8 LOẠI VỎ QUẢ CHỮA BỆNH KHÔNG NÊN VỨT

Nhiều người thường gọt sạch vỏ trái cây khi ăn mà không biết rằng họ đã làm mất đi những lợi ích rất lớn cho sức khỏe, trong đó có ngừa ung thư.

 

Nho. Trong vỏ quả nho có chất resveratrol dồi dào tác dụng cho việc kháng khuẩn, chống nấm mốc và nhiễm trùng ở trẻ. Ngoài ra, vỏ của loại quả này còn có tác dụng giảm nồng độ triglycerit và cholesteron trong máu, ức chế mầm mống ung thư.
Cà chua. Đừng bỏ phí vỏ của loại quả này. Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư, tim mạch. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt trong mùa lạnh.
Vỏ táo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vỏ táo có thành phần ngừa ung thư hiệu quả, nhất là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết. Hơn nữa các chất này cũng có tác dụng hỗ trợ các tế bào kháng ung thư sản sinh thuận lợi. Cho nên khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ, kể cả với những món sinh tố, salat bạn cũng nên áp dụng theo nguyên tắc này.
Vỏ chanh. Quả chanh tốt từ ruột đến vỏ. Nếu nước chanh thanh nhiệt và giải độc thì vỏ của nó cũng hữu hiệu chẳng kém. vỏ chanh bao gồm các thành phần được gọi là salvestrol Q40 và limonene, được biết đến có tác dụng chiến đấu chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, chất flavonoid có trong vỏ chanh có hiệu quả kiềm chế sự phân chia của tế bào ung thư, nên nó được coi là một biện pháp ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da. Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trà nóng với vỏ chanh đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.
Vỏ cam, bưởi. chứa hợp chất mang tên limonene đây là một dạng tinh dầu có khả năng chống lại nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư ruột hoặc ung thư vú.
Hay như vỏ hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn củ. Lớp vỏ này chứa lượng lớn chất quercetin rất hữu ích trong việc làm giảm huyết áp và cũng ngăn ngừa mảng bám động mạch.
Vỏ quả lê. Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30 gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.

Theo Mi Trần/Báo Kiến Thức

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH KHIẾN BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA QUẢ ỚT

 Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Nam Mỹ và Trung Quốc có lịch sử lâu dài về việc sử dụng bột ớt cả trong thực phẩm và làm thuốc. Các hợp chất trong ớt có tác dụng đối với nhiều loại bệnh, bao gồm: gout, viêm họng, trĩ, buồn nôn, ợ nóng, sốt và cả đối với các bệnh bạch hầu.

 

.
Trị nhức đầu
. Capsaicin, hoạt chất có trong ớt có tác dụng ức chế các tế bào thần kinh cảm giác. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cephalalgia phát hiện capsaicin có thể xóa xổ chứng đau đầu hiệu quả.

Chữa bệnh vẩy nến. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Viện Da liễu Mỹ cho thấy capsaicin có thể điều trị bệnh vẩy nến. Capsaicin giúp cải thiện đáng kể cơn ngứa và các triệu chứng khó chịu khác đi kèm với bệnh vẩy nến.

Chống kích ứng. Ngược lại những gì trước đây nhiều người vẫn nghĩ, bột ớt thực sự có thể làm dịu viêm loét dạ dày, hạn chế triệu chứng ho dai dẳng, tiêu chảy, và viêm họng.

Trị thấp khớp. Trong y học cổ truyền, bột ớt được sử dụng như một loại thuốc đắp để điều trị lở loét, đau lưng, và thấp khớp.

Ớt hỗ trợ phòng chống rất nhiều bệnh cho cơ thể

Giảm đau răng. Hoạt chất capsaicin có trong ớt còn được biết đến với tác dụng giúp ngăn chặn cơn đau và bảo vệ chống lại các bệnh về lợi.

Chống vi rút. Bột ớt có thể giúp phá vỡ và chuyển dịch nhầy bị tắc nghẽn ở phổi, khí quản, xoang, họng ra khỏi cơ thể. Khi chất nhầy ra khỏi cơ thể, nó sẽ kéo theo các loại vi trùng.

Chống nấm. Một nghiên cứu cho thấy bột ớt có thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh nấm Collectotrichum và Phomopsis.

Hỗ trợ giảm cân. Trong một nghiên cứu, những người dùng ớt vào bữa sáng cho biết họ ít bị cảm giác thèm ăn tấn công, từ đó dẫn đến việc giảm lượng calo tiêu thụ. Ớt cũng thúc đẩy sự trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy nhiều chất béo hơn. Nghiên cứu này được tiến hành tại Đại học Laval, ở Quebec (Canada)

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ớt được chứng minh giúp cân bằng cholesterol và triglyceride trong cơ thể đồng thời giúp bình thường hóa huyết áp.

Ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Theo Naturalon, ớt kích thích phản ứng đau ở các vùng khác nhau của cơ thể, và gửi các tín hiệu đau đớn ở não đến vị trí khác, nên nhận thức đau trở nên ít hơn.

Chống dị ứng. Ớt được xem là một gia vị chống dị ứng tự nhiên và được sử dụng thường xuyên trong mùa dị ứng nhằm giúp làm giảm dị ứng.

Chống vi khuẩn. Ớt được sử dụng như một chất bảo quản giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công thực phẩm hàng trăm năm nay.

Giảm đau khớp. Các capsaicin trong ớt hoạt động như một thuốc giảm đau tạm thời khi bôi tại chỗ. Capsaicin sẽ gửi tín hiệu từ da đến các khớp, có thể làm giảm đau khớp.

Giải độc. Ớt cũng hoạt động như một chất kích thích tuần hoàn. Ớt thúc đẩy khả năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa và hệ thống bạch huyết. Ớt cũng giúp loại bỏ độc tố thông qua mồ hôi.

Ngăn ngừa cục máu đông. Đối với việc giảm xơ vữa động mạch và khuyến khích quá trình lưu thông của mạch máu, không thể bỏ qua ớt. Các hợp chất trong ớt có thể giúp ngăn ngừa chứng đông máu, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nổi tiếng với khả năng cải thiện tiêu hóa, ớt kích thích đường tiêu hóa bằng cách tăng dòng chảy của dịch dạ dày và sản sinh các enzym. Bột ớt cũng rất tốt trong việc làm giảm khí.

