4 ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN ĂN GỪNG

Gừng thường được coi là loại thuốc bổ giúp phòng chống được nhiều bệnh tật cho cơ thể. Tuy vậy, nếu dùng không đúng nơi, đúng chỗ, gừng có thể mang lại những tác hại không mong muốn.

Việc đầu tiên chúng ta cần nhớ là một người trưởng thành không nên ăn quá 4g gừng mỗi ngày, vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ợ chua hoặc buồn nôn.

Ngoài ra, cần tránh ăn gừng nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng sau đây:

1. Thai phụ

Tuy rằng gừng có chức năng giảm đau, giảm cảm giác buồn nôn, nhưng thai phụ nên thận trọng ăn Gừng vì nó có tính kích thích mạnh có thể dẫn đến đẻ non. Thai phụ vì vậy nên tránh ăn gừng, hoặc ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Người muốn lên cân

Trong khi gừng tỏ ra có tác dụng giảm cân với người béo vì nó giúp bớt thèm ăn và đốt cháy chất béo. Chúng ta có thể nhận ra là nó không nên được dùng cho người cần tăng cân, vì lý do trên.

Gừng tốt cho sức khỏe, nhưng cũng tùy đối tượng.

3. Người mắc bệnh máu

Gừng giúp thúc đẩy lưu thông máu, không tốt cho người bị rối loạn máu, vì có thể làm cho sự rối loạn trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, tác dụng của gừng còn có thể biến những loại thuốc chữa bệnh về máu trở nên vô dụng.

4. Người đang trị bệnh bằng thuốc

Nếu bạn đang trong thời gian trị tiểu đường hoặc cao huyết áp bằng thuốc, thì nên tránh tự ý dùng gừng để không ảnh hưởng đến tác dung của thuốc. Đáng nói, gừng có thể trở nên nguy hiểm khi kết hợp với thuốc ngăn đông máu, chẹn beta hay các thứ thuốc giành cho người tiểu đường.

Trên đây là 4 đối tượng nên tránh sử dụng gừng nếu không có hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cần chút cay nóng, bạn có thể dùng tiêu, tiêu cũng có nhiều tác dụng của gừng, lại lành tính hơn.

Đề Oanh (theo www.santeplusmag.com)

NHỮNG THỰC PHẨM ÂM THẦM “GIẾT” TRÍ THÔNG MINH CỦA BÉ

Chế độ dinh dưỡng góp phần hỗ trợ cho khả năng tiếp thu, ghi nhớ và tư duy của con người, tuy vậy mặt khác, nó cũng mang đến tác dụng ngược lại nếu làm sai cách.

Mẹ cần tránh cho con những món ăn dưới đây để bé có một hệ thần kinh khỏe mạnh, não bộ hoạt động hiệu quả và phát triển tốt:

Đồ ăn nhiều mì chính

Các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm cho các tế bào não tiếp xúc với mì chính, sau đó rửa sạch thì sau khoảng một giờ, các tế bào này nhanh chóng bị chết. (Ảnh minh họa)

Mì chính rất hay được dùng để làm tăng vị ngon ngọt của đồ ăn nhưng loại gia vị này lại tiềm ẩn nguy cơ tấn công tế bào thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ. Các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm cho các tế bào não tiếp xúc với mì chính, sau đó rửa sạch thì sau khoảng một giờ, các tế bào này nhanh chóng bị chết. Khá nhiều người gặp phải hiện tượng “say mì chính” – cảm giác đau đầu, tức ngực, chóng mặt, thậm chí là có những giấc mơ kì lạ, dữ dội sau khi ăn thức ăn cho quá nhiều mì chính.

Đồ ăn quá mặn

Mọi người đều biết thức ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến huyết áp và hại thận. Tuy nhiên, các nhà khoa học còn khuyến cáo rằng hàm lượng muối cao trong thức ăn còn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tư duy của não bộ. Do đó, thói quen nấu đồ ăn mặn lâu ngày cho con sẽ làm giảm trí thông minh của trẻ.

Đồ ăn nhiều chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Chất này rất hiếm trong tự nhiên mà đa phần được sử dụng trong các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần, thức ăn nhanh, thức ăn đóng gói, chế biến sẵn, kể cả các loại bánh ngọt, bánh quy,… Trong các nghiên cứu khoa học, những người có quá nhiều chất béo chuyển hóa trong não có khả năng nhận biết kém hơn đáng kể, kích thước bộ não vật lý cũng nhỏ hơn.

