Ăn cá được coi là tốt hơn ăn thịt, nhưng nhiều gia đình vẫn quen tiêu thụ thịt hơn vì e ngại mùi tanh và cách chế biến của cá. Thật ra, nếu làm đúng cách, cá có thể trở thành những món ăn tuyệt vời, hấp dẫn.

Sau đây là những bí quyết để tạo ra những món cá thơm ngon cho gia đình:

1. Cá phải còn tươi

Quan trọng nhất trong việc chuẩn bị món cá ngon là cá của bạn phải còn tươi. Khi mua cá nguyên con, mắt cá phải rõ ràng, mang phải có màu đỏ tươi và các vảy cá phải thật sáng bóng. Khi mua cá phi lê cách tốt nhất để kiểm tra độ tươi của cá là ngửi nó. Thịt cá phải trắng có độ đàn hồi tốt, nếu là cá ngừ thì phải đỏ không phải là màu nâu.

2. Kiểm tra bên ngoài

Không chỉ tiếp xúc với cá để biết nó có tươi không, chỉ cần nhìn bạn cũng phần nào đánh giá được. Nếu cá tươi ngon thì con cá vẫn phải vùng vẫy trong bể nước, không có dấu hiệu bơi lờ đờ hoặc không bơi, vẩy và vây cá phải còn nguyên. Nếu là cá đóng hộp thì phải đảm bảo bao bì ghi chi tiết, cụ thể và còn nguyên tem mác.

3. Bảo quản cá đúng cách

Cá tươi có thể giữ trong tủ lạnh 2-3 ngày sau khi mua, nhưng tốt hơn hết là nên chế biến ngay khi mua về. Đối với phần cá được giữ lại thì nên để vào ngăn đông của tủ lạnh. Các loại cá phi lê nên bỏ ra ngoài trước khi chế biến vài giờ.

4. Xử lý xương cá

Không ai thích một miếng thịt cá với đầy xương. Hãy nhờ người bán cá lọc lấy phần phi lê còn phần xương sống bỏ riêng ra, nếu không bạn có thể dùng một con dao sắc để lọc loại bỏ phần xương sống của cá. Sau đó chỉ cần dùng nhíp để rút những chiếc xương hom còn lại dọc theo thớ thịt. Nếu muốn nấu cả xương cho ngọt nước thì sau khi nấu xong bạn cũng có thể loại bỏ xương cá trước khi ăn.

5. Rán cá đúng cách

Khi chiên một miếng phi lê cá hãy luôn chắc chắn là chào đã được làm nóng hoàn toàn vì khâu này sẽ tránh cho bạn bị cá dính vào chào. Tốt nhất là kết hợp cả dầu và bơ để chiên (bơ cho hương vị và dầu để ngăn bơ khỏi bị cháy). Phi lê cá nên ướp với chút muối, hạt tiêu và gia vị cùng với một chút bột khô trước khi chiên. Trung bình 5 phút sẽ chín 1cm thịt cá, nhưng bạn cũng phải chú ý kỹ trước thời gian dự định vì cá rất nhanh chín. ngừ thì nên để chín ở mặt còn vẫn hơi đỏ bên trong vì như thế mới không bị mất chất.

6. Bí quyết làm cá tẩm bột ngon

“Fish and Chips” món ăn truyền thống của Anh tưởng là đơn giản nhưng để làm nó ngon không hề đơn giản. Muốn có món cá tẩm bột giòn ngon bạn nên thay thành phần nước trộn bột bằng nước soda hoặc sữa. Sử dụng một chảo sâu lòng, đổ thật nhiều dầu và phải để dầu sôi kỹ trước khi chiên. Đây không chỉ là mẹo nấu ăn dành riêng cho món cá mà còn cho các món chiên ngập dầu khác. Để xem dầu đã đạt độ chưa bằng cách thả một khối lập phương ruột bánh mì vào, nếu sau 60 giây bánh mì vàng rộm thì lúc đó có thể bắt đầu chiên cá.

7. Nướng cá thơm ngon

Khi nướng cá chắc chắn phải quét nước xốt thường xuyên để tránh cho cá bị khô cũng như để cho phần gia vị có thể thấm sâu vào trong phần thịt. Thêm nữa, để tránh phần cá tiếp xúc với vỉ nướng bị dính hãy lót giấy bạc trước khi nướng nhé! Nếu là một con cá to nhớ khía vài đường trên thân cá để đảm bảo cá chín đều.

