9 lợi ích tuyệt vời của Sôcôla đen

Tuy là một món ăn vặt “gây nghiện”, nhưng không chỉ ngon, Chocolate còn mang lại nhiều lợi ích quý giá cho cơ thể. 

Sau đây là 9 ích lợi của món ăn này, khiến cho bạn nên thêm nó vào khẩu phần nhiều hơn:

1. Phòng chống bệnh tim mạch

Trong socola đen rất giàu một thành phần có tác dụng bảo vệ tim mạch – đó là phenol. Nghiên cứu chứng minh rằng, loại chất này có tác dụng chống viêm tương tự như aspirin. Ở nồng độ nhất định có thể “đánh bật” gốc tự do “bám” trên thành mạch.

Ngoài ra, chất flavon trong socola có thể kéo dài thời gian tác dụng của các loại thuốc chống ô xy hóa khác trong cơ thể (ví dụ như vitamin E, vitamin C), là hậu thuẫn kiên cường vững chắc của các chất dinh dưỡng bảo vệ tim mạch.

2. Bổ sung nguyên tố vi lượng toàn diện

Rất nhiều người khi nhắc đến socola đều nghĩ đến “năng lượng, chất béo, đường” nhưng có thể chúng ta chưa biết, trong socola còn chứa phong phú các nguyên tố vi lượng, bao gồm Ma-giê, đồng, sắt, kẽm….

Ngoài ra, hàm lượng photpho trong socola cũng rất phong phú, trong 100g socola chứa 280mg photpho. Photpho và canxi cùng kết hợp là cơ sở để cho xương cốt mạnh khỏe, vì vậy, ăn socola cũng rất có lợi cho xương.

3. Tăng cường sức đề kháng

Chất flavon sẵn có trong socola có tác dụng điều tiết khả năng miễn dịch. Socola vừa giúp tăng cao được hệ thống miễn dịch đồng thời làm cho nguy hiểm xuống giới mức thấp nhất.

4. Thức ăn nhanh lý tưởng

Dinh dưỡng học chỉ rõ, trước khi vận động ăn socola đen có thể làm tăng nguồn dự trữ chất đường trong cơ bắp, từ đó hỗ trợ cho vận động, giảm tiêu hao đường huyết, làm chậm mệt mỏi, đồng thời cũng có lợi cho việc hồi phục sau khi vận động.

Vì vậy, đối với những người cần bổ sung năng lượng như: người hay vận động hoặc chuyên lao động thể lực, những thanh thiếu niên và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, những người bệnh có thể chất yếu và những người lao động, gánh vác nặng thì socola là một thức ăn nhanh lý tưởng.

5. “Đánh đuổi” tâm trạng chán nản

Socola đen có tác dụng khống chế tâm trạng chán nản, trầm cảm, làm cho chúng ta có cảm giác vui vẻ. Đặc biệt, socola đen có chứa phong  phú cocoa, loại chất này phát huy tác dụng rất quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng của con người.

Lượng ma-giê cao trong socola đen (410mg/100g socola) có tác dụng an thần và chống trầm cảm, thậm chí rất nhiều bác sỹ lấy socola làm dược liệu điều trị bệnh trầm cảm nhẹ.

6. Không làm cho mỡ máu tăng cao

Rất nhiều người lo lắng khi ăn socola, cho rằng socola sẽ gây béo, sẽ làm mắc bệnh tiểu đường và sâu răng… Hàm lượng chất béo trong socola đen mặc dù cao hơn nhiều so với các thực phẩm khác nhưng chất béo trong socola là axit béo không no, không thể làm cho chúng ta phát phì được. Nhiều cuộc thực nghiêm đã chứng minh, socola không thể làm tăng cholesterol trong máu.

Socola đen không giống như bánh kẹo, hoa quả, do nó có tính chất tan nhanh, không dễ lưu lại ở trong vòm miệng, vì vậy không gây nguy hại lớn cho răng.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Khi ăn socola đen điều độ, thực phẩm này có thể là một vũ khí mạnh mẽ trong cuộc chiến chống bệnh tiểu đường. Trái với những gì bạn đã từng nghe, ăn socola đen làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường bằng cách hạ thấp huyết áp và gia tăng đáng kể độ nhạy cảm với insulin. Nếu chỉ có một mình, ca cao cực kì đắng, nhưng khi trở thành socola, nó hòa trộn giữa ngọt và đắng tạo nên hương vị đặc biệt của mình.

8. Bảo vệ làn da và nụ cười

Flavonoid trong socola đen giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh mặt trời. Socola đen giúp khuyến khích lưu thông máu, làm chậm quá trình lão hóa. Nó cũng chứa một loại khoáng chất gọi là theobromine, tăng cường men răng, giúp răng luôn khỏe mạnh.  Ngoài ra, socola đen có chứa một số lượng vitamin và khoáng chất đáng kinh ngạc khác.

9. Socola – Chất xúc tác của “hạnh phúc”

Trước khi ngủ, nếu ăn rất nhiều socola đen sẽ gây khó ngủ nhưng nếu muốn tận hưởng những giây phúc “ngọt ngào, hạnh phúc” thì ăn 1 chút trước khi “yêu” sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Đó là vì socola có chứa các vi chất giúp tăng hưng phấn. Một cuộc khảo sát cho thấy có 34% phụ nữ Pháp và 38% phụ nữ Canada cho biết họ thích dùng socola để nâng cao mức độ của “hạnh phúc”.

Nguồn: Báo Quảng Ninhhttp://baoquangninh.com.vn/doi-song/201402/9-loi-ich-tuyet-voi-khi-an-socola-den-2221621/

10 THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY

 

Thói quen ăn uống có tác động trực tiếp đến các hoạt động trong hệ tiêu hóa. Nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày, bên cạnh việc loại bỏ những thực phẩm có hại, bạn cũng nên lưu ý đến những thứ có lợi sau đây cho bữa ăn của mình:

Ngũ cốc dạng thô

Các loại thực phẩm thô như gạo lứt, đỗ, ngô… còn nguyên màng ngoài hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, trong đó vitamin B rất cần thiết cho việc chuyển hóa và tiêu hóa thực phẩm. Chức năng chống oxy hóa của các loại hạt này cũng giúp bảo vệ màng tế bào mặt trong dạ dày hiệu quả.

Thìa là:

Trong thì là có nhiều Anethole giúp hỗ trợ tiết dịch vị, dịch tiêu hóa. Bên cạnh đó, thìa là còn có nhiều acid aspartic chữa đầy hơi. Nhiều người đã nhai thìa là sau khi ăn như một cách để giảm thiểu những khó chịu ở vùng bụng.

Táo

Quả táo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, bài tiết. Táo còn giúp giảm tiêu chảy, bổ sung kcal cho cơ thể hiệu quả. Và nên nhớ là vỏ táo thậm chí còn bổ dưỡng hơn ruột táo, nhất là khi bạn bị các vấn đề về tiêu hóa.

Sữa chua

Men vi sinh trong sữa chua là chất có tác dụng diệt khuẩn, cải thiện tiêu hóa trong ruột.

Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất điện phân, magie, canxi, kali, khoáng chất tốt cho cơ thể. Uống nước dừa là cách bảo vệ đường ruột cũng như chăm sóc sức khỏe đơn giản mà hiệu quả.

Gừng

Một cốc trà gừng hoặc vài lát gừng sốnggần bữa ăn sẽ là cách đơn giản để điều trị các vấn đề về dạ dày như đau, khó tiêu, đầy bụng.

Bạc hà Âu

Lá bạc hà Âu (rau thơm) là vị thuốc tốt cho các chứng khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, ợ nóng.

Canh 

Canh hoặc súp thường được khuyên dùng với người bị viêm loét dạ dày, vì dạng thức ăn này ít chất béo đồng thời không gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.

