ĂN NHÃN CHỮA MẤT NGỦ, TĂNG TUỔI THỌ

Nhãn đang vào mùa, và có lẽ không ai có thể làm ngơ trước loại quả siêu ngon miệng này. Tuy vậy, quả nhãn vốn có nhiều tác động tới cơ thể, cho nên khi ăn bạn cần lưu ý đến những mặt lợi và hại của nó.

Theo Đông y Việt Nam, quả nhãn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Ruột nhãn thường được phơi, sấy khô dùng làm vị thuốc chữa bệnh.

Nhãn là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng từ lâu đã được du nhập vào Việt Nam và trở thành một thứ đặc sản của nước ta.

Theo Đông y Việt Nam, quả nhãn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Ruột nhãn thường được phơi, sấy khô gọi là long nhãn, quế viên hay nguyên nhục, dùng làm vị thuốc chữa bệnh.

Theo Tuệ Tĩnh, long nhãn là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già, cao tuổi.Sách của Hải Thượng Lãn Ông chép lại cũng rất đề cao vị thuốc từ quả nhãn. Ông cho rằng đây là vị thuốc uống nhiều thì mạnh chí, thông minh; dùng lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu.

Theo đông y, long nhãn được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh… và rất nhiều bệnh khác.

1. Công dụng của nhãn:

– Tốt cho hệ thần kinh: Nhãn đặc biệt tốt cho hệ thần kinh, đặc biệt là trong việc cải thiện chứng trầm cảm. Các hoạt chất có trong nhãn giúp thư giãn hệ thống dây thần kinh và tăng chức năng hoạt động của chúng. Chính vì thế, nhãn cải thiện rất tốt tình trạng mất ngủ.

– Tăng tuổi thọ: Công dụng tăng tuổi thọ của nhãn được rất nhiều sách cổ y văn nói đến. Theo khoa học hiện đại, sở dĩ nhãn giúp tăng tuổi thọ là do nó có các hoạt chất chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể.

Với cơ chế này, nhãn còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

– Giàu vitamin C: Nhãn rất giàu vitamin C giúp đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.

– Phòng bệnh dạ dày: Nhãn tươi hoặc siro lấy từ cùi nhãn ngâm đường có thể sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày rất tốt.

– Cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu và các nguy cơ mắc bệnh ở tuyến tụy.

2. Những “tác dụng phụ” của nhãn:

Quả nhãn và long nhãn là một vị thuốc quý. Những tính năng bồi bổ sức khỏe của nhãn là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, khi ăn nhãn cần lưu ý những “tác dụng phụ” sau:

– Nhãn vị ngọt, tính ấm nên thường gây nóng trong. Nhiều người không ăn nhãn vì nhãn gây nóng khiến cơ thể mọc mụn.

Thực ra, đây chỉ là một “tác dụng phụ” phổ biến nhất của nhãn. Những người hay nóng trong, da có mụn, mẩn ngứa thì không nên hạn chế ăn nhãn đề phòng tác dụng phụ trên.

– Nhãn có chứa một lượng chất đường lớn, vừa cung cấp nhiều năng lượng vừa cung cấp lượng đường lớn trong máu.

Theo các nhà khoa học, khoảng 300g quả nhãn cung cấp lượng đường tương đương với 1 bát cơm. Với người bình thường không sao, nhưng với người có bệnh tiểu đường thì ăn nhãn không có lợi vì nhãn khiến đường huyết tăng cao đột ngột rất nguy hiểm.

Hơn nữa, người thừa cân, béo phì, người muốn giảm cân cũng nên hạn chế ăn nhãn.

– Tác dụng phụ “trầm trọng” nhất của nhãn là đối với thai phụ. Với phụ nữ có thai, thể trạng thiên về âm hỏa hư, nóng trong, hay táo bón, rêu lưỡi khô, miệng đắng. Nếu ăn nhiều nhãn sẽ gây nóng trong, ra huyết, đau bụng, nguy hiểm hơn là gây động thai.

Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn. Đặc biệt thai phụ 7 – 8 tháng thì càng cần kiêng nhãn./.

Theo SKĐS

Cách làm CHÈ NHÃN RAU CÂU

Chè nhãn rau câu nấu đường phèn rất dễ ăn, thích hợp để giải khát và bồi bổ cơ thể trong thời tiết nóng.

Nguyên liệu:

  • – Bột rau câu: 20g
  • – Nước lạnh: 700ml
  • – Đường phèn: 130g
  • – Nhãn sấy khô: 80g

Thực hiện:

– Long nhãn sấy mua về đem rửa sạch, ngâm nước lạnh ít nhất 2 tiếng rồi xả lại bằng nước cho sạch chất bẩn.

– Sau đó để ra rổ cho ráo nước.

– Cho rau câu vào nồi, châm nước lạnh, dùng vá khuấy đều cho tan hết rau câu, đun với lửa riu riu cho tới khi bột rau câu tan hết.

– Đổ tiếp 90g đường phèn vào nồi, nêm nếm cho vừa miệng.

– Đổ rau câu ra tô lớn, để nguội chút rồi cho vào tủ lạnh cho rau câu nhanh đông.

– Rau câu đông rồi thì lấy ra cắt thành miếng vuông nhỏ vừa ăn.

– Bắc nồi với chừng 300ml nước, đun sôi, cho thêm 40g đường phèn vào khuấy tan, sau đó cho nhãn sấy đã ngâm mềm vào. Đợi nồi sôi bùng lên thì tắt bếp.

– Trút nồi nhãn và nước đường phèn ra thố lớn, trộn thêm rau câu đã xắt nhỏ vào.

Ăn nguội hoặc kèm đá lạnh.

Theo Cún Khang

Cách nấu CHÈ NHÃN HẠT SEN

Mùa hè là mùa người ta thèm chè nhất, đồng thời cũng là mùa nhãn và mùa sen…và từ đó, món chè nhãn hạt sen ra đời…

Món ăn này có tác dụng làm da mềm, mịn, giúp an thần, ngủ ngon, bổ khí huyết.

 

Chuẩn bị:

– Nhãn lồng: 5 lạng

– Hột sen tươi: 2 lạng (nếu không có thì mua hạt sen khô về ngâm cho nở)

– Đường: 1 lạng

Thực hiện:

– Nhãn lột vỏ, lấy dao nhọn thò vào đỉnh trái nhãn rồi lách từ từ tách hết hột ra. Nhớ cẩn thận không làm rách phần cơm nhãn.

– Hột sen ngâm nở nếu là sen khô…Sau đó rửa sạch.

– Cho hột sen vô nồi nước, hầm chừng 30 phút thấy hột sen chín mềm vừa ăn là đủ (nếu dùng hột sen tươi có khi chỉ cần 10 phút là sen chín mềm).

– Sen mềm rồi thì trút đường vô nồi, khuấy nhẹ tay và đều, vặn nhỏ lửa đun chừng 5 phút cho hột sen ngấm đường.

– Vớt hột sen ra tô (giữ lại nồi nước).

– Bây giờ bạn nhét từng hột sen vô trong phần cơm nhãn đã bỏ hạt.

– Vặn lửa đun sôi lại nồi nước đường, sau đó cho hết nhãn đã lồng hột sen vô nấu chừng 2 phút.

– Tắt bếp. Ăn nóng hoặc nguôi, hoặc cho thêm đá vô nếu thích lạnh.

– Món ăn này rất ngon và bổ, giúp ngủ ngon, an thần.

*** Công đoạn tách hột nhãn và lồng hột sen vô nhãn hơi mất thì giờ, vì vậy nếu muốn làm nhanh bạn có thể không cần lồng vô cũng được. Cái đoạn nhét sen vô nhãn chủ yếu cho đẹp mà thôi.

