Cách NHẬN BIẾT THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN

Tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm tiêm hóa chất đang trở thành một vấn đề đáng ngại đối với nhiều người. Người nội trợ ngày nay càng cần phải trang bị cho mình nhiều kiến thức hơn để thẩm định chất lượng của những nguyên liệu cho bữa ăn hàng ngày.

Mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng và của toàn xã hội. Các loại thực phẩm thiết yếu không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người về trước mắt cũng như lâu dài.

Trên thị trường hiện nay tràn ngập các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn: Từ các loại rau quả tồn dư quá nhiều hóa chất độc hại đến các loại thịt, cá tồn dư chất kháng sinh và các chất tăng trọng mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi.

Bằng trải nghiệm thực tế, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết bằng cảm quan những loại thực phẩm thông thường tồn dư các hóa chất độc hại.

– Đối với thịt lợn: Khi nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa chất corticoid sẽ gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang.

Khi nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng

– Đối với các loại rau ăn lá (rau muống, bắp cải, xà lách, mồng tơi…): Khi thấy lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại; đây là những loại rau mà người trồng đã bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh nhưng không đảm bảo thời gian cách ly. Đối với những loại rau này, trong thành phần có chứa nhiều đạm nitorat (NO3) và các hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người.

– Giá đỗ đậu xanh: Nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ (điển hình trong các loại hóa chất độc hại này là thuốc SHS có nguồn gốc từ Trung Quốc). Những loại giá đỗ này, mặc dù chứa nhiều hóa chất độc hại nhưng lại rất hấp dẫn người tiêu dùng.

Nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ

– Một số loài quả (như cam, quýt, táo, lê, mận, đào…): Khi nhìn thấy bề mặt quả bóng, bảo quản được lâu không bị thối hỏng; đây chính là các loại quả mà thương lái đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản.

Riêng đối với quả mít và sầu riêng…: Khi quả chín nhưng múi lại không có vị thơm đặc trưng; đây là những quả đã được các thương lái thu mua khi còn xanh và đã dùng hóa chất kích thích để tiêm cho nhanh chín.

– Đối với miến, bún, bánh phở…: Khi nhìn các loại thực phẩm này có mầu trong hơn bình thường là do người sản xuất đã dùng một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Nếu miến, bún, bánh phở để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi, thiu là do người sản xuất đã cho thêm chất bảo quản (chủ yếu là foocmol) khi chế biến. Khi ăn phải những loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dầy và thực quản.

– Các loại cá: Khi nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu. Những loại cá này khi chế biến sẽ bị teo tóp, cá thường có vị tanh hơn bình thường và thịt có vị “nhạt”.

Khi nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu

Trên đây là những kinh nghiệm nhận biết bằng cảm quan một số thực phẩm thông thường tồn dư hóa chất độc hại nhằm giúp người tiêu dùng khi chọn lựa. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin các loại thực phẩm khác vào các số tiếp theo.

Theo KS. Phạm Văn Phú (Dân Việt)

Hiểm họa khi dùng giấy vệ sinh lau miệng

Hiện nay, một số quán ăn vẫn dùng các giấy cuộn vệ sinh làm giấy ăn cho thực khách. Ngay cả nhiều gia đình cũng dùng giấy vệ sinh để lau miệng vì rẻ.

Giấy vệ sinh hay còn gọi là giấy cuộn vốn được sản xuất để dùng trong các toilet. Thế nhưng hiện nay, phần lớn các quán ăn đều sử dụng chúng cho thực khách chùi miệng, lau đũa… vì họ cho rằng giấy ăn và giấy vệ sinh đều có quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng tương tự nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác nhau.

Theo một chuyên gia của Công ty TNHH một thành viên Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo, giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng khác nhau. Giấy ăn được quy định sản xuất sử dụng nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, trúc, các loại cỏ… Còn giấy vệ sinh có thể có giấy nguyên thủy nhưng không nhiều. Thay vào đó, họ sử dụng giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, giấy photo, sách báo cũ….

Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.

Có thể nhiễm bệnh khi dùng giấy vệ sinh lau miệng

Về tác hại của loại giấy vệ sinh kém chất lượng, theo BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP HCM) cho biết, việc dùng giấy vệ sinh làm giấy lau miệng vô cùng nguy hại. Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli… Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.

Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi. Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng. Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), việc dùng giấy vệ sinh lau miệng có thể bị dính mủn giấy, bị ảnh hưởng hóa chất tẩy trắng và tăng trắng…

Đáng lo hơn là nhiều cơ sở lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người gây hại sức khỏe. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Các chuyên gia cảnh báo, để hạn chế bệnh tật từ giấy vệ sinh, người dân nên bỏ thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau miệng, đồ dùng ăn uống. Cũng không nên ham rẻ mà mua những loại giấy ăn, vệ sinh không rõ xuất xứ.

Đối với hai loại giấy ăn và giấy vệ sinh, mọi người có thể phân biệt qua quan sát. Giấy ăn thường mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, không có vết đen hay bẩn phía trên, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách. Còn giấy vệ sinh khi vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn…

Hà My (Gia đình & Xã hội)

Ăn gì để tránh rụng tóc?

Rụng tóc được coi là hiện tượng sinh lý tự nhiên của mỗi người nếu nó ở mức độ vừa phải, tuy vậy có những trường hợp rụng tóc quá dày đặc, thường xuyên, ảnh hưởng đến tinh thần, thẩm mỹ thì lúc đó ta cần phải quan tâm đến việc chữa trị. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải thiện tình trạng rụng tóc.

1. Cá, trứng, và đậu

Protein là thành phần chính cấu tạo tóc, vì vậy ăn những thực phẩm giàu protein sẽ giúp bảo dưỡng mái tóc bạn thêm mạnh khỏe.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt mỗi ngày không phải là một phương pháp tốt. Cá, trứng, sữa, các loại đậu là những loại thực phẩm giàu protein mà lại ít các chất béo gây hại cho cơ thể, rất tốt cho mái tóc bạn.

2. Nho khô

Chất sắt là thành phần chính sản xuất nên hemoglobin, một thành phần trong máu có nhiệm vụ mang oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Khi lượng hemoglobin trong cơ thể ở tình trạng tốt, oxygen sẽ được phân tán đều khắp cơ thể – kể cả da đầu bạn – và có tác dụng kích thích tóc mọc tốt. Trái cây khô, ngọt (như nho khô) hay trái sơ ri khô đều chứa nhiều chất sắt. Những trái cây khác chứa vitamin C giúp tăng cường sự hấp thu chất sắt như cam, dâu và chanh cũng giúp ngăn chặn tình trạng rụng tóc hiệu quả.

3. Silica

Nếu bạn mong muốn ngăn chặn tóc rụng và mau mọc lại tóc thì thực phẩm chứa silica (silic điôxýt) cần có trong bản thực đơn của bạn. Cơ thể cần silica để giúp hấp thụ vitamin và chất khoáng, nếu không có silica thì vitamin vào cơ thể bạn sẽ kém hiệu quả. Silica được tìm thấy ở các loại đậu, vỏ dưa leo, tiêu xanh và khoai tây.

4. Hải sản các loại

Nhiều người rụng tóc vì thiếu chất kẽm trong cơ thể. Kẽm đóng vai trò chính trong rất nhiều chức năng, kể cả việc tạo các tế bào để cân bằng hormone, có ảnh hưởng quan trọng đến nang tóc. Khi cơ thể thiếu kẽm, các nang tóc trở nên yếu, giòn, dễ gãy. Thịt bò, hàu, nghêu, sò, ốc, hến là các loại thực phẩm cung cấp dồi dào kẽm cho cơ thể, giúp nang tóc khỏe mạnh, chắc chắn.

5. Giá, dưa chuột và khoai tây

Chất silic điôxýt trong thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng giúp ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc phát triển chắc khỏe hơn. Hợp chất này có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ vitamin và khoáng chất tốt hơn. Để bổ sung chất silic điôxýt, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm như giá, dưa chuột, khoai tây.

Theo Phụ Nữ Online

Những cách giải rượu tự nhiên dễ dàng

Hiện nay đã có một số loại thuốc giúp giải rượu bia nhanh chóng, tuy vậy cách tốt nhất cho mọi người vẫn là dùng những phương thức tự nhiên. Sau đây là danh sách một số nguyên liệu giúp giải rượu bia mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.

Nhấm chút trà gừng, uống nước dừa, ăn chuối, tắm nhanh nước nóng… đều có thể giúp bạn giảm đau đầu, mệt mỏi, khó chịu do uống quá chén. 

Bạn uống quá chén hôm trước? Bạn có thể hồi phục nhanh chóng với những cách giải rượu tự nhiên dưới đây, hầu hết trong số này bạn đều có thể dễ dàng thực hiện.

Nạp vitamin B

Rượu làm mất hết vitamin B trong toàn hệ thống cơ thể bạn và điều này khiến bạn cảm thấy mệt hơn vào ngày hôm sau. Uống vitamin B tổng hợp liều 50g trước khi bạn bắt đầu uống rượu và một liều trong lúc bạn uống rượu có thể giúp giảm đáng kể cảm giác mệt mỏi, đau đầu vào sáng hôm sau.

