5 BÍ QUYẾT ĂN UỐNG GIÚP KHỎE MẠNH, TĂNG TUỔI THỌ

Việc ăn uống có ý nghĩa hàng đầu đối với chất lượng đời sống cũng như tuổi thọ của bạn. Sau đây là 5 loại thực phẩm rất thiết yếu để bạn duy trì đời sống trẻ khỏe lâu dài:

Uống chè xanh

Trà xanh thường được coi như một trong những loại thức uống bổ nhất thế giới. Trong chè có chứa hơn 300 chất có tác dụng dinh dưỡng cũng như chữa bệnh cho cơ thể như protein, catechin, lipopolysaccharide, chất béo, acid amin, carbonhydrate, tea polyphenols… Theo một khảo sát tại Shizuoka, một huyện chuyên làm trà ở Nhật bản và cư dân thường uống trà mỗi ngày, thì tỷ lệ bị ung thư và tử vong ở đây thấp hơn các nơi khác rõ rệt.

Tăng khẩu phần cá

Theo công bố của một trung tâm nghiên cứu ở đại học Washington: ăn cá ít nhất 1 lần mỗi tuần sẽ giảm tới 44% tỷ lệ chết do bệnh tim mạch ở người lớn tuổi. Phụ nữ có thể giảm 7% tỷ lệ trúng gió nếu ăn cá từ 1-3 lần trong tháng, và tỉ lệ này tăng lên 50% nếu ăn 5 lần trong tháng. Đó là lý do vì sao bạn nên tăng khẩu phần cá trong ngày, đặc biệt là các loại cá sống ở biển sâu.

Ăn nấm:

Nấm có lượng protein cao và nhiều sinh tố, khoáng chất cũng như acid amin tốt cho cơ thể, trong khi hàm lượng chất béo và calo lại thấp. Nấm có tác dụng hỗ trợ tốt cho não, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, bổ thận. Tất nhiên bạn phải biết cách chọn lựa và sơ chế để tránh bị ngộ độc nấm.

Uống nhiều nước:

Không cần phải nói chắc bạn cũng biết sự quan trọng của nước đối với cơ thể. Nếu không phải là người đang mắc bệnh thận, bệnh cường nước, thì bạn nên tập dần ý thức cung cấp nhiều lượng nước hơn cho cơ thể mỗi ngày, vì càng lớn tuổi, lượng nước trong người bạn sẽ giảm dần, tới mức 30% 40% so với khi còn trẻ.

Dùng súp, canh trước khi ăn cơm.

“Uống súp, canh ở đầu mỗi bữa ăn còn tốt hơn cả một liều thuốc quý”. Canh, súp sẽ bôi trơn đường tiêu hóa, làm cho thức ăn dễ nuốt hơn, tránh việc những thức ăn thô cứng có thể làm tổn thương hệ thống niêm mạc ở đường tiêu hóa. Ngoài ra cách ăn này còn hỗ trợ tốt cho việc giảm cân, phòng tránh béo phì.

Mỹ Mạnh, theo Bubblews.com.

20 LÝ DO ĐỂ ĂN CHUỐI MỖI NGÀY

 Chuối là loại thực phẩm dễ kiếm ở khắp nơi trên đất nước ta. Ngoài vị ngon hấp dẫn nhiều người, nó còn có những tác dụng rất tích cực đến sức khỏe.

A banana a day, keeps the doctor away! – Một trái chuối mỗi ngày, bác sĩ khỏi ra tay!

1 – Thêm Năng Lượng

Theo Tiến sĩ Douglas N. Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho vận động viên và những người làm việc tay chân. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy, chỉ hai quả chuối là đủ bổ sung năng lượng cho một lần tập luyện 90 phút.

2 – Bệnh Trầm Cảm 

Theo một nghiên cứu mới đây của hội MIND (Association for Mental Health), nhiều người bị bệnh trầm cảm thấy thoải mái hơn sau khi ăn một trái chuối, vì trong chuối có chất trytophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hóa thành chất serotonin tạo cảm giác thoải mái, giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn và có tâm trạng tốt hơn.

3 – Chứng Bực Bội Trước Kỳ Kinh Nguyệt 

Vitamin B6 trong chuối sẽ giúp điều hòa đường huyết, tạo sự khoan khoái dễ chịu.

4 – Giảm Khó Chịu Vào Buổi Sáng Với Những Người Đang Mang Thai

Ăn chuối giữa những bữa ăn giúp đường trong máu ở mức cao giúp các bà mẹ đang mang thai giảm được chứng nôn nghén vào buổi sáng khi ngủ dậy.

5 – Thiếu Máu 

Chuối có nhiều chất sắt, nên có thể kích thích sản sinh huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu và do đó giúp giảm bệnh thiếu máu.

6 – Cao Huyết Áp

Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã sử dụng chuối làm hạ áp huyết. Những nghiên cứu mới của trường đại học Kasturba ở Ấn Độ và trường Đại học John Hopskin ở Mỹ cũng cho thấy hàm lượng potassium có trong chuối giúp giảm huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.

7 – Sự Minh Mẫn

200 học sinh tại trường Twickenham (Middlesex) ở Malaysia được cho ăn chuối vào buổi sáng, buổi nghỉ giữa lớp và buổi trưa để kích thích hoạt động của não. Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo, học tập linh hoạt hơn.

8 – Nhuận Tràng Tránh Táo Bón

Chuối khi chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất sợi không hoà tan, tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột, nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột, phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.

9 – Váng Vất Sau Khi Uống Quá Nhiều Rượu

Một trong những phương pháp trị nhanh chóng cơn váng vất vì rượu là uống một ly sữa lạnh đánh sốp lên với chuối và mật ong.

10 – Chứng Ợ Nóng 

Chuối có tác dụng chống acít tự nhiên trong cơ thể, nếu bạn bị lên cơn ợ nóng thì hãy cố ăn một trái chuối để dịu cơn đau.

11 – Giảm Sưng Phồng Khi Bị Muỗi Đốt

Trước khi dùng kem bôi chống muỗi đốt, hãy thử dùng phần bên trong của vỏ chuối xoa lên những vùng bị muỗi đốt để giảm ngứa và sưng.

12 – Suy Yếu Thần Kinh

Chuối có lượng vitamin B cao nên có thể làm dịu hệ thần kinh, giúp giữ bình tĩnh rất tốt.

13 – Bệnh Mập Phì Vì Áp Lực Công Việc

Nghiên cứu tại Viện Tâm Lý học Úc cho thấy, những người bị áp lực công việc thường ăn quá nhiều chocolate và khoai tây chiên giòn. Họ khuyên nên ăn những thức ăn có nhiều chất carbohydrate (như chuối chẳng hạn, mỗi hai giờ) để giúp giảm cảm giác thèm ăn, để giữ cho mức đường trong máu ổn định.

14 – Tốt Cho Dạ Dày Tránh Loét Dạ Dày, Tá Tràng

Giữa chuối xanh, chuối bột, chuối khô, chuối chín và không dùng chuối, thì thấy chuối xanh giúp bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và hàn gắn nhanh những chỗ loét tốt nhất, còn chuối sấy khô ở nhiệt độ cao hoặc chuối chín không có tính năng này. Làm hỗn hợp chuối, sữa và mật ong giúp bình ổn dạ dày và giữ lượng đường trong máu ổn định dưới tác dụng của mật ong.

15 – Giảm Bớt Thân Nhiệt

Tại Thái Lan, người ta cho phụ nữ mang thai ăn chuối để giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng, đồng thời khi sanh đứa bé được mát mẻ. Chuối còn được xem như loại quả có tác dụng “hạ hỏa” với những người nóng tính.

16 – Những Bệnh Do Thời Tiết Thay Đổi (Seasonal Affective Disorder-SAD)

Chuối có thể hỗ trợ người bị SAD, vì có chứa chất tryptophan là chất gia tăng khí sắc tự nhiên.

17 – Cai Thuốc Lá

Các vitamin B 6, B 12 cũng như các chất potassium và magnesium có trong chuối giúp cơ thể chống lại phản ứng thiếu nicotine lúc đang cai thuốc.

18 – Giảm Căng Thẳng (Stress)

Kali là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa oxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể. Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại quân bình.

19 – Đột Quỵ (Stroke)

Theo nghiên cứu đăng trên tập san The New England Journal of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối giảm tỉ lệ tử vong vì đột quỵ xuống 40 phần trăm.

20 – Hột Cơm, Mụn Cóc trên da (Warts)

Đắp mặt trong vỏ chuối vào mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại , sau một thời gian mụn cóc sẽ mất!

Lời Kết

Chuối là loại quả ngon, rẻ và cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên, chuối đươc sắp vào loai thực phẩm có lượng đường cao, nên người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá, dễ tìm, dễ ăn, lại trị và ngừa được nhiều bệnh, nên cần dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, xen giữa ba bữa ăn. Vì vậy, có lẽ đã tới lúc ta phải thay lời khuyên “An apple a day, keeps the doctor away” bằng câu “A banana a day, keeps the doctor away!” (mỗi ngày một trái chuối, tránh gặp bác sỹ).

Theo A banana a day, keeps the doctor away! Lancet Journal 8/2009

Những đặc sản không thể bỏ qua khi đến Quảng Nam

Đến miền quê Quảng Nam, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều đặc sản từ biển, rừng núi hay đồng bằng.

Cháo lươn xanh Quảng Nam

Có dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với các món đặc sản dân dã từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si.

Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng. Gạo sau khi làm sạch được nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ một nồi riêng. Con lươn dưới đồng còn sống, bỏ vào hũ đất, cho muối sống vào chà xát nhiều lần để hết chất nhờn rồi rửa sạch bằng nước giếng. Tiếp đó, người ta bỏ ngũ tạng lươn rồi chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với sả xắt mỏng như lá lúa với dầu phụng (dầu lạc), đậu phộng (lạc), thêm chút tiêu, hành, ớt rồi um lên bằng nồi đất đậy phía trong là lá chuối non, ngoài là nắp nồi tạo nên mùi thơm cay nồng.

Cháo múc lên thật nóng rồi cho lươn um vàng vào ăn kèm với rau cải cau xanh thật tươi xắt mỏng như sợi bún cùng với đĩa ngò tây, lá hành, rau răm để riêng với một cái bánh tráng dòn tưng.

Cháo lươn là đặc sản dân dã từ bao đời nay ở Quảng Nam.

Khi ăn, người xứ Quảng có hai cách. Có người bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo vừa thổi vừa xúc từng thìa đưa vào miệng xuýt xoa. Số khác thong thả bỏ từng cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cau cau của cải xanh, vị bùi của đậu, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà. Nhưng tất cả đều ăn nóng và thỉnh thoảng lại cắn một miếng trái ớt xanh làm cho ai nấy ngồi gần thấy mà thèm muốn ăn.

Vì ăn cháo lươn với cải xanh nên người dân ở đây gọi là cháo lươn xanh. Một bát cháo lương gạo si chỉ có 10.000 đồng, cùng với nhấp chén rượu gạo chính hiệu ở đây vừa ngon, lại bổ mà sảng khoái tinh thần vô cùng nên đã thành câu ca: “Gạo Si mà nấu cháo lương/Trai mà không biết uổng đời làm trai”.

Cháo lươn Bình Định ngon nhất là quán của chị Trương Thị Cẩm ở thôn 4. Nhiều du khách, khi tham quan đập Phước Hà, một thắng cảnh nhân tạo của người địa phương cách đó gần 5km, vẫn cố ghé lại quán của chị Cẩm thưởng thức món ăn chân quê bổ khoẻ, rẻ tiền và độc đáo này.

Bánh tổ – hương vị tết Quảng Nam

Trong những món ăn chơi ngày tết của người Quảng Nam và cả trên các mâm lễ dâng gia tiên ngày tết cổ truyền, không thể thiếu bánh tổ. Đây là món bánh đặc sản, bình dân mà hương vị hấp dẫn khó quên một khi đã thưởng thức. Ngay tên gọi bánh tổ đã chứa trong nó ý nghĩa nhớ về tổ tiên, truyền thống đẹp của người Việt trong những ngày sắp sửa và trong tết Nguyên đán. Bánh tổ còn lấy tên từ chính “ngoại hình” của bánh. Không ai gọi là cái bánh tổ, mà gọi là ổ bánh tổ. Nhìn bề ngoài bánh trông như một chiếc bát, được bọc bằng lớp lá chuối dày dặn. Bánh có màu trắng, ngà, cà phê sữa, hay “đen như cục đường bát” tùy vào loại và lượng đường dùng làm nguyên liệu chế biến. Bên trên phủ một lớp mè (vừng). Cầm ổ bánh tổ lên, khứu giác còn cảm nhận được mùi gừng thơm lừng quện trong hương vị bánh.

Trên mâm lễ dâng gia tiên ngày tết cổ truyền, không thể thiếu bánh tổ

Cái hay của bánh tổ là có thể để được lâu, ăn dần dà cả tháng. Có thể dùng dao bản to xắt bánh ra thành từng lát hình cánh cung, sắp ra đĩa dùng. Hoặc “tét” bánh theo kiểu của người Quảng, dùng một sợi dây cước, một đầu cước ngậm miệng, một đầu cầm tay, xắn ngang ổ bánh tổ đang cầm trên tay kia. Bánh tổ đã ăn được vừa dẻo vừa ngọt, nên không chỉ bày trên các mâm lễ dâng gia tiên ngày tết Nguyên đán, mà cả trong mâm lễ tiễn ông Táo về trời, loại bánh ngọt người Quảng Nam ưa dùng cũng là bánh tổ. Người Quảng hay nói vui, cho ông Táo ăn bánh tổ, để ông Táo về trời ngọt giọng, dẻo giọng báo chuyện trần gian một năm qua cho suôn sẻ.

Vì bánh tổ để lâu hàng tháng trời, nên lớp lá chuối do thời tiết dễ bị ẩm làm cho mặt ngoài bánh bị mốc khi để lâu ngày. Bỏ đi thì tiếc, nên người biết dùng sẽ gọt bỏ lớp bề mặt và thành bánh xong rồi mới xắn bánh ra, bỏ vào chảo dầu phụng chiên giòn. Bánh có hương vị đặc trưng khác, hấp dẫn vô cùng. Bánh tổ lúc này không chỉ ngọt, dẻo, thơm lừng mùi gừng, mùi vừng mà còn hơi beo béo, chỉ làm thèm, không hề gây ngán.