Bảo Tố

KHÔNG CHỈ NGON, QUẢ NHÃN CÒN MANG LẠI NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI

Nhãn là loại quả quen thuộc ở các quốc gia nhiệt đới trong đó có nước ta. Nhãn là loại quả ngon, hấp dẫn bởi vị ngọt lịm và thơm tho, bên cạnh đó, nó còn được coi là một loại thuốc bổ với nhiều công dụng quý báu cho sức khỏe.

Tăng tuổi thọ

Từ lâu, nhãn được biết đến là loại trái cây giúp nhanh lành vết thương và tăng cường tuổi thọ. Nhãn giúp chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Không những vậy, nhãn cũng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về ung thư và tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ.

Trị chứng mất ngủ, hồi hộp, hay quên

Những người khó ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, nếu thường xuyên ăn long nhãn sấy sẽ cải thiện đáng kể. Lý do là khi nhãn đi vào cơ thể nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các chất sắt.
Nếu mất ngủ, hồi hộp, hay quên bạn có thể dùng 100g nhãn và 120g gạo nếp nấu cháo ăn.

Chống đau dạ dày

Nước ép từ nhãn có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, chứng mất trí nhớ. Cách làm: bạn có thể bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước uống hoặc ngâm cùi nhãn với chút đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần.

Trị suy nhược thần kinh

Bỏ long nhãn sấy vào xoong, đổ nước vào sắc, để nguội uống sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh (một loại rối loạn thần kinh, do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức).

Tốt cho lá lách

Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và bệnh đau tim khỏe mạnh hơn. Vì nó giúp máu tuần hoàn tốt và tạo cảm giác dễ chịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.

Tốt cho lá lách

Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và bệnh đau tim khỏe mạnh hơn. Vì nó giúp máu tuần hoàn tốt và tạo cảm giác dễ chịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.

Cầm máu

Hạt nhãn tán thành bột được gọi là lệ châu, được dùng làm thuốc để cầm máu nếu chẳng may bị thương. Lấy bột hạt nhãn bôi vào rồi băng lại, thì ngay lập tức, vết thương được cầm máu và rất nhanh lên da non.

Giúp mắt và răng miệng khỏe mạnh

Cuối cùng là nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho mắt, trị nướu răng, và có thể chống lại đau họng.

 

HẠ VY (ĐS & PL TỔNG HỢP)

Những người không nên ăn hoặc hạn chế ăn nhãn

Những người không nên ăn hoặc hạn chế ăn nhãn:

Thai phụ: nên hạn chế

Theo Đông y, nhãn có mùi thơm vị ngọt, thuốc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần. Còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, là loại quả ngon, bổ dưỡng tốt. Nhưng do nhãn tính ngọt thơm, ấm, nên đối với người đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong thì không nên ăn, nhất là phụ nữ có thai lại càng phải kiêng.

PGS. TS Trần Đình Toán , Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Trong long nhãn có sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh.  Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều”.

Phụ nữ có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lượng huyết an thai, nên lúc này ăn nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn. Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.

Người bị mụn

Trái nhãn chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt. Do vậy mà ăn nhãn sẽ có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại quả này là nguồn cơn gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa nếu ăn nhiều. Nhưng nếu bạn dùng long nhãn để ngâm rượu thì nó lại giúp bạn làm đẹp da. Hỗn hợp này có khả năng chống lão hóa nên giúp tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm nếp nhăn và làm sáng da.

Béo phì

Nhiều người thường nghĩ ăn nhiều hoa quả sẽ không bị béo phì. Họ nhịn ăn cơm và thay bằng hoa quả để giảm cân, nhưng kết quả thì ngược lại với mong muốn. Trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp… Cũng chính vì điều này, nhiều người bắt đầu cuộc chiến giảm cân bằng trái cây. Đây là một quan niệm đúng nếu như bạn biết lựa chọn các loại hoa quả để ăn, tuân thủ các nguyên tắc, thời gian và liều lượng.

Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, những trái cây có vị ngọt thường có hàm lượng đường cao. Khi ăn nhiều, các loại quả này cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn. Ví dụ: nếu bạn ăn hai quả chuối tiêu loại 100g thì năng lượng cũng bằng ăn một bát cơm; ăn một quả na, một quả xoài loại 200 – 250g, ăn 300g mít, hoặc vải, nhãn thì cũng tương đương với một bát cơm. Vì vậy, nếu nhịn ăn cơm mà ăn nhiều các lọai quả ngọt này thì vẫn bị tăng cân là hoàn toàn có thể.

Nếu muốn không bị béo hoặc muốn giảm cân, bạn nên ăn các loại quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, củ đậu… Hiệu quả giảm cân sẽ tăng gấp bội nếu bạn ăn trái cây vào buổi sáng, trước các bữa ăn hoặc chia nhỏ bữa ăn với trái cây.

Theo Soha

 Những lợi ích của nhãn đối với sức khỏe

Nhãn là loại quả ngon miệng, được nhiều người ưa thích, không những thế nhãn còn là một vị thuốc bổ, chữa được nhiều bệnh. Sau đây là một số tác dụng tốt mà nhãn mang lại cho sức khỏe:

Chống đau dạ dày

Nước ép từ nhãn có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, chứng mất trí nhớ. Cách làm là bạn có thể bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước uống hoặc ngâm cùi nhãn với chút đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần.

Trị suy nhược thần kinh

Bỏ long nhãn sấy vào xoong, đổ nước vào sắc, để nguội uống sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh (một loại rối loạn thần kinh, do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức).

Tốt cho lá lách

Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và bệnh đau tim khỏe mạnh hơn. Vì nó giúp máu tuần hoàn tốt và tạo cảm giác dễ chịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.

Trị rắn cắn

Hạt quả long nhãn có tác dụng trị rắn cắn. Nhiều người thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, các chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc, do vậy mà vết cắn được chữa trị.

Chống mất ngủ

Những người mà khó ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, nếu thường xuyên ăn long nhãn sấy sẽ cải thiện đáng kể. Lý do là khi nhãn đi vào cơ thể nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các chất sắt.

Chống căng thẳng, mệt mỏi

Theo y học cổ truyền Trung Hoa thì long nhãn phơi khô hoặc sấy có tác dụng chống căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, và ngăn chặn sự mất trí nhớ.

Làm đẹp tóc

Hạt của nhãn có chứa hợp chất với tên gọi là saponin nên rất tốt cho tóc. Do vậy mà có thể sử dụng thay nước gội đầu.

Tốt cho tuyến tụy

Ăn nhãn cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tụy, sự them chất ngọt và tốt cho các cơ quan sinh sản của phụ nữ.

Tăng tuổi thọ

Từ lâu, nhãn cũng được biết đến là trái cây giúp nhanh lành vết thương và tăng cường sống thọ. Nó giúp chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Hơn nữa chúng cũng giúp hạ thấp nguy cơ một số bệnh ung thư và tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ.

Giúp cầm máu

Khi bạn bị chảy máu, lấy hạt nhãn giã nhỏ và đắp lên vết thương mỗi ngày một lần. Vết thương sẽ nhanh chóng liền da.

Trị thận hư

Cách dùng là lấy khoảng 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu. Để khoảng nửa tháng là có thể dùng được. Mỗi tối uống khoảng 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ sẽ cải thiện bệnh tình.

Làm đẹp da

Long nhãn cũng được biết đến là “biệt dược” cho làn da đẹp. Với khả năng chống lão hóa nên có khả năng tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm nếp nhăn và làm sáng da.

Giúp mắt và răng miệng khỏe mạnh

Cuối cùng là nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho mắt, trị nướu răng, và có thể chống lại đau họng.

(Nguồn: http://phunutoday.vn/suc-khoe/sieu-loi-ich-tu-qua-nhan-voi-suc-khoe-51232.html)