Khuyến khích dòng chảy nước bọt. Ớt kích thích cơ thể tiết nước bọt và điều này rất quan trọng cho việc tiêu hóa, cũng như tăng cường sức khỏe răng miệng.

Chống ung thư. Đại học Loma Linda ở California (Mỹ) tiến hành một nghiên cứu và tìm thấy ớt có thể giúp ngăn chặn ung thư phổi ở những người hút thuốc. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng phát hiện các hoạt chất trong ớt có khả năng chống lại sự hình thành các khối u gan rất hiệu quả.

Ngọc Khuê (Thanhnien)

RAU CỦ: LOẠI NÀO NÊN ĂN SỐNG, LOẠI NÀO NÊN NẤU CHÍN?

Nên ăn sống hay nấu chín rau củ là một câu hỏi thú vị mà không ít người từng hỏi. Câu trả lời sau đây đến từ Womens Health sẽ mang lại nhiều bất ngờ.

Ớt, hành tây, củ cải đường, súp lơ nên ăn sống… Còn nấm, cà chua, cải bó xôi… chỉ phát huy hết tác dụng tốt cho cơ thể khi nấu chín.

Măng tây

Nên nấu chín. Hấp hoặc nướng măng tây với dầu ô liu và một ít hạt tiêu là cách để kích thích các chất có khả năng chống ung thư trong măng tây.

Củ cải đường

Nên ăn sống. Tiếp xúc với nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm mất hơn 25% hàm lượng folate (một loại acid amin cần thiết để hình thành tế bào, tạo máu) có trong củ cải đường. Vì vậy, nên ăn củ cải đường ở dạng tươi để bảo toàn nguồn folate quý giá.

Súp lơ

Nên ăn sống. Nhiệt độ sẽ làm vô hiệu hóa một enzym có trong súp lơ được gọi là myrosinase có tác dụng làm sạch những chất gây ung thư gan.

Nấm

Nên nấu chín. Các món nấm xào, luộc, nướng… không những ngon  miệng mà còn cung cấp một nguồn kali đáng kể để phát triển tế bào và cơ bắp.

Hành tây

Nên ăn sống. Điều hay ho nhất ở hành tây là nó vẫn giữ nguyên hương vị dù có qua chế biến hay không. Hành tây thái lát mỏng để ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Ớt đỏ

Nên ăn sống. Hàm lượng vitamin C có trong ớt sẽ giảm đáng kể nếu chúng tiếp xúc với nhiệt độ trên 375 độ C. Nếu chế biến ớt ở nhiệt độ thấp và trong khoảng thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng vitamin C.

Rau bina

Rau này còn gọi là cải bó xôi, rau chân vịt…, nên nấu chín. Rau bina là nguyên liệu cho những món salad tuyệt vời, giúp bạn hấp thụ nhiều canxi, sắt và magie hơn nếu đã qua chế biến.

Cà chua

Nên nấu chín. Thay vì ăn sống, bạn nên nấu chín cà chua để cơ thể được hấp thụ chất lycopen chống ung thư nhiều nhất có thể.

Thu Lê, VNexpress.net (Theo Womens Health)

NHỮNG THỰC PHẨM GÂY NGUY CƠ UNG THƯ CAO

Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất hiện nay và tỷ lệ mắc ung thư đang có chiều hướng gia tăng trong khi vẫn còn rất nhiều khó khăn trong điều trị. Để phòng tránh ung thư, không gì đáng tin tưởng hơn là một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý.

“Tất cả các thực phẩm đều gây ung thư” có thể bị cho rằng là một phát biểu hơi cường điệu. Tuy nhiên, hiện nay với sự đa dạng của các loại thực phẩm chế biến cũng như thực phẩm tưởng như an toàn nhưng trong quá trình nuôi trồng đã sử dụng quá nhiều chất có hại cho sức khỏe.

Ngày nay, người ta nhận thấy có một tỷ lệ gia tăng bệnh ung thư trên thế giới cũng như trong cộng đồng chúng ta sống. Đa số đều cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do môi trường và chế độ ăn. Yếu tố môi trường về ngắn hạn chúng ta không thể thay đổi được, tuy nhiên cái mà chúng ta có thể thay đổi là chế độ ăn.

Thực phẩm biến đổi gen

Trong bữa ăn không có chất sinh ung thư không có chỗ cho thực phẩm biến đổi gen. Thế nhưng hiện nay người ta đã biết đến thực phẩm biến đổi gen và sử dụng hóa chất để trồng. Chúng làm cho khối u tăng nhanh. Thực phẩmbiến đổi gen có khắp nơi, như thực phẩm được làm từ đậu nành, bắp hay canola truyền thống. Tuy nhiên bạn có thể chọn lựa bằng cách tìm trong nhãn bao bì có ghi là không phải thực phẩm biến đổi gen.

Thực phẩm biến đổi gen

Thịt qua xử lý

Hầu hết thịt qua xử lý như thịt cho bữa trưa, bacon, xúc xích, hot dog đều chứa chất bảo quản để chúng trông hấp dẫn và lúc nào cũng còn tươi rói. Cả hai loại muối dùng bảo quản như sodium nitrite và sodium nitrate đều làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư khác.

Thịt qua xử lý

Bắp rang, trước khi ăn phải để trong lò vi ba

Bắp rang bơ thường được bọc trong túi lót bằng hóa chất không những gây vô sinh, mà còn gây ung thư gan, ung thư tinh hoàn và ung thư tụy.

Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ (U.S. Environmental Protection Agency) thì chất perfluorooctanoic acid là chất có thể sinh ung thư. Vài nghiên cứu khác cũng khẳng định điều đó. Tương tự, chất diacetyl sử dụng trong bản thân hạt bắp cũng là chất gây ung thư.

Bắp rang bơ

Thức uống có gas

Giống như thịt đã qua chế biến, các loại thức uống có gas cũng gây ung thư. Có nhiều chất đường, hóa chất và chất màu. Soda làm acid hóa cơ thể và nuôi dưỡng tế bào ung thư. Chất màu giống caramel trong thức uống có gas và dẫn chất của nó 4-methyllimidazole cũng là chất gây ung thư.

