6 TÁC HẠI ĐÁNG SỢ KHI ĂN NHIỀU MÌ TÔM

Mì tôm (mì gói) là loại thực phẩm rất quen thuộc ở nước ta. Món ăn tiện lợi và rẻ tiền này phù hợp với nhiều điều kiện sống, đáp ứng được phần nào nhu cầu “chống đói” của người sử dụng, tuy vậy, mì tôm chưa bao giờ được coi là một loại thực phẩm nên ăn nhiều.

Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là cung cấp bột và đạm thực vật. Nếu bạn ăn mì thường xuyên sẽ mất cân bằng dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Hiện nay, cuộc sống bận rộn, nhiều người chọn mì tôm là bữa sáng thường xuyên, thậm chí có những lúc mì tôm “đóng thế” là bữa chính cho cả gia đình. Trong khi đó, thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.

Việc ăn mì nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những gói mỳ cao cấp. Dưới đây là những tác hại của mì tôm có thể gây bệnh cho cơ thể:

Gây béo phì

Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

Gia tăng quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa

Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.

Gây ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.

Gây bệnh tiểu đường, tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Hại thận, gây sỏi thận

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Ăn mì đúng cách

– Tuyệt đối không ăn “mì úp”, nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.

– Nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, vì nếu ăn vào dễ gây béo, tim mạch…

– Thêm rau xanh để giảm tối đa lượng chất béo thừa.

– Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gram chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…

Theo MH/Gia Đình & Xã Hội

20 NĂM CHIẾN ĐẤU VỚI BỆNH TIM, UNG THƯ, DẠ DÀY… NHỜ ĂN GẠO LỨT MUỐI MÈ

Mang rất nhiều bệnh tật, bà Nguyễn Minh Thu 54 tuổi, Hà Nội, tưởng chừng không sống được bao lâu. Kiên trì áp dụng phương pháp thực dưỡng gạo lứt muối mè và tập yoga, người phụ nữ vẫn sống khỏe.

Sinh ra không được may mắn như những đứa trẻ khác, bà Thu bị bệnh tim bẩm sinh. Năm 1972, do uống thuốc tim không đúng cách, đúng liều, mới nhỏ xíu mà bà đã mắc thêm bệnh khớp. Tuổi thơ của bà gắn liền với thuốc thang và bệnh viện. Lên lớp 6, bà bị chảy máu dạ dày lần đầu tiên. 14 lần chảy máu dạ dày, tuổi thơ của bà trôi qua được đánh đổi bằng máu và nước mắt.

Bà Nguyễn Minh Thu. Ảnh: L.N.

Năm 1992, bà Thu kết hôn. Bà từng nghĩ lấy chồng sẽ kết thúc những chuỗi ngày cô đơn, nỗi ám ảnh, sự sợ hãi trong ngần ấy năm qua. Thế nhưng, vì sức khỏe không tốt mà bà chẳng thể làm mẹ, quan hệ vợ chồng chẳng còn được như trước.

4 năm sau, bà cảm thấy mệt mỏi, hay hoa mắt chóng mặt, ra máu vùng kín, ban đầu chỉ nghĩ do bệnh tim. Ngày càng mệt và gầy đi nhanh chóng, bà đi khám và phát hiện bị ung thư tử cung. Sau 7 tháng trời điều trị bằng hóa chất, cơ thể bà bị tàn phá nghiêm trọng. Nỗi buồn về gia đình, nỗi đau bệnh tật khiến người phụ nữ này nghĩ đến cái chết. Một lần lang thang vô định trên đường, bà tình cờ mua được cuốn sách “Phương pháp tự chữa bệnh nhịn ăn nên biết” của tác giả Malakhov người Nga và quyết tâm làm theo.

Cuốn sách bà Thu vận dụng. Ảnh: L.N.

Cách chữa theo phương pháp này rất đơn giản: Ăn gạo lứt với muối mè, nước uống hàng ngày là trà gạo lứt có thêm một ít lá chè bancha già, loại trà cổ thụ ở Hoàng Su Phì. Bà tìm hiểu biết bệnh tim bẩm sinh là bệnh âm nên phải ăn các món ăn mang tính dương như cà rốt, củ ngưu báng, củ sen… để cân bằng âm dương, bổ sung vitamin cho cơ thể.

