NGON “KỊCH LIỆT” BÚN NGHỆ XỨ HUẾ

Ai từng ghé qua các hàng quán, hàng chợ xứ Huế ắt hẳn không thể không bị cuốn hút bởi những gánh bún nghệ vàng ươm hấp dẫn. Không  chỉ độc đáo, đây còn được đánh giá là một trong những món bình dân mà ngon khó quên của đất Thần Kinh.

Nghệ tươi để cho vào bún (ảnh: Trần Khiêm)

Bún nghệ là món ăn rất bình dân, thường bán ở các quang gánh với ghế ngồi là những chiếc đòn thấp. Khách ăn bún nghệ ngồi một tay cầm tô, một tay cầm đũa, cứ thế mà ăn hết tô này đến tô khác mà vẫn còn thèm.

Bún nghệ là món ăn cho thấy nghệ thuật pha trộn trong ẩm thực của xứ Huế. Nếu như ai đó đã phải “bái phục” với những món trộn tài tình như cơm Hến, cơm âm phủ, bún Hến… thì đối với bún nghệ, họ cũng sẽ thưởng thức với tâm trạng y như vậy.

Bún cũng đã xào với nghệ. Ảnh: Trần Khiêm.

Một tô bún nghệ có khá nhiều nguyên liệu, nhưng toàn là nguyên liệu dễ kiếm, và ít qua chế biến. Đầu tiên là bún tươi, nghệ tươi, rau răm, ớt, nếu ăn bún nghệ chay thì có thêm nước trộn chao, ăn bún nghệ lòng thì có thêm lòng heo, huyết heo, nước chấm từ nước mắm. Cả bún nghệ chay lẫn bún nghệ lòng đều mang đến cảm giác thích thú kỳ lạ cho người thưởng thức lần đầu.

Tô bún nghệ ngon có những yếu tố: bún tươi mềm, dẻo, nghệ thơm, lòng mềm ngon và nước trộn hấp dẫn, không thể không kể đến ớt là thứ gia vị truyền thống và cần thiết trong các món mặn xứ Huế.

 

Bún nghệ luôn luôn không quá nóng, cũng không nguội, và đặc biệt về hương vị, như tên gọi, luôn nồng nàn mùi thơm the the “đại bổ” của nghệ tươi, được giã nát và cho trực tiếp vào bát bún (thông thường ít có món ăn nào cho trực tiếp nghệ tươi vào). Mùi nghệ tươi nồng nàn như xộc vào mũi, dường như đã được làm dịu lại bởi một thứ nguyên liệu thơm khác là rau răm thái nhỏ.

Một tô bún nghệ hấp dẫn. Ảnh: Trần Khiêm.

Lòng được làm sạch sẽ, xào chín mềm với hành và gia vị cho thật thơm. Bún là loại bún sợi nhỏ, được xào sơ và nhanh tay cho mềm. Có khi bún được cắt nhỏ cho dễ ăn.

Các nguyên liệu được người chủ hàng để riêng mỗi nơi mỗi thứ. Đến khi khách vào ăn, họ chỉ việc gom mỗi thứ một ít, rắc rau răm, muối tiêu, ớt rồi đưa cho khách thưởng thức. Công việc của khách là trộn lên thật đều rồi nhấm nháp sự mềm, thấm của bún, béo dai và ngọt đậm đà của lòng, cũng như hương vị nồng nàn kích thích của nghệ, ớt, rau răm.

Thưởng thức một tô bún nghệ, bạn có cảm giác thỏa mãn vì đủ thứ hương vị và kết cấu hòa quyện với nhau một cách đầy đủ và tự nhiên, khiến cho nhiều giác quan của bạn phải “làm việc” một lúc.

Đến với Huế, bạn có thể tìm thấy hàng bún nghệ ở nhiều chợ, nhiều nơi như chợ Trần Quang Khải, chợ Đông Ba, chợ Vỹ Dạ…

Giá của một tô bún nghệ cũng sẽ gây ấn tượng không nhỏ với bạn: 5.000 – 10.000 đồng.

Bảo Thoa

Xem thêm: CÁCH LÀM BÚN NGHỆ LÒNG

ĐẾN PHAN THIẾT – MŨI NÉ: ĐỪNG QUÊN BÁNH QUAI VẠC

Ẩm thực Phan Thiết đa dạng, phong phú với những sản ngon vật lạ từ rừng biển bạt ngàn của đất Bình Thuận. Trong những món ăn được ưa thích nhất nơi đây, không thể không kể đến Bánh quai vạc, một món ăn vặt đã chinh phục được tâm hồn ăn uống của bao nhiêu du khách.

Bánh Quai Vạc Phan Thiết khác với loại bánh quai vạc thường thấy ở Sài Gòn, hay Hội An. Về hình dáng và cấu tạo, bánh Quai vạc Phan Thiết giống với bánh bột lọc nhưng nhỏ hơn. Loại bánh này có ở nhiều nẻo đường Phan Thiết, tuy vậy, muốn tìm thấy dễ dàng, thì nên ra những khu vực bãi biển, đây là nơi luôn túc trực những người quang gánh bán loại bánh này.

Quang gánh bánh Quai Vạc

Những hàng rong bán Bánh Quai Vạc là những quang gánh với những chiếc giỏ mây, trên đó bánh được xếp chồng, hai màu trắng (trong) của bột lọc và đỏ cam của nhân tôm mơn mởn trông không chỉ hấp dẫn mà còn rất đẹp mắt. Để cho thuận tiện, người bán thường cột sẵn những bịch nước mắm, hành phi, mỡ hành, để phục vụ khách mang đi một cách nhanh gọn nhất.

Nếu là khách du lịch, bạn chỉ cần chọn một chỗ bên bờ biển, gọi 15- 20 ngàn bánh rồi chan nước mắm, rưới hành phi, mỡ hành, dùng cây xiên xiên vào từng miếng bánh và thưởng thức.

Một hộp bánh Quai vạc 10.000đ.

Bánh quai vạc là một sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu dai của lớp vỏ bánh bằng bột lọc, miếng thịt tôm tươi chắc ngọt và chút thịt ba chỉ băm sần sậc (được ướp gia vị rồi xào chín), và quan trọng không kém nữa đó là phần nước chấm chua ngọt, hơi sánh, thơm mùi chanh và ớt xiêm hấp dẫn lạ kỳ.

Với những đặc điểm độc đáo, đơn giản, đẹp mắt và ngon miệng, bánh Quai vạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong “thực đơn ăn vặt” của khách du lịch khi đến với đất Phan Thiết.

Bảo Nhân

Bún bò Huế không còn như xưa (phần 2)

 Bún bò Huế là món ăn gốc Huế nổi tiếng Việt Nam, nay đã vang danh thế giới. Tuy vậy không như món phở, bún bò Huế có hơi ít những bài khảo cứu về nguồn gốc hay đặc điểm nguyên thủy của nó. Một trong những bài nghiên cứu giá trị hiếm hoi mà chúng tôi đã giới thiệu lần trước là bài BÚN BÒ của Trần Kiêm Đoàn. Hôm nay chúng ta cùng đến với bài viết tiếp theo của tác giả Lê Duy Đoàn, bài viết là những cảm nhận theo sau khảo cứu của Trần Kiêm Đoàn, cùng những suy nghĩ của tác giả về sự đổi thay của món bún lừng danh đất thần kinh.

Bún bò Huế không còn như xưa (phần 2)

(tiếp theo phần 1)

 

Bây giờ, tôi dùng khái niệm “già trẻ” theo lối phân loại vui vui đó để nói chuyện về tô bún bò Huế.Trước  1975, tôi có đọc một bài phiếm luận bàn về chuyện ăn uống trong một tuần san hay bán nguyệt san gì đó. Lâu quá rồi không nhớ tên tác giả (mang máng hình như là Nguyễn hiến Lê). Bài viết dài nhưng có một chi tiết thú vị là tác giả phân các món ăn đặc biệt của các vùng miền ra làm món ăn già và món ăn trẻ. Ví dụ: Phở Bắc, bún bò Huế là món ăn già, mỳ Quảng, hủ tiếu là món ăn trẻ. Khái niệm già hay trẻ của món ăn xuất phát từ cái nhìn không chỉ là lịch sử hình thành mà chính yếu là ở chỗ những nguyên liệu chế biến có thay đổi, dao động nhiều hay ít. Già vì đã có khuôn mẫu ít thay đổi, trẻ vì dễ thay đổi tùy lúc tùy nơi. Đồng ý hay không với ý kiến nói trên tùy từng người. Riêng tôi rất thích ý kiến của tác giả vì nó lạ. Món ăn thì ngon hay dỡ chứ ai lại nói là trẻ hay già!

Nếu gặp một người Huế nào đó ở vào lứa tuổi trung niên hoặc già hơn mà hỏi thăm thế nào mới thật là bún bò Huế và bún bò nơi mô ở Huế là ngon nhất, chắc chắn sẽ có hơn chín mươi phần trăm trả lời là, “bún bò Mụ Rớt”.

Tác giả Kiêm Đoàn về Huế đi tìm “đoại bún bò Huế theo chuẩn của Mụ Rớt” có vẽ như Hoàng Cầm theo Chị Vinh đi tìm “Lá diêu bông”.

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời…
…ới diêu bông…!