Thức uống có gas

Thức uống giảm cân

Còn xấu hơn cả chất ngọt nhân tạo trong thức uống có gas. Những nghiên cứu gần đây của cơ quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (European Food Safety Authority) cho thấy aspartame làm một chất ngọt nhân tạo gây dị dạng thai nhi. Sucralose, saccharin và những chất đường nhân tạo khác cũng là những chất gây ung thư.

Thức uống giảm cân

Bột ngũ cốc qua tinh luyện

Dùng để làm nhiều loại thực phẩm, có chứa rất nhiều chất carbonhydrate (chất đường). Theo tạp chí Cancer Epidemiology, Mile Markers, and Prevention, tiêu thụ thường xuyên bột carbohydrate làm tăng 220 phần trăm ung thư vú ở phụ nữ. Và sự tăng thường xuyên lượng đường trong cơ thể cũng kích thích tế bào ung thư lớn và lan xa.

Bột ngũ cốc tinh luyện

Đường tinh luyện

Làm tăng insulin, kích thích sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Những thức uống giàu fructose như siro bắp giàu đường fructose (high-fructose corn syrup), một loại đường mà các tế bào ung thư có thể dễ dàng sử dụng để tăng sinh.

Các loại bánh quy, bánh ngọt, bánh kem, soda và nước ngũ cốc có nhiều chất này. Điều này giải thích vì sao ung thư gia tăng trong thời gian gần đây.

Nên dùng đường không tinh luyên có màu sậm

Trái cây “dơ”

Nhiều người nghĩ rằng ăn trái cây tươi thì hoàn toàn là thức ăn có lợi cho sức khỏe và không sinh ung thư. Điều đó đúng nếu như trái cây đó không có thuốc trừ sâu, một chất chính yếu gây ung thư.

Cá hồi nuôi

Cá hồi nuôi cũng là một loại thức ăn dễ sinh ung thư, theo bác sĩ David Carpenter giám đốc Institute for Health and the Environment, University of Albany. Theo đánh giá của ông thì cá hồi nuôi không những thiếu vitamin D, mà còn nhiễm với nhưng hóa chất sinh ung thư, PCBs (polychlorinated biphenyls), thuốc trừ sâu và kháng sinh.

Thịt cá hồi nuôi độc hơn cá hồi thiên nhiên

Các loại dầu hydro hóa

Chúng thường được dùng để bảo quản thực phẩm chế biến và giữ cho chúng thời gian sử dụng ổn định. Chúng làm thay đổi cấu trúc và tính linh hoạt của màng tế bào khắp cơ thể, có thể dẫn đến một loạt các bệnh như ung thư . Một số nhà sản xuất đang giảm dần việc sử dụng chúng và thay thế dần với dầu cọ và lựa chọn thay thế khác an toàn hơn, nhưng chất béo trans vẫn được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm chế biến.

Trên đây là những thực phẩm gây ung thư thường được sử dụng ở Phương Tây. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta cũng tương tự, thậm chí với tình trạng buông lỏng sự kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Vì vậy, mọi người nên tránh xa các thực phẩm có màu, sử dụng hóa chất của Trung Quốc, các loại thực phẩm qua chế biến như xúc xích. Hạn chế các món nướng hay chiên kỹ. Nên hạn chế các loại thức uống bắt mắt ngoài đường phố, ngọt vì chúng được sử dụng đường hóa học chất gây ngọt là chất gây ung thư kể trên.

Theo BS. Phan Văn Hoàng

www. suckhoedoisong.vn

Ăn mít làm giảm nguy cơ ung thư

Mít là loại trái cây có chứa nhiều dinh dưỡng như kali, vitamin A, vitamin C cùng một số khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh rằng trong mít có chứa nhiều chất phytonutrient – chất rất có lợi cho sức khỏe, chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và giúp bạn lấy lại sinh lực ngay sau khi ăn. Chính vì lý do đó, ăn mít có tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người.

Chống lại ung thư

Mít là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, dinh dưỡng thực vật và flavonoid có lợi cho việc bảo vệ bạn khỏi các bệnh ung thư. Có được lợi ích này là do mít chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ khỏi các gốc oxy tự do.

Các gốc tự do được sản xuất ra là do sự mất cân bằng oxy hoá. Các gốc tự do gây tổn thương DNA trong các tế bào và biến đổi các tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

Chất chống oxy hóa trong mít có tác dụng trung hòa các gốc tự do và hoạt động như một lá chắn để bảo vệ DNA khỏi các gốc tự do. Mít bảo vệ bạn khỏi ung thư ruột già, ung thư phổi và ung thư khoang miệng.

Duy trì sức khỏe đôi mắt và làn da

Mít có chứa nhiều vitamin A, một chất dinh dưỡng có tác dụng lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Mít có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

Tăng cường hệ miễn dịch

Mít là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Với hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch của bạn chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh và cúm. Vitamin C cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch không bị nhiễm trùng.

Ung thư đại tràng

Mít chứa thực phẩm béo giúp làm sạch độc tố ra khỏi ruột kết (đại tràng). Do đó làm giảm những tác động của độc tố trong ruột kết và bảo vệ bạn khỏi ung thư đại tràng.

Phương thức để trị chứng cao huyết áp

Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Ngăn ngừa thiếu máu

Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.

Tốt cho xương

Mít chứa lượng canxi cao giúp tăng cường và bảo vệ xương khỏe mạnh. Canxi đã được chứng minh thực phẩm tốt nhất để ngăn ngừa bệnh loãng xương.

Theo Huyền Cao – Người tiêu dùng

Nguồn: http://www.nguoitieudung.com.vn/an-mit-lam-giam-nguy-co-ung-thu-d24591.html

BỐN LOẠI THỨC ĂN GIÚP NGƯỜI UNG THƯ MAU HỒI PHỤC

Nếu bạn đang điều trị ung thư, việc duy trì một chế độ ăn uống tích cực và lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ nhiều cho việc điều trị và mang lại hi vọng phục hồi nhanh chóng hơn. Sau đây là bốn loại thức ăn có thể giúp bạn làm điều đó:

Rau họ cải

Các loại rau cải chứa rất nhiều beta – carotene , lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất và các sinh tố C, E, K. Glucosinolate cũng có nhiều trong loại rau này. Đó là những khoáng chất có chứa lưu huỳnh, mang lại mùi thơm, vị cay, đắng cho rau cải. Qua việc tiêu hóa, các hợp chất tạo ra sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của ung thư trong các nghiên cứu trên chuột. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã thấy được những kết quả đầy hứa hẹn trong việc phòng chống ung thư bằng rau họ cải. Những loại rau thuộc họ này: cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, bắp cải, củ cải xanh, cải ngựa, cải xoong, wasabi…

Nghệ

Nghệ có thành phần chính là curcumin, được công nhận là có khả năng làm giảm viêm, làm chậm sự phát triển và vô hiệu hóa tế bào ung thư, cũng như giúp cơ thể loại trừ các tế bào ung thư đã bị đột biến, ngăn chặn nó lây lan khắp cơ thể. Chất curcumin trong nghệ cũng làm ngăn chặn việc các tế bào ung thư tự cung cấp máu cho chính nó.