Theo Bepvadoisong

MẸO HAY BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHI KHÔNG CÓ TỦ LẠNH

Ngày nay tủ lạnh là một vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình, tuy vậy có những lúc bạn buộc phải bảo quản thức ăn mà không cho vào tủ lạnh. Sau đây là cách để bảo quản 11 loại thực phẩm không cần dùng tủ lạnh.

 

1. Cách giữ rau và xà lách lâu héo:

Rau phải ráo. Dùng giấy bọc lại treo cao, với cải nên chúc đầu lá xuống.

2. Cách lưu trữ bông cải

Có thể cắt hết lá và cuống bông cải. Lấy lá bông cải phủ kín bông, dùng giấy màu xanh bọc kín và chặt bông cải. Treo bông cải lên cao, chúc đầu xuống.

3. Bảo quản cam chanh tươi

Dùng cát hoặc tro, rây hoặc phơi khô. Chọn những quả lành lặn bọc giấy từng quả một. Để một lớp tro 4cm vào dụng cụ chứa bằng gỗ. Sắp chanh lên mặt cát, núm úp xuống. Cứ một lớp quả thì rải một lớp cát. Sau cùng phủ một lớp cát phủ kín.

Nếu quả đã dùng dở dang, úp mặt xuống dĩa có trải một lớp dấm chua. Còn cách khác là phủ muối lên mặt cắt của quả.

4. Bảo quản mỡ nước:

Đựng trong chậu sành, sứ, để nơi khô thoáng, tránh để nước dây vào hoặc để tiếp xúc lâu với không khí.

5. Bảo quản bánh mì không ăn hết:

Cất bánh vào túi nilon chung với một cục đường.

6. Cách để giành sốt cà hộp:

Trút sốt cà vào chai miệng nhỏ, lấp bằng một lớp dầu.

7. Giữ bột không mốc:

Trộn vào bột một tí muối: cứ 1kg bột thì trộn 5g muối.

8. Bảo quản trà:

Cất trà trong hộp thiếc hoặc lọ sành, đậy kín, chung với một miếng vỏ cam hoặc quýt. Tránh để trong lọ thủy tinh.

9. Bảo quản hành củ:

Vùi hành củ vào cát, để nơi khô thoáng.

10. Giữ thịt cá được lâu:

Nếu không có tủ lạnh, kiếm miếng vải nhúng dấm rồi bọc thịt cá lại để trong góc mát, tránh ánh nắng mặt trời.

11. Cách giữ cua sống khi không dùng hết:

Lựa con khỏe mạnh, chắc chắn, cho vào nồi đất, phủ một lớp bèo hoặc lục bình lên trên. Mỗi ngày vẩy nước có pha chút muối lên trên vài lần. Cách này giúp cua sống sót 4-5 ngày.

 

Huyền Trân

MẸO BẢO QUẢN 12 THỰC PHẨM QUEN THUỘC

Bảo quản thực phẩm là điều mà mọi người nội trợ đều quan tâm. Thực phẩm được bảo quản tốt là khi nó không bị biến chất, mất dinh dưỡng dù được lưu trữ trong một thời gian dài. Sau đây là mẹo bảo quản 12 loại thực phẩm thông dụng trong mọi gia đình.

1. Hành tây

Để giữ hành được tươi lâu, ta nên bỏ chúng vào túi giấy, túi lưới hoặc rổ, sau đó để hành ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tuyệt đối không nên để hành ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

2. Phô mai

Phô mai mềm thì nên ăn ngay, nhưng phô mai cứng vẫn có thể giữ được lâu hơn nếu chưa được sử dụng. Đem phô mai gói vào giấy nến hoặc giấy thiếc sẽ giúp chúng tăng độ ẩm và tươi ngon hơn – một khoanh phô mai Parmesan có thể giữ được trong nhiều tháng nếu được bảo quản đúng cách. Dùng đồ ăn bị mốc thường không tốt cho sức khỏe nhưng nếu chúng là phô mai Parmesan hay Cheddar thì nấm mốc sẽ không phát triển được sâu. Vậy nên cách tốt nhất để loại bỏ nấm mốc đó là cắt bỏ một chút phần phô mai xung quanh chấm mốc.

