5 bước phân biệt MÍT chín ép và MÍT chín cây

Mít là loại quả được nhiều người ưa thích không chỉ vì vị ngon mà còn vì tác dụng của nó đối với sức khỏe. Tuy vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mít có xuất xứ không rõ ràng, thậm chí bị tiêm hóa chất để thúc ép cho nhanh chín, trong đó có những loại hóa chất độc hại.

Người nội trợ cần trang bị cho mình một số kiến thức để phân biệt mít chín cây (chín tự nhiên) và mít chín ép (thúc chín bằng hóa chất), để đảm bảo an toàn khi sử dụng loại quả quen thuộc này. Sau đây là 5 đặc điểm dễ nhận biết có thể dùng để phân biệt hai loại mít:

NGỬI MÙI

– Tương tự như khi chọn sầu riêng, bạn cần ngửi mùi của múi mít. Nếu mít chín mà không có mùi thơm đặc trưng, hoặc thậm chí là chẳng có mùi gì, bạn nên chắc chắn đó là mít chín ép. Mít chín cây luôn có một mùi thơm quyến rũ.

SO MÀU MÚI MÍT VÀ XƠ

– Mít chín cây thường có múi vàng óng, thịt dày, xơ mít trắng hoặc vàng nhạt. Trong khi đó mít chín ép xơ mít vàng đậm như múi mít.

NẾM THỬ

– Cắn thử một miếng, nếu thấy múi mít vàng, mà ăn thấy sường sượng mùi vị lờ lợ, thì đừng nuốt nữa và tất nhiên là đừng mua về. Mít chín mùi thơm lại có vị ngọt bùi, đã tốt lại còn ngon.

SỜ NẮN QUẢ

– Mít chín tự nhiên thường mềm, gai thưa, không nhọn, mắt mít nở to. Mít chín ép do hái lúc còn xanh nên gai nhọn, vỏ cứng, dày.

QUAN SÁT MỦ MÍT

– Mít chín tự nhiên bổ ra có ít mủ, không chảy mủ trắng. Mít tiêm thuốc thì có dòng mủ trắng dễ thấy chảy ra từ bên trong, do tác dụng của thuốc.

Đây là 5 mẹo quan sát, cảm nhận để phân biệt mít chín cây và mít chín tự nhiên theo kinh nghiệm nhà nông. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ tùy theo từng loại mít, và điều kiện trồng nên loại mít đó, cũng như…công nghệ phù phép của những gian thương, nên tốt nhất là Bạn nên áp dụng qua nhiều bước, để có thể chọn được những miếng mít ngon, an toàn và bổ dưỡng cho gia đình.

Bảo Tố

BÍ QUYẾT BẢO QUẢN TRÀ VÀ CÀ PHÊ KHÔNG MẤT HƯƠNG VỊ

Trà và cà phê là những thực phẩm thường được lưu trữ lâu dài trong nhà vì không thể dùng hết một lần. Và sau một thời gian bảo quản không đúng cách, bạn dễ dàng nhận ra là hương vị của chúng đã phai nhạt đi rất nhiều. Thực tế, bạn có thể giữ gìn hương vị này lâu hơn nhờ vào một số lưu ý nhỏ.

Sau đây là một số bí quyết trong việc bảo quản hai loại đồ uống thơm ngon này:

Cà phê


Mua cà phê nguyên hạt

Các chuyên gia và những người am hiểu về cà phê đều khẳng định rằng cách duy nhất để pha chế một tách cà phê ngon chính là phải chọn mua cà phê còn nguyên hạt và xay chúng ngay trước khi pha. Sự oxy hóa làm cho cà phê nhanh chóng mất hương vị. Loại cà phê xay sẵn sẽ có thời gian tiếp xúc với không khí nhiều hơn nên chất lượng cũng sẽ giảm sút nhiều.

Mua vừa đủ dùng

Cũng giống như phần lớn các loại thực phẩm khác, độ tươi mới của cà phê luôn là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của chúng. Những nhà cung cấp cà phê khuyến cáo chỉ nên mua lượng cà phê đủ dùng trong một đến hai tuần theo nhu cầu, tối đa không quá một tháng. Nếu không pha cà phê thường xuyên, không nên chọn mua loại cà phê đã được đóng gói sẵn với trọng lượng lớn. Hương vị của chúng sẽ không thể thơm ngon nếu để lâu quá hai tháng.

Bảo quản cà phê ở nơi khô, mát và kín hơi

Bốn “kẻ thù” của cà phê đã được xác định là không khí, hơi ẩm, hơi nóng và ánh sáng. Để bảo vệ hạt cà phê, bạn cần mở bao bì và cho chúng vào những chiếc lọ, hộp kín hơi và mờ đục nhằm ngăn chặn ánh sáng, để lọ cà phê tránh xa hơi nóng cũng như những nơi có độ ẩm cao.

Để đông lạnh cà phê nếu muốn dùng chúng lâu hơn một tháng

Trong trường hợp có quá nhiều cà phê và không thể dùng chúng hết trong vòng hai tuần, bạn nên tách phần thừa riêng ra và cho chúng vào các túi nhựa dùng để giữ đông lạnh thực phẩm, hàn kín miệng túi để ngăn ngừa không khí lọt vào rồi cho chúng vào tủ đông. Biện pháp này có thể giúp bảo quản cà phê lâu hơn một tháng.

Trà


Giữ cho trà luôn khô

Giống như cà phê, trà không phù hợp với sự ẩm ướt. Khi tiếp xúc với hơi ẩm, trà sẽ xuất hiện nấm mốc. Do đó, để giữ cho trà (cả trà khô và trà túi lọc) không bị mốc, nên cho chúng vào các lọ, hộp kín hơi, tránh xa những nơi có độ ẩm cao. Tuyệt đối không được bảo quản trà trong tủ lạnh.

Bảo vệ trà khỏi ánh sáng, hơi nóng và không khí

Khi những lá trà tiếp xúc với các yếu tố như ánh sáng, hơi nóng và không khí, chúng sẽ mất đi màu sắc, hương vị và cả những lợi ích cho sức khỏe. Không được để trà trong những chiếc lọ làm bằng thủy tinh hoặc nhựa không có nắp mà cần chọn những vật đựng có độ kín hơi và mờ đục, chắn được ánh sáng. Đồng thời, nên đặt chúng ở những nơi khô ráo, mát mẻ.

Bảo quản trà tránh xa các loại mùi

Các loại trà khô hay túi lọc đều có xu hướng hấp thu các mùi xung quanh chúng. Những nơi bảo quản các loại thảo mộc hoặc gia vị có mùi mạnh, hăng cay sẽ không phải là chỗ phù hợp để bảo quản trà.

Cho trà vào trong những chiếc lọ kín hơi chính là cách tốt nhất để ngăn chúng không hấp thu những mùi mạnh và giữ được hương thơm của lá trà.

Theo Tạp chí món ngon

Thêm 8 mẹo hay mà người nội trợ nào cũng nên biết

Công việc nội trợ tuy thế lại không hề đơn điệu, tẻ nhạt, nếu như bạn biết cách sáng tạo, tham khảo nhiều phương thức tốt nhất. 8 mẹo sau đây sẽ bổ sung cho bạn thêm những kinh nghiệm rất thú vị.

1. Cà chua chín quá thì nên làm gì bây giờ nếu không cố ăn hết một lúc được? Mách bạn một cách: đem cà chua xay nhuyễn với một chút muối trong máy xay sinh tố, sau đó cho vô khuôn rồi đông thành đá. Khi cần nước cà chua để nấu canh, nấu súp, thì hãy sử dụng đến những viên đá này.

2. Nấu sữa mà không muốn bị trào, thì dùng bơ chà quanh miệng nồi chừng 1cm. Như vậy khi nấu sữa cho dù có sùi bọt cũng không bị trào ra ngoài được, cứ thử đi và đừng hỏi tại sao.

3. Nếu nêm đồ ăn quá nhiều muối gây mặn, thì cho tiếp vào đó lát khoai tây hoặc lòng trắng trứng, cà chua cũng được, để nó hút bớt vị mặn ra. Còn không có gì cả thì thêm đường vào.