Khi bệnh nhân được xác định ung thư, tỉ lệ sống sốt của họ được chứng minh là nhiều hơn nếu họ có mức vitamin D cao hơn bình thường. Bệnh nhân ung thư có nồng độ vitamin D cao hơn có khả năng thuyên giảm, hoặc sống lâu hơn bệnh nhân thiếu loại vitamin này, theo một nghiên cứu gần đây. Bạn có thể bổ sung vitamin D qua việc tiếp xúc với ánh mặt trời, qua các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá – nhất là cá hồi.

Trà xanh

Có nhiều bằng chứng cho thấy trà xanh có thể tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả. Trà xanh có tác nhân sinh học nhằm thay đổi sự trao đổi chất của tế bào ung thư, làm ngăn chặn sự phát triển, nhân rộng và khả năng sống sót của tế bào ung thư.

Mỹ Mạnh, theo perseuspci.com

12 LÝ DO ĐỂ BẠN NÊN UỐNG NƯỚC DỪA

Nước dừa là thứ nước giải khát ngon miệng và rất quen thuộc ở đất nước chúng ta. Tuy vậy, không phải ai cũng biết đến những lợi ích tuyệt vời của loại thuốc bổ tự nhiên, tinh khiết này.

Trẻ lâu:

Tại Philippines, dừa được coi như là phương thuốc trường xuân. Họ có món Nata dừa, làm từ nước dừa, dấm lên men. Thức uống này được người Nhật coi như là một thứ tráng miệng cao cấp và được cho là có tác dụng ngừa ung thư.

Chống nôn:

Những người bị bệnh sốt rét, thương hàn, sốt… dẫn đến ói mửa thì có thể dùng nước dừa để chống nôn vì tính chất giúp ổn địch dạ dày trong quả này.

Cung cấp năng lượng.

Nước dừa có nhiều dưỡng chất, sinh tố cũng như khoáng chất hơn hẳn các loại đồ uống khác, nên nó cũng được coi như một loại “nước tăng lực” tự nhiên tuyệt vời. Một trái dừa có thể chứa lượng vitamin C cần cho cả ngày, bên cạnh đó là các vitamin B3, B2, B5, biotin, acid folic, B1… Trong nước dừa còn chứa nhiều muối khoáng, các nguyên tố vi lượng như đồng, sulfur, phosphorus cần thiết cho hoạt động thể lực, giúp cân bằng điện giải trong cơ thể.

Kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa.

Những đặc tính trên giúp nước dừa có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Tốt cho tim mạch.

Những người bị cao huyết áp thường có mức độ kali thấp, cho nên uống nước dừa thường xuyên được cho là có hiệu quả tốt trong việc điều hòa huyết áp, do nồng độ kali và acid lauric trong nước dừa cao. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, rất tuyệt vời khi dùng để điều trị, giữ gìn sức khỏe tim mạch.

Phòng chống sỏi thận:

Nước dừa thường được khuyên dùng kèm các loại thuốc điều trị các bệnh về thận hoặc sỏi thận. Nước dừa có thể làm tan sỏi thận, đưa chúng ta ngoài cơ thể dễ dàng.

Điều trị mất nước, mất máu

Nước dừa từng được coi là thuốc điều trị các bệnh tả, lỵ, tiêu chảy, cúm… nhờ khả năng bổ sung nước và cân bằng điện phân cho cơ thể. Uống nước dừa hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiêu hóa, nhiệt miệng và giúp hồi phục cơ thể khi mất nước.

Các huyết tương trong nước dừa tương tự như máu người, nó còn giúp thông tĩnh mạch hiệu quả. Vì vậy nước dừa từng được dùng để truyền máu cứu người trong những trường hợp khẩn cấp tại những cuộc chiến tranh, như Thế chiến II, Chiến tranh Việt Nam.

Đẹp da

Cytokinin trong nước dừa có khả năng điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Đồng thời acid lauric trong nước dừa giúp hạn chế sự lão hóa của tế bào da, cân bằng pH và giúp các mô da liên kết chặt, giữ độ ẩm cho da. Bạn có thể thoa nước dừa lên da trước khi đi ngủ để hạn chế các nếp nhăn, mụn, ngứa, rạn da và eczema.

Giảm cân:

Do tính chất điện phân tự nhiên, tăng cường trao đổi chất và còn ngon miệng, giúp giải khát tốt. Nước dừa là liệu pháp hữu ích cho người muốn giảm cân.

Tốt cho tiêu hóa:

Khi acid lauric trong nước dừa vào cơ thể, chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin, giúp kháng khuẩn, kháng virus, trị giun, kí sinh trùng và nhiễm trùng tiêu hóa ở con người. Nước dừa được coi như loại thuốc kháng sinh và là thuốc bổ cho người bị bệnh đường ruột. Bạn có thể trộn một muỗng nhỏ dầu oliu vào ly nước dừa và sử dụng ít nhất 3 lần / tuần để thấy hiệu quả.

Tăng cường miễn dịch

Lượng kali trong nước dừa gấp đôi lượng kali trong chuối. Bên cạnh đó, nước dừa còn chứa Chloride, sắt, canxi, natri, magie, phospho, acid lauric… cho nên rất tốt cho cơ bắp, tim mạch, thần kinh, cũng như hệ miễn dịch. Nước dừa còn giúp hấp thu và cân bằng các chất lỏng bên trong cơ thể.

Bảo vệ đường tiết niệu

Nước dừa có thể được sử dụng thường xuyên để chữa các bệnh về tiết niệu chẳng hạn như đái rắt…

 

…Và một số lưu ý khi uống nước dừa:

Nước dừa khi rời quả sẽ bị mất mát khí vị, nên cần để yên trong quả mà uống. Nếu được, nên uống ngay dưới gốc dừa vừa chặt, không đặt dừa xuống đất.