Ăn theo phương pháp này gần 20 năm trời, bà Thu chưa biết đến miếng thịt là gì, có đi đâu chơi xa cũng tự chuẩn bị đồ ăn riêng cho mình. Bà cũng nhịn ăn để chữa bệnh theo hướng dẫn của sách. Ban đầu bà nhịn ăn 3 ngày, dần dần lên tới 5 ngày, sau đó ăn trở lại vẫn với cơm gạo lứt, muối mè. Quá trình nhịn ăn cũng theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài theo khả năng. Có lần bà nhịn được 9 ngày rồi lên tới 15 ngày. Năm 2005, bà nhịn ăn nhiều nhất là 28 ngày.

“Khi tôi áp dụng phương pháp nhịn ăn này, gia đình phản đối kịch liệt vì lo tôi chưa chết vì bệnh thì đã chết vì ăn uống thiếu chất dinh dưỡng”, người phụ nữ chia sẻ. Thế nhưng, trong hai năm đầu áp dụng phương pháp thực dưỡng đó, cơ thể bà có phần khá hơn, các cơn đau không còn quặn như trước. Vì thế, bà luôn tin tưởng và hy vọng vào cách chữa đặc biệt này. Từ đó gia đình cũng không can thiệp vào cách ăn chữa bệnh của bà nữa.

Về sau bà tham gia Câu lạc bộ Yoga Hà Nội, học và vận dụng yoga chữa bệnh cho mình. Bà cho biết: “Trước khi tập yoga tôi bị thoái hóa đốt sống, mọi hoạt động, nhất là khi cúi người xuống rất khó khăn. Kiên trì tập mãi, cuối cùng trán và mũi tôi chạm được sàn nhà, cảm giác như thấy mình được tự do”.

Sau ngần ấy năm, tưởng chừng thoát khỏi căn bệnh ung thư tử cung thì năm 2005 bà lại sốt về chiều, ho và mệt. Lần đi khám này cho kết quả buồn. Bác sĩ cho biết bà bị ung thư phổi do di căn từ ung thư tử cung rồi những khối u nhỏ ở trực tràng. Bà lại tiếp tục đối phó với sự thật kinh khiếp của cơ thể này bằng yoga và gạo lứt, muối mè.

Hiện bà Thu vẫn kiên trì thực dưỡng và luyện tập yoga. Sáng sớm bà dậy từ 4h sáng tập yoga rồi mới đi làm công việc. Bà cũng nhịn ăn theo yoga, nghĩa là một tháng nhịn ăn 4 ngày theo chu kỳ tuần trăng. “Đã lâu lắm rồi tôi không còn quan tâm đến hai chữ ‘ung thư’ nữa”, người phụ nữ tâm sự.

Linh Nga (vnexpress)

Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/20-nam-chien-dau-voi-benh-tat-nho-an-gao-lut-muoi-me-3251866.html

6 MẸO GIẢM CÂN “KỲ LẠ” ÍT AI NGỜ TỚI

Càng quan tâm tới việc giảm cân, chúng ta càng thấy  có rất nhiều liệu pháp khác nhau, trong đó có những phương pháp, bí quyết ít ai ngờ tới được. Tuy là lạ lùng, ít ai ngờ tới nhưng không phải chúng không có cơ sở thuyết phục.

 

1. Hửi mùi của bạc hà

2. Treo gương trước mặt khi ăn

3. Ăn cùng một người đàn ông

4. Tắt đèn khi ngủ

5. Màu xanh êm dịu trên tường

6. Uống nước ấm

6 “bí quyết” trên có vẻ khá là dễ thử nghiệm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tí nào, vậy tại sao chúng ta không thử xem sao nhỉ?

Theo Khám Phá

 

5 LỜI KHUYÊN GIÚP TRẺ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO

Trẻ phát triển khỏe mạnh, vóc dáng cao lớn là điều các bà mẹ luôn quan tâm. Tuy vậy, không phải ai cũng có nhiều kiến thức hỗ trợ trong vấn đề này.
Để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, mẹ nên chú ý cho con ăn vừa phải lượng protein trong khẩu phần. Chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.

Phát biểu tại Ngày hội cao khỏe diễn ra ở Hà Nội sáng 1/8, Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, bày tỏ sự lo ngại khi ở Việt Nam cứ 4 trẻ thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi – thiếu chiều cao so với tuổi. Nguyên nhân có thể do tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ nước ta vẫn còn cao.

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quan trọng tới tăng trưởng trẻ em. Tuy nhiên, khẩu phần của trẻ hiện chỉ đáp ứng 60% nhu cầu canxi và gần 11% nhu cầu vitamin D khuyến nghị, trong khi đây là những vi chất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và khỏe mạnh.

