Cách làm MỰC XÀO DƯA CHUA

Hãy thay đổi hương vị cho món mực xào bằng cách xào cùng dưa chua, bạn sẽ mang lại một bữa ăn mới lạ, ngon lành cho gia đình.

Nguyên liệu:

– Mực ống: 300g

– Dưa chua: 150g xem CÁCH LÀM DƯA CẢI CHUA

– Cà rốt: 1 củ

– Hành củ, hành lá, tiêu, gia vị…

Cách làm:

Bước 1:

– Mực mua về bỏ túi, nội tạng rồi rửa sạch, cắt khoanh vừa ăn, để ráo. Ướp mực cùng 1/2 muỗng cafe hột nêm, 1/2 muỗng cà phê muối trong 15 phút.

Bước 2:

– Dưa chua rửa vài lần nước cho đỡ vị mặn chua, cắt khúc vừa ăn, bóp nhẹ cho ra nước. Để ráo.

– Cà rốt gọt vỏ, xắt khoanh vừa ăn.

Bước 3:

– Bắc chảo cho vào ít dầu ăn đun nóng rồi phi thơm hành củ băm, cho mực vào xào vừa chín tới thì trút mực và hành tây ra tô để riêng. Lưu ý không xào mực lâu kẻo bị nhũn ăn dở.

Bước 4:

– Cũng cái chảo đó ta cho cà rốt vào xào cùng chút nước mắm.

Bước 5:

– Cà rốt chín thì trút dưa vào xào chung khoảng 8-10 phút cho ngấm và chín đều thì lại trút mực vào, vặn lửa lớn, xào nhanh tay cho mực vừa đủ nóng thì nêm nếm lại cho vừa miệng. Tắt bếp. Rắc hành lá, tiêu vào.

– Ăn nóng với cơm.

theo Cún Khang

Cách nấu CANH THANH LONG NẤU TÔM

Thanh Long đang vào mùa, bạn có thể tìm thấy loại quả siêu bổ dưỡng này ở nhiều con đường trên thành phố. Với loại quả này, không chỉ dùng để tráng miệng, ăn kèm, bạn còn có thể nấu thành món canh ngon và bổ cho gia đình.

Chuẩn bị:

  • – Nửa trái thanh long chín
  • – Tôm tươi bỏ vỏ: 150g
  • – Nửa củ khoai tây
  • – Củ cà rốt chừng nửa lạng
  • – Hành lá, ngò rí, bột ngọt, tiêu, muối, đường, nước mắm.

Thực hiện:

– Thanh Long lột vỏ, xắt thành khối vừa ăn, ướp với 1,5 muỗng cafe đường.

– Hành lá và ngò rí rửa sạch, thái nhỏ. Cà rốt gọt vỏ tỉa hoa hoặc xắt đồng tiền. Khoai tây xắt khối nhỏ vừa ăn.

– Tôm băm nhuyễn, ướp với 1/2 muỗng cafe bột ngọt, chút muối, 1/4 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng đầu hành lá băm, nặn thành viên tròn.

– Bắc nồi lên bếp cho nước đủ nấu canh vào, đun sôi, cho tôm vào nấu lửa nhỏ, nhớ hớt bọt cho nước trong.

– Trút khoai tây và cà rốt vào nấu cùng cho tới khi chín. Cuối cùng trút thanh long vào nấu cho nước sôi lại rồi nấu tiếp 2 phút nữa. Nêm 1 muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng cafe muối, nếm lại vừa miệng chưa… Vừa thì tắt lửa, rắc hành và ngò rí lên trên.

– Múc ra tô, rắc tiêu, ăn nóng với cơm.

Bảo Tố

NƯỚC ÉP CÀ RỐT: VUA CỦA CÁC LOẠI NƯỚC ÉP

Được coi là loại nước ép “vua” với những tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng Nước ép cà rốt không phải lúc nào cũng an toàn.

Trong cuốn “Rau tươi và nước ép hoa quả”, tiến sĩ N.W. Walker đã viết rằng nước ép hoa quả giúp phấn chấn đồng thời rất bổ ích cho cơ thể, nhất là với những ai đang ở trong chế độ giảm cân. Và trong các loại rau quả này, cà rốt được xếp đứng ở hàng đầu.

Trong cà rốt chứa lượng sinh tố A vào loại cao nhất trong các loại thực phẩm. Đây là loại vitamin A dễ dàng cho cơ thể hấp thu. Bên cạnh đó, các sinh tố B, C, D, E, G, K cũng có nhiều trong cà rốt.

Tác dụng của nước ép

Phân tử của nước ép cà rốt giống như phân tử trong máu người, điều đó đã nói lên phần nào tác dụng của nước ép cà rốt cho cơ thể. Nói một cách cụ thể, nước ép cà rốt giúp bảo vệ và cải thiện cấu trúc xương răng. Loại thực phẩm này còn giúp cải thiện nguồn sữa của sản phụ. Cà rốt cũng làm liền lại các chỗ lở loét trong cơ thể – việc này giúp giảm khả năng ung thư đáng kể.

Ngoài ra, các chứng nhiễm trùng cổ họng, mắt cũng sẽ bị đẩy lùi bởi nước ép cà rốt. Đồng thời, nó giúp cân bằng hóa học trong cơ thể.

Nước ép cà rốt còn nên được coi như một loại nước dưỡng da, giúp giữ ẩm cho da và ngăn chặn quá trình lão hóa.

Nhưng đừng lạm dụng

Tuy vậy, cũng như bao loại thực phẩm bổ dưỡng khác, chúng ta cần sử dụng nước ép cà rốt đúng lúc, và không lạm dụng.

Việc uống nước ép cà rốt thường xuyên có thể tạo nên áp lực cho tuyến tụy. Trong cà rốt chứa nhiều beta carotene, đó là lý do để người nghiện loại củ này có làn da chuyển sang màu đỏ.

Nếu bị các bệnh liên quan tới tụy và đường ruột, nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Ngoài ra bệnh nhân tiểu đường cũng cần giảm thiểu liều lượng nước ép cà rốt đưa vào cơ thể: 1 cốc mỗi tuần.

Theo Dy Khoa / Evelynparham, Medicinform

Cách làm DƯA CÀ RỐT ỚT CHUÔNG

Món dưa xổi này có những thành phần chính khá là đặc biệt như ớt chuông, hành tây, cà rốt… Nhưng nhờ sự đa dạng đó món ăn trở nên hấp dẫn và thú vị, rất đưa cơm. Cách làm rất đơn giản.

Nguyên liệu:

 

  • Ớt Đà Lạt xanh: 6 trái, xắt lát nhỏ, bỏ hột
  • Cà rốt: 1 củ, gọt vỏ, xắt thành miếng dày tầm 0,5cm
  • Hành tây: 1 củ, lột vỏ, xắt khoanh
  • Tỏi: 6 củ, bóc vỏ, đập dập.
  • Giấm trắng: nửa chén
  • Nước lọc: nửa chén
  • Quế: 1 lá
  • Muối: 2 muỗng canh
  • Mật ong: 2 muỗng cf
  • Ớt bột: 2 muỗng cf

Cách làm:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào chảo, trộn đều rồi bật lửa vừa nấu cho sôi, nấu thêm chút nữa cho chuyển màu rồi tắt bếp, để nguội.
  • Vậy là ăn được rồi. Nếu muốn trữ lâu bạn cho vào lọ thủy tinh sạch đậy nắp lại, rồi bỏ tủ lạnh ăn dần.
  • Món này ăn với cơm, mì gói …đều ngon.

Bảo Tố