Ủ chút trà gừng để làm dịu dạ dày

Gừng là một trong những phương thuốc tốt nhất để làm dịu dạ dày đang trộn trạo – cảm giác hay gặp khi say rượu. Trà gừng ngọt với nhiều mật ong, chứa đường frutoza sẽ giúp cho sự chuyển hóa của cơ thể bạn và đốt hết lượng cồn còn lại trong cơ thể. Uống trà gừng dạng bột, cắt lát tươi hay nhai lát gừng đều hiệu quả.

Nuốt vài ngụm nước dừa

Nạp lại lượng nước đã mất là một trong những cách nhanh nhất để cảm thấy khỏe hơn sau một đêm quá chén và một cốc nước chứa chất điện giải tươi mát là lựa chọn hàng đầu. Nước dừa có sức mạnh hơn hẳn hầu hết các loại nước tăng lực khác và chứa nhiều kali hơn chuối. Nó thậm chí còn giúp làm dạ dày dễ chịu hơn. Nếu bạn không có nước dừa, có thể bổ sung thêm nước có chứa chất điện giải hay chỉ cần nước lọc cũng tốt.

Đổ mồ hôi

Cách đơn giản nhất để vượt qua cảm giác mệt mỏi do say xỉn là tống hết lượng cồn và các chất độc ra khỏi cơ thể bạn. Bạn có  biết  rằng có tới 1/3 chất độc của cơ thể thoát qua da? Tắm nước nóng sẽ giúp cơ thể bạn thoát khỏi mùi khó chịu của bia rượu và cảm giác mệt mỏi. Nhưng cần thận trọng, đừng tắm quá lâu và nên uống một cốc nước lạnh hay nước lọc khi tắm để tránh mất nước quá nhiều. Có thể thêm chút muối vào nước tắm sẽ giúp thúc đẩy quá trình giải độc cơ thể. Ngoài việc tắm, tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp nhanh giải độc. Thực hiện vài động tác yoga hay đi bộ có thể giúp bạn phấn chấn hơn.

Ăn chuối

Lượng kali thấp sẽ khiến bạn cảm thấy yếu, mệt và có thể gây hiện tượng co và đau cơ (còn gọi là chuột rút). Chuối chứa nhiều kali sẽ giúp bạn thay thế lượng khoáng chất và chất điện giải cơ thể bị mất khi uống rượu. Nếu bạn không muốn ăn chuối nguyên quả, có thể xay sinh tố chuối với mật ong hoặc ăn kèm chuối với bánh sandwich, mật ong. Một cách chữa say rượu khác là chủ động ăn chuối trước khi uống rượu để nạp lượng kali cho cơ thể.

Uống chút nước cà chua

Nước ép cà chua rất giàu vitamin, khoáng chất và enzym – những thứ bị mất sau một chầu chè chén. Nó cũng chứa đường frucoza – thứ giúp chuyển hóa cồn còn nằm trong cơ thể bạn.

Hỗ trợ gan với vitamin C và cây cúc gai

Cây cúc gai và vitamin C đều cực kỳ có lợi cho chức năng gan. Cây cúc gai chứa chất chống oxy hóa, được biết đến là có thể bảo vệ gan khỏi các chất độc, bao gồm ảnh hưởng từ rượu và thậm chí có thể giúp các tế bào gan tự tái tạo. Các nghiên cứu cho thấy uống bổ sung cây cúc gai 30 ngày có thể tăng chức năng gan. Với vitamin C: Rượu cũng loại bỏ vitamin C trong cơ thể bạn – đây là vitamin quan trọng để giảm gánh nặng liên quan đến cồn cho chức năng gan của bạn.

Dùng thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men chứa những vi khuẩn có lợi có thể giúp chiếc dạ dày của bạn dễ chịu hơn. Thực phẩm lên men có thể là súp Miso – giúp cung cấp lại lượng nước đã mất cho cơ thể với nước, muối và các chất dinh dưỡng khác bị mất đi thông qua tác động lợi tiểu của rượu. Các thực phẩm lên men khác được biết đến với khả năng giải rượu bao gồm dưa cải bắp, trà nấm thủy sâm kombachu, thức uống lên men từ trà xanh hay trà đen. Ăn các thực phẩm với nguồn probiotic tự nhiên có thể giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn trong đường ruột của bạn, vì vậy có thể ăn sữa chua nếu bạn thấy khó chịu trong dạ dày.

Nếu bạn cảm thấy thất vọng khi đã áp dụng các cách trên, thử lấy một mẩu chanh và chà nước chanh vào dưới mỗi nách. Nhiều người nói rằng cách này thực sự hiệu quả mặc dù hiện chưa có cơ sở khoa học nào giải thích điều này.

Vương Linh – VNexpress.net (theo Rd.com)

Nguồn: http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/nhung-cach-giai-ruou-tu-nhien-3146115.html

7 CÔNG DỤNG LÀM ĐẸP TUYỆT VỜI CỦA VỎ HOA QUẢ

Bạn thường nghe nói về tính chất bổ dưỡng của vỏ trái cây với sức khỏe? Thật ra bên cạnh những công dụng cho sức khỏe, vỏ trái cây còn có tác dụng trong việc làm đẹp rất hiệu quả.
 

– Khi măm măm những loại trái cây, bạn chớ vội gọt hoặc bóc lớp vỏ bên ngoài vứt đi nhé. Hãy tận dụng nó như một mỹ phẩm để làm đẹp cho làn da, đầu tóc và chân tay nào.

Thực tế, nếu là người quan tâm đến sức khỏe và lợi ích của các loại trái cây, bạn sẽ biết được ngay vỏ những trái cây bạn hay ăn rất giàu flavorsome và giàu vitamin cần thiết để duy trì làn da khỏe mạnh. Vì vậy, đừng vội lãng phí vứt vỏ trái cây đi bạn nhé. Ngược lại hãy sử dụng chúng để làm mặt nạ chăm sóc sắc đẹp của mình.

1. Vỏ chuối, bơ, chanh, cam làm mềm da

Lớp vỏ bên trong của vỏ chuối, bơ, chanh và vỏ cam có thể được sử dụng để làm mềm da. Đặc biệt chúng rất hiệu quả để điều trị cho những bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương như đầu gối, khuỷu tay, gót chân, nếp gấp cánh tay và điều trị nếp nhăn.

Theo đó, bạn hãy nhẹ nhàng chà xát các loại vỏ kể trên vào khu vực này xóa được làn da thô và da trở nên mềm mại hơn.

 2. Vỏ cam chữa khuôn mặt nhiều khuyết điểm

Vỏ cam rất hữu ích để làm sáng khuôn mặt có nhiều khuyết điểm. Bạn hãy chuẩn bị vài chiếc vỏ cam. Sau đó lấy tăm chích lên vỏ cam. Chuẩn bị một bát nước ấm và ngâm vỏ cam qua đêm.

Rửa mặt bằng nước cam này và để chúng tự khô. Vỏ cam có thể giúp loại bỏ các chất bẩn trên da và loại bỏ các tế bào da chết.

3. Vỏ cam và chanh dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết


 
Khi ăn chanh và cam, bạn hãy loại bỏ hai loại vỏ này. Sau đó, phơi khô chúng dưới ánh mặt trời.

Sau khi sấy khô vỏ cam và chanh, bạn hãy nghiền chúng thành hỗn hợp bột mịn và cho vào chai. Sau đó, bạn có thể sử dụng bột này để chăm sóc da như một loại kem dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết.

 
4. Vỏ dừa cho da khô và có vảy

Khi bạn ăn những trái dừa, đừng bỏ lớp vỏ dừa gần cùi dừa đi nhé. Ngược lại bạn cứ để lưu trữ chúng trong nhà vì nó rất hữu  ích để làm sáng da của bạn.

Để sử dụng nó, bạn hãy chà vỏ dừa lên da, đặc biệt là da khô và da có vảy nến. Co phép chúng lưu lại trên da trong 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước sạch.

 
5. Vỏ táo chống rụng tóc

Vỏ táo có chứa một số vitamin cơ bản làm tăng lưu thông máu đến da đầu. Hơn nữa, nó có thể giúp mái tóc phát triển hoàn hảo vì nó giàu Polyphenol, giúp chống lại các vấn đề rụng tóc.

Bạn có thể chà xát mái tóc của bạn với vỏ táo tây nghiền. Cho phép chúng lưu lại trên tóc khoảng 15-20 phút và sau đó gội sạch tóc với nước ấm.

 
6. Bã lá trà xanh để tẩy tế bào chết

Bạn có thường pha trà? Nếu thường xuyên pha, hãy đừng đổ bã chè xanh đi nhé vì bạn có thể tận dụng nó để sử dụng tẩy tế bào chết trên khuôn mặt.

Hoặc bạn có thể hãm chè trong nước nóng và để ngâm chúng qua đêm. Sau đó, áp dụng nó để làm tróc da chết trên mặt vào sáng hôm sau.

 
7. Vỏ cam chanh để làm sạch móng tay

mav148

Sau khi uống nước trái cây với cam vắt, chanh vắt, bạn không nên lãng phí vứt vỏ cam chanh đi mà dùng nửa vỏ chanh, chèn ngón tay của bạn vào đó. Di chuyển bàn tay của bạn như bạn đang rửa tay. Để yên trong 5 phút.