Lá nguyệt quế:

Bên cạnh chức năng trị nhức đầu, lá nguyệt quế còn là loại thảo dược hữu hiệu cho hệ tiêu hóa.

Chuối

Chuối thường được nhắc đến  đầu tiên trong danh sách những món ăn tốt chohệ tiêu hóa. Trong chuối có chất pectin là một dạng chất xơ hòa tan rất tốt với người bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, ỉa chảy. Chuối có tác dụng trung hòa lượng acid vượt ngưỡng được phép trong dịch dạ dày, giúp phòng tránh viêm sưng ở ruột.

Mạnh Ngô tổng hợp.

10 THỰC PHẨM GIÚP ĐẨY LÙI TRĨ

Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến ở mọi người. Nguyên nhân của bệnh này phần lớn do ăn uống thiếu điều độ, hợp lý. Trong khi có những thực phẩm gây nguy cơ trĩ và làm nặng thêm căn bệnh, thì cũng có những thực phẩm giúp đẩy lùi căn bệnh này.

Sau đây là một số thực phẩm thân thiện nhất với người bị trĩ:

Việt quất luôn là một trong những thức ăn tốt, đặc biệt là những người mắc trĩ.
Vì giàu chất sắc, việt quất có thể giúp phục hồi những tổn hại trong thành mạch máu và tăng cường sức khoẻ tổng thể của hệ thống mạch.
Rau chân vịt tốt cho bộ máy tiêu hóa, hữu ích cho hoạt động của ruột. Loài rau giàu dưỡng chất này là một thức ăn quý hoá cho những ai phập phồng vì mắc trĩ.
Rau chân vịt tốt cho toàn bộ máy tiêu hóa, và được xem là hiệu quả trong việc làm sạch và phục hồi ruột. Thành phần magie trong rau rất hữu ích cho hoạt động của ruột.
Dân gian có câu thập nhân cửu trĩ cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam được nhiều người lựa chọn là món canh bông lý: Bông lý 150g, tôm sú lột vỏ 50g, đậu hũ 50g thêm hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Nếu bệnh trĩ đi cầu phân táo cứng, người nóng, tốt nhất nên chọn món ăn bài thuốc có tác dụng bổ mát, nhuận trường, tiêu viêm. Món ngon từ cháo lươn rau ngổ: Lươn 1 – 2 con 100g làm sạch, gạo ngon 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn.
Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn.
Ngoài việc giúp cho chuyển động của ruột tốt, củ cải còn chứa một số dưỡng chất rất tốt cho ruột kết. Betacyanin, thành phần làm nên màu đỏ tía của củ cải được chứng minh là có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bạn đang khổ sở vì bệnh trĩ mà không muốn đốt búi trĩ bằng laser, bạn cũng có thể dùng đu đủ.
Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh: Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng. Phương pháp này áp dụng tới khi người bệnh thấy búi trĩ biến mất thì ngừng sử dụng. Lưu ý, nên chọn đu đủ xanh còn tươi và có nhiều nhựa.
Hay một món sinh tố trái cây để chữa trĩ đơn giản: Đu đủ chín 50g, hồng xiêm chín 50g, dâu tây 50 xay sinh tố uống ngày 1 – 2 lần. Ngoài ra, tăng cường ăn các món khác chế biến chủ yếu có nhiều rau như dấp cá, rau diếp, rau đắng, giá đậu, mồng tơi, rau đay, rau lang, đậu bắp và trái cây tươi đều tốt.
Canh mướp hương chữa trĩ hiệu quả: Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.
Khi bị trĩ thấy đau nhức hãy dùng rau diếp cá nấu nước, lúc nước sôi già thì đổ ra chậu để xông, khi nước còn ấm, ngâm và rửa kỹ hậu môn. Lại giã diếp cá tươi đắp vào chỗ đau.
Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …
Sung là một loại quả có tác dụng chữa nhiều bệnh như một số bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, sỏi mật và còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng.Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…
Phương pháp xông hoặc rửa bằng sung: Dùng 10 quả sung hoặc có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, dùng khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 37độC – 38độC) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Bạn dùng quả sung vẫn còn xanh khoảng 15-20 quả, nấu canh cùng với một đoạn lòng lợn để ăn. Món canh này có tác dụng khá tốt đối với người mắc bệnh trĩ và có thể ăn liên tục cho tới khi khỏi bệnh thì thôi.

13 LOẠI RAU THƠM QUEN THUỘC CŨNG LÀ THUỐC QUÝ

Trong ẩm thực Việt Nam, rau thơm là một nguyên liệu quan trọng, không chỉ là rau, là gia vị, là nguyên liệu giúp điều tiết tác dụng của các loại thực phẩm, làm cho món ăn trở nên an toàn, bổ dưỡng… Rau thơm còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.

Sau đây là danh sách 13 loại rau phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt và công dụng y học của chúng:

1. Rau răm

Rau răm còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục… Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá…). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

2. Thì là (thìa là)

Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

3. Rau mùi

 Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc… Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.

4. Mùi tàu

Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa…

5. Húng chanh

Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

6.Húng quế

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

7. Bạc hà (húng cây)

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

8. Sả (cỏ chanh)

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..

9. Tía tô

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.

Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P… tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.

10. Rau diếp cá

Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau – cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.

Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.

Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.

11. Lá lốt

Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.

Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau rang, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…

12. Đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các song alpha, beta và giảm tỉ lệ song delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

13. Lá sung

Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật.

Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp,lợi sữa.

Theo Giáo Dục.

Trị 8 loại bệnh thường gặp bằng các loại thực phẩm luôn có sẵn trong bếp

Bạn có biết? Nhà bếp của bạn cũng chính là một nhà thuốc nếu biết sử dụng đúng cách?

Mất ngủ:

Trong bếp bạn có nhiều bài thuốc trị mất ngủ rất hiệu quả mà không gây nguy hiểm. Ví dụ như trà tim sen, một cốc sữa ấm hay là 2 quả kiwi trước khi ngủ. Sử dụng những thực phẩm này, bạn sẽ nhanh chóng chìm vào được giấc ngủ ngon.

Đau họng hoặc ho:

Trong mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp làm dịu cổ họng bị tổn thương hoặc viêm rất tốt. Phương thuốc trị đau viêm họng, ho đơn giản là pha một ít mật ong vào ly nước ấm, uống khoảng 2-3 tiếng/lần.

Triệu chứng tiền kinh nguyệt:

Trước ngày đèn đò, chỉ em phụ nữ thường gặp các triệu chứng như vọp bẻ, thiếu tập trung. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nếu phụ nữ ăn nhiều thức ăn có riboflavin sẽ rất tốt trong giai đoạn này, cụ thể là giúp giảm 35% các triệu chứng khó chịu trên. Bạn chỉ cần 50 gr hạt hạnh nhân (khoảng 40 hạt) là đã có được 30% lượng riboflavin cần thiết mỗi ngày.

Say tàu xe:

Nhiều khi gừng tươi còn có tác dụng hiệu quả hơn hẳn các loại thuốc say sóng. Bạn giã nhuyễn gừng gồi đắp vào dưới rốn, dùng băng băng lại trong chuyến đi. Hoặc đơn giản là nhâm nhi một mẩu gừng tươi trong chuyến đi. Với người say sóng nhẹ, có thể lột từ từ từng miếng vỏ của một quả chanh ngồi ngửi trong chuyến đi cũng có tác dụng chống buồn nôn tốt.

Đau nửa đầu:

Bài thuốc dân gian có tác dụng chữa đau đầu mà nhiều người biết, đó là hạt bí đỏ. Trong bí đỏ có nhiều magie, chất khoáng có ích để điều trị đau nửa đầu. Nếu bạn bị chứng này, hãy rang sẵn hạt bí, bảo quản trong hộp thủy tinh và ăn với liều lượng khoảng một nửa nắm tay mỗi ngày, mọi chuyện sẽ tiến triển tốt.