Ngày trước, cận tết hầu như nhà nào cũng làm bánh tổ. Giờ không nhiều thời gian, thường người ta đặt bánh tại các nhà làm bánh gia truyền. Ra các chợ ở Quảng Nam và các vùng lân cận ngày giáp tết, cũng thấy bánh tổ được bày bán rất nhiều. Nhưng những người giữ nếp nhà, được tiếng làm bánh ngon vẫn gắng dành ra ít thời gian làm bánh để ít ra cũng đủ bày trêm mâm lễ dâng gia tiên, sau nữa đem biếu xóm giềng ăn tết. Đây giống như một tục lệ, một cách bày tỏ tấm lòng giữa những người “tối lửa tắt đèn” có nhau.

Bánh bột lọc

Bánh bột lọc tuy mộc mạc, dân dã nhưng lại rất ngon, ai đã từng đến với Tam Kỳ – Quảng Nam thực sự không thể quên được hương vị tuyệt vời của loại bánh này.

Mì Quảng

Mỳ Quảng được xem là đặc sản của Quảng Nam, những ai đến du lịch Quảng Nam mà không thưởng thức món ăn này thì quả là điều đáng tiếc.

Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi, nhân mì thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua… và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mì Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế…

Ăn mì Quảng nên ăn vào buổi trưa. Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp 1 ngụm nước lèo cho phát ra tiếng “soạt”, khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Và phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng. Mì Quảng mà để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt…

Ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nuớng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn.

Mì Quảng được xem là đặc sản của Quảng Nam. Những ai đến Quảng Nam mà không thưởng thức món ăn này thì quả là đáng tiếc

Đến Quảng Nam bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mì Quảng nằm dọc Quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn: quán mì gà Bình Nguyên (huyện Thăng Bình), quán mì gà Kỳ Lý (thị xã Tam Kỳ), quán mì tôm cua Cây Trâm (huyện Núi Thành), quán mì bò Cẩm Hà (thị xã Hội An)… Một tô mì cũng không quá đắt với giá dưới 20.000 đồng.

Đến Hội An bạn cũng có thể ăn mì Quảng:

– Buổi sáng và trưa: ăn mì gà đường Lý Thường Kiệt
– Buổi trưa: mì gà và mì thịt heo, trứng ở Cẩm Hà, đường lên làng gốm Thanh Hà. Nơi này mùa hè ngồi ăn là lý tưởng vì đối diện với sông,
– Tối, sau 7 giờ: ăn mì gà ông Hai, trước kia ông bán ở chợ vải, nay dời về nhà đường Nguyễn Duy Hiệu.

Cá chuồn Núi Thành

Cá chuồn tập trung chủ yếu ở vùng biển Nam Trung Bộ mà nhiều nhất là vùng biển Quảng Nam. Cá có dáng thon dài, lưng xanh, bụng trắng. Điều dễ phân biệt nó với các loại cá biển khác là cặp cánh dài tận đuôi. Nhờ vậy, nó có thể bay, tuy không cao.

Cá chuồn là món phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân xứ Quảng độ hè về. Và đã là người Núi Thành thì không ai không biết món cá chuồn xanh nướng cuốn rau sống chấm nước mắm ớt, vừa ăn vừa hít hà trong chiều tà bãi Rạng.

Lạ một điều, riêng loại cá chuồn lại ưa củ nén đến kỳ, dù chế biến dưới hình thức nào, từ chiên, kho đến nướng cũng không thể thiếu loại củ này. Vì thế, khi thấy cá chín vàng ươm, người nướng cá sẽ rưới một vài muỗng dầu ăn có phi củ nén, rồi nướng lại khoảng 5 phút để mùi củ nén bám vào cá đánh tan mùi tanh, tạo nên vị bùi của thịt cá chuồn tươi pha lẫn mùi nén thơm lựng.

Nói không ngoa nhưng quả thật mùi của cá chuồn xanh nướng thấm dầu phi nén có sức lan tỏa và quyến rũ “kinh khủng”. Những ngày hè nắng nóng, chỉ cần chạy xe trên đường dọc bãi Rạng, bạn đã nghe mùi cá chuồn nướng từ các lều, quán bãi biển… chỉ lối ra biển không sợ đi lạc.

Cá chuồn xanh nướng ở ngay bãi biển chỉ cần đánh sạch vảy, làm mang, sau đó quạt than đỏ đặt cá lên vỉ nướng khoảng 30 phút đem ra vừa thổi vừa ăn. Có thực khách đem cá nhúng vào nước biển rồi nướng trên bếp than hồng và thưởng thức hương vị ngọt của cá, vị mặn của nước biển thấm vào mà khen lấy khen để.

Cá chuồn chế biến được nhiều món ngon: cá chuồn áp nén chiên giòn, cá chuồn nấu canh với rau ranh, rau muống, nấu cháo gạo, kho, luộc… Nếu là khách phương xa, bạn sẽ được người dân đãi món cá chuồn nướng. Món ăn dân dã này đơn giản, rẻ tiền nhưng hương vị rất khó quên. Các loại cá chuồn đều có thể chế biến món nướng, nhưng được “đánh giá” cao nhất là cá chuồn xanh tươi được ngư dân đánh bắt trong đêm, sáng vào bờ bán lại cho những hộ kinh doanh ở bãi biển để nướng phục vụ khách.

Cá chuồn là món phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân xứ Quảng độ hè về

Nếu được ra khơi cùng với những đoàn tàu đánh cá, bạn sẽ có dịp chứng kiến cảnh cá chuồn từng bầy bay là đà, như đám mây vờn trên mặt biển xanh rờn, chập chờn sóng vỗ. Tầm tháng Ba đến tháng Năm âm lịch, nếu bạn có dịp về biển Rạng (Núi Thành – Quảng Nam) giữa mùa rộ cá chuồn gành, chuồn lộng, chuồn khơi, chuồn cồ, chuồn xanh… bạn sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon và không khỏi ngạc nhiên với những món ăn được người dân địa phương chế biến từ loại cá biển này.

Nếu là khách phương xa, để không bị “chém”, bị chủ quán “treo đầu cá chuồn ốc mít tính tiền cá chuồn xanh”, bạn nên đề nghị được xem và chọn cá ở thùng trước khi nướng để được thưởng thức đúng loại cá chuồn xanh. Và khi ăn, vị cá chuồn xanh cũng rất riêng, thịt không khô như cá chuồn cồ mà mềm, bùi và có vị ngọt ngọt.

Khi nhà hàng, các chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống ở bãi biển Rạng nướng bán lại thì mỗi con có giá 15.000 đồng. Nếu khách đến bãi Rạng là dân bản địa thì sẽ rất dễ dàng “nhận diện” được đâu là cá chuồn xanh: nó thường dài chỉ khoảng 20cm (ngắn hơn cá chuồn cồ), bề ngang to hơn cá chuồn khơi, dài hơn cá chuồn ốc mít và điểm khác biệt rõ rệt nhất chính là ở màu da xanh đặc trưng như chính tên gọi của nó.

Cá chuồn xanh thường đắt hơn các loại cá chuồng khơi, chuồn ốc mít, cánh gián… và không cân ký bán mà chỉ bán con. Mỗi con cá chuồn tùy thời điểm, tùy lớn bé, có giá 10.000 đồng/con hay 15.000 đồng/2 con.

Cá chuồn xanh nướng có mùi vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại cá nào. Khi ăn cá chuồn xanh nướng cũng không cầu kỳ, cứ cầm hẳn trên tay, bẻ đôi chấm vào nước mắm nguyên chất hoặc muối sống ớt xanh thì không gì thú vị bằng, vừa ăn vừa xuýt xoa, mằn mặn đầu môi vị muối của đại dương… Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu cá chuồn nướng quấn trong bánh tráng lề (bánh tráng cuốn) kèm rau sống, chấm nước mắm ớt.

(Theo VietQ)

Theo vietnamnet.vn

Đi săn đặc sản Thái Bình

Không cần biển báo địa giới, không cần hỏi thăm ai, mọi người đều dễ nhận biết khi đã đi hết đất Nam Định để sang tới Thái Bình. Ấy là vô vàn biển hiệu của những cửa hàng bánh cáy nổi bật trên màu xanh đồng lúa bạt ngàn. Ngoài bánh cáy, Thái Bình còn làm “say” lòng khách đến đây bằng nhiều đặc sản khác.

Bánh cáy

Làng Nguyễn rất nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, nghề chế biến thực phẩm, song đồ quý tiến vua thì chỉ có bánh cáy. Xưa, khi quan đại thần triều đình đi kinh lí vùng châu thổ, qua làng Nguyễn, người dân dâng bánh cáy tiến vua vào mỗi dịp tết.

Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp và các nguyên liệu phụ: gấc, quả dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn. Gạo nếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh dày.

Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn. Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín giòn, xát bỏ vỏ. Gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vở quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thành phẩm. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật. Bánh cáy xắt miếng, ăn xong nên uống nước trà xanh nóng.

Canh cá Quỳnh Côi

Canh cá Quỳnh Côi là món ăn dân tộc, dân dã mang hương vị thơm ngon của vùng quê Quỳnh Côi, Thái Bình. Xưa cư dân địa phương chỉ làm canh cá với loại cá rô đồng có màu vàng mượt sống ở vùng có đất sét màu đỏ. Vào tháng 3 hàng năm, cá rô sinh sôi nảy nở. Đến tháng 10 cá ăn hoa lúa nên rất béo và thơm. Cá rô bắt được sẽ dùng làm canh cá.

Ngày nay, cá rô tự nhiên không còn nhiều, muốn làm canh cá có thể dùng một số loại cá nuôi khác để thay thế. Trải qua thời gian, tùy theo từng khẩu vị khác nhau, món canh cá Quỳnh Côi có nhiều cách làm khác nhau đôi chút.

Thông thường, cá dùng làm canh phải còn tươi ngon, cho vào bếp nướng, rán hoặc luộc đến vừa chín tới. Sau khi khử sạch vẩy, vây và xương thì cắt cá thành miếng hoặc dằm tơi.

Tới đây ta có thể để nguyên mà làm thành canh hoặc tiếp tục đưa cá vào chảo hấp hoặc rán với gừng cho miếng cá trở nên cứng, có mùi thơm và vị cay nóng của gừng già. Cá sau khi chế biến như trên được dùng làm canh với bánh đa hoặc cháo, nước dùng và gia vị chanh, ớt, mùi tầu, thì là, rau răm. Món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Sợi bánh đa dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon. Thưởng thức bát canh cá bốc hơi nghi ngút với rau dút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông.

Gỏi nhệch

Ở vùng quê ven biển Thái Thuỵ, ngoài món hải sản nổi tiếng là cá khoai thì còn có món gỏi nhệch. Con nhệch có màu sắc và hình dáng tựa như lươn nước ngọt, chỉ có điều dài hơn một chút. Nhệch càng nhỏ càng tốt cho việc làm gỏi vì xương mềm, thịt mịn và ngọt. Nhệch được làm sạch nhớt bằng tro và lá nhái, sau đó mổ bụng vứt ruột đi, bỏ đầu đuôi, chỉ dùng thân. Thân nhệch được cắt ra nhiều đoạn: mỗi đoạn dài từ 2-3 cm. Mỗi đoạn đó lại được khía làm nhiều khúc nhỏ, không đứt hẳn, sau đó lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát ô tô, rắc bột ngọt, ớt khô, riềng giã nhỏ, thính gạo nếp, chờ dậy mùi là được.

Nước dùng chỉ bao gồm 2 vị chua, ngọt. Vị chua được lấy từ quả cà chua luộc lên mà thành, vị ngọt tạo nên từ đường. Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô…

Sứa muối

Ở vùng quê ven biển Thái Thụy còn có món hải sản nối tiếng là sứa muối. Sứa là hải sản đặc trưng của các vùng biển, từ những con sứa này có thể chế biến ra rất nhiều các món ăn khác nhau, trong đó có món nộm sứa và sứa muối. Sứa muối được chế biến từ những con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn.

Nước muối sứa chua được làm từ quả cây vẹt (vẹt là một trong những loại cây nước lợ ven biển). Qua thời gian ngâm từ 3-4 tuần, ta có món sứa chua (sứa muối). Khi ăn, ta cắt những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt… Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi…

Ổi Bo

Theo những người trồng ổi lâu năm ở làng Bo: trái ổi Bo Thái Bình nhìn bề ngoài bé chừng nắm tay nhưng cầm chắc nịch. Rốn quả ổi nhỏ xíu, không thể lớn hơn hạt đậu. Và để có những trái ổi Bo thơm ngon, mang tinh tuý riêng của đồng đất và con người Thái Bình không nơi nào sánh được như thế, người làng Bo đã rất cẩn thận và tỉ mỉ từ khâu gieo trồng tới chăm sóc.

Đất trồng ổi Bo phải là đất nguyên thổ, chua mặn, không được quá ấm, không được quá khô. Giống ổi Bo tốt thì phải được chọn lấy hạt từ cây mới bói, quả ở cành ngồng, lúc thời tiết có mưa nhiều. Kỳ công hơn là lấy bùn dưới ao đem phơi khô rồi đánh tơi trộn với phân bắc bón cho cây. Có như thế, trái ổi Bo Thái Bình mới tạo ra được hương vị đặc trưng riêng. Tuy chỉ bé bằng cái chén nhỏ nhưng khi thưởng thức sẽ thấy được hương vị man mát, thơm giòn của trái ổi. Đầu tiên là vị chát, sau đó là vị chua dịu rồi vị ngọt.

Đã có nhiều người ở tỉnh khác, sau khi thưởng thức trái ổi Bo đến xin giống về trồng. Nhưng khi gieo trồng xong, đến mùa thu hoạch, trái ổi lại không hội tụ đủ hương vị thơm ngon như trái ổi Bo trồng trên đồng đất Thái Bình. Nhiều người nói vui: có lẽ, trái ổi đã trót “nặng lòng” với người làng Bo nên không chịu kết duyên về đất mới.

Hiện nay, để bảo vệ và duy trì giống ổi Bo, Sở Khoa học & Công nghệ và Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình phối hợp thực hiện đề tài khoa học “duy trì và giữ gìn gen ổi bo Thái Bình”. Vùng sinh thái ổi Bo Thái Bình ra đời sẽ là nguồn động lực lớn giúp người dân làng Bo, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình tiếp tục gìn giữ cây đặc sản địa phương. Một thứ quà quê kết tinh từ hồn đất, sông nước và con người quê lúa.

Bún bung hoa chuối

Bát bún bung với nước dùng ninh chân giò ăn kèm với dọc mùng từ lâu là một món ăn ưa thích của không chỉ người Hà Nội. Cách Hà Nội 120 km cũng có một vùng đất có nghề nấu bún bung, đó là quê lúa Thái Bình. Cách chế biến món ăn này của người Thái Bình khác so với Hà Nội: dọc mùng hầu như không được sử dụng mà rau chủ đạo là hoa chuối.