Không uống nước dừa khi vừa đi nắng về, đói mệt và nhất là đang bị bệnh vì dễ xảy ra tác dụng phụ như ớn lạnh, sốt.

Không uống nước dừa trước khi thi đấu thể thao.

Mỗi ngày chỉ nên uống một trái dừa là tốt. Uống nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, nhất là khi uống kèm cơm dừa nạo, đá lạnh vào chiều và đêm.

Bạnh Bư tổng hợp.

Những ai không nên ăn khổ qua?

Theo y học cổ truyền, khổ qua (mướp đắng) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận trường, tăng miễn dịch, bổ thận tráng dương. Bên cạnh đó còn giúp điều trị bệnh tật như trị rôm sảy, trị ngộ độc, giảm đường huyết, chống phù nề, hỗ trợ phòng chống ung thư đắc lực.

Tuy là loại quả đại bổ với nhiều người, nhưng không phải khổ qua hoàn toàn vô hại nếu ăn quá nhiều. do những tác dụng mạnh cũng như độc tố bên trong nó. Đặc biệt những đối tượng sau đây càng nên tránh khổ qua:

Người hiếm muộn

Nếu đang mong có quý tử từng ngày, bạn nên tránh ăn khổ qua. Nhiều nghiên cứu cho thấy khổ qua làm giảm khả năng sinh sản. Khổ qua dùng với số lượng nhiều khiến cho một vài loại hormone tăng quá mức, tạo nên độc tố trong cơ thể.

Bà bầu:

Đối với phụ nữ có thai, dân gian thường khuyên tránh dùng khổ qua làm thức ăn. Khổ qua có tính hoạt huyết, có thể gây kích thích tử cung dẫn đến sinh non, thậm chí là gây co thắt tử cung, xuất huyết và hoại thai. Khổ qua thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em và thai nhi, nhiều nghiên cứu cho thấy quả khổ qua có thể gây đột biến gene, còn hạt của nó có thể làm hư thai.

Bà đẻ:

Các độc tố trong khổ qua ảnh hưởng mạnh đến trẻ em hơn người lớn, do đó nên tránh cho trẻ em ăn nhiều loại trái này. Phụ nữ sau khi sinh càng không nên ăn nhiều khổ qua vì có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh qua đường sữa.

Người bị bệnh tiêu hóa

Ăn khổ qua quá nhiều, những người có vấn đề về tiêu hóa sẽ dễ bị tiêu chảy và các bệnh dạ dày. Đặc biệt không được ăn khổ qua kèm theo huyền sâm.

Người bị huyết áp thấp

Khổ qua thường được dùng phối hợp làm thuốc trị cao huyết áp, nếu ăn quá nhiều dẫn đến thấp huyết áp, gây đau đầu, chóng mặt. Người bệnh huyết áp thấp càng nên hạn chế ăn loại quả này.

Người bị bệnh gan, thận:

Khổ qua rất khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi nên người bị gan, thận nên hạn chế dùng loại thực phẩm này.

Mỹ Lạo tổng hợp.

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI NÊM NẾM GIA VỊ

Hành, tỏi, đường, muối, tiêu… là những gia vị hết sức quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Sử dụng gia vị đúng cách sẽ giúp cho các món ăn ngon miệng và bổ dưỡng hơn, bớt đi độc tính, bảo vệ sức khỏe của bạn.

DẦU ĂN: Dầu ăn là thành phần không thể thiếu của hầu hết các món ăn. Tuy vậy, hãy nhớ nếu dầu quá nóng, trên 200 độ C sẽ tạo ra một loại khí độc hại là acrolein, làm tạo ra một lượng lớn peroxide có thể gây ung thư. Dầu quá nóng còn làm mất chất dinh dưỡng của món ăn. Vậy, với các món chiên xào, nên cho thức ăn vào khi dầu vừa bắt đầu nóng.

ĐƯỜNG: Đường giúp tăng hương vị của các món chiên, nướng. Tuy vậy, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ, vì đường có thể dễ dàng làm món ăn bị cháy khét. Đường cháy còn mang đến vị đắng cho món ăn.

BỘT NGỌT: Bột ngọt (mì chính) chỉ nên nêm khi thức ăn đã chế biến gần xong. Nếu là món trộn, nên hòa tan bột ngọt rồi mới cho vào trộn. Nếu nêm bột ngọt trong nước nóng quá sớm, bột ngọt sẽ tạo ra vị nhẫn đắng, lại còn không tốt cho sức khỏe.

NƯỚC MẮM: Nước mắm để lại một hương vị tuyệt hảo, nhưng chỉ nên nêm khi món ăn sắp hoàn thành, vì vị của nước mắm dễ bị biến đổi khi nấu lâu trong nhiệt độ cao, ngoài ra lượng đạm và các vitamin trong nước mắm cũng dễ bị hao hụt nếu nấu lâu trên bếp.

XÌ DẦU: Xì dầu hay nước tương cũng mang lại hương vị khác lạ cho món ăn, nhưng cũng như nước mắm, không nên nấu lâu ở nhiệt độ cao để giữ chất dinh dưỡng và không biến đổi hương vị.

BỘT CÀ RI: Không cần phải nấu cà ri mới dùng bột này. Ướp thịt (lợn, bò, gà, vịt) với chút cà ri sẽ giúp hương vị món ăn thêm đậm đà hấp dẫn.

TIÊU: Nên hạn chế ướp tiêu ngay từ đầu, vì khi tiêu tiếp xúc với nhiệt độ cao, sẽ dễ dàng sản sinh ra độc tố gây ung thư. Nên rắc tiêu sau khi món ăn đã hoàn tất.

GỪNG: Ướp gừng trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển) giúp tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra chất phân giải protein trong gừng còn có tác dụng hóa giải độc tố và khả năng gây dị ứng của thực phẩm. Gừng cũng giúp làm thịt mau mềm.

TỎI: Tỏi là gia vị tốt cho sức khỏe. Tuy vậy không nên cho quá nhiều vào thức ăn vì vị tỏi rất mạnh, có thể lấn át hương vị của nguyên liệu, nhất là gà, vịt. Khi xào tỏi với rau, không nên xào từ đầu để tránh khỏi bị cháy khét.