Thức ăn nhanh

Ăn nhiều đồ ăn nhanh không tốt cho não bộ của bé. (Ảnh minh họa)

Đồ ăn nhanh vốn đã có rất nhiều “tội” liên quan đến sức khỏe con người, từ gây ra béo phì, da xấu đến làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tim mạch,… Mới đây, một nghiên cứu khoa học còn chỉ ra việc ăn đồ ăn nhanh thường xuyên còn làm chậm hoạt động của não. Theo nghiên cứu này, những trẻ em ăn nhiều đồ ăn nhanh có kết quả làm bài kiểm tra toán, khoa học và văn thấp hơn so với những trẻ ít khi ăn đồ ăn nhanh. Giả thuyết đặt ra là do đồ ăn nhanh chứa quá nhiều chất béo chuyển hóa, muối – những chất có hại cho não bộ, trong khi đó lại thiếu sắt, nguyên tố vi lượng rất cần cho bộ não hoạt động hiệu quả.

Đồ ăn chứa chất làm ngọt nhân tạo

Cho trẻ ăn quá đà các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất làm ngọt nhân tạo như bánh kẹo, nước ngọt có ga,… có thể dẫn đến việc não bộ bị tổn thương và suy giảm khả năng nhận thức.

Đồ ăn chứa protein đã qua xử lí

Xúc xích, thịt hộp,… là món khoái khẩu của nhiều bé nhưng đều chứa hàm lượng protein đã qua xử lí cực kì cao, có hại cho não bộ. (Ảnh minh họa)

Đạm (protein) rất cần thiết để tạo nên cơ bắp và giúp cơ thể hoạt động hiệu quả nhưng đạm đã qua xử lí  lại rất có hại cho não bộ. Cần hạn chế cho bé ăn những món chứa protein đã qua xử lí như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói,… Hãy cung cấp cho bé nguồn đạm tự nhiên từ cá, thịt, trứng, đậu phụ, các loại hạt,…, vừa an toàn vừa có lợi cho hệ thần kinh.

Theo Gia Thành (prevention) (Khám phá)

Nguồn: http://afamily.vn/suc-khoe/nhung-thuc-pham-lam-giam-tri-nho-nhanh-chong-20130310101634359.chn

11 MÓN ĂN TỪ CÁ CHÉP – THUỐC QUÝ CHO BÀ BẦU

Cá chép là loại thực phẩm thường được nhắc đến như một vị thuốc an thai tự nhiên cho bà bầu. Cá chép còn có những tác dụng bổ ích khác cho thai phụ như lợi tiểu, tiêu phù, chữa ho, thông sữa, có thể dùng chữa trị nhiều bệnh về gan và thận.

Để cho món cá chép càng phát huy thêm công dụng bồi bổ cơ thể, chúng ta có những cách nấu cá chép với một số thảo dược. Sau đây là 11 công thức làm món thuốc từ cá chép hữu ích cho thai phụ:

Cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con 250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo nhừ.

Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh trưởng. Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch cho táo, cho ít muối vào nấu chín. Ăn cả và uống dần nước canh. Ăn tuần một lần, liên tục 2-3 lần.

Cá chép nấu canh đậu đỏ (hạt nhỏ): An thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500 g, nấu cùng 150 g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.

Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tỳ, dưỡng vị. Cá chép một con 500 g, đậu xị 10 g, hành 2 cây, gạo nếp 200 g. Luộc cá lấy nước, cá bỏ xương, nấu cháo. Cháo nhừ cho đậu xị, hành, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn.

Cá chép, a giao chữa động thai: Cá chép một con 500 g, a giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.

Cháo cá chép, rễ gai: Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15 g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.

Cháo cá chép, hành, nghệ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại. Ăn vào buổi sáng và tối (trong Bản thảo cương mục không dùng nghệ mà lại dùng gừng và trần bì).

Canh cá chép, đẳng sâm, hoàng kỳ: Bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, tiêu phù, an thai, lợi sữa. Cá chép một con 500 g làm sạch, đẳng sâm 15 g, hoàng kỳ 50 g, cho vào túi rồi cùng cá nấu canh (để lửa nhỏ, lâu cho nhừ).

Canh cá chép, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy, dưỡng huyết, an thai. Cá chép một con 500 g, bạch truật 15 g, phục linh 15 g, đương quy, bạch thược, gừng tươi mỗi thứ 10 g. Cá chép đánh vảy bỏ ruột, mang. Các vị thuốc bỏ vào túi vải, cùng nước 1.500 ml, cá nấu chín. Ăn cá uống canh.

Canh cá chép đen: Kiện tỳ, thảm thấp, lợi tiểu, hết phù, an thai. Cá chép đen một con khoảng 500 g, xích tiểu đậu 100 g, bạch truật 20 g, tang bạch bì 15 g, trần bì 10 g, hành hoa 3 cây. Cá chép làm sạch. Trước hết nấu xích tiểu đậu với 2 lít nước cho nở. Các vị thuốc khác cho vào túi vải rồi cho cá cùng vào nồi có đậu, ninh đến khi đậu nhừ thì cho hành, không cho muối. Ăn cá trước rồi ăn đậu, sau uống canh, ngày 3 lần thì hết.