Sau đó, nâng các ngón tay và rửa sạch lại với nước. Bạn sẽ có đôi tay với những móng tay sạch sẽ.

Hải Yến
 
Theo Nguoiduatin

8 MẸO “CHỮA CHÁY” KHI LỠ NÊM NẾM QUÁ MẶN

Lỡ tay nêm món ăn quá mặn là chuyện những bà nội trợ mới vào nghề thường gặp phải. Khi gặp trường hợp này, trước khi rút ra kinh nghiệm nêm nếm cẩn thận, thì ta cũng nên thử một vài cách cứu mặn cho món ăn như dưới đây.

Trong quá trình chế biến món ăn sẽ không tránh khỏi những lúc gặp phải tính huống món ăn được nêm nếm quá mặn khiến hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món ăn giảm sút đi rất nhiều. Dưới đây là 8 mẹo đơn giản để bạn có thêm kỹ năng, kinh nghiệm để xử lý trong những tình huống như thế. Tuy nhiên, khi món ăn bị mặn, bạn cần bình tĩnh xem xét để lựa chọn phương pháp áp dụng sao cho phù hợp, không nên dùng nhiều phương pháp đối với một món ăn khiến món ăn mất đi mùi vị đặc trưng và độ thơm ngon.

Dùng nước để vị mặn được trung hòa

Đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước mà chẳng may bị mặn, bạn có thể cứu nguy món ăn bằng cách cho thêm vào món ăn một lượng nước vừa đủ để trung hòa vị mặn rồi nêm nếm thêm một vài gia vị cần thiết khác như bột ngọt, tiêu, ớt bột để món ăn vẫn đảm bảo thơm ngon, hấp dẫn nhé.

Dùng chanh tươi làm giảm vị mặn của món ăn

Chanh tươi là thực phẩm quen thuộc, sẵn có trong tủ lạnh của nhiều gia đình, do đó, khi món ăn của bạn chẳng may bị mặn, hãy sử dụng nước cốt chanh tươi cho vào một lượng vừa đủ từ 1/2 đến 1 thìa nhỏ sẽ phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm bớt vị mặn mà không làm ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của món ăn, nó đặc biệt thích hợp đối với những món canh, kho nhiều nước đấy nhé. Tuy nhiên, đối với những món ăn mà thành phần chế biến có sữa thì bạn không được dùng chanh để “giải cứu” đâu vì dưới tác dụng của chanh, sữa sẽ bị kết tủa ngay lập tức.

Dùng giấm gạo làm dịu đi vị mặn món ăn

Bạn cũng có thể thay thế chanh tươi bằng giấm gạo, chỉ cần một lượng nhỏ giấm gạo thôi cũng sẽ phát huy tác dụng trung hòa vị mặn của món ăn. Tuy nhiên khi nêm giấm bạn cần cẩn thận, nêm từ từ, vừa nêm vừa nếm lại vị món ăn đến khi nào thấy vừa miệng là được, không nên cho một lượng giấm quá nhiều vào cùng một lần sẽ khiến món ăn của bạn bị biến chất ngay.

Dùng sữa chua không đường giảm vị mặn những món ăn có sữa

Đối với những món ăn có thành phần từ sữa như phô mai, kem tươi, cà ri béo. Nếu chẳng may bị mặn, bạn có thể dùng sữa chua nguyên chất không đường để nêm nếm vào một lượng vừa đủ nhằm giúp vị mặn của món ăn được giảm bớt, dịu đi rất nhiều. Những lưu ý bạn nên dùng sữa chua không đường để phát huy tác dụng hiệu quả và không làm thay đổi mùi vị món ăn nhé.

Dùng khoai tây sống hút vị mặn món ăn

Khoai tây có tác dụng hút vị mặn món ăn rất hiệu quả. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể dùng khoai tây, gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng cho vào món ăn đã được nấu chín ít nhất là 15 phút trước khi thưởng thức món ăn, tốt nhất bạn nên ngâm khoai tây trong món ăn đến khi bạn dùng bữa mới vớt ra nhé, vị mặn món ăn sẽ lập tức biến mất theo từng lát khoai tây. Với phương pháp này bạn có thể áp dụng với món canh, món kho, món xào đều phù hợp.

Cà chua giúp vị mặn được trung hòa

Nếu không có chanh, sữa chua hay khoai tây, bạn cũng có thể sử dụng cà chua cắt lát dày cho vào món ăn và ngâm trong đó từ 15 đến 20 phút, vị chua tự nhiên của cà chua sẽ trung hòa vị mặn của món ăn, đến khi bắt đầu dùng bữa bạn mới vớt cà chua ra nhé. Tuy nhiên sử dụng cà chua sẽ không hiệu quả bằng những phương pháp trên vì chất chua của cà chua rất nhẹ dịu. Trường hợp không có những nguyên liệu trên bạn hãy sử dụng đến cà chua.

Mật ong giúp vị mặn của món ăn được dịu bớt

Mật ong thật sự phát huy tác dụng giảm vị mặn và tăng hương vị đậm đà cho món canh, món kho, món súp nhờ vị ngọt thơm tự nhiên, một thìa nhỏ mật ong sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề nan giải, món ăn sẽ giảm bớt vị mặn và thơm ngon hơn. Bạn cũng có thể dùng đường để thay thế nhưng với mật ong sẽ phát huy hiệu quả hơn rất nhiều.

Lòng trắng trứng giúp hút vị mặn của món ăn

Đối với những món canh, món súp có vị mặn, bạn hãy sử dụng lòng trắng trứng gà, trứng vịt còn nguyên, không bị đánh tan thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra, vị mặn của món ăn sẽ được hút đi rất nhiều, tùy theo lượng món ăn mà bạn sử dụng số lượng lòng trắng trứng sao cho phù hợp.


Mimi (ngoisao.net) 
tổng hợp

BÍ QUYẾT LUỘC VỊT NGON, MỀM, NGỌT, CHẮC

Thịt vịt không cần chế biến cầu kỳ, chỉ cần luộc lên thôi là ngon lắm rồi. Tuy vậy, làm sao để luộc vịt ngon, chín đều, mềm mà không dai, không bở là một vấn đề với những người nội trợ mới. Sau đây là một số mẹo, bí quyết giúp bạn có được món vịt luộc ngon.

– Điều kiện đầu tiên là phải chọn được con vịt ngon, không già. Tuy nhiên, cách luộc cũng rất quan trọng.

Khử mùi vịt

– Thịt vịt thường có mùi hôi vì thế trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn. Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.

Nấu vịt

– Bạn không cần phải ninh vịt thật lâu vì như vậy, thịt có mềm nhưng sẽ không ngon do chất ngọt đã thôi ra nước. Thay vì thế, hãy cho con vịt vào nồi khi nước đã sôi sùng sục (khác với thịt gà là cho vào nồi nước lạnh đun nóng dần, do da gà mềm, mỏng, rất dễ bị bục). Chỉ cần đun đến khi chín tới (dùng đũa xiên qua được mà nước đỏ không ứa ra nữa) là vớt ra chặt ăn luôn, thịt sẽ rất mềm (trong khi thịt gà không chặt khi nóng vì miếng thịt sẽ nát do mềm quá). Nếu chưa ăn thì chỉ tắt bếp chứ không vớt vịt ra.

Xử lý vịt già, dai

– Nếu bạn mua phải con vịt già, dai thì cũng có cách luộc làm nó mềm hơn. Đơn giản nhất là sau khi vịt chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt trong nồi cho đến khi nguội. Hoặc vài chục phút trước khi làm thịt vịt, bạn đổ vào miệng vịt một chén rượu. Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Một số khác lại cho vào nồi luộc vài con ốc hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.

 

(Nguồn: phununet)

12 KIỂU ĂN UỐNG CÓ HẠI CHO THẬN

Thận là cơ quan giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, tình trạng của một quả thận có thể quyết định phần lớn các vấn đề về sức lực và sức khỏe của mỗi người.
Ăn quá nhiều thực phẩm có đường sẽ thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

Theo Thehealthsite, thận có chức năng lọc tất cả máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần, song khả năng lọc của cơ quan này có xu hướng giảm khi độ tuổi của bạn tăng lên. Khi bạn đến tuổi 30, chức năng thận sẽ giảm 10% sau mỗi thập kỷ. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận trước khi quá muộn. Dưới đây là 13 thứ bạn tiêu thụ hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận.

1. Đường

Đường chứa đầy fructose, việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.

2. Nước ngọt có gas

Nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.

3. Màu thực phẩm

Bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.

4. Các thực phẩm giàu protein

Chế độ ăn uống giàu protein làm tăng gánh nặng cho thận vì có quan này phải tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn urê ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thận. Ngoài ra, nếu cơ thể đang bị chứng nhiễm ceton (thể ceton trong máu tăng quá mức cho phép) còn dẫn đến sự gia tăng bài tiết canxi, là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.

5. Muối

Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận.

6. Thuốc giảm đau

Nếu bạn có thói quen uống thuốc giảm đau mỗi khi bị đau nhẹ, sốt hoặc cảm lạnh, khi đó bạn đang làm hại cơ thể hơn là giúp đỡ nó. Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại cho các mô thận, giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.

