm lượng vitamin C có trong ớt sẽ giảm đáng kể nếu chúng tiếp xúc với nhiệt độ trên 375 độ C. Nếu chế biến ớt ở nhiệt độ thấp và trong khoảng thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng vitamin C.

Rau bina

Rau này còn gọi là cải bó xôi, rau chân vịt…, nên nấu chín. Rau bina là nguyên liệu cho những món salad tuyệt vời, giúp bạn hấp thụ nhiều canxi, sắt và magie hơn nếu đã qua chế biến.

Cà chua

Nên nấu chín. Thay vì ăn sống, bạn nên nấu chín cà chua để cơ thể được hấp thụ chất lycopen chống ung thư nhiều nhất có thể.

Thu Lê, VNexpress.net (Theo Womens Health)

Mẹo chọn mua thịt cá còn tươi, ngon

Chọn mua thịt cá sao cho ngon, không bị dai, bở hoặc đáng ngại hơn là thịt bệnh… là khó khăn mà những người nội trợ ít kinh nghiệm thường gặp phải.
Trang The Health đã đưa ra một số mẹo đơn giản, cơ bản dưới đây để giúp bạn có thể chọn lựa những miếng thịt cá ngon nhất cho bữa ăn:

Đối với cá, trước tiên là quan sát mang cá, nếu mang cá đỏ tươi, ấn vào mình cá cứng chắc thì là cá tươi. Với cá đã xắt khoanh sẵn, ta ấn vào thớ thịt thấy dính tay, thịt cứng chắc thì nên mua. Nếu cá mềm, chảy nước thì đã ươn rồi.

Thịt heo

Thịt heo loại ngon có thớ săn chắc, màu hơi hồng, ngoài ra phần da sẽ mỏng. Nếu thịt đỏ sẫm, thớ thịt nhão mềm, da dày thường là heo già, heo nái, không ngon.

Ngoài ra nên tránh mua thịt heo có phần mỡ vàng, thớ có nổi đốm trắng vì đa phần là heo bệnh, ăn vào có hại chứ chưa nói đến dở.

Thịt bò

Với thịt bò, nên chọn thịt có màu đỏ tươi, thớ khô mịn, ấn ngón tay vào thấy dinh dính và khô thì là thịt bò non và ngon.

Bảo Tố (theo The Health)

ĐỪNG VỨT VỎ CAM, QUÝT VÌ NHỮNG TÁC DỤNG SAU ĐÂY

Vỏ cam quýt là những nguyên liệu để làm thuốc trong Đông y. Bên cạnh việc trị đau, ho, cảm, bạn có thể sử dụng vỏ cam quýt với nhiều tác dụng khác cũng rất hiệu quả.

1. Ngon miệng hơn:

Hỗn hợp vỏ quýt khô băm nát và nước khi được nấu sôi lên, rồi đậy kín trong vài phút, lược lại cho sạch là một vị thuốc đơn giản để trị cảm giác không ngon miệng. Bạn hãm một ly nước như vậy rồi chia ra uống 3 lần trong ngày, trước bữa ăn khoảng nửa giờ để thấy hiệu quả tốt.

2. Làm mềm da tay:

Làm nội trợ nhiều, da tay bạn dễ bị khô ráp. Lúc này bạn lột vỏ cam, quýt rồi lau mặt trong của vỏ vào làn da để khắc phục dần.

3. Đánh bóng vòi nước

Vỏ cam quýt có thể dùng để đánh bóng các vòi nước bị xỉn mờ do sử dụng lâu ngày.

Vỏ cam, quýt không chỉ tốt cho cơ thể, mà còn có thể dùng được vào nhiều việc nội trợ.

4. Làm sạch sàn gỗ

Vỏ cam quýt đun sôi hòa với nước có thể lau sàn gỗ rất tốt. Không những sạch, loại nước lau này còn giúp sàn nhà bạn thơm mùi tinh dầu của vỏ cam quýt rất tốt và dễ chịu.

5. Trị ho, tiêu đờm 

Bạn vẫn thường nghe dân gian nói vỏ quýt có thể trị ho. Và đây là cách làm: Phơi khô vỏ quýt, lấy 5g vỏ khô cho vào 2 cốc nước rồi nấu sôi lên. Cho thêm gừng tươi và đường đỏ càng tốt. Uống khi còn nóng.

6. Trị đau đầu:

Đun sôi vỏ cam hoặc vỏ quýt, sau đó xông hơi lên mặt. Khoảng 10 phút sau, bạn sẽ cảm thấy cơn đau dịu hẳn, tinh thần sảng khoái hơn rất nhiều.

7. An thần, tạo sự hưng phấn

Mùi tinh dầu của vỏ cam có thể giúp tinh thần của bạn an ổn hơn, có thể giúp dễ ngủ. Còn mùi vỏ quýt lại giúp tâm trạng của bạn thoải mái, hưng phấn hơn. Chúng đều mang lại cho bạn cảm giác tích cực. Khi bị mất ngủ, lo lắng, cao huyết áp, hãy vận dụng cách rất tiện lợi này.

Vỏ quýt giúp an thần.

8. Khử mùi hôi

Cho một miếng vỏ quýt khô vào tủ lạnh là cách khử mùi được nhiều người áp dụng. Vỏ cam quýt khô cũng có thể khử bớt mùi than nướng khó chịu khi đốt lên.

9. Tẩy trùng, đuổi muỗi

Cắt nhỏ vỏ cam quýt, phơi khô rồi để trong nhà. Vỏ cam quýt có thể giúp tẩy trùng căn phòng, cũng như xua đuổi muỗi hiệu quả.

10. Trị nấm móng tay, chân

Hãy lau móng tay chân của bạn bằng vỏ cam quýt sạch, cách này có thể trị nấm móng rất hiệu quả.

11. Trị say tàu xe

Đây là phương thuốc thường thấy ở những người say xe “mãn tính”. Chỉ cần cầm theo quả quýt, lột vỏ, bóp cho ra tinh dầu và ngửi trên suốt lộ trình.

12. Trị cảm, phong hàn

Vỏ quýt tươi nấu với đường đỏ và gừng tươi cho sôi kỹ thành canh, rồi sử dụng đều đặn trong những ngày bị cảm cúm, phong hàn, ói hoặc ho có đờm, bạn sẽ thấy hiệu quả tốt.

13. Trị gàu

Nấu sôi vỏ cam quýt đã nghiền nát, đậy nắp hãm lại khoảng 30 phút rồi lược sạch, vắt lấy bã bỏ đi. Dùng nước hãm này bôi lên chân tóc khoảng 30 phút rồi gội đầu. Ngày 2-3 lần, hiện tượng gàu sẽ giảm, tóc bạn cũng khỏe đẹp hơn.

14. Trị khó tiêu

Đem ngâm vỏ quýt vào rượu để làm rượu vỏ quýt. Loại rượu này có thể giúp bổ tì vị, trị ói mửa kéo dài. Khi dùng kèm bữa ăn có nhiều đường hoặc chất béo, rượu vỏ quýt có thể hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả.

 

Bảo Tố tổng hợp.

NHỮNG THỰC PHẨM GÂY NGUY CƠ UNG THƯ CAO

Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất hiện nay và tỷ lệ mắc ung thư đang có chiều hướng gia tăng trong khi vẫn còn rất nhiều khó khăn trong điều trị. Để phòng tránh ung thư, không gì đáng tin tưởng hơn là một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý.

“Tất cả các thực phẩm đều gây ung thư” có thể bị cho rằng là một phát biểu hơi cường điệu. Tuy nhiên, hiện nay với sự đa dạng của các loại thực phẩm chế biến cũng như thực phẩm tưởng như an toàn nhưng trong quá trình nuôi trồng đã sử dụng quá nhiều chất có hại cho sức khỏe.

Ngày nay, người ta nhận thấy có một tỷ lệ gia tăng bệnh ung thư trên thế giới cũng như trong cộng đồng chúng ta sống. Đa số đều cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do môi trường và chế độ ăn. Yếu tố môi trường về ngắn hạn chúng ta không thể thay đổi được, tuy nhiên cái mà chúng ta có thể thay đổi là chế độ ăn.