Canh cá chép đỗ trọng: Ôn dương, bổ thận, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù, đau lưng. Đuôi cá chép to 500 g, đỗ trọng 30 g, câu kỷ tử 30 g, can khương (gừng khô) 10 g. Cá chép làm sạch nấu chung với túi bỏ 3 vị thuốc. Hầm một giờ chia 2 lần ăn trong ngày cả cá và nước (bỏ bã thuốc), cũng có thể ăn hằng ngày hoặc cách ngày. Ăn 5-7 lần liền, nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp.

BS. Phó Thị Thu Hương , Sức Khỏe & Đời Sống

VÌ SAO BÀ BẦU NÊN ĂN QUẢ NA

Na là loại quả ngon có mặt trên khắp mọi miền của đất nước ta. Bên cạnh việc là một loại quả ngon miệng, na còn rất bổ dưỡng. Đặc biệt, na mang lại nhiều lợi ích cho thai phụ nếu dùng điều độ.

Công dụng của quả na với mẹ bầu

Bên cạnh việc cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ cũng như năng lượng dồi dào, na còn có nhiều tác dụng quý giá khác như cải thiện hệ thống miễn dịch cho mẹ và bé, tăng nguồn sữa mẹ hay cải thiện cân nặng.

Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của quả na với mẹ bầu, có thể chị em chưa biết:

– Ăn na thường xuyên có thể làm tăng nguồn sữa mẹ

– Na có khả năng làm giảm nguy cơ sẩy thai và giảm mức độ của các cơn đau đẻ

– Ăn na thường xuyên có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh và có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi

– Na còn là một nguồn cung cấp đồng dồi dào. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên sử dụng khoảng 1000 micro gam đồng mỗi ngày. Thiếu đồng có thể làm tăng nguy cơ sinh non

– Ngoài ra, quả na cũng rất giàu vitamin A và vitamin C có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mắt, da, tóc và mô máu của thai nhi

– Phụ nữ mang thai bị thiếu cân nếu thường xuyên bổ sung na cũng sẽ cải thiện được cân nặng hợp lý

– Na cũng có thể giúp mẹ hạn chế các triệu chứng ốm nghén, cảm giác tê ở chân cũng như điều chỉnh tâm trạng ổn định cho mẹ.

Ăn na thường xuyên có thể làm tăng nguồn sữa mẹ. (Ảnh minh họa)

-Ổn định hệ tim mạch: Lượng natri và kali cân bằng trong thành phần quả na góp phần điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, hàm lượng chất chống ô-xy hóa và vitamin C dồi dào trong quả có thể hỗ trợ việc ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim mạch.

-Tránh táo bón khi mang thai: Nguồn chất xơ dồi dào trong quả na quả rất lý tưởng cho hệ tiêu hóa hoạt động thêm trơn tru và hiệu quả. Đó là lý do bạn có thể yên tâm tránh táo bón khi ăn loại trái cây này. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao còn giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn sự hấp thụ cholesrerol xấu trong ruột.

-Cực tốt cho não bộ: Lượng vitamin B6 dồi dào trong thành phần quả na rất có lợi cho hoạt động của não bộ của m. Loai vitamin này kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh nhạy cảm trong thai kỳ, đặc biệt còn giúp điều trị chứng trầm cảm.

Lưu ý khi ăn na

Quả na có nhiều ích lợi cho sức khỏe, nhưng cũng giống như tất cả các loại quả khác, mẹ cần chú ý một số điểm sau khi ăn na:

– Chỉ nên ăn những quả na đã chín. Na chưa chín ăn sẽ có vị chát và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa

Hạt của qua na có độc. Vì vậy mẹ nên cẩn thận để không nuốt hạt na hay cắn vỡ hạt na khi ăn na

– Đối với những bà bầu không may mắc bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối nhiều.

Theo Linh Hương (Theo Mom) (Khám phá)

6 LOẠI QUẢ TỐT CHO THAI PHỤ 3 THÁNG ĐẦU

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của thai kì là rất quan trọng vì đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trên cơ thể thai phụ, đồng thời việc ăn uống vào lúc này cũng tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi về sau.

Sau đây là 6 loại trái cây được khuyên dùng cho thai phụ ở 3 tháng đầu thai kỳ:

Thanh Long

Thanh long khi sống có màu xanh, đến lúc chín vỏ chuyển sang màu đỏ tươi, phần ruột trắng, hoặc đỏ thẫm. Thanh long ở Việt Nam trồng nhiều tại Bình Thuận, phổ biến nhất vào mùa hè. Theo Đông y, quả này có vị nhạt, ngọt, tính ôn, giúp thanh nhiệt, bổ phổi, chỉ khái, hóa đàm, đây là những tác dụng tích cực cho thai phụ. Thanh long có vỏ dày nên ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, đây cũng là đặc điểm tốt để mẹ bầu chọn lựa, tránh những ảnh hưởng bởi hóa chất cho mình và cho bé.