Triệu chứng do lệch múi giờ:

Khi bạn phải di chuyển theo chiều ngang trái đất, bạn có thể gặp các triệu chứng như mất nước, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, đó là triệu chứng lệch múi giờ hay Jet lag. Và lúc này, quả anh đào sẽ là vị cứu tinh. Hãy ăn anh đào vào trước giờ bay và vài ngày sau khi chuyến bay để phòng và chống các triệu chứng khó chịu trên.

Ợ nóng, trào ngược:

Những chứng đầy hơi trong bao tử có thể được giảm rõ nếu như bạn ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ví dụ các loại đậu trong bếp.

Đau cơ do hoạt động mạnh:

Khi hoạt động mạnh như khuâng vác, hay tập thể thao xong, bạn thường gặp tình trạng đau nhức cơ, đôi khi gây trở ngại trong sinh hoạt. Lúc này hãy dùng gừng tươi. Một nghiên cứu cho thấy người tập tạ ăn 2gr gừng tươi mỗi ngày trong 10 ngày có thể giúp giảm tới 25% cơn đau cơ sau khi tập. Chất gingerols trong gừng có tác dụng chống sưng, viêm rất tốt.

Bé Bủm tổng hợp.

Kiêng kỵ khi sử dụng thịt, cá

Thịt bò, gà, lợn, dê, tôm, cá… là những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nhưng không phải ai cũng biết là khi dùng kết hợp chúng và một số nguyên liệu không thích hợp có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể.

Sau đây là những món ăn kỵ với thịt cá theo quan niệm của y học cổ truyền và dân gian:

Thịt trâu bò: không ăn cùng lươn, hẹ. Thịt bò cũng không nên nấu chung với thịt lợn.

Thịt gà: không ăn cùng với quả mận, tôm, rau kinh giới, muối mè (vừng), hành sống, tỏi, rau cải. Trứng gà cũng không được ăn với quả mận.

Thịt lợn: Không ăn cùng ốc bưu, cam thảo, thịt dê, đậu nành, gừng sống, quả mơ.

Thịt dê: không ăn cung với bí rợ, không nấu bằng dụng cụng làm từ đồng. Thịt dê cũng kỵ với nước trà. Gan dê không ăn với măng tre.

Thịt chó: không ăn với tỏi. Không dùng chung với thịt gà.

Thịt lươn: không ăn với dấm, không nấu với táo đỏ. Không được nấu lươn bằng củi dâu tằm.

Thịt cua: không ăn với mật ong, kem, bí đỏ, cà tím, cam, quýt.

Thịt ốc: không nấu với bắp ngô, mì.

Tôm: không nấu với bí đỏ.

Cá chép: không ăn cùng lúc với thịt gà.

Cá trắm: không ăn cùng tỏi, không nấu cùng quả lí.

Mỹ Mạnh tổng hợp.

Những lưu ý khi ăn Trứng Vịt Lộn

Trứng vịt lộn là món ăn rất giàu dinh dưỡng. Nhưng có những người thuộc nhóm “cấm chỉ định” với trứng vịt lộn mà cứ ăn bừa, bổ đâu chẳng thấy lại rước họa vào thân.

Tại sao ăn trứng vịt lộn (cút lộn) với rau răm?

Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, lạnh bụng, say nắng… Do vậy, thứ rau này được dùng rất rộng rãi với vai trò là loại rau gia vị cho các món ăn.

Ăn trứng vịt lộn vào lúc nào?Trứng vịt lộn là món bổ dưỡng, đồng thời được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý. Do vậy, việc ăn kèm rau răm với trứng vịt (trứng cút lộn) có khả năng là để giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt (trứng cút lộn), đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể. Nhưng điều mà ai cũng thấy đó chính là rau răm (đôi khi có người ăn thêm gừng) sẽ giúp cho người ăn trứng vịt (trúng cút lộn) không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.

Câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.Ở miền Bắc, người ta thường ăn trứng vịt lộn buổi sáng. Ở miền Nam, hay ăn trứng vịt lộn bắt đầu từ chiều cho đến tối. Vậy ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày là hợp lý?

Ăn bao nhiêu là đủ?

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cũng cho thấy, trong một cái trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…

Ăn nhiều trứng vịt lộn và ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần.Như vậy trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng. Do đó ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.

Trẻ em có được ăn trứng vịt lộn?

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn ½ quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn).

Bà bầu ăn càng nhiều trứng vịt lộn càng tốt?

Cạnh đó, trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt.Tuy chưa có nghiên cứu nào khẳng định lợi hại của trứng vịt lộn với bà bầu, nhưng về cơ bản đây là món ăn giàu dinh dưỡng, do đó cũng tốt cho bà bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Ai không được ăn trứng vịt lộn?

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Người gầy ăn trứng vịt lộn nhiều có mập không?

Câu trả lời là có, do đó trứng vịt lộn là một trong những lựa chọn ưu tiên của người gầy muốn cải thiện cân nặng. Trứng vịt lộn giàu vitamin A và chứa chất tiền vitamin A. Sử dụng trứng vịt lộn bạn cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Khi đó cơ thể bạn mới hấp thụ được một cách trọn vẹn.

Trứng vịt lộn cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân.

12 LÝ DO ĐỂ BẠN NÊN UỐNG NƯỚC DỪA

Nước dừa là thứ nước giải khát ngon miệng và rất quen thuộc ở đất nước chúng ta. Tuy vậy, không phải ai cũng biết đến những lợi ích tuyệt vời của loại thuốc bổ tự nhiên, tinh khiết này.

Trẻ lâu:

Tại Philippines, dừa được coi như là phương thuốc trường xuân. Họ có món Nata dừa, làm từ nước dừa, dấm lên men. Thức uống này được người Nhật coi như là một thứ tráng miệng cao cấp và được cho là có tác dụng ngừa ung thư.

Chống nôn:

Những người bị bệnh sốt rét, thương hàn, sốt… dẫn đến ói mửa thì có thể dùng nước dừa để chống nôn vì tính chất giúp ổn địch dạ dày trong quả này.

Cung cấp năng lượng.

Nước dừa có nhiều dưỡng chất, sinh tố cũng như khoáng chất hơn hẳn các loại đồ uống khác, nên nó cũng được coi như một loại “nước tăng lực” tự nhiên tuyệt vời. Một trái dừa có thể chứa lượng vitamin C cần cho cả ngày, bên cạnh đó là các vitamin B3, B2, B5, biotin, acid folic, B1… Trong nước dừa còn chứa nhiều muối khoáng, các nguyên tố vi lượng như đồng, sulfur, phosphorus cần thiết cho hoạt động thể lực, giúp cân bằng điện giải trong cơ thể.

Kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa.

Những đặc tính trên giúp nước dừa có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Tốt cho tim mạch.

Những người bị cao huyết áp thường có mức độ kali thấp, cho nên uống nước dừa thường xuyên được cho là có hiệu quả tốt trong việc điều hòa huyết áp, do nồng độ kali và acid lauric trong nước dừa cao. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, rất tuyệt vời khi dùng để điều trị, giữ gìn sức khỏe tim mạch.

Phòng chống sỏi thận:

Nước dừa thường được khuyên dùng kèm các loại thuốc điều trị các bệnh về thận hoặc sỏi thận. Nước dừa có thể làm tan sỏi thận, đưa chúng ta ngoài cơ thể dễ dàng.

Điều trị mất nước, mất máu

Nước dừa từng được coi là thuốc điều trị các bệnh tả, lỵ, tiêu chảy, cúm… nhờ khả năng bổ sung nước và cân bằng điện phân cho cơ thể. Uống nước dừa hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiêu hóa, nhiệt miệng và giúp hồi phục cơ thể khi mất nước.

Các huyết tương trong nước dừa tương tự như máu người, nó còn giúp thông tĩnh mạch hiệu quả. Vì vậy nước dừa từng được dùng để truyền máu cứu người trong những trường hợp khẩn cấp tại những cuộc chiến tranh, như Thế chiến II, Chiến tranh Việt Nam.