Tìm không ra vì chiếc áo dài phin trắng nõn nà kia đã nhàu và người đẹp vóc mặc chiếc áo ấy đã trẻ lại nhưng tàn phai nhan sắc.

1. Tô bún bò ở Huế trẻ lại và tàn phai nhan sắc

Tôi cứ đinh ninh bún bò Huế là món ăn già và chuẩn mực của nó là tô bún bò Mụ Rớt. Rất nhiều bài viết của nhiều tác giả nói về bún bò. Những người ăn bún bò Huế mòn hết răng. Những bài viết đều nâng món ăn này lên tầm cao của văn hóa ẩm thực dân tộc Việt, sánh ngang với Phở Bắc.” Đoại bún bò giò heo xứ Huế” của Trần Kiêm Đoàn đứng ngang tầm” Tô phở Bắc” của Nguyễn Tuân.

 

Một bát bún bò Huế ở Huế với sợi nhỏ

Trong bài viết của Kiêm Đoàn, ít người để ý đến chuyện hình dáng sợi bún và lượng bún bỏ vào tô bún bò.

 Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải. Con bún Huế điển hình có độ dai vừa phải, không “đai hoai” như bột lọc nhưng cũng không bở rệt như bột gạo Thường người ta dùng đinh 3 phân ( khoảng 1/8 inch) để đục lỗ thoát trong khuôn bún hay để ước lượng độ lớn của con bún.

Chắc như đinh đóng cột, sợi bún bò Huế ra lò từ cái khuôn rây đục bằng đinh 3 phân là sợi bún to.

Mỗi  năm tôi ra Huế nhiều lần, sáng nào cũng đi ăn bún bò Huế. Quán chị Gái ở đường Lê Huân, quán bà Mai ở Đinh tiên Hoàng, quán bụi tre ở gần café Bamboo của Nguyễn đình Niêm đường Nguyễn công Trứ, ở ngoài cửa An hòa, quán lề đường trước Ngân hàng Công thương chi nhánh Mai thúc Loan….Kể không hết. Đôi khi tiện đường tôi ghé vào ăn bún bò ở những quán không tên nhưng thấy đông khách. Quán nào nói là ngon thì cũng có chừng thôi, gọi là thường thường bậc trung, không  có quán nào ngon sánh được với Mụ Rớt.

Tôi nói “tô bún bò Huế ở Huế trẻ lại vì nó thay đổi nhiều theo hướng “mất gốc”. Trong khi ở Sài gòn hay ở Cali người ta còn cố giữ cái gốc, cái GIÀ của tô bún bò Huế thì chính những O bán bún bò ở Huế ĐỒNG LOẠT thay đổi diện mạo của tô bún bò LÀM CHO NÓ TRẺ LẠI và MẤT GỐC nên giống hình ảnh cô gái mặc áo phin nỏn nhàu nát và nhan sắc tàn phai.

Khi gia đình tôi về lo tang sự của ba tôi năm 2006, gia đình tôi thường ăn bún bò buổi sáng. Mấy đứa con tôi ngồi nhìn tô bún và buộc miệng hỏi: “Sao tô bún ở Huế mà lại dùng sợi bún nhỏ rứa ba? Người Huế thay bún sợi to qua bún sợi nhỏ từ lúc nào vậy? Nhìn tô bún mất cảm tình”. Các cháu theo cha mẹ vào Sài gòn từ khi đứa lớn nhất mới 8 tuổi, đưa nhỏ nhất mới sinh ở Sài gòn năm 1983. Thế mà từ hồi nào không biết, các cháu đã có một đường mòn nhận thức là SỢI BÚN bò là sợi bún to.  Hỏi những người ở Huế cũng chỉ nhận được câu trả lời “không để ý”, “không nhớ” hay “không biết”. Có lẽ, Kiêm Đoàn cũng ngỡ ngàng nhìn sợi bún trong tô bún bây giờ và ngao ngán thấy một cái gì KHÔNG THEO CHUẨN MỰC của tô bún Mụ Rớt nên “ngó mất sướng”  và “ăn mất ngon”.

Tôi không thể nào trả lời hai câu hỏi đó. Sao lại dùng bún sợi nhỏ? Ngon hơn, đẹp hơn? Lý do hoàn toàn không chính đáng. Chẳng có chi đẹp khi “một về” bún nằm trẹt lẹt dưới đáy tô, nước bún – linh hồn của tô bún – chan vô thành vẩn đục. Chỉ có một lối giải thích thỏa đáng: Không ai còn sản xuất bún thủ công theo truyền thống nên không có bún sợi to kiểu sợi bún Mụ Rớt (Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải..) Thay vào đó là bún sản xuất bằng máy, đồng loạt sợi nhỏ, dùng ăn bún nước mắm, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún riêu, bún xáo, bún măng, bún thịt nướng, bún chả tôm… Người bán bún bò Huế không kiếm ra bún sợi to để bán đành dùng bún sợi nhỏ. Bán cũng được và chẳng ai có ý kiến gì vế sự thay đổi này, cứ thế, mấy O, mấy Mụ bán bún mạnh dạn tiến lên. Làm trẻ lại món bún bò Huế truyền thống và làm nó tàn phai nhan sắc. (Người Huế dễ chịu, xuề xòa nghĩ rằng “thôi, rứa cũng được”).

Lượng bún cho vào tô bún bò Huế cũng quyết định vẽ đẹp của nó. Tô bún bò Mụ Rớt được xem là đặc trưng cho tô bún Huế là vì nó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Thanh và đạm. Chỉ mươi sợi, mưới lăm sợi bún trong một tô thì mới thanh, mới đạm. Như thế mới là hài hòa giữa sợi bún, bò teo, heo nở và nước bún. Chính như vậy mới thanh tao, ăn xong gác đủa rồi mà vẫn còn thòm thèm.

Cũng ít người để ý đến chuyện tư thế khi ngồi ăn ở quán Mụ Rớt như thế nào, và bây giờ các quán ở Huế bày bàn ăn như thế nào.Vài cái bàn. Mỗi cái bàn gỗ cao, hai bên là bốn cái ghế đẩu gỗ chắc nịch nên thực khách ngồi thẳng lưng, Tô bún vừa tầm nên người ta ngồi ăn rất đỉnh đạc, từ tốn. Hầu hết quán bún bây giờ ở Huế dùng bàn ghế nhựa thấp lè tè. Khi ăn, thực khách phải cúi người xuống, bụng ép lại, nếu không thì phải bưng tô bún lên. Cả hai tư thế đều không thoải mái nên chắc sẽ làm người ta mất đi cảm giác ngon miệng. Chuyến về Huế tháng tư vừa rồi, tôi thấy chỉ có một quán O Gái ở đầu đường Lê Huân thay đổi dùng bàn cao và ghế cao inox thay cho bàn ghế nhựa. Có lẽ vì quán có nhiều khách Tây đến ăn.

Có phải vì thấy mấy ông bà mắt xanh mũi lỏ cao lớn dềnh dàng ngồi chùm hum ăn tô bún, thấy chạnh lòng nên chủ quán thay đổi chăng ?

2. Tô bún bò Huế ở Sài gòn già đi và đẹp lão

Bún bò Huế thường thấy ở Sài Gòn, sợi lớn.

Ở Sài gòn có rất nhiều quán bún bò giò heo Huế.  Mọi đường phố, mọi ngỏ ngách của các quận huyện, đi đâu cũng có thể thấy những quán ăn Huế, đặc biệt là “ bún bò Huế”. Chỉ riêng một con đường Nguyễn Văn Nghi, nối dài là đường Lê Quang Định khoảng hơn 1 km mà có gần 10 quán bún bò Huế. Những tên gọi bảng hiệu nhằm xác đinh với bà con “tui là Huế chính hiệu con nai vàng” đây. Hương Giang, Kim Long, Gia hội, … đơn giản nhất là “Huế gốc”. Những người Huế vào Sài gòn kiếm sống bằng nghế bán bún bò dễ đắc hàng và thành công trong việc kinh doanh ẩm thực miễn sao họ nấu được “ tô bún bò xem xem Mụ Rớt”. Cứ vào quán nào mà nghe trọ trẹ mô tê răng rứa thì chưa ăn mà có thể tin là bún bò ngon rồi.

Tôi đã vào ăn nhiều quán bún bò Huế ở Sài gòn. Tất cả quán bún bò Huế ở Sài gòn đều dùng loại bún sợi to. Nếu một quán bún bò Huế nào đó cắc cớ đem bún sợi nhỏ ra bán cho khách, chắc chắn người ta sẽ tẩy chay và có nước dẹp tiệm vì chẳng ai chịu ăn một tô bún “quái dị” như thế. Ngay cả những người Huế vào mở quán bún ở Sài gòn mới đây, là những người đã có kinh nghiệm và tay nghề bán quán bún ở Huế thường dùng bún sợi nhỏ theo “kiểu Huế bây chừ” cũng phải “nhập gia tùy tục” dùng loại bún sợi to “kiểu Sài gòn”.

Đương nhiên là ở Sài gòn người ta không sản xuất bún theo lối thủ công mà bún được sản xuất theo lối công nghiệp nhỏ lẻ có dây chuyền sản xuất đàng hoàng.