Thực phẩm biến đổi gen

Trong bữa ăn không có chất sinh ung thư không có chỗ cho thực phẩm biến đổi gen. Thế nhưng hiện nay người ta đã biết đến thực phẩm biến đổi gen và sử dụng hóa chất để trồng. Chúng làm cho khối u tăng nhanh. Thực phẩmbiến đổi gen có khắp nơi, như thực phẩm được làm từ đậu nành, bắp hay canola truyền thống. Tuy nhiên bạn có thể chọn lựa bằng cách tìm trong nhãn bao bì có ghi là không phải thực phẩm biến đổi gen.

Thực phẩm biến đổi gen

Thịt qua xử lý

Hầu hết thịt qua xử lý như thịt cho bữa trưa, bacon, xúc xích, hot dog đều chứa chất bảo quản để chúng trông hấp dẫn và lúc nào cũng còn tươi rói. Cả hai loại muối dùng bảo quản như sodium nitrite và sodium nitrate đều làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư khác.

Thịt qua xử lý

Bắp rang, trước khi ăn phải để trong lò vi ba

Bắp rang bơ thường được bọc trong túi lót bằng hóa chất không những gây vô sinh, mà còn gây ung thư gan, ung thư tinh hoàn và ung thư tụy.

Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ (U.S. Environmental Protection Agency) thì chất perfluorooctanoic acid là chất có thể sinh ung thư. Vài nghiên cứu khác cũng khẳng định điều đó. Tương tự, chất diacetyl sử dụng trong bản thân hạt bắp cũng là chất gây ung thư.

Bắp rang bơ

Thức uống có gas

Giống như thịt đã qua chế biến, các loại thức uống có gas cũng gây ung thư. Có nhiều chất đường, hóa chất và chất màu. Soda làm acid hóa cơ thể và nuôi dưỡng tế bào ung thư. Chất màu giống caramel trong thức uống có gas và dẫn chất của nó 4-methyllimidazole cũng là chất gây ung thư.

Thức uống có gas

Thức uống giảm cân

Còn xấu hơn cả chất ngọt nhân tạo trong thức uống có gas. Những nghiên cứu gần đây của cơ quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (European Food Safety Authority) cho thấy aspartame làm một chất ngọt nhân tạo gây dị dạng thai nhi. Sucralose, saccharin và những chất đường nhân tạo khác cũng là những chất gây ung thư.

Thức uống giảm cân

Bột ngũ cốc qua tinh luyện

Dùng để làm nhiều loại thực phẩm, có chứa rất nhiều chất carbonhydrate (chất đường). Theo tạp chí Cancer Epidemiology, Mile Markers, and Prevention, tiêu thụ thường xuyên bột carbohydrate làm tăng 220 phần trăm ung thư vú ở phụ nữ. Và sự tăng thường xuyên lượng đường trong cơ thể cũng kích thích tế bào ung thư lớn và lan xa.

Bột ngũ cốc tinh luyện

Đường tinh luyện

Làm tăng insulin, kích thích sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Những thức uống giàu fructose như siro bắp giàu đường fructose (high-fructose corn syrup), một loại đường mà các tế bào ung thư có thể dễ dàng sử dụng để tăng sinh.

Các loại bánh quy, bánh ngọt, bánh kem, soda và nước ngũ cốc có nhiều chất này. Điều này giải thích vì sao ung thư gia tăng trong thời gian gần đây.

Nên dùng đường không tinh luyên có màu sậm

Trái cây “dơ”

Nhiều người nghĩ rằng ăn trái cây tươi thì hoàn toàn là thức ăn có lợi cho sức khỏe và không sinh ung thư. Điều đó đúng nếu như trái cây đó không có thuốc trừ sâu, một chất chính yếu gây ung thư.

Cá hồi nuôi

Cá hồi nuôi cũng là một loại thức ăn dễ sinh ung thư, theo bác sĩ David Carpenter giám đốc Institute for Health and the Environment, University of Albany. Theo đánh giá của ông thì cá hồi nuôi không những thiếu vitamin D, mà còn nhiễm với nhưng hóa chất sinh ung thư, PCBs (polychlorinated biphenyls), thuốc trừ sâu và kháng sinh.

Thịt cá hồi nuôi độc hơn cá hồi thiên nhiên

Các loại dầu hydro hóa

Chúng thường được dùng để bảo quản thực phẩm chế biến và giữ cho chúng thời gian sử dụng ổn định. Chúng làm thay đổi cấu trúc và tính linh hoạt của màng tế bào khắp cơ thể, có thể dẫn đến một loạt các bệnh như ung thư . Một số nhà sản xuất đang giảm dần việc sử dụng chúng và thay thế dần với dầu cọ và lựa chọn thay thế khác an toàn hơn, nhưng chất béo trans vẫn được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm chế biến.

Trên đây là những thực phẩm gây ung thư thường được sử dụng ở Phương Tây. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta cũng tương tự, thậm chí với tình trạng buông lỏng sự kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Vì vậy, mọi người nên tránh xa các thực phẩm có màu, sử dụng hóa chất của Trung Quốc, các loại thực phẩm qua chế biến như xúc xích. Hạn chế các món nướng hay chiên kỹ. Nên hạn chế các loại thức uống bắt mắt ngoài đường phố, ngọt vì chúng được sử dụng đường hóa học chất gây ngọt là chất gây ung thư kể trên.

Theo BS. Phan Văn Hoàng

www. suckhoedoisong.vn

9 TÁC DỤNG SẼ KHIẾN BẠN MUỐN ĂN NGÔ LUỘC NGAY

Ngô (bắp) là loại thực phẩm phổ biến, rẻ tiền mà ngon miệng. Không những thế, duy trì một chế độ ăn bao gồm ngô sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

1. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ không hòa tan trong ngô là chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). SCFA có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.

 

2. Tốt cho người bị tiểu đường

Chất xơ trong ngô giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường từ đó giúp hạ lượng đường trong máu. Do đó, nếu thường xuyên ăn ngô sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

3. Chống ung thư hiệu quả

Chị em phụ nữ ăn ngô hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ bị ung thư vú hiệu quả. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư. Không những thế, trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả.

4. Tốt cho phụ nữ mang thai

 

Trong ngô rất giàu folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật.

 Nếu bạn thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.

5. Giúp bổ não

Thiếu vitamin B1 sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ. Vitamin B1 có nhiều trong ngô giúp acetylcholine-một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ.

6. Tốt cho mắt

 

Trong bắp ngô chứa beta-carotenoid và folate, đây là hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Beta-carotenoid trong bắp ngô khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác. Vitamin A rất cần thiết cho để có một đôi mắt sáng đẹp.

7. Giảm tình trạng thiếu máu

 

Ngô ngọt chứa hàm lượng sắt phong phú có thể giúp ngăn chặn các vấn đề của bệnh thiếu máu. Nó giúp tăng mức độ hemoglobin ở mức bình thường trong cơ thể. Axit folic có mặt trong ngô ngọt cũng góp phần ngăn ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả.

8. Giúp bạn có làn da đẹp

 

Ngô được nhiều hãng dược phẩm trên thế giới sử dụng để chế tạo ra dược phẩm. Ăn ngô thường xuyên cực tốt cho làn da của bạn. Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng bạn cũng có thể lấy hạt ngô non tươi giã ra và xoa đều lên chỗ bị dị ứng, dần dần vết ngứa sẽ dịu và mất đi.

9. Bảo vệ tim mạch

Lượng vitamin B trong bắp giúp làm giảm homocysteine. Nếu homocysteine tăng cao có thể phá hủy các mao mạch, từ đó mà dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Theo Kiều Anh 

Megafun

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÊN TRÁNH XA DƯA CÀ MUỐI

Dưa muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Dưa cà muối vừa ngon miệng vừa có những tác dụng tốt cho cơ thể, tuy vậy bên cạnh đó cũng có những tác động gây hại. Có những đối tượng cần phải thực sự tránh xa món ăn này.

Những người tuyệt đối không ăn dưa, cà muối

Dưa, cà muối là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều hộ gia đình Việt Nam.

Cà muối, dưa muối có tác dụng kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu, bổ sung vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hoá như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum, cung cấp một lượng chất xơ lớn cho cơ thể, hạn chế một số bệnh do thiếu xơ gây ra như trĩ, táo bón, ung thư ruột kết…

Tuy nhiên, với một số người, cần tuyệt đối không nên ăn dưa, cà muối vì nó không có lợi cho sức khỏe.