4. Cắt hành tây gần thau nước hoặc vòi nước đang chảy, gần một ngọn nến đang cháy… sẽ đỡ bị cay mắt hơn.

4. Bôi dầu dừa lên quả chanh rồi cho vào tủ lạnh. Bạn sẽ chẳng bao giờ thấy nó hư trước khi mình sử dụng nữa.

6. Để các loại rau giữ lại màu đẹp mắt, bạn cho thêm chút đường khi nấu. Cũng có thể ngâm chúng ngay vào nước lạnh (có vài viên đá càng tốt) sau khi nấu để giữ màu. Riêng với cà tím, cho thêm ít sữa tươi vào nước ngâm, ướp, cà tím sẽ giữ màu tím đẹp mắt.

7. Bạn đã chiên khoai tây hàng trăm lần nhưng bỗng một ngày nọ bạn thắc mắc tại sao mình chiên nó không bao giờ chịu giòn tan như khoai tây ngoài tiệm. Lúc đó, bạn hãy thử cách sau: thái thành lát mỏng, đậy kín lại, cho vào tủ lạnh 5-6 tiếng rồi mới chiên.

8. Bóc tỏi thì không khó nhưng với những ai lười ngồi tỉ mẩn bóc từng tép một, thì có thể cho nó vào lò vi sóng một chút cho nóng, hoặc ngâm nước 10 phút rồi mới bóc.

Bành Tũn 

10 MẸO HAY CHO NGƯỜI LÀM BẾP

Làm bếp là công việc cơ bản ai cũng phải biết, nhưng để trở thành người làm bếp giỏi, cần phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn không có thời gian trải nghiệm và thực hành, thì hãy ghi nhớ những bí quyết nội trợ do người trước chia sẻ lại.

Sau đây là 10 bí quyết rất hay cho những vấn đề mà người nội trợ thường xuyên gặp.

Làm tôm hết tanh 

Cho một miếng quế vào nước luộc tôm sẽ không làm ảnh hưởng đến vị tôm, nhưng sẽ giú khử bay mùi tanh của tôm.

Nấu thịt băm không bị vụn rã

Cho vào thịt băm vài giọt dầu ăn và một quả trứng, trộn đều rồi mới viên thành viên. Như thế khi chiên hoặc nấu thịt sẽ không bị vụn rã.

Xào ngó sen không bị thâm

Khi xào ngó sen muốn không bị thâm, thì vừa xào vừa châm một ít nước lã vào. Đảm bảo xào xong ngó sen vẫn trắng phau như lúc đầu.

Mẹo xào hành tây

Thái nhỏ hành tây xong thì trộn một ít bột mì vào hành, lúc xào hành sẽ lên màu vàng quyến rũ, ăn sẽ có độ giòn, rất ngon. Còn muốn cho xào hành không bị cháy thì cho thêm tí rượu nho trong lúc xào.

Sườn chiên rán không bị co lại

Trước khi chiên sườn, nhìn coi trên miếng sườn chỗ nào có gân thì khía vài đường. Làm vậy khi chiên sườn sẽ không co lại nữa mà ăn cũng dễ dàng hơn.

Hấp cá béo ngon 

Khi hấp cá mà muốn cho béo ngon, thì để một miếng mỡ gà lên rồi hấp. Mỡ gà ngấm vào cá làm cho món này có vị ngon đến ngạc nhiên.

Tiết kiệm dầu chiên rán

Cách hiệu quả nhất là đun dầu thật nóng rồi mới cho thức ăn vào chiên. Làm vậy dầu sẽ bớt hao mà thức ăn mau chín hơn.

Lột vỏ tôm sống

Lấy ít hèn chua hòa tan trong nước rồi cho tôm vào ngâm một lát. Sau khi làm vậy, lột vỏ tôm sẽ rất dễ dàng vì thịt tôm không dính vào vỏ nữa.

Nướng cá không bị tróc da 

Cá với lớp da thơm, giòn luôn mang lại sự hấp dẫn. Để cá nướng không bị tróc da, trước khi nước hãy xoa lên mình cá một lớp mỡ. Nhớ nướng to lửa lúc đầu, nhỏ dần về sau.

Giữ độ giòn cho lạc rang dầu

Lạc (đậu phộng) rang dầu rất nhanh bị xìu dù bạn có đậy kín. Để món này được giòn ngon lâu dài, thì trong khi đang rang, phun vào ít rượu trắng, đảo đều. Lúc lạc gần hết nóng thì ta rắc muối ăn đã rang khô vào. Như vậy lạc sẽ giòn được nhiều ngày.

Thúy An tổng hợp

6 THỰC PHẨM CHỐNG MUỖI KHÔNG PHẢI AI CŨNG BiẾT

Muỗi là loại côn trùng gây hại, truyền bệnh mà không ai muốn sống cùng. Hiện tại mọi người đã được phổ biến về cách phòng tránh muỗi, như ngủ màn, diệt lăng quăng, xóa bỏ nơi có nước đọng… Bên cạnh đó, chúng ta có thể xua đuổi muỗi đi bằng những thứ rất quen thuộc và tiện dụng ngay trong bếp.

Tỏi. Từ lâu người ta đã cho rằng tỏi có tác dụng giúp con người tránh khỏi muỗi, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu khoa học củng cố cho lập luận này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rất nhiều lợi ích của tỏi đối với sức khỏe con người nhờ vào thành phần allicin chứa trong tỏi – một loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đồng thời tạo ra mùi và hương vị độc đáo của tỏi. Vì vậy, thêm một ít tỏi vào bữa ăn hàng ngày vào mùa muỗi không phải là một ý tưởng tồi. Hơn nữa, dầu tỏi tinh khiết thoa lên da sẽ có tác dụng xua đuổi muỗi trong khoảng 20 phút và dĩ nhiên, cách làm này cũng xua đuổi luôn những người xung quanh nếu họ không chịu được mùi này. Dù vậy, ăn tỏi vẫn có tác dụng tương tự. Mặt khác, một báo cáo đã chỉ ra rằng những người uống rượu bia sẽ có tỷ lệ thu hút muỗi cao hơn so với những người không uống.

Sả. Một nghiên cứu được tiến hành hồi năm 2002 đã phát hiện rằng những loại hóa chất có nguồn gốc từ sả sẽ giúp côn trùng tránh xa (trong tối đa 20 phút sau khi thoa lên da). Do đó đây cũng là một loại hương liệu mà muỗi sợ nhưng lại không quá khó chịu đối với con người, lại dễ tìm kiếm nên có thể được dùng một cách thường xuyên. ​

 

Dầu bạch đàn và dầu chanh. Theo CDC, dầu bạch đàn và dầu chanh có khả năng đuổi côn trùng một cách hiệu quả. Hỗn hợp 2 loại dầu này còn có tác dụng đuổi muỗi một vô cùng hiệu quả do khi thoa lên da. Nguyên nhân là chúng có chứa loại chất hóa học mang tên cineole vừa có tác dụng khử trùng, vừa có tác dụng xua đuổi muỗi một cách tự nhiên. Khi dùng, chúng ta có thể trộn 2 loại dầu này theo tỷ lệ 1:1 và thoa lên da để đuổi muỗi.

Long não từ lâu đã được dùng như một cách tự nhiên để đuổi muỗi. Nó được chiết xuất từ một loại cây và sau khi sản xuất, long não được xem như loại hóa chất có khả năng đuổi muỗi với tác dụng dài lâu nhất.

Tinh dầu tràm trà (Tea tree oil): Nó có nhiều lợi ích cho da và tóc, lại là một chất kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả, đồng thời cũng là chất đuổi muỗi hiệu quả. Nguyên nhân là do khả năng kháng khuẩn và mùi của nó khi thoa lên da sẽ xua đuổi muỗi đi nơi khác.