10 thực phẩm giàu canxi gồm: sữa, sữa chua, đậu nành, cam, đậu bắp, phô mai, lá củ cải, hạt vừng, quả hạnh, quế. Ảnh: Healthtip.

Theo phó giáo sư Mai, nguồn cung cấp canxi của cơ thể gồm thức ăn và uống canxi bổ sung. Trong đó, sữa chứa nhiều canxi và là nguồn canxi tối ưu cho trẻ phát triển chiều cao. Tuy nhiên, nó chưa là khẩu phần bình thường trong bữa ăn mà chỉ dành cho trẻ em, người ốm, người già. Bữa ăn của những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thường khá nghèo canxi (ít sữa). Bên cạnh đó, phần canxi vốn đã ít ỏi có thể dễ dàng bị mất đi quá nhiều qua nước tiểu bởi thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều nước ngọt có gas, nhiều protein động vật mà không tăng đồng hành canxi, ăn quá mặn.

Không có lượng vitamin D đầy đủ cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi. Nghiên cứu cho thấy đủ vitamin D sẽ làm tăng khả năng hấp thụ canxi tới 65%. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho để cấu tạo xương. Nó có rất ít trong thức ăn tự nhiên; 80-90% nguồn vitamin D của cơ thể là do tổng hợp từ ánh nắng mặt trời.

Chính vì vậy, để cung cấp đủ nhu cầu vitamin D, cần chú ý tăng cường vitamin D vào thực phẩm, tắm nắng, hoặc thậm chí phải bổ sung vitamin D cho trẻ.

Thiếu canxi làm trẻ chậm sự phát triển thể lực, hạn chế sự tăng trưởng chiều cao và là một trong những yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thấp còi. Thiếu hụt vitamin D không chỉ làm trẻ dễ bị kích thích gây khó ngủ, mồ hôi trộm hoặc rụng tóc thậm chí dẫn đến còi xương và di chứng của còi xương như biến dạng xương mà các bù đắp sau này không thể hồi phục được, phó giáo sư Mai cho biết.

Phó giáo sư Mai đưa ra 5 lời khuyên dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho trẻ:

  1. – Sử dụng thực phẩm giàu canxi phù hợp với lứa tuổi (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ…), sử dụng sản phẩm tăng cường canxi, bổ sung canxi ở các giai đoạn đặc biệt trong chu kỳ vòng đời.
  2. – Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, nếu ăn nhiều protein phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.
  3. – Ăn nhiều rau và trái cây; trong số các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến các loại rau xanh giàu canxi (rau cải, rau bó xôi…); đậu khô, trái cây (nhất là trái cây có múi như bưởi, cam)..
  4. – Hạn chế nước có ga.
  5. – Kết hợp các hoạt động thể chất phù hợp và thời gian hoạt động ngoài trời hợp lý giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, tăng cường sức khỏe.

Nam Phương (VnExpress)

Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/thuc-don/5-loi-khuyen-giup-tre-tang-chieu-cao-3257368.html

7 THỰC PHẨM TỐI KỴ ĐUN ĐI NẤU LẠI NHIỀU LẦN

Để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian chuẩn bị món ăn, nhiều người nội trợ đã quen với kiểu nấu một món ăn thật nhiều rồi đun, xào lại cho bữa ăn sau. Cách làm này có vẻ tiện lợi, nhưng nhiều khi nó mang lại tác hại cho sức khỏe, nhất là khi bạn đun đi đun lại những thực phẩm sau:

1. Thịt gà

Theo Boldsky, khi hâm nóng thịt gà, các protein trong thịt sẽ biến đổi và có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Bạn nên mua lượng thịt vừa đủ và ăn hết trong một bữa.

Nếu bắt buộc, bạn lấy thịt đông lạnh, để rã đông tự nhiên vài giờ trước khi ăn.

2. Khoai tây

Khoai tây là một loại tinh bột bổ dưỡng, nếu để lâu ngày, chúng sẽ mọc mầm và gây hại cho sức khỏe. Khi bạn dùng khoai tây hâm nóng lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng mất hết, thậm chí chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa.

3. Củ cải đường

Đun lại món củ cải đường sẽ khiến các gốc nitrat và chất dinh dưỡng bay hơi hết. Nếu muốn sử dụng củ cải đường bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể để nó tan giá tự nhiên vài giờ trước khi sử dụng.

4. Nấm

Nấm là thực phẩm chỉ nên ăn lúc còn tươi và không bao giờ đun lại nhiều lần. Nhiệt độ cao có thể khiến các protein trong nấm thay đổi và trở nên nguy hiểm đối với cơ thể con người.