Những người bị viêm dạ dày cấp không nên ăn dưa, cà muối

Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc dạ dày. Bệnh thường khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

Khi bị viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 – 400C, thường kèm theo viêm ruột, tiêu chảy…

Dưa, cà muối là loại thức ăn có độ acid cao dễ sinh hợp trong dạ dày, vì thế người bệnh cần tránh ăn.

Những người bị bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan không nên ăn dưa, cà muối

Dưa, cà muối thường có vị mặn. Người có bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan không nên ăn dưa, cà muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hóa cao, có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe.

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn dưa, cà muối

Nếu ăn dưa muối xổi, nitrit kết hợp với các gốc amin trong thịt, cá… để tạo thành nitrosamin, một trong những chất gây ung thư. Nếu bà bầu ăn nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.

Nếu quả cà, rau cải đã bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dụng cụ muối bị nhiễm bẩn, hoặc có dùng chất phụ gia chống thối (chống tạp khuẩn lên men thối) quá liều lượng quy định khi muối… thì khi đó món cà muối, dưa muối sẽ trở thành món ăn vô cùng độc hại, không chỉ phụ nữ mang thai mà mọi người cũng cần tránh ăn.\

Phương Vũ – theo Gia đình Việt Nam

Nguồn: http://soha.vn/song-khoe/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-an-dua-ca-muoi-20141203092918903.htm

9 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VIỆC ĂN HẾN

Hến là món ăn ưa thích của nhiều người. Ngoài việc là một nguyên liệu để chế biến các món rất ngon như canh hến, cơm hến, hến xúc bánh tráng… hến còn được coi là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Bồi dưỡng cơ thể

Hến có vị rất ngon, lại chứa protein, mỡ, đường, muối vô cơ, vitamin A, vitamin B2,  i ốt… Vì vậy, những người đang trong độ tuổi thanh xuân, phụ nữ thai nghén, người lao động khỏe mạnh đều nên ăn để bồi dưỡng cơ thể.

Hến hỗ trợ cường dương

Nghiên cứu khoa học đã cho thấy các cơ quan sinh dục yếu là do thiếu kẽm. Riêng với chất kẽm, không nên uống thuốc mà chỉ bổ sung bằng thức ăn. Hãy làm một đĩa hến luộc chấm mắm gừng hay hến xào thì là chẳng hạn, thịt hến có chứa rất nhiều kẽm nên làm mạnh tình dục hơn mà bạn khó ngờ tới.

Hến trị đái tháo đường

Hến rất thuận lợi trong thực đơn người bệnh đái đường vì nó thanh nhiệt, no lâu mà lại ít chất bột. Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà ăn quá nhiều. Bởi hến sống ở nước nên rất có khả năng hấp thụ thủy ngân, thuốc trừ sâu, và các chất thải công nghiệp khác.

Hến lợi tiểu

Thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, thanh nhiệt và giải độc. Bạn hãy thưởng thức bát canh chua hến nấu với me và xem tác dụng tuyệt vời của món ăn ngon này nhé.

Hến dưỡng âm, nhuận ngũ tạng

Hến tính nhuận ướt, có ích cho tân dịch, có khả năng nhuận dưỡng ngũ tạng. Hãy làm món ăn món ăn từ hến bằng cách nấu với cà rốt, khoai tây, và xuyên khung. Sự kết hợp bởi cà rốt, khoai tây- giàu chất tăng cường sức khỏe, xuyên khung- giúp tăng cường hoạt động máu và hến sẽ tăng cường trí lực, nâng cao sức khỏe, phòng trừ suy nhược thần kinh.

Dùng hến cho người bị bướu cổ

Hến có hàm lượng i- ốt cao, nên những người có bệnh bướu cổ do suy tuyến giáp thì rất nên dùng. Tuy nhiên, do thịt hến non mềm, lượng i- ốt lại dễ bị phân hủy nên cần nhớ không được luộc lâu.

Chữa lao phổi 

Người lao phổi hay bị sốt về chiều, đêm hay ra mồ hôi thì hãy dùng thịt hến hầm với sò biển để ăn.

Hến có thể hỗ trợ người có bệnh thiếu máu

Hến là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người bị thiếu máu.

Hến thích hợp với những người có bệnh tim mạch

Hến cũng ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo omega – 3 nên là món ăn tích cực cho những người có bệnh tim mạch.

theo Phụ nữ today

Những điều “cấm kỵ” khi ăn sầu riêng

Thông tin mới đây về một phụ nữ Thái Lan tên Chanthra Fuskul, 47 tuổi, ở tỉnh Chonburi tử vong sau khi ăn sầu riêng và uống rượu có độ cồn cao, đang khiến nhiều “tín đồ” của loại trái này lo lắng.

“Trái tình yêu” nhiều công dụng

Theo DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên khoa Y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM, sầu riêng là thực phẩm khôi phục sức khoẻ cho người ốm yếu, suy nhược. Trái sầu riêng có chứa nhiều đường và tinh bột (khoảng 34%), nhiều khoáng tố vi lượng như Ca, P, Fe, protid, lipid, caroten (vitamin A), sinh tố nhóm B, đặc biệt hàm lượng vitamin C và E rất cao (23 – 25%), lượng calorie là 144.

Nhờ vitamin E cao nên sầu riêng còn được xem có tác dụng gây hưng phấn tình dục. Tài liệu y học cổ truyền của các nước Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc… ghi nhận dược tính của sầu riêng: cơm trái có tác dụng trị giun sán, có chứa các hợp chất indol có tác dụng kìm khuẩn.

Vào những năm 1920, ở New York (Mỹ) xuất hiện một sản phẩm mang tên “Indian Durian”, chế biến từ cơm trái sầu riêng, chính nhờ lượng vitamin E cao trong sản phẩm này mà nó được xem như một loại thực phẩm chức năng cung cấp năng lượng, giúp sảng khoái, chống mệt mỏi và làm cơ thể cường tráng, hỗ trợ trị yếu sinh lý, tinh trùng và noãn kém phát triển, nữ dễ bị sẩy thai, hiếm muộn, vô sinh…

Sầu riêng cũng có “chống chỉ định”

“Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được sầu riêng. Phụ nữ có thai hoặc người có huyết áp cao không nên ăn sầu riêng. Những người tì vị yếu cũng không nên ăn nhiều vì dễ gây đầy tức bụng, khó tiêu. Do sầu riêng có nhiều đường nên dùng nhiều sẽ sinh nhiệt, nóng trong người gây nổi mụn, tiểu vàng; người bệnh đường trong máu cao cũng không nên ăn nhiều…”, DS Phụng cho biết.

Cũng theo DS Phụng, không nên ăn sầu riêng cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc bia rượu, bởi kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Rumphius công bố vào thế kỷ 18 cho thấy sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hoá và hơi thở xấu. Năm 1929, nhà khoa học J.D. Gimlette cũng cảnh báo không được dùng sầu riêng khi uống rượu brandy. Năm 1981, nhà khoa học J.R. Croft cũng trình bày trong một tài liệu thực vật học của ông ghi nhận sầu riêng làm cho con người ta có cảm giác “như sắp chết” nếu vừa ăn xong lại uống chất có cồn.

Theo báo cáo của đại học Tsukuba (Nhật), trong sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hoá trong tế bào không được chuyển hoá và từ đó gây độc cho cơ thể. “Hiện nay cũng có nhiều nguồn tin cho biết sầu riêng được bơm thuốc kích thích cho mau chín nên cũng cần cảnh giác khi ăn loại trái này. Nên mua sầu riêng ở những nơi bán có uy tín, đáp ứng được quy định an toàn vệ sinh thực phẩm”, DS Phụng lưu ý.

Vietbao.vn (Theo SGTT.vn )

Cách trị rụng tóc bằng GỪNG và TỎI

Rụng tóc là nỗi lo của nhiều người, nhất là những bạn trẻ. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc chữa rụng tóc từ đông y, tây y được áp dụng. Bên cạnh đó, một bài thuốc dân gian khá phổ biến và được cho là hiệu quả, đó là chữa rụng tóc bằng tỏi và gừng.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền bệnh viện Quân đội 108, thì bài thuốc từ gừng và tỏi đã được chứng minh công hiệu qua kinh nghiệm lâu đời. Để chữa rụng tóc từ gừng, tỏi, cách đơn giản nhất là giã nhuyễn gừng hoặc tỏi rồi bôi lên vùng tóc bị rụng. Cũng có thể thái lát rồi chà vào vùng đó.