 

Quả roi

Quả roi (mận) là loại quả phổ biến trong mùa hè, mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải khát, rất có ích cho thai phụ. Thai phụ có thể dùng quả này ăn hoặc ép lấy nước hàng ngày. Roi là loại dễ trồng, dễ ra quả, nên ít khi phải dùng đến thuốc trừ sâu.

Anh Đào

Anh đào (sơ ri) chứa lượng sắt ở mức cao trong các loại quả, cụ thể là gấp 20 lần so với cam, táo. Ngoài ra carotene cũng như các vitamin B1, B2, C, calci, acid citric, phốt pho cũng chứa nhiều trong quả này. Nếu được ăn quả này thường xuyên, mẹ bầu sẽ được tăng cường máu, cải thiện tiêu hóa, có lợi cho thai nhi. Có nghiên cứu cho thấy rằng ăn cherry trong thai kỳ còn có tác dụng giúp em bé khỏe mạnh, có làn da trắng hồng khi lọt lòng.

 

Dâu tây

Dâu tây là loại quả giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng, ngừa cảm lạnh. Bên cạnh đó pectin cùng các acid hữu cơ trong quả có thể hóa tan chất béo trong thực phẩm, làm tăng nhu động ruột, kích thích thèm ăn. Tuy vậy quả này sinh trưởng ở sát đất nên các mẹ cần lưu ý rửa, ngâm muối kỹ rồi mới dùng.

Nho 

Trong nho chứa nhiều sắt, calci, phốt pho, acid hữu cơ, vitamin B1, C, carotene, lecithin… rất cần thiết cho mẹ bầu. Thời gian thai kì cũng là lúc nhu cầu máu của mẹ tăng lên, vì vậy ăn những thức ăn nhiều sắt là điều quan trọng. Nho còn tốt cho người bị huyết áp thấp, chân tay lạnh, tuần hoàn máu kém.

Táo 

Táo là một trong những loại quả thân thiện nhất với sức khỏe với nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng như tannin, acid maclic… Táo còn giúp giữ cho mẹ mang thai khỏi bị thừa cân. Ăn táo có tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp thai nhi có sức đề kháng tốt.

Cận Nam 

(tổng hợp) 

10 THỰC PHẨM NGỪA SINH NON CHO THAI PHỤ

Khi mang bầu, nhu cầu về máu ở mẹ bầu sẽ tăng đáng kể để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Thiếu hụt máu trong thời kì này có thể khiến mẹ đối diện với nguy cơ sinh non, hoặc trẻ sinh thiếu kí. Việc duy trì hemoglobin ở mức độ bình thường là rất quan trọng lúc này, vì đây là loại protein có tác dụng vận chuyển oxy đến thai nhi.

Nếu thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng này khi mang thai, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có khi còn ngất xỉu. Mặc dù sắt rất quan trọng khi mang bầu nhưng tình trạng thai phụ thiếu sắt là khá phổ biến. Chính vì vậy chị em cần bổ sung thêm thuốc bổ máu và những thực phẩm giàu chất sắt để cơ thể luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường.

Dưới đây là top những thực phẩm giàu chất sắt, bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

Bí ngô

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng  trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín già. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu. Vì vậy đây là thực phẩm lý tưởng cho chị em bầu bí.

Thiếu sắt vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Thịt bò, thịt nạc

Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân, mỡ bò trước khi chế biến.

Lòng đỏ trứng gà

Trứng gà là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu.

Mía

Mía được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm… trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất.

Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt… những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Chuối

Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.

Các loại hạt

Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.

Mẹ bầu nên bổ sung các loại hạt để hấp thụ sắt tốt trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Súp lơ xanh

Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.

Rau bina

Các mẹ có biết rằng chỉ ½ bát rau bina nấu chín có chứa đến 3,2 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Rau bina rất dễ chế biến và hầu như phù hợp với khẩu vị ăn của tất cả mọi người. Chị em có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon miệng đấy.

Ngao

Trong 100g ngao có tới 23mg sắt. Do đó, ngao được chế biến chín thành soup ngao, ngao hấp, ngao xào sả ớt… là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.

Nước cam

Nước cam là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tối đa. Chính vì vậy, sau khi bổ sung sắt, chị em hãy uống thêm một ly nước cam.

Ngoài ra, chị em cũng cần bổ sung thêm vitamin C để quá trình hấp thụ sắt được tốt hơn. Chị em cũng cần tránh xa những loại thực phẩn có thể làm giảm sự hấp thu của sắt vào cơ thể như trà, cà phê. Canxi trong sữa cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt.