5. Trứng

Các protein trong trứng sẽ bị phá hủy nếu bạn đun lại nó lần thứ 2. Thậm chí, trứng có thể biến đổi thành phần dinh dưỡng thành chất gây hại và gây rối loạn tiêu hóa.

Bạn không nên hâm lại món trứng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình.

6. Rau bina

Món rau bina được hâm lại nhiều lần có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do nhiệt độ khiến các gốc nitrat trong rau bina biến đổi thành nitrit – một hợp chất gây ung thư.

Tốt nhất, bạn nên sử dụng rau bina ngay sau khi chế biến để hấp thụ hiệu quả chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe.

7. Cần tây

Rau cần tây là một loại gia vị quan trọng trong các món súp, xào… Việc hâm nóng loại rau này có thể sinh ra chất nitrit gây ung thư nguy hiểm.

Nếu muốn hâm lại món súp chứa cần tây, bạn hãy loại bỏ hết loại rau này trong món ăn trước khi tác động nhiệt.

Theo Thu Hoài –  Zing.vn

 

“Ăn bẩn, sống lâu”: Đúng theo khoa học?

“Ăn bẩn sống lâu” là quan niệm có từ xưa của một số người, trong khi nhiều người lại nghĩ đây chỉ là câu nói vui cửa miệng. Một nhà vi trùng học uy tín của Anh dường như đã xác nhận điều này.

Các tuyên bố của một chuyên gia vi trùng học uy tín xác nhận, quan điểm cho rằng “ăn bẩn, sống lâu” là … đúng đắn và có cơ sở khoa học.  

Giáo sư Graham Rook, chuyên gia hàng đầu đến từ Trung tâm vi trùng học lâm sàng thuộc trường University College London (Anh) cho rằng, việc nhặt thức ăn rơi xuống sàn lên để tiếp tục “đánh chén”, nuôi chó và thường xuyên hôn những người họ hàng nằm trong số những cách tốt nhất giúp chúng ta loại bỏ chứng dị ứng.Ông cũng khuyến nghị, khi một đứa trẻ phì bọt vào núm ti giả, người mẹ chỉ nên liếm sạch nó và đưa trở lại miệng của con.

Nhặt thức ăn rơi xuống sàn lên tiếp tục “đánh chén” có thể là một cách giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, tránh cho cơ thể của chúng ta gặp rối loạn dị ứng. Ảnh: Corbis

Giáo sư Rook giải thích rằng, xã hội hiện đại đã trở nên ám ảnh với sự sạch sẽ nhiều tới mức, chúng ta không còn tiếp xúc trực tiếp với một số vi trùng thiết yếu, giúp hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động tốt. Điều này đồng nghĩa, khi cơ thể gặp một chất lạ, chưa từng biết đến, hệ miễn dịch sẽ phản ứng quá mức, tấn công cả cơ thể trong quá trình đó.

Phát biểu tại Festival Khoa học Cheltenham, ông Rook nhấn mạnh, thực trạng trên đã trở thành “một vấn đề mang tính thế hệ”. Trẻ em ở nhiều nước hiện nay, đặc biệt là các quốc gia phương Tây, đang dễ bị dị ứng hơn những người lớn tuổi hơn.

Các chứng bệnh như hen suyễn, sốt mùa hè và không dung nạp thực phẩm đang có xu hướng tăng lên. Chỉ tính riêng tại Anh, số ca nhập viện vì các phản ứng dị ứng đã tăng 8% hồi năm ngoái và không ngừng tăng lên trong suốt 3 thập niên qua.

Với tư cách là một giáo sư chuyên về vi trùng học và miễn dịch học giàu kinh nghiệm, ông Rook cho rằng, một cách đơn giản giúp tối ưu hóa hệ miễn dịch là chuyền các vi khuẩn qua lại giữa những thành viên trong gia đình. Điều đó không bao gồm việc vội vã tiệt trùng núm ti giả mà đứa trẻ vừa nhè ra.

Nhà vi trùng học uy tín nói: “Nếu cha mẹ vội nhặt núm ti giả và tiệt trùng nó ngay lập tức hoặc thay thế bằng một núm ti mới sạch sẽ, đưa trẻ sẽ có nguye cơ lớn bị hen suyễn và bệnh eczema. Nhưng nếu các bậc phụ huynh chỉ mút sạch núm ti giả và gắn nó trở lại miệng của con, việc này thực sự bảo vệ đứa trẻ khỏi các rối loạn dị ứng. Đó là vì, đứa trẻ sẽ có sự phát triển vi khuẩn tốt hơn trong miệng và đường ruột, giúp bảo vệ chúng”.