HÀNH: Hành củ thái nhỏ có thể cho vào nồi kho từ giai đoạn đầu. Với món cá hấp, lót hành dưới rồi xếp cá lên, sẽ làm cho cá thơm hơn nhiều.

MUỐI: Muối là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực. Khi nấu thịt, nên cho muối từ đầu để thịt được đậm đà. Còn khi nấu canh, muốn cho canh có vị ngọt của xương thì nên nấu xương cho nhừ rồi mới nêm muối. Khi xào thức ăn, cho muối vào từ đầu cùng với dầu, bạn đợi khoảng 1 phút sau rồi mới cho thức ăn vào xào nấu, như thế có thể loại bỏ hầu hết các chất độc aflatoxin trong muối.

DẤM: Giấm có tác dụng khử béo, khử tanh, tăng hương vị cho món ăn. Dấm còn có tác dụng làm mềm chất xơ trong rau củ, ngăn chặn sự hòa lẫn vitamin trong nguyên liệu khi nấu ở nhiệt độ cao, vì vậy với món có sử dụng giấm, nên ướp ngay từ đầu.

TRÀ: Trà xanh và trà đen ngoài việc tạo hương vị đặc biệt cho món ăn, trong chúng đều có chất làm mềm tự nhiên, thích hợp để làm mềm thịt. Pha trà thật đậm đặc, chờ nguội rồi ướp với thịt ngay từ đầu cùng với các loại gia vị khác, thịt khi nấu sẽ mềm thơm, tốt cho sức khỏe.

Bé Thúi tổng hợp (MAV.vn)

8 LÝ DO ĐỂ BẠN NÊN UỐNG CÀ PHÊ ĐIỀU ĐỘ

Cà phê có thể gây nghiện, nhưng đồng thời nó cũng rất có ích cho cơ thể nếu dùng đúng cách.

Thêm năng lượng: Uống cà phê trước khi hoạt động nặng 1 giờ, cơ thể bạn sẽ được bổ sung năng lượng để hoạt động dẻo dai, lâu bền hơn.

Giảm nguy cơ tiểu đường: Thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm 33% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II.

Phòng bệnh Gút: Một lượng điều độ cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm lượng acid uric trong máu, theo đó giảm 59% nguy cơ bị Gout cho nam giới.

Hỗ trợ tim: 2 hoặc 3 cốc cà phê hoặc 200-300mg caffeine mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu trong lúc nghỉ, tốt cho tim của bạn.

Tốt cho gan: Uống hơn 2 ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa và chống lại bệnh xơ gan.

Bảo vệ da: Phụ nữ uống 3 ly cà phê mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáng kể.

Giúp trí nhớ: 2 ly cà phê hoặc 200 mg caffeine sẽ giúp tăng cường trí nhớ.

Cải thiện tâm trạng: Phụ nữ dùng 4 ly cà phê pha lạt mỗi ngày sẽ giảm 20% nguy cơ trầm cảm, giảm 53% nguy cơ tự tử – theo kết quả nghiên cứu của đại học Havard.

Mỹ Lạo (theo Prevention.com)

ĂN MÍT MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?

Mít là một trong những loại quả có nhiều người “hâm mộ” nhất vì vị ngon của nó. Trong mít có nhiều vitamin A, C, calci, sắt, kali, thiamin, niacin, magie, ribflavin… là những chất cần thiết đối với cơ thể. Ngoài ra, bạn sẽ phải ưa thích loại quả này hơn nếu biết thêm những tác dụng sau đây:

 1- Tăng miễn dịch

Trong mít chứa nhiều vitamin C, chất dinh dưỡng cần thiết bảo vệ cơ thể trước các loại vi khuẩn, virus. Vitamin C hỗ trợ hoạt động của tế bào máu trắng giúp tăng khả năng của hệ miễn dịch. Ngoài ra tính chống oxy hóa của mít cũng có tác dụng phòng bệnh hiệu quả.

 2- Chống ung thư

Trong mít chứa nhiều vitamin C và các nguồn dinh dưỡng thực vật bao gồm isoflavones, lignans, saponins… là những chất giúp chống lão hóa và phòng chống ung thư nhờ khả năng loại bỏ những gốc tự do gây ung thư trên cơ thể. Chúng còn làm chậm tiến trình lão hóa của tế bào gây ra các suy biến.

3- Tốt cho tiêu hóa

Mít có chứa nhiều hợp chất chống viêm loét rất tốt, có thể dùng chữa rối loạn viêm loét ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Chất xơ trong mít còn giúp ngăn táo bón, hỗ trợ vận động dạ dày tốt hơn. Những chất xơ này còn có chức năng loại bỏ carcinogetic ra khỏi ruột già giúp bảo vệ màng nhầy ruột.

4- Bảo vệ mắt và da

Vitamin A trong mít là loại chất dinh dưỡng mạnh rất tốt cho mắt và da. Ăn mít giúp phòng ngừa những bệnh về thị lực như quáng gà, suy thoái võng mạc.

5- Tăng cường năng lượng

Mít giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn ngay sau khi ăn nhờ fructose và sucrose. Tuy là thực phẩm giàu năng lượng nhưng mít lại không có các chất béo bão hòa cũng như các cholesterol nên nó được coi là loại thức ăn rất lành mạnh để bổ sung năng lượng.

6- Hạ huyết áp

Trong 100g mít có khoảng 303mg kali, điều này khiến cho mít có tác dụng hạ huyết áp, giảm khả năng đột quỵ, đau tim.

7-  Kiểm soát hen suyễn

Rễ mít vốn là loại thuốc trị hen suyễn. Hãy lấy rễ mít cắt nhỏ nấu sôi rồi sắc lấy nước uống. Dùng đều đặn, hen suyễn sẽ thuyên giảm hẳn.

8- Cho xương chắc khỏe

Magie trong múi mít là dưỡng chất quan trọng cho sự hấp thu calci của cơ thể. Nó giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa viêm khớp mãn tính.

9- Bổ máu

Mít chứa nhiều sắt nên nó cũng được dùng để ngăn chặn thiếu máu, cũng như giúp máu tuần hoàn tốt hơn.