7. Đồ ăn vặt

Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ máu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

8. Chất cồn

Tiêu thụ quá nhiều chất cồn, đặc biệt có nhiều trong rượu, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận. Ngoài ra, sự cân bằng điện giải và các kích thích tố ảnh hưởng đến chức năng thận của bạn cũng bị xáo trộn do tiêu thụ quá nhiều chất cồn.

9. Mất nước

Những ngày hè nóng bức và ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng mất nước, làm tăng nồng độ canxi trong cơ thể, dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy hãy duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể trong mùa này.

10. Thịt

Bạn sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần do chế độ ăn nhiều thịt (còn được gọi là chế độ ăn uống có độ axit cao). Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ các loại thịt và thay vào đó tăng cường các loại trái cây và rau quả để bảo vệ thận.

11. Nước xốt

Nước xốt là thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị món mì ống, pizza và phở. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây ra cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận. Vì vậy, hãy thay thế nước sốt bằng nhiều loại rau củ và gia vị để có được nhiều lợi ích sức khỏe.

12. Viên uống bổ sung vitamin C

Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới. Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận.

Thanh Hiền (VNexpress.net)

Nguồn: [ http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/13-loai-thuc-an-pho-bien-gay-hu-than-3161360.html ]

NHỮNG THỰC PHẨM BỔ MẮT NÊN ĂN HÀNG TUẦN

Không cần phải nói nhiều  về tính chất quan trọng của cơ quan được ví như “cửa sổ tâm hồn”. Để giữ được con mắt lành mạnh, sáng suốt, ngoài việc bảo vệ chúng với những thói quen đọc, nhìn hợp lý, chúng ta còn nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng.

Dưới đây xin giới thiệu một số loại thực phẩm có tác dụng tốt mà hằng ngày chúng ta vẫn thường gặp:

– Củ cà rốt: Cà rốt chứa nhiều beta carotene – một chất chống ôxy hóa giúp làm giảm nguy cơ gây bệnh đục thủy tinh thể.

– Ớt chuông, bông cải xanh, bắp cải nhỏ: Ba loại rau củ này chứa nhiều vitamin C, là chất chủ lực chống ôxy hóa giúp bảo vệ đôi mắt.

– Thịt đà điểu: Thịt đà điểu rất ngon và bổ dưỡng, có thể dùng thay thế các loại thịt hằng ngày như thịt bò, gà, gà tây, heo và cừu trong các món ăn ưa thích của bạn. Thịt đà điểu cung cấp nhiều chất đạm, sắt và kẽm – những thành phần chủ lực để duy trì đôi mắt luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, chất kẽm có trong võng mạc của mắt đóng vai trò như là chất xúc tác sinh học (enzyme) tốt cho mắt. Đối với bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, lượng kẽm trong võng mạc rất thấp, do đó ăn các thực phẩm giàu chất kẽm sẽ là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể.

– Thịt gà tây: Thịt gà tây cũng chứa nhiều chất kẽm và vitamin B – có chức năng đặc biệt chống lại bệnh đục nhân mắt. Thịt gà tây còn là nguyên liệu tuyệt vời có thể thay thế cho thịt bò chất lượng cao, cung cấp chất béo tốt cho cơ thể.

– Khoai lang củ: Đây là loại củ chứa nhiều chất beta carotene có trong màu vàng của nó. Khoai lang có thể được chế biến theo kiểu nướng, luộc hoặc nghiền rồi trộn với sữa ăn rất ngon và tốt cho đôi mắt.

– Rau chân vịt: Rau chân vịt cung cấp 4 thành phần dinh dưỡng bảo vệ mắt là vitamin C, beta carotene, một số lượng lớn lutein và zeaxanthin… Đây là những chất chống ôxy hóa được tìm thấy trong các mô của điểm vàng. Do hấp thu 40%-90% các ánh sáng xanh với cường độ mạnh nên những chất dinh dưỡng này hoạt động như màng bảo vệ đôi mắt của bạn.

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc ăn thực phẩm giàu chất lutein và zeaxanthin sẽ làm gia tăng mật độ sắc tố của tế bào có trong điểm vàng. Mật độ sắc tố của tế bào càng dày đặc thì càng bảo vệ cho võng mạc mắt tốt hơn, như vậy sẽ giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

– Thịt cá hồi và cá mòi: Thịt cá hồi và cá mòi chứa rất nhiều chất béo omega-3 tốt cho cơ thể cũng như đối với đôi mắt.

 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng thường xuyên thực phẩm giàu chất béo omega-3 sẽ giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mắt. Thịt cá hồi và cá mòi là một trong số các nguồn cung cấp dồi dào chất béo omega-3. Nên dùng từ 3-4 phần món thịt cá hồi và cá mòi trong mỗi tuần.

BS HOÀNG XUÂN ĐẠI (Người Lao Động)

Cách làm 17 loại nước chấm thông dụng

Trong ẩm thực Việt, nước chấm là một thành phần quan trọng và nhiều khi là thành phần quyết định độ ngon cho món ăn. Tùy theo từng món ăn cụ thể mà món nước chấm kèm có sự thay đổi về cách pha chế…

Cùng tham khảo công thức làm 17 loại nước chấm dành riêng cho 17 món ăn Việt nhé!

1. Nước chấm cho món bánh cuốn

+ 300ml nước sôi để nguội

+ 2 lạng rưỡi đường

+ 2 muỗng canh nước mắm nguyên chất

+ ớt tươi băm nhỏ

+ ít giấm gạo

Nếu muốn nước chấm ngọt hơn theo vị của người miền Nam, bạn có thể không dùng giấm chua. Thay vào đó bạn giảm lượng nước và tăng lượng đường trong công thức.

Nếu bạn ăn mặn hơn, có thể thêm nửa muỗng canh nước mắm, tương đương khoảng 30ml.

2. Nước chấm cho món chả giò

+ 200ml nước sôi để nguội

+ 2,5 muỗng canh đường cát trắng

+ 3,5 muỗng canh nước mắm nguyên chất

+ 3 muỗng canh giấm

+ 3 trái ớt đỏ, bỏ hạt và băm nhỏ

+ 1 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ

Để đơn giản và dễ nhớ hơn bạn có thể pha theo tỷ lệ: 1 nước mắm + 3 nước lọc + 2 đường + tỏi và ớt băm nhỏ.

Nước chấm này phải đặc và đậm mới đạt yêu cầu.

3. Nước giấm đường cho các món chua ngọt

+ 2 lạng rưỡi đường kính trắng

+ nửa lít giấm gạo

Cho đường vào giấm và đun nhỏ lửa hỗn hợp này khoảng 15 phút. Khi giấm nguội, cho vào chai thủy tinh và dùng dần cho các món chua ngọt trong bữa ăn hằng ngày như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt,…

4. Nước chấm cho món bún thịt nướng

Cách 1: Dùng nước giấm trên cho thêm nước mắm và nước đun sôi để nguội. Sau khi nêm nếm vừa ăn cho thêm tỏi băm, ớt băm và ít tiêu xay.

Cách 2: Bạn pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.

Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm.

5. Nước chấm cho món thịt xá xíu

+ 1/2 chén nước mắm

+ 1 muỗng canh đường

+ 5 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ

+ 5 trái ớt hiểm, bỏ hạt và băm nhỏ

Pha hỗn hợp theo tỉ lê trên, khuấy đều, sau đó cho tỏi ớt đã băm nhuyễn vào.

6. Nước sốt cho món gỏi cuốn

+ 1 củ hành tím phi vàng

+ 8 muỗng canh tương đen Hoisin (loại tương dùng để ăn phở)

+ 1 muỗng cà phê bơ đậu phộng hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn

+ 1 ít muối

Sau khi đã chuẩn bị các nguyên liệu với tỉ lệ như trên, bạn cho tất cả vào một bát vừa và trộn đều cho đến khi sánh, mịn.

7. Nước chấm đậu phộng cho món thịt bò satay

+ 300ml nước cốt dừa

+ 8 muỗng cà phê bơ lạc

+ Nửa củ hành tây băm nhỏ

+ 1 viên đường thốt nốt

+ Nửa muỗng cà phê ớt bột

+ 1 muỗng cà phê nước tương

+ một ít muối

Đem tất cả đun sôi trên ngọn lửa vừa. Tắt bếp, để nguội và sử dụng.

8. Nước mắm tỏi ớt cho các món

+ 3 muỗng canh nước

+ 3 muỗng canh đường

+ 2 muỗng canh nước mắm

+ tỏi và ớt băm nhỏ

+ 2 muỗng cà phê nước cốt chanh

Sau khi trộn chung các hỗn hợp trên lại, khuấy đều cho tỏi và ớt băm nhỏ vào.

9. Nước chấm cho món bánh bột lọc

Giã nát ớt và cho nước mắm vào cùng ít nước chanh. Nếu bạn không muốn nước chấm quá gắt vị nước mắm, bạn có thể thêm nước hoặc đường tùy ý.

10. Nước chấm cho món bánh bèo

Để có nước chấm ngon, bạn nên sử dụng ngay nước luộc tôm (tôm dùng làm ruốc) thay vì nước lọc.