Có thể chỉ dùng gừng, hoặc tỏi, có thể dùng phối hợp cả hai. Thông thường người ta dùng gừng nhiều hơn tỏi vì gừng có hiệu quả hơn.

Ngoài ra còn có cách dùng phối hợp gừng tỏi với những nguyên liệu khác, ví dụ: 100g gừng tươi + 100g trắc bá diệp + 50g ớt chỉ thiên, tất cả thái nhỏ rồi ngâm trong 800ml cồn 70 độ khoảng 15 ngày thì dùng được. Dùng bông gòn tẩm vào hỗn hợp này lấy nước bôi lên vùng đầu bị rụng tóc. Ngày 3 lần, 50 ngày là thấy hiệu quả.

Đối với tỏi, có thể kết hợp với mật ong như sau: 2 củ tỏi đem giã nhuyễn rồi trộn với 30g mật ong, dùng tăm bông quẹt hỗn hợp này bôi lên chỗ tóc rụng, ngày 2 lần.

Bài thuốc này chỉ là kinh nghiệm dân gian, chứ chưa có nghiên cứu khoa học hiện đại nào phân tích được lý do gừng và tỏi giúp kích thích tóc mọc. Tuy vậy cách này có thể áp dụng một cách hiệu nghiệm và an toàn nếu bạn không bị dị ứng gừng, tỏi.

Giản Thanh.

BÍ QUYẾT LUỘC GÀ NGON NGỌT BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN

Nồi cơm điện không chỉ dùng để nấu cơm, mà nó còn có thể dùng cho nhiều việc khác như hấp bánh, quay thịt, nấu xôi, luộc gà… Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách luộc gà bằng nồi cơm điện.

Nguyên liệu:

  • Gà ta: 1 con
  • Hành lá, gừng, hành củ
  • Muối hột

Cách nấu:
– Gà mua về làm sạch, dùng muối hột chà xát lên mình gà cho sạch. Rửa lại bằng nước, để ráo.

– Lấy mẩu gừng xắt nhỏ, đập dập. Hành lá rửa sạch. Nắm 2 thứ lại với nhau nhét vô trong bụng con gà.

– Cho nước vào nồi cơm điện, mực nước chừng 10cm. Bốc một nhúm muối cho vào chung. Nhấn nút nấu khoảng 3 phút thì cho tiếp vài mẩu gừng và hành lá vào, nấu tiếp.

– Nước nồi sôi, thì mới cho gà vào (nồi phải to vừa con gà), nước chưa ngập gà cũng không sao. Đậy nắp nấu tiếp chừng 10 phút, bật qua chế độ hâm và để khoảng 25 phút nữa.

– Chuẩn bị sẵn thau nước sạch có bỏ vài cục đá.

– Mở nắp nồi lấy tăm hoặc đũa đâm vô mình gà coi có chảy nước hồng không, nếu không có nước hồng là gà đã chín. Nhấc gà ra nhúng vào thau nước đá. Bước này để da gà được giòn. Nhúng tới khi cảm thấy phần da gà nguội thì lấy ra ngoài.

– Bây giờ chặt gà ra ăn được rồi.

BẢO TỐ

LÀM ĐẸP TOÀN THÂN CHỈ VỚI QUẢ CHANH

Bên cạnh tác dụng giải khát, bổ sung năng lượng cho cơ thể, chanh còn nhiều công dụng tuyệt vời khác, trong đó nổi bật là tác dụng làm đẹp.

Làm bóng tóc

Một trong những công dụng làm đẹp tốt nhất của chanh là dùng nước cốt chanh để làm bóng tóc.

Không cần đưa thêm hóa chất lên tóc, trước khi ra bãi biển hoặc nằm dài trước hiên nhà để phơi nắng, hãy thoa chút nước cốt chanh lên tóc. Bạn sẽ thấy mái tóc trở nên óng ả dưới ánh nắng mặt trời.

Làm móng chắc khỏe

Các loại hóa chất làm móng có thể khiến móng bị tổn thương lâu dài do móng bị yếu đi. Nhưng đừng lo, đã có chanh đây!

Hãy pha nước cốt chanh với dầu ăn (tốt nhất là dầu ô liu) và ngâm móng vào đó. Một điểm thưởng nữa: ngâm móng trong hỗn hợp dầu ăn/nước chanh này giúp giúp tẩy sạch những vết ố vàng trên móng.

Tẩy da chết ở môi

Nếu môi bạn cũng bị khô trong gió rét mùa đông như nhiều người thường bị, và không thể tìm được loại son dưỡng thích hợp, thì hãy thử bôi một chút nước cốt chanh lên môi trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau khi rửa mặt, các tế bào da chết và da khô sẽ bong ra.

Tẩy sạch chất nhờn

Nếu dầu gội khô không có tác dụng với bạn, và nếu bạn đang tìm một cách đơn giản và hợp túi tiền hơn để mái tóc hết bóng nhờn, thì nước cốt chanh chính là câu trả lời. Vì nước chanh là chất làm săn se tự nhiên, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt nước chanh lên miếng bông và dùng dung dịch này như một loại toner để tẩy sạch chất nhờn trên mặt.

Làm sáng da

Chanh cũng giàu vitamin C và a xít citric. Nước ép chanh không chỉ làm da mặt hết nhờn, mà nó còn có thể giúp da trắng sáng hơn khi dùng lâu dài.

Tuy nhiên bạn cần đảm bảo bôi kem chống nắng khi ra ngoài! Nước chanh có thể khiến da nhạy cảm hơn với tia cực tím.

Làm mờ các vết nám

Nước cốt chanh có thể giúp làm mờ các vết nám do tuổi tác, vết thâm và tàn nhang. Tại sao lại phải tốn cả đống tiền cho các loại kem chống nám khi bạn chỉ cần dùng ngay quả chanh trong nhà? Hãy bôi nước cốt chanh lên vết nám, để 15 phút và sau đó rửa sạch da.

Làm trắng răng

Hãy chuẩn bị một hỗn hợp khác: Lấy một chút bột nở, vắt vào đó ít nước chanh và trộn đều. Dùng tăm bông bôi hỗn hợp này lên răng. Để trong 2 phút rồi lấy bàn chải chải sạch răng.

Làm mềm mịn da khuỷu tay và đầu gối

Muốn vậy, hãy lấy nước chanh (cần một quả chanh cho mỗi bên), một hai thìa canh muối, một ít dầu ô liu. Trộn tất cả với nhau và bạn đã có một chế phẩm tẩy da chết toàn thân nhà làm. Tác dụng của nó khá là kỳ diệu!

Nếu trước đó bạn có sử dụng thuốc phun để da có màu nâu rám nắng, thì hỗn hợp này cũng có thể giúp tẩy sạch màu vàng nâu trên da.

Dưỡng ẩm sáng da

Với sản phẩm làm đẹp này, chúng ta sẽ cần thêm một thành phần nữa là nước dừa. Pha vài giọt nước dừa vào chén nước cốt chanh và bôi nó lên mặt và da. Nước dừa sẽ giúp giữ ẩm cho da trong khi nước chanh giúp làm sạch và sáng da.

Khử mùi

Bạn đã bao giờ đến nhà bạn chơi và quên mất lọ khử mùi của mình? Đã có một giải pháp dễ dàng cho vấn đề này – nằm ngay trong tủ lạnh và sẵn sàng cho bạn; một quả chanh! Đúng vậy, a xít citric trong chanh sẽ thực sự tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi hôi, khiến nó trở thành thứ “thuốc khử mùi khẩn cấp” hoàn hảo.

Trị mụn đầu đen

Chanh mà có thể giúp trị mụn ư? Đúng vậy. Tin tốt là vì chanh có đặc tính kháng khuẩn, nên nó có thể trị được những nốt mụn đầu đen đáng ghét. Lúc này thì bạn không cần pha nước cốt chanh với bất kỳ thứ gì khác: chỉ cần bôi nước chanh tươi vừa vắt lên mặt và để nó chữa trị cho làn da.

Cẩm Tú (Dân Trí)

Theo Breaty

BỊ ‘TÀO THÁO RƯỢT’, ĂN GÌ CHO MAU HẾT?

 Khi bạn bị tiêu chảy, tìm được thức ăn phù hợp, không làm nặng thêm bệnh là một vấn đề không đơn giản. Làm sao để khẩu phần ăn của bạn có thể làm cải thiện tình trạng khó chịu của dạ dày, đẩy lùi chứng tiêu chảy? Hãy chú ý đến những thực phẩm được đánh giá là an toàn và có ích cho bệnh tiêu chảy dưới đây.