Ông Rook cũng khuyên mọi người nuôi chó, vì loài động vật này thường mang nhiều dạng vi khuẩn thân thiện vào nhà. Những vi khuẩn có lợi ấy sau đó sẽ được lan truyền giữa các thành viên trong gia đình khi họ ôm ghì vật nuôi.

Theo ông Rook, hôn, không vội vứt bỏ thức ăn rơi xuống sàn và đi bộ ở đường thôn quê là những cách vô hại để thu lượm vi khuẩn tốt. Ông quả quyết, xà phòng diệt khuẩn là một ý kiến tồi và rằng, vấn đề nằm ở chỗ, cơ thể người ngày nay luôn trong tình trạng báo động liên tục.

Cụ thể là, khi không cần thiết, hệ miễn dịch nên được “tắt” hoàn toàn. Tuy nhiên, ngày nay, điều đó thường không xảy ra và hệ miễn dịch luôn hoạt động ngay cả khi không cần thiết. “Nó sẽ làm những việc hoàn toàn vô nghĩa như tấn công phấn hoa lướt qua trong gió nhẹ hay tập kích con mèo của nhà hàng xóm tình cờ đi ngang qua. Khi đó, bạn sẽ có các vấn đề về dị ứng”, ông Rook nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Rook, những phát biểu của ông không ám chỉ chúng ta cần phải loại bỏ các thói quen vệ sinh, đặc biệt trong những trường hợp nhiễm virus ở trẻ em hay cảm cúm và cảm lạnh. Chẳng hạn như, bạn có thể phòng ngừa việc lây nhiễm bệnh cảm cúm và hô hấp cho trẻ em bằng cách cẩn thận lấy giấy che miệng khi hắt xì hơi, rồi vứt tờ giấy ấy đi và rửa tay đôi tay của mình.

Tuấn Anh – Vietnamnet.vn (Theo Daily Mail)

CẨN THẬN VỚI NHỮNG LOÀI HOA CHỨA CHẤT ĐỘC THƯỜNG ĐƯỢC TRỒNG TRONG NHÀ

Trúc đào, sử quân tử, hoa sứ… là những loài hoa rất quen thuộc trong khuôn viên công sở cũng như trong vườn nhà của người Việt Nam. Tuy đẹp đẽ và thơm là vậy, nhưng chúng có thể chứa những chất độc rất nguy hiểm.

1. Trúc đào

Trúc đào có tên khác là đào lê, là cây hoa đẹp được trồng làm cảnh ở các vườn hoa công viên, đường sá, vườn nhà nhưng hiện nay đã bị cấm trồng ở nhiều nơi.

Toàn cây trúc đào có nhiều chất độc như acid hydrocyanic, oleandrin, neriin, neriantin. Động vật có thể chết vì ăn phải lá trúc đào. Hoa trúc đào tuy có độc tố thấp hơn các bộ phận khác, nhưng chúng rơi vào nước cũng làm nước nhiễm độc.

ThS.BS Nguyễn Bạch Đằng, Bộ môn tiêu hóa, Học viện Quân y, Hà Nội cho biết trúc đào được xếp vào nhóm cây gây ngộ độc nặng. Đa số bệnh nhân xuất hiện nôn, đau bụng, ỉa chảy trong vòng 60-90 phút sau khi ăn hoặc uống các loại hoa, lá trúc đào. Có trường hợp có thể gây ỉa chảy dữ dội dẫn đến mất nước và điện giải nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong

Bởi vậy, bạn không nên trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước như giếng, ao, bể nước; không buộc hoặc thả gia súc dưới gốc cây trúc đào, không để trẻ nhỏ nhặt chơi hoa trúc đào vì trẻ dễ cho hoa vào miệng; không dùng lá trúc đào chữa bệnh ngoài da dưới bất kỳ hình thức nào.

2. Hoa đại

Hoa đại (còn gọi là bông sứ) được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Trong y học cổ truyền người ta còn dùng hoa đại sắc thuốc uống chữa bệnh tim mạch, huyết áp. Tuy nhiên nhựa của cây này khá độc, có thể gây xung huyết da, thậm chí ngộ độc. Ngắt hoa đại cũng dễ khiến nhựa vương vào mắt, tay, miệng. Trong một số trường hợp, uống thuốc bào chế từ hoa đại với liều lượng cao có thể gây ngộ độc cho người.

