Cách làm KẸO CHANH DÂY (CHANH LEO)

Mứt chanh leo (gọi kẹo cũng được) có vị chua, không những giải ngấy hiệu quả sau khi bạn ăn quá nhiều thức ngọt khác. Mứt này còn rất đẹp và hấp dẫn.

Nguyên liệu:

  • 4 quả chanh leo, mua về lấy được khoảng 100ml nước cốt
  • 100g đường
  • Nửa quả chanh, vắt lấy nước
  • 10g bột Pectin (mua ở tiệm làm bánh)
  • Khuôn nhựa hay gì cũng được.

Thực hiện:

– Nước chanh leo + nước chanh + đường cho vào nồi nhỏ, bắc lên bếp đun lửa nhỏ vừa đun vừa khuấy cho tan hết đường.

– Bột pectin hòa với tí xíu nước quấy lên cho tan rồi đổ vào trong hỗn hợp trên (bột này giúp đông thành kẹo).

– Đun thật nhỏ lửa trong 10 phút, hỗn hợp sẽ dần keo lại.

– Chuẩn bị cái khuôn, quét một lớp mỏng dầu ăn dưới khuôn để lát nữa dễ lấy ra. Sau đó đổ hỗn hợp trong nồi vào khuôn, để trong điều kiện tự nhiên 1 ngày là kẹo đông chắc lại. Lúc này có thể xắt nhỏ ra thành từng miếng vừa ăn.

– Có thể áo lớp đường mịn quanh kẹo cho giống kẹo dẻo.

Bảo Tố

Cách làm NHO KHÔ (MỨT NHO)

Nho khô là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng và thích hợp trong các dịp tiệc, lễ, cũng như tết cổ truyền. Bạn có thể tự làm nho khô tại nhà cho đảm bảo chất lượng.
Nguyên liệu chính để làm món này là nho. Bạn cần chọn nho chín hoàn toàn, vỏ mỏng, thịt nhiều, quả chín đều và dính chắc với cuống để khi làm không bị chảy nước.
1. Phơi khô tự nhiên

Loại nho này không dính, có màu mận, vỏ dai, giữ nguyên cả lớp phấn trên vỏ quả, khi bảo quản không bị đóng bánh. Cách làm: Nho để nguyên chùm, phơi nho trong khay gỗ (hoặc lót miếng giấy) trong 1-2 tuần. Khi thấy vỏ quả lớp trên đã nhăn nheo thì lật lại cho khô đều, sau đó cuốn giấy lên để có độ ẩm đồng đều. Khi độ ẩm còn từ 13-15% thì xếp vào hộp khoảng 2-3 tuần để cân bằng độ ẩm. Sau đó xông hơi bromua methyl và gói lại sau khi đã phân loại. Trước khi cất trữ cần xông hơi bằng đioxit lưu huỳnh để chống thối.
2.Nho khô tạo màu vàng

Sau khi làm khô, nho có màu vàng chanh, mềm vừa phải và hơi dính. Cách làm: nhúng chùm nho vào NaON (xút ăn da) 0,2-0,5% trong 2-3 giây ở nhiệt độ 90-95 độ C, rồi rửa ngay bằng nước lạnh. Nếu thấy bề mặt quả mỏng đi nhìn thấu bên trong là được. Sau đó đưa nho vào buồng kín xông hơi đioxit lưu huỳnh (khoảng 100-200g/tạ nho) trong 24 giờ, khi quả vàng đều là được. Thổi không khí nóng 60-70 độ C từ 18-50 giờ để quả khô.
3. Nho khô bằng phương pháp xử lý soda và dầu

Với phương pháp này, nho có màu nâu đậm, mềm, không dính và có mùi dầu ăn. Cách làm: nhúng nho vào dung dịch NaCO3 3-4%, ở nhiệt độ 40 độ C và 0,1% NaOH. Cho thêm vào dung dịch một chút dầu ô liu tạo thành váng mỏng. Xử lý xong, xếp các chùm nho ra khay và phơi nắng cho đến khi khô.