 1. Chuối

Là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa, chuối được xem là thức ăn lý tưởng khi bao tử của bạn đang bất ổn. Hàm lượng kali dồi dào trong chuối giúp khôi phục các chất điện phân đã bị mất do bệnh tiêu chảy gây ra.

Trong chuối còn có nhiều chất pectin, loại chất xơ hòa tan có thể giúp hấp thu lượng chất lỏng trong ruột. Nhờ đó, các chất thải sẽ cô đặc trở lại. Quả chuối còn giàu chất inulin – cũng là một loại chất xơ hòa tan. Inulin còn là một prebiotic, giúp kích thích sự phát triển của những lợi khuẩn trong ruột nên rất cần thiết cho những ai đang bị tiêu chảy.

2. Cơm trắng và khoai tây nghiền

Do chứa ít chất xơ nên những thực phẩm cung cấp tinh bột này rất dễ tiêu hóa, làm gia tăng chỉ số GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm), giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không buộc hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều.

3. Sốt táo

Giống như chuối, táo sẽ bổ sung thêm nhiều pectin. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ quá cao trong táo tươi là một trở ngại lớn khi hệ tiêu hóa đang mệt mỏi. Do đó, những món ăn được chế biến từ táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn, cho phép bạn được hưởng lợi từ các chất pectin, đường cùng với nhiều dưỡng chất dồi dào khác có trong loại trái cây này.

4. Bánh mì trắng và bánh quy

Khi ruột hoạt động bình thường, bạn nên ăn nhiều những sản phẩm được chế biến từ các loại ngũ cốc thô. Tuy nhiên, khi đang bị tiêu chảy, bạn lại cần những thực phẩm đã được tinh chế như bánh mì làm từ bột mì trắng hay các loại bánh quy. Quá trình loại bỏ phần vỏ thô bên ngoài của ngũ cốc giúp những thực phẩm tinh chế trở nên dễ tiêu hóa. Hơn nữa, lượng muối có trong các loại bánh quy sẽ giúp phục hồi sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

5. Sữa chua

Hạn chế tiêu thụ những sản phẩm từ sữa luôn là lời khuyên thường gặp nhất từ các chuyên gia dinh dưỡng đối với những người đang bị tiêu chảy. Tuy nhiên, sữa chua lại là một ngoại lệ. Bạn nên chọn các loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống. Đây chính là các probiotic và sự hiện diện của chúng sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.

6. Gà luộc

Thịt gà luộc cung cấp một lượng protein dễ tiêu hóa, giúp bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi khi đang bị mất nhiều nước do tiêu chảy. Bơ và dầu mỡ rất khó tiêu, do đó, bạn chỉ nên ăn món gà luộc với phần thịt đã được lọc bỏ hết mỡ và da.

7. Quả việt quất

Tác dụng của quả việt quất đối với người bị tiêu chảy nằm ở lượng tanin dồi dào. Chúng hoạt động như một chất làm se, giúp làm co khít các tế bào, hạn chế viêm nhiễm và loại trừ tình trạng tiết dịch và chất nhầy. Trong quả việt quất còn có chứa chất anthocyanoside có công dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, trái cây này cũng là một nguồn cung cấp các chất chống ô-xy hóa và chất xơ hòa tan pectin.

Ở nước ta quả việt quất được bán ở các cửa hàng nhập khẩu rái cây hoặc chọn những sản phẩm được chế biến từ quả này có bán tại các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị.

8. Trà bạc hà

Uống một ly trà bạc hà nóng khi đang bị tiêu chảy không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ bụng mà còn giúp khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu. Bạc hà có tác dụng làm dịu những ảnh hưởng của tình trạng đầy hơi và hạn chế những cơn đau.

Khôi Nguyên (Theo About.com)

NHỮNG TÁC HẠI NGHIÊM TRỌNG KHI ĂN QUÁ NHIỀU CHUỐI

Cũng giống như các loại thực phẩm khác, chuối có thể trở thành một mối nguy với sức khỏe nếu dùng không đúng.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chuối là một trong những loại trái cây được tiêu thụ rộng rãi nhất trên hành tinh, đồng thời là một trong những loại siêu thực phẩm bổ dưỡng.

Nhà dinh dưỡng học San Diego, Mỹ tên là Laura Flore cho biết, chuối có rất nhiều chất chống ôxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngoài ra nó còn là một thực phẩm để tăng hàm lượng magiê, kali, viatmin C và vitamin B6.

Tuy nhiên có phải loại hoa quả này cũng sẽ gây hại cho sức khỏe con người nếu dùng không đúng.

Đối với bệnh nhân tim mạch, thường phải sử dụng một loại thuốc chẹn bê ta- làm cho hàm lượng kali trong máu tăng. Nếu bổ sung thêm các loại thực phẩm kali cao như chuối sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Chỉ nên ăn 2 quả chuối/ ngày.

Chuối còn có thể gây hại cho thận. Ăn quá nhiều kali có thể gây hại cho những người bị tổn thương thận. Bởi nếu thận không thể làm việc tốt để loại bỏ kali dư ​​thừa trong máu, nó có thể gây tử vong ở người bệnh.

Do đó cần ăn chuối ở mức độ vừa phải. Nhà dinh dưỡng học Flores cho biết, bệnh nhân bị đau đầu cần hạn chế ăn chuối bởi “các axit amin trong chuối làm giãn các mạch máu.” , chuối chín có chứa nhiều các axit amin hơn chuối xanh.

Ngoài ra một “tác hại” được tìm thấy trên chuối là nó có thể gây buồn ngủ khi ăn quá nhiều do có chất tryptophan. Magiê có nhiều trong chuối có tác dụng giãn các cơ bắp – nhưng nó lại trở thành phản tác dụng nếu đang mệt mỏi, lơ mơ.

Loại quả này có thể dẫn đến sâu răng bởi trong chuối có hàm lượng đường tương đối cao, nếu ăn không đúng lúc. Cần nhớ rằng chuối không có đủ chất béo hay protein để làm thực phẩm chính trong bữa ăn thậm chí là một bữa ăn nhẹ .

Ăn chuối trở nên nguy hiểm nếu bạn ăn quá nhiều. Bộ Nông nghiệp MỸ khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên ăn khoảng 2 quả chuối mỗi ngày, nếu nạp vào cơ thể hàng chục quả chuối sẽ gây ra tình trạng rối loạn vitamin và khoáng chất trong cơ thể.

Trung tâm y tế thuộc Trường đại học Maryland đã tiến hành nghiên cứu ngưỡng gây bệnh của chuối. Họ cho rằng nếu ăn khoảng 43 quả chuối trong một thời gian ngắn sẽ xuất hiện các triệu chứng của tăng kali máu.

Điều này để lại hậu quả làm cơ suy yếu, nhịp tim trở nên bất thường, thậm chí dẫn đến tình trạng tê liệt tạm thời.

Cơ quan chăm sóc sức khỏe của Anh (NIH) cho rằng cơ thể con người nếu tiêu thụ hơn 500mg vitamin B6 mỗi ngày có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh ở tay và chân.

Không có gì đáng lo bởi để đạt được lượng vitamin B6 ảnh hưởng đến sức khỏe, con người cần phải ăn hàng nghìn quả chuối.

theo Đất Việt/SKĐS

11 công dụng sẽ khiến bạn không vứt bỏ vỏ chuối

Chuối là một trong những loại quả được ăn nhiều nhất thế giới, và đồng thời vỏ chuối cũng là một trong những loại rác thải phố biến nhất. Nhiều người không biết chính thứ rác thải này lại có tác dụng rất tốt trong nhiều trường hợp

1. Trị mụn: Chà mặt trong của vỏ chuối vào chỗ bị mụn, đến khi mặt trong vỏ chuối chuyển sang màu nâu, sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm. Đây là một phương pháp trị mụn hữu hiệu.

2. Tưới cây: Vỏ chuối ngâm sẵn vào một lọ lớn chứa nước sẽ tạo ra một dung dịch tưới cây rất tốt. Bạn có thể hòa dung dịch này với nước theo tỉ lệ 1/5 để tưới cây.