Bạc hà không chỉ có tác dụng giúp đầu óc thư giãn mà còn có thể đuổi muỗi. Theo nghiên cứu công vố trên tạp chí Bioresource Technology, tinh dầu hoặc các chất chiết xuất từ bạc hà có thể xua đuổi côn trùng bao gồm cả muỗi. Nó có thể được dùng để thoa lên da, hoặc xông hương trong nhà để tránh muỗi.

Trên đây là một số cách tự nhiên giúp xua đuổi muỗi trong nhà, ngăn chặn nó không cắn con người để lây truyền những căn bệnh chết người. Tất nhiên còn rất nhiều cách khác mà bài viết vẫn chưa thể đề cập tới, bạn nào biết được cách khác dễ thực hiện thì cũng có thể đăng xuống bên dưới, mình sẽ cập nhật lên trên đây luôn để chia sẻ cùng với mọi người nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.

ndminhduc (tinhte.vn)

[mẹo] HƯỚNG DẪN MUA VÀ BẢO QUẢN CHANH DÂY (CHANH LEO)

Chanh leo (miền Nam gọi là chanh dây), là loại quả rất quen thuộc với chị em, vị chua và thơm khiến nó trở thành món giải khát, tráng miệng, gia vị tuyệt vời. Nhưng quan trọng hơn, nó rất giàu sinh tố C và mang lại nhiều công dụng bổ ích cho cơ thể như an thần, hạ huyết áp, giảm đau bụng kinh…

Tuy vậy, không phải chị em nào cũng luôn có được những “mẻ” chanh dây như ý. Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn chọn được những quả chanh dây ngon nhất để bảo quản lâu mà không biến chất.

1. CÁCH CHỌN CHANH DÂY

Khi chọn mua chanh dây, nên chọn chanh dây có vỏ hơi khô, nhăn, nhẹ, vì đây là đặc điểm của loại chanh dây trồng ở Đà Lạt ,rất ngon và thơm. Chanh dây ngoài Bắc trồng thì nặng tay, da trơn căng mọng…không ngon bằng. Những quả còn non cũng có đặc điểm nặng tay, da trơn, những quả này vị không đậm, vỏ thì dày, ruột ít, mua về thiệt thòi.

2. Bảo quản chanh dây

Cũng như nhiều loại hoa quả khác, trước khi bảo quản chanh dây bạn cần rửa sạch, để cho thật ráo nước rồi cho vào túi nilon buộc kín, rồi mới cho vào tủ lạnh.

Chanh dây sẽ mất mùi vị nếu để ngoài nóng.

Còn với chanh dây đã ép lấy nước (nước cốt chanh dây), bạn có thể làm đông đặc nước cốt thành si rô rồi bảo quản trong tủ lạnh cả năm mà không lo hỏng.  (chúng tôi sẽ hướng dẫn CÁCH LÀM SI RÔ CHANH DÂY ở bài sau.)

Xã Đen tổng hợp

CÁCH CHỌN MUA VÀ LÀM SẠCH NGAO SÒ ỐC HẾN

Ngao sò ốc hến có thể cho ra những món ăn khoái khẩu, nhưng loại động vật này cũng gây khó khăn cho người nội trợ ít kinh nghiệm trong việc chọn mua và chế biến. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn cũng như sơ chế các loại động vật này để chúng trở thành những nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon nhất.

Ngao

Khi mua ngao, nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết. Cũng có những con ngao còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là ngao còn tươi sống.

Sò huyết

Sò huyết ngon là con phải lớn vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ. Con nhỏ quá khi chế biến sẽ bị teo lại (nhất là nướng sò, con nhỏ quá thịt teo lại chẳng còn được là bao), còn con lớn dễ bị dai. Muốn lựa sò còn tươi, các bạn chú ý những rổ sò có nhiều con sò thò lưỡi ra ngoài là mẻ sò đó còn tươi sống. Nếu có thời gian bạn nên lựa từng con. Nếu sò ngậm miệng, các bạn vẫn có thể biết được sò sống hay chết bằng cách ngửi sò, nếu có mùi hôi thì tuyệt đối không mua.

Muốn lựa sò còn tươi, các bạn chú ý những rổ sò có nhiều con sò thò lưỡi ra ngoài là mẻ sò đó còn tươi sống. Ảnh: blogspot.
Ốc

Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Ốc chết có mùi rất khó chịu.

* Cách làm sạch

Đối với ngao, hến

Một trong những cách đơn giản để rửa ngao thật sạch là rửa ngao với muối và ớt. Sau khi mua ngao về chúng ta rửa sạch ngao bằng nước lạnh, sau đó lấy một chậu nước có pha thêm muối trắng, bỏ thêm 2 quả ớt đã được thái nhỏ vào. Tiếp đến bỏ ngao vào dung dịch trên ngâm trong khoảng 1 – 2 tiếng, ngao sẽ nhả hết cát và sạn ra. Sau đó rửa lại thật sạch và chế biến. Cách này được dùng tương tự với nghêu, hến.

Rửa và ngâm ngao bằng dung dịch gồm muối và ớt sẽ giúp ngao nhả hết cát và sạn ra ngoài. Ảnh: blogspot

Đối với ốc

Đối với ốc bạn có thể làm sạch bùn bằng cách ngâm ốc trong một thau bằng kim loại có chứa ít nước, đồng thời thả một số đồ dùng bằng kim loại vào như: dao thái rau, môi, đũa, thìa… vào khoảng chừng 2-3 tiếng, khi ốc ngửi phải các đồ dùng bằng kim loại này chúng sẽ nhả bùn ra rất nhanh và sạch.

Hoặc theo cách của người dân vùng đồng bằng sông nước hay dùng là sử dụng nước vo gạo ngâm lấy phần ốc mua từ chợ về hoặc được bắt từ dưới sông lên khoảng 1 – 2 tiếng, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy, sau đó bạn chỉ cần rửa lại với nước sạch và chế biến bình thường.

Đối với sò

Thường thì sò là loài khá “cứng đầu”. Hãy nhỏ vài giọt dầu mè vào thau nước, chúng sẽ từ từ nhả chất bẩn ra. Nếu bạn không thích chất nhớt và nấu những món có thể tách hẳn phần thịt và xát muối khi rửa để loại bỏ hết chất nhờn.

Trần Quỳnh tổng hợp

4 PHƯƠNG PHÁP ĐUỔI CHUỘT KHÔNG CẦN MÈO

Dù là người yêu động vật đến đâu bạn cũng không thể vui khi sống chung với lũ chuột phá phách và hôi hám. Nhiều phương pháp đuổi, diệt chuột đã rất quen thuộc với bất kì ai như nuôi mèo, chó, đánh bả, đặt bẫy, keo dính chuột… Nhưng có vẻ như những phương pháp trên đều khá tốn kém, hoặc quá máu me… Thực sự bạn hoàn toàn có thể đuổi chuột rất hiệu quả bằng chính những thực phẩm ở trong cái nơi mà chuột ưa thích nhất: nhà bếp.

1. Đuổi chuột bằng bạc hà:

Cũng như nhiều loại côn trùng và động vật gây hại khác, chuột rất sợ mùi tinh dầu bạc hà. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi, khô để đuổi chuột.

Nếu là tinh dầu bạc hà, bạn có thể thấm chúng vào miếng bông gòn rồi để vào những chỗ chuột trú ẩn hoặc hay qua lại như tủ quần áo, ngăn đựng thức ăn…

Nếu không có tinh dầu bạc hà, bạn có thể thay thế bằng lá bạc hà phơi khô hoặc 1 bó lá bạc hà tươi cũng rất hiệu quả.

Trồng các khóm bạc hà quanh nhà cũng là cách đuổi chuột hữu hiệu.

Khoai tây nghiền cũng được coi là “thuốc” diệt chuột an toàn, hiệu quả.

2. Dùng bột ớt:

Bột ớt là thứ gia vị mà chuột không hề thích thú và chúng sẽ tìm cách tránh xa. Rải bột ớt tại nơi chuột đi lại hoặc hang ổ của chúng là cách đuổi chuột tốt nhất, tuy nhiên bạn phải chú ý không để trẻ em hoặc người khác có thể chạm tay phải bột ớt.