3. Hoa tú cầu

Cây tú cầu có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Khi ăn bất cứ thành phần nào trong cây sẽ gây ngộ độc với các biểu đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp. Sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê.

4. Hoa lan huệ 

Lan huệ còn được đặt tên là “hoa hạnh phúc” vì có bốn bông hoa có thể nở cùng một lúc. Hai hoa tượng trưng cho cặp tình nhân hoặc đôi vợ chồng, 2 hoa tượng trưng cho các con. Tuy nhiên, nếu ăn phải loại hoa này thì bạn sẽ bất hạnh. Bởi củ và nhựa cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Ngoài ra, người chơi còn phải tránh tiếp xúc trực tiếp hoa với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa…

5. Hoa tulip

Hoa tulip còn gọi là uất kim hương. Củ tulip có chất tulipene có thể gây chóng mặt, buồn nôn.

Bên cạnh đó, loài hoa này có khả năng làm gây ra chứng đau đầu, chóng mặt và có thể tim đập nhanh, tăng huyết áp nếu để trong phòng kín một thời gian. Nguyên nhân là do hoa có một lượng ba-zơ cực độc.

6. Hoa cây leo

Trong các loại dây leo, dây huỳnh anh và dây sử quân tử thuộc loại đầu bảng độc hại. Nhà thực vật học GS. Võ Văn Chi, tác giả Từ điển các cây thuốc Việt Nam cho biết dây leo huỳnh anh có có nhựa độc, có thể khiến con người bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, mệt lả, ra mồ hôi nếu vô tình tiếp xúc. Nếu uống nước có ngâm lá huỳnh anh thì sẽ bị ngộ độc nặng hơn.

Sử quân tử còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử… Tuy không có độc tính gây chết người, nhưng trẻ nhỏ nếu ăn quả của nó có thể bị viêm sưng niêm mạc dạ dày và ruột, tiêu chảy, chóng mặt, đau bụng, khó thở.

7. Hoa thiên điểu

Trong hoa có chất độc gây hại đường tiêu hóa. Người ăn phải cánh hoa thiên điểu có thể bị tiêu chảy, chóng mặt.

8. Hoa hồng môn

BS. Nguyễn Bạch Đằng cho biết hoa môn kiểng có chất gây độc là calci oxalate. Thành phần này gây sưng niêm mạc, bỏng rát niêm mạc miệng, ruột sưng phù thanh môn, môi, lưỡi

9. Hoa chuỗi ngọc

Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận của cây và hoa đều có chất glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

 

Theo Sức khỏe & gia đình

10 THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KHI ĐÓI BỤNG

Khi đói bụng, điều đầu tiên người ta nghĩ tới là ăn. Tuy vậy, không phải bất cứ món ăn nào cũng hoàn toàn thích hợp trong lúc này.

Tỏi

Tỏi có chứa allicin – một hợp chất kháng sinh mạnh. Khi đói mà ăn tỏi hoặc thức ăn có chứa tỏi có thể dẫn đến niêm mạc dạ dày, ruột bị kích thích mạnh dẫn đến co thắt đường tiêu hóa và chuột rút.

Khi đói mà ăn tỏi có thể dẫn đến niêm mạc dạ dày, ruột bị kích thích mạnh dẫn đến co thắt đường tiêu hóa và chuột rút. Ảnh minh họa.

Nước lạnh

Khi đói không nên uống nước lạnh bởi nước lạnh kích thích dạ dày bị co lại và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Quả hồng và cà chua

Cả 2 loại quả này có chứa hàm lượng pectin, axit tannic cao. Những chất này gây ra phản ứng hóa học với các chất trong gel axit và dễ dàng tạo thành sỏi thận.

Cam và quả sơn tra

Cả 2 loại trái cây này đều chứa một hàm lượng lớn axit hữu cơ, cùng với các loại axit có trong quả sơn tra. Ăn những trái cây này khi đói làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây ra triệu chứng buồn nôn.

Trà xanh

Uống trà khi đói có thể gây ra hiện tượng “say trà” với các triệu chứng  như chóng mặt, mệt mỏi, đứng không vững.

Khi đói, dịch dạ dày sẽ làm loãng trà, làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa, có thể gây ra hiện tượng “say trà” với các triệu chứng  như chóng mặt, mệt mỏi, đứng không vững.