Ở Sài gòn, sợi bún bò Huế đã là một mẫu mã riêng biệt của bún bán ở chợ cả về hình thức và ngữ nghĩa y chang dạng sợi bún mà Trần Kiêm Đoàn mô tả “Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải”... Bên cạnh đó là các loại bún sợi nhỏ để làm bún riêu, bún ăn nước, bún ăn khô. Tôi cũng thường đi chơ mua mấy món ăn vặt vảnh thay bà xã tôi khi bận việc. Cứ nói bán bún bún bò Huế hay bún ăn khô, bún ăn nước loại nào là người bán lấy loại đó không sai. Chợ nào cũng vậy.

Như vậy, người Sài gòn gìn giữ  hình thức của một tô bún bò Huế “ vang bóng một thời”? Thực khách có thể dễ dàng tìm “một tô bún bò như tô bún Mụ Rớt” ở Sài gòn chứ không phải ở Huế. Tiếc thay!

Quán rộng, bàn cao, ghế ngồi vừa tầm và tô bún bò Huế. Thực khách là người Huế xa quê, lưu lạc ở Sài gòn thấy gần gũi với quê mình hơn một chút khi nhìn “tô bún bò Huế kiểu Mụ Rớt” với hương sả nồng, vị ớt cay, mùi ruốc mặn  thân thương.

Huế của ta, răng mà tô bún bò Huế trẻ lại chi mà tội tình rứa hè ?

Sài gòn, 22/11/2012

LÊ DUY ĐOÀN

Xem thêm bài BÚN BÒ của Trần Kiêm Đoàn, được nhắc tới trong bài viết: http://mav.vn/bun-bo

7 MÓN ĐẶC SẢN TÂY NINH ĂN RỒI NHỚ MÃI

Chỉ cách Sài Gòn vài tiếng đồng hồ chạy xe máy, lại có nhiều địa danh nổi tiếng, nên Tây Ninh là nơi thường được dân phượt chọn đến trong những ngày nghỉ.
Tây Ninh còn là một tỉnh có nhiều món đặc sản ngon và rất độc đáo mà bạn có thể khám phá dễ dàng trong một chuyến du lịch ngắn ngày.
Bánh tráng phơi sương
Món bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo, rau rừng là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Tây Ninh. Bánh tráng ở đây là loại bánh làm từ gạo ngon, qua nhiều công đoạn chế biến và cuối cùng là giai đoạn phơi nắng, phơi sương rất cầu kỳ. Kết quả là chiếc bánh ngon mềm, cuốn thịt và các loại rau đặc trưng của Tây Ninh, chấm với nước chấm pha chế, tạo nên một hương vị không thể quên.

 

Bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo, rau rừng.

Nem bưởi

Không chỉ ở Đồng Nai, mà ở Tây Ninh cũng phổ biến món nem bưởi như một đặc sản. Nem bưởi làm từ các nguyên liệu “cây nhà lá vườn” trong đó quan trọng nhất là bưởi, đu đủ…và các nguyên liệu đầy kích thích, tạo nên món nem “chay” nhưng có hương vị rất độc đáo và ấn tượng.

 

Nem bưởi làm từ các nguyên liệu chay nhưng làm mồi nhậu cũng rất ngon.
Bánh canh Trảng Bàng
Trảng Bàng là chặng dừng của nhiều người trên đường đi Tây Ninh, phần vì nơi đây có món bánh canh nổi tiếng. Bánh canh Trảng Bàng có kiểu sợi mang kết cấu riêng độc đáo, ăn với nước lèo nấu từ xương, kèm các loại thịt, giò, nguyên liệu tùy chọn.

 

Bánh canh Trảng Bàng là một trong những món dễ dàng tìm thấy nhất ở Tây Ninh.

 Bánh tráng me

Bánh tráng me là một sáng tạo gần đây của dân Tây Ninh, nhưng đã trở thành món ăn vặt rất được ưa chuộng của giới trẻ. Bánh tráng me bao gồm bánh tráng phơi sương và các bịch gia vị chấm rất hấp dẫn trong đó không thể thiếu mắm me, ớt, đậu phộng, tôm khô, những nguyên liệu tạo nên sức quyến rũ kì lạ của món ăn vặt đơn sơ này.
Bánh tráng me đơn giản mà hấp dẫn. Ảnh:Photobucket

Ốc xu núi Bà Đen
Ốc xu sống ở trên núi, ăn các loại thảo mộc, không chỉ ngon, mà người dân Tây Ninh còn cho rằng loài ốc này có khả năng trị nhức mỏi. Ốc xu có mình dẹt, thịt chắc, ngọt, chế biến được nhiều món ngon và bổ dưỡng, phổ biến nhất là ốc hấp dừa sả, chấm muối tiêu chanh.

 

Ốc xu là món ăn đặc sản của núi Bà Đen.

Thằn lằn núi Bà

Thằn lằn sống trên núi Bà Đen được đưa lên bàn nhậu chế biến thành các món mồi hấp dẫn đã thu hút dân sành nhậu từ tứ xứ đến với đất Tây Ninh. Thịt thằn lằn ngọt, chắc, ướp gia vị rồi nướng lên giòn thơm, chấm với nước chấm me chua thơm quyến rũ.

Thằn lằn núi. Ảnh:Vietpictures.

 Muối tôm

Muối tôm còn “chết” tên muối Tây Ninh cho thấy mức độ gắn liền của món muối này với đất Tây Ninh. Món muối độc đáo từ vùng đất không có một…chút biển nào, được cho là một trong những loại đồ chấm thích hợp nhất với các loại hoa quả, và cả các món ăn vặt như bánh tráng. Món muối này có công thức chế biến khá cầu kì.

Muối tôm là món đồ chấm hoàn hảo cho các loại hoa quả. Ảnh:5giay

ĐẾN PHÚ YÊN, NHỚ ĂN MẮT CÁ NGỪ

Đất Phú Yên là điểm đến yên bình cho du khách với những thắng cảnh hoang sơ như mũi Đại Lãnh, ghềnh Đá Đĩa, núi Nhạn… Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng của nơi đây.

Trong số những món ăn mà nhiều người “săn lùng” nhất khi đến Phú Yên, có lẽ sau bánh hỏi lòng heo, phải kể đến món mắt cá ngừ.

Mắt cá ngừ ở đây là mắt cá ngừ đại dương, hay còn gọi là cá bò gù. Đây là loại cá “cao cấp” với giá trị dinh dưỡng cao và phần thịt đặc biệt thơm ngon, rất được người dân các nước phát triển như Nhật, Hàn, Đài Loan ưa thích. Cá ngừ đại dương rất to, nên con mắt cá cỡ bình thường cũng bằng quả trứng gà. Mắt cá ngừ đại dương rất giàu omega 3, DHA, tốt cho não và mắt người.

Món ăn này dường như chỉ thấy có ở Phú Yên, và cũng thuộc dạng hiếm ngay tại vùng đất này, bởi vì mắt cá có số lượng không nhiều, khi khai thác thì các nhà hàng đã “đón” sẵn. Vậy nhưng du khách đã có tâm hồn ăn uống, cũng phải tìm cho ra món này để thưởng thức.

Mắt cá ngừ đại dương thường được chế biến theo kiểu tiềm, rất công phu, cầu kỳ. Mắt cá tách riêng phần cầu mắt, các phần còn lại bỏ đi. Sau đó cho vào thố, cùng với các thứ nguyên liệu rau củ khác như kỷ tử, táo đỏ, sau đó đem tiềm cho chín. Khi dọn ra, mắt cá ăn kèm nhiều loại rau thơm trong đó quan trọng nhất là rau tía tô.

 

Một tô mắt cá ngừ lớn đầy hấp dẫn (ảnh: www.vietnamesefood.com.vn)

Mắt cá ngừ phải ăn khi còn nóng, lúc này ăn miếng cá chỗ dai chỗ béo, húp miếng nước tiềm thơm lừng với vị ngọt lừ tự nhiên của cá, bồi thêm miếng rau tía tô kèm theo, cắn miếng ớt cay chảy nước mắt, thực khách cảm nhận rõ ràng một hương vị hòa quyện dạt dào triền miên đầy kích thích trong miệng. Khi ăn xong thố mắt cá ngừ, ai nấy đều có cảm giác thỏa mãn kỳ lạ.

Tuy rằng món ăn ngon, bổ, hiếm và cách chế biến công phu, thế nhưng đặc điểm đáng yêu của món ăn này là không hề đắt đỏ. Một thố mắt cá ngừ chỉ có giá từ 25-30 ngàn đồng.

Bảo Tố

Mùa thu, đến Hà Nội ăn gì?

Mùa thu thường được coi là mùa đẹp nhất của Hà Nội. Đó là khi tiết trời oi bức của mùa hạ đã qua đi, làn gió mát mẻ tràn về khắp phố phường, mang theo mùi hoa sữa thoảng nhẹ vương vấn hồn người. Đó là khi cây lá bắt đầu phai nhẹ, khoác lên cho thành phố một vẻ đẹp mơ màng cổ kính.

Bên cạnh đó, đến với thu Hà Nội, cũng là đến với những sản vật ngon lành, đặc trưng được lưu truyền từ bao đời.

Sau đây là những món ăn bạn nên khám phá khi đến thăm Hà Nội vào thu:

1. Cốm

Cốm là món ăn tiêu biểu đã đi sâu vào văn hóa của người Hà Nội. Cốm Hà Nội làm từ hạt nếp non, nhất là nếp cái hoa vàng, qua nhiều công đoạn chế biến, cốm được gói trong lá sen hoặc lá khoai, khi mở ra tỏa mùi thơm dịu đặc trưng. Nổi danh nhất Hà Nội phải kể đến cốm Vòng, sau đó là cốm Lủ và cốm Mễ Trì. Cốm là món quà vặt bình dân, nhưng lại có nét sang trọng đến từ vẻ đẹp của hạt cốm, vẻ chỉn chu của miếng lá gói, hương thơm riêng biệt dịu dàng cũng như cách thưởng thức nhẹ nhàng thanh cảnh.