Một cách hữu hiệu hơn nếu không gian sống nhà bạn rộng rãi và chuột có thể sống ngoài sân vườn: Hãy pha bột ớt với nước rồi dùng bình xịt phun dung dịch này khắp sân vườn, đặc biệt ở những nơi bạn nghi là hang ổ của chuột. Làm như vậy, chuột sẽ nhanh chóng bỏ đi.

3. Dùng khoai tây nghiền nát:

Trong khoai tây có chứa natri có thể khiến lũ chuột bị trướng bụng. Nếu bạn đặt một chút khoai tây nghiền và một bát nước cạnh hang chuột, chúng sẽ ăn khoai tây rồi uống nước vì bị khát nước. Khoai tây sẽ nở ra trong dạ dày khiến chuột bị chết.

4. Dùng quế thơm:

Những thanh quế thơm có mùi vị rất mạnh sẽ khiến chuột tránh xa. Cách này có thể áp dụng tại những nơi cất đồ đạc như quần áo, thức ăn mà chuột hay lui tới cắn phá. Chỉ cần vài thanh quế sẽ khiến cho chuột không bao giờ dám chạm chân tới đó nữa.

Cách CHỌN SẤU NGON và BẢO QUẢN SẤU ĂN CẢ NĂM

Sấu là loại quà ngon vào mùa hè của miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, nơi sấu đã trở thành một hình tượng in đậm trong tâm thức nhiều người. Trong ẩm thực, sấu có thể dùng để chế biến thành những món ngon: canh sấu, vịt om sấu, ô mai sấu, nước sấu… rất ngon và bổ dưỡng.

Và để có thể sử dụng sấu một cách hiệu quả, chúng ta cần biết thêm về cách lựa chọn và bảo quản sấu.

Cách chọn sấu

Khi chọn mua sấu để dự trữ các bạn cần lưu ý:

– Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một.

– Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua.

– Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non, để lâu sẽ bị ủng.

– Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.

Sấu rửa sạch, cắt cuống, cạo vỏ để trong ngăn đá tủ lạnh sẽ dùng được cả năm.

Cách bảo quản

Để dự trữ sấu ăn quanh năm, bạn cần bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh, và bạn cũng cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau:

– Nên cạo sạch vỏ sấu (không nên gọt), rửa sạch, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo (hoặc gọt) vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.

– Lưu ý, không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì vậy, bạn hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.

– Với sấu chín, quả sẽ không còn nhựa, nên bạn không cần cắt cuống hay cạo vỏ mà chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản giống sấu xanh.

Mimi tổng hợp (ngoisao.net)

12 MÓN NƯỚNG ĐƯỢC MÀ BẠN KHÔNG BIẾT

“Nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc” là câu thành ngữ thông dụng trong dân gian để chỉ về độ ngon của các món nướng. Hầu hết mọi người đều yêu món nướng vì hương vị “hoang sơ” của nó. Tuy vậy, người ta thường lặp đi lặp lại việc sử dụng một số nguyên liệu nướng, mà không ngờ rằng, họ đã bỏ qua rất nhiều món nướng tuyệt vời từ những nguyên liệu rất quen thuộc. 

Dưới đây là danh sách 12 món nướng đã phần nào bị bỏ quên trong quan niệm của mọi người về món nướng.

1. Dưa hấu

Dưa hấu rất ngon, có lẽ ai cũng nghĩ rằng nó ngon nhất khi được bổ ra ăn ngay. Điều đó có thể đúng vì dưa hấu tươi rất mát và nhiều nước, tạo cảm giác thích thú không gì bằng. Nhưng sẽ là đầy đủ hơn nếu bạn thử nướng dưa hấu: quét một chút dầu olive, rắc muối tiêu lên miếng dưa chín và đem nướng. Không hề tệ!

2. Bánh mì nướng với kem và dâu tây

Bánh mì nướng với kem và dâu tây sẽ rất ngon và đặc biệt đấy!

3. Kiwi

Quả kiwi thường được đánh giá cao bởi vẻ đẹp và sự bổ dưỡng, tuy vậy bạn có thể nhấn mạnh hương vị của nó bằng cách xắt thành lát mỏng, bôi dầu olive, rắc muối tiêu, kem vani tùy thích, rồi đem nướng lên như nướng khoai.

4. Chuối

Chuối nướng có mặt trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, Campuchia… Còn cách này thì không quen thuộc với bạn, nhưng đảm bảo rất ngon: cắt dọc quả chuối tây ra làm hai, rắc ít đường lên bề mặt rồi nướng vàng. Sau đó ăn bằng tay hay thìa là tùy bạn.

5. Pho mát

Pho mát có những loại có thể nướng (thuộc tính này có ghi trên bao bì), bạn hãy chọn lấy một loại và nướng giòn bề mặt.

6. Quả bơ

Bơ cũng có thể nướng sau khi phết dầu olive và rắc muối tiêu. Món này ăn rất thơm, beo béo, lạ miệng và cũng rất ngon. Nếu cảm thấy thiếu thiếu gì đó, bạn có thể ăn chung với thịt bò, hành tím nướng.

7. Donut

Donut có thể biến tấu bằng cách phủ chocolate, kem, hoặc pha nước ép trái cây vào bột rồi mới nướng.

8. Dưa chuột

Dưa chuột xắt thành lát mỏng, tiếp tục phết dầu olive, muối tiêu rồi đem nướng. Món này cho vào bánh mì thì sẽ gây ấn tượng hơn là dưa chuột tươi.

9. Thịt xông khói

Món này có nhiều cách nướng, phổ biến nhất là tẩm ướp trước gia vị tùy theo khẩu vị, sau đó đem nướng vàng, cháy cạnh.

10. Xoài

Quả xoài có vị chua ngọt hấp dẫn này mà nướng lên thì sao nhỉ? Câu trả lời là không những không sao mà còn rất ngon lành nữa. Bạn hãy phết dầu olive lên trước khi nướng, hoặc rắc thêm tí tiêu, ớt, mù tạt nếu thích cay.

11. Ớt xanh

Cũng với công thức ướp dầu olive, muối tiêu…Ớt xanh nướng cũng là một lựa chọn thú vị và sáng tạo.

12. Cam hoặc chanh

 

Chanh, cam nướng là những món ăn khác biệt nhưng đảm bảo ngon miệng. Hãy để nguyên vỏ, xắt lát mỏng rồi nướng. Thật tuyệt khi ăn thịt bò, cá nướng với những món này.

 