10- Cho tuyến giáp khỏe mạnh

Trong mít chứa nhiều đồng, là loại khoáng chất rất quan trọng trong sự trao đổi chất ở tuyến giáp, nhất là việc tạo ra và hấp thu hormone. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng người hay ăn mít có tuyến giáp khỏe hơn người không ăn.

Tái Tịnh (tổng hợp)

ĂN HÀNH: GIẢI ĐỘC CƠ THỂ, PHÒNG UNG THƯ

Hành có thuộc tính phòng bệnh và kháng khuẩn làm sạch giải độc cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều bệnh hiểm nghèo như tim mạch, ung thư, hen suyễn, tiểu đường.

Với hơn 100 hợp chất chứa lưu huỳnh là nguyên nhân gây cay chảy nước mắt, hành có thể giúp dự phòng và điều trị nhiều bệnh như tiểu đường và bệnh tim nếu ăn hàng ngày.

Hành có tác dụng kháng histamine nhờ có quercetin, một chất chống oxy hóa đóng vai trò giống như chất kháng histamine và chống viêm. Trong ống nghiệm, quercetin cho thấy có khả năng ngăn ngừa các tế bào miễn dịch giải phóng histamine, là các chất gây phản ứng dị ứng. Dựa trên quan sát này, các nhà nghiên cứu tin rằng những chất chống oxy hóa có thể giảm histamine và chất gây dị ứng hoặc gây viêm khác trong cơ thể và là một phương pháp điều trị bệnh hen đầy hứa hẹn.

1. Hen suyễn

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu trên người để kiểm tra xem nó có hiệu quả hay không. Hành được cho là giúp giảm bệnh hen vì nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng quercetin mở rộng hệ thống phế quản của đường hô hấp.

2. Ung thư

Hành có thể giúp giảm nguy cơ ung thư khi được kết hợp với nghệ, nhờ các chất hóa học được tìm thấy trong 2 loại gia vị này. Một nghiên cứu được đăng trên tờ Clinical Gastroenterology and Hepatology năm 2006 chỉ ra rằng kết hợp hành và nghệ tạo ra một tác dụng hiệp đồng làm giảm cả kích thước và số lượng vật chủ tiền ung thư trong ruột, nhờ đó giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

Hơn nữa, thường xuyên ăn hành có thể giúp đào thải các chất sinh ung thư tiềm ẩn vì hành chứa hợp chất organosulfur. Những hợp chất này được tìm thấy trong thành tế bào của hành và được giải phóng khi nó được cắt nhỏ hoặc nhai.

3. Bệnh tiểu đường

Ăn nhiều hành có thể giảm lượng đường huyết. Tinh dầu hành, allyl propyl disulphide được cho là tạo ra tác dụng này và giảm mức đường huyết bằng cách tăng lượng insulin tự do sẵn có.

Một nghiên cứu được công bố năm 1975 trên tờ Clinica Chimica Acta; International Journal of Clinical Chemistry chỉ ra rằng tinh dầu hành làm giảm đáng kể lượng đường huyết và tăng đáng để hàm lượng huyết thanh insulin sau khi được sử dụng trên 6 người tự nguyện bình thường sau khi nhịn ăn 12 giờ.

4. Bệnh tim

Khi kể đến thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim, hành thường không được nghĩ đến. Nhưng theo một nghiên cứu năm 2007 trên tờ The Journal of Nutrition quercetin, hành làm giảm đáng kể chỉ số huyết áp ở những người trưởng thành bị cao huyết áp.

Hơn nữa, loại rau củ này được coi là có khả năng bảo vệ tim cao hơn rượu vang đỏ. Hành có liên quan tới việc duy trì huyết áp bình thường, ngăn chặn xơ cứng động mạch và duy trì sự đàn hồi mạch.

5. Sâu răng

Hành sống có thể khiến hơi thở của chúng ta có mùi, nhưng trên thực tế chúng có thể cải thiện sức khỏe đường miệng. Chỉ cần nhai hành sống có thể làm răng khỏe hơn và loại trừ các vi khuẩn gây sâu răng. Theo tờNaturalsociety, nhai hành 2 đến 3 phút có thể giết chết hầu hết vi khuẩn trong miệng.

Hải Ngân (Theo Medicaldaily)

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA NƯỚC MÍA

Nước mía là sản phẩm nguyên chất nhất từ mía, do đó nó có được mọi tác dụng tuyệt vời của mía. Nước mía là một loại thức uống giải khát rất tốt cho những ngày hè nóng nực.

Ngoài là một thức uống ngon để giải khát, mía còn cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng và giải độc cơ thể, bên cạnh đó nó còn là nguồn dồi dào những sinh tố B1, B2, B6, C và khoáng chất như canxi, phốt pho, kẽm, magie, riboflavin, sắt, thiamin, kali rất tốt cho cơ thể.

Sau đây là một số lợi ích sức khỏe của mía:

– Chống mệt mỏi: Khi trời nắng nóng, thay vì dùng nước tăng lực, bạn nên dùng nước mía. Lượng đường glucose trong nước mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng rất tích cực.

– Giải rượu: Mía là một trong những loại thuốc giải độc rượu nhanh chóng và hiệu quả nhất.

– Giải khát: Một ly nước mía sẽ giúp xoa dịu cơn khát ở cổ họng, giải nhiệt cơ thể hiệu quả.

– Phòng ngừa cúm: Nước mía có thể giúp cơ thể bạn tăng cường khả năng miễn nhiễm các loại cúm, cảm lạnh.

– Đẩy lùi đau họng: Nước mía với lượng đá ít sẽ bảo vệ cổ họng bạn rất tốt trước những cơn rát họng, viêm họng.

– Chữa vàng da: Da bạn bị vàng, thì muống mỗi ngày 2 ly nước mía kèm theo chút chanh, muối, mọi thứ sẽ được cải thiện nhanh chóng.

– Ngừa ung thư: Nước mía có nhiều chất flavonoid và hợp chất phenolic có thể ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa và các bệnh dị ứng trên cơ thể.

– Bảo vệ thận: Nhờ tính năng làm tăng mức protein, nước mía được coi là một loại thuốc bổ cho thận. Nước mía uống phối hợp với nước dừa, chanh (có thể hòa chung) làm đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận.

– Hồi phục năng lượng cho người mới ốm dậy: Nước mía là loại thức uống hỗ trợ rất tốt trong việc tái tạo protein trong cơ thể.