3. Chăm sóc da: Cách làm tương tự như khi trị mụn có thể áp dụng để điều trị mụn cóc, bệnh vẩy nến, ngừa nếp nhăn hiệu quả, chữa lành vết côn trùng cắn, làm trắng răng

4. Chữa ngứa: Khi bị côn trùng cắn hoặc bị bệnh về da gây ngứa, hãy xoa vỏ chuối lên để giảm ngứa. Cách này cũng giúp trị các bệnh về da.

5. Làm giấm: Giấm làm từ vỏ chuối sẽ là loại gia vị tuyệt vời cho các món trộn (salad).

6. Làm mềm thịt: Khi chiên thịt, cho thêm vài lát vỏ chuối chín vào chảo để đảm bảo các lát thịt sẽ không bị khô cứng sau khi chiên.

7. Làm trắng răng: Đây là công dụng tuyệt vời mà nhiều người cho rằng vỏ chuối thậm chí còn làm tốt hơn kem đánh răng. Hãy chà nhẹ mặt trong của vỏ chuối vào răng khoảng 2 phút mỗi ngày. Hiệu quả sẽ đến sớm, chỉ sau 1 tuần.

8. Thu hút chim bướm: Hãy đặt vỏ chuối vào một nơi nào đó trong khu vườn, khu vườn của bạn sẽ thêm phần sinh động vì hương thơm của vỏ chuối rất thu hút các loài chim nhỏ và bướm.

9. Đánh bóng bạc và đồ da: Nếu không có thời gian cũng như phương tiện để đánh bóng đôi giày hoặc áo da, hãy chà mặt trong vỏ chuối vào đó rồi lau lại bằng vải mềm. Bạn cũng có thể nghiền vỏ chuối trong nước để tạo ra một hỗn hợp giúp đánh bóng các dụng cụ bằng bạc.

10. Phân bón hữu cơ: Vỏ chuối rất nhanh phân hủy, bạn dễ dàng dùng chúng để bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng hoa hay vườn rau.

11. Thức ăn gia súc: Vỏ chuối còn tươi hay đã khô đều có thể dùng làm thức ăn cho các loại gia súc như gà, heo, thỏ…

Long Le (theo Rodalenews)

10 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI ĂN ME

Me là loại quả hấp dẫn đối với nhiều người. Ngoài việc là món ăn vặt, me còn là một vị thuốc bổ với nhiều tác dụng quý.

pic1933

Ngừa táo bón (hàm lượng chất xơ 20%)

Có lẽ bạn không ngờ rằng me chứa lượng chất xơ cao nhất trong các loại hoa quả. Chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, làm nhuận trường, ngăn táo bón mà không gây tác dụng phụ nào.

Tốt cho hệ thần kinh (hàm lượng thiamin 29%)

Nếu thường bị tê bắp chân, mỏi chân, cảm giác bị kim châm ở gan bàn chân, chuột rút… thì có lẽ bạn đã thiếu thiamin, một loại vitamin B thiết yếu cho những hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh. Thiếu chất này, các màng myelin của dây thần kinh sẽ dễ dàng bị tổn thương, gây nên những triệu chứng kể trên. Và me là nguồn cung cấp thiamin dễ tìm nhất cho bạn.

Tăng cường miễn dịch (hàm lượng protein 6%)

Me là loại quả giàu protein. Protein trong me giúp tạo ra kháng thể chống virus, vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Điều hòa huyết áp (hàm lượng kali 18%)

Lượng kali trong me cao gấp đôi trong chuối, vì vậy nó kiểm soát huyết áp không thua gì chuối. Ăn me giúp kiểm soát những tác động của natri trong bạn, ngăn việc natri tăng cao làm tăng huyết áp.

 Ngăn thiếu máu (hàm lượng sắt 16%)

Trong me có hàm lượng sắt cao giúp ngăn chặn thiếu máu do thiếu sắt. Đây là loại quả hấp dẫn và thích hợp cho phụ nữ mang thai.

Kiểm soát cholesterol ( hàm lượng niacin 10%)

Niacin là một loại vitamin B quan trọng cho cơ thể với khả năng làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu.

Tăng năng lượng (hàm lượng riboflavin 9%)

Me ngọt là món ăn có hiệu quả tức thì khi bạn đang uể oải, mệt mỏi. Chất riboflavin giúp chuyển hóa carbonhydrate trong cơ thể thành năng lượng. Vì chức năng cung cấp năng lượng mà không gây béo, me có thể dùng trong giảm cân.

Tốt cho cơ chế đông máu (hàm lượng calcium 7%)

Calci trong me (với sự hỗ trợ của vitamin K) rất quan trọng trong việc đông máu. Nếu bạn gặp vấn đề về đông máu, ăn me là cách để đưa hoạt động đông máu trở lại ổn định.

Chắc răng khỏe nướu (hàm lượng vitamin C 6%)

Vitamin C trong me sẽ giúp bạn tránh việc chảy máu nướu, lung lay răng do thiếu vitamin C.

Giúp xương chắc khỏe (hàm lượng magnesium 23%)

Trong quả me có nhiều magie và kali tự nhiên, và ăn me là cách để bổ sung magie, kali – những chất giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

Tú Anh (tổng hợp)

11 BÍ QUYẾT HAY NGƯỜI LÀM BẾP NÀO CŨNG NÊN BIẾT

 Trong công việc nội trợ, ngoài việc chuẩn bị nguyên liệu, nêm nếm và thao tác chế biến, người nội trợ cần phải biết thêm nhiều mẹo vặt, bí quyết giúp xử lý tình huống cũng như giúp món ăn được ngon hơn. Sau đây là 11 bí quyết giành cho những vấn đề thường gặp:

1 * Cách Luộc Thịt Thật Trắng :

Khi luộc những loại thịt như lỗ tai heo, thịt ba rọi, giò heo v..v, Khi bắt soong nước lên luộc, phải chờ khi nào nước bắt đầu sôi, cho vào 1 muỗng súp giấm, sau đó mới bỏ thịt vào luộc. Khi luộc thịt chín, trút ra rổ, xả sơ qua nước lạnh, rồi bỏ thịt (đã xắt hay chưa xắt) trong 1 cái hộp nhựa có nắp đậy đến khi nào ăn thì xếp ra dĩa. thịt sẽ ko bị biến màu, và có màu trắng .

2 * Giữ Thịt Sau Khi Hầm Mềm Không Bị Thâm Đen Và Thấm Gia Vị

Khi nấu những món ăn chơi bằng nước như bún bò huế hay phở, khi thịt giò heo hay  thịt nạm chín phải vớt ra để hầm xương tiếp tục, thịt sau khi vớt ra phải ngâm vào thau nước pha muối (có độ mặn vừa), cho đến khi nào xương hầm mềm, sau khi nêm nếm soong nước lèo, tắt lửa thì vớt thịt ra khỏi thau nước và để thịt vào trong soong nước lèo, như vậy khi ăn, miếng thịt không bị đen mà còn thấm đầy đủ gia vị của nước lèo.

3 * Cách Luộc Rau Ngon

Để cho rau ko bị mềm nhủn và mất đi màu xanh, khi bắt soong nước lên bếp chờ nước sôi thật nhiều, rồi cho vào soong 1 muỗng súp muối khuấy cho tan đều trong nước sôi, rồi mới thả rau vào luộc, và nhớ đừng đậy nắp soong. Như vậy rau khi chín mà vẫn giữ được độ giòn và màu xanh của rau.

Nếu luộc rau muống thì đừng luộc lâu quá, chừng 7 phút thì vớt rau ra.

4 * Lột Củ Hành Không Bị Cay Mắt

Muốn cho hành ko xông hơi khi ta lột vỏ hay xắt củ hành, trước khi lột vỏ dùng dao cắt đi phần dưới gốc rễ, rồi lấy thoa nhẹ lên 2 bên màng tang, nhớ là thoa sơ thôi. Sau đó mới lột vỏ hay xắt củ hành sẽ không còn bị củ hành xông lên làm cay mắt nữa.

5* Cách Pha Nước Chanh Đường

Muốn có 1 ly nước chanh đường ngon thì nên nhớ trước tiên cho đường vào trước, sau đó bóp trái chanh cho mềm rồi mới cắt chanh ra vắt cho hết nước vào ly, rồi mới cho nước vào, khuấy  cho thật đều đến khi đường và chanh tan hết trong nước mới cho nước đá vào. Như vậy ly nước chanh sẽ có vị ngọt mà chua rất dịu và ko bị lạt lẽo. Nếu như bạn cho đường và cho nước vào sau đó mới vắt chanh thì ly nước chanh sẽ mất đi mùi vị ngon rất nhiều.