Theo Popularmechanics

TỰ CHẾ HỖN HỢP TẨY LÔNG HIỆU QUẢ, KHÔNG ĐAU TỪ MẬT ONG VÀ CHANH

Lông nách, lông đùi, lông ngực đôi khi tạo nên sự khác biệt cho bạn, nhưng đa phần nó tạo ra ấn tượng không mấy dễ chịu với người đối diện. Để loại bỏ những thứ “trang sức” tự nhiên này, nhiều người đã phải nhờ đến các loại thuốc không rõ nguồn gốc, các loại hóa chất gây hại cho da…Thực tế bạn có thể tạo ra một loại hỗn hợp tẩy lông đơn giản chỉ bằng 3 thứ trong nhà bếp.
Nguyên liệu:
+ 250 ml đường
+ 250 ml mật ong
+ 125 ml nước cốt chanh
Thực hiện:
Bước 1: Làm hỗn hợp wax lông
+ Trước tiên, cho nồi lên bếp, để lửa nhỏ, đổ đường vào nồi và dùng thìa gỗ đảo đều cho đến khi đường chảy ra.
+ Đổ tiếp mật ong và chanh vào nồi và đảo đều. Nếu hỗn hợp này quá đặc, đổ thêm một thìa nước vào nồi, đảo đều để có một hỗn hợp sệt, rồi tắt bếp.
+ Để hỗn hợp nguội, sau đó để trong tủ lạnh.
Bước 2: Wax lông
+ Trước tiên, hãy kiểm tra độ dài của lông để wax. Phương pháp wax lông này thích hợp cho lông dài từ 3 – 6mm. Nếu lông của bạn quá ngắn, miếng wax lông sẽ không thể nhổ hết lông của bạn đến tận gốc. Nếu lông của bạn quá dài, bạn có thể cảm thấy đau khi wax.
+ Chuẩn bị một miếng vải để đắp lên da sau khi bôi hỗn hợp wax lông.
+ Sau đó, rắc một ít phấn rôm lên khu vực cần wax trước khi wax. Nếu không có phấn rôm, bạn có thể dùng bột bắp vì những loại bột này có thể hút chất ẩm và dầu trên cơ thể cho phép dung dịch wax dán vào lông bạn chắc hơn và khiến bạn cảm thấy ít đau hơn.
+ Tiếp theo, dùng một chiếc thìa gỗ để bôi dung dịch wax lên khu vực cần tẩy lông.
+ Lấy miếng vải đã chuẩn bị phủ lên lớp hỗn hợp tẩy lông vừa bôi lên da. Chú ý, phủ vải lên da theo chiều lông mọc.
+ Chờ cho lớp wax lông bám chắc vào da và khô, rồi lật lớp wax ra, ngược chiều lông mọc một cách thật nhanh và dứt khoát. Cách làm này giúp bạn tẩy được nhiều lông nhất có thể, dù hơi đau.
Bước 3: Chăm sóc da sau khi wax lông
+ Sau khi wax lông xong, bạn cần rửa khu vực da vừa wax với nước lạnh để làm se khít lỗ chân lông. Bạn cũng không nên sử dụng phương pháp tẩy lông này quá thường xuyên, nếu không da của bạn sẽ bị rỗng lỗ chân lông.
+ Phần hỗn hợp wax lông còn thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh và dùng cho các lần tiếp theo.
Chúc bạn thành công với phương pháp wax lông đơn giản mà hiệu quả này!
Nguyễn Mai Nguồn: WH

10 SỰ THẬT VỀ THỨC ĂN SẼ KHIẾN BẠN BẤT NGỜ

1.

Trong chuối có chứa một loại chất hóa học tự nhiên giúp con người cảm thấy hạnh phúc. Loại chất hóa học này cũng được tìm thấy trong Prozac (một loại chất giúp con người thoát khỏi trạng thái suy sụp về tinh thần).

 

 

2. Lễ cưới của người A-rập du cư đôi khi cũng bao gồm lạc đà nướng, nhồi thịt cừu, thịt gà, cá hoặc nhồi trứng.

 

3. Theo ước tính của chính phủ các nước công nghiệp, khoảng 40% nước đóng chai là nước máy không được xử lý.

 

 

4. Để đốt cháy một viên kẹo M & M bạn cần phải đi hết chiều dài của một sân bóng đá.

 

 

5. Cà chua và dưa chuột là trái cây, không phải rau.

 

 

 

 

6. Nếu so sánh giữa cà chua bi và nho xanh không hạt, ‘người chiến thắng’ sẽ là nho xanh không hạt, nó cung cấp 4 calo trong khi cà chua bi chỉ là 1. Cả hai đều là lựa chọn tuyệt vời cho bạn, bởi chúng đều có chứa chất chống oxy hóa.

 

 

 

 

7. Những người ăn kiêng hãy cẩn thận! Rất nhiều sữa chua và đồ ngọt ít béo hoặc không béo chứa chất keo được làm từ gân, dây chằng và xương động vật.

 

 

8. Một cánh đồng lạc có thể làm được 30000 cái bánh kẹp bơ lạc.

 

 

9. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được ít nhất 13 loại hợp chất flavonoid khác nhau trong rau bina giúp chống ôxy hóa và ngăn ngừa ung thư.

 

 

 

 

10. Hầu hết rượu làm từ nho được thu hoạch bằng máy cắt, chúng cuốn theo mọi thứ trên đường bao gồm cả que củi, côn trùng, động vật gặm nhấm và cả những loài thú khác lớn hơn – những thứ này có thể tồn tại trong sản phẩm cuối cùng. Những người trồng nho biết đến điều này với cái tên MOG (Material other than grapes – nguyên liệu nhiều hơn cả nho).


-st-

CÁCH PHÂN BIỆT RAU CỦ TRUNG QUỐC

Ngày nay trong chợ, trên vỉa hè thường xuất hiện những nơi bán rau củ tươi ngon, giới thiệu là rau củ từ các địa phương trong nước, nhưng bán với giá rất rẻ mạt, khiến nhiều ngườ hồ nghi loại rau củ đó xuất xứ từ Trung Quốc. Thực sự nếu không có kinh nghiệm lựa chọn, chúng ta sẽ rất khó phân biệt được.

Thực hư việc “đội lốt” nông sản Đà Lạt của rau củ Trung Quốc thế nào? Mời bạn đọc xem những chỉ dẫn cụ thể để biết rau, củ, quả của Trung Quốc.

CÁCH PHÂN BIỆT KHOAI TÂY:

Khoai tây Đà Lạt: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, không đồng đều. Vỏ mỏng, dễ trầy xước, mắt của củ nhỏ và ít. Khi bổ ra, khoai tây Đà Lạt có màu nhạt

Khoai tây Trung Quốc: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, độ đồng đều cao. Vỏ dày, có chấm nhỏ li ti, mắt củ to. Màu vàng đậm hơn so với khoai Đà Lạt.

Đối với khoai tây da vàng:

Khoai tây Đà Lạt: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục tròn, ít đồng đều. Da mỏng, dễ trầy xước, mắc của củ nhỏ và ít.

Khoai tây Trung Quốc: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục dài, độ đồng đều rất cao.

 

Khoai Trung Quốc (bên trái) củ to hơn và hình dáng củ đồng đều, có sậm màu. Ảnh: MAI VINH

PHÂN BIỆT CÀ RỐT, HÀNH TÂY :

“Cà rốt Trung Quốc thường dài và bị ngắt cuống do bảo quản đông lạnh. Củ không có lông, không đuôi, màu đỏ tươi, đậm hơn so với cà rốt Đà Lạt và độ đồng đều cao”, bà Nga đưa ra chỉ dẫn.

Trong khi đó, hành tây Trung Quốc có vỏ bóng hơn, độ đồng đều cao hơn hành tây Đà Lạt. “Khi bổ củ hành ra thì hành tây Đà Lạt màu trắng, còn hành tây Trung Quốc hơi ngả xanh”, bà Nga nói.

Cà rốt Trung Quốc thường không còn phần cuống do bảo quản đông lạnh dài ngày cuống đã bị thối phải cắt bỏ. Ảnh: MAI VINH

Cà rốt Đà Lạt có phần lõi củ to, đồng đều màu hồng nhạt ngả sang vàng. Còn cà rốtTrung Quốc lõi củ nhỏ hơn, thẫm màu ở phần cuống. Ảnh: MAI VINH

PHÂN BIỆT TỎI:

Củ tỏi Đà Lạt nhỏ, vỏ ngoài nâu tím, rất khó bóc. Trong khi củ tỏi Trung Quốc rất to, màu trắng và rất dễ bóc. “Khi tách ra, các tép của tỏi Đà Lạt chụm lại, còn tép tỏi Trung Quốc lại xòe ra. Tỏi Đà Lạt có vị the, mùi thơm, cay nồng. Tỏi Trung Quốc không thơm, hăng và the”, bà Nga cho biết.

 

Hình dạng bên ngoài của Tỏi Trung Quốc, tỏi Lý Sơn và Tỏi Đà Lạt

Khi cuống tỏi được bóc ra

Hình dạng bên trong

PHÂN BIỆT BẮP CẢI:

Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc và có mùi thơm đặc trưng. Bắp cải Trung Quốc thì nhỏ hơn, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, vị hăng và không có mùi thơm.

Bắp cải Trung Quốc nhỏ hơn bắp cải Đà Lạt và có trọng lương thấp. Ảnh: MAI VINH

Bắp cải Trung Quốc khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo. Ảnh: MAI VINH

PHÂN BIỆT SÚP LƠ:

Súp lơ xanh Đà Lạt có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt, mùi thơm nhẹ đặc trưng. Súp lơ xanh Trung Quốc búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm, không có mùi thơm.