3. Dâu

Nên ăn dâu ngay khi còn tươi để đảm bảo chất dinh dưỡng nhưng nếu rửa chúng bằng hỗn hợp nước-giấm (khoảng 1 cốc giấm với 3 cốc nước) sẽ giúp dâu giữ được sự tươi ngon trong một vài ngày sau.

4. Rau thơm

Để có một phần salad vẫn tươi ngon sau một vài ngày bảo quản, bạn nên giữ cho chúng khô, cắt bỏ gốc, ngâm trong nước và bọc túi giấy ra ngoài rồi để vào tủ lạnh.

5. Táo

Loại quả này sẽ hấp dẫn gấp 10 lần nếu được bảo quản trong ngăn mát nhất của tủ lạnh ở độ ẩm cao, thường là ở ngăn dưới cùng.

6. Cà chua

Tuyệt đối không để cà chua vào tủ lạnh vì chúng sẽ mất đi hương vị khi được đặt trong môi trường lạnh.

7. Khoai tây

Không cần bảo quản khoai tây trong tủ lạnh và cũng đừng lo khi chúng mọc mầm. Cắt bỏ phần mầm đi và lúc này khoai tây sẽ có vị ngọt hơn.

8. Rau diếp

Ngâm rau vào nước lạnh ngay khi mua về, để ráo và cho chúng vào túi Ziplock. Lấy ghim hoặc kim chọc khoảng 10 lỗ ở mỗi bên. Điều này giúp rau tươi lâu gấp 4 lần so với bình thường.

9. Trứng

Trứng có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 5 tuần nếu được giữ ở nơi mát và được để trong hộp.

10. Nho

Hãy để ý màu sắc của cuống nho. Nho tươi có cuống màu xanh sáng. Nếu nho ở cửa hàng có màu nâu, cuống giòn thì có nghĩa là chúng sắp hỏng và không còn ngon nữa.

11. Sữa

Hãy mang theo những thứ mát hoặc túi cách nhiệt khi đến cửa hàng tạp hóa bởi các sản phẩm từ sữa sẽ bị rút ngắn hạn sử dụng nếu bị tiếp xúc với những nơi nóng trong một thời gian ngắn.

12. Thịt

Giữ thịt trong ngăn dưới của tủ lạnh và bọc chúng hai lần nếu chúng mới được mua về. Mọi người thường nghĩ rằng thực phẩm không an toàn khi đã quá hạn sử dụng. Tuy nhiên, những ngày tháng in trên bao bì đã qua không có nghĩa thực phẩm đó sẽ khiến bạn mắc bệnh, chỉ là do chúng không còn đủ tươi theo đánh giá của nhà sản xuất. Ăn thức ăn bảo quản trong tủ lạnh đã quá hạn sử dụng khoảng một vài ngày sẽ không ngon bằng khi chúng còn tươi, nhưng hầu hết chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Theo Thái Thùy Dương/Tiền phong

BÍ QUYẾT BẢO QUẢN TRÀ VÀ CÀ PHÊ KHÔNG MẤT HƯƠNG VỊ

Trà và cà phê là những thực phẩm thường được lưu trữ lâu dài trong nhà vì không thể dùng hết một lần. Và sau một thời gian bảo quản không đúng cách, bạn dễ dàng nhận ra là hương vị của chúng đã phai nhạt đi rất nhiều. Thực tế, bạn có thể giữ gìn hương vị này lâu hơn nhờ vào một số lưu ý nhỏ.

Sau đây là một số bí quyết trong việc bảo quản hai loại đồ uống thơm ngon này:

Cà phê


Mua cà phê nguyên hạt

Các chuyên gia và những người am hiểu về cà phê đều khẳng định rằng cách duy nhất để pha chế một tách cà phê ngon chính là phải chọn mua cà phê còn nguyên hạt và xay chúng ngay trước khi pha. Sự oxy hóa làm cho cà phê nhanh chóng mất hương vị. Loại cà phê xay sẵn sẽ có thời gian tiếp xúc với không khí nhiều hơn nên chất lượng cũng sẽ giảm sút nhiều.