2. Rươi

“Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy”

Nếu cốm có vẻ sang trọng, thanh tao, thì rươi ngược lại. Rươi là một loại giun biển và cũng tương tự với các loại động vật nhuyễn thể khác – hình dáng của rươi khiến nhiều người thè lưỡi. Tuy vậy, nếu ăn rươi mà không biết đó là rươi, thì chẳng ai mà không khen ngợi cho được. Rươi làm được nhiều món, nhưng tại Hà Nội, phổ biến nhất vẫn là chả rươi. Sau khi rươi được xử lý cầu kỳ (làm lông, đánh thịt), rươi được đánh cùng với trứng và các nguyên liệu khác rồi rán vàng thành miếng chả thơm phức và rất bổ dưỡng.

3. Sấu chín

Sấu là loại quả chỉ có ở miền Bắc Việt và khi nhắc tới sấu người ta thường nghĩ ngay tới Hà Nội, là bởi đây là nơi mà sấu được sử dụng vào nhiều việc, nhất là ẩm thực. Trong khi mùa hè, sấu còn xanh, được dùng nấu canh, om thịt… thì mùa thu, sấu được thưởng thức một cách trực tiếp hơn với các món sấu dầm, sấu tươi chấm muối. Không chỉ là một loại quả có vị chua, sấu tươi còn có vị thơm ngát đặc trưng, đó là nguyên nhân để nhiều người ngóng chờ mùa thu đến để thưởng thức món quà vặt này.

4. Ốc

“Ốc tháng Mười, người Hà Nội”

Câu thành ngữ có lẽ mang ý: ốc mùa thu cũng “chất” như người Hà Nội. Quả thật, ốc mùa thu béo múp, chưa có ốc con lạn sạn, thịt ngon ngọt hơn với ốc các mùa khác. Người xưa cũng quan niệm ăn ốc mùa thu giúp sáng mắt. Dù sao đi nữa, bạn cũng không nên bỏ lỡ ốc khi đến Hà Nội mùa thu. Ốc ở Hà Nội được làm thành rất nhiều món, và hình như món nào cũng gây kích thích tuyến nước bọt khi nhắc tới: ốc nóng, bún ốc nóng, bún ốc nguội, ốc xào me, ốc cay, ốc xào dừa…

5. Món rán

“Mùa nào thức nấy”, khi gió heo may se lạnh trở về, phố phường nhuốm màu nâu nhẹ của lá vàng và của những giọt nắng hắt hiu chỉ vừa đủ làm người ta khỏi phải run lên, cũng là lúc Hà Nội bắt đầu xuất hiện những hàng món rán. Thật vậy, khó mà tìm ra những hàng bánh khoai, bánh chuối, bánh ngô… vào mùa Hè. Nhưng vào mùa thu, thì những hàng ấy lại xuất hiện như gọi mời, nhắc nhở. Món rán Hà Nội rất đa dạng, từ bánh khoai, bánh chuối, cho đến bánh rán, bánh gối, nem chua… tất cả được rán trên một bếp than hồng ấm áp nơi hàng quán vỉa hè, nơi khách sẽ gọi phần ăn rồi ngồi chậm rãi thưởng thức bánh và thưởng thức cả mùa thu.

 

Tú Anh (Mav.vn)

MỘT VÒNG ĐÀ LẠT ĐỂ THƯỞNG THỨC NHỮNG MÓN ĂN VẶT TUYỆT NGON

Đà Lạt không chỉ nổi tiếng về phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, mà còn nổi tiếng với rất nhiều món ngon, từ món ăn no tới món ăn vặt. Với chuyến du lịch dài 1-2 buổi như thường lệ, bạn có thể thưởng thức quà vặt kèm với thăm thú thành phố dựa theo gợi ý sau đây.

Bánh bèo, xắp xắp (gỏi khô bò), kem bơ… là những món quà vặt không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt. Nếu khéo léo sắp xếp, bạn có thể thưởng thức tất cả món ăn vặt nổi tiếng trong một hay hai buổi.

Bánh bèo số 4 Phan Đình Phùng

Chuyến hành trình khám phá món ăn vặt Đà Lạt bắt đầu với việc “nạp năng lượng” bằng một dĩa bánh bèo thơm ngon. Bánh bèo ở Đà Lạt khá lạ vì được ăn kèm với nước sốt tôm thịt màu đo đỏ, bên trên rắc thêm hành lá, hành phi bắt mắt và những miếng da heo chiên giòn giòn. Cắn một miếng bánh bèo, vị béo của nước sốt tôm thịt hòa cùng vị ngọt thanh của bột bánh như tan trong vòm miệng. Ăn hết dĩa mà vẫn còn thòm thèm, muốn ăn thêm dĩa nữa.

Muốn thưởng thức bánh bèo chính hiệu Đà Lạt thì không thể không ghé quán “bánh bèo số 4” Bà Hường (402 Phan Đình Phùng), địa điểm không chỉ thu hút du khách mà còn người dân địa phương. Quán bán từ 2 giờ chiều đến tối.

Xắp xắp số 99 Nguyễn Văn Trỗi

Sau khi “tráng” bao tử bằng dĩa bánh bèo, bạn có thể đi bộ hoặc chạy xe máy xuôi theo đường Phan Đình Phùng, ngược lên dốc Bùi Thị Xuân, hay còn gọi Ngã ba chùa. Đi vừa hết con dốc thì bạn sẽ gặp ngay quán xắp xắp số 99 Nguyễn Văn Trỗi.

Món xắp xắp ở Đà Lạt thật ra là món gỏi khô bò khá phổ biến ở Sài Gòn, nhưng được gọi tên theo tiếng kéo cắt khô bò nên nghe lạ tai. Khô bò ở đây mềm và dai, ăn kèm với sợi đu đủ bào nhuyễn và ớt xay nhuyễn cay the the khá ngon miệng. Bánh bèo chén và bánh flan ở đây cũng được ưa chuộng, nếu vẫn chưa no thì bạn nên thưởng thức.

Gần quán có chùa Linh Sơn, một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở Đà Lạt, bạn có thể dành chút thời vãn cảnh chùa để “giải phóng” bớt năng lượng.

Bánh mì xíu mại Nguyễn Chí Thanh

Nếu không thích xắp xắp thì bạn có thể đi thẳng theo hướng xuống chợ Đà Lạt, đến cuối đường Nguyễn Chí Thanh và thưởng thức món bánh mì xíu mại cay giòn.

Những viên xíu mại nhỏ xíu bỏ trong chén nước dùng trong và ngọt, khi ăn cho thêm một ít sa tế, bẻ miếng bánh mì thả vào nước dùng cho thấm mềm, xắn nửa viên xíu mại. Múc một muỗng bánh mì và xíu mại cho vào miệng, vị cay và nóng lan tỏa, vừa ăn vừa hít hà khiến bạn cảm thấy ấm hơn giữa trời se lạnh của phố núi.

Bánh tráng nướng Nguyễn Văn Trỗi

Bánh tráng nướng cũng là lựa chọn khác cho món ăn vặt nóng giòn của phố núi. Ngồi bên bếp than hồng, nhìn cô chủ tay thoăn thoắt nướng từng chiếc bánh tráng thơm ngon, khiến bạn chỉ muốn thưởng thức “ngay và luôn”. Bánh tráng có rất nhiều nhân ăn kèm như: thịt băm, trứng gà, khô bò, phô mai, pa tê nên bạn có thể yêu cầu cô chủ nướng bánh theo sở thích.

Quán bánh tráng nướng nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Trỗi tuy nhỏ nhưng là quán bán đầu tiên và nổi tiếng ở Đà Lạt. Đường Nguyễn Văn Trỗi khá ngắn nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy quán.

Kem bơ Thanh Thảo

Khi đã “lưng lưng” bụng, bạn có thể tráng miệng bằng món kem bơ béo ngậy. Bơ được xay nhuyễn thành sinh tố, viên kem thả lên trên và rắc thêm vài sợi dừa nạo. Khi ăn, vị béo của bơ và kem hòa tan vào nhau, sợi dừa sần sật, thêm chút cảm giác lạnh lạnh rất thú vị.

Quán kem bơ Thanh Thảo cũng nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi nên khá thuận tiện. Ngoài kem, quán còn nổi tiếng với món trái cây dĩa, chè Thái và sinh tố.

Chè Hé đường 3-2

Nếu thích tráng miệng bằng món ăn ngọt như chè thì bạn có thể ghé quán Chè Hé nằm trên dốc đường 3-2 hướng ra chợ Đà Lạt. Sở dĩ quán có tên gọi Chè Hé vì cánh cửa luôn khép hờ. Quán bán đầy đủ các loại chè nóng-lạnh như chè đậu thập cẩm, chè bà ba, chè khoai môn… tha hồ cho bạn lựa chọn. Quán nằm kế bên tiệm bánh mì Liên Hoa nên bạn đừng lo khó tìm.