Nếu như bát bún bung Hà Nội có nước dùng màu vàng ươm điểm xuyết thêm màu xanh của thân dọc mùng thì bún bung Thái Bình lại có nước dùng đục nhờ nhờ, màu xỉn của hoa chuối qua lửa và vị cũng khác hẳn bún bung Hà Nội. Nước dùng của bún bung Thái Bình bao giờ cũng có vị chát nhè nhẹ, ăn không bị ngấy, kể cả khi cắn vào miếng chân giò hầm đầy mỡ. Đó là đặc trưng của bún bung Thái Bình. Nước dùng của bún bung Thái Bình được ninh từ chân giò với hoa chuối.

Chân giò làm sạch, tách rời phần thịt đùi, sau đó chặt khúc cho vào hầm, khi thấy gần chín cho tiếp hoa chuối thái lát mỏng vào ninh cùng. Thịt đùi luộc kỹ để khô cắt thành lát mỏng. Thịt bạc nhạc cho vào máy xay nhuyễn trộn thêm hành, mộc nhĩ, nấm hương, nặn thành miếng nhỏ, lấy lá lốt, lá xương sông gói lại thành chả, buộc dây chặt để tránh bung ra, cho vào nồi nước dùng ninh kèm.

Khi thấy miếng chân giò nhừ, lấy cà chua cắt thành 4 miếng cho vào nồi, đun thêm chừng 6-7 phút rồi nêm bột canh, mì chính, bột nêm cho vừa miệng. Lấy bún vào bát tô, lấy thịt luộc đã thái sẵn rải lên, vớt gói chả, cắt dây cho vào rồi múc nước dùng chan ngập bát, cho thêm miếng thịt chân giò hầm kèm miếng cà chua lên trên cùng. Bún bung hoa chuối ăn kèm với rau muống, rau thơm và hoa chuối thái nhỏ trộn dấm.

Bánh gai Đại Đồng

Làng Đại Đồng – xã Tân Hòa – huyện Vũ Thư có thể được coi là quê hương của những món ăn dân dã, nhưng không kém phần độc đáo như bún ốc, bánh dẻo, bánh ú, bánh tráng, riêng bánh gai đã trở thành đặc sản.

Bánh gai nơi đây đã có trên dưới 400 năm. Trước kia, chưa hẳn bánh gai Đại Đồng đã là một loại hàng hóa như bây giờ, người dân miền quê này làm bánh chỉ vào dịp Tết. Trước hết là thờ cúng tổ tiên, sau mới thưởng thức trong ngày xuân hoặc dùng làm quà thăm thú bạn bè nơi xa.Chất liệu tạo thành bánh gai chẳng có gì cao xa, khó kiếm, toàn sản phẩm đồng quê đâu đâu cũng sẵn như lá cây gai, gạo nếp, vừng, lạc, đậu xanh, bí đao, cùi dừa, đường, thịt lợn…

Duy có qui trình sản xuất bánh thì khá công phu. Một vài công đoạn phức tạp đòi hỏi ở người sản xuất đức tính kiên trì, tỷ mỉ và giàu kinh nghiệm mới có được tấm bánh như ý. Làm bánh gai trước hết làm cùi bánh. Lá gai tươi tuốt lấy phần thịt, bỏ gân và cuống, phơi nắng thật khô, giòn. Trước khi đem nghiền thành bột phải ngâm lá trong nước, ngâm càng lâu sau này bánh càng mềm.

Tuy nhiên, lá không ngâm quá một ngày. Lá ngâm được vớt ra cho vào nồi bung, thường là 12 giờ đồng hồ thì đổ lá rửa lại lần nữa, cho lên giàn ép kiệt nước… Gạo dùng làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng vụ mùa, không pha trộn. Gạo đem vo như khi thổi xôi rồi ngâm chừng nửa giờ mới đổ ra, để ráo nước rồi nghiền. Bột nếp sờ mát tay là được. Đường dùng làm bánh phải là đường trắng, nếu là đường phên phải đập nhỏ. Bột lá gai, bột gạo cùng đường được nhào với nhau theo tỷ lệ 0,2 kg lá: 1 bơ gạo: 1 kg đường bảo đảm cho bánh mịn màng có màu óng như thạch. Làm cùi bánh xong kế tới làm nhân. Đậu xanh (1 đậu + 2 gạo nếp) vỡ hạt đậu thành đôi ngâm nước, đãi sạch vỏ, thổi nhừ cộng với lạc vừng cùi dừa cạo nhỏ, mứt bí, dầu chuối.Các thứ này được trộn đều với đậu đã giã tơi rồi nắm thành từng nắm to nhỏ tùy theo cỡ bánh định làm.

Trước khi được gói bằng lá chuối khô, bánh lăn vào mỡ nước một lượt, rắc hạt vừng lên cùi để bánh được bóng, khi bóc lá không sát và bánh có độ ngậy. Khâu xôi bánh cũng không được coi thường. Bánh vào chõ phải xếp theo cặp, bụng áp vào nhau, hướng khe lá xuống đáy chõ để hơi nóng vào thấu. Từ lúc nước nồi đáy sôi đến khi bánh chín, đúng hai giờ đồng hồ. Để bánh không còn độ dai cũng từ đó cho lửa cháy đều, nhỏ ngọn thì bánh sẽ rền. Lửa cháy to, nước sấp, bánh sẽ nhão, ăn hạt, mất ngon. Bánh gai Đại Đồng hương thơm quyến rũ, béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm của bánh khó có thể quên

Bánh giò Bến Hiệp

Có thể nói không ngoa rằng, bánh giò Bến Hiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có thể sánh vai cùng bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thuỵ, bánh đúc làng Tè. Với mẫu mã, dư vị rất riêng, nó đã và đang khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Chẳng biết, loại bánh giò làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay, người ta chỉ biết rằng, dạo trước, tàu thuỷ Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hoá, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán. Những cái bánh bọc lá chuối xanh từng chùm 5, 10 chiếc được các bà, các cô, các em nhỏ quẩy trên vai, xách trên tay đưa xuống tàu.

Bây giờ tàu thuỷ chở khách Hải Phòng-Nam Định không chạy nữa thì bánh giò Bến Hiệp đã đi khắp các chợ vùng quê, vượt ra khỏi làng, khỏi huyện. Giữa trung tâm phố Hiệp, có gia đình cụ Sơ mấy đời nay chuyên làm nghề bánh giò.Ông bà già đã theo về tiên tổ, con cái mấy người đều có cơ sở sản xuất riêng, nhưng ai cũng giữ biển hiệu “Bánh giò ông Sơ Bến Hiệp”.(Theo VietQ)

CÁCH NƯỚNG GÀ BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN

 Nếu bạn chỉ dùng nồi cơm điện với nhiệm vụ nấu cơm thì có lẽ bạn đã bỏ phí một số khả năng tuyệt vời khác của nồi đấy. Ví dụ như cách nướng gà bằng nồi cơm điện sau đây:
Nguyên liệu cho món gà nướng bằng nồi cơm điện:

  • 300g đùi gà
  • 1 mẩu gừng
  • 2 gốc hành
  • Mè rang
  • Gia vị: 1 muỗng nước tương, 2 muỗng nước tương nhạt, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng mật ong

Cách nướng gà bằng nồi cơm điện:

Cho nước tương, nước mắm và mật ong vào bát nhỏ, khuấy đều.

 


Rửa sạch gà, dùng giấy ăn thấm cho ráo nước, sau đó cho gà vào chung với nước tương bên trên, xoa đều rồi cho vào tủ lạnh ướp nửa tiếng đồng hồ trở lên, để gà dễ thấm vị bạn có thể dùng tăm hoặc nĩa xiên vài lỗ trên gà.


Thái lát gừng và cắt khúc hành lá.

 


Đặt gừng và một ít hành lá ở dưới đáy nồi, sau đó cho gà và nước ướp vào.


Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp thì lật ngược gà lại, thêm khoảng 2 muỗng nước sạch vào, bật nút nấu lần nữa.


Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp lần nữa, thì bạn cho phần hành lá còn lại vào, bật nút nấu và đợi đến khi nồi chuyển hấp là gà đã chín.Trước khi dùng, bạn xé gà ra nhiều miếng nhỏ rồi rắc mè rang vào và chừa lại phần nước xốt trong nồi ăn kèm ít rau xanh cũng rất ngon.

 

Theo afamily.vn

Cách làm Tôm nướng phô mai

Mùi thơm của phomai, của tôm nướng kết hợp với vị béo ngậy của phomai, độ dai của thịt tôm sẽ làm các thực khách không thể cưỡng lại được.

Món này rất thích hợp để làm trong các bữa tiệc của gia đình vậy bạn hãy thử nhé!

Nguyên liệu:

  • Tôm sú tươi
  • Phomai bột parmesan
  • Phomai mozzarella
  • Kem tươi (whipping cream)
  • Thìa cà phê bơ nhạt
  • Tỏi muối tiêu và một ít bột bắp (hoặc bột mì).

Thực hiện:

Bước 1: Tôm sau khi rửa qua, cắt bớt phần nhọn trên đầu tôm, bạn bóc bỏ phần vỏ ở thân tôm, để lại phần đầu và đuôi tôm cho đẹp mắt. Dùng dao xẻ dọc lưng tôm để lấy phần chỉ tôm. Mình có cách giữ đầu tôm nhưng vẫn lấy được phần bẩn đầu tôm ra như sau. Dùng chuôi thìa loại như trong hình, luồn phần chuôi này dưới phần vỏ ở đầu tôm như trong hình, khều nhẹ tay bạn sẽ lôi được chất bẩn ở phần đầu tôm ra dễ dàng mà không làm tôm rụng đầu. Sau đó rửa qua lại cho sạch.

Bước 2: Cho tôm lên đĩa chịu được nhiệt, bạn có thể bọc giấy bạc lên đĩa cho cẩn thận, bày tôm lên đĩa và rắc muối tiêu lên bề mặt tôm.

Bước 3: Cách làm sốt phomai như sau: Đầu tiên bạn cho thìa bơ vào chảo, tiếp đến cho tỏi bằm vào đảo cùng. Xào trong lửa nhỏ.

Bước 4: Cho tiếp một thìa bột bắp vào để xào cùng bơ tỏi. Đổ tiếp 100 ml kem tươi vào đảo cùng.

Bước 5: Rắc tiếp 3 gạt thìa phomai bột parmesan (loại dùng lúc làm tôm ở hình trên) vào chảo, ngoáy đều rồi bắc ra khỏi bếp là bạn đã chuẩn bị xong hỗn hợp phomai mềm để nướng tôm.

Bước 6: Rưới hỗn hợp phomai mềm lên từng con tôm, sau đó đặt lên trên cùng một lớp phomai mozzella lên trên. Sở dĩ dùng phomai mozzella lên trên cùng vì mình thích phomai này khi cho vào lò nướng sẽ tạo một lớp phomai nướng dai trên bề mặt. Nếu không thích thì bạn có thể rắc ngay phomai bột parmesan lên trên cùng trước khi cho tôm vào lò nướng.

Bước 7: Cho đĩa tôm vào lò nướng. Nhớ làm nóng lò trước. Nướng tôm ở nhiệt độ 220 độ C và trong vòng 15 phút cho đến khi tôm chín và lớp phomai trên bề mặt hơi chuyển màu vàng nâu là được. Nhiệt độ mỗi lò nướng có thể khác nhau vì vậy khi nướng tôm bạn nhớ để ý để tôm không bị cháy nhé!

Bước 8: Cho tôm ra khỏi lò, trang trí để đĩa tôm thêm bắt mắt. Món tôm nướng phomai này bạn có thể dùng kèm với bánh mỳ nướng vì quanh tôm có lớp phomai mềm ngậy có thể dùng bánh mỳ để quết lớp sốt này.

Chúc các bạn và gia đình ngon miệng với tôm nướng phô mai giòn thơm nhé!

(Theo Eva)

Cách nấu XÔI BẮP

XÔI BẮP (ngô) là món ăn thân thuộc với mọi người. Thỉnh thoảng được ăn lại món này, không những ngon miệng với hương vị đặc trưng của bắp mà còn gợi lại cho bạn những cảm xúc thời ấu thơ.

Nguyên liệu (cho khỏang 4-5 phần ăn):

  • 350g gạo nếp ngon (mình dùng nếp cái hoa vàng)
  • 3-4 trái bắp luộc, tách hạt, rửa sạch (nếu đã để ngăn đá như mình thì khi nào dùng, cho bắp vào nồi, thêm chút nước & muối rồi luộc bắp lên cho nóng & mềm, để ráo là có thể dùng được)
  • Chút muối
  • 200g đậu xanh cà, vo sạch rồi ngâm nở mềm
  • Hành phi
  • Dầu hành phi
  • Đường cát trắng

Cách làm:

xoi-bap-1-posted
– Gạo nếp vo sạch, ngâm trong nước ấm khỏang 1h rồi vớt ra để ráo (vì mình nấu vội nên ngâm nước ấm cho nhanh. Nếu có thời gian thì ngâm nước lạnh khỏang 2-3h là được). Xóc gạo với chút muối để xôi có vị đậm đà.

– Cho gạo vào nồi cơm điện, thêm nước & nấu chín như nấu cơm (lượng nước nấu gạo nếp bao giờ cũng ít hơn gạo tẻ nhé. Ngòai ra cũng còn tuỳ lọai nếp nữa).

– Đậu xanh ngâm nở mềm, vo lại cho sạch rồi để ráo. Cho gạo vào nồi cơm điện cùng chút muối, nấu đậu như nấu cơm (nhưng ít nước thôi, lượng nước chỉ vừa ngập mặt đậu) cho chín mềm. Khi đậu chín thì dùng 1 cái muỗng to, đánh nhuyễn đậu (có thể dùng chày để giã cũng được, miễn là đậu nhuyễn thì thôi)

– Vo đậu thành từng nắm tròn to nhỏ tùy thích. Để nguội.

– Khi xôi đã cạn nước thì mở nắp nồi ra, cho bắp luộc lên trên để “ghế”. Đậy nắp nồi lại, khỏang 20′ sau là đã có xôi bắp nóng hổi để măm.

– Sau 20′, dùng đũa xới đều nồi xôi để xôi & bắp quyện vào nhau.

– Xới xôi ra đĩa. Dùng dao thật bén cắt đậu xanh thành từng lát mỏng rải lên trên xôi. Rưới thêm ít dầu hành (dầu phi hành còn dư) rồi rắc thêm chút đường, hành phi.

Xôi này ăn nóng mới cảm nhận được vị dẻo ngọt của hạt bắp. Sau lần thử nghiệm này, mình “kết” món xôi bắp “tuơi” này hơn là xôi bắp “khô”. Từ giờ trong danh sách các món xôi sẽ có thêm món này.