Sữa

Sữa có chứa hàm lượng lớn protein. Khi đói mà uống sữa, lượng protein trong sữa sẽ bị chuyển hóa và tiêu thụ thành năng lượng nhiệt, không còn chức năng là chất bổ dinh dưỡng nữa.

Sữa chua

Khi đói, dạ dày trống rỗng mà ăn sữa chua sẽ gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Cách tốt nhất là nên ăn sữa chua sau khoảng 2h sau khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ sẽ mang lại nhiều lợi ích, cải thiện hệ tiêu hóa và xả khí hơi trong cơ thể.

Chuối

Chuối có chứa hàm lượng magiê lớn, ăn chuối khi đói sẽ gây ức chế hệ tim mạch sản xuất những chất không có lợi cho cơ thể.

Rượu trắng

Khi đói uống rượu sẽ gây kích thích dạ dày, trong một thời gian dài sẽ gây viêm dạ dày, viêm loét dạ dày và những bệnh khác.

Đường

Đường là thực phẩm hấp thụ vào hệ tiêu hóa rất nhanh. Khi đói mà dùng nhiều đường, cơ thể sản xuất insulin không đủ trong một thời gian ngắn để duy trì lượng đường trong máu bình thường dẫn đến tăng đột ngột lượng đường trong máu và gây ra các bệnh về mắt.

Theo Huyền Na (Đời sống pháp luật)

7 MÓN ĂN TỐT NHẤT CHO TIM MẠCH

Tim là bộ phận quý giá của cơ thể, và những thực phẩm sau đây đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ sự hoạt động của tim một cách hiệu quả.

1. Dầu ô liu

Được cho là loại dầu thân thiện nhất với tim mạch. Thay thế các loại dầu mỡ bão hòa khác bằng dầu ô liu, một loại dầu nhiều mỡ chưa bão hòa, sẽ là cách để bảo vệ tim và các thành mạch, cũng như giảm các cholesterol xấu trong máu. Polypenol trong dầu oliu có tác dụng ngăn cholesterol xâm nhập thành mạch máu hiệu quả.

2. Cá hồi

Trong cá hồi có nhiều Omega-3 có tác dụng chống viêm và phòng bệnh tim mạch cũng như giảm lượng Cholesterol xấu hiệu quả.

3. Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm được chọn để phòng chống xơ vữa động mạch. Nó còn giúp giảm cholesterol xấu trong máu. Tỏi tươi, tỏi ngâm hay nước cốt tỏi là những phương thức sử dụng hiệu quả.

4. Quả Anh đào

Không chỉ ngon và đắt tiền, quả anh đào còn là loại thực phẩm tốt cho tim mạch với lượng dồi dào antoxian – chất có thể đảm đương vai trò ngăn chặn bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.

5. Cam

Nhiều người sử dụng loại quả thông dụng này và ít ai biết là tim họ đang được bảo vệ một cách tích cực với chức năng kiểm soát tỷ lệ cholesterol của pectin – chất có nhiều trong cam. Cam còn giúp giảm cân hiệu quả vì không chứa nhiều calo.

6. Đậu đen

cheDauDen

Đậu đen có rất nhiều magie, loại khoáng chất giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch hiệu quả. Theo các nhà khoa học Mỹ, 1 chén nước đậu đen chứa 120mg Magiê, tức là khoảng 1/3 lượng Magie cần thiết mỗi ngày cho người trưởng thành.

7. Sữa chua

 

Sữa chua giúp ngăn chặn bệnh cao huyết áp với lượng canxi và kali dồi dào trong nó. Sữa chua cũng giúp no bụng mà không khiến bạn tăng cân nhiều.

Mỹ Mạnh tổng hợp.

7 THỰC PHẨM NÊN TRÁNH ĂN VÀO BAN ĐÊM

Ban đêm là thời điểm các cơ quan trong cơ thể bắt đầu “thấm mệt” và cần được nghỉ ngơi. Việc ăn uống trong thời điểm này cần phải cẩn thận hơn để không làm cơ thể thêm mệt mỏi, sinh bệnh.

1. Rượu

“Nếu uống rượu trước khi ngủ, bạn sẽ có được một thứ đó là: nguy cơ bị trào ngược”. – Theo chuyên gia sức khỏe Jamie Koufman.

2. Nước có ga

Soda chứa nhiều acid hơn mọi loại thực phẩm khác. Theo Koufman, soda có tính acid cao hơn nhiều so với mọi thứ có trong tự nhiên. Soda đi vào cơ thể làm hại những van nối dạ dày, thực quản. Tác dụng carbonat hóa của soda làm tăng áp dạ dày.