Đẹp da

Cytokinin trong nước dừa có khả năng điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Đồng thời acid lauric trong nước dừa giúp hạn chế sự lão hóa của tế bào da, cân bằng pH và giúp các mô da liên kết chặt, giữ độ ẩm cho da. Bạn có thể thoa nước dừa lên da trước khi đi ngủ để hạn chế các nếp nhăn, mụn, ngứa, rạn da và eczema.

Giảm cân:

Do tính chất điện phân tự nhiên, tăng cường trao đổi chất và còn ngon miệng, giúp giải khát tốt. Nước dừa là liệu pháp hữu ích cho người muốn giảm cân.

Tốt cho tiêu hóa:

Khi acid lauric trong nước dừa vào cơ thể, chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin, giúp kháng khuẩn, kháng virus, trị giun, kí sinh trùng và nhiễm trùng tiêu hóa ở con người. Nước dừa được coi như loại thuốc kháng sinh và là thuốc bổ cho người bị bệnh đường ruột. Bạn có thể trộn một muỗng nhỏ dầu oliu vào ly nước dừa và sử dụng ít nhất 3 lần / tuần để thấy hiệu quả.

Tăng cường miễn dịch

Lượng kali trong nước dừa gấp đôi lượng kali trong chuối. Bên cạnh đó, nước dừa còn chứa Chloride, sắt, canxi, natri, magie, phospho, acid lauric… cho nên rất tốt cho cơ bắp, tim mạch, thần kinh, cũng như hệ miễn dịch. Nước dừa còn giúp hấp thu và cân bằng các chất lỏng bên trong cơ thể.

Bảo vệ đường tiết niệu

Nước dừa có thể được sử dụng thường xuyên để chữa các bệnh về tiết niệu chẳng hạn như đái rắt…

 

…Và một số lưu ý khi uống nước dừa:

Nước dừa khi rời quả sẽ bị mất mát khí vị, nên cần để yên trong quả mà uống. Nếu được, nên uống ngay dưới gốc dừa vừa chặt, không đặt dừa xuống đất.

Không uống nước dừa khi vừa đi nắng về, đói mệt và nhất là đang bị bệnh vì dễ xảy ra tác dụng phụ như ớn lạnh, sốt.

Không uống nước dừa trước khi thi đấu thể thao.

Mỗi ngày chỉ nên uống một trái dừa là tốt. Uống nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, nhất là khi uống kèm cơm dừa nạo, đá lạnh vào chiều và đêm.

Bạnh Bư tổng hợp.

Những ai không nên ăn khổ qua?

Theo y học cổ truyền, khổ qua (mướp đắng) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận trường, tăng miễn dịch, bổ thận tráng dương. Bên cạnh đó còn giúp điều trị bệnh tật như trị rôm sảy, trị ngộ độc, giảm đường huyết, chống phù nề, hỗ trợ phòng chống ung thư đắc lực.

Tuy là loại quả đại bổ với nhiều người, nhưng không phải khổ qua hoàn toàn vô hại nếu ăn quá nhiều. do những tác dụng mạnh cũng như độc tố bên trong nó. Đặc biệt những đối tượng sau đây càng nên tránh khổ qua:

Người hiếm muộn

Nếu đang mong có quý tử từng ngày, bạn nên tránh ăn khổ qua. Nhiều nghiên cứu cho thấy khổ qua làm giảm khả năng sinh sản. Khổ qua dùng với số lượng nhiều khiến cho một vài loại hormone tăng quá mức, tạo nên độc tố trong cơ thể.

Bà bầu:

Đối với phụ nữ có thai, dân gian thường khuyên tránh dùng khổ qua làm thức ăn. Khổ qua có tính hoạt huyết, có thể gây kích thích tử cung dẫn đến sinh non, thậm chí là gây co thắt tử cung, xuất huyết và hoại thai. Khổ qua thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em và thai nhi, nhiều nghiên cứu cho thấy quả khổ qua có thể gây đột biến gene, còn hạt của nó có thể làm hư thai.

Bà đẻ:

Các độc tố trong khổ qua ảnh hưởng mạnh đến trẻ em hơn người lớn, do đó nên tránh cho trẻ em ăn nhiều loại trái này. Phụ nữ sau khi sinh càng không nên ăn nhiều khổ qua vì có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh qua đường sữa.

Người bị bệnh tiêu hóa

Ăn khổ qua quá nhiều, những người có vấn đề về tiêu hóa sẽ dễ bị tiêu chảy và các bệnh dạ dày. Đặc biệt không được ăn khổ qua kèm theo huyền sâm.

Người bị huyết áp thấp

Khổ qua thường được dùng phối hợp làm thuốc trị cao huyết áp, nếu ăn quá nhiều dẫn đến thấp huyết áp, gây đau đầu, chóng mặt. Người bệnh huyết áp thấp càng nên hạn chế ăn loại quả này.

Người bị bệnh gan, thận:

Khổ qua rất khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi nên người bị gan, thận nên hạn chế dùng loại thực phẩm này.

Mỹ Lạo tổng hợp.

Những thực phẩm kỵ với trứng gà

Trứng gà là loại thực phẩm bổ dưỡng, ngon lành và gần như là quen thuộc nhất thế giới. Tuy vậy, không có nghĩa là ăn trứng gà lúc nào cũng an toàn. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí nguy hiểm, bắt nguồn từ việc ăn trứng gà sai cách.

Ngoài lượng protein rất dồi dào cùng, trong trứng gà chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể như Magie, Canxi, kẽm và sắt…các acid tốt cho hệ miễn dịch và một lượng đáng kể các sinh tố A, B1, B6, B12, D, E… Lòng trắng trứng còn có tác dụng hỗ trợ cơ bắp, chống lão hóa cho cơ thể. Trong trứng có lecithin hỗ trợ tiêu hóa, các hoạt động của gan và làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch do Cholesterol. Với lượng Vitamin D, loại vi chất quan trọng giúp hấp thu Canxi, trứng cũng đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa loãng xương.

Cùng với đó, các chất sunfur, khoáng chất, vitamin trong trứng giúp cho tóc và móng tay trở nên chắc khỏe. Lòng đỏ trứng dồi dào axetylcholin giúp tăng trí nhớ, bổ trợ trí não rất tốt cho người làm việc trí óc, cũng như trẻ em đang phát triển.

Đó là lợi ích của trứng gà, nhưng ở những khía cạnh khác, chúng ta cần lưu ý khi ăn trứng gà với các loại thực phẩm khác để không biến trứng thành loại thực phẩm có hại. Danh sách sau đây là những thực phẩm không nên ăn cùng lúc hoặc gần với lúc ăn trứng gà.

Không ăn với thịt rùa:

Thịt rùa và trứng nếu ăn chung có thể gây ngộ độc. Đặc biệt người thể trạng yếu, phụ nữ mang thai càng nên tránh kiểu ăn này.

Không ăn với đường trắng:

Trứng gà chấm đường có lẽ hợp khẩu vị với nhiều người, nhưng chính bọn chúng lại không hợp nhau và làm cho cơ thể khó hấp thu.

Không ăn với thịt thỏ:

Theo “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân: “Trứng gà ăn với thịt thỏ sẽ tiêu chảy”. Vì thịt thỏ cam hàn xoan lãnh “Trứng gà ăn cùng thịt thỏ sẽ bị tiêu chảy”. Đó là vì thịt thỏ có vị cam, hàn, chua lạnh, trứng gà vị cam bình hơi hàn. Hai thứ này ăn chung gây kích thích lên hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

Không ăn với sữa đậu nành:

Đập một quả trứng vào sữa đậu nành là thói quen của một số người, nhưng thói quen này đã cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể, do sự kết hợp giữa trypsin trong sữa và protein trong trứng gây ra.