(Theo Bếp Nhà Ù) 

TỰ LÀM XÚC XÍCH THẬT ĐƠN GIẢN

Nguyên liệu

5m ruột non heo

1,5kg thịt đùi heo

1,5kg thịt đùi bê

100g mỡ thăn

3 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê tiêu, 3 thìa cà phê hạt thì là, 3 thìa cà phê ngò tây băm nhuyễn.

 

Thực hiện

-Thịt và mỡ rửa sạch, để ráo, cho vào tủ đá 1-2 tiếng tới khi lạnh cứng. Thái thịt, mỡ thành miếng nhỏ. Ruột non bóp sạch với muối, giấm, tách bỏ lớp màng ngoài, rửa sạch, để ráo.

-Trộn thịt, mỡ cùng với các loại gia vị với nhau và cho vào tủ đá để khoảng 30 – 60 phút. Cho luôn các dụng cụ xay thịt vào tủ để giữ lạnh.

 

– Khi thịt đã đủ lạnh, lấy ra đem xay nhuyễn. Lưu ý không xay quá lâu vì sẽ khiến xúc xích thành phẩm bị bở. Nếu muốn xúc xích nhuyễn mịn, dai ngon thì sau khi xay lần 1, cho thịt trở lại vào tủ đá khoảng 30 phút sau đó lấy ra xay tiếp.

 

-Thoa chút dầu ăn vào lòng phễu, đút phần ruột non vào máy nhồi thịt, thắt nút phần đuôi lại. Nếu không có máy dồn thịt có thể làm thủ công bằng cách dùng một chiếc phễu. Lưu ý vừa nhồi vừa thuôn để tránh rách lòng.

 

-Cho thịt vào máy nhồi thịt, dồn thịt từ từ vào ruột non. Khi dồn chú ý làm nhẹ, đều tay để miếng xúc xích được đều và tránh làm ruột non bị rách.

 

-Khi nhồi thịt vào để ý thấy dây lòng còn khoảng 10cm thì ngưng. Chừa khoảng 4cm tạo một nút thắt để cố định. Lưu ý không cột quá chặt, xúc xích khi hấp hoặc chiên sẽ bị nứt, vỡ.

 

-Canh xúc xích thành đoạn ngắn từ 10-15 cm tùy thích, sau đó xoắn lại, lấy chỉ hoặc dây mỏng buộc thành từng đoạn vừa ăn.

 

-Sau đó, cho xúc xích vào nồi hấp khoảng 15 – 20 phút, lấy ra cắt theo từng khúc, bỏ chỉ. Trong khi hấp, để xúc xích không bị vỡ nên lấy tăm hoặc dao nhọn xăm vài lỗ lên trên.

 

-Hấp xong lấy xúc xích ra để nguội, nếu chưa ăn ngay có thể cho vào tủ đông để dùng dần; còn nếu ăn liền thì chiên hoặc nướng đều ngon.

 

Với món xúc xích này bạn có thể đem hun khói hay luộc sơ lại, dọn ra với khoai tây chiên, tương cà, nước xốt sẽ là món ngon cho cả trẻ con và người lớn.

(Theo Wikihow/PNO)

6 CÁCH LÀM GIẢM BỚT TÁC HẠI CỦA ĐỒ NƯỚNG

Nướng được coi là hình thức nấu ăn ngon miệng vào bậc nhất, đến mức dân gian có câu “Nhất nướng, nhì chiên, tam xào , tứ luộc”, nhưng bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy ăn đồ nướng thì nguy cơ gây bệnh ung thư cao nhất do các tác nhân sinh ra khi nướng thức ăn.

Dưới đây là 6 lời khuyên giúp bạn giảm tác hại của đồ nướng.

1. Sử dụng một loại sốt cay

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol (Anh), sốt cay có thể làm giảm sự hình thành ung thư amin dị vòng (HCA), do đó đừng ngại rắc ớt đỏ lên đồ nướng khi tẩm ướp.

Các loại gia vị như húng tây, tỏi… có thể làm giảm lượng HCA lên đến 60% so với khi không được tẩm ướp.

Còn chất chiết xuất từ cây hương thảo có thể làm giảm HCA đến 90%.

2. Thêm rượu khi tẩm ướp

Đừng quên bổ sung rượu trong phần gia vị tẩm ướp của món nướng bởi rượu vang đỏ có đầy đủ các chất chống oxy hóa, giúp giảm bớt tác hại của đồ nướng.

Theo một nghiên cứu của Đại học Porto (Bồ Đào Nha), ướp thịt bò trong rượu vang đỏ 6 giờ trước khi nướng làm giảm lượng chất gây ung thư đến 40% so với thịt bò không được ướp.

3. Tắt bếp

‘Tắt bếp’ là điều mà bạn nên ghi nhớ khi đang muốn cắt giảm chất gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ cao hơn dẫn đến sự gia tăng HCA.

Vì vậy, cố gắng nướng thịt của bạn dưới 168 độ C, đó là nhiệt độ mà HCA bắt đầu hình thành.

4. Chế biến thực phẩm trong lò vi sóng trước khi nướng

Trước khi cho đồ nướng lên vỉ, hãy quay thịt trong lò vi sóng 1 hoặc 2 phút ở công suất trung bình vì điều này sẽ giúp giảm 90% lượng HCA.

5. Kết hợp rau

Rau là lựa chọn tuyệt vời để ăn kèm thịt nướng, giúp bạn cắt giảm bớt lượng HCA.

6. Giảm thời gian ướp thịt

Mặc dù điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng ướp thịt trong thời gian dài có thể làm giảm tỷ lệ chất chống oxy hóa trong nước sốt.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy ướp thịt trong nước sốt khoảng 5 tiếng trước khi nướng làm giảm các hoạt động chống oxy hóa trong nước sốt so với đồ ăn được tẩm ướp trong thời gian ngắn hơn.

Ngoài ra, rưới thêm một chút nước sốt vào thịt ngay trước khi thưởng thức có thể tăng thêm chất chống oxy hóa cho món ăn của bạn.

 

Theo báo Gia Đình

Cách làm CHẢ LÁ LỐT

Chả lá lốt thịt lợn, món ăn phổ biến ngoài Bắc, dịch ra tiếng miền Nam, là “thịt heo cuốn lá lốt chiên”. Một món ăn dễ làm, nhưng cũng dễ ghiền.

Cách làm món chả lá lốt thịt lợn:

Nguyên liệu:

Cho gia đình 5 người ăn trong 1 bữa:

  • -1 bó lá lốt
  • -350gr thịt lợn ba chỉ (heo ba rọi) xay
  • -Hành lá, hành củ 4 tép, tỏi 1 tép
  • -Tiêu, nước mắm, bột ngọt.

Cách làm:

– Hành lá thái nhỏ. Hành củ và tỏi đem băm nhuyễn
– Thịt lợn ướp với 1,5 thìa súp (muỗng canh) nước mắm, 1/2 thìa cafe bột ngọt + 1/2 thìa cafe tiêu + hành tỏi băm nhuyễn + hành lá thái nhỏ, trộn đều, ướp trong 20 phút.
– Lá lốt rửa sạch. Chọn lá to, đẹp (còn cuống lá) đem chần sơ qua nước nóng cho mềm, rồi bỏ vô nước lạnh.
– Lá xấu, nhỏ ngắt cuống lá bỏ đi, phần lá đem thái chỉ, rồi trộn đều vào phần thịt đã ướp.

Cuốn chả:

– Lá lốt to đẹp đem trải xuống mâm hoặc thớt. Đặt lá nằm úp (phần lưng lá ngửa lên). Cho một ít thịt lên giữa lá, sau đó cuộn từ phần ngọn lá lên cuốn lá, tới gần cuống lá thì gấp hai bên cuốn lá lại cho kín, rồi cuộn tròn lên. Dùng một que tăm đục lỗ vào thân cuộn, rồi đâm cuống lá vào, ghim cho khỏi tuột ra là được (làm vài lần sẽ quen).

  • Nếu lá nhỏ quá, có thể xếp hai, ba lá lại với nhau rồi cuộn.
  • Thật ra là có nhiều kiểu cuộn, có kiểu bịt kín mít, có kiểu hở 2 đầu, các bạn cứ cuộn sao cho ra hình trụ, mà chắc gọn, không bị bung ra là được

– Lần lượt làm cho hết thịt và lá.

Rán chả: Làm xong rồi thì đem rán:

– Bắc một chảo, to càng tốt, đổ dầu vừa phải. Đun nóng dầu (đừng để bốc khói, có hại), rồi xếp thịt vào rán lửa thật nhỏ cho đến khi thấy được thì lật qua mặt kia rán tiếp.

  • Rán ngập dầu sẽ giúp lá lốt có màu đẹp hơn, thịt cũng không bị khô.

– Chín thì gắp ra cho vào đĩa. Chuẩn bị măm măm thôi!

  • Thường thì nếu nêm vừa miệng rồi thì không cần làm nước chấm. Còn nhạt thì chấm nước mắm chua ngọt, ăn với đu đủ chua ngọt.
  • Còn có cách ăn khác, là ăn kết hợp với canh bí đao, chan chút nước mắm ớt lên (đừng nước mắm ớt tỏi, vì tỏi tươi làm ảnh hưởng đến vị thịt và lá lốt, chứ không tôn vị lên như nước mắm)

Yêu cầu: Chả lá lốt thơm, chín đều, thịt còn mềm, lá lốt không bị khô. Màu sắc xanh đen, bóng. Là đạt chuẩn!

  • Đây là món ăn dân dã nhưng cực ngon, rất phổ biến ở ngoài Bắc bộ. Trong khi miền Nam thường làm bò lá lốt nướng chấm mắm nêm, ăn ngon nhưng ngon kiểu khác, không đậm đà và béo bở như chả lá lốt thịt lợn kiểu này.

Chúc các bạn ngon miệng!

Bé Thúi 

 

Cách làm mắm chưng thịt

Nguyên liệu:

– 100g mắm cá linh; 100g mắm cá lóc, 200g thịt ba rọi bằm. 1 quả trứng vịt, 1 quả trứng gà.

– 1 củ hành tây; 5 củ hành tím, 5 trái ớt tươi. Đường, bột ngọt, tiêu bột.

Cách chế biến:

 

– Thịt ba rọi rửa sạch, bằm nhuyễn. Mắm cá linh, cá lóc xay nhuyễn. Hành tây, hành tím, ớt trái bằm nhuyễn. Cho tất cả các thành phần đó vào chiếc bát lớn rồi trộn đều với đường, bột ngọt và tiêu bột.


– Tiếp đến cho trứng gà vào, tiếp tục trộn đều.

 

– Trứng vịt lấy lòng đó cho vào chén rồi đánh tan với ít mà hạt điều.


– Cho mắm vào khuôn, thoa ít hỗn hợp lòng đỏ trứng và màu hạt điều lên bề mặt để khi mắ chưng chín có màu vàng đẹp mắt.


– Thái vài lát ớt cho lên bề mặt rồi hấp chín. Mắm chưng thịt vàng ươm, thích hợp khi ăn kèm với cơm trắng.

Khánh Hòa (Vnexpress.net)

Chợ bà Quẹo: Lối xưa xe ngựa một thời

Chợ Bà Quẹo tọa lạc trên đường Trường Chinh (đường Lê Văn Duyệt nối dài cũ, sau 30-4 đổi là Cách Mạng Tháng Tám, sau lại đổi là Trường Chinh), đoạn gần ngã ba Âu Cơ, thuộc phường 14, quận Tân Bình.

Ðây là ngôi chợ khá đặc biệt của Sài Gòn; và với chúng tôi, chợ Bà Quẹo đã để lại kỷ niệm khó quên về người đánh xe thổ mộ, còn gọi là người xà ích.

Chợ Bà Quẹo thành lập từ năm 1967, trên khoảng diện tích hơn 2,000 m2; nhà lồng chợ nằm lọt sâu giữa hai lối nhà cửa là những quán tiệm sạp hàng; trước mặt chợ, một diện tích khá rộng rãi mở ra tới giáp mặt đường.

Hôm nay người dân Sài Gòn vẫn gọi ngôi chợ này là chợ Bà Quẹo; dù rằng sau 30 tháng 4, 1975, chợ Bà Quẹo bị đổi tên thành chợ Võ Thành Trang vào năm 1978.

Có thể nói chợ Bà Quẹo là “ngôi chợ 2 trong 1”; nghĩa là có hai bộ mặt khác hẳn nhau của cùng ngôi chợ.

Ban ngày, chợ Bà Quẹo họp chợ như mọi ngôi chợ lớn nhỏ của Sài Gòn. Ban đêm, từ 1 giờ khuya tới 5 giờ sáng, chợ Bà Quẹo mang không khí khác biệt hẳn.

Ðấy là cảnh tấp nập rộn rã giữa thinh lặng đêm khuya: hoạt động bốc dỡ-chuyển hàng-sắp xếp-giao nhận rau quả của một chợ đầu mối. Hàng rau quả là nông sản từ các vùng ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Ðức, Long An; chuyên chở về nhà vựa tại chợ Bà Quẹo. Nhà vựa là những tiểu thương có quầy, sạp bán rau quả trong chợ Bà Quẹo; cũng có nhiều người chỉ tới đây buôn bán rau quả từ lúc nửa đêm tới mờ sáng mà thôi.

Những người mua hàng rau quả ở chợ đêm Bà Quẹo là những tiểu thương bán lẻ mặt hàng này, ở những chợ lân cận thuộc các quận Tân Bình-Tân Phú-Phú Nhuận-Bình Tân thuộc nội ô Sài Gòn.

Cũng khoảng thời gian đêm hôm khuya khoắt này, hình ảnh đặc biệt ở mặt tiền chợ Bà Quẹo, là những người bán rong rau quả trong thành phố. Họ đi xe đạp tới chợ Bà Quẹo; ở yên sau xe đạp của họ là 2 lồng sắt gắn chặt chẽ vững vàng để chất chứa rau quả. Trong rổ đặt phía trước ghi-đông xe là cái cân đồng hồ để bán hàng; trên ghi-đông và quanh sườn xe máng móc đầy những túi những bao bịch ni-lông.

Cảnh tượng trên diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, từ 1 giờ khuya tới 5 giờ sáng như nói trên; sau đó lâu nhất là nửa giờ, chợ đêm trả lại hoàn toàn cho chợ ngày; như thể chưa từng có chợ đêm trước đó ở Bà Quẹo. Trước mặt chợ Bà Quẹo lúc sáng tinh mơ ấy sạch sẽ tinh tươm; có thể nói, không một cọng rác cọng rau nào còn vương vãi trên nền đất láng trơn như mới tráng xi-măng.