+ 2 chén nước luộc tôm

+ 1 muỗng canh nước mắm

+ 1 ít muối

+ ½ muỗng canh đường

+ nước cốt chanh

+ tỏi và ớt băm nhỏ

Nếu không nhớ, bạn có thể áp dụng tỷ lệ: 1 nước mắm + 1 đường + 1/2 phần nước + 1/2 giấm gạo.

11. Nước chấm thịt vịt

+ 4,5 muỗng canh nước mắm

+ 5 muỗng canh đường

+ 1 muỗng canh gừng băm nhuyễn

+ 2 muỗng cà phê tỏi băm

+ 1 muỗng canh nước lọc

+ 1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh

Hòa tan lần lượt đường + nước + nước mắm. Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào và trộn đều.

12. Cách pha nước chấm bò bía

+ 1 chén tương đen Hoisin

+ 1/2 chén tương ớt

+ 1 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ

Trộn tương ớt và tương đen lại cho đều. Khi ăn rắc đậu phộng lên trên cùng.

13. Cách pha nước chấm ốc

+ 2 muỗng canh nước mắm ngon

+ 1 muỗng canh nước sôi để nguội

+ 1 muỗng cà phê nước cốt chanh

+ 2 muỗng canh đường

+ ½ chén gừng giã nhuyễn

+ ớt băm, tỏi băm

Hòa tan đường với nước trước khi cho nước mắm vào. Trộn đều dung dịch này trước khi cho thêm gừng, ớt và tỏi băm vào. Sau cùng, cho nước cốt chanh vào và hòa thật đều các gia vị.

14. Nước chấm cho các món luộc

+ 2 muỗng cà phê muối rang

+ 1 muỗng cà phê hạt tiêu rang

+ 1 muỗng cà phê nước cốt chanh

+ ớt băm nhuyễn

Trộn đều các nguyên liệu lại là bạn đã có một món chấm ngon cho các món luộc.

15. Nước chấm hải sản

+ 1 muỗng cà phê đường

+ 1 ít muối

+ 1 muỗng canh tương ớt

+ ½ muỗng cà phê nước cốt chanh

Đánh đều tất cả nguyên liệu với nhau đến khi hơi sệt là được.

16. Nước chấm cua, ghẹ

+ 2 muỗng cà phê đường

+ 1 chén nhỏ muối tiêu

+ nước cốt 1 quả tắc

+ vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm.

Vắt nước tắc vào muối tiêu, trộn đều với đường và cho vỏ quất thái sợi lên trên.

17. Mắm tôm – chanh – ớt

+ 1/2 chén mắm tôm

+ 2 muỗng cà phê nước cốt chanh

+ 2 muỗng cà phê đường

+ ớt băm nhỏ

Đánh kỹ mắm tôm với đường và nước chanh cho đến khi nổi bọt. Sau đó cho thêm ớt băm vào.

18. Nước mắm cơm tấm
½ lít nước mắm thường 15 độ đạm
2 ½ chén trung đường trắng
2 ½ nước lọc
Hòa tất cả vào nhau, khuấy đều cho tan hết đường…. Xong để đó…Ít nhất chờ trong nửa ngày (tốt nhất nên pha trước 1 ngày). Sau đó khuấy đều tay vài ba lần nữa trước khi đun sôi… Đun sôi (lúc đầu cho lửa thiệt mạnh, sau đó riêu đều (cùng lúc nên khuấy khá đều tay))… Để nguội.
Ớt băm nhuyễn (nên băm tay đừng xay bằng máy ớt dập nhìn không ngon và không để lâu được) + đồ chua (cà rốt và củ cải trắng xắt sợi (ngâm nước lạnh trước 1 ngày) sau đó ngâm với ít dấm ăn) pha chung với nước mắm ngọt vừa làm xong…
Ít bí quyết:
+ Phương pháp 1: Có thể pha ít nước dừa xiêm trong nước mắm ngọt (1 trái) trước khi đun.
+ Phương pháp 2: Có thể pha với nước 7Up để tăng độ nồng.

(Tổng hợp)

11 BÀI THUỐC TỪ ĐẬU XANH

– Đậu xanh là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc có tiếng nhưng ít người biết đậu xanh còn là vị thuốc ứng dụng ngay trong sơ cứu và điều trị ngộ độc thức ăn tại nhà.

– Chữa trúng nóng, sốt: Dùng lượng đậu xanh vừa phải nấu canh và cho thêm chút đường, ăn khi còn ấm. Cũng có thể lấy 60g đậu xanh nấu thật nhừ, vớt đậu ra cho vào nồi vài cái hoa mướp tươi đun sôi và ăn khi còn ấm.

– Gây nôn khi ngộ độc thức ăn: Ngâm đậu xanh trong nước cho nở, sau nghiền nát đậu và hòa với nước vừa ngâm đậu và cho uống để nôn những thức ăn gây độc.

– Giải trừ chất độc khi ngộ độc thức ăn: Hòa bột đậu xanh với nước sôi để nguội, cho uống 1 cốc; hoặc có thể sử dụng 100g đậu xanh, 100g cam thảo sống, đổ nước vào đun lấy nước uống 2 lần/ngày.

– Chữa trị viêm đường ruột: Những người bị kiết lỵ hay viêm ruột có thể lấy bột đậu xanh trộn đều với nước mật lợn, để khô lại cho chút nước ấm vào nhào đều và sao vàng, sau nghiền bột mịn, chia 3 lần uống trong ngày.

– Chữa bí tiểu: Ăn canh đậu xanh. Nếu thấy đau rát bỏng ở đường niệu đạo có thể dùng 500g giá đậu xanh giã nát lấy nước cho thêm đường vào uống.

– Chữa rôm sảy, ngứa ngáy: Lấy 15 g bột đậu xanh, 30 g bột hoạt thạch nghiền vụn, trộn đều để xoa lên những chỗ bị rôm sảy thay cho phấn rôm. Khi bị ngứa ngáy khó chịu, có thể lấy một tàu lá sen tươi thái nhỏ nấu với chút đậu xanh để ăn. Có thể dùng nước này uống thay nước trà cho đến khi hết ngứa.

– Chữa nhiễm trùng đường niệu: Ép giá đậu xanh lấy nước uống, sẽ có tác dụng tốt ngay.

– Tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt nhiều: Lấy nước luộc giá đỗ pha với đường chia làm nhiều lần trong ngày để uống. Tốt nhất là uống một ngày 5 – 6 lần. Bài thuốc này không chỉ trị được bệnh đi tiểu nhiều lần mà còn có thể trị được bệnh tiểu rắt.

– Chữa trúng độc hơi than: Khi buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than, có thể nấu canh đậu xanh lên ăn hoặc lấy 30 g bột đậu xanh hòa với nước sôi uống.

– Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nấu cả vỏ cùng gạo. Đây là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.

Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 g nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.

Nguồn: Soha.vn [ http://soha.vn/song-khoe/cong-dung-cua-dau-xanh-20140107152025844.htm]

5 LOẠI GIA VỊ QUEN THUỘC CÓ TÁC DỤNG NGỪA UNG THƯ

Nhiều loại gia vị được dùng vô cùng phổ biến, bên cạnh đó nó còn có tác dụng ngăn ngừa căn bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.

Ớt

Ớt chứa nhiều capsaicin, một hợp chất có tác dụng giảm đau, trị viêm, góp phần giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, ngăn ngừa sự hình thành khối u trong ruột. Nghiên cứu cũng khẳng định, ớt chứa nhiều vitamin A, C mang lại khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến.

Thì là

Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệu, chế biến thức ăn, dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị, nhất là các món như canh cá, canh lươn, ốc, cháo cá… vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh.

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy chất anethole đặc biệt có trong cây thì là có thể làm giảm viêm nhiễm và có khả năng ngăn ngừa ung thư.

Tỏi

Tỏi là gia vị phổ biến trong các bữa ăn của người Việt, có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, chuyên gia sức khỏe khẳng định, sử dụng tỏi thường xuyên là cách đơn giản ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của tế bào ung thư vú, phổi.

Muối

Vũ khí hiệu quả tiếp theo để chống lại căn bệnh ung thư là muối. Theo các nhà nghiên cứu, muối xâm nhập vào các tế bào ung thư và “tiêu diệt” chúng.

Nghệ

Nghệ là một trong những gia vị phổ biến nhất trong ẩm thực Ấn Độ, được dùng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện nghệ chứa chất có khả năng ức chế sự phát triển khối u. Khi sử dụng, loại gia vị này mang lại khả năng ngừa ung thư ruột kết, u da ác tính hiệu quả nhất.

Theo PHUNUTODAY.VN (http://phunutoday.vn/suc-khoe/5-loai-gia-vi-la-than-duoc-ngan-ngua-ung-thu-vo-cung-tot-63532.html)

Mẹo làm giảm độ mặn của Cá khô, thủy sản khô

Hải sản khô là loại thực phẩm ưa thích của nhiều người, nó còn được dùng làm nguyên liệu trong chế biến các món ăn khác. Tuy vậy, việc đầu tiên khi đưa hải sản khô vào xào nấu là xử lý độ mặn của nó. Và đây là 4 mẹo bạn có thể áp dụng:
Ngâm đồ khô trong nước vo gạo

Sau khi vo gạo nấu cơm xong, bạn hãy giữ lại nước vo gạo đó để ngâm đồ khô. Nước vo gạo sẽ có tác dụng giúp làm giảm lượng mặn đáng kể. Bạn hãy ngâm chúng khoảng 30 phút rồi vớt ra để khô.