Theo Phong Thư (Boldsky)

12 THỰC PHẨM GIÀU CHẤT SẮT MẸ BẦU NÊN ĂN

Phụ nữ mang thai dễ đối mặt với tình trạng thiếu máu, điều này tạo nên nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn thai nhi. Việc bổ sung sắt vào giai đoạn này luôn là ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu.

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin – một protein quan trọng của hồng cầu. Thiếu máu là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Thống kê cho thấy tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt lên đến 50%. Bị thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này. Thiếu máu trong thai kỳ có thể gây nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân. Chính vì vậy việc duy trì hemoglobin trong giới hạn bình thường là rất quan trọng vì protein này có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến thai nhi.

Trong thai kỳ, các chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung sắt đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, chị em cũng cần bổ sung thêm vitamin C để quá trình hấp thụ sắt được tốt hơn. Bạn cũng cần tránh xa những loại thực phẩn có thể làm giảm sự hấp thu của sắt vào cơ thể như trà, cà phê. Canxi trong sữa cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt.

Dưới đây là top những thực phẩm dồi dào sắt, mẹ bầu không nên bỏ qua trong thai kỳ:

Chuối

Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.

Các loại hạt

Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.


Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. (ảnh minh họa)

Cháo bột yến mạch

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Quả chà là

Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam.

Súp lơ xanh

Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.


Bà bầu nên bổ sung thịt bò vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa
tình trạng thiếu máu. (ảnh minh họa)

Thịt bò

Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến. Bà bầu nên bổ sung thịt bò vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt từ nguồn động vật cũng dễ dàng hấp thụ hơn từ thực vật.

Rau bina (cải bó xôi)

Các mẹ có biết rằng chỉ ½ bát rau bina nấu chín có chứa đến 3,2 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Rau bina rất dễ chế biến và hầu như phù hợp với khẩu vị ăn của tất cả mọi người. Chị em có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon miệng đấy.

Mật ong

Nếu bạn bị thiếu máu trong thai kỳ, đừng quên bổ sung mật ong vào chế độ ăn hàng ngày nhé. Mật ong rất có lợi trong việc ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai đấy.

Bí ngô

Thành phần dinh dưỡng  trong bí ngô khá đầy đủ với nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Nghiên cứu gần đây cho thấy, kẽm trong bí ngô trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.


Thành phần dinh dưỡng  trong bí ngô khá đầy đủ với nhiều protein, carotene,
vitamin, amino axit, canxi, sắt… (ảnh minh họa)

Lòng đỏ trứng gà

Trứng gà là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu. Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn từ 3-4 quả trứng gà.

Ngao

Chị em có biết rằng trong 100g ngao có tới 23mg sắt. Do đó, ngao được chế biến chín thành soup ngao, ngao hấp, ngao xào sả ớt… là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.

Nước cam

Nước cam là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tối đa. Chính vì vậy, sau khi bổ sung sắt, chị em hãy uống thêm một ly nước cam nhé.

Theo Minh Phương (Khampha.vn)

NHỮNG MÓN ĂN CHO SẢN PHỤ THIẾU SỮA

 
Sữa mẹ là loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn đầu đời, tuy vậy không phải người mẹ nào cũng đáp ứng đủ nguồn sữa cho con. Trong trường hợp  bị thiếu sữa, một trong những điều đầu tiên các mẹ nên làm là quan tâm đến chế độ ăn uống của mình.

Lá đinh lăng tươi nấu thịt là món ăn giúp tăng tiết sữa.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Nam, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP HCM, những nguyên nhân gây thiếu sữa là mẹ ăn uống kém không đủ dinh dưỡng, mẹ bị stress tâm, thể sau sinh; do tắc ống dẫn sữa, viêm núm vú… Hai tình huống thiếu sữa mẹ thường gặp là bầu vú không căng sữa hoặc bầu sữa căng kèm cảm giác đau tức.

Bầu vú không căng sữa thường do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau sau khi sinh. Nếu có bệnh lý dạ dày, mẹ thường chán ăn hoặc kém hấp thu, nên thường trong trạng thái suy nhược. Trong điều trị, mẹ cần tăng cường dinh dưỡng đủ các thành phần đạm, dầu, bột đường và các loại rau củ để có chất khoáng và vitamin. Mặt khác, lo lắng, stress sau sinh cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người mẹ. Trong trường hợp này, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần phải có sự ân cần, chăm sóc động viên của người thân, đặc biệt là chồng.

