VÌ SAO KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NHIỀU DƯA HẤU?

Dưa hấu là loại quả giải khát ngon miệng và thông dụng ở nước ta. Đây là loại quả bổ dưỡng khi cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa cho cơ thể, tuy vậy, đây cũng là loại quả được khuyên không nên ăn nhiều. 

Khi ăn dưa hấu quá nhiều, có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan nội tạng của bạn.

Rối loạn tiêu hóa

Khi ăn quá nhiều dưa hấu bạn có thể bị trướng bụng, đầy hơi, chán ăn, đi tả, do tỳ vị bị tổn hại. Bởi dưa hấu là thực phẩm sống, nguội, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Do đó, những người lớn tuổi có đường ruột yếu kém do tuổi tác hay bệnh lý cũng không nên ăn dưa hấu.

Có hại cho người bệnh viêm loét dạ dày

Dưa hấu chứa nhiều nước, có tác dụng lợi tiểu. Khi ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến hệ bài tiết nước tiểu tăng, làm mất đi lượng nước cần thiết khiến các vết loét khó được phục hồi. Vì vậy, khi ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến bệnh viêm loét kéo dài, lâu khỏi.

Gây đầy hơi, buồn nôn

Tác dụng phụ của chất chống oxy hóa lycopene chứa trong dưa hấu là gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn nếu khối lượng lớn chất này được đưa vào cơ thể và không được hấp thụ hết.

Do đó, khi có hiện tượng nôn và buồn nôn thì bạn nên dừng ngay việc ăn dưa hấu lại và có biện phát “giải độc” kịp thời.

Dễ gây đau tim

Tuy tác dụng của dưa hấu là làm ổn định nhịp tim, giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch nhờ vào lượng kali dồi dào.

Nhưng nếu ăn quá nhiều dưa hấu lại khiến cái lợi thành cái hại. Lượng kali quá cao sẽ làm rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh trung tâm gây ra những cơn đau tim bất thường.

Gây tổn thương thận

Ăn nhiều dưa hấu, lượng nước vào cơ thể nhiều khiến thận phải hoạt động với tần suất cao, điều này có thể gây tổn thương cho thận và gây ra các bệnh về thận.

Bên cạnh đó, dưa hấu còn làm giảm quá mức lượng đường trong máu khi ăn quá nhiều. Điều này làm rối loạn việc sản xuất insulin gây hại đến thận.

Gây dị ứng, phát ban

Cái gì ăn nhiều cũng không tốt. Vì vậy, một số người mẫn cảm với các thành phần có trong dưa hấu có thể sẽ bị dị ứng, phát ban,…có biểu hiện say dưa hấu khi ăn quá nhiều.

Gây căng thẳng

Thực tế thì oxit nitric – một loại oxit có tác dụng thư giãn cơ thể có trong dưa hấu sẽ khiến bạn cảm thấy thư thái và thoải mái hơn khi căng thẳng.

Nhưng nếu sử dụng quá mức thì chính nó lại khiến cơ thể của bạn cảm thấy bị căng thẳng hơn gấp nhiều lần.

Giảm huyết áp

Dưa hấu có tác dụng hạ huyết áp vì vậy nó rất tốt cho người bị cao huyết áp, nhưng nếu ăn quá nhiều, huyết áp hạ quá mức lại cũng là một mối lo lớn tới sức khỏe của bạn.

Tuyết Anh (T.H) – theo Trí Thức Trẻ

LÝ DO ĐỂ BẠN ĂN DƯA HẤU KHÔNG NÊN BỎ HẠT

Ăn dưa hấu bỏ hạt là điều mà nhiều người cho là đương nhiên, nhưng làm như vậy là họ đã bỏ qua một lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy rằng hạt dưa hấu có thể chữa nhiều bệnh, trong đó có tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.

Dưa hấu là loại hoa quả ngon miệng, dễ ăn, phù hợp với nhiều người. Dưa hấu có thể cung cấp một lượng nước lớn cho cơ thể đồng thời bổ sung nhiều vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng. Dưa hấu tính mát có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ được các chứng mụt nhọt, đái tháo đường, viêm loét vùng miệng, cao huyết áp, chữa say nắng, bệnh ly… ngoài ra đây cũng được coi là chất giải độc rượu rất tốt.