Nhìn từ bên ngoài súp lơ Đà Lạt có thân và phần bông to vượt trội so với súp lơ Trung Quốc. Phần bông súp lơ Đà Lạt không đồng đều. Ảnh: MAI VINH
Hình dạng khi cắt ra – Ảnh: MAI VINH

 

Súp lơ Đà Lạt phần bông to, chia thành từng cụm nhỏ. Ảnh: MAI VINH

PHÂN BIỆT DÂU TÂY:

Dâu Đà Lạt quả vừa phải, ít đồng đều. Quả mềm, không nhẵn mịn. Màu đỏ không đều, trên chín và dưới hơi trắng. Mùi vị đặc trưng, chua thanh. Dâu tây Đà Lạt bảo quản được 2 ngày trong nhiệt độ thường.

Dâu Trung Quốc quả to, có độ đồng đều cao, mềm, quả cứng, nhẵn mịn. Chín đều, màu đỏ sậm cả quả. Không có mùi thơm. Dâu tây Trung Quốc bảo quản được 7 – 10 ngày trong nhiệt độ thường.

Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc

CÁCH SƠ CHẾ CẦN GHI NHỚ ĐỂ LOẠI BỎ HÓA CHẤT ĐỘC HẠI

BS Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ cách để  hạn chế tối đa những dư chất bảo vệ thực vật hoặc những chất có hại còn bám trên rau củ quả.

“Phải rửa rau củ quả nhiều lần với nước và ngâm các loại thực phẩm này ngập trong nước khoảng 15-20 phút để thuốc trừ sâu tan vào trong nước”, BS Yến Thủy chia sẻ.

Theo BS Đào Thị Yến Thủy thì: “Loại nào có thể gọt vỏ được thì nên gọt vỏ đi và lưu ý là chỉ nên gọt vỏ trước khi ăn hoặc nấu. Khi nấu cũng nên mở nắp nồi để khi nước sôi, thuốc trừ sâu còn sót lại có điều kiện bay ra ngoài”.

 

Tổng hợp, theo VÕ HƯƠNG – MAI VINH – TRÀ MY (Tuổi trẻ)

BÍ QUYẾT LÀM NƯỚC LẨU NGON

Món lẩu thường được ưa thích vào tất cả những dịp họp mặt… vì hương vị hấp dẫn và phương thức ăn đặc biệt, tạo sự ấm cúng và gắn kết. Một nồi lẩu ngon quan trọng ở nguyên liệu tươi ngon và nhất là phần nước dùng. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn những bí quyết để có những nồi lẩu bò, lẩu gà, lẩu hải sản…ngon miệng nhất.

1. Lựa chọn nguyên liệu, gia vị và chuẩn bị nồi nước dùng

Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon rồi sau đó dùng kỹ thuật chế biến phù hợp. Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn không nên sử dụng xương đầu nấu vì hôi. Xương hom và xương đuôi sẽ thích hợp hơn vì vừa ngọt vừa thơm.

Lẩu gà phải làm nguyên chất bằng xương lợn và xương gà, không cho thêm vị chua ngọt vì khi nhúng ngải cứu sẽ không ngon.

Mỗi loại nước dùng cần gia vị đặc trưng, do đó tùy từng loại nguyên liệu mà có gia vị phù hợp kèm theo.

Lẩu các loại gia súc cần có gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm, dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Đối với lẩu gà bạn nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1 – 2 cây sả, dứa, cà chua. Khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Lẩu thập cẩm thì không phải cho thuốc bắc, ăn kèm rau muống, các loại rau cải. Cả hai loại lẩu này đều có thể ăn kèm thêm nấm tươi.

Hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế… vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào.

Với nước lẩu này không cho sả và gừng nướng, tuy nhiên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng, …

2. Thời gian đun

Cho xương đã chần vào nước lạnh, đun lửa to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi liu riu.

Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu. Chẳng hạn, nước dùng gà và lợn thường nấu 4-6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn.

Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Nước dùng thủy hải sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.

3. Cách khắc phục nước dùng đục

Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.

Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.

Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.

 

(Sưu tầm)

NHỮNG THÓI QUEN GÂY HẠI CẦN TRÁNH KHI NẤU ĂN

Nấu ăn không phải là một việc gì đó quá phức tạp, nhưng nếu người nấu mắc phải một số lỗi nhỏ nào đó, cũng có thể gây ảnh hưởng không ngờ đến thành quả của một buổi nấu nước, hay trầm trọng hơn là gây hại cho sức khỏe của người thưởng thức.

Sau đây là những điều không nên làm khi nấu ăn, được đúc kết từ kinh nghiệm và kiến thức.

1. Không cho mì chính vào những món món ăn có nhiều vị chua.

Vì mì chính khó hòa tan trong nước chua, đồng thời còn phát sinh ra một loại axít mới có hại cho sức khỏe.

2. Không cho thêm nước lạnh khi đang hầm xương, thịt.

Vì trong thịt, xương có chứa một hàm lượng lớn protein và lipid. Nếu cho thêm nước lạnh, nhiệt độ trong nồi hạ đột ngột, protein và lipid đông lại, món ăn không còn chất bố dưỡng nữa

3. Không nấu chín quá các loại rau củ

Vì sẽ làm mất một lượng vitamin C đáng kể.

4. Luộc trứng xong, không nên cho vào nước lạnh để làm nguội

Vì khi trứng gặp nước lạnh, trứng sẽ co lại, tạo khoáng trống giữa lòng trắng và vỏ trứng. Vi khuẩn trong nước sẽ xâm nhập vào trứng, sẽ không tốt cho sức khỏe.

5. Không nên ngâm lâu rau trong nước, tránh thái nhỏ trước khi rửa (Nếu muốn sạch bạn nên hòa nước muối để rửa).

Vì các chất dinh dưỡng trong rau sẽ tan vào nước.

6. Không ngâm thịt, cá vào chậu nước,

Vì như thế khoáng chất sẽ giảm đi đáng kể.

7. Không dùng nước nóng để rã đông thịt.

Vì các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và thơm nữa.

8. Không đun dầu sôi sùng sục trên bếp.

Vì khi ở nhiệt độ cao tác dụng oxy hóa tăng nhanh. A-xít lipid trong dầu ăn có thể phát sinh ra những hợp chất mang theo độc tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ (có khả năng gây ung thư).

9. Không cho gừng vào cá quá sớm khi kho cá.

Vì chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh.

10. Không dùng nước nóng để rã đông thịt.

Vì các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và thơm nữa. Nên dùng nước lạnh hoặc nước muối để rã đông thịt.

11. Không để lửa quá to khi luộc mì.

Vì sợi mì sẽ bị cứng bên trong, không còn ngon nữa.

NHỮNG ĐIỀU PHẢI BIẾT NẾU BẠN CÓ LÒ VI SÓNG

Lò vi sóng (vi ba – microwave) ngày càng trở nên quen thuộc trong nhiều gia đình Việt. Tuy vậy không phải ai cũng được hướng dẫn kĩ về cách sử dụng cụ thể cho từng loại thức ăn, dẫn đến nhiều trường hợp không mong muốn. Bài viết sau đây sẽ liệt kê những mẹo / cách thức sử dụng lò cho những nguyên liệu phổ biến nhất.

1. Nấu nướng với lò vi sóng:

– Không nên cho vật dụng kim loại vào lò vi sóng. Đây là điều đầu tiên bạn nên nhớ, vì kim loại khi được nấu trong lò thường tạo ra tia lửa điện, tia này gặp dầu mỡ có thể gây ra cháy nổ. Ngoài ra kim loại là chất hấp thụ sóng viba, điều này khiến cho sóng tập trung vào kim loại mà “quên” làm chín thức ăn.

– Với các loại rau củ cần thái miếng thì bạn phải nhớ thái các miếng kích cỡ gần như nhau.