Bầu sữa căng kèm cảm giác tức, đau có nghĩa là lượng sữa đủ, nhưng có thể các ống dẫn sữa không thông do bị hẹp hoặc tắc do viêm. Tình trạng này có thể điều trị bằng biện pháp cơ học: hút, xoa, vắt với lực vừa phải, nhẹ nhàng trên vú để giúp tiết sữa. Mẹ cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm, đặc biệt các loại rau, quả, đậu… có tác dụng làm thuốc như: bồ ngót, rau đay, đu đủ (vừa chín), mướp hương, nghệ, gừng, các rau có lá màu xanh đậm…

Bác sĩ Trần Văn Nam cũng mách các bà mẹ một số dược liệu, rau, ngũ cốc chế biến thành những món ăn rất đơn giản giúp mẹ lợi sữa.

Cây đinh lăng lá nhỏ: Lá đinh lăng tươi nấu với cá đồng hoặc thịt nạc giúp tăng dinh dưỡng và tăng lượng sữa; rễ đinh lăng lâu năm (40 g) nấu với 6-8 g gừng tươi trị tắc tia sữa.

Đậu đỏ nấu với mè đen: Giúp nhuận trường và tăng lượng sữa.

Rong biển nấu nước uống: Cung cấp axít amin, khoáng chất, vitamin… giúp tăng lượng sữa.

Trái đu đủ (vừa chín) hầm với giò heo: Chất enzyme papain trong đu đủ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa và tăng chất đạm, béo cho mẹ.

Trái mướp hương: Nấu với thịt hoặc cá giúp tăng lượng sữa và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho mẹ.

Một số dược liệu khi nấu uống cũng giúp tăng lượng sữa hoặc dễ tiết sữa: Trái trâu cổ, cây cỏ sữa, cây thông thảo, ngó sen, tảo Spirulina…

Theo Sài Gòn tiếp thị

5 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA HOA CHUỐI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

Tuy là loại nguyên liệu rất dân dã, mộc mạc đậm chất thôn quê, nhưng Hoa chuối (Bắp chuối) lại là một thực phẩm mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nó được coi như là thuốc bổ đối với phụ nữ…

Bắp chuối (hoa chuối) là rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, dùng trộn gỏi, nấu canh hoặc làm rau ghém ăn kèm các món bún rất ngon. Với phụ nữ, hoa chuối còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, ngoài ra đây cũng là thực phẩm thích hợp với những bà mẹ đang cho con bú vì giúp kích thích tuyến sữa.

Bắp chuối có hương vị tự nhiên như atiso, dùng được cả phần vỏ bên ngoài lẫn phần lõi bên trong. Trong 100g bắp chuối cung cấp khoảng 51 calo; 1,6g protein; 0,6g chất béo và các chất khác như canxi, photpho, sắt, đồng, kali, magie, vitamin E có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

1. Tốt cho bà mẹ đang cho con bú 

Bà mẹ mới sinh nào cũng mong muốn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng không phải ai cũng có nhiều sữa cho bé. Bắp chuối có tác dụng kích thích tuyến sữa, giúp các bà mẹ nuôi con tốt hơn.

Bạn có thể chế biến nhiều món từ bắp chuối để đổi vị, như nấu canh với tôm, cá chép hoặc hầm chân giò, hay dùng bắp chuối xắt nhỏ, luộc chín sau đó trộn với mè làm món gỏi…

2. Điều trị nhiễm trùng

Chất ethanol trong bắp chuối có tác dụng điều trị nhiễm trùng, gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Bắp chuối cũng giúp chữa lành vết thương. Theo một nghiên cứu, chiết xuất ethanol từ bắp chuối có thể hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét.

3. Ngăn ngừa các gốc tự do

Hợp chất methanol của bắp chuối có đặc tính chống oxy hóa, giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho cơ thể, phòng ngừa các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư. Với phụ nữ, chất chống oxy hóa trong bắp chuối còn là vị thuốc tự nhiên chống lại quá trình lão hóa, duy trì sự tươi trẻ cho cơ thể.

4. Điều hòa kinh nguyệt

Mỗi phụ nữ đều có tình trạng kinh nguyệt khác nhau, một số người phải vượt qua triệu chứng tiền kinh nguyệt, số khác thì bị ra máu quá nhiều. Bắp chuối có thể giúp bạn giải quyết những rắc rối này. Bạn có thể xắt nhỏ bắp chuối, nấu chín sau đó dùng kèm với phô-mai hoặc sữa chua, món ăn này sẽ giúp tăng lượng hormon progesterone trong cơ thể và làm giảm lưu lượng máu, giúp điều hòa kinh nguyệt.

Ngoài ra, bắp chuối còn có công dụng làm giảm lượng đường trong máu và tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể.

5. Dồi dào chất khoáng và vitamin

Bắp chuối là thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin A, C và E, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho những người có vấn đề về đường ruột.