6* Cách Pha Cà Phê Ngon

Ở xứ người thông thường thì có máy pha cà phê sẳn, nên cà phê cũng kém đi phần nào mùi vị đậm đà như ở bên nhà, vì vậy nếu có dịp thì bạn kiếm mua 1 vài cái phin cà phê để pha, như vậy khi uống, bạn sẽ có cảm giác tìm lại được mùi vị cà phê ngày xưa, tuy nhiên pha cà phê phin không khéo thì cà phê cũng ko được ngon như ý ta muốn vì vậy muốn có được 1 ly cà phê phin ngon cần phải làm cách sau đây:
Cà phê cho vào phin, lấy phin chận lại cho thật chặt, nấu nước thật sôi thì chế vào chừng hai muỗng cà phê nước chỉ vừa đủ thấm ướt cà phê. 5 phút sau thì cho nước sôi vào phin (nhưng không chế quá đầy, ngang 2/3 phin là được). Như vậy bảo đảm bạn sẽ có ly cà phê đậm đà và ngon lành.

7 * Làm Sao Cho Món Ăn Hết Mặn

Đôi khi lỡ tay nêm nếm nhiều muối hay nước mắm thì món ăn sẽ bị mặn và mất ngon. Nếu cứ dùng đường mà chữa thì cũng không được, vì vậy, bạn nên lấy 1 củ khoai tây gọt sạch vỏ, rồi cắt thành khoanh tròn chừng 1 -2 khoanh mỏng cho vào soong đang nấu sôi, nấu sôi chừng 5 phút thì nhắc soong xuống vớt bỏ khoai tây. Như vậy món ăn của bạn sẽ không còn vị mặn nữa. Lúc đó thì bạn sẽ nêm nếm lại theo ý của mình.

8* Nấu Khổ Qua Không Đắng

Muốn cho khổ qua không đắng trước khi chiên, xào, nấu canh, nên cho khổ qua vào cái thau rồi dùng muối bóp thật dập rồi cho nước vào rửa cho sạch muối rồi mới nấu.

Còn nếu như khổ qua hầm với thịt sau khi cạy bỏ hột thì trước khi nhồi thịt, cho khổ qua luộc sơ qua trong nồi nước sôi có pha chút muối rồi vớt ra rửa sơ qua nước lạnh sau đó mới nhồi thịt vào hầm.

9* Bao Tử , Ruột Heo Ko Hôi

Có vài món ăn làm bằng ruột heo hay bao tử, nhất là mấy món nhậu, muốn làm cho bao tử, ruột heo hết mùi hôi, sau khi làm sạch, cho vào nước rửa cho thật sạch rồi cho 1 muỗng súp dầu đậu phộng chà lên trên phía trong  bao tử  và ruột heo. Rồi để đó cho thấm chừng 10 phút sau đó mới rửa lại bằng nước lạnh rồi mới đem nấu hay chế biến món ăn.

10 * Thịt Vịt không Bị Hôi Lông

Vịt mua về rửa sạch, trước khi ướp thì chà lên vịt gừng giã nhuyển với 1 muỗng cà phê muối để cho thấm 5 phút rồi đem rửa lại bằng nước lạnh cho sạch mùi gừng và muối, để ráo, lau khô, rồi mới ướp hay nấu. Bảo đảm sẽ không còn bị hôi lông nữa.

Gà cũng làm theo cách như vậy thì sau khi đem rửa sẽ đi hết tất cả lông măng mà khỏi cực khổ dùng nhíp để nhổ.

11* Xào Đậu đũa Không Bị Sượng

Lâu lâu thèm đậu đũa, mua về xào, mà đôi khi gặp phải đậu đũako được mềm thì thật là tiếc, vì vậy khi mua về, rửa sạch, bạn đừng nên dùng dao cắt cho đều, mà phải dùng tay ngắt thì khi xào, đậu sẽ được mềm và không bị sượng cho dù mua phải đậu già.

(ST)

Phương pháp uống nước đẩy lùi ung thư

Các nhà khoa học đã khẳng định, việc uống nước ngay sau khi bạn thức dậy rất có lợi cho sức khỏe.

Uống nước ngay khi thức dậy giúp điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh như: đau đầu, đau nhức cơ thể, viêm khớp, bệnh tim, bệnh động kinh, bệnh béo phì, bệnh lao, viêm màng não, bệnh thận, nôn, viêm dạ dày, tiểu đường, táo bón, bệnh tử cung, tai và bệnh cổ họng…

Phương pháp

Ngay khi thức dậy, trước khi làm bất cứ điều gì, bạn nên uống ngay một ly nước (khoảng gần 200 ml). Hãy nhớ rằng, nếu bạn không thể uống hết được lượng nước này ngay lúc đó, thì hãy bắt đầu từ từ và tăng dần lượng nước mỗi ngày.

Bạn đánh răng và vệ sinh cá nhân buổi sáng, nhưng hãy chờ sau 45 phút hãy ăn sáng như thường lệ và sau đó không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 2 giờ.

Kết quả

Theo các nghiên cứu đã chứng minh, nếu thực hiện theo đúng phương pháp trên, nhiều bệnh đã được đẩy lùi với những khoảng thời gian nhất định. Cao huyết áp 30 ngày, các vấn đề về dạ dày 10 ngày, tiểu đường 30 ngày, Táo bón 10 ngày, Ung thư 180 ngày.

Sử dụng phương pháp điều trị này không hề có tác dụng phụ, ngoài việc bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn vào những ngày đầu khi mới thực hiện. Bạn hãy nhớ rằng, nước uống, các hoạt động hàng ngày và giữ gìn sức khỏe là những cách đơn giản nhất để kéo dài cuộc sống khỏe mạnh.

Cách uống trà nóng của người Trung Quốc và Nhật Bản trong các bữa ăn thay vì nước lạnh rất khoa học. Bởi nước lạnh sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và cô đặc lượng dầu tiêu thụ và dẫn đến ung thư. Bạn cũng nên thử áp dụng phương pháp này để tăng cường sức khỏe của chính mình.

CÁCH ĂN RAU SỐNG AN TOÀN NÊN BIẾT ĐỂ ÁP DỤNG TRONG GIA ĐÌNH

(GDVN) – Rau sống được xem là thực phẩm ưa thích của người  Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để ăn rau sống an toàn thì không phải ai cũng biết.

Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì loại này với đa dạng các thứ rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng.

Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Những ẩn họa khi dùng rau sống

Các loại rau sống có tàn lưu các loại thuốc trừ sâu cùng các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa chó mèo, sán lá gan… đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người, gây các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường tiêu hóa; giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng gây thiếu máu, thiếu vitamin A, B, C… làm người nhiễm bị suy nhược cơ thể.

Trứng giun đũa chó hay méo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài.

Ở thể năng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nêu không phát hiện kịp thời.

Biện pháp hạn chế những tác hại

– Khi dùng rau sống, để hạn chế “bệnh từ miệng vào” thì phải đặc biệt lưu ý khi lựa chọn các loại rau cải xanh, chọn lựa rau an toàn tại các cửa hàng rau sạch có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng ngoài ra việc rửa rau cải cũng là một vấn đề cũng hết sức quan trọng.

– Trước khi chế biến các món rau cải sống phải rửa tay thật sạch, rửa rau kỹ bằng nước sục ozon hoặc rửa nhiều lần bằng nước thường có hỗ trợ thêm với nước rửa rau chuyên dùng, rửa dưới vòi nước chảy mạnh sẽ hạn chế được vi khuẩn và hóa chất…, gọt vỏ trước khi ăn…

– Phân loại và để riêng các loại rau cải dùng để ăn sống với các loại thực phẩm khác; rau cải và thịt cá cần để riêng khi rửa để tránh nhiễm các loại vi khuẩn giữa chúng. Món gỏi rau cần cho thêm vào dấm, tỏi và các gia vị cay; một mặt làm tăng khẩu vị, mặt khác có tác dụng sát khuẩn cao.

– Nếu có điều kiện có thể trồng xen rau sạch trong vườn, trong những chậu đất quanh nhà để bổ sung nguồn rau an toàn cho gia đình và hơn nữa giảm được chi tiêu.