Sau khi ăn chè xong, dạo một vòng quanh chợ đêm Đà Lạt là hoạt động lý tưởng nhất. Chợ đêm dành cho du khách nên khá nhộn nhịp và sầm uất, bày bán hàng hóa từ quần áo, quà lưu niệm cho đến rau củ quả Đà Lạt.

Bắp nướng-khoai lang nướng chợ Đà Lạt

Cầu thang dẫn xuống chợ đêm Đà Lạt được xem là “thiên đường ăn uống” cho những tín đồ mê ăn vặt. Nơi đây nổi tiếng với những món nướng xiên que nhưng thu hút nhất vẫn là món bắp nướng-khoai lang nướng. Nhâm nhi trái bắp nướng rưới mỡ hành béo ngậy hay vừa thổi vừa bóc vỏ củ khoai lang nướng nóng hổi có thể giúp bạn quên đi cảm giác lạnh khi đi bộ vào buổi tối.

Sữa đậu nành Tăng Bạt Hổ

Nếu muốn tìm một nơi nghỉ chân và làm ấm người thì bạn nên uống sữa đậu nành trên đường Tăng Bạt Hổ, phía sau chợ Đà Lạt. Ly sữa đậu nành sẽ thêm phần thú vị khi được dùng kèm với bánh su kem. Bẻ một miếng bánh su kem, chấm vào ly sữa đậu nành, vị ngọt của sữa hòa cùng vị kem béo, bánh xốp mềm tan trong miệng, ăn hoài không thấy ngán.

Theo An Nguyên / Báo Phụ Nữ TP HCM

5 HÀNG PHỞ CÓ TÊN “ĐỘC” NỔI DANH HÀ NỘI

Hà Nội nổi tiếng là “thủ đô ẩm thực” với rất nhiều hàng ăn ngon và độc đáo. Khám phá ẩm thực Hà Nội, một trong những điều thú vị là bạn có thể bắt gặp những hàng ăn có tên khá “kỳ lạ”, và cực kỳ dễ nhớ.
Phở là món ăn  quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào dù ở trong hay ngoài nước.
Đối với người Hà Nội, phở được ăn vào mọi thời điểm trong ngày: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, bữa xế và bữa khuya … hay có thể nói nếu muốn bạn có thể dễ dàng tìm được một quán phở trên hầu hết mọi con phố ở Hà Nội. Vì thế khi nhắc về Hà Nội, phở là một trong những niềm tự hào của người Thủ đô.
Phở Hà Nội được nấu theo cách truyền thống, thơm ngon và cực chất từ nước dùng được ninh nấu cầu kỳ cho đến thịt bò, thịt gà luôn tươi mới và hành lá, rau thơm thái nhỏ dậy mùi. Nếu đã từng ăn phở Hà Nội, bạn sẽ thấy không thể ăn phở ở nơi khác và sự cách biệt về mùi vị của món ăn này.
Ở Hà Nội có rất quán phở nổi tiếng nhưng có những quán không chỉ thu hút khách hàng bởi hương vị ngon có tiếng, được truyền từ đời ông đời cha cho con cháu kế thừa mà còn bởi những tên hiệu ‘độc” nghe một lần là nhớ mãi.
Phở Vui
 
Nằm trên con phố nhỏ trong khu phố cổ của Thủ đô, phở Vui ở 25 hàng Giầy rất nổi tiếng với người sành ăn Hà Nội. Phở ở đây chuyên về bò tái chín: tái nạm, tái gầu, sốt vang, bắp bò, gân trong … Với nước phở đậm đà, béo ngậy, thịt bò tươi ngon cùng tên quán đặc biệt nên thực khách đến đây đều rất “Vui” sau khi thưởng thức và đều trở lại thường xuyên.
Phở Sướng
 
Nói đến phở Vui, không thể không nhắc đến quán phở Sướng, một quán phở bò được đánh giá tốt bởi độ chất của nước dùng, thịt bò tươi ngon, mềm mại không bị khô. Tuy nằm ở ngõ  Trung Yên, phố Đinh Liệt với diện tích quán không rộng lắm nhưng phở Sướng lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào.
Phở Nhớ
 
Quán phở nhỏ nằm ở ngã tư Huỳnh Thúc Kháng và Nguyên Hồng, với thực đơn phở bò và phở gà, phở Nhớ đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những người sành ăn ở Hà Nội. Có lẽ tên hiệu đặc biệt và hương vị nước dùng được ninh kỹ, cầu kỳ kết hợp với bánh phở mềm dẻo là lý do phở Nhớ níu giữ bước chân thực khách.
Phở Bưng
 
Ngay cái tên của quán phở đã khiến bạn ngạc nhiên và tò mò đúng không? nhưng xin được đính chính đây là gánh phở chỉ được bán ở vỉa hè phố Hàng Trống giao với hàng Bông từ 4h chiều đến 8h tối hàng ngày. Được dân sành ăn Hà Nội đánh giá cao. Phở Bưng có hương vị thơm ngon, đậm đà, nước dùng thanh ngọt, bánh phở dẻo, thịt mềm nên tuy phải tự phục vụ và ngồi ở vỉa hè nhưng chỉ cần chậm chân, bạn sẽ không có cơ hội thưởng thức phở Bưng khi trời chập tối.
Phở B52
 
Là quán phở mới được mở hơn 2 năm nay nhưng phở B52 cũng là lựa chọn của nhiều người Hà Nội biết ăn. Cái tên B52 khiến nhiều người nghĩ là năm sinh của chủ quán nhưng thực ra chữ B trong B52 chỉ đơn giản là bò. Hoạt động với phương châm “phở sạch cho người sành” nên phở B52 có chất lượng miễn chê và giá cả cũng khá cao so với nhiều quán phở khác. Nhưng có lẽ phở ngon đúng nghĩa và phong cách phục vụ hiện đại nơi đây nên giá một bát phở có cao hơn nhiều so với những quán phở khác, B52 vẫn là lựa chọn của nhiều người thích ăn phở ở Hà Nội.
Thái Chi (Depplus.vn/MASK)

NHỮNG THỨ NÊN MUA LÀM QUÀ TẠI CHÂU ĐỐC, AN GIANG

Đất Châu Đốc nổi danh là nơi có nhiều sản ngon vật lạ, nơi được mệnh danh là “Vương quốc mắm”, đó là lý do để bạn đừng quên cầm theo một vài món quà sau chuyến đi Châu Đốc – An Giang. 

Các món ăn đặc trưng như mắm, thốt nốt hay lạ miệng như cà na đập là những lựa chọn thú vị để mua làm quà khi bạn du lịch Châu Đốc.

Không khó để tìm món quà lưu niệm hay ho tặng người quen khi thăm An Giang nhờ những món đặc sản nơi đây. Chỉ cần dạo một vòng quanh chợ Châu Đốc hay hóng mát ngoài đường vào ban đêm, bạn dễ dàng lựa những món quà đặc trưng sau một chuyến du lịch tại đây.

Các loại mắm

Châu Đốc (An Giang) được mệnh danh là “vương quốc mắm” nhờ nằm ngay ngã ba sông Hậu, một trong hai nhánh của sông Mê Kông nổi tiếng với trữ lượng cá trong tự nhiên vô cùng phong phú. Đến Châu Đốc, bạn sẽ bắt gặp các loại hấp dẫn như mắm cá linh, cá lóc, cá trèn, ba khía, cá sặc… hay nổi tiếng nhất là mắm Thái được bày bán khắp nơi.

Mắm Châu Đốc có vị hơi ngọt đặt trưng của Nam bộ nhưng bên trong lại mặn, rất thích hợp ăn cùng cơm trắng, đặc biệt vào những ngày mưa. Giá các loại mắm dao động từ vài chục nghìn đến hơn 100.000 đồng mỗi kg.

Nhiều thương hiệu mắm nổi tiếng ở Châu Đốc làm theo công thức gia truyền riêng nên vị cũng khác nhau. Bạn hãy nhờ người bán tư vấn để chọn loại mắm ngon nhất về làm quà. Du khách có thể mua ở chợ Châu Đốc hoặc khu vực ngay chân núi Sam.

Các loại mắm đa dạng được bán đầy chợ Châu Đốc, nơi bán rất sạch sẽ và thắp đèn cả ngày để xua đuổi ruồi nhặng

Các loại khô

Ngoài các loại mắm, khô cá cũng là món ăn nổi tiếng ở An Giang. Vì lượng cá quá nhiều và tươi ngon nên khô ở đây cũng đa dạng như khô cá linh, cá sặc, cá tra…

Châu Đốc còn có món khô bò rất ngon, chia làm 3 loại gồm khô bò vàng cứng và giòn, khô bò nâu sẫm cứng nhưng không giòn và khô bò nâu xốp giòn, dẻo. Khô Châu Đốc chính là một trong những món du khách rất hay mua về làm quà.

Quầy khô cá với đủ thể loại ngay giữa chợ Châu Đốc

Quả mây gai và me Thái

Đến Châu Đốc, bạn rất dễ bị mê hoặc bởi những trái me Thái chín ngọt lịm thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán mây gai, một loại quả đặc trưng mà ở Việt Nam, chỉ An Giang mới có.

Quả mây gai được bán ở khu chợ đêm ngay trước chợ Châu Đốc, giá khoảng 20.000-35.000 đồng mỗi kg

Mây gai màu cam, khi chín ngả sang hơi đen, rất nhẹ, xuất xứ Thái Lan và được nhập về An Giang qua biên giới Campuchia. Bên ngoài quả có gai nhỏ nhưng không nhọn, rất dễ bóc vỏ. Mây gai có mùi thơm vừa giống mít, vừa có chút hương của núi rừng.