Gần ba mươi năm trở về trước, chúng tôi thường tới uống cà phê ở khu vực chợ Bà Quẹo. Trong quán cà phê bình dân mở khuya trên đường phố, đối diện chợ Bà Quẹo, tôi uống ly cà phê vợt (còn gọi là cà phê bít-tất) và ngắm nhìn cảnh tượng chợ đêm khuya. Thời gian ấy thật thú vị; chú mục nhất, không gì khác hơn những chiếc xe thổ mộ. Ðấy là những chiếc xe ngựa thồ hàng, từ Hóc Môn chuyên chở rau quả tới chợ Bà Quẹo.

Ở Sài Gòn khoảng thời gian gần ba mươi năm trở về trước, chỉ có ở vùng chợ Bà Quẹo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những chiếc xe thổ mộ, những người đánh xe ngựa, và những con ngựa.

Chúng tôi không thể quên một buổi sáng tinh mơ, một buổi sáng trong khoảng thời gian cách đây gần ba mươi năm; ngồi uống cà phê cùng một bàn với bác xà ích đã trọng tuổi. Con ngựa phía trước xe thổ mộ đậu dưới tàng cây lớn gần quán cà phê. Con ngựa gầy còm đứng cúi đầu, cái bụng căng phồng. Tôi nói với bác xà ích: “Con ngựa của bác ăn no quá sức!” Bác xà ích cười nhẹ, nói: “Nó có thai đó.” Rồi bác xà ích nhìn tôi, cái nhìn thiện cảm, hỏi có phải tôi là nhà văn hay không.

Tôi lắc đầu, nói với bác xà ích rằng tôi không phải nhà văn; nhưng là một độc giả rất mê đọc văn chương. Bác xà ích lộ hẳn vẻ vui mừng, nói: “Chú em có tin tui cũng biết làm văn không? Mà tui chỉ biên những bài văn ngắn, bài nào cũng ngắn ngủn. Tui chỉ làm văn về ngựa không hà. Chú thử nghe bài tui mới biên…”

Nói xong, bác xà ích lấy ngay cuốn tập vở để trong túi áo nhà binh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đưa tôi đọc một trang mở sẵn, hình như bác xà ích vừa viết xong. Tôi còn giữ bài văn này, vì sau đó bác xà ích đã dọc rời trang viết để tặng tôi; có ký tên (và lời đề tặng) dưới bài văn là Phạm Văn Vạng, ở Hóc Môn.

Nhà lồng chợ Bà Quẹo. (Ảnh: Nguyễn Ðạt)

Gần ba mươi năm, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ da diết bùi ngùi về bác xà ích ấy. Tôi không thể biết bây giờ bác xà ích ấy ở chốn nào; bác xà ích ấy còn trên cõi đời này, hay đã trở thành người thiên cổ?

Sau buổi nhận bài văn của bác xà ích tặng, tôi không có dịp gặp bác xuất hiện lần nào nữa; cũng như một thời gian không lâu sau, tôi cũng không thấy chiếc xe thổ mộ nào thồ hàng rau quả tới chợ Bà Quẹo.

Và mỗi khi tôi nhắc hai tiếng xà ích, ai cũng hỏi tôi xà ích là cái gì. Ðã từ lâu, thồ hàng rau quả tới chợ Bà Quẹo là những xe có động cơ, nghĩa là xe hơi bốn bánh trở lên; kém nhất cũng là xe hai bánh có gắn máy.

Quán cà phê bình dân tôi từng ngồi ở đối diện chợ Bà Quẹo mất dạng từ nhiều năm rồi. Các quán cóc quanh chợ cũng không còn quán nào pha chế cà phê bằng vợt nữa.

10 MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA RỤNG TÓC

Rụng quá nhiều tóc trong ngày là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là chị em phụ nữ. Rụng tóc có nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Để phòng ngừa và giảm rụng tóc, chúng ta có thể tham khảo các món ăn, bài thuốc sau:

 

Cháo hà thủ ô: 15 g – 20 g hà thủ ô đỏ, khô, rửa sạch, ngâm mềm, sắc lấy nước để nấu với gạo tẻ cùng đại táo, thành cháo nhừ. Thêm ít đường phèn, đánh tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

– Canh thịt heo – mè đen: Nấu 60 g mè đen cùng 40 g phục linh khoảng 30 phút, cho 10 g hoa cúc và 250 g thịt heo nạc (đã ướp gia vị) vào. Nấu tiếp cho chín, nêm gia vị và dùng trong bữa cơm.

– Thịt gà chưng rau bó xôi: Đem chưng cách thủy 100 g -150 g thịt gà cùng với gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho 80-120 g rau bó xôi vào, chưng tiếp 20-30 phút. Ăn khi đói bụng

– Bắp bò hầm hà thủ ô: Nấu nửa lít nước trong nồi đất cho thật sôi, cho 200 g bắp bò cùng hà thủ ô đỏ (15 g – 20 g khô) và 6 quả đại táo, 2 lát gừng sống cùng hầm cho chín nhừ. Cho mè đen (rang chín, giã mịn) vào, nấu thêm 15 – 20 phút, vớt bắp bò ra xắt lát mỏng, cho vào tô, múc nước hầm tưới lên bắp bò. Ăn nóng trong bữa cơm. Lưu ý người bị tiêu chảy không dùng món này.

– Trứng cút nấu long nhãn: Trứng chim cút 6-8 cái, long nhãn nhục 15 g tươi hoặc 8 g khô. Cho 2 thứ vào nồi với 300 ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, ăn vào lúc đói bụng.

– Quả dâu tằm 60 g, ý dĩ nhân sống 30 g, đậu xanh 30 g. Ba thứ rửa sạch, để ráo, cho vào siêu đất nấu với 4 chén nước, sắc còn 2 chén. Thêm đường vừa đủ, bỏ bã, uống nước.

– Chọn 2 kg quả dâu chín cho vào lọ thủy tinh, cứ một lớp dâu thì một lớp đường cát trắng. Đưa bình ra phơi nắng để nước dâu chảy ra và lên men, lấy nước uống, ngày dùng 20 ml – 30 ml trước bữa ăn.

– Đỗ đen 400gam, Hà thủ ô 30gam, Muối vừa đủ. Cho hà thủ ô vào vải xô bọc lại rồi nấu cùng đỗ đen. Khi sôi chuyển nhỏ lửa, nấu đến khi đỗ chín cho thêm muối vào. Ăn sau khi ăn cơm

– Củ cà rốt 100 gam, Gan lợn 200 gam, Hà thủ ô 15 gam, Hành, gừng, muối, đường, mì chính vừa đủ. Cho hà thủ ô vào đun 20 phút, chắt lấy nước. Cà rốt thái nhỏ cho vào xào. Gan lợn xào thơm, đổ nước hà thủ ô vào đun sôi lên rồi cho thêm gia vị vừa ăn.

– Hạt dẻ 100gam, Táo đỏ 50 gam, Long nhãn 10 gam, Mật ong 10 gam. Hạt dẻ thái nhỏ, Cho táo và long nhãn vào đun khoảng 20 phút, cho tiếp hạt dẻ vào đun thêm 10 phút. Cuối cùng cho mật ong vào là ăn được.

Xem thêm:

-Dinh dưỡng cho người rụng tóc

-Chế độ ăn uống cho người rụng tóc

Theo Thaythuoccuaban.com

Dinh dưỡng cho người rụng tóc

 

Việc chăm sóc tóc bên ngoài bằng dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc,… thực chất chỉ có tác dụng làm sạch và bóng tóc tạm thời, hầu như không có tác dụng nuôi dưỡng tóc, bởi vì sợi tóc là chất sừng, không thể hấp thu dưỡng chất được. Để tóc phát triển chắc khỏe, tóc cần được hấp thu đầy đủ dưỡng chất nuôi tóc từ bên trong. Thực tế, hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc là do máu mang lại. Vì vậy, tóc chỉ thực sự khỏe đẹp khi được nuôi dưỡng đầy đủ dưỡng chất từ các mạch máu bên trong cơ thể. Khi tóc được nuôi dưỡng đầy đủ dưỡng chất, tóc sẽ hết rụng, khô, gãy, chẻ nhọn, chân tóc vững chắc, sợi tóc dày, chắc khỏe, mái tóc sẽ nhanh chóng trở nên óng ả, mượt mà.

1. Protein

Thành phần chủ yếu trong cấu tạo của một sợi tóc là chất sừng keratin chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là nước, chất béo, hydrat cacbon, vitamin và khoáng chất. Keratin là một polypeptit có cấu tạo từ các aminoacid. Để cơ thể tổng hợp được chất này một cách dễ dàng, chúng ta nên ăn các thức ăn giàu chất đạm. Một chế độ ăn giàu protein sẽ giúp bạn có một mái tóc bóng mượt, chắc, khỏe, có độ đàn hồi cao nên không bị đứt, gãy, rụng

Protein từ thịt là nguồn tốt nhất nhưng ăn thịt hằng ngày cũng sẽ không tốt. Những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao sẽ làm tăng hormon sinh dục nam (testosterone) và đó là nguyên nhân gây rụng tóc rất nhiều. Vì thế thịt không nằm trong danh sách những loại thực phẩm chống rụng tóc.

Bệnh nhân rụng tóc nên chú ý đến những loại thức ăn giàu protein như: cá, gà, gan bê, men bia, phó mát hàm lượng chất béo thấp, trứng, các loại đậu và sữa chua.

Các protein thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, cá, sữa, thịt nạc, gan…tốt cho tóc hơn là các đạm thực vật. Chúng có có chứa tất cả những loại axit amin cần thiết (mà cơ thể không thể tự sản xuất ra được) và hình thành protein hoàn chỉnh. Protein thực vật có nhiều trong các loại cây lương thực, quả hạch, hạt ngũ cốc và các loại đậu, nhưng lại không chứa đầy đủ các axit amin cần thiết.

Tuy nhiên sữa đậu nành và đậu phụ cũng là cách thông minh để thêm vào chế độ ăn bởi chúng giàu protein và ít chất béo xấu.

2. Sắt

Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin, một phần của máu mang dưỡng khí cho các cơ quan và mô trong cơ thể. Điều này có nghĩa là da đầu của bạn cũng có lưu lượng máu, mà đây chính là yếu tố thúc đẩy và kích thích tóc phát triển.

Khi trong máu thiếu sắt, phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bị thiếu dinh dưỡng, chân tóc sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến việc tóc dễ bị rụng. Để cân bằng lượng sắt trong máu, cách tốt nhất là cải thiện chế độ ăn uống. Ăn nhiều đồ ăn có chứa chất sắt và các thành phần giúp tăng cường sự hấp thụ sắt để lấy lại sự cân bằng sắt trong máu.

Để giúp ngăn chặn điều này nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt như gan và nội tạng, gia cầm, cá, Các loại quả khô (nho khô), chà là, nước trái cây, đậu nành, hạt bí đỏ, đậu trắng, đậu lăng, cải bó xôi, con trai, hàu, ca cao, thịt thỏ, thịt gia cầm, đậu nành, lúa mì, thịt bê, lươn, tim bò, thịt bò, lạc, trứng, quả có màu xanh thẫm, rau đậm màu như rau cải, và các loại hạt ngũ ….

Sắt trong đạm động vật sẽ dễ dàng hấp thụ hơn so với sắt có trong đạm thực vật như đậu lăng, đỗ và đậu hũ. Những người ăn chay nên kết hợp đạm thực vật với một loại thực phẩm giàu vitamin C để thúc đẩy sự hấp thụ.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái như cam, dâu và chanh là những thực phẩm bệnh nhân rụng tóc nên đưa vào danh sách các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa rụng tóc …

Hạn chế dùng trà, cà phê vì chúng có tác dụng ngược lại.

3. Iot cũng là một khoáng chất thiết yếu giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Đó là một trong những lý do iot được bổ sung vào muối ăn hàng ngày.

4. Silica

Silica là khoáng chất thiết yếu. Cơ thể sử dụng Silica để hỗ trợ việc hấp thụ các vitamin và khoáng chất, giúp tóc khỏe hơn, tránh gẫy rụng. Và dĩ nhiên, nếu không dùng loại thực phẩm có Silica thì việc bổ sung vitamin cũng không giúp ích được nhiều.

Silica được tìm thấy trong giá đậu tương, và khoai tây.

Silica có nhiều trong gạo, yến mạch, giá đỗ, ớt xanh, rau diếp, củ cải vàng, măng tây, hành tây, dâu tây, cải bắp, dưa chuột, tỏi tây, cần tây, khoai tây hạt hoa hướng dương, hoa lơ…

Các thực phẩm giàu silica nên được ăn sống chưa qua chế biến nếu có thể để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cho tóc.

5. Kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, từ việc tái tạo tế bào (tham gia tạo protein) đến cân bằng hormon và thực hiện tất cả những chức năng tác động đến sự phát triển của tóc. Có lẽ vai trò quan trọng nhất của kẽm là gắn kết các nang tóc (tạo collagen). Khi cơ thể của bạn có hàm lượng kẽm thấp, các nang tóc sẽ yếu đi tóc kém phát triển, tóc trở nên mảnh, nhỏ, có màu vàng ố, không óng ả, và đó là nguyên nhân khiến các sợi tóc không đủ khả năng bám lại da đầu và rụng xuống. Kẽm còn có tác dụng định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, chống một số chất độc, kim loại nặng, cho ta một mái tóc khỏe mạnh và sạch sẽ.

Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: mầm lúa mì, thịt đỏ (thịt bò), thịt gia cầm, tôm, các loại hạt và đặc biệt là ăn nhiều hải sản (sò, hàu), gan, cá, óc, trứng. Vì hải sản chứa nhiều lượng kẽm tốt cho việc nuôi dưỡng các tố chất trong cơ thể và ngăn chặn sự rụng tóc.

Những người ăn chay có thể bổ sung kẽm từ các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc. Kẽm từ các nguồn này không hấp thu một cách dễ dàng như kẽm từ nguồn động vật vì vậy những người ăn kiêng cần bổ sung một lượng nhiều hơn khoáng chất này.

Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều kẽm thực tế cũng có thể dẫn tới rụng róc, vậy nên tốt nhất là có một chế độ ăn giàu kẽm hơn là chỉ ăn những loại thức ăn này và uống thuốc bổ sung.

Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm đạm động vật, tôm, cua, sò, hến, đậu phộng, hạt bí ngô, đậu xanh, và mầm lúa mì.