Ngâm đồ khô trong nước chanh loãng

Nước chanh được pha theo tỉ lệ 1 chén nước + 1/3 nước cốt canh sẽ giúp làm giảm lượng mặn trong đồ khô. Ngâm trong 30 phút rồi vớt ra để ráo.

Nếu nước chanh làm ảnh hưởng đến vị của món ăn bạn chế biến sau đó, bạn có thể pha nước chanh loãng hơn.

Ướp nguyên liệu với gia vị chua, ngọt

Trước khi nấu, bạn hãy ướp đồ khô với ít đường cùng vài giọt chanh hoặc giấm để làm giảm vị mặn của chúng.

Thời gian ướp khoảng 15 phút để gia vị được ngấm vào trong nguyên liệu. Bạn có thể thay đường bằng mật ong để cân bằng vị cho chúng.

Ngâm đồ khô trong nước muối loãng

Ngâm đồ khô khoảng 30 phút trong nước muối pha loãng, sau đó bạn rửa đi và làm lại như thế lần nữa sẽ có tác dụng làm giảm độ mặn của món ăn. Nồng độ muối cao trong đồ khô sẽ lan sang nước muối pha loang để hòa tan nên sẽ giúp đồ khô của bạn giảm được lượng mặn đáng kể.

Những mẹo nhỏ trên sẽ giúp bạn gạt bỏ được nỗi lo đồ khô quá mặn ảnh hưởng đến món ăn khi chế biến của bạn.

(Theo Xinh xinh )

 

CÁCH LÀM 7 MÓN CANH NGON GIÚP GIẢI CẢM

Thời tiết giao mùa khiến nhiều người bị mắc cảm mạo, cảm cúm. Tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng cảm luôn gây nhiều khó chịu cho người mắc. Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh cảm, có thể thêm vào thực đơn những món canh sau đây:

1. Canh khổ qua nấu tôm

Nguyên liệu: Mướp đắng bỏ ruột, cắt lát mỏng (3 trái); tôm bạc (50gr) hoặc thịt nghêu hấp (100gr); gia vị (gừng già tươi thát lát, hành hương, hai tép tỏi, nửa muỗng cà phê muối).

Cách nấu: Cho 350ml nước vào nồi, đun sôi bỏ mướp đắng + các nguyên liệu khác vào nấu trong vòng 10 phút. Ăn nóng 3 lần/ ngày, ăn liệu trong 2 ngày. Tác dụng: giúp xuất mồ hôi, thanh nhiệt, trừ khát, lợi tiểu hết viêm họng.

2. Canh trứng cà chua

Nguyên liệu: thăn heo (100gr); cà chua (1 quả); nấm đông cô (10gr); trứng (1 quả trứng); 2 muỗng canh nước tinh bột (dùng 1 muỗng canh nước hòa tan với 1 muỗng canh bột năng), ¼ muỗng cà phê dầu mè; gia vị (hành, mùi tàu, thì là. ¼ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê đường, 1/8 muỗng xà phê tiêu xay)

Cách nấu: Thịt thái miếng mỏng, ướp với muối, dầu mè và 1 thìa cà phê nước tinh bột khoảng 15 phút. Xào nấm và cà chua, nêm nếm gia vị, thêm nước tùy lượng và đun sôi rồi cho thịt vào nấu cùng. Khi nước sôi lại, cho phần nước tinh bột vào. Nước sánh thì rót trứng đã đánh vào, dùng đũa khuấy nhẹ và thêm ít dầu mè, rắc tiêu lên rồi tắt bếp.

3. Canh gừng

Nguyên liệu: Gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ (10 – 20gr); nấm hương hoặc nấm rơm, nấm mỡ (10gr); gia vị (hành, muối…).

Cách nấu: Đun nước sôi, cho nấm + gừng nấu chừng 5 – 10 phút. Nhấc xuống nêm nếm gia vị. Ăn khi canh còn nóng, có thể mỗi bữa ăn một bát nhỏ khai vị. Dùng cho người bị cảm hàn với các triệu chứng như gai rét, sợ lạnh, chân tay lạnh, ho khan, ho có đờm trong, nhức đầu, đau mình mẩy, chảy nước mũi, ngạt mũi…

Lưu ý: Món ăn, bài thuốc này có tác dụng giải cảm hàn, chỉ khái (giảm ho), nâng cao miễn dịch…

4. Canh bầu

Nguyên liệu: Bầu (nửa trái); ngải cứu (50gr); tép bạc bỏ đầu đuôi (50gr) hoặc cá lóc (100gr); gia vịhành tím, đập giập; tiêu hạt đen.

Cách nấu: Bầu để vỏ, thái khoanh 3cm nướng vàng 2 mặt trên than hồng. Cho nước vào nồi, nấu sôi rồi cho tất cả nguyên liệu vào nấu chừng 10 phút, nhấc xuống nêm nếm gia vị. Ăn khi còn nóng 3 lần/ ngày, ăn liền 3 – 4 ngày. Tác dụng: món canh này giúp cơ thể hết nóng, giải độc, giải cảm….

5. Canh bí

Nguyên liệu: bí rợ vàng (150gr); nghêu thịt hoặc sò, chem chép (200gr). Có thể dùng thịt gà ác càng tốt. 5gr gừng già thái lát; gia vị (bột nêm, hành củ…).

Cách nấu: Bí rợ vàng gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, thái miếng 3cm. Nấu trong 350ml cho sôi sau đó cho nguyên liệu vào. Ăn 2 lần trong ngày. Trị khó tiêu đầy hơi, khó thở, giúp xoa dịu thần kinh não, hết nhức đầu, dễ ngủ…

6. Canh mướp

Nguyên liệu: lá dâu tằm (150gr); lá sen non (5 lá); mướp hương (150gr); chùm bao non (10gr); gừng thái lát (5gr); gia vị

Cách nấu: Mướp hương để cả vỏ, nướng vàng. Nấu nước sôi, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nấu chừng 15 – 20 phút. Ăn 3 lần/ ngày. Tác dụng: chống thiếu máu, lọc máu, cổ họng ngứa gây khạc nhổ, tắt giọng…

7. Canh sườn non củ cải

Nguyên liệu: sườn heo non (300gr); củ cải trắng (1 củ); táo tàu (100gr); gia vị (hành, gừng…)

Cách nấu: Sườn heo chặt khúc nhỏ, rửa sạch. Đun nước sôi, cho sườn vào nấu chừng 20 phút và liên tục vớt bọt để nước trong và thơm hơn. Sau đó cho gừng, hành, táo tàu vào đun tiếp chừng nửa tiếng, tiếp tục cho củ cải trắng vào nấu thêm 20 phút nữa. Nhấc xuống, nêm nếm gia vị, ăn nóng. Tác dụng phòng và chữa viêm đường hô hấp.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng góp phần quyết định vào chất lượng của hàm răng của bạn. Bên cạnh một só thức ăn chỉ giúp cho răng ngả màu, thì còn có những thực phẩm hỗ trợ cho răng trắng sáng.

Uống nhiều nước khiến cho miệng của bạn không bị khô và nụ cười luôn tươi sáng. Smigel khuyên bạn hãy nhấp một ly rượu vang trước khi ăn tối, để ngăn chặn vết ố và mảng bám trên răng bạn.

Dâu tây

Tuy dâu tây có màu đỏ tươi, nhưng axit malic chứa trong dâu tây, hoạt động như một chất làm se tự nhiên giúp ngăn ngừa sự xỉn màu trên bề mặt răng, TS. Irwin Smigel, chủ tịch Hiệp hội thẩm mỹ nha khoa nói.

Tươi ngon và mọng nước, dâu tây có thể được dùng để ăn kèm với sa-lát cũng như làm món tráng miệng và có bán ở tất cả các chợ trong thời điểm này. Bởi vậy, việc ăn dâu tây hằng ngày thật tiện lợi và đơn giản.

Các loại hạt

Trong khi nhai, các loại hạt cứng giúp chà xát mảng bám và vết ố ra khỏi bề mặt răng, TS Matthew Messina, một phát ngôn viên của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ cho biết.

Hãy ăn một vài quả hạnh nhân trong bữa ăn nhẹ buổi chiều, hạnh nhân cung cấp đầy đủ các chất đạm, chất béo lành mạnh và sẽ đem lại cho bạn một hàm răng trắng bóng như ngọc trai.

Hành tây

Mặc dù hành tây không phải là một bữa ăn nhẹ lý tưởng, gây “mất điểm” cho hơi thở của bạn, nhưng hoạt chất allium từ hành tây rất tốt cho răng. Alium không màu, sẽ không gây mảng bám trên bề mặt răng của bạn.

Ăn hành tây có tác động đến răng của bạn tương tự như bạn vừa đánh răng, làm cho răng của bạn sáng bóng dần lên.

Táo

Ăn táo rất tốt cho nướu và răng của bạn, và lượng nước cao trong táo sẽ làm tăng cường tiết nước bọt, phân giải và trung hòa các nhóm vi khuẩn dẫn đến hôi miệng và mảng bám trên răng.