– Phương thức ăn rau sống, ngoài món salad ra thì chúng ta có thể ép thành nước sinh tố tươi ngon hoặc các món gỏi.

– Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh.

Qua một số thí nghiệm cho thấy, trong môi trường nước muối loãng, thuốc tím không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, lượng hoá chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.

 
Theo Liễu Phạm, GDVN (http://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/Chuyen-gia-Dinh-duong/Cach-an-rau-song-an-toan-co-the-ban-chua-biet-post124867.gd)

THẬN TRỌNG VỚI 15 LOẠI QUẢ “ĂN NHIỀU NỔI MỤN”

– Trong hoa quả có rất nhiều sinh tố, chất xơ, glucô, các vi chất dinh dưỡng… tuy vậy những chất này không phải luôn luôn tốt cho sức khỏe. Nêu bạn sử dụng nhiều, chúng sẽ gây nóng trong người, và mang lại cho da bạn những hạt mụn…

1. Quả nhãn

Đây là loại trái cây ưa thích của nhiều người vì nó dễ dùng, ngon, ngọt, thơm… Tuy nhiên, loại quả này là nguồn cơn gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn vì khi ăn vào, cơ thể sẽ nóng, gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới chảy máu, đau bụng …

2. Quả mận

Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali… có tác dụng giải độc. Tuy nhiên, lạm dụng loại quả này, ăn quá nhiều cũng làm nóng trong người vì quả mận có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé

3. Quả vải

Là loại quả có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

4. Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng, không tốt với người hay bị ho, mẫn cảm, hay bị dị ứng. Vì thế, không nên ăn quá nhiều đào và khi ăn nên gọt vỏ để tránh ăn phải lông đào.

5. Quả na

Na mùi rất thơm, vị ngọt lịm, được nhiều người ưa thích vì dễ ăn. Tuy nhiên, quả na được coi là một trong số các loại quả gây nóng nhất cho cơ thể và chỉ cần ăn vài quả là có thể đã làm nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn trên mặt.

6. Quả ổi

Loại trái cây này cực nhiều vitamin C, dễ ăn, rất gần gũi với người dân Việt Nam. Loại quả này là một trong những món khoái khẩu của nhiều người, thậm chí lúc “nghén”, không ít phụ nữ nghiền ổi. Ổi cũng có thể ăn được bất kể lúc xanh, ương ương hay chín. Mặc dù vậy, quả ổi cũng là khắc tinh đối với sức khỏe nhiều người đặc biệt là với những người hay táo bón, nên tránh.

7. Vú sữa

Loại quả này thông dụng ở miền Nam hơn ở miền Bắc nhưng vì thơm ngon, dễ sử dụng nên người dân dù là ở miền nào cũng rất thích dùng. Thế nhưng, loại quả này khi thời tiết nóng nực, oi bức không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng. Khi ăn vú sữa nhớ tránh xa phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ bị táo bón do có chứa nhiều nhựa chát.

8. Quả xoài

Theo Đông y Cổ truyền Việt Nam, xoài không phải có tính nóng như mọi người vẫn nói mà nó có tính tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài chín mọng ngọt ngào, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy… Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì có công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn với nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Vì vậy, mùa nắng nóng ăn xoài xanh sẽ phòng từ xa cảm cúm.

9. Quả táo

Nước táo có thể chống tiêu chảy, và chống táo bón nếu uống khi đói. Nếu uống sau bữa ăn, nước táo ép rất tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim, thận. Những người mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên ăn táo.

10. Quả lê

Loại trái cây này Việt Nam hầu như không có mà toàn nhập khẩu từ nước ngoài về, đặc biệt là của Trung Quốc. Trái lê có tác dụng chữa chứng ho, nhiệt, viêm họng. Những người thường xuyên lạnh bụng, những người bị tiểu đường không nên ăn.

11. Trái hồng

Trái hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp, nhuận phổi. Nhưng vì hồng có rất nhiều nhựa nên không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức thượng vị, khó tiêu. Những người bị chứng táo bón, bụng đói không nên ăn hồng. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không nên ăn hồng bởi hai thứ này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày.

12. Quả Lựu

Là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Lựu có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị chứng viêm họng, tiêu chảy, sa trực tràng. Các chuyên gia nói rằng lựu sẽ không tốt cho răng vì vậy không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt những người thể chất yếu cũng không nên ăn lựu.

13. Quả hạt dẻ

Hạt dẻ chứa nhiều chất bột, protein và nhiều loại vitamin có lợi cho gan và thận, điều chỉnh chức năng của dạ dày. Các chuyên gia khuyên những người mắc bệnh về thận nên thường xuyên ăn hạt dẻ. Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa nên không nên ăn quá nhiều trong một lần.

14. Quả mít

Mùa hè đã nóng lại còn có trái mít, một loại trái cây gây ra nóng, mụn nhọt tức thì cho sức khỏe nếu sử dụng. Tuy nhiên, trái mít thơm lừng, múi vàng mọng ngọt sẽ khiến nhiều người không cưỡng lại được. Vì thế, dù có muốn ăn thế nào, cũng nên dùng mít hợp lý, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục. Nên hạn chế ăn nhất là lúc tiết trời oi bức.

15. Sầu riêng, chôm chôm

Hai loại trái cây này cũng được liệt vào danh sách trái cây có tính nóng và thông thường chúng thịnh hành ở phía Nam. Những loại trái cây này sẽ “tiếp lửa” cho cơ thể bạn và khi dùng nó chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn vài quả và ăn không thường xuyên chắc chắn cũng không đến mức nguy hại cho sức khỏe.

Theo P.Thùy (http://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/Chuyen-gia-Dinh-duong/15-loai-trai-cay-cang-an-nhieu-cang-de-noi-mun-post123087.gd)

NẾU BẠN BỊ ĐAU LƯNG, HÃY THÊM VÀO BỮA ĂN NHỮNG THỰC PHẨM NÀY

Đau lưng là triệu chứng phổ biến ở nhiều người lớn tuổi cũng như người ít vận động, hoặc vận động quá mức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, và nếu đau lưng thông thường do xương khớp, thì bạn có thể khỏi đau sau vài ngày. Để có thể phòng tránh và đẩy lùi cơn đau lưng nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm có tác dụng chống đau, chống viêm cũng như bồi bổ cơ thể – những đặc tính thích hợp để điều trị đau lưng.

Sau đây là những thực phẩm nên đưa vào bữa ăn nếu bạn bị đau lưng:

 

Cá có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm. Đau lưng là một hình thức viêm nội bộ, thêm cá trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm mức độ đau đớn do những cơn đau lưng gây nên. Omega-3 ở mức độ cao giúp giảm đáng kể tình trạng viêm gây ra cơn đau lưng. Nếu bạn không thể ăn nhiều cá thì cần bổ sung omega-3 từ các loại dầu cá. Tuy nhiên bổ sung dầu cá cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Rau quả

Hầu hết các loại trái cây và rau quả là ít calo và nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp duy trì trọng lượng của cơ thể một cách dễ dàng hơn, giúp giảm cân ở những người béo phì. Việc duy trì một trọng lượng vừa phải sẽ giảm áp lực tác dụng lên các vùng xương khớp, xương cột sống. Do đó nó sẽ có tác dụng giảm bớt các cơn đau. Bên cạnh đó một số loại trái cây và rau có thêm đặc tính chống đau rất tốt như: anh đào, nam việt quất, nho đỏ, trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C. Những loại trái cây này giúp trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm các cơn đau lưng.

Gia vị

Trong bữa ăn hàng ngày, một số loại gia vị mà thành phần của nó giúp giảm đau như: củ nghệ, củ gừng có tác dụng giảm sức, bảo vệ các khớp xương.

Các loại hạt

Vừng đen: Vừng đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt. Trong dân gian thường dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.

Hạt sen: Trong đông y, hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.

Hạt dẻ: Hạt dẻ có công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng gối. Để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10 hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.

Để tránh và ngăn ngừa đau lưng, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng.

Như vậy thay đổi chế độ ăn uống cũng là một cách điều trị bệnh hiểu quả. Việc ăn những thực phẩm nhất định có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm nhiễm, chế độ ăn uống khỏe mạnh kết hợp với các hình thức điều trị khác như tập thể dục nhẹ nhàng và kéo dài, thư giãn, và dùng thuốc sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh đau lưng.

Theo Nhịp cầu sức khỏe