6. Đồng

Đồng tham gia vào việc tạo nên những sắc tố của tóc. Nếu cơ thể bị thiếu khoáng chất này, mái tóc của bạn sẽ bị bạc màu trước tuổi. Chúng ta có thể củng cố màu sắc tự nhiên của mái tóc với một chế độ ăn chứa nhiều chất đồng. Động vật có vỏ (hàu), gan, rau tươi, quả hạnh nhân, các loại hạt, thịt, atisô, bơ, chuối, tỏi, các loại đậu, nấm, quả hạch, các loại hạt, khoai tây, mận, củ cải, đậu nành, cà chua,và ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm có nhiều đồng.

7. Chất béo 

Một chế độ ăn giàu chất béo làm tăng hàm lượng testosterone –  nguyên nhân gây rụng tóc. Để có mái tóc đẹp, bạn nên hạn chế đồ ăn có chứa nhiều đường, dầu mỡ, các loại đồ ăn chứa nhiều axit chua như các loại bánh ngọt, kem, các loại đồ ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chế biến theo hình thức lên men…

Nên sử dụng các loại ngũ cốc và hạt khác như ngô, lạc, hạt dưa, hạt hướng dương.. chứa dầu với các axit béo không no, giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho tóc, làm tóc luôn đen và bóng mượt.

Một chế độ ăn uống giàu omega-3, axit béo thiết yếu cho cơ thể, sẽ nuôi dưỡng và tăng độ ẩm cho những sợi tóc khô, dễ gãy, giúp da đầu hết khô, ngứa, và làm giảm nguy cơ mắc bệnh vẩy nến, gàu hoặc eczema. Nguồn thực phẩm giàu omega-3 nhất là cá, hạt lanh và một số loại quả hạch. Cá trích có lượng omega-3 lớn nhất, tiếp theo là cá thu, cá hồi và cá ngừ. Quả óc chó và đậu nành cũng là nguồn cung cấp đáng kể axit béo omega-3 và là một bữa ăn nhẹ vừa giàu protein vừa tiện lợi cho bạn.

8. Vitamin

Vitamin làm tóc mọc nhanh và mềm mại hơn

Vitamin A thường xuyên cần cho quá trình sừng hóa lớp thượng bì, hình thành chất kêratin. Nếu thiếu vitamin A trong cơ thể sẽ dẫn đến da đầu khô, chân tóc yếu, tóc dễ gãy. Vitamin A có đa dạng trong hai nguồn từ thực vật lẫn động vật. Bạn có thể tìm thấy vitamin A dồi dào trong trái cây màu đỏ, rau quả màu vàng, màu cam như cà rốt và một số rau màu xanh lá cây đậm. Ở nguồn từ động vật, vitamin A có nhiều trong gan, dầu cá, trứng và sữa tươi.

Nhóm các vitamin B: có tầm quan trọng trong việc giữ cho tóc, da đầu và da luôn được khỏe. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất keratin – thành phần cấu tạo chính nên tóc đồng thời kích thích tóc mọc nhanh. Các vitamin B có trong các loại thực phẩm, nhất là ở hạt ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh, các loại đậu, đậu nành, men, mộng lúa mì, thịt bò (nhất là ở gan). Thiếu vitamin nhóm B có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra các vấn đề về thần kinh, viêm da đầu và da; Làm tóc bạc sớm, rụng tóc.

– Thiếu vitamin B2 không những làm mất màu tóc, tóc bị duỗi thẳng mà còn gây hói.

– Niacin hoặc vitamin B3 (thịt gà, gà tây, cá, mầm lúa mỳ) thúc đẩy lưu thông máu ở da đầu, sản xuất dầu tự nhiên cho tóc. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường chân tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc.

– Para-aminobenzoic acid (PABA) kết hợp với axit folic sẽ giúp khôi phục lại mái tóc, ngừa rụng tóc. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Nguồn thực phẩm quan trọng giàu PABA bao gồm men bia và các loại hạt.

– Inositol: ngừa rụng tóc, giảm hói đầu. Một số phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này và nó có thể được chữa khỏi bằng một chế độ ăn uống lành mạnh với chế độ ăn nhiều rau, chuối, hoa quả họ cam quýt, gan và nho khô.

– Axit pantothenic: Còn được gọi là vitamin B5, vitamin này giúp ngừng rụng tóc nhanh chóng. Để nhận được nhiều vitamin B5, bạn hãy ăn nhiều ngũ cốc, thịt nội tạng và lòng đỏ trứng.

– Vitamin B6, axit folic và B12: Cả 2 loại vitamin B6 và vitamin B12 đều có tác dụng giúp tăng trưởng tóc, ngăn rụng tóc. Vitamin B6, Axit folic, Vitamin B12 rất cần thiết trong quá trình sản sinh hemoglobin, một hợp chất giúp mang oxy từ phổi đến các mô tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tóc. Tóc khỏe và chắc dựa trên nguồn cung cấp oxy và máu liên tục. Sự thiếu hụt các vitamin này làm giảm sự cung cấp máu đến tóc, gia tăng hiện tượng rụng tóc và làm tóc nhanh hư tổn, chậm phát triển. Nguồn bổ sung vitamin B6, B12 có nhiều trong thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa, đậu nành. Trong loại rau lá xanh, nước cam, bông cải xanh, mần lúa mì, bơ, măng tây, atisô, củ cải đường, cam, bông cải xanh, bắp cải Brussels, rau bina, đậu tươi, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng, gà tây và một số ngũ cốc nguyên hạt, bạn có thể tìm thấy nguồn axit folic dồi dào.

Biotin hay còn gọi là vitamin H có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích tóc mọc dày hơn và khỏe hơn. Loại thành phần này có thể dễ dàng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: gan, cá hồi , thận, men bia, trứng, cá, sữa, lạc và các loại đậu, hạt hoa hướng dương, óc chó, súp lơ, cà rốt, chuối, ngũ cốc,…

Vitamin C: Vitamin C giúp các mạch máu trở nên dẻo dai hơn, tăng hấp thu sắt cho cơ thể, giúp tóc mọc nhanh hơn. Thiếu vitamin C, các miệng nang lông nở rộng ra và bì sừng hóa nặng làm các tóc không thể mọc lên được. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp giải thoát các gốc tự do có thể gây hại nang tóc khiến tóc mỏng và xơ xác. Vitamin C còn rất cần thiết cho sự sản xuất collagen.  Vì vậy, hãy bổ sung thật nhiều vitamin C cho cơ thể bằng một chế độ ăn nhiều rau quả, đặc biệt là cam quýt, quả thơm (dứa), dâu tây, chanh, ớt, ổi, đu đủ, dưa hấu và các loại rau lá sẫm, chẳng hạn như cải xoăn, bắp cải hay rau bina.

Vitamin D2, D3 thúc đẩy sự sinh trưởng tóc thông qua tác dụng đến chuyển hóa canxi, phốt pho, hệ thống thần kinh thực vật, các tuyến nội tiết.

Vitamin E: cải thiện hữu hiệu hiện tượng rụng tóc ở phụ nữ. Nó cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu đến da đầu, tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc khỏe đẹp.

Nguồn cung cấp: các loại hạt, ngũ cốc và các loại rau lá sẫm màu

9. Nước

Lượng nước thích hợp là một yếu tố quan trọng để mái tóc khỏe mạnh và thúc đẩy sức khỏe tốt.

Thông thường, nước chiếm khoảng ¼ trọng lượng mỗi sợi tóc, do đó rất cần thiết cho sự mềm mại, bóng mượt của tóc. Hãy đảm bảo mỗi ngày uống đủ 2 lít nước.

10. Chế độ ăn uống giàu can xi: Bổ sung can xi từ sữa và ngũ cốc không chỉ giúp củng cố bộ xương, mà còn giúp đảm bảo rằng tóc của bạn sẽ luôn luôn khỏe mạnh và bóng mượt.

11. Collagen

Theo các nhà khoa học, collagen không chỉ được xem như chất keo giúp cho làn da săn chắc, mịn màng, trẻ trung mà còn giúp cho xương, gân, dây chằng, tóc, móng… trở nên vững chắc, dẻo dai, đàn hồi tốt. Vì vậy, sự bổ sung những thực phẩm chứa collagen không chỉ giúp người ta trông trẻ hơn mà còn có sức khỏe tốt hơn. Collagen do cơ thể tổng hợp nên, do đó cần dùng nhiều các nguyên liệu như da động vật, sụn mềm đầu xương…

 

Xem thêm:

-Chế độ ăn uống cho người rụng tóc 

– Một số món ăn ngăn ngừa rụng tóc

Theo thaythuoccuaban.com

Chế độ ăn uống cho người rụng tóc

 

Y học cổ truyền quan niệm tóc là phần thừa của huyết, được huyết nuôi dưỡng. Mà can là nơi tàng trữ và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Mặt khác huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc.

Những người đầy đủ huyết dịch thì tóc sẽ khỏe, không bị gãy, rụng hoặc bạc sớm. Trái lại, khi bị huyết hư, can thận suy yếu, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sức khỏe của tóc. Hậu quả là rụng tóc. Nếu tuổi chưa cao mà tóc rụng nhiều và bạc sớm thì cần phải nuôi tóc khỏe trở lại bằng cách làm bổ can, bổ thận, dưỡng huyết.

Để có huyết dịch, một chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng là rất đáng quan tâm. Điển hình những thực phẩm rất có ích cho sức khỏe của tóc như nấm hương, đậu đen, nấm mèo, đại táo, mè đen, tóc tiên, cải bó xôi, rau cần, bí đỏ, giá đậu, cà rốt, cà chua, xà lách xoong, hành tây, dưa hấu, đu đủ chín, mít, long nhãn, vải, sữa tươi, hải sâm, cá trê, cá lóc, lươn, cá chạch, rùa, ba ba, thịt bò, thịt gà, cá trắm, lộc nhung, yến sào, hà thủ ô…

Theo Y học hiện đại, một trong những nguyên nhân gây rụng tóc là do chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng. Theo đó, chế độ ăn được xem là tốt cho tóc phải có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như sau: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa chua, đậu hũ, thịt nạc, cá, thịt gia cầm.

II. Một số thực phẩm bệnh nhân rụng tóc nên dùng

1. Ngũ cốc

Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa rất tốt cho da đầu và tóc của bạn. Chúng chứa các vitamin B, E, magiê, phốt pho sắt, kẽm. Chúng cũng chứa cholesterol tự do và các chất béo bão hòa thấp. Các loại ngũ cốc có lợi cho vấn đề rụng tóc.

Sắt và silic tìm thấy trong lúa mỳ, gạo nguyên cám giúp cơ thể hấp thu nhiều khoáng chất và vitamin từ thực phẩm khác. Khi cơ thể có lượng vitamin thiết yếu và khoáng chất phong phú thì rụng tóc không còn là vấn đề với bạn nữa.

 2. Yến mạch

Bột yến mạch không chỉ là loại thực phẩm cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động, chúng còn giúp cơ thể tạo ra nhiều melatin nên góp phần hỗ trợ cho việc duy trì màu tóc tự nhiên và chống rụng tóc. Loại bột này chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kali, phốt pho và ma-giê, sắt. Do đó, bột yến mạch được xem là một trong những thực phẩm chăm sóc tóc tốt nhất.

 3. Rau lá xanh đậm

Rau bina, bông cải xanh, củ cải đường, cải xoăn, rau diếp xoăn… là nguồn cung cấp sắt, canxi, chất xơ và vitamin A, vitamin C tuyệt vời và là nơi sản xuất bã nhờn, chất nhờn để bảo vệ tóc khỏi bị khô.

4. Đậu

Các loại rau như đậu quả rất quan trọng đối với chế độ ăn uống cho tóc của bạn bởi vì chúng chứa nhiều protein cần thiết cho sự phát triển tóc, sắt, biotin và kẽm.

Sắt có trong đậu nành làm tăng sản xuất lượng hồng cầu trong cơ thể người, giúp các mô tế bào trong cơ thể lấy thêm nhiều oxy, kích thích sự tăng trưởng của tóc.

5. Giá đỗ

Giá đỗ có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho một mái tóc khỏe mạnh như silica và là thực phẩm cực kỳ tốt để ngăn ngừa tóc rụng. Cơ thể sử dụng silica để hấp thụ vitamin và khoáng chất, vì vậy ngay cả khi thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất nhưng nếu cơ thể không có silica thì cũng chẳng thể hấp thụ được chúng. Tóc phát triển từ các nang trong da và cần các chất dinh dưỡng để hình thành các tế bào mới và sản xuất tóc mới.

Silica còn được tìm thấy trong vỏ của quả dưa chuột, ớt xanh và ớt đỏ.

6. Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm được khuyên dùng để mang lại vẻ rạng rỡ cho da và sự chắc khỏe cho da đầu vì nó có chứa Vitamin A sản xuất chất nhờn, giúp da không bị mất nước và tóc không bị khô gãy

7. Trái cây

Táo, dâu, chuối, cam và dưa là những loại trái cây tốt nhất cung cấp đầy đủ những loại vitamin cần thiết giúp mái tóc bạn không bị gãy rụng.

Cà chua được ăn kèm nhiều với các loại đồ ăn nhanh để chống ngán. Và hơn hết, cà chua còn là một trong những loại thực phẩm giúp bạn giảm rụng tóc. Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A.

Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này đều rất có lợi cho sức khoẻ con người. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.

8. Trái cây khô và các loại hạt

Với nhiều chất sắt, sulphur và biotin, các loại trái cây và các loại hạt có vỏ cứng sấy khô (đặc biệt là hạnh nhân) đều là những nguồn cung cấp vitamin E giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu trên da đầu.

Chất inositol có trong loại thực phẩm này là một chất có khả năng bảo vệ và duy trì sự khỏe mạnh cho các nang chân tóc.

Đậu Bazil là một trong những nguồn cung cấp selen tốt nhất. Dưỡng chất này đóng vai trò khá quan trọng đối với sự khỏe mạnh của da đầu.

Nho khô hàm chứa phong phú chất sắt nên có tác dụng lớn trong việc giúp tóc phát triển chắc khỏe. Chuyên gia tóc kiến nghị, mỗi ngày chúng ta ăn khoảng 30-40g nho khô, kiên trì trong vòng 15 ngày sẽ có tác dụng nhất định trong việc cải thiện thiếu máu do thể chất yếu. Tuy nhiên, nho khô có hàm lượng đường khá cao, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều

Các loại hạt có hàm lượng tinh dầu cao và là những nguồn năng lượng tốt nhất cho mái tóc của bạn. Chúng là nguồn kali, magiê, omega-3 acid béo, kẽm… Quả óc chó, hạnh nhân và hạt điều là nguồn cung cấp chất kẽm quan trọng. Sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến rụng tóc.

Hạnh nhân không chỉ làm giảm mức độ cholesterol mà còn là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Chúng là một dạng tự nhiên của aspirin.