Mua vừa đủ dùng

Cũng giống như phần lớn các loại thực phẩm khác, độ tươi mới của cà phê luôn là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của chúng. Những nhà cung cấp cà phê khuyến cáo chỉ nên mua lượng cà phê đủ dùng trong một đến hai tuần theo nhu cầu, tối đa không quá một tháng. Nếu không pha cà phê thường xuyên, không nên chọn mua loại cà phê đã được đóng gói sẵn với trọng lượng lớn. Hương vị của chúng sẽ không thể thơm ngon nếu để lâu quá hai tháng.

Bảo quản cà phê ở nơi khô, mát và kín hơi

Bốn “kẻ thù” của cà phê đã được xác định là không khí, hơi ẩm, hơi nóng và ánh sáng. Để bảo vệ hạt cà phê, bạn cần mở bao bì và cho chúng vào những chiếc lọ, hộp kín hơi và mờ đục nhằm ngăn chặn ánh sáng, để lọ cà phê tránh xa hơi nóng cũng như những nơi có độ ẩm cao.

Để đông lạnh cà phê nếu muốn dùng chúng lâu hơn một tháng

Trong trường hợp có quá nhiều cà phê và không thể dùng chúng hết trong vòng hai tuần, bạn nên tách phần thừa riêng ra và cho chúng vào các túi nhựa dùng để giữ đông lạnh thực phẩm, hàn kín miệng túi để ngăn ngừa không khí lọt vào rồi cho chúng vào tủ đông. Biện pháp này có thể giúp bảo quản cà phê lâu hơn một tháng.

Trà


Giữ cho trà luôn khô

Giống như cà phê, trà không phù hợp với sự ẩm ướt. Khi tiếp xúc với hơi ẩm, trà sẽ xuất hiện nấm mốc. Do đó, để giữ cho trà (cả trà khô và trà túi lọc) không bị mốc, nên cho chúng vào các lọ, hộp kín hơi, tránh xa những nơi có độ ẩm cao. Tuyệt đối không được bảo quản trà trong tủ lạnh.

Bảo vệ trà khỏi ánh sáng, hơi nóng và không khí

Khi những lá trà tiếp xúc với các yếu tố như ánh sáng, hơi nóng và không khí, chúng sẽ mất đi màu sắc, hương vị và cả những lợi ích cho sức khỏe. Không được để trà trong những chiếc lọ làm bằng thủy tinh hoặc nhựa không có nắp mà cần chọn những vật đựng có độ kín hơi và mờ đục, chắn được ánh sáng. Đồng thời, nên đặt chúng ở những nơi khô ráo, mát mẻ.

Bảo quản trà tránh xa các loại mùi

Các loại trà khô hay túi lọc đều có xu hướng hấp thu các mùi xung quanh chúng. Những nơi bảo quản các loại thảo mộc hoặc gia vị có mùi mạnh, hăng cay sẽ không phải là chỗ phù hợp để bảo quản trà.

Cho trà vào trong những chiếc lọ kín hơi chính là cách tốt nhất để ngăn chúng không hấp thu những mùi mạnh và giữ được hương thơm của lá trà.

Theo Tạp chí món ngon

Thêm 8 mẹo hay mà người nội trợ nào cũng nên biết

Công việc nội trợ tuy thế lại không hề đơn điệu, tẻ nhạt, nếu như bạn biết cách sáng tạo, tham khảo nhiều phương thức tốt nhất. 8 mẹo sau đây sẽ bổ sung cho bạn thêm những kinh nghiệm rất thú vị.

1. Cà chua chín quá thì nên làm gì bây giờ nếu không cố ăn hết một lúc được? Mách bạn một cách: đem cà chua xay nhuyễn với một chút muối trong máy xay sinh tố, sau đó cho vô khuôn rồi đông thành đá. Khi cần nước cà chua để nấu canh, nấu súp, thì hãy sử dụng đến những viên đá này.

2. Nấu sữa mà không muốn bị trào, thì dùng bơ chà quanh miệng nồi chừng 1cm. Như vậy khi nấu sữa cho dù có sùi bọt cũng không bị trào ra ngoài được, cứ thử đi và đừng hỏi tại sao.

3. Nếu nêm đồ ăn quá nhiều muối gây mặn, thì cho tiếp vào đó lát khoai tây hoặc lòng trắng trứng, cà chua cũng được, để nó hút bớt vị mặn ra. Còn không có gì cả thì thêm đường vào.