– Nếu bạn nấu nhiều loại rau củ cùng 1 lúc thì hãy sắp những loại miếng to, cứng, khó chín hơn (như: cà rốt, bông cải trắng, bông cải xanh…) ở phía ngoài. Còn những loại mềm như nấm, đậu Hà Lan, ớt ngọt… thì để ở giữa đĩa. Như vậy khi vi sóng xong, tất cả sẽ chín cùng lúc.

Không nên để chồng chất các loại thức ăn lên nhau vì lò vi sóng luôn làm chín đều khi thức ăn được xếp bằng và rời nhau.

– Nên trở mặt thức ăn giữa chừng để đảm bảo vi sóng xuyên đều qua. Đặc biệt với các loại đồ ăn khó chín như khoai tây thái dày và bông cải.

– Các đồ dùng vi sóng như: bát đĩa, hộp… nên chọn loại có hình tròn, thức ăn sẽ nóng nhanh hơn so với dùng các loại đồ hình vuông hay góc cạnh.

Ốp lết trứng trong lò vi sóng thì chỉ cần để mức sóng 50% (trung bình) là thành phẩm sẽ vừa phải. Nếu để mức cao – 100% thì phần viền trứng sẽ bị dai trước khi toàn bộ quả trứng được làm chín. – Thức ăn sau khi lấy ra khỏi lò vẫn sẽ tiếp tục chín vì độ nóng bên trong nó vẫn còn. Do đó hãy bớt chút thời gian lam chín thức ăn trong lò nhé.

2. Đậy vung hay không đậy vung?

– Nếu bạn đã đậy hộp thức ăn khi vi sóng thì sau khi lấy ra khỏi lò lượng nhiệt còn giữ bên trong sẽ nhiều hơn. Còn nếu khi cho vào lò mà bạn không đậy thì sau khi lấy ra khỏi lò nên đậy nắp ngay để giữ nhiệt.

– Đậy nắp khi vi sóng thức ăn sẽ giữ hơi nước bên trong và làm mềm đồ ăn, giữ được độ ẩm và giảm bớt thời gian nấu nướng.

– Nếu hộp đậy quá chặt, kín thì chỉ nên dùng với thức ăn có ít nước hoặc không cho thêm nước. Ví dụ như khi bạn hấp rau củ thì hãy dùng hộp hoặc tô có nắp đậy chặt, bạn cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm.

– Với các thức ăn dạng lỏng hoặc thức ăn kết hợp với nước trái cây thì nên để hở 1 góc khi bọc tô thức ăn. Hoặc bạn có thể dùng loại nắp đặc biệt cho lò vi sóng, trên bề mặt có các lỗ, khe rãnh nhỏ.

– Đậy tô bằng 1 tờ giấy ăn khi rang các loại hạt như vừng, hạt mùi, mù tạt… trong lò vi sóng. Giấy ăn sẽ giữ các loại hạt gia vị bên trong và cho phép hơi ẩm thoát ra ngoài.

– Khi vi sóng các loại bánh như bánh bột, bánh rán, bánh gạo… hãy đặt một miếng giấy thấm dầu phía dưới để ngăn bánh bị nhũn do ngấm nước và mỡ. Giấy sẽ thấm hết mỡ và hơi nước tiết ra trong quá trình làm nóng.

– Không phải loại nilon nào cũng an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng. Khi mua bạn hãy lưu ý chọn loại màng bọc thực phẩm có khi rõ “Sử dụng được trong lò vi sóng”.

mav021

3. Nên và không nên:

– Nên dùng dĩa đâm thủng bề mặt khoai tây, bí đỏ hoặc bí ngòi trước khi vi sóng. Nếu không làm như vậy hơi nước có thể bị giữ lại ở trong, lớp vỏ sẽ nổ bung ra.

– Tránh cho rượu vào phần nguyên liệu, khi vi sóng nó có thể bắt lửa.

– Nên rắc muối sau khi đã vi sóng chín rau củ, nếu rắc muối trước rau củ có thể ngả màu, có đốm.

– Không nên rán nhiều dầu trong lò vi sóng, lượng chất béo nhiều sẽ rất nguy hiểm.

– Nếu vi sóng 1 lượng thức ăn quá ít thì nên để bên cạnh 1 nửa cốc nước.

– Vi sóng nhiều thức ăn thì nên tăng thời gian nhiều hơn.

4.Lợi ích khác của vi sóng:

– Làm tan chảy socola trong lò vi sóng, bạn sẽ không còn phải đun cách thủy nữa. Chỉ cần chọn mức sóng trung bình và để khoảng 2 phút đến 2 phút rưỡi là được.

– Làm ấm quả cam chừng 1 – 2 phút trong lò vi sóng, bạn sẽ vắt được nhiều nước cam hơn.

– Lò vi sóng rất hữu dụng khi làm chín các loại rau lá xanh như rau cải chẳng hạn.

– Để dễ dàng tách cùi dừa khỏi vỏ cứng, bạn chỉ cần vi sóng chừng 3 – 4 phút

– Khử trùng keo/lọ để trữ các loại bánh, mứt, hoa quả dầm.

– Vi sóng các loại khăn lau bát của bạn trong khoảng 60 giây để loại bỏ các mầm bệnh do vi sinh vật gây nên.

Sưu tầm.

Tác dụng bảo vệ cơ thể của nước đá

Ngoài công dụng giải khát, nước đá còn có nhiều tác dụng khác ít ai ngờ.

Chữa ngứa:

Khi bị côn trùng cắn gây ngứa, hoặc ngứa do bị nấm tay, chân… Thay vì dùng biện pháp gãi có khả năng làm tổn thương da, ta hãy dùng nước đá chườm vào chỗ ngứa.

Chữa phỏng

Nếu bị bỏng nặng thì nên đi bác sĩ, nhưng còn khi bị bỏng ở phạm vi nhỏ, hãy lấy ngay đá chườm vào chỗ bỏng để giúp giảm đau, đồng thời ngăn ngừa bị bọng nước, sưng tấy.

Chống khuẩn 

Làm lạnh chung quanh vết thương bằng nước đá sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, giúp vết thương tránh bị nhiễm trùng.

Cầm máu:

Với vết thương nhỏ, bạn có thể thoa nước đá lên bờ mặt, làm cho thành mạch máu co lại, máu sẽ cầm nhanh hơn. Nếu bị chảy máu dưới da cũng có thể chườm đá bên ngoài để cầm máu.

Giảm đau

Nếu bạn cần nhổ lông nách, nhổ râu hay khều gai ra khỏi thịt, thì có thể áp đá lạnh vào chỗ da đó, đá lạnh sẽ làm tê liệt tạm thời, khiến bạn không thấy đau khi thực hiện “tiểu phẫu”.

Giảm sốt 

Cho nước đá vào túi chườm để gối dưới đầu người bị sốt cao là cách tốt để làm giảm sốt đồng thời tránh tổn thương não. Sau đó đừng quên đưa bệnh nhân đi bệnh viện.

Lưu ý: Mỗi lần áp đá vào da chỉ có thời hạn 30 phút, nếu làm lâu quá da có thể bị tổn thương.

Khoa học & Đời sống

MẸO CHỮA CƠM SỐNG, KHÊ, NHÃO

Sống, khê, nhão là ba “tai nạn” ít người nội trợ nào mong muốn. Ngày nay với các nồi cơm điện hiện đại thì việc cơm bị sống, khê là khá hi hữu (nhưng nhão thì vẫn hay gặp)…điều này cũng khiến người ta…quên luôn những mẹo chữa cháy do kinh nghiệm ông bà truyền lại. Bài viết sau đây sẽ nhắc lại những mẹo đó.

CƠM BỊ SỐNG:

Cơm sống thường có hai nguyên nhân: chưa đủ lửa hoặc thiếu nước. bạn hãy xới cơm cho tơi ra, rồi dùng rượu trắng rưới vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà không để lại mùi rượu.

CƠM BỊ KHÊ:

Nếu lỡ nồi cơm của bạn vì quá lửa mà bị cháy rồi khê, bạn hãy dùng một cái khăn sạch trải che kín mặt cơm, sau đó cho than hoa lên trên. Đậy kín nồi, khoảng 15 phút mở ra, mùi khê của cơm sẽ được than hút sạch.