Sau khi bóc lớp vỏ gai, bạn sẽ được thưởng thức vị ngọt ngọt chua chua rất đặc trưng. Tuy nhiên, quả mây gai chỉ để được khoảng vài ngày. Bạn nên chọn mua quả chưa chín trước khi về để lúc biếu, món quà vẫn trong trạng thái tốt và vừa chín tới.

Thốt nốt

Nhắc đến An Giang, không thể quên những món ăn làm từ thốt nốt. Trong đó, thốt nốt tươi rất mềm, vị hơi giống dừa nhưng ăn mát hơn. Bạn cân nhắc mua loại ngâm sẵn trong hũ về làm quà. Chúng có thể để tới một năm, tuy nhiên tuyệt vời nhất vẫn là thốt nốt tươi.

Lưu ý quan trọng là thốt nốt tươi chỉ để được khoảng 2 – 3 ngày trong tủ lạnh, nước có bán sẵn ngoài chợ nhưng nên bảo quản trong vòng 24 giờ, khi mua về cần sử dụng liền. Ngoài ra, đường thốt nốt dùng để kho cá, pha nước chanh uống rất ngon và mát.

Rất dễ để tìm được những quầy bán thốt nốt ngâm ngay trong chợ Châu Đốc

Cà na đập

Chợ Châu Đốc chỉ có duy nhất một người bán cà na đập – món ăn được đặt tên theo cách chế biến. Quả cà na tươi, sau khi đập nát, vắt bớt nước và chà xát để ra hết chất chát thì đem dầm đường, chờ khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng.

Món này phải khéo léo sao cho quả cà na bị đập không quá nát, vẫn giữ màu xanh tươi sau khi chà xát, vắt nước nhưng hương vị còn nguyên, ăn vẫn giòn. Cà na đập ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon. Giá món này khá đắt, khoảng 100.000 đồng mỗi kg. Bạn có thể mặc cả nếu mua nhiều.

Giống cóc ổi dầm, cà na đập thường được ăn với muối ớt và để được rất lâu trong tủ lạnh.

Yên Hạ (VnExpress.net)

NHỮNG ĐẶC SẢN HẤP DẪN KHÔNG THỂ BỎ QUA Ở TUYÊN QUANG

 

Đất Tuyên Quang đã đi vào câu thành ngữ “Chè Thái – gái Tuyên” như một trong những “miền gái đẹp” khiến cho bao người không khỏi ước mong được khám phá. Nhưng khi đến được nơi đây, bên cạnh việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang nhã của cô gái Tày, nét ban sơ của cô gái Dao, còn một điều mà du khách không được quên đó là khám phá những sản vật phong phú của vùng đất có địa hình đa dạng ở trung tâm lưu vực sông Lô này.

1. Rượu ngô Na Hang

Rượu ngô Na Hang không chỉ dễ “say như điếu” bởi chất ngô ngọt lử mà còn bởi công thức gây men đặc biệt từ lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp… Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể.

 

2. Cam sành Hàm Yên

Cam sành đã được trồng từ rất lâu đời trên đất Hàm Yên và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của huyện. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát và giá trị dinh dưỡng cao.

3. Gỏi cá bỗng sông Lô

Cá bỗng để chế biến món gỏi phải là cá nuôi được 1,5-2 năm, trọng lượng đạt 2,5-3kg, thịt chắc. Gỏi cá Tuyên Quang không dùng thính gạo mà dùng chính xương cá băm nhỏ rang vàng, cán mịn rồi trộn đều với lạc rang giã rối, ăn cùng những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng nước sốt gia vị sánh ngọt hấp dẫn, thích thú vô cùng.

 

4. Cơm lam

Cơm lam đất Tuyên Quang không có nhiều khác biệt với các miền vùng cao khác nhưng rất phổ biến và cũng là một nét ẩm thực khó quên của mảnh đất này. Ai đã từng thưởng thức cơm lam nơi đây sẽ không bao giờ quên được hương vị dẻo thơm của nếp. Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của nước ống tre, vị thanh thanh lá chuối, mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon mà không bị hỏng, và có thể ăn cùng với nhiều thức ăn khác.

5. Thịt trâu gác bếp

Một đặc sản lừng danh Tuyên Quang khác là thịt trâu gác bếp. Thịt trâu ở vùng núi Tuyên Quang nổi tiếng là sạch và ngọt thịt. Khi trâu được mổ, lấy nguyên thịt nạc, dần cho mềm và ướp với tỏi, ớt, gừng, sả và những gia vị khác, sấy trên than củi hoặc hun khói trên gác bếp. Khi ăn, có thể cuốn thịt trâu khô với lá rau cải, chấm thêm với ma-gi, mù tạt, uống với bia.

Ảnh: monngonmiennui

 

6. Mắm cá ruộng Chiêm Hoá

Đây vừa là món ăn truyền thống, cũng vừa là một vị thuốc độc đáo của đồng bào dân tộc Tày từ bao đời nay.Để làm ra một hũ mắm cá đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm, hương vị đặc trưng của thứ đặc sản này khiến cho ai đã từng một lần thưởng thức sẽ khó quên.

7. Măng

Măng là món quà hương rừng tinh tuý của mảnh đất miền núi. Từ măng nứa, măng tre, măng mai… có thể chế biến thành nhiều món như măng xào, măng cuốn, măng nhồi thịt, măng đắng luộc chấm mẻ… Món nào cũng có hương vị riêng, đậm đà, khó quên. Măng còn để ngâm chua, xào cùng thịt trâu, một món ăn rất đặc biệt của đồng bào dân tộc vùng núi cao.

8. Bánh gai Chiêm Hoá

Ngoài mắm cá, bánh gai Chiêm Hoá cũng đóng góp hương vị đặc sắc vào văn hoá ẩm thực đất Tuyên Quang.Bánh gai được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn. Muốn có chiếc bánh thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô, tạo nên hương vị rất đặc trưng.

9. Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc (5 màu, gồm trắng, xanh, đen, đỏ, vàng) được làm để dâng tế thần linh. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tày, đây là biểu tượng của “ngũ hành”, tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ – 5 yếu tố vật chất tạo ra sự sống. Thưởng thức món xôi ngũ sắc, du khách không chỉ cảm nhận được hương vị thơm ngon mà còn được chiêm nghiệm những triết lý sâu xa về thuyết ngũ hành trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tày.

10. Bánh nếp nhân trứng kiến

Đến với những ngôi nhà sàn người Tày thuộc Tuyên Quang để thưởng thức những món ngon dân dã và độc đáo trong đó có món bánh nếp nhân trứng kiến.Người ăn nếm từng miếng nhỏ để cảm nhận mùi vị thơm ngon của nếp, vị ngậy béo của nhân trứng kiến quyện lẫn hành và thì là. Tuy nhiên cũng có người vì nhạy cảm, thì có thể bị dị ứng khi ăn món bánh này giống như người bị dị ứng khi uống rượu ong.

 

(Theo Depplus.vn/MASK)

12 MÓN ĐẶC SẢN DANH TIẾNG ĐẤT BẠC LIÊU

Bạc Liêu nổi tiếng là nơi câu Vọng cổ đầu tiên được cất lên, đây cũng là nơi gắn liền với nhiều giai thoại về dân chơi nhà giàu thời đầu thế kỉ. Đến Bạc Liêu, bên cạnh việc ngắm nhìn đồng ruộng cò bay thẳng cánh, lắng nghe câu Vọng cổ mùi mẫn, du khách còn nên khám phá những món ăn đặc sắc ở nơi đây.

 

1. Lẩu Mắm

Nơi đây, người dân thường chế biến món lẩu này từ mắm cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu mắm ăn kèm thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa… và rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình… (Ảnh: Lê Hà Ngọc Trâm).

2. Bánh tằm Ngan Dừa

Là một trong những món ăn đặc trưng  miền Tây, bất kỳ du khách nào khi đặt chân tới Bạc Liêu đều nhất định muốn thử bánh tằm Ngan Dừa. Bánh được làm từ bột gạo khuấy chín, se thành sợi sau đó đem hấp, ăn cùng xíu mại, bì và thịt nạc luộc cắt sợi, đậu phộng rang giã nhuyễn, dưa chuột thái nhỏ, rau sống… Bánh tằm ở thị trấn Ngan Dừa là nổi tiếng nhất.

3. Nhãn

Nhãn là một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng, vị thanh ngọt và hương thơm quyến rũ. Nơi có nhiều nhãn ngon là những khu vườn tại xã Hiệp Thành – đây cũng là điểm du lịch thu hút khách thập phương ở Bạc Liêu.

4. Bánh xèo

Thương hiệu được nhiều người biết đến khi tới Bạc Liêu chính là bánh xèo A Mật, nhân làm từ hành lá cắt nhỏ, những con tôm đỏ âu cùng hành tây thái mỏng, đậu xanh chín mềm và vài sợi củ sắn. Món này ăn kèm rau sống và chấm mắm ớt chua ngọt.