4. Cắt hành tây gần thau nước hoặc vòi nước đang chảy, gần một ngọn nến đang cháy… sẽ đỡ bị cay mắt hơn.

4. Bôi dầu dừa lên quả chanh rồi cho vào tủ lạnh. Bạn sẽ chẳng bao giờ thấy nó hư trước khi mình sử dụng nữa.

6. Để các loại rau giữ lại màu đẹp mắt, bạn cho thêm chút đường khi nấu. Cũng có thể ngâm chúng ngay vào nước lạnh (có vài viên đá càng tốt) sau khi nấu để giữ màu. Riêng với cà tím, cho thêm ít sữa tươi vào nước ngâm, ướp, cà tím sẽ giữ màu tím đẹp mắt.

7. Bạn đã chiên khoai tây hàng trăm lần nhưng bỗng một ngày nọ bạn thắc mắc tại sao mình chiên nó không bao giờ chịu giòn tan như khoai tây ngoài tiệm. Lúc đó, bạn hãy thử cách sau: thái thành lát mỏng, đậy kín lại, cho vào tủ lạnh 5-6 tiếng rồi mới chiên.

8. Bóc tỏi thì không khó nhưng với những ai lười ngồi tỉ mẩn bóc từng tép một, thì có thể cho nó vào lò vi sóng một chút cho nóng, hoặc ngâm nước 10 phút rồi mới bóc.

Bành Tũn 

9 mẹo bảo quản thực phẩm tươi lâu

 Trong công việc nội trợ, bảo quản thực phẩm là một công đoạn rất cần thiết. Thực phẩm được bảo quản tốt là khi nó vẫn giữ hương  vị, không biến chất qua một thời gian trữ lâu dài.

1. BẢO QUẢN BƠ ĐÃ XẺ: Hãy để miếng bơ ăn dở chung với lát hành tây trong hộp trước khi cho vào tủ lạnh. Lưu huỳnh từ trong lát hành tây sẽ giúp bơ tươi ngon lâu hơn.
2. BÔI DẦU LÊN TRỨNG: Bôi dầu thực vật lên trứng trước khi cho vào tủ lạnh sẽ giúp trứng tươi lâu thêm được từ 3-4 tuần.
3. ĐÂM THỦNG CHANH ĐỂ LẤY NƯỚC: Khi bạn cần đến chanh nhưng không dùng hết một trái, có thể làm cách này: dùng tăm hoặc kim soi thủng vỏ chanh rồi bóp cho ra lượng nước đủ dùng, sau đó dùng băng dán lại lỗ thủng rồi cho vào tủ lạnh. Đảm bảo chanh sẽ tươi như bình thường.
4. ĐỂ KHOAI TÂY GẦN TÁO: Bảo quản khoai tây là làm sao cho nó không bị nảy mầm. Để làm tốt việc này, hãy để khoai tây gần táo, khí ethylene trong táo sẽ làm quá trịnh nảy mầm của khoai tây chậm hẳn đi.
5. CHO VÀO TÚI GIẤY: Tỏi và hành tây khi cho vào túi giấy có đục lỗ thông khí, sẽ giúp các nguyên liệu này tươi tốt thêm ít nhất 2 tháng trời.
6. NGĂN DỨA CHÍN: Nếu dứa chín trước khi sử dụng thì sẽ nhanh hỏng. Cách làm chậm quá trình chín của dứa là: cắt bỏ hết lá dứa, úp ngọn dứa xuống dưới.
7. BỌC GIẤY BẠC: Cần tây hoặc cải xanh sử dụng không hết, nếu được bọc kín trong giấy bạc sẽ tươi lâu thêm được tầm 1 tháng.
8. BỌC CUỐNG CHUỐI: Để bảo quản chuối tươi lâu thêm 3-5 ngày, bạn dùng giấy nilon bọc kín cuống chuối lại.
9. BẢO QUẢN RAU: Rau diếp (xà lách) và bắp cải sẽ tươi lâu nếu bạn bọc chúng trong giấy trước khi cất tủ lạnh.Lưu ý không nên ngắt bỏ lá héo bên ngoài vì nó sẽ giúp phần bên trong tươi lâu hơn.

BẢO TỐ

Theo: http://news.distractify.com/

5 LƯU Ý KHI ĂN CÀ CHUA

Cà chua là một trong những thực phẩm thông dụng nhất của thế giới. Với hương vị thơm ngon và tính chất bổ dưỡng, cà chua là thành phần không thể thiếu ở rất nhiều món ăn. Tuy vậy không phải cách ăn cà chua nào cũng có lợi cho sức khỏe, thậm chí có những cách ăn khiến cà chua trở nên có hại. 