Bên cạnh đó, bắp chuối cũng là liều thuốc chữa trị trầm cảm tự nhiên mà không có tác dụng phụ. Nếu cảm thấy lo âu thì bạn nên ăn các món chế biến từ bắp chuối vì chúng có chứa magie, giúp giảm lo lắng và kích thích tinh thần.

NGUYỄN HIẾU (phunuonline.com.vn)

(Theo stylecraze.com)

6 LOẠI TRÁI CÂY TỐT NHẤT CHO BÉ

Hoa quả là loại thực phẩm quan trọng của con người với việc giúp bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ cho cơ thể. Trẻ em cũng đặc biệt cần bổ sung hoa quả vào khẩu phần để có được trạng thái thể chất tốt nhất để phát triển. Vậy đâu là những loại hoa quả tốt nhất cho lứa tuổi này?

Trẻ em là lứa tuổi cần được chăm sóc chu đáo để bứt phá phát triển cho một tương lai vượt trội. Hoa quả vốn dĩ rất tốt, nhưng do đặc điểm sinh học của trẻ khác với người lớn, nên chỉ có một số loại quả thực sự tốt cho trẻ em.

1. Dưa hấu: vừa ngon vừa bổ

Trong nhóm hoa quả thực dưỡng, dưa hấu là nhóm quả đáng ăn nhất với trẻ em. Lý do hết sức đơn giản: Dưa hấu vô cùng dễ ăn, chúng có vị ngọt dịu, rất thích hợp với trẻ em. Cứ 100g dưa hấu sẽ chứa 3g đường các loại. Thêm vào đó, đây là loại quả á quân về beta caroten, chỉ thua xoài. Beta caroten là một chất dẫn xuất của vitamin A, vốn rất cần cho đôi mắt trẻ em. Chưa hết, dưa hấu còn chứa nhiều đồng, selen, các loại vitamin B rất thích hợp để thúc đẩy tiêu hóa.

2. Đu đủ chín: nguồn vitamin A dồi dào

Đu đủ chín cũng là loại quả được ưa chuộng trên bàn thờ trong dịp Tết do ý nghĩa từ tên gọi của nó. Về đời sống, đu đủ là thứ quả bình dị. Nhưng về giá trị dinh dưỡng, đu đủ lại ở trong nhóm giàu dưỡng chất, là loại quả giàu beta caroten thứ 3, sau xoài và dưa hấu. Cứ 100g đu đủ chín chứa khoảng 276mcg beta caroten, cung cấp đủ 35% nhu cầu của bé trong ngày. Tất cả nhu cầu vitamin A sẽ được đu đủ chín bổ sung hoàn thiện.

Ngoài ra, đu đủ chín còn có một lượng khá canxi, với khả năng cung cấp đủ 4% nhu cầu canxi một ngày cho trẻ. Đu đủ chín còn có chứa enzym cho hệ tiêu hóa papain. Vì thế, nếu bé yêu tích cực được ăn đu đủ chín, hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động trơn tru. Bạn sẽ giảm gánh nặng biếng ăn, bỏ bữa hay nôn trớ do sợ ăn của bé.
3. Hồng xiêm: đại bổ

Hồng xiêm là loại quả hay được bày trong mâm ngũ quả người miền Bắc. Mặc dù so với thứ quả nhập ngoại, hồng xiêm thua về ngoại hình; nhưng về bản chất, nó lại chiến thắng về dinh dưỡng.


Tại sao vậy? Hồng xiêm là loại quả giàu sắt đứng hàng thứ 2, sau đu đủ chín. Ăn 100g hồng xiêm, tương đương với 2 quả, đã đủ cung cấp 29% nhu cầu sắt trong 1 ngày của trẻ. Với hàm lượng sắt này, hồng xiêm được xếp trong nhóm quả giàu sắt nhất. Cùng với beta caroten, hồng xiêm đã góp phần làm giàu tiền chất vitamin A cho trẻ. Ngoài ra, hồng xiêm là loại quả giàu canxi. Nếu ăn 100g hồng xiêm thì bé yêu sẽ thu được 52mg canxi, tương ứng với 5% nhu cầu trong 1 ngày. Với một thực phẩm quả, lượng canxi như vậy là rất ấn tượng để làm cho bé cao lớn vượt trội.
Vú sữa: nguồn Canxi dồi dào

Vú sữa là một quả mà trẻ em rất nên ăn. Qua phân tích, người ta thấy vú sữa vô cùng giàu canxi, là thứ quả giàu canxi nhất trong các quả ăn được ở ta. Trong 100g vú sữa cung cấp khoảng 68mg canxi. Lượng canxi này đủ cho 6,8% nhu cầu của bé.