CƠM BỊ NHÃO:

Khi cơm của bạn bị nhão, bạn hãy cắt những mẩu ruột bánh mì để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi, làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào.

HÂM CƠM NGUỘI NGON:

Những hôm cơm thừa ăn không hết, bạn có thể xới tơi cơm lên, để chỗ thoáng mát. Khi nấu cơm mới, đợi tới khi gần chín cho cơm nguội vào hấp. Hấp được một lúc thì xới đều cơm lên, trộn cơm nóng và cơm nguội với nhau rồi để trên bếp một lúc nữa cho cơm chín nhừ.

Lưu ý trước khi hấp cơm bạn nên rắc một chút nước lạnh vào, làm như thế cơm nguội khi hấp xong sẽ mềm như cơm vừa nấu.
Tổng hợp

BÍ QUYẾT CHỌN 9 LOẠI QUẢ NGON NGÀY HÈ

Mùa hè tuy tiết trời oi bức, nhưng bù lại, đây cũng là mùa của đủ thứ quả ngon nhất trong năm, trong số đó có thể kể đến sầu riêng, măng cụt, vải, bơ, dưa lê, mận… và điều nhiều người quan tâm là chọn làm sao để có được những quả ngon, không bị hư, sượng, nẫu…

1. Vải

Cách chọn vải ngon không quá khó, chỉ cần bạn để ý một chút khi đi mua là được.

– Màu sắc: Trông màu bên ngoài quả vải phải tươi, ngon, quả to đều nhau.

– Hương vị: Khi nếm, vải có vị ngọt, có hương thơm.

– Hạt: Hạt nhỏ là vải ngon. Hạt dễ tách, đen nhánh là vải vừa chín tới, nên mua. Còn hạt có màu hồng, khó bóc thịt vải chứng tỏ quả còn xanh, ăn sẽ chua.

– Thịt quả: Vỏ mỏng, thịt quả dày, trắng trong, mềm, căng nước. Nếu thịt quả biến sắc, khô, là vải đã để lâu ngày, chất lượng kém. Nếu có mùi rượu, thịt quả vải có màu khác lạ thì tuyệt đối không nên sử dụng.

Vải ngon nhất khi vừa chín tới. Nếu vỏ quả cứng thì là quả xanh; nếu mềm có tính đàn hồi là quả chín tới. Nếu mềm mà không có tính đàn hồi là quả đã quá chín, ăn không ngon. Chị em có thể tham khảo cách chọn vải ngon này để “vận dụng” khi đi mua nhé!

2. Dưa hấu

– Hình dáng: Chọn dưa hấu có quả đủ dài, mình tròn đều, đầu đuôi tương xứng.

– Vỏ dưa: Vỏ căng tròn, láng bóng, các xọc đen phải nổi rõ, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vỏ thấy cứng là dưa ngon, tốt.

– Cuống dưa: nhỏ, héo khô lại là dưa già. Nếu cuống dưa héo mà do hái non thì cuống thường to, không teo nhiều.

– Núm dưa: tròn đều, hơi lõm xuống.

– Bên dưới dưa: Xem phần dưới quả dưa lớn hay bé (càng bé càng tốt). Đồng thời xem nó có lõm vào hay không, lõm và càng xâu thì càng ngọt. Nhưng với quả dưa hình cầu, nếu nó lõm sâu thì thường là quả đã chín quá, sẽ bị xốp.

– Phần dưa nằm tiếp đất: càng vàng càng tốt, nếu có xanh và hơi vàng là quả dưa còn non.

3. Dưa lê

Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ “sành”, dưa lê ngon, ngọt là những quả tròn đều, chắc, da cứng và có phần phía dưới hơi lồi ra.

4. Mận

Quả mận chứa một lựa canxi đáng kể, giúp xương rắn chắc và có hương vị chua, ngon khó cưỡng. Mận ngon là những quả bóp nhẹ có cảm giác cứng chắc, da bóng, mọng, còn nguyên cuống, lá càng tốt.

5. Mơ

– Khi mua quả mơ nên chọn loại quả tròn trịa trông mượt mà lại có màu đỏ ửng hay vàng rộm đều khắp. Những quả mơ như vậy là những quả chín cây hay hái đứng lúc, vừa chín tới, ăn rất ngon.

– Tránh mua những trái mềm nhũn, vì những trái như vậy thường là những trái không được tươi, sắp hư thối.

Khi mua quả mơ nên chọn loại quả tròn trịa trông mượt mà lại có màu đỏ ửng hay vàng rộm đều khắp

– Cũng không nên mua những trái còn cứng có màu tái xanh, vì đó là những trái hãy còn non.

Những trái có vỏ vàng ệch không đáng mua ăn vì đó là những trái chín héo, khi hái chưa chín tới. Loại chín héo ăn không ngon, dễ ngán.

6. Cách chọn bơ

mav004

Xem:

7. Xoài

Các bạn lưu ý khi chọn xoài, hãy chọn quả có da căng bóng, màu vàng sáng, không lấy quả thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Khúc đầu quả chín vàng, cứng, phần bụng phía dưới có một mắt, là hạt nhỏ.

8. Măng cụt

Xem:

9. Sầu riêng

Xem:

(Tổng hợp)

CÁCH CHỌN SẦU RIÊNG GIÀ, NGON, KHÔNG BỊ SƯỢNG

Sầu riêng là loại siêu thực phẩm, bổ dưỡng và cực kỳ ngon đối với những ai trót thích nó. Thời điểm cuối xuân, vào hè, cũng là lúc vào mùa sầu riêng. Lúc này chúng ta không khó tìm thấy những xe sầu riêng đẩy tới đẩy lui dọc phố phường, vấn đề là chọn thế nào để mua được quả ngon.

Sầu riêng ngon là Sầu riêng già, chín, thơm. Để chọn được quả quy tụ những đặc điểm đó, ta cần quan tâm:

1/ Hình dáng trái

Có nhiều chỗ chia sẻ là nên chọn sầu riêng có hình dáng tròn to đều, đẹp mắt… Nhưng theo kinh nghiệm của nhà vườn thì mấy trái méo méo, xấu xấu thường ít bị hư hơn, và ngon hơn mấy trái đẹp mắt.

2/ Cuống sầu riêng

Nên chọn trái còn cuống màu xanh cứng, ngửi thử có mùi thơm đặc trưng của sầu riêng. Nhìn kỹ vô trong nếu cuống héo quá, teo lại thì đừng mua, vì chắc chắn là để lâu rồi. Ngoài ra sầu riêng ngâm hóa chất cũng có thể chừa lại dấu vết ở phần cuống, bạn có thể quan sát kĩ hơn điểm bất thường để tránh.

3/ Gai sầu riêng

Sầu riêng ngon thường có gai nở to đều, cứng chắc nhưng không quá nhọn. Thử độ cứng bằng cách bóp 2 gai lại với nhau, nếu mềm quá thì đừng mua vì quả còn non.

4/ Trọng lượng trái

Hãy cầm lên thử một trái (đặt lên tay nhẹ nhàng, không đau đâu), nếu thấy nặng hơn bình thường, thì trái đó rất có khả năng bị sượng. Không những sượng mà còn… đắt tiền nữa, nên tránh đi.

5/ Gõ

Người bán sầu riêng thường có một cái cây “khui” chuyên dụng để thử sầu riêng. Nếu được bạn nên mượn và gõ vài cái vào quả sầu riêng, nếu gõ ra tiếng bụp bụp, bịch bịch… thì đảm bảo là trái ngon. Còn nếu gõ mà thấy coong coong, boong boong tiếng nghe chát cứng thì nên bỏ xuống và không mua trái đó.

6/ Xem cách tách vỏ

Nếu có thời gian thì có thể đứng quan sát cách tách vỏ sầu riêng của người bán. Sầu riêng ngon thì 5 khe trên trái dễ tách, người bán tách rất dễ dàng không cần mím môi mím lợi. Nếu khó tách quá tức là sầu riêng còn non.

                                                                                                                                                    Bảo Nhân