Không những thế hạnh nhân còn chứa vitamin E và sắt, hai loại này rất cần cho một mái tóc khoẻ mạnh.

Ăn khoảng 15 quả hạnh nhân tương đương với hai viên aspirin giúp giảm rụng tóc và chống đau đầu.

9. Thịt bò

Loại thực phẩm này rất hữu ích trong việc giảm rụng tóc. Thịt bò không chỉ chứa protein mà còn có đủ các vitamin nhóm B, sắt, những khoáng chất quan trọng cho sự khoẻ mạnh của mái tóc. Vitamin A và kẽm trong thịt bò giúp loại bỏ gầu, da đầu ít bị ngứa và tóc ít rụng hơn.

10. Thịt muối xông khói:

Nếu bạn đang muốn giảm cân thì hãy tránh dùng thịt muối này. Còn nếu không thì bạn có thể ăn thịt muối ở lượng vừa phải vì đây là nguồn giàu vitamin B, protein và kẽm, những chất rất tốt cho mái tóc của bạn.

11. Thịt gà và trứng

Phần lớn cấu tạo của tóc là từ protein, vì vậy một chế độ ăn giàu protein là cách tuyệt vời để ngăn ngừa tóc gãy rụng và cải thiện sự phát triển của mái tóc. Thiếu protein sẽ gây ra hiện tượng tóc bị giòn và yếu.

Thịt gà và trứng rất giàu protein, vì vậy thường xuyên sử dụng 2 loại thực phẩm này là cách để bạn cung cấp đầy đủ lượng protein cho cơ thể.

Các chất có trong thịt gà giúp bạn dễ dàng hấp thụ sắt, đó là chất cần thiết để tạo ra hemoglobin giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan và các mô. Sắt tạo điều kiện thuận lợi cho các nang tóc hấp thu chất dinh dưỡng khác dễ dàng hơn bằng cách giúp cho máu lưu thông ở phần da đầu tốt hơn.

Trứng là nguồn cung cấp lưu huỳnh giúp các nang tóc luôn phát triển. Lưu huỳnh thúc đẩy tăng trưởng tóc bằng cách cải thiện lưu thông máu đến da đầu, đồng thời giảm bớt sự viêm nhiễm và ngăn ngừa rụng tóc. Trứng cũng chứa rất nhiều biotin và vitamin B12 là những loại dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc làm đẹp.

Trứng gà (đặc biệt là lòng đỏ), có chứa một hàm lượng cao chất lượng protein, vitamin và khoáng chất. Chúng chứa đặc biệt là vitamin A, B và D rất tốt cho mái tóc của bạn. Chúng còn chứa calo, trung bình mỗi quả trứng chứa khoảng 80 kcal vì vậy trứng gà là sự lựa chọn tuyệt vời ngay cả khi bạn đang ăn kiêng.

Một số loại thực phẩm giàu protein và biotin khác là quả cật, phó mát ít béo, đậu, rau xanh và trái cây

12. Các sản phẩm từ bơ, sữa

Sữa tươi nguyên kem, phô mai tươi và yaourt cũng là những nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của tóc, giúp tóc khỏe và chắc hơn. Để đạt kết quả cao nhất, bạn nên đun sữa âm ấm trước khi dùng để tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các sản phẩm sữa chất béo thấp là một nguồn canxi, kẽm, vitamin D, magiê và protein. Chúng có thể giúp giảm nguy cơ béo phì, sâu răng, cao huyết áp và giúp kích thích sự phát triển tóc.

Sữa chua hay sữa ít béo mang 1 nguồn canxi dồi dào và 1 lượng protein tuyệt hảo, những chất cần thiết cho mái tóc khoẻ mạnh.

13. Hải sản

Hải sản là loại thực phẩm rất quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng cho mái tóc.

Cá cung cấp lưu huỳnh và axit béo cần thiết để giữ gìn sức khỏe cho mái tóc. Các axit béo thiết yếu được tìm thấy có nhiều trong cá không chỉ giúp mái tóc phát triển nhanh mà còn cho bạn một làn da mịn màng và móng tay khoẻ mạnh hơn. Nên ăn cá tươi thay vì đồ đông lạnh, đóng hộp.

Đặc biệt cá hồi là một nguồn protein có chất lượng cao đồng thời còn chứa nhiều a-xít béo ô-mê-ga 3, vitamin B12 và sắt. A-xít béo ô-mê-ga 3 sẽ giúp da đầu luôn khỏe mạnh. Sự thiếu hụt loại a-xít này có thể làm da đầu và tóc bị khô, gãy rụng tóc. Nếu bạn là người ăn chay, có thể bổ sung a-xít này cho cơ thể từ các nguồn thực vật bằng cách dùng khoảng từ 1 đến 2 muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày.

Các loại thực phẩm giàu chất kẽm như hàu, trai, tôm, sò rất tốt trong việc ngăn ngừa rụng tóc bằng cách tăng cường sự chắc khỏe cho nang tóc.

14. Hành, Nghệ, rau mùi, thì là

Những loại gia vị như nghệ và thì là đều là những thức ăn tốt cho tóc, giúp kích thích tóc phát triển nhanh.

Loại rau này cực hiệu nghiệm cho những ai hay rụng tóc. Rau mùi có tác dụng làm trong sạch cơ thể, loại bỏ các chất kim loại độc hại ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Các chất kim loại độc hại này là nguyên nhân cản trở chất dinh dưỡng vận chuyển tới da đầu, dẫn tới rụng tóc và khô xơ, gãy.

Trong hành có nhiều lưu huỳnh làm tăng sự phát triển của tóc và hạn chế lượng tóc rụng.

15. Nước

Uống 8 – 9 ly nước mỗi ngày sẽ giúp vẫn chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc và giữ cho sợi tóc luôn có đủ độ ẩm cần thiết để chắc, khỏe từ đó tránh hiện tượng tóc bị khô và rụng tóc.

16. Mật ong nguyên chất

Mật ong là một chất giữ độ ẩm rất tốt. Nhưng hiệu quả và an toàn nhất để sử dụng thì nên là mật ong nguyên chất. Bạn có thể cho thêm một thìa mật ong vào cốc sinh tố hoa quả hoặc ăn kèm bánh mỳ để có mái tóc bóng khỏe.

17. Lô hội

Lô hội có một công năng nữa là kích thích tóc mọc. Lô hội rất sạch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng như vitamin B tốt hơn, giúp tóc bóng đẹp hơn.

> Những loại thực phẩm người đang bị rụng tóc nên kiêng

1. Không nên ăn quá nhiều chất ngọt, nước uống ngọt có ga, kẹo, sữa, sôcôla, các thực phẩm rán giòn… Các loại thực phẩm này dẫn đến sự rối loạn sự thay đổi của chất béo làm cho tóc chuyển màu vàng, sợi nhỏ, khô và không có độ bóng

2. Cần loại bỏ các chất cay, các chất kích thích như ớt, gừng, rượu, bia… vì những loại này gây kích thích da đầu làm cho da đầu trở nên ngứa rồi gây rụng tóc nhiều hơn

3. Cần ăn ít những loại hạt như hạt hướng dương, lạc, hạt bí… vì đó là những loại có chứa nhiều chất béo gây ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình mọc tóc.

4. Thuốc lá: những người hút trên 20 điếu thuốc/ngày có nguy cơ bị hói đầu cao gấp 2 lần bình thường. Nguy cơ này giảm hẳn khi những người này bỏ thói quen hút thuốc. Các nhà khoa học cho biết: chính việc hút thuốc đã làm tổn thương cấu trúc gen của các biểu bì ở chân tóc – là phần quan trọng giúp cho tóc khỏe và phát triển. Thuốc lá còn làm giảm tính đàn hồi của mạch máu, nhất là các huyết mạch ở da đầu, gây ức chế quá trình vận chuyển máu tới chân tóc. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết những người hút thuốc không chỉ gây ra chứng hói đầu cho chính bản thân họ mà còn để lại hậu quả tương tự cho con trai của họ sau này.

Xem thêm:

-Dinh dưỡng cho người rụng tóc

– Một số món ăn ngăn ngừa rụng tóc

Theo Thaythuoccuaban.com

Cách làm Đậu phụ nhồi thịt

Đậu phụ nhồi thịt là món ăn quen thuộc ở nhiều gia đình và cả…các quán cơm. Đây là món dễ ăn và khá đơn giản. Bạn có thể biến tấu nó một chút để mang lại sự mới mẻ cho mâm cơm hàng ngày. 

Nguyên liệu:

 

20 miếng đậu phụ vuông rán sẵn, nếu không dùng loại này bạn có thể mua đậu bình thường về cắt miếng vuông rồi rán vàng.
100g thịt lợn xay hoặc băm nhuyễn
2-3 cây nấm
1 củ cà rốt
Ít hành lá
1 quả trứng
1 bát con nước dùng
Gia vị: Muối, tiêu, xì dầu, dầu mè, dầu hàog

 

Thực hiện:

1
Trộn đều thịt băm với chút xíu muối, nước tương, tiêu, dầu mè và một quả trứng.
Cà rốt, nấm thái miếng nhỏ rồi băm nhỏ cùng với đầu hành. Nếu có máy xay thì bạn có thể cho tất cả vào để xay nhỏ thì sẽ nhanh hơn.

 

2
Cho phần rau củ vừa xay vào bát thịt và trộn đều lại một lần nữa.
Dùng dao nhỏ có mũi nhọn khoét một hốc nhỏ ở phía trên miếng đậu, sau đó nhồi thịt vào.

 

3
Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, xếp đậu nhồi thịt vào chiên nhỏ lửa cho đến khi đậu ngả màu vàng nâu, phần thịt nhồi cũng chín. Đổ nước dùng gà vào chảo đậu, nước dùng sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu thêm vài phút cho đậu thấm thì tắt lửa.Gắp đậu ra đĩa sâu lòng, rưới lên trên mặt một muỗng canh nước sốt dầu hào trộn xì dầu. Rắc chút hành lá thái nhỏ cho bắt mắt và ít tiêu xay cho thơm là có thể thưởng thức được rồi.

 

(Theo bepEVA)

Báo Mỹ khen món cao lầu của Hội An

(Dân trí) – Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn đặc trưng góp phần làm nên cái hồn ẩm thực của phố Hội. Cao lầu của Hội An không đụng hàng với món sợi của bất cứ vùng miền nào.


Cao lầu, món đặc sản của Hội An

Tờ Huffington Post của Mỹ vừa đăng tải một bài viết giới thiệu những món đặc sản vùng miền đáng để du khách khám phá trong các chuyến du lịch của mình, trong đó có món cao lầu của Hội An.

Tác giả viết: “Trên thế giới có biết bao món ăn nổi tiếng, chỉ cần nhắc đến món ăn đó là người ta biết là của quốc gia nào, chẳng hạn như Sushi của Nhật Bản hay mì Ý…Tuy nhiên, có những món ăn vùng miền vô cùng hấp dẫn mà có thể bạn chưa từng được biết tới. Chúng không nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng khi đã thưởng thức rồi thì bạn sẽ khó quên hương vị của chúng.”

Trong danh sách những món ăn vùng miền ấy có món cao lầu của phố cố Hội An cùng với nhiều món ăn khác như món cơm trộn Ochazuke của Nhật Bản; món Gà 65 của Ấn Độ; món hầm Pozole của Mexico; món Ful medames (đậu fava nấu các loại gia vị và dầu ôliu) của Ai Cập và Sudan.

Các món ăn khác được nhắc đến là Khao Soi của Lào và Thái Lan (là sự pha trộn của mì trứng chiên giòn hay mềm, thịt gà, nước cốt dừa, nghệ, chanh, rau mùi và hẹ tây); món súp thịt được nấu trong một hốc đá dưới đất Pachamanca của Peru và món thịt khô Biltong của Nam Phi.

Mới nhìn cao lầu trông giống. như mì, nhưng không phải mì. Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô.

Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.

Người ta thường ăn cao lầu với giá nhúng trong nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

Nhiều người cũng có tham vọng làm cao lầu ở nơi khác, nhưng tất cả đều thất bại. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.


Phố cổ Hội An
Một đặc trưng khác của cao lầu là muốn ăn món này phải leo lên lầu cao của quán. Khi xưa các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán. Điều này có thế thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức món ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu.Ngày nay cao lầu được bán ở nhiều nơi trong nước, thậm chí ở cả nước ngoài  và người đã thưởng thức cao lầu Hội An sẽ thấy hẫng hụt vì thấy vị của nó có cái gì đó thiếu đậm đà như vị ở phố Hội.Đến nay, vẫn còn một số tranh cãi về nguồn gốc của món cao lầu: nhiều người cho rằng món này của người Hoa, còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.Theo tác giả của bài viết trên Huffington Post, có thể ở đâu đó vẫn còn một số lời tranh luận về nguồn nguồn gốc của món cao lầu, nhưng chất lượng của nó hoàn toàn là điều không phải bàn cãi.

Cao lầu không nổi tiếng như nhiều món ăn khác ở Việt Nam nhưng nó thật đáng để thưởng thức khi đến Hội An vì đó là món ăn đặc trưng góp phần làm nên cái hồn ẩm thực nơi đây. Người ta vẫn thường bảo nhau: Nếu chưa ăn Cao Lầu thì coi như chưa tới Hội An.

5 THỰC PHẨM MẸ BẦU NÊN ĂN

Thời gian mang thai là khoảng thời gian mà người phụ nữ rất cần được chăm sóc. Chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Dưới đây là 5 loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai mà mọi người nên biết.

Thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai

 1. Dưa hấu

Dưa hấu là loại quá rất dễ mua, giá thành không quá đắt. Việc ăn dưa hấu thường xuyên mang lại những tác dụng như:

  • Giúp tăng bài tiết, lợi tiểu.
  • Thanh nhiệt.
  • Giải độc
  • Tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu

2. Rau cần

Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin C, nicotinic acid, carotene. Các chất dinh dưỡng có nhiều trong lá rau cần hơn là thân của rau cần. Một số tác dụng của rau cần cho bà bầu:

  • Phòng tiền sản giật
  • Thanh nhiệt
  • Mát máu
  • Lợi tiểu
  • Giảm huyết áp
  • An thần

Cách chế biến rau cần: xào hoặc nấu canh. Ngoài ra, bạn cũng có thể rửa sạch để ăn sống hoặc trộn gỏi.