Không ăn với óc heo:

Dùng hai thứ này với nhau sẽ gây tăng Cholesterol trong máu, làm người ăn tăng huyết áp động mạch, có thể nguy hiểm tánh mạng.

Không ăn với Trà:

Sau khi ăn trứng, nhiều người làm ngay một cốc trà chống ngấy, tuy vậy nếu việc này được lặp lại thường xuyên, sẽ có hại. Acid tannic trong lá trà khi gặp protein trong trứng sẽ tạo thành protein acid tannic làm cản trở hoạt động của nhu động ruột, làm phân trữ trong ruột lâu hơn, sinh ra táo bón.

Không ăn với hồng:

Ăn hồng tráng miệng sau bữa cơm nhiều trứng gà là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm nặng. Nếu bị nôn sau một bữa ăn như thế, cần uống nước muối nóng hoặc nước gừng ấm, nếu nặng quá có thể phải dùng thuốc xổ, nhưng tốt nhất là đi bác sĩ.

Không ăn khi sử dụng thuốc tiêu viêm:

Lượng protein cao trong trứng có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, làm giảm công hiệu của thuốc. Cho nên không được uống thuốc sau khi mới ăn trứng gà xong.

Mỹ Lạo tổng hợp.

Tác hại của việc ăn quá nhiều quả Bơ

Mặc dù được ghi vào kỷ lục Guiness là loại quả bổ nhất thế giới, nhưng, cũng như tất cả những thứ bổ dưỡng khác, ăn nhiều cũng hoàn toàn có thể gây hại.

Dị ứng:

Nếu ăn nhiều, những người bị dị ứng bơ sẽ có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, ngứa ngáy. Người bị dị ứng với cao su thường có nguy cơ dị ứng luôn cả bơ.

Hại gan:

Collagen là một trong những đại diện dinh dưỡng tiêu biểu của bơ, tuy vậy, nếu ăn quá nhiều , collagen không tiêu hết sẽ đọng lại trong gan và gây tổn thương gan.

Dư calo, tăng ký:

Hàm lượng Calo trong bơ khá là cao, vì thế nếu ăn bơ thường xuyên, bạn phải cân nhắc cắt giảm lượng calo ở các món ăn khác. Trừ khi bạn quá gầy và muốn lên cân.

Ảnh hưởng đến công dụng của thuốc:

Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng tác dụng nếu dùng trong khi ăn bơ. Ví dụ thuốc loãng máu, quả bơ có thể làm mất tác dụng của loại thuốc này. Tốt nhất nếu đang điều trị, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng bơ cho thích hợp.

Vậy ăn chừng nào là không nhiều? 

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia Mexico, bạn chỉ nên dùng khoảng 2 muỗng cà phê bơ mỗi ngày để phát huy tốt tác dụng của bơ. Vì chỉ cần một muỗng cà phê bơ thôi đã có 5g chất béo và 55 đơn vị calo.

Mỹ Lạo tổng hợp.

Lưu ý khi ăn Dưa Hấu

Dưa hấu là loại quả luôn luôn hấp dẫn chúng ta, nhất là vào những lúc trời oi bức. Tuy vậy, ăn dưa hấu không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.

Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị cảm, lạnh

Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù do bị cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không trái cây có tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…

Không ăn quá nhiều:

Lời khuyên đầu tiên của các chuyên gia là không nên ăn quá nhiều dưa hấu. Ăn nhiều loại quả có tính lạnh như dưa hấu sẽ dễ bị tiêu chảy, căng bụng hoặc chán ăn. Với lượng nước chiếm hầu hết trong thành phần, dưa hấu có thể làm loãng dịch dạ dày, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Bên cạnh đó, hàm lượng Kali cao trong dưa có thể gây ra các vấn đề tim mạch. Ăn nhiều dưa hấu còn có thể gây ra căng thẳng, dị ứng, hạ huyết áp, tổn hại cho thận.

Mỗi lần ăn dưa hấu, dù có thèm cách mấy bạn cũng chỉ nên ăn tới 300g là ngưng, khi khác hãy ăn tiếp.

Không ăn để giảm cân:

Dưa hấu có lượng đường cao, dễ dàng chuyển thành chất béo.

Bổ ra phải ăn ngay:

Dưa hấu thường được ăn vào lúc trời nóng, và đây là điều kiện sinh trưởng thuận lợi cho vi khuẩn. Ăn dưa hấu để lâu, nhiễm khuẩn dễ bị bệnh tiêu hóa.

Không ăn gần bữa ăn:

Trước và sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, nên tránh ăn một loại quả nhiều nước như dưa hấu, vì có thể dẫn đến loãng dịch tiêu hóa trong bao tử, ảnh hưởng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Ăn dưa hấu trước bữa ăn còn gây chán ăn vì cảm giác no sau khi nạp nước vào dạ dày.

Không ăn dưa hấu quá lạnh:

Cho dù có cảm thấy nóng bức khó chịu đến đâu nữa, bạn cũng chỉ nên ăn dưa hấu mát. Vì dưa hấu mà lạnh quá sẽ có hại cho dạ dày, răng cỏ của bạn. Tốt nhất là trữ nguyên quả dưa hấu trong nhiệt độ 10 độ C, lúc ăn thì xẻ ra dưa sẽ không quá lạnh.

Không ăn khi bị lở, viêm miệng:

Theo y học phương Đông, nguyên nhân gây viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu lợi tiểu, ăn nhiều nước bài tiết ra ngoài nhanh làm thiếu nước ở khoang miệng, khiến cho miệng càng khô, gây âm suy nội nhiệt, càng kéo dài chứng lở viêm ở miệng.

Mỹ Mạnh tổng hợp.

Những thực phẩm bà bầu nên tránh (phần 2)

Dinh dưỡng cho thai phụ là điều rất nhiều người quan tâm, vì nếu ăn uống không hợp lý, các chất trong thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ lẫn bé. Sau đây là những loại thực phẩm bà bầu nên hạn chế hoặc tránh xa trong thai kỳ, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu:

Quả dứa (thơm, khóm):

Trong quả này có bromelain, chất làm mềm khung xương chậu, làm cho dễ chuyển dạ, vì vậy, nếu ăn quá nhiều dứa trong thời gian đầu của thai kỳ thì hoàn toàn không tốt.

Quả đào:

Đào là loại quả nóng, nếu ăn nhiều dễ gây xuất huyết ở bà bầu.

Khổ qua:

Hay còn gọi là mướp đắng, là loại quả mang lại nhiều lợi ích nhưng không phù hợp với thời kỳ mang thai. Vì quả có tác dụng kích thích co bóp tử dung và dạ dày. Người đã nạo phá thai nhiều lần, tử cung có thẹo hoặc tử cung ngả sau nếu như ăn nhiều quả này, có thể bị sảy thai.

Rau sam:

Rau sam ngon và bổ, nhưng nên hạn chế ăn nhiều, nhất là bà bầu. Vì rau sam cũng gây kích thích co bóp tử cung, tạo nên nguy cơ sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe mẹ.

Thực phẩm chứa vi khuẩn listeria:

Ví dụ như thịt muối, phó mát mềm, sữa chưa tiệt trùng. Khi có thai, sức đề kháng của mẹ khá yếu để có thể ngăn chặn listeria. Vi khuẩn này còn có thể lây qua bé qua đường nhau thai, làm thai nhi bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Cam thảo:

Một nghiên cứu tại trường đại học Helsinki (Phần Lan) kết luận: Mẹ bầu nào dùng từ 250g cam thảo trở lên trong một tuần lễ thì có nguy cơ đẻ non cao cấp đôi so với những người không ăn hoặc ít ăn cam thảo.

Gừng:

Gừng có thể chữa các triệu chứng nghén cho bà bầu, tuy nhiên đừng lạm dụng, vì theo một số nghiên cứu, gừng còn có thể gây co thắt, xuất huyết tử cung. Người ta vẫn còn tranh cãi về tác hại của gừng đối với thai kỳ, tuy nhiên tốt hơn là bạn chỉ nên dùng với một lượng vừa phải khi cần thiết.