3. Chocolate

Chocolate béo có thể làm nới lỏng van nối dạ dày, thực quản. Chocolate còn chứa caffeine và theobromine là những chất kích thích gây ảnh hưởng đến não bộ.

4. Bơ

Pho mát cũng là một loại thức ăn béo cần tránh. Trường hợp buộc phải ăn thì bạn nên ăn loại cứng như Parmesan, Swiss vì nó khó gây ra trào ngược hơn những loại mềm như mozzarella, feta.

5. Các loại hạt

Các loại hạt rất bổ dưỡng nhưng không phải là ban đêm, vì cho dù chất béo trong nó là chất béo tốt, vẫn gây nên trào ngược như thường. Những loại hạt nên tránh về đêm là óc chó, điều, mác ca, đậu phộng… Những hạt ít có hại hơn là hồ trăn, hạnh nhân.

6. Các loại quả chua

Cam, quýt, bưởi, táo xanh đều có tính acid cao. Táo đỏ thì ít ảnh hưởng hơn.

7. Cà phê

Cà phê chứa caffeine – tạo ra tính acid trong bao tử. Đồng thời cà phê còn chứa sẵn tính acid trong nó nữa. Nếu bị buộc phải uống cà phê về đêm thay vì buổi sáng, bạn nên uống loại nào đã lọc hết caffeine để giảm lượng acid nhập vào cơ thể.

Theo Jamie Koufman

Khi sử dụng rượu, hiếm ai mà không dùng thêm một hoặc vài món ăn để làm “mồi” nhậu, tuy vậy, có những thực phẩm không phù hợp với rượu vì sự kết hợp của chúng có thể khiến bạn dễ bị ngấm rượu, hay là gây hại cho sức khỏe.

Sau đây là những thực phẩm sẽ không mang lại tác dụng tốt khi bạn dùng làm mồi nhậu:

1. Pho mát

Pho mát có thể khiến bạn cảm thấy khó say hơn. Tuy nhiên, những món từ sữa thường gây khó tiêu. Một vài nghiên cứu còn cho rằng những món từ sữa khi dùng chung với rượu bia có thể gây tác động tiêu cực đến hoạt động của tim.

2. Đồ ăn hun khói 

Đồ ăn hun khói như xúc xích, jambon cùng các loại thực phẩm có chứa chất bảo quản thường mang nhiều sắc tố và chất nitrosamine. Khi kết hợp cùng rượu, những chất này tạo ảnh hưởng không tốt cho gan, họng, nó còn gây nguy cơ ung thư.

3. Thực phẩm có chứa phèn

Phèn thường được dùng trong mứt bí, giò, chả, bánh đúc…Đây là chất có thể làm bạn mau say hơn, làm máu chậm lưu thông, cản trở hoạt động tiêu hóa của bao tử.

4. Sầu riêng

Tuy rằng hiếm ai dùng sầu riêng làm mồi nhậu, nhưng nếu dùng, sầu riêng có thể gây nguy hiểm nặng nề. Theo một nghiên cứu khoa học của đại học Tsukuba, Nhật Bản, sầu riêng cản trở tới 70% hoạt động của enzym phân giải chất độc aldehyt trong rượu.

Năm 2013, Chanthra Fuskul, 47 tuổi người Thái Lan, ở tỉnh Chonburi đã bị ngộ độc đến tử vong sau khi ăn sầu riêng và uống rượu có độ cồn cao.

Trước đó, vào năm 1981, nhà khoa học J.R. Croft cũng trình bày tài liệu ghi nhận việc ăn sầu riêng trước khi uống thức uống có cồn làm người ta có cảm giác “như gần chết”.

5. Cà rốt

Carotene trong cà rốt khi kết hợp cùng rượu sẽ tạo nên những độc tố trong gan. Nếu đó là nước ép cà rốt, thì mọi việc càng nghiêm trọng hơn.

6. Sushi

Sushi thường có cá sống, rong biển, mè, đó là những thứ không nên kết hợp với rượu vang.

7. Thực phẩm chiên

Tuy không gây nguy hiểm nặng nề tức thì, nhưng thực phẩm chiên cũng được liệt vào hạng mục không nên dùng làm mồi nhậu. Theo một nghiên cứu, thực phẩm chiên khi dùng chung với rượu sẽ làm cơ thể sản sinh ra enzyme thúc đẩy hấp thu chất béo.

Đại Quang (tổng hợp)