3. Bí đỏ

Bí đỏ rất giàu chất dinh dưỡng. Từ quả, lá, thân và hoa bí đỏ đều cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai như:

  • Thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi.
  • Tăng cường hoạt tính cho tế bào não.
  • Phòng và trị cao huyết áp.
  • Chữa chứng phù chân
  • Thúc đẩy máu đông
  • Hạn chế chảy máu sau sinh

Cách chế biến bí đỏ:

  • Cách thông thường:  xào; luộc đọt non, hoa bí
  • Cách khác: Nấu canh bí; nấu cháo bí với gạo tẻ

4. Bí đao

Ở những tháng cuối thai kỳ, bí đao rất có lợi cho cơ thể của bà bầu.  Bí đao có tính hàn, vị ngọt mang lại nhiều tác dụng cho bà bầu như:

  • Chống khát nước
  • Lợi tiểu
  • Giảm nhẹ chứng sưng phù chân khi ăn canh bí đao với thịt hoặc cá chép.

5. Khoai lang – rau lang

  • Trong khoai lang chứa nhiều vitamin B6. Khoai lang và rau lang đều mang lại lợi ích cho bà bầu như phòng ngừa chứng cao huyết áp, giảm buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ ( khoai lang) …
  • Cách chế biến: xào hoặc luộc, nấu canh…

Trên đây là 5 loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai mà mọi người nên biết để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà bầu trong những ngày thai nghén. Hãy kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để luôn khỏe mạnh các bạn nhé!

theo Kienthucgioitinh

Cách nấu Bún mọc

Bún mọc là món bún dễ làm, dễ ăn và quen thuộc với mọi miền đất nước. Tùy theo khẩu vị từng miền, mà hương vị bún mọc có thể biến đổi: miền Bắc vị nhẹ nhàng, ăn với dọc mùng, miền Nam thì nước bún ngọt vì cho thêm đường, ăn kèm rau thơm, điểm chút sa tế hoặc mắm tôm… Nhưng về cơ bản thì phần nguyên liệu chính là giò sống vẫn không thay đổi và vị thơm, dai của giò sống trong tô bún nước ngọt ngào nóng hổi chính là sức hấp dẫn chính của món này.

1. Nguyên liệu

– Giò sống (mọc) 3 lạng
– 4 lạng sườn non
– 3 lạng xương gà hoặc xương heo
– Nấm mèo, nấm đông cô (nấm hương)
– Chả lụa, chả quế (tùy điều kiện)
– 1 củ cải to

– Rau sống, rau thơm
– Gia vị.
– Hành phi, hành tươi
– Mắm tôm, sa tế (tùy ý)


2. Cách làm

-Củ cải xắt khúc. Xương và sườn non rửa sạch rồi luộc qua một lần nước, sau đó xả lại bằng nước lạnh rồi bỏ vào nồi nước để hầm cùng củ cải. Khi thịt mềm thì vớt bỏ củ cải (để ăn cũng được nếu thích), nêm lại cho vừa miệng.

-Nấm mèo, nấm hương ngâm trong nước lạnh 3-4h, hoặc không có thời gian thì ngâm trong nước nóng tới khi mềm. Nấm mềm lấy ra  xắt vụn.

-Giò sống trộn chung với nấm vụn, ướp 1 muỗng cafe nước mắm, 1/2 muỗng cafe bột ngọt, 1/2 muỗng cafe tiêu. Vì giò sống thường được ướp sẵn nên không cần ướp nhiều. Trộn đều, để 10 phút cho ngấm gia vị.

-Dùng muỗng xắn giò sống ra vo thành từng viên mọc. Nếu thích cầu kỳ mà ngon hơn nữa, thì chia giò sống ra làm hai phần, một phần chiên vàng, một phần để thả vào nồi nấu.

-Thả giò sống đã viên vào nồi nước sôi, cho đến khi giò nổi lên lại thì chờ khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

Trình bày:

-Bún xắp vào tô, cho chả lụa, chả quế xắt lát, rắc hành phi và hành tươi lên rồi chan nước với mọc lên. Ăn với rau sống, tương ớt, nước mắm, có thể thêm sa tế hoặc mắm tôm sẽ ra hai vị khác biệt mà đều ngon.

Bé Thúi (MAV.vn, facebook Món ăn Việt Nam)

NHỮNG MÓN ĐẶC SẢN NÊN ĂN KHI ĐẾN QUẢNG NGÃI

Quảng Ngãi còn được biết đến với cái tên vùng đất núi Ấn sông Trà, và chính từ trong dòng chảy của con sông, địa hình của rừng núi đã sản sinh ra những sản vật, những món ăn dân dã thân quen, mang đậm dấu ấn của tình đất, tình người.

1. Cá bống 


Tùy theo hình dáng, màu sắc người ta chia cá bống ra làm nhiều loại: cá bống thệ, cá bống dô, cá bống nhọn, cá bống mú, cá bống tượng nhưng ngon nhất là cá bống cằn và cá bống cát. Hai loại cá bống này thịt thơm, xương mềm, da trắng mềm. Nếu cá bắt bằng đặt trúm ở vùng Trường Xuân, An Bường thì càng hấp dẫn, độc đáo, có mùi đặc biệt, có hương lạ lùng, làm cho ai đã một lần thưởng thức thì sẽ nhớ mãi món ăn bình dị này.

Cá bống sông Trà mà kho kiểu “móc câu”, rim với nước mắm cá cơm vùng Kỳ Tân, An Chuẩn, ướp nghệ tươi già giã nhỏ, rắc tiêu sọ Trà Phong và ăn cùng niêu cơm gạo ba trăng, trì trì của đồng cát Ba Gia, Tịnh Hiệp, Nghĩa Lâm…, uống mo đài nước chè xanh Minh Long…, thì không có gì sánh bằng! Ngày nay cá bống được chế biến rồi cho vào lọ bán cho du khách gần xa, là món quà tặng bà con, bạn bè dân dã nhưng đậm đà tình nghĩa.

2. Chim mía

Chim mía là tên gọi chung các loại chim ngủ trong những đồng mía bạt ngàn ở Quảng Ngãi như chim chéo, chim én, chìa vôi, dồng dộc, chào mào, áo đà…, trong đó chim chéo có thịt thơm ngon và to nhất.

Mùa đánh bắt chim mía kéo dài từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Dụng cụ bắt chim chỉ cần lưới và sào sài. Tùy theo vị trí và thời điểm người ta chọn cách đánh lưới rập, đánh lưới kép hay đánh lưới giương.

Có nhiều cách chế biến món ăn chim mía. Thông thường là tẩm ướp gia vị hương, muối, tiêu bột xong cho vào chảo mỡ chiên khô hoặc dồn thịt heo nạc vào bụng chim hấp cách thủy, hay cho chim và gia vị vào trứng vịt rồi đem chưng. Nhưng ngon nhất vẫn là món chim mía nướng, chỉ cần cho lá chanh, lá sả, muối ớt vào bụng chim xong kẹp vào thanh tre tươi hoặc xỏ xâu rồi nướng trên than hồng.

3. Mắm nhum

Mắm nhum là món ăn quí hiếm. Nhum sống trong các gành đá ven biển ở Quảng Ngãi, nhưng nhiều nhất là vùng Lý Sơn, Sa Huỳnh, Mỹ Á. Nhum có hình dạng như quả cầu gai, đường kính từ 8 – 10cm, dày 3 – 4cm, và có nhiều loại: nhum mỡ, nhum bạc, nhum ta…, đặc biệt chỉ nhum ta, có vỏ màu đen là muối mắm được.

Nhum bắt về, dùng dao bổ đôi rồi lấy thanh tre nhỏ, mỏng nạo vòng quanh, tách thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum trắng hồng kết thành 6 – 8 múi. Nhum có thể ăn sống, kho, trộn thêm trứng và gia vị để chưng hoặc tráng chả. Muốn muối mắm thì cho thịt nhum vào thẩu, rắc một ít muối hạt lên trên. Khoảng 10 ngày sau là có thể dùng được. Để giữ được hương vị riêng của mắm nhum người ta hạn chế gia vị, thường chỉ có tỏi Lý Sơn và tiêu nguyên hạt.

Dùng mắm nhum để ăn với bún, chấm rau, nhưng ngon nhất là với thịt heo ba chỉ cuốn bánh tráng. Mắm nhum còn gọi là “mắm tiến”, vì ngày xưa mắm nhum được dùng để dâng cho vua.

4. Don

Don thuộc họ nhà hến, hình quả trám, vỏ mỏng, sắc vàng đậm, con dài nhất chưa đến 2cm, thường sống ở nước lợ sông Trà Khúc, sông Vệ.

Chế biến don rất đơn giản. Don được nấu lên theo tỷ lệ một bát don hai bát nước. Khi don chín, đãi bỏ vỏ, lấy ruột cho vào nước luộc, nêm gia vị, mắm muối, thêm hành lá và hẹ, ăn với bánh tráng sống hoặc bánh tráng nướng và nhất thiết phải kèm với ớt xiêm.

Người ta còn dùng don để nấu canh, nấu cháo. Nếu muốn sang hơn thì làm món thịt don xào với miến, bún mì… Có lẽ, không món ăn nào thuộc hàng đặc sản vừa ngon mà lại rẻ bằng don. Ở Quảng Ngãi có nhiều quán don nhưng nổi tiếng vẫn là don ở Vạn Tượng, Nghĩa Hiệp, Phú Thọ.

5. Cá niêng

Cá niêng có lẽ là loại cá đặc trưng của sông suối vùng núi rừng nên tất cả các huyện miền núi Quảng Ngãi đều có. Thân hình hơi dẹp, thon thả như con thoi, vảy bạc lấp lánh, cá niêng thường tìm ăn các loài vi sinh vật dưới chân những ngọn thác nên việc câu và bắt tương đối khó.

Có nhiều cách chế biến cá Niêng như: nấu canh, luộc, chiên xù… nhưng ngon nhất vẫn là cách nướng trui. Cá niêng kẹp vào gắp tre tươi, nướng trên than hồng hoặc vùi vào đống tro còn hực lửa, chỉ cần mỡ chảy xèo xèo, mùi thơm nức mũi là đã thấy ngon miệng rồi. Khi ăn phủi sạch lớp tro dính vào vảy cá và cắn từ đầu cá xuống đuôi cá, hay gỡ từng miếng thịt các vàng ươm chấm vào chén muối sống chấm giã chung với ớt xanh hoặc  ruột cá niêng chưng và lai rai cùng ly rượu tăm, thì chắc chắn món ăn này sẽ theo người thưởng thức đi đến cùng trời cuối đất.

6. Mạch nha

Làm mạch nha chỉ cần có hai thứ: mộng lúa phơi khô nghiền thành bột và gạo nếp. Trước kia, để làm mộng người ta chọn giống lúa ruống (loại lúa địa phương này hạt to, hàm lượng chất béo cao, nhưng năng suất thấp nên sau này bị tuyệt chủng). Hai loại nguyên liệu này đem ủ với nhau rồi cô đặc thành nha. Tuy vậy, đây là nghề thủ công nên tuỳ theo cách gia giảm tỷ lệ, cách thức ủ, nấu mà mỗi lò có hương vị, màu sắc, chất lượng khác nhau. Có câu ca nói về món đặc sản này:

“Chim mía xuân Phổ

 Cá bống sông Trà

Mạch nha Đồng cát (Mộ Đức)”

Mạch nha Quảng Ngãi thanh dịu, bổ lành, không ngọt gắt như đường lại đậm đà hương vị quê hương nên du khách ra Bắc vào Nam thường chọn mang về làm quà.

7. Đường phèn

Từ xa xưa, Quảng Ngãi đã lưu truyền câu “ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon đường phổi”. Trong kỹ thuật chế biến các loại đường, chế biến đường phèn là phức tạp, công phu và tốn thời gian nhất.

Để có những tinh thể đường trắng trong và lóng lánh như ngọc, người thợ phải dùng vôi và trứng gà xử lý nấu ban đầu. Sau khi lọc bỏ loại tạp chất lắng thì đến giai đoạn nấu cô đặc. Khi đường tới thì đổ vào vại đã để sẵn mạng ghèm cho đường kết tinh, đóng khối, và phải mất từ 7 – 9 ngày sau mới thành đường phèn.

Đường phèn Quảng Ngãi đã từng bán khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang một số quốc gia Đông Nam Á. Ngoài việc dùng như một món ăn quí ra, người ta còn dùng đường phèn chưng với chanh, quất để chữa bệnh ho, viêm họng.

8. Kẹo gương

 

Gọi là kẹo gương vì loại kẹo này trong như pha lê, đẹp như bức tranh tĩnh vật với màu vàng ươm của đậu phụng, trắng vàng của mè và mong manh dễ vỡ làm cho người thưởng thức phải nâng niu trên tay như đồ cổ ngoạn.

Kẹo gương từ xưa được sản xuất ở Thu Xà (xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa). Hiện nay, nghề sản xuất kẹo gương có khắp nơi trong tỉnh, nhưng chủ yếu tập trung ở TP.Quảng Ngãi.

Làm kẹo gương, quan trọng nhất là giai đoạn đường thắng tới. Nếu già quá, đường sẽ đỏ và trài mỏng không kịp, còn thắng non thì kẹo không trong, không giòn. Người ta, cũng dùng lòng trắng trứng để loại bỏ tạp chất, dùng mạch nha và chanh tươi khống chế cho kẹo khỏi bị lại cát, tuyệt đối không dùng thêm loại hóa chất gì khác.

Kẹo gương vừa đẹp, vừa ngon, màu sắc hấp dẫn, độc đáo là món ăn đặc sản tự hào của người dân Quảng Ngãi xưa nay.

9. Bánh xèo

Tên bánh xèo có lẽ xuất phát từ âm thanh “xèo xèo” reo vui khi nước bột gạo đổ vào khuôn đất có xoa sẵn dầu, mỡ trên bếp lửa hồng. Nguyên liệu chính của món ăn này là gạo lúa cũ. Tùy theo điều kiện và sở thích, người ta có thể bằm thịt vịt nhuyễn xào sơ qua rồi cho luôn vào bột hoặc bỏ lên trên vài miếng thịt bò, thịt heo, tôm đất, tép, trứng gà… Nhưng ngon nhất vẫn là đúc bánh xèo với nấm rơm tự nhiên.

Hàng năm, sau những ngày mưa phùn gió bấc, mặt trời hững lên là nấm từ các bụi tre, gốc mít, vườn thơm, bờ rào… mọc đầy. Cả nhà chia nhau mang mủng, rổ đi hái. Nấm mang về được cạo sạch đất, nhặt rác bẩn rửa với nước muối, rồi tước nhỏ ra để đúc bánh. Bánh xèo đúc nấm rơm chỉ cần thêm vào ít giá đỗ, cuốn với rau sống và chấm với nước mắm pha chanh, đường, ớt, tỏi thì không có loại cao lương mỹ vị nào sánh bằng.

(Nguồn: Sách hướng dẫn du lịch Q.Ngãi-2008)