Sầu riêng:

Đây là loại thực phẩm nóng có thể làm đường huyết trong cơ thể tăng cao, khiến thai nhi có thể to hơn bình thường. Ăn nhiều sầu riêng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu: đầy hơi, khó tiêu, tăng huyết áp. Nếu thèm quá, bà bầu có thể ăn một ít kèm với các loại quả mát như dưa bở, bưởi…

Lô hội:

Các thầy thuốc thường khuyến cáo, thai phụ và người mới đẻ tuyệt đối không nên dùng lô hội (nha đam). Những nghiên cứu gần đây cũng cho biết loại lá thuốc này có thể liên quan tới sẩy thai, dị tật cho trẻ.

Những ứng dụng bất ngờ của Tỏi (phần 2)

[MAV.vn] Tỏi không chỉ là một loại gia vị, thực phẩm bổ dưỡng. Bên cạnh công dụng ngăn ngừa và chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có cao huyết áp, ung thư… tỏi còn biết đến với rất nhiều “tài lẻ” khác.

Trị mụn trứng cá:

Tỏi có thể dùng như một loại mỹ phẩm hỗ trợ trị mụn trứng cá nhờ khả năng thanh lọc máu cộng với tính kháng khuẩn của nó. Bạn có thể chà nhẹ mặt cắt tỏi sống lên mặt để trị mụn. Hoặc nghiền nát tỏi lấy nước để thoa vào chỗ mụn.

Kháng sinh

Tỏi nghiền được coi là một loại kháng sinh mạnh có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Nếu bạn bị thương trong trường hợp chưa thể đi đến bác sĩ, hãy thử bôi tỏi lên vết thương để ngăn nhiễm trùng.

Câu cá

Thật là kỳ lạ là cá lại thích mùi hương của cái món thường được nấu chung với chúng. Hãy thêm chút hương tỏi vào mồi câu cá xem, hiệu quả bất ngờ đấy!

Đẩy nhanh hồi phục vết thương:

Bổ sung tỏi vào bữa ăn của bạn sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình làm lành vết thương

Trị rộp môi:

Nếu bạn bị rộp môi, hãy bôi một ít tỏi sống nghiền nát vào môi. Đây là cách dân gian rất hữu hiêu.

Giảm cân:

Những người cần giảm cân thường được các bác sĩ khuyên tăng lượng tỏi vào khẩu phần hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy những con chuột ăn nhiều tỏi sẽ giảm trọng lượng và chất béo dự trữ trong thân thể.

Chữa ngứa bàn chân

Nếu bị nấm ngứa ở bàn chân, thay vì gãi mãi không được, bạn hãy ngâm chân vào chậu nước ấm có nước cốt tỏi hoặc vài miếng tỏi dập.

Chữa đau họng:

Nấu tỏi sống trong một lượng nước nhỏ, thêm mật ong và đường, vậy là bạn đã có 1 chai siro tỏi chữa đau họng hiệu quả nhờ vào tính kháng khuẩn mạnh của tỏi. Nếu muốn đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm tỏi trong nước rồi uống.

Bạnh Bư tổng hợp.

Xem tiếp: NHỮNG ỨNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA TỎI, PHẦN 1 

8 LÝ DO ĐỂ BẠN NÊN UỐNG CÀ PHÊ ĐIỀU ĐỘ

Cà phê có thể gây nghiện, nhưng đồng thời nó cũng rất có ích cho cơ thể nếu dùng đúng cách.

Thêm năng lượng: Uống cà phê trước khi hoạt động nặng 1 giờ, cơ thể bạn sẽ được bổ sung năng lượng để hoạt động dẻo dai, lâu bền hơn.

Giảm nguy cơ tiểu đường: Thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm 33% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II.

Phòng bệnh Gút: Một lượng điều độ cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm lượng acid uric trong máu, theo đó giảm 59% nguy cơ bị Gout cho nam giới.

Hỗ trợ tim: 2 hoặc 3 cốc cà phê hoặc 200-300mg caffeine mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu trong lúc nghỉ, tốt cho tim của bạn.

Tốt cho gan: Uống hơn 2 ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa và chống lại bệnh xơ gan.

Bảo vệ da: Phụ nữ uống 3 ly cà phê mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáng kể.

Giúp trí nhớ: 2 ly cà phê hoặc 200 mg caffeine sẽ giúp tăng cường trí nhớ.

Cải thiện tâm trạng: Phụ nữ dùng 4 ly cà phê pha lạt mỗi ngày sẽ giảm 20% nguy cơ trầm cảm, giảm 53% nguy cơ tự tử – theo kết quả nghiên cứu của đại học Havard.

Mỹ Lạo (theo Prevention.com)

9 SAI LẦM TỆ HẠI KHI ĂN SÁNG

Người Pháp có câu: “Hãy ăn sáng như một ông hoàng, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một gã ăn mày!”. Bữa ăn sáng rất quan trọng, vì thế việc ăn sáng thế nào cho đúng cách, không hại sức khỏe, cũng thật sự đáng quan tâm.

Vừa làm, vừa đi, vừa ăn

Dậy muộn, mua ổ bánh mì rồi vừa đi vừa gặm là cách đơn giản nhất để hành hạ dạ dày của bạn. Những người thường hoạt động khi ăn là những người hay đi nhà xí trong giờ làm việc nhất. Bạn có để ý điều này?

Ăn sáng quá sớm

Khi bạn ngủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, và thức ăn buổi tối sẽ vẫn đang được hấp thu khi bạn thức dậy. Hãy làm gì đó sau khi dậy 30 phút rồi mới ăn sáng.

Ăn đồ lạnh

Sáng sớm là khi cơ bắp, mạch máu và thần kinh của bạn đang co lại. Nếu ăn đồ lạnh lúc này sẽ làm máu khó lưu thông hơn, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Về lâu dài sẽ dẫn đến táo bón, mất sức đề kháng.

Ăn sáng quá ít hoặc không ăn sáng

Bữa sáng là quan trọng nhất trong ngày, nó giống như việc sạc pin điện thoại vậy. Một bữa ăn sáng quá ít sẽ làm cơ thể bạn nhanh chóng mệt mỏi, hơn nữa, não bộ của bạn sẽ trở nên lú lẫn vì nó đã hoạt động suốt thời gian khi bạn ngủ mà sáng dậy vẫn không được nạp năng lượng.

Ăn sáng quá nhiều

Ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng, khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ, lười hoạt động. Thay vì ăn nhiều, hãy ăn một bữa sáng chất lượng.

Ăn uống quá vội

Ăn vội ăn vàng, nếu không làm bạn bị nghẹn, thì việc vừa ăn vừa uống sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn.

Ăn đại

Nếu mỗi ngày bạn đều mua 1 cái bánh mì ngọt để ăn sáng, thì thật không tốt chút nào. Ngoài việc làm bạn chán ăn, việc lặp đi lặp lại một thực đơn đơn giản sẽ khiến cơ thể bạn thiếu chất nghiêm trọng.

Uống quá nhiều cà phê hoặc trà

Cả hai thứ này đều tốt cho tâm trạng và cơ thể bạn nếu như uống một lượng vừa phải vào buổi sáng. Còn nếu uống nhiều: ngược lại, caffein sẽ gây stress, khiến bạn thèm ăn, tăng cân. Ngoài ra chất này còn làm tăng tiết acid dịch vị không tốt cho dạ dày.

Uống sinh tố thay cho ăn hoa quả

Hoa quả cho buổi sáng là tốt, nhưng hãy rửa sạch, bổ ra ăn từ từ. Nếu bạn bỏ vào máy xay chúng ra thì một lượng lớn chất xơ, sinh tố, khoáng chất sẽ đào thoát khỏi món tráng miệng của bạn đấy.