Màu đỏ của cà chua cho thấy hàm lượng vitamin A trong cà chua rất cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài các vitamin B1, B2, cà chua còn rất giàu các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, magiê, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat… Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Sắc tố lycopen có trong cà chua, đặc biệt là ở vỏ, cùng với beta-caroten được xem là những chất chống ôxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu. Lycopen còn có tác dụng chống thoái hóa hoàng điểm, từ đó làm giảm mù lòa.

Cà chua là một loại rau rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng. Nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dưới đây là 5 lưu ý khi ăn cà chua:

Thứ nhất, không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc

Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc? Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Thứ hai, không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu

Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.

Thứ ba, không nên ăn cà chua khi đói

Cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.

Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.

Thứ tư, không ăn cà chua xanh chưa chín

Cà chua xanh, chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid . Khi tiêu thụ nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.

Thứ năm, không ăn cà chua nấu kỹ

Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.

Cà chua là một loại rau bổ dưỡng, có chứa lycopene, vitamin C…Do vậy, nếu bạn chú ý và tránh các điều cấm ký trên khi ăn cà chua nó sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe của bạn.

Cách bảo quản cà chua:

Cà chua có hàm lượng Vitamin A cao, được sử dụng nhiều vào việc chế biến, làm tăng hương vị và màu sắc món ăn. Muốn giữ chúng được lâu hơn, bạn có thể làm một trong 2 cách sau:

Cách 1: Chọn quả chín, vẫn còn cứng, vỏ bóng, rửa sạch rồi hấp chín. Khi chúng đã chín mềm bạn bỏ ra để nguội, nghiền thật nhuyễn rồi lọc bỏ hột. Đem cà chua đun lên sền sệt là được, nhớ bỏ vào một chút muối và cho vào chai. Đun một ít mỡ thật sôi để nguội rồi đổ lên miệng chai. Cách này có thể để được cà chua quanh năm.

Cách 2: Chọn những quả chín, vẫn còn cứng, đỏ bóng, đem rửa sạch để khô ráo và xếp lần lượt từng lớp vào trong lọ to, hoặc chum vại. Cứ một lớp muối một lớp cà. Đậy lọ lại cho kín, bảo quản ở những nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể giữ được cà trong một tháng.

(theo SK&ĐS)

Chỉ một vài động tác đơn giản, nhưng những mẹo sau đây sẽ giúp các loại rau củ quả trong nhà bạn tăng thời hạn sử dụng lên gấp nhiều lần.

Nấm:

Nấm mua về lấy ra ngay khỏi túi bóng, sau đó cho vào túi giấy hoặc hộp giấy rồi mới bỏ vào tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát.

Dâu tây:

Muốn bảo quản dâu tây được lâu, có một cách là dùng nước dấm. Chuẩn bị một tô nước pha chút giấm trắng, sau đó cho lần lượt dâu tây vào đảo sơ rồi vớt ra, cho vào cái rổ… Khi đã nhúng hết dâu qua dấm thì đợi tí cho ráo rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó bỏ tủ lạnh bảo quản như bình thường. Cách này giúp dâu trữ được lâu hơn 1 tuần.

Chuối:

Dùng nilon hoặc màng nhựa bọc thực phẩm quấn cho kín phần cuống của nải chuối sẽ giúp kéo dài thời gian tươi ngon của chuối thêm 3-5 ngày.

Cà chua:

Cà chua không bảo quản trong túi nylon vì sẽ mau chín và nếu chín rồi thì sẽ mau thối. Nên cho vào túi giấy hoặc hộp giấy, để vào chỗ thoáng mát. Nếu lỡ mua cà chua xanh mà muốn cho chín nhanh thì cho ở chung với các loại hoa quả khác. Với cà chua đã chín, bảo quản nơi khuất tối, không cho quả chạm vào nhau, xoay cuống lên trên.

Các loại rau củ nảy mầm:

Khoai lang, khoai tây, gừng, tỏi, hành tây… có thể có hại nếu nảy mầm. Vì vậy để bảo quản được chúng, không dùng túi loại trong để ánh sáng không chiếu vào. Nên dùng túi giấy để đảm bảo bên trong khô ráo, nếu không có thì dùng khăn giấy bọc chúng lại rồi cho vào túi nylon.