Thuốc muối

Hãy tìm một chiếc bàn chải răng đã cũ, và thử chải răng với thuốc muối. Thuốc muối giống như một chất tẩy trắng, và sự thực thuốc muối là một loại muối trong chế biến thực phẩm, thuốc muối chứa chất mài mòn nhẹ giúp chà đi mảng bám và vết bẩn trên bề mặt răng.

Cần tây và cà rốt

Với hàm lượng nước cao như nhau, cần tây và cà rốt có lợi cho vòng eo và sức khỏe cuả bạn. Hai loại rau này cũng giúp cho răng bạn trở nên sáng bóng bằng cách kích thích tiết nước bọt giúp đánh tan vụn thức ăn thừa trên răng và tốt cho nướu của bạn.

Súp lơ xanh

Không giống như củ cải đường và nam việt quất, súp lơ xanh không hay bị mắc ở kẽ răng vì vậy nó không gây ra vết ố trên bề mặt răng của bạn. Hãy ăn những bông súp lơ xanh tươi trong bữa trưa , những bông hoa này sẽ chà xát lên bề mặt răng của bạn, giống như một chiếc bàn chải thật mềm mại và tự nhiên.

Phô mai

Phô mai cứng và được đóng thành từng khối nhỏ, chứa đầy đủ can xi tốt cho răng và nướu của bạn. Thêm vào đó, các loại phô mai gần như không màu, sẽ không để lại vết ố trên bề mặt răng của bạn…

Cam

Cam chứa một loại axit có thể mài mòn men răng của bạn,nếu ăn nhiều cam có thể khiến cho răng bạn trở nên trắng hơn. Nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên ăn quá nhiều cam, chỉ một cốc nước cam là đủ để có một hàm răng trắng bóng rồi.

Cam cũng chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Nước

Uống nhiềunước khiến cho miệng của bạn không bị khô và nụ cười luôn tươi sáng. Smigel khuyên bạn hãy nhấp một ly rượu vang trước khi ăn tối, để ngăn chặn vết ố và mảng bám trên răng bạn.

Tuy nhiên, nước cũng làm giảm nồng độ axit trong miệng bạn, tác động xấu đến men răng của bạn. Bác sỹ Smigel cảnh báo không nên uống quá nhiều nước sô đa, axit trong loại nước này sẽ mài mòn men răng của bạn.

Bác sỹ Smigel khuyên bạn nên ăn một quả lê để trung hòa vi khuẩn gây mùi hôi và vi khuẩn gây vết bẩn trên răng. Vị ngọt của lê làm tăng tiết nước bọt, lê cũng giúp làm sạch các mảnh vụn thức ăn thừa, cho bạn một hàm răng sạch và sáng bóng.

Sữa và sữa chua

Các sản phẩm từ sữa luôn tốt cho răng. Hàm lượng can xi cao trong sữa sẽ làm răng bạn trở nên sáng bóng và chắc khỏe. Nhưng bác sỹ Messina cũng cảnh báo, không phải tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều canxi (như rau chân vịt) đều tốt cho răng, các loại thực phẩm này dễ gây vết ố cho răng của bạn. Hãy ăn sữa chua trong những bữa ăn nhẹ, hoặc uống một cốc sữa và ăn kèm với bánh quy sau bữa ăn tối.

 

Quỳnh Trang

Theo Redbookmag

6 TÁC DỤNG PHỤ NGUY HIỂM CỦA KHỔ QUA

Với vị đắng đặc trưng, khổ qua được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp… Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, khổ qua có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:

1. Kích thích sẩy thai

Quan niệm kiêng ăn khổ qua khi mang thai có nguồn gốc từ xa xưa. Nhiều kết quả nghiên cứu hiện nay đã khẳng định tình trạng sẩy thai có thể xảy ra nếu thai phụ ăn nhiều khổ qua. Loại rau này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn khổ qua.

2. Tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản

Nếu đang mong có con, bạn cần loại khổ qua khỏi thực đơn hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, loại rau được nhiều người yêu thích này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Ăn nhiều khổ qua sẽ làm một số loại hóc-môn “tình yêu” gia tăng quá mức cần thiết, tạo ra những thành phần độc tố gây hại trong cơ thể.

3. Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái khổ qua còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.

Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.

4. Không thích hợp cho những người bị bệnh về gan và thận

Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn khổ qua vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

5. Hôn mê do hạ đường huyết

Tình trạng hôn mê do hạ glucose huyết là một trong những tác dụng phụ phổ biến do ăn nhiều khổ qua. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glusoce huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau.

Để loại trừ tình trạng này, bạn cần tập thể dục thường xuyên và kiêng ăn khổ qua.

6. Thiếu máu tan huyết

Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà khổ qua có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt. Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.

Khi bạn tiêu thụ quá nhiều khổ qua, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.

Hồng Xuân – PHUNUONLINE (Theo Stylecraze.com)

http://phunuonline.com.vn/dinh-duong/an-de-khoe/tac-dung-phu-cua-kho-qua/a120174.html

THÓI QUEN ĂN HÀNH TÂY RẤT TỐT CHO SỨC KHỎE

Hành tây không chỉ là loại rau ưa thích trong các món trộn, xào, mà nó còn được biết đến như một loại thuốc trị được nhiều bệnh.

Ổn định đường huyết. Trong hành tây có allicin – một hợp chất lưu huỳnh tạo nên mùi hăng gây chảy nước mắt nếu tiếp xúc trực tiếp, hợp chất này được chứng minh làm giảm lượng đường trong máu và mức cholesterol. Hành tây còn là nguồn cung cấp khoáng chất crôm, cần thiết cho việc điều tiết lượng đường trong máu. Chất xơ, kali, và các chất dinh dưỡng thực vật khác trong hành tây cũng hỗ trợ việc sản xuất insulin.

Phòng chống ung thư. Các hợp chất lưu huỳnh điều tiết lượng đường trong máu cũng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Một cuộc nghiên cứu trong suốt 13 năm được tiến hành tại Ý và Thụy Sĩ cho thấy hành tây và tỏi có hiệu quả đáng kể trong việc bảo vệ nguy cơ bị các bệnh liên quan đến thực quản, đại tràng, trực tràng, thanh quản, ung thư vú, buồng trứng, thận và ung thư tuyến tiền liệt.

Làm sáng da. Cắt và chà hành tây trực tiếp lên da có thể làm mờ các đốm thâm đen. Chất flavone (một chất chống ô xy hóa còn gọi là quercetin) trong hành tây có tác dụng làm mờ các đốm đen, trả lại sắc tố bình thường cho da.

Giải độc. Chất lưu huỳnh trong hành tây thúc đẩy quá trình sản xuất glutathione, một chất chống ô xy hóa cực mạnh, kích hoạt các enzym trong gan giúp tuôn các độc tố ra ngoài. Allicin kết hợp với quercetin được chứng minh có thể làm giảm bớt độc tính trong cơ thể.

Hỗ trợ miễn dịch. Ngoài việc chứa nhiều chất chống ô xy hóa, hành tây còn là nguồn phong phú của vitamin C. Vitamin này được biết đến với công dụng tiêu diệt các loại vi rút. Với đặc tính kháng khuẩn hiệu quả, ăn hành tây có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của heliobacter pylori, một loại vi khuẩn gây ra chứng này.

Giảm đau bụng khi hành kinh. Hành tây chứa a xít amin cysteine, làm tiền đề cho việc sản xuất glutathione. Glutathione là chất chống ô xy hóa tuyệt vời liên quan đến nhiều chức năng như làm dịu sự đau nhức, giảm căng thẳng, ngăn ngừa tổn thương tế bào và hỗ trợ chức năng gan. Ăn hành tây trước thời gian hành kinh từ 4 – 5 ngày có thể giảm bớt các triệu chứng đau bụng kinh.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hương vị hăng hắc, cay nồng của hành tây có thể diệt các vi khuẩn có hại trong miệng, ngăn ngừa sâu răng và nhiễm trùng.

Ngăn ngừa mụn. Chà hành tây lên mặt mỗi ngày có thể chữa lành vết thâm và ngăn ngừa mụn. Ngoài ra, chiết xuất từ củ hành còn được tìm thấy giúp làm mờ các vết sẹo hiện hữu.

Hạ Yên (THANH NIÊN online)

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/suc-khoe/cong-dung-hanh-tay-510148.html

Cách làm CANH KHOAI MỠ

Canh Khoai Mỡ Tôm Thịt là món ăn dễ làm nhưng rất ngon miệng. Khoai mỡ cũng là loại thực phẩm bổ dưỡng với mọi người, đặc biệt là rất tốt cho tim mạch.

Nguyên liệu:

  •  Khoai mỡ: 3 lạng, dùng muỗng bào nhỏ (hoặc mùa khoai mỡ bào sẵn ngoài siêu thị)
  • Tôm thẻ: 1/2 lạng, xay nhuyễn
  • Tôm khô: 1/2 lạng, giã nát
  • Thịt nạc heo băm hoặc xay: 1 lạng
  • Hành lá thái nhỏ, hành tím băm, ngò gai, rau thơm thái nhỏ.
  • 2 muỗng cafe dầu ăn.