– Chữa nôn do thai nghén: Có thể uống nước mía, kèm một ít gừng để chữa chứng nôn do thai nghén.

Bé Bủm tổng hợp.

Ăn thì là, ngừa ung thư

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy chất anethole đặc biệt có trong cây thì là có thể làm giảm viêm nhiễm và có khả năng ngăn ngừa ung thư. Rau thìa là (thì là) tên khoa học là Anethum graveolens, Mỹ ngữ gọi là “dill”, họ hoa tán.

Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệu, chế biến thức ăn, dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị, nhất là các món như canh cá, canh lươn, ốc, cháo cá… vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh.

Khi ăn loại gia vị này, cơ thể sẽ hấp thu được lượng lớn chất dinh dưỡng cũng như chất chống oxy hóa. Các bà nội trợ có thể tận dụng lợi ích của thì là bằng cách chế biến súp cà chua, thì là và tỏi; sử dụng thì là cho các bữa canh cá.Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.

Thì là cho vào một số món canh làm món ăn thêm hấp dẫn.

Loại rau này rất quen thuộc trong các món ăn của người Ý và người dân vùng Địa Trung Hải, nó rất dễ chế biến và có nhiều chất dinh dưỡng.

Có thể ăn được mọi thứ trên cây thì là từ gốc, thân, lá cho đến hạt, nó giòn, ngọt và có vị như cam thảo. Thì là chứa rất nhiều dưỡng chất thực vật, ngoài ra có còn có vitamin C, chất xơ, folate và kali.

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy chất anethole đặc biệt có trong cây thì là có thể làm giảm viêm nhiễm và có khả năng ngăn ngừa ung thư.

Gốc cây thì là trông như một củ hành lớn có bẹ lá, có thể lột các lớp vỏ bên ngoài ra và sử dụng như củ hành.

Lá cây có thể dùng làm món rau trộn, nấu canh hoặc để trang trí món cá nướng. Ngoài ra, thì là cất trong tủ lạnh vẫn còn tươi tốt và dùng được sau nhiều tuần.

Thì là giúp kích thích sản xuất tăng tiết sữa cho những phụ nữ đang cho con bú và làm giảm trọng lượng cơ thể.

Loại thảo dược này có chứa nhiều khoáng chất Fennel và các vitamin: vitamin C, chất xơ, mangan, kali, magiê, canxi, sắt, vitamin B3… giúp kháng khuẩn và rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.

Cây thì là chứa nhiều vitamin C cần thiết cho những hoạt động của hệ thống miễn dịch, đồng thời bảo vệ các động mạch khỏi lão hóa.

Hơn nữa do có chứa nhiều chất xơ nên thì là giúp giảm mức độ cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, các chất xơ có trong thì là còn ngăn ngừa ung thư đường ruột do nó có tác dụng loại bỏ độc tố và chất gây ung thư từ ruột.

Chất xơ có trong thì là có tác dụng ngăn ngừa ung thư đường ruột, do nó có thể loại bỏ độc tố và chất gây ung thư từ ruột.

Kali có trong thìa là còn là một khoáng chất cần thiết giúp làm giảm huyết áp cao cho những người bị bệnh tim.

Với nhiều công dụng trong chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe con người, bạn hãy áp dụng trong gia đình mình thật đơn giản khi dùng thì là làm gia vị cho những món ăn cần dùng tới thì là để tăng hương vị cho món ăn gia đình bạn.

Cùng với đó, là loại rau với giá thành rẻ, dễ mua, hãy đảm bảo hơn cho sức khỏe gia đình bạn với một bước thật đơn giản này nhé!

Theo Phunutoday

Tảo dẹt, thuốc quý hỗ trợ điều trị ung thư

Côn bố là một loại tảo dẹt ở biển, người ta đã nghiên cứu và cho kết luận nó có tác dụng chống u bướu. Trong tương lai côn bố được mệnh danh là một loại dược liệu phòng chống ung thư.

Côn bố có tên khoa học là: Laminasia japonica Aresch. Cây thuộc họ Côn bố (Laminariaceae) là một loại tảo dẹt ở biển. Người ta thu hái vào mùa hạ và mùa thu đưa về rửa sạch rồi phơi khô dùng.

– Đối với Y học cổ truyền: từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng Côn bố trong điều trị bệnh thu được kết quả tốt. Theo Y học cổ truyền, côn bố có vị mặn, tính hàn, vào kinh Tỳ, Vị, Thận.Tác dụng, công hiệu của Côn bố: tiêu tan được những chứng loa lịch (tràng nhạc hay các hạch), anh lựu (bướu cổ), trị được thủy thũng, phá được tích tụ (u cục) (nhuyễn kiên tan kết tức làm mềm u cục), hay là chứng đàm kết thành khối, dùng nó có thể mềm ra và tiêu được, trị chứng lâm (viêm đường tiết niệu), sưng đau tinh hoàn.

– Đối với Y học hiện đại: người ta thấy trong thành phần Côn bố có tới 60% Hydrat carbon. Trong Hydrat carbon thành phần chủ yếu là: Algin, lactosan, pentosan, vitamin, protit và một số chất béo, tro toàn phần trong đó có Iot, Kali, Sắt và Canxi.

Những khám phá gần đây cho thấy: khi nghiên cứu tác dụng chống u bướu của Côn bố, người ta đem chiết xuất Côn bố lấy ra được chất Laminaria angustata bằng nước nóng. Khi tiêm vào khoang bụng chuột 100mg/kg thể trọng hoặc tiêm thẳng vào khối u 50mg/kg thể trọng trước và sau khi cấy ghép khối tế bào ung thư u S180. Tế bào u S180 được cấy trên da chuột .tiêm 100mg/kg thể trọng vào khối u trong 5 lần tỷ lệ ức chế u là 92,3%.

Dùng bằng phương pháp uống đối với chuột như ở thực nghiệm trên: dịch chiết của Laminaria angustata từ nước nóng để nguội trộn vào thức ăn cứ 100mg/kg và 50mg/kg/ngày. Thuốc tỷ lệ ức chế với tế bào u S180 là 76,3% và 83,6%. Qua đó thấy Côn bố có hoạt tính chống u bướu rõ rệt nhưng đường uống kém hơn đường tiêm. Người ta cho rằng thành phần kháng u bướu chủ yếu có thể là loại Polysaccharide và Nucleacid.

TS. Trần Lập Công