Dưa hấu tốt là điều ai cũng biết, nhưng ít ai quan tâm đến phần hạt của loại quả này. Nhiều nghiên cứu cho thấy phần hạt thường bị nhằn bỏ đi này cũng là một vị thuốc tuyệt vời cho cơ thể.

Trong hột dưa hấu có chứa nhiều acid béo không bão hòa, như acid linoleic giúp giảm lượng chất béo cũng như cholesterol trong máu, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị tim mạch. Acid béo trong no trong loại hạt này khá phong phú, có thể giúp phòng ngừa xơ cứng động mạch, làm hạ huyết áp. Thành phần Protein, vitamin B và Magie trong dưa hấu giúp chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng trong mọi chức năng của cơ thể.

 
So sánh thành phần dinh dưỡng trong hạt dưa hấu với hạt hạnh, hạt hướng dương.

Qua những tác dụng rất quý giá của hạt dưa hấu, mọi người được khuyên là không nên nhả hạt dưa khi ăn dưa hấu mà hãy tập ăn để phòng ngừa bệnh tật cho cơ thể. Hoặc bạn có thể dùng hạt dưa hấu dưới dạng hạt dưa rang – loại hạt dưa phổ biến ngày Tết truyền thống.

Theo Thanh Loan –  HUFFINGTONPOST.COM

Lưu ý khi ăn Dưa Hấu

Dưa hấu là loại quả luôn luôn hấp dẫn chúng ta, nhất là vào những lúc trời oi bức. Tuy vậy, ăn dưa hấu không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.

Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị cảm, lạnh

Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù do bị cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không trái cây có tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…

Không ăn quá nhiều:

Lời khuyên đầu tiên của các chuyên gia là không nên ăn quá nhiều dưa hấu. Ăn nhiều loại quả có tính lạnh như dưa hấu sẽ dễ bị tiêu chảy, căng bụng hoặc chán ăn. Với lượng nước chiếm hầu hết trong thành phần, dưa hấu có thể làm loãng dịch dạ dày, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Bên cạnh đó, hàm lượng Kali cao trong dưa có thể gây ra các vấn đề tim mạch. Ăn nhiều dưa hấu còn có thể gây ra căng thẳng, dị ứng, hạ huyết áp, tổn hại cho thận.

Mỗi lần ăn dưa hấu, dù có thèm cách mấy bạn cũng chỉ nên ăn tới 300g là ngưng, khi khác hãy ăn tiếp.

Không ăn để giảm cân:

Dưa hấu có lượng đường cao, dễ dàng chuyển thành chất béo.

Bổ ra phải ăn ngay:

Dưa hấu thường được ăn vào lúc trời nóng, và đây là điều kiện sinh trưởng thuận lợi cho vi khuẩn. Ăn dưa hấu để lâu, nhiễm khuẩn dễ bị bệnh tiêu hóa.

Không ăn gần bữa ăn:

Trước và sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, nên tránh ăn một loại quả nhiều nước như dưa hấu, vì có thể dẫn đến loãng dịch tiêu hóa trong bao tử, ảnh hưởng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Ăn dưa hấu trước bữa ăn còn gây chán ăn vì cảm giác no sau khi nạp nước vào dạ dày.

Không ăn dưa hấu quá lạnh:

Cho dù có cảm thấy nóng bức khó chịu đến đâu nữa, bạn cũng chỉ nên ăn dưa hấu mát. Vì dưa hấu mà lạnh quá sẽ có hại cho dạ dày, răng cỏ của bạn. Tốt nhất là trữ nguyên quả dưa hấu trong nhiệt độ 10 độ C, lúc ăn thì xẻ ra dưa sẽ không quá lạnh.

Không ăn khi bị lở, viêm miệng:

Theo y học phương Đông, nguyên nhân gây viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu lợi tiểu, ăn nhiều nước bài tiết ra ngoài nhanh làm thiếu nước ở khoang miệng, khiến cho miệng càng khô, gây âm suy nội nhiệt, càng kéo dài chứng lở viêm ở miệng.

Mỹ Mạnh tổng hợp.