Bé Thúi (MAV.vn)

NHỮNG THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI ĐANG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ

Một số loại thức ăn thường được coi như là một vị thuốc tốt cho sức khỏe và bệnh trạng, tuy nhiên có những sự kết hợp giữa thức ăn và thuốc lại gây nguy hiểm.

Quế và thuốc chống đông máu warfarin:

Quế có thể làm loãng máu, dùng nhiều có thể gây hại cho gan.

Các món ăn từ sữa và thuốc kháng sinh:

Vài loại thuốc kháng sinh tác dụng với sắt, canxi và nhiều khoáng chất khác trong các món ăn có sữa. Điều này ngăn chạn sự hấp thu của kháng sinh làm giảm khả năng chống nhiễm trùng. Người bệnh nên tránh dùng sữa bao gồm sữa, sữa chua, phô mai 2 tiếng đồng hồ trước và sau khi uống thuốc.

Thịt xông khói và thuốc chống trầm cảm:

Hãy xem kỹ loại thuốc trầm cảm bạn sắp dùng, nếu nó là loại ức chế enzyme monoamin oxidase (MAOIs) – mang nhãn hiệu Marplan, Emsam, Nardil, Parnate… thì không được dùng với những thực phẩm như thịt xông khói, rượu vang, dưa cải, dưa góp, pho mát lâu năm, xì dầu, bia hơi… vì acid amin tyramine khi kết hợp với những loại thuốc đó sẽ làm huyết áp thay đổi đột ngột, có thể ảnh hưởng tính mạng.

Nước táo và thuốc dị ứng:

Trước và sau khi uống Allega (fexofenadine) 4 giờ, bạn không được uống nước ép táo, kể cả cam, bưởi. Những loại nước trái cây này chứa một acid amin đưa thuốc từ ruột vào máu, làm giảm tác dụng của thuốc Allegra tới 70%.

Chanh và thuốc ho:

Chanh và những trái thuộc họ nhà chanh như cam, quít, bưởi có khả năng phá vỡ một loại enzime phân hủy statin cùng với một số loại thuốc khác, trong đó có thuốc họ dextromethorphan. Khi dùng chung với chanh, thuốc sẽ tụ lại trong máu người bệnh làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ ảo giác, buồn ngủ với dextromethorphan, hoặc nghiêm trọng hơn là tổn thương cơ đối với nhóm statin.

Rượu và Acetaminophen (Paractamol):

Rượu làm tăng hiệu quả của các men chuyển thuốc thành chất chuyển hóa Acetylbenzoquinoneumin, có hại cho gan thận. Nhìn chung là không nên dùng rượu trong 6 giờ trước và sau khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Sô cô la và thuốc điều trị tâm thần Ritalin:

Cũng như Caffein, Chocolate chứa theobromine, một loại chất kích thích. Khi dùng kết hợp với chất kích thích trong thuốc Ritalin sẽ dễ dẫn đến co giật, không kiểm soát hành vi.

Mỹ Lạo tổng hợp (MAV.vn)

13 điều không nên làm sau khi ăn

Sau khi ăn nên làm gì? Câu trả lời tốt nhất là ngồi yên bất động, nhưng nếu có muốn làm gì, thì hãy tránh những điều sau đây:

Hút thuốc

Sau khi ăn người hút thuốc thường thèm thuốc. Tuy vậy, sau khi ăn là lúc máu tuần hoàn nhanh hơn, hút thuốc lúc này sẽ khiến cho chất độc trong thuốc lá xâm nhập vào máu nhanh và nhiều hơn gấp nhiều lần.

Ngủ

Tuy rằng Căng da bụng, chùng da mắt, bạn không nên đi ngủ ngay sau khi ăn. Giấc ngủ sẽ ép buộc toàn bộ cơ thể giảm công suất hoạt động. Theo đó, hệ tiêu hóa sẽ không tiêu hết được thức ăn, thậm chí thức ăn trong ruột qua đêm còn có khả năng nhiễm khuẩn, gây hại dạ dày và ruột.

Đi bộ

Chúng ta có thói quen hoạt động nhẹ nhàng sau khi ăn để dễ tiêu. Thật ra, bất cứ hoạt động nào sau khi ăn đều làm chậm đi quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, những người bị viêm loét ruột, dạ dày, nếu hoạt động ngay sau khi ăn sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Với người già, đi bộ sau khi ăn có thể gây đột quỵ. Tốt nhất là sau khi ăn, tùy khối lượng thức ăn mà bạn nạp vào, nên nghỉ ngơi từ 30 phút tới 1 tiếng.

Dùng trái cây

Sau một bữa ăn no, tuy rằng bạn vẫn thấy thèm và muốn ăn uống thêm nhiều trái cây, nhưng dạ dày của bạn thật ra đã rất đuối. Ngoài ra các loại đường, acid, glucose, fructose, tinh bột trong trái cây còn có tác dụng làm thức ăn khó tiêu hơn. Bên cạnh đó, chất plavon trong nhiều loại trái cây quen thuộc có thể bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành acid tioxianic, về lâu dài sẽ gây bệnh ở tuyến giáp trạng.

Uống trà

Rất khó bỏ uống trà sau bữa ăn nếu bạn đã quen thói. Tuy vậy, hãy cố gắng đợi sau khi ăn 30 phút. Nếu uống ngay sau khi ăn, chất tatin trong trà kết hợp với các loại chất trong thức ăn sẵn sàng khiến cho thức ăn khó hấp thụ thêm. Chất tatin và chất theocin trong trà cũng không tốt cho tiêu hóa.

“Xếp hình”

Muốn chơi “xếp hình”, bạn phải chuẩn bị nhiều thể lực, tuy vậy không nên ăn thật no trước khi lâm trận. Cũng vì máu đang tập trung vào hệ tiêu hóa, nên sau khi ăn, máu trên não giảm đi đáng kể. Nếu bạn nổi hứng “xếp hình” vào lúc này, nhẹ sẽ bị tăng nhịp tim, nhức đầu, nặng có thể bị thượng mã phong.

Đọc sách, lên mạng

Bạn có thể hình dung ra thiệt hại kép của việc này, khi mà máu phải chia ra hai phía để làm nhiệm vụ: mắt để đọc và dạ dày để tiêu hóa. Khi cả hai cơ quan đều không đủ máu để hoạt động, có thể gây nên các bệnh về mắt và các vấn đề về dạ dày.

Hoạt động mạnh

Sau khi ăn từ 1 đến 3 tiếng, máu của bạn đang dồn về cơ quan tiêu hóa để tập trung nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Trong lúc này, nếu vận động mạnh, máu sẽ phải phân phát ra các cơ bắp, làm dạ dày hoạt động kém hiệu quả đi, và thế là đau dạ dày.

Tháo nịt

Tháo thắt lưng ngay sau khi ăn là một thói quen có hại ít ai ngờ tới. Vì khi dạ dày đang nặng nề, tháo dây lực làm phình bụng, áp lực trong bụng hạ thấp xuống, làm ảnh hưởng đến tác dụng hỗ trợ của đường tiêu hóa cũng như dây chằn khiến cho các cơ quan tiêu hóa đẩy nhanh co bóp, có thể gây xoắn, nghẽn ruột, thậm chí là thòng dạ dày.

Hát karaoke

Ngay sau bữa ăn, một chương trình hát hò với âm lượng lớn có thể là cực hình với tất cả mọi người, nhưng cũng có tác hại đối với bản thân người hát. Vì lúc này, thể tích dạ dày lớn, lưu lượng máu tăng lên. Hát sẽ làm cho áp lực dạ dày tăng thêm, có thể ảnh hưởng – thậm chí gây bệnh dạ dày, đường ruột. Bên cạnh đó, nếu bữa ăn có nhậu rượu bia, việc hát làm máu dồn về cuống họng, thanh quản, làm tăng xung huyết, rất dễ dẫn dến viêm họng mãn tính.