5. Bún bò cay

Dù mang vị đặc trưng của miền Trung, bún bò cay lại là món ăn dân dã với những con người nơi đây. Nguyên liệu một bát bún gồm thịt bò nấu cùng sa tế, bún trắng ăn kèm rau thơm, giá. Một trong những địa điểm bán bún cò cay ngon là Phường 5. (Ảnh: Thanh Tuyết).

6. Bún nước lèo

Đến vùng đất cực nam của tổ quốc, bạn sẽ thấy bún nước lèo được bán ở khắp nơi, từ những gánh hàng rong đến các quán ăn gia truyền nổi tiếng. Nước lèo ngon phải nấu trong nồi đát để giữ vị ngọt của tôm, cá, nước dừa và dậy mùi thơm từ mắm. Bún ăn kèm bắp chuối thái mỏng, giá, húng quế… Một số nơi còn ăn thêm mực tươi, thịt lợn quay, chả giò, bánh cống… (Ảnh: Khánh Ky).

7. Cua, ốc mỡ, ốc len

Với lợi thế hơn 56km đường bờ biển, vùng đất trù phú này luôn nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon, cuốn hút du khách ngay từ lần đầu đặt chân đến. Những món đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ là cua biển rang me, ốc mỡ xào sa tế, ốc len xào dừa… (Ảnh: Khánh Hòa).

8. Xá pấu

Xá pấu là tên gọi của cộng đồng người Hoa cho món củ cải muối. Cách chế biến món đặc sản này cũng khá dễ: củ cải rửa sạch, cắt thành cọng nhỏ phơi khô sau đó muối với đường, ngũ vị hương, Món này ăn ngon nhất khi kết hợp cùng cháo trắng, đậu phụ rán giòn. (Ảnh: Nhathi).

9. Bồn bồn

Bạc Liêu là một trong những tỉnh có món dưa bồn bồn ngon nổi tiếng gần xa. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như xào tôm thịt, nấu canh, lẩu, làm gỏi…

10. Ba khía

Ba khía là một loài thuộc họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung chỗ nước lợ, mặn. Do có ba gạch ở trên lưng nên chúng được đặt tên Ba khía. Ngoài Ba khía luộc và muối, mắm Ba khía với hương vị cay, mặn, ngọt là một đặc sản nổi tiếng, thường ăn kèm cơm cháy giòn rụm.

11. Bánh củ cải

Ghé chợ Bạc Liêu để thưởng thức thêm một đặc sản nữa đó là bánh củ cải. Bánh có nguồn gốc của người Hoa. Bánh được làm bằng bột mì trắng pha với ít bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Trong là nhân bánh gồm tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đâm dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm vừa ăn. Bánh củ cải ăn kèm với rau thơm, diếp cá, húng lủi, húng cây, quế và ít xà lách. Không thể thiếu phần nước chấm: pha nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt cho vừa ăn.

12. Mắm chua Vĩnh Hưng

Khi có dịp tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), bạn sẽ được dân địa phương giới thiệu món mắm chua. Mắm chua được chế biến từ cá sặt, cá rô, cá lóc nhỏ…, cùng muối, đường, thính, rượu, riềng, tỏi, ớt…. Không giống các loại mắm mặn khác, mắm chua chỉ ăn trong vòng 10 – 15 ngày, nếu có tủ lạnh thì để được lâu. Ngoài sản xuất mắm chua bằng cá sặt, cá rô, cá lóc, người ta còn làm mắm cá lóc mặn truyền thống.

Mắm chua có mùi rất thơm, màu hơi xanh (không đỏ như mắm đồng), còn nguyên dạng con cá nhưng toàn bộ xương đã mềm. Mắm chua ăn cùng với vài trái bần hoặc vài trái ổi, thậm chí vài trái khế, chuối chát, me xanh, hoặc mấy lát dưa leo cũng được. Để tăng thêm hương vị và cho “dễ ăn”, nên có một nắm ớt hiểm xanh. Gắp một con mắm chua bằng cá sặc, cá rô hoặc cá chốt, cho nguyên con vào miệng, không cần phải xé (nếu là mắm cá lóc chua thì phải xé), cắn trái ớt hiểm và miếng ổi, nhai nghe vị mặn vị chua của con mắm mềm từ thịt tới xương hòa trên mặt lưỡi.

Anh Minh (VnExpress)

7 MÓN ĐẶC SẢN PHẢI THƯỞNG THỨC Ở CAO BẰNG

Nhắc đến Cao Bằng, nhiều người nghĩ ngay đến thác Bản Giốc,  Động Ngườm Ngao… hay những di tích lịch sử nổi tiếng. Kế đó, phải kể đến những món đặc sản mà ai đã ăn qua một lần đều không thể quên được.

 

Xôi trám Cao Bằng

Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy màu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy.

Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).

Cách làm món này đơn giản lại thơm ngon, bổ. Khách có thể mua tại các phiên chợ vùng cao mua vài cân làm quà, để nhớ mãi hương vị đậm đà của trám.

Trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, kẹo, đậu sị, ô mai, dùng chữa ho, viêm họng giải khát chữa say rượu; còn trám đen dùng làm món ăn kho, sốt với cá, đậu phụ, có vị đậm đặc riêng. Nhưng chỉ có trám đen mới dùng làm xôi trám.

Vào tháng tám, tháng chín âm lịch, người dân lên rừng hái quả. Trám nấu xôi chọn quả chín mọng, không bị sâu, hái về ngâm vào nước ấm khoảng 25 đến 30 độ C một lúc cho mềm (nước nóng hơn trám sẽ không mềm). Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lấy phần thịt bỏ hột, rồi trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, xôi có mầu hồng tím là được.

Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất bổ, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi thu hái về xử lý quả trám bằng nước ấm, bóc lấy phần thịt đem sấy khô đựng vào lọ ăn dần.

Vịt quay 7 vị Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng nước ta cũng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món vịt quay 7 vị. Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.

Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, nặng khoảng 1,8 kg, 2 kg được làm sạch, mổ moi cho khéo rồi nhúng qua nước sôi làm săn thịt.

Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài.

Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng.

Than nướng vịt phải trộn thứ than củi nỏ, bén lửa đều thì thịt sẽ không bị ám khói. Ngồi trông vịt quay, người ta có cái thú mắt được nhìn mầu thịt rộm vàng lên qua mỗi lượt lửa hồng, mũi ngào ngạt mùi thơm của thịt vịt nướng và không khỏi thèm thuồng bởi mùi hương quyến rũ do mật và mỡ bắt lửa cháy xèo xèo.

Con vịt nóng giãy, bị xẻ làm đôi chỉ bằng đúng một nhát dao. Nước dùng trong bụng vịt được đổ riêng ra bát, dùng luôn làm nước chấm hoặc tưới lên đĩa thịt. Cổ cánh để bán riêng và thường hết ngay. Con dao nhà nghề phập từng nhát một để tạo ra những miếng thịt sắc cạnh, còn nguyên lớp da. Lớp thịt sau da mầu hồng đào, vừa chín tới, mềm và ngọt. Nhưng quyến rũ hơn cả là mùi thơm vô vùng khó tả.

Vịt sau khi quay được chặt nhỏ xếp ra đĩa, da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc.

Rau dạ hiến

Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày – Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.

Dạ hiến không đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon, hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt.

Thứ rau này chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt rau muống là đem xào. Cách xào cũng gần như xào rau muống, nghĩa là mỡ càng già càng tốt và chỉ cần đảo qua vài lượt cho rau vừa chín tới (xào tái là ngon nhất). Chỉ nhai vài miếng ta đã thấy ngay cái vị hấp dẫn của thứ rau này, vì nó vừa có vị béo ngậy, vừa thơm. Khi ăn, ta cảm thấy như bao nhiêu tinh tuý của rau rừng mùa xuân đều tập trung ở thứ rau này. Nếu như ai đã ăn quen, lâu ngày xa quê, rồi bỗng trở về và được ăn rau Dạ hiến thì sẽ có cảm giác như mình vừa được thưởng thức “sơn hào hải vị”. Nhiều cụ lang cho rằng, Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Ðặc biệt, rễ cây rau Dạ hiến đỏ còn là một trong nhiều vị thuốc chữa chứng vô sinh.

Do ngon và có nhiều công dụng như thế nên từ nhiều năm nay, Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng. Vào dịp xuân hè, ở vùng thị xã cũng như ở các thị trấn, thị tứ, hầu như không có bữa tiệc, bữa cỗ nào là không có đĩa rau Dạ hiến xào lẫn thịt bò tươi hoặc lòng lợn, lòng gà… Trong vài ba năm lại đây, nhiều vị khách quen từ miền xuôi lên Cao Bằng vào dịp từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 7 âm lịch đều không quên tìm ăn món phở xào rau Dạ hiến. Quả thực đây là một món ăn lạ và ngon, hình như chỉ ở Cao Bằng mới có. Nhiều người cho rằng đến bữa nếu có món phở xào Dạ hiến thì không cần thêm một thứ thức ăn nào khác vẫn ăn đến no được, mà no rồi vẫn còn thèm.

Do Dạ hiến vừa là thứ rau đặc sản, vừa là loại rau đặc biệt sạch nên các mẹ, các chị từ các làng bản xa gánh ra chợ thị xã bao nhiêu cũng không đủ bán. Hiện nay thứ rau này không chỉ tiêu thụ ở Cao Bằng mà nhiều người đã biết cách bảo quản để chuyển về dưới xuôi để làm quà cho người thân. Cũng do nhu cầu tiêu thụ lớn như vậy nên nhiều gia đình ở các xóm làng vùng sâu đã biết bảo vệ, gìn giữ cây Dạ hiến. Một số chủ vườn rừng đã bắt đầu để tâm nghiên cứu, trồng thử để dần dần đưa Dạ hiến vào vườn cây của mình.