Hành tây:

Nếu bạn có tất da cũ thì giặt sạch rồi để hành tây vào treo lên để trữ. Nếu tất dài có thể ngăn ra thành nhiều ngăn để trữ nhiều củ hơn. Cách này giúp hành tây tươi nguyên được 8 tháng.

Rau thơm:

Với các loại rau nhỏ như rau thơm, rau gia vị, bạn rửa cho sạch, nhúng vào dầu ô liu rồi sau đó cho vào cái ca, chế thêm nước vào rồi bỏ ngăn đá cho đông lại như làm đá viên. Cách này rất hữu dụng và phổ biến ở phương Tây.

Rau các loại:

Rau chưa cắt: bọc vào giấy bạc rồi cho vào tủ lạnh. Đối với xà lách, cải xanh, cần tây, cách này bảo quản được rau trong 1 tháng trở lên.

Rau đã lỡ cắt, để cho ráo rồi lấy khăn giấy quấn quanh, sau đó cho vào túi nilon bịt kín lại cho vào tủ lạnh sẽ giữ rau được 1 tuần trở lên.

Riêng các loại rau nhiều dầu thì không nên cho vào tủ lạnh, chỉ cần cột sơ gốc rồi treo lên chỗ thoáng mát.

Khoai tây:

Có cách để khoai tây không nảy mầm là cho một quả táo vào ở chung với nó. Không bao giờ để chung khoai tây với hành vì cả 2 sẽ nhanh hỏng.

Hạt:

Các loại hạt như hạt điều, hạt dẻ mua về nên rang chín rồi cho vào lọ thủy tinh để trữ.

Hành lá:

Nếu đã lỡ thái nhỏ hành mà không dùng tới, thì cho tất cả vào một cái chai nhựa (chai nước suối), đậy lại và cất vào tủ lạnh.

Bé Thúi tổng hợp.

9 MẸO THÔNG MINH GIÚP BẢO QUẢN THỨC ĂN ĐƯỢC LÂU HƠN

Bảo quản thực phẩm là vấn đề hàng ngày của các bà nội trợ. Để bảo quản thực phẩm được lâu dài mà ít tốn kém, phải trải qua nhiều kinh nghiệm. Không có cách nào hay hơn là tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước, những chuyên gia trong công việc này.

 

Sử dụng 3-4 nhánh đinh hương cho vào bình đựng đường, bạn sẽ ngăn chặn được sự tấn công của bầy kiến.

 Dùng một mảnh giấy có khả năng thấm hút tốt đặt ở đáy hộp đựng bánh, như vậy sẽ giữ bánh được lâu hơn, giòn tan chứ không bị ỉu.

Sử dụng nước cốt chanh để chà lên mặt lát táo sẽ giúp chúng không bị thâm. Theo cách này, táo sẽ giữ được lâu hơn so với cách bảo quản thông thường.

Để giữ cần tây tươi trong thời gian dài, bạn có thể dùng lớp giấy quấn xung quanh rồi cho vào tủ lạnh.

8699_20140812124040

Tương tự, muốn giữ rau mùi, lá bạc hà được lâu, chị em nên để chúng trong một lớp ni lông trước khi cho vào tủ lạnh.

Sau khi cắt lát khoai hoặc hành tây, bạn cũng cần dùng khăn giấy phủ lên phần đã cắt, cất gọn vào túi nhựa có khóa kéo rồi đặt vào tủ lạnh. Như vậy, khoai, hành tây sẽ giữ được trong vài tuần.

Cà rốt tươi dễ dàng giữ được vị tươi ngon trong thời gian dài nếu được đặt trong một hộp hoặc túi ni lông kín nhằm ngăn chặn sự bốc hơi.

Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang không nên đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc với ánh sáng sẽ kích thích chúng nhanh nảy mầm, có hại cho sức khỏe khi được chế biến thành món ăn.

Đối với thực phẩm là trái cây, sau khi loại bỏ trái dập cần rửa sạch rồi để thật ráo nước, cho vào bao xốp hoặc túi nylon, buộc kín trước khi cho vào ngăn mát của tủ lạnh.

Theo Kiến Thức/Depplus.vn