Na: Kho protein dễ hấp thu cho trẻ

Na chứa nhiều protein, do vậy na nằm trong danh sách các thứ quả nên ăn với trẻ nhỏ, nhất là trẻ 3 tuổi. Trong 100g na có khoảng 2,1g protein. Lượng protein này vốn là protein rất dễ hấp thu, chúng có khả năng đáp ứng 5,7% nhu cầu protein một ngày cho bé. Lượng protein này cùng với protein trong sữa và trong thịt sẽ giúp bé to khỏe, rắn chắc.

 

 

Ngoài ra, na còn chứa nhiều axit béo omega-6. Trong 100g na có chứa 40mg axit béo loại này. Đây là thế hệ axit béo tham gia chủ yếu trong cấu trúc não bộ và các cấu trúc thần kinh. Vì thế, na sẽ là loại quả xứng đáng đưa vào danh sách thực phẩm nhằm giúp bé thông minh.

Xoài: Kho Axit amin thiết yếu

Xoài là loại quả giàu hàm lượng beta caroten nhất, còn gọi là vitamin A thực vật. Trong 100g xoài có chứa 445mcg beta caroten. Chỉ cần cho bé ăn chừng 1/2 quả xoài đã đáp ứng đủ 30% nhu cầu beta caroten hằng ngày của bé.


Xoài là loại quả chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Trong số 20 axit amin tồn tại ở tự nhiên thì xoài chứa 19 loại với hàm lượng khá cao. Nếu tích cực ăn xoài, bé sẽ hấp thu được nhiều axit amin loại này. Do đó, hệ miễn dịch của bé sẽ vững chắc hơn và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trong xoài còn có chứa rất nhiều cholin. Ăn đủ thực phẩm chứa cholin sẽ làm não bộ của bé hoạt hóa hơn. Trong 100g xoài chứa 7,6mg cholin. Nếu bé yêu ăn 1/2 quả xoài, đã thu được chừng 7mg cholin cho hệ thần kinh.

Nguồn: Giaoducvietnam (http://www.giaoducvietnam.vn/Suc-khoe/Nhung-loai-qua-rat-tot-cho-tre-post156760.gd)

NHỮNG LOẠI CỦ QUẢ BÀ BẦU NÊN TRÁNH

Tuy trái đu đủ là một loại trái giúp bà bầu nhiều sữa nhưng nên ăn vào thời kỳ đang mang thai từ các tháng đầu sẽ gây nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe và thai nhi.

Mỗi loại quả có chứa vitamin và các công dụng riêng nhưng không phải cứ ăn hoa quả là tốt, nhất là khi bạn đang trong quá trình mang thai thì càng cần phải thật cẩn thận khi lựa chọn đồ ăn cho mình để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nha. Dưới đây là 6 loại củ quả bà bầu nên tránh khi mang thai mà các bà mẹ nên biết:

1. Đu đủ xanh

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.

Mặc dù đu đủ xanh không tốt cho các mẹ bầu nhưng đu đủ chín (thật chín) lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Khi đu đủ chín, các chất papain, prostaglandin và oxytocin sẽ bị mất đi mà thay vào đó là các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, B1, B2 … giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi phát triển, giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con.

2. Nhãn

Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho cơ thể nhưng đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn.

Nguyên do là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.

3. Táo mèo

Táo mèo là loại trái cây tốt cho sức khỏe, được dùng trong đông y làm thuốc chữa bệnh trị tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa … tuy nhiên nó lại là thứ nguy hiểm cho các mẹ bầu khi mang thai, nhất là những tháng đầu của thời kì thai nghén.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy táo mèo có tác dụng kích thích tử cung khiến tử cung co bóp và thu nhỏ lại, điều này dễ khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai và sinh non.

4. Dứa

Dứa (có nơi gọi là quả thơm) có tính vừa chua vừa ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày như làm hoa quả ăn tráng miệng, dứa xào, nước ép dứa … nhưng đối với các bà bầu, nhất là các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì càng cần cẩn thận không nên ăn những quả dứa này.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Tuy nhiên khi các bạn đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.

5. Đậu phộng

Theo thống kê của các nhà khoa học Anh cho biết cứ 100 người thì lại có 2 người dân bị dị ứng với đậu phộng, vì thế các bà mẹ đang mang thai dễ có nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng, nhất là những gia đình có người thân có tiền sử bị dị ứng đậu phộng thì càng cần phải cẩn thận.

Nguyên nhân là vì trong đậu phộng có chứa chất đạm dị ứng có thể đi vào bào thai và gây ra việc dị ứng khiến khi sinh con ra con bạn sẽ bị dị ứng với loại này. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.

6. Mướp đắng (khổ qua)

Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.

Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Với những lưu ý về 6 loại quả bà bầu nên tránh này, chúc các mẹ bầu có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi, hãy nhớ lựa chọn những loại trái cây phù hợp với từng thời điểm sức khỏe của mình các mẹ nhé.

(Tổng hợp)