Cách làm

 

  1. Bắc nồi nấu canh lên bếp, cho chút dầu ăn vào phi thơm hành lá thái nhỏ và hành tím băm. Sau đó trút thịt và 2 loại tôm vào xào xăn. Rắc chút tiêu.
  2. Trút lượng nước dùng đổ nấu canh vào nấu với lửa vừa.
  3. Nước sôi thì trút khoai mỡ vào, nêm gia vị lại cho vừa miệng
  4. Cuối cùng rắc rau thơm, hành ngò vào canh. Ăn nóng với cơm.

Bé Thúi

 

NHỮNG TÁC HẠI AI CŨNG NÊN BIẾT TRƯỚC KHI ĂN TÀO PHỚ

Tào phớ (đậu hũ, đậu hoa) là món ăn phổ biến bổ dưỡng và đặc biệt hấp dẫn, dễ ăn với mọi người. Tuy vậy, ăn quá nhiều tào phớ sẽ gây những ảnh hưởng rất xấu đối với cơ thể.

Tào phớ (tàu hũ) rất bổ dưỡng nhưng ăn trên 200g mỗi ngày thì không tốt đâu nhé!

Thiếu Iốt

Ăn tào phớ nhiều trong một thời gian dài có thể gây nguy cơ thiếu iot

Trong tào phớ có chứa một chất được gọi là saponins. Saponins có thể gây ra tình trạng đào thải Iốt trong cơ thể chúng ta. Do đó, khi ăn nhiều tào phớ, các bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu Iốt. Chính vì vậy, chúng mình không nên ăn quá nhiều tào phớ trong một thời gian dài nhé!

Xơ vữa động mạch

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tào phớ là một trong những món ăn có chứa rất nhiều methionine. Dưới tác dụng của enzyme trong dạ dày, nó có thể bị chuyển hóa thành homocysteine.

Điều này rất nguy hiểm bởi homocysteine có thể gây hại cho các tế bào nội mô ở thành động mạch, khiến cho cholesterol cùng các chất béo trung tính bị lắng đọng ở đây và gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta.

Tiêu hóa kém

Tào phớ là một món ăn rất giàu protein. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều, lượng protein được đưa vào cơ thể quá lớn sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và ảnh hướng xấu tới hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nó còn làm cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể chúng ta.

Bên cạnh đó, tào phớ còn rất “thiếu thốn” chất xơ. Vì thế, nếu ăn quá nhiều, bạn có thể sẽ gặp rắc rối với chứng bệnh táo bón đấy!

Suy giảm chức năng thận

Trong tào phớ có chứa một lượng nhỏ chất Nitơ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, lượng Nitơ nạp vào cơ thể cũng sẽ tăng lên đáng kể. Điều này gây cho thận một “áp lực” lớn bởi phải làm việc nhiều hơn để lọc thải Nitơ.

Việc thận phải làm việc “quá sức” trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình bài tiết, nhất là ở những người có vấn đề về thận và hệ bài tiết. Về lâu dài, nó sẽ dẫn tới suy yếu chức năng thận.

Ảnh hưởng chất lượng tinh trùng ở nam giới

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ, việc sử dụng quá nhiều tào phớ hay các sản phẩm từ đậu sẽ làm cho lượng tinh trùng giảm đáng kể, thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu tới sự sinh tinh và hệ thống sinh sản của nam giới.

Chất phytoestrogens isoflavone dồi dào trong tào phớ có thể gây ảnh hưởng đến mức độ androgen nam, dẫn đến một loạt các hậu quả xấu. Vì thế, các bạn, nhất là các bạn nam cần “kiểm soát” lượng tào phớ mà chúng mình ăn mỗi ngày nhé!

Nguy hiểm khi ăn tào phớ có chứa thạch cao

Để tăng lợi nhuận và tạo sự hấp dẫn cho món ăn, rất nhiều cơ sở chế biến tào phớ đã sử dụng thạch cao với mức độ lớn. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới người dùng. Thực tế, bột thạch cao là một dạng chất độn không tiêu được, vì thế có thể gây bất lợi cho tiêu hóa trong đường ruột. Nó có thể tạo nên cặn canxi trong đường ruột và thận, dẫn đến nguy cơ mắc sỏi thận.

Thậm chí, trong một số loại thạch cao còn có chứa một lượng kẽm, chì, asen… quá giới hạn cho phép đối với thực phẩm. Điều này rất nguy hiểm đối với cơ thể bởi có thể gây ngộ độc, ung thư, thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng.

Vì thế, các bạn không nên ăn quá nhiều tào phớ. Đồng thời, chúng mình cũng nên lựa chọn những địa điểm chế biến đảm bảo để giữ an toàn cho cơ thể và sức khỏe nhé!

Theo Sand / Trí Thức Trẻ

Các loại thực phẩm làm sạch răng miệng

Những người có thói quen đánh răng sau khi ăn thường rất khó chịu khi không có bàn chải và tuýp kem bên cạnh. Thật ra có nhiều cách để bảo vệ răng bằng chính những thực phẩm dễ tìm thấy.

Một quả táo được xem như chiếc bàn chải đánh răng tự nhiên giúp loại bỏ mẩu thức ăn, vi khuẩn trong lúc nhai và đánh bật các vết bẩn quanh răng.

Đa phần chúng ta đều biết rượu vang đỏ làm ố răng, đường làm hư răng. Nhưng bạn có biết những thứ chúng ta ăn hàng ngày cũng tác động đáng kể đến sức khỏe răng miệng? Nha sĩ Peter Alldrit, Chủ tịch Ủy ban sức khỏe răng miệng, Hiệp hội Nha khoa Australia khẳng định nhiều loại thực phẩm có thể giúp giữ răng chắc khỏe, sạch sẽ, chẳng hạn như:

Táo

Một quả táo được xem như chiếc bàn chải đánh răng tự nhiên, loại bỏ những mẩu thức ăn rải rác và vi khuẩn trong lúc nhai, đồng thời đánh bật các vết bẩn ở quanh răng. Cũng giống như cà rốt sống, táo chứa hàm lượng nước cao, làm giảm những tác động tiêu cực của đường, đồng thời thúc đẩy cơ chế tiết nước bọt, giúp bảo vệ răng miệng, chống lại sâu răng.

Dâu tây

Dâu tây được đánh giá là một chất làm trắng tự nhiên mạnh với thành phần chất làm se (axit malic) giúp loại bỏ vết bẩn ở răng, vitamin C làm trắng răng nhờ tác dụng tẩy sạch bựa răng.

Một mẹo làm trắng răng tự nhiên được biết đến phổ biến là đánh răng với hỗn hợp dâu tây nghiền trộn với một ít soda. Ngay sau đó cần súc miệng với nước và nước súc miệng để rửa sạch đường. Tuy nhiên Aldritt cảnh báo sự kết hợp của soda có tính mài mòn và dâu tây có tính axit có thể làm hỏng men răng của bạn, do đó không nên thực hiện quá lâu hoặc nhiều lần.

Trái cây họ cam quýt

Trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, chanh có thể giúp nướu khỏe mạnh bằng cách tăng cường các mạch máu và mô liên kết. Vitamin C cũng giúp giảm viêm, ngăn chặn và làm chậm tiến trình của bệnh viêm lợi, viêm nướu. Tuy nhiên, hãy ăn các loại trái cây này một cách điều độ bởi chúng chứa hàm lượng axit cao có thể ăn mòn men răng. Tránh đánh răng trong vòng một giờ sau khi ăn trái cây họ cam quýt để nước bọt có thời gian vô hiệu hóa tác động của axit.

Sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa rất tốt cho răng miệng vì chứa những dưỡng chất chống sâu răng đặc biệt như casein, canxi, photpho. Một số nghiên cứu cho thấy sữa có thể cải thiện tình trạng sâu răng, mòn răng nhờ các khoáng chất “trám” vào men răng.

Các loại hạt

Hầu hết các loại hạt cung cấp dưỡng chất có lợi cho răng. Nhất là đậu phụng (lạc) hạnh nhân và quả óc chó, tất cả chúng đều chứa canxi, magie và vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Các loại hạt cũng chứa hàm lượng chất xơ cao giúp làm sạch răng, giúp bạn có một bữa ăn lành mạnh vì chúng thúc đẩy cơ chế tiết nước bọt và rửa sạch các mảng bám.

Pho mát

Mỗi lần bạn ăn một khẩu phần có pho mát, răng sẽ “cám ơn” bạn. Protein trong pho mát được biết với tác dụng bảo vệ men răng và tăng nồng độ pH, giúp chống lại các mảng bám. Pho mát cũng kích thích nước bọt, bảo vệ răng khỏi tác động axit và chống sâu răng.

Nhai kẹo cao su

Kẹo cao su không đường giúp làm sạch răng sau khi ăn vì chúng chứa đường rượu xylitol giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Xylitol hoạt động bằng cách tạo một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn bám vào bề mặt răng. Nhai kẹo cao su khoảng 15 phút sau khi ăn sẽ kích thích điều tiết nước bọt và trung hòa axit diễn ra trong răng miệng bạn sau khi ăn.

Nho khô

Nho khô chứa lượng đường tự nhiên cao và chất chống oxy hóa mạnh được gọi là axit oleanolic. Nho khô có thể chặn đứng sự phát triển của các loại vi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong răng miệng gây viêm và bệnh nướu răng.

Thi Trân – VNexpress.net (theo Bodyandsoul)