Uống nước lạnh

Những người già hay những người “nhạy bụng”, nếu sau khi ăn no mà dùng thức ăn lạnh ngay, sẽ gây co bóp mạnh ở dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài, có hại cho tiêu hóa.

Đánh răng

Cố gắng chờ sau khi ăn 45-60 phút rỗi hẵng đánh răng. Vì sau khi ăn là lúc răng yếu đuối nhất, việc chà sát, động chạm vào răng có thể gây tổn thương trực tiếp đến răng, nhất là phần men răng.

Tắm

Khi tắm rửa kỳ cọ, mạch máu giãn nở, máu sẽ lưu thông mạnh hơn đến các chi, chứ không tập trung về các cơ quan tiêu hóa và nội tạng, khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng. Về lâu dài, thói quen này sẽ hại dạ dày.  Còn nếu bạn mắc mỡ trong máu, bệnh tim, cao huyết áp… tắm sau khi ăn có thể gây biến chứng.

Mỹ Lạo (tổng hợp)

10 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ LÁ HẸ

Rau hẹ là một thực phẩm, gia vị dễ ăn, ngoài ra từ lâu nó cũng được cho là vị thuốc chữa bách bệnh. Trong đó, ngoài tác dụng nổi tiếng là bổ thận, tráng dương, hẹ còn rất nhiều tính năng rất quý giá khác. Sau đây là 10 bài thuốc đơn giản từ lá hẹ để điều trị một số bệnh phổ biến:

Viêm tai giữa: Lá hẹ rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi nhỏ vào lỗ tai bị thối mỗi ngày vài lần đến khi khỏi. Nếu côn trùng chui vào tai cũng dùng cách này để đuổi ra.

Nam yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh: Hẹ tươi giã nát, vắt lấy nước rồi uống ngày 2 lần trong 1 tuần.

Trị chứng đau ngang thắt lưng, dương suy, thận lạnh: Lấy 2 lạng lá hẹ, 30 gram thịt trái hồ đào, xào chín bằng dầu mè. Mỗi ngày ăn một lần, sau 1 tháng sẽ thấy kết quả.

Đau họng: Huơ nóng một nắm hẹ, đem đắp vào phần trước cổ rồi lấy đồ băng lại. Khi hẹ nguội thì huơ tiếp 1 nắm hẹ khác thay vào. Làm nhiều lần sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Có thể làm cách khác là giã nát lá và củ hẹ đắp vào cổ (không cần huơ nóng), băng lại cho khỏi rớt. Trong lúc đắp thì nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt những ngụm nước.

Tiểu ra máu, chảy máu cam: Giã nát 1 ký hẹ, vắt lấy nước, cho nửa ký sinh địa xắt nhỏ vào nước này ngâm, rồi phơi ngoài nắng to cho tới khi sinh địa chuyển qua màu đen, nước hẹ khô đi thì đem vào nhà, giã nhuyễn bằng cối, rồi se lại thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 2 viên. Dùng với canh củ cải trắng hiệu quả rõ rệt.

Suyễn: Lá hẹ giã nát lấy nước uống, hoặc sắc lên uống.

Đau răng: Lấy 1 nhúm rau hẹ (còn rễ), rửa sạch rồi giã nhuyễn, đắp vào chỗ đau. Mỗi lần đắp cách nhau 2 giờ.

Bệnh trĩ: Khi búi trĩ lòi ra ngoài không co lại được, ta dùng khoảng 200gr hẹ sống thái nhỏ, thêm tí giấm vào xào lên cho nóng. Sau đó bọc vào vải sạch, lăn vào chỗ trĩ đến khi nguội thì thôi. Cứ làm vậy thời gian sẽ thấy hiệu quả.

Cồn cào, buồn ói: 70g hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước, 20g gừng sống giã nhuyễn, vắt lấy nước, đem 2 thứ này hòa vào sữa tươi, hâm lên cho nóng rồi uống sẽ thấy kết quả ngay.

Ho, cảm mạo do lạnh: Lấy 2 lạng hẹ, kèm theo 0,2 lạng gừng tươi và 1 ít đường, đem trộn lên rồi hấp chín, ăn cả nước lẫn cái sẽ thấy giảm bệnh.

Táo bón: Lấy hạt rau hẹ rang lên cho vàng, hòa 5gr uống với nước sôi, ngày 3 lần sẽ sớm khỏi.

Mỹ Mạnh (MAV.vn)

10 THỰC PHẨM TẨM BỔ TỐT NHẤT CHO MẸ SAU SINH

Bà mẹ sau sinh thường phải đối mặt với nhiều vấn đề, như là cân nặng, da dẻ hay là lượng sữa cho con bú. Những thực phẩm sau đây sẽ góp phần hỗ trợ sản phụ giải quyết các vấn đề đó.

Gan động vật: Gan gà, gan cá, gan lợn… là những nguồn sinh tố A dồi dào và dễ kiếm, giúp bà mẹ sáng mắt và lợi sữa.

Rau ngót: Rau ngót chứa một lượng lớn sinh tố A, B, C, Canxi, phốt pho, sắt, chất béo, protein…được coi là siêu thực phẩm cho bà mẹ. Rau ngót còn giúp bà mẹ lợi sữa bởi những tác động nội tiết của các hợp chất sterols có tính estrogen. Rau ngót còn tốt cho hệ miễn dịch, giảm khả năng viêm nhiễm, giúp mau lành vết thương, bổ mắt, đẹp da… và nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Rau ngót gây nguy cơ sẩy thai ở thai phụ, tuy vậy lại rất bổ dưỡng cho sản phụ

Thịt bò: Thịt nạc bò, ngoài là nguồn cung cấp sắt, protein và năng lượng, thịt bò còn chứa kẽm và sinh tố B12, giúp ích cho việc sản xuất sữa của các bà mẹ.

Gạo lứt: Gạo lứt là loại thực phẩm đồng hành với việc giảm cân của bà mẹ sau sinh, với tác dụng bù đắp năng lượng, dinh dưỡng. Đây còn là loại thực phẩm lợi sữa tuyệt vời.

Rau xanh: Rau đay, bông cải xanh, cải bố xôi, rau muống… là những món cung cấp sắt, protein và chất xơ cần thiết cho phụ nữ sau sinh. Những món này cũng có tác dụng lợi sữa.

Cam: Cam, quýt, bưởi đều tốt cho phụ nữ sau sinh, nhưng cam là nổi bật hơn cả với hàm lượng cao sinh tố C và Kali, tốt cho hệ thống miễn dịch.

Đậu: Nếu không ăn thịt, bạn có thể chọn đậu làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chính cho mình. Các loại đậu cũng có tác dụng lợi sữa, cung cấp chất sắt, chất xơ, mà lại có lượng cholesterol thấp.

Trứng: Ngoài những lợi ích mà chúng ta đã biết, trứng còn là nguồn vitamin D tự nhiên rất tốt cho hệ xương của bé.

Thịt gà: Thịt gà cũng là lựa chọn ngon lành và bổ dưỡng đối với bà mẹ sau sinh, với hàm lượng khá nhiều các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, protein.

Đu đủ chín: Đu đủ nên tránh ăn vào giai đoạn hoài thai, nhưng khi sinh con xong rồi, thì ngoài việc là một món ăn lợi sữa nổi tiếng, nó còn có tác dụng làm đẹp cho da, giảm cân. Nhưng không nên ăn quá nhiều kẻo bị vàng da.

Khoai lang: Đây là nguồn tinh bột, năng lượng, vitamin A quý giá cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bà mẹ sau sinh.

: Trong bơ có nhiều sinh tố E, magiê, kali và chất xơ. Đây là món ăn hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ, mà còn giúp bà mẹ tái tạo lại vẻ đẹp trên làn da của mình sau khi sinh.

 Mỹ Mạnh (MAV.vn)