Bánh trứng kiến

Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.

Làm được món pẻng rày phải vào rừng kiếm trứng kiến. Nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là tua rày có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Một tổ kiến to có thể lấy được vài ba chén trứng.

Một thứ nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là bâu ngỏa. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.

Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Đây là một trong những nét văn hoá ẩm thực mang giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất; bùi ngậy nhất, dù bạn chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò, thịt gà, hạt dẻ vẫn gũi được hương vị.

Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Tuy vậy, do đồng bào Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể. Ngay tại thị xã này ai có “cơ may” mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, mà phải vào tháng Chín, tháng Mười hàng năm vì đây là mùa thu hoạch.

Tuy trồng cây dẻ không tốn công sức chăm sóc, giá thành hạt dẻ cao hơn ngô, đậu đỗ nhưng đồng bào ở Trùng Khánh vẫn chẳng muốn mở rộng diện tích là do phong tục thả rông trâu bò ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và thu hoạch hạt dẻ.

Bánh áp chao

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.

Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm.

Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, ở thị xã, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.

Bánh khảo

Mỗi dịp xuân về, cùng nô nức chuẩn bị các món bánh của dân tộc, đi chợ sắm Tết, thì người Cao Bằng còn hối hả sửa soạn làm bánh khảo – bánh cổ truyền không thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên. Bánh khảo thực chất là một thứ lương khô của người Tày, Nùng, cất để ăn cả tháng cũng không mốc, không ỉu. Với phong tục đón Tết trong cả tháng đầu xuân, thì chừng nào trong nhà còn bánh khảo, chừng đó vẫn còn là Tết.

Làm bánh khảo đòi hỏi phải khéo léo và tỉ mẩn. Bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể “làm được”, nhưng muốn “ăn ngon” thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo chính là người nghệ nhân. Làm bánh khảo cũng thật vui, vì lúc đó các thế hệ trong gia đình đều tham gia cả – người già làm việc nhẹ nhàng, thanh niên thì xông xáo những việc nặng hơn, hàng xóm cũng xúm tay lại giúp, mọi người cùng vui vẻ làm việc hăng say khi không khí Tết đang lại gần.

Nguyên liệu làm bánh từ gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, cho vào rang và xay bằng cối đá (xay khô) đến khi bột mịn. Lấy giấy bản lót vào thúng, đổ bột vào và “hạ thổ” qua đêm. Mục đích của “hạ thổ” là làm cho bột bánh ỉu và có độ dẻo.

Trên tờ giấy hình vuông, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán (bột làm bánh) dính 4 đỉnh tam giác lại. Chiếc bánh được khoác áo vuông đẹp mắt.

(Theo VietQ)

SỰ KHÁC NHAU TRONG CÁCH ĂN UỐNG GIỮA SÀI GÒN – HÀ NỘI

Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố lớn, nhộn nhịp và đông dân nhất nước. Không chỉ khác nhau về vị trí địa lý, Hà Nội và Sài Gòn còn có sự khác nhau rõ ràng về tập quán, phong tục, thói ăn nết ở… của cư dân, những thứ được hình thành và phát triển, đổi thay và theo thời gian, đã trở thành đặc điểm riêng dễ nhận thấy.

Ai đã từng sống tại Hà Nội và Sài Gòn, chắc hẳn sẽ cảm nhận được sự khác nhau rõ rệt trong phong cách ăn uống của người dân hai thành phố này.

Sự khác biệt trong phong cách ăn uống của người dân Hà Nội và Sài Gòn, đầu tiên phải kể đến cách ăn sáng. Người Hà Nội có thói quen ăn phở tại các quán vỉa hè, bên lề đường hoặc trong các ngõ phố cổ. Trong khi đó, người dân Sài Gòn lại chọn những tiệm ăn, nhà hàng để thưởng thức bữa sáng trước khi đi làm.

 Ảnh: Afamily 

Trong khi  người dân thủ đô chọn những tô “phở nóng hổi” để thưởng thức bữa sáng, thì đa phần người dân Sài Gòn lại chọn những ly “cà phê” để bắt đầu ngày làm việc mới.

Trong bữa cơm, gia đình Hà Nội thường tuân thủ theo một phép tắc nhất định, những thành viên nhỏ tuổi hơn sẽ phải “mời cơm” người lớn trước khi ăn – thể hiện một nét đẹp văn hóa, tôn ti trật tự trong gia đình. Trong khi đó, người dân Sài Gòn hầu như không có thói quen này.

 Ảnh: Lê Duy Nhất 

Món ăn nổi tiếng khi nhắc đến Hà Nội là “bún chả”. Còn đối với Sài Gòn, nếu có cơ hội một lần sống ở đó, bạn không thể bỏ qua món “cơm tấm”.

Sự sòng phẳng, thẳng thắn trong các mối quan hệ xã hội là điều mà nhiều người sống ở Sài Gòn cảm nhận rất rõ. Khi được bạn bè rủ đi ăn chơi, nếu không được nhân vật chính thông báo trước: “Hôm nay mình bao”, điều đó có nghĩa, suất ai người đó tự trả. Bạn bạn hoàn toàn có thể từ chối, nếu cảm thấy mình đang “cháy túi” mà không việc gì phải ngại. Ở Hà Nội, nếu gặp phải tình huống này, bạn có thể hiểu bạn đang được mời đi ăn miễn phí, hoặc cũng có thể phải trả tiền gấp đôi, gấp ba số tiền dự kiến.


  Ảnh: Afamily 

Người Sài Gòn xưa nay nổi tiếng ăn ngọt và cay, món nào trong bữa ăn của họ cũng không thể thiếu hai hương vị này. Trong khi đó, người dân Hà Nội được biết đến thích ăn vị mặn và đắng hơn người dân Sài Gòn.


Ảnh: Lê Duy Nhất 

Người Hà Nội rất thích uống “trà nóng”. Trong khi Sài Gòn, người dân lại thích thưởng thức “cà phê đá”.

Ngay cả thời gian tổ chức lễ cưới cũng rất khác nhau. Người Hà Nội tổ chức cỗ cưới vào buổi trưa, khách đến đự lễ rất nhanh, ăn xong rồi ra về. Trong khi dân Sài Gòn thường tổ chức ăn vào buổi tối, đa phần những khách quen nhau được ngồi cùng bàn, chén chú chén anh chừng 4-5 giờ đồng hồ mới xong.

Hồng Ngát (Depplus.vn/Vntinnhanh)

12 ĐẶC SẢN DANH TIẾNG CỦA ĐẤT BẮC GIANG

Nếu có dịp đến với đất Kinh Bắc, bên cạnh việc thăm thú những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh như di tích Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm…hay các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, thì du khách cũng không nên bỏ qua những đặc sản của vùng đất có văn hóa lâu đời.

Rượu Làng Vân,  Cam Bố Hạ, Mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế… là những đặc sản gắn liền với đất Bắc Giang.

Rượu Làng Vân

Rượu làng Vân là một trong những đặc sản danh tiếng không chỉ của Bắc Giang mà của cả miền Bắc. Đây là loại rượu nếp nấu bằng nếp cái hoa vàng trồng ở làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Rượu làng Vân ngon nhờ men rượu bí truyền từ bao đời truyền lại. Ngày xưa đây là loại rượu được chọn để dâng Vua tiến Chúa, cũng như là loại rượu chính trong các bữa tiệc của triều đình. Vua Lê Hy Tông đã sắc phong cho loại rượu này bốn chữ “Vân Hương Mỹ Tửu” vào năm Chính Hòa thứ 24.

Ngày nay đây là loại đặc sản thường được khách du lịch mua làm quà khi đến Bắc Giang.

Cam Bố Hạ

Cam sành Bố Hạ từng đi vào dân gian trong những câu thành ngữ, tục ngữ. Được coi là loại cam ngon đệ nhất trong nước, đã từng nổi tiếng khắp vùng tại các kỳ thi đấu xảo quốc gia được tổ chức ở cố đô Huế, đã từng một thời là niềm tự hào của người dân xứ Bắc, nhưng đến ngày nay một vùng cam quý đang dần mai một và có nguy cơ chìm vào lãng quên.

Mỳ Chũ

Mỳ Chũ được chế biến từ hạt gạo Bao Thai Hồng trồng trên vùng đất đồi Chũ. Những sợi mỳ dẻo dai, đậm đà có thể làm hài lòng bất cứ thực khách khó tính nào khi thưởng thức.

Bánh đa Thổ Hà

Bánh đa Thổ Hà căng tròn những miếng lạc vàng thơm, điểm thêm dừa nạo có vị bùi bùi. Bánh khi phơi khô xong được xếp theo từng chồng, bán với giá khoảng 8.000 đến 15.000 đồng một chiếc.

Gà đồi Yên Thế

Ở Yên Thế, món gà đồi chính hiệu mới là thứ đáng để nhớ bởi “Yên Thế đệ nhất gà đồi. Thịt thơm lại chắc, ăn rồi thì mê”. Món gà đồi ngon nhất chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm.

Vải thiều

Trong số các sản vật nổi tiếng của Bắc Giang không thể không nhắc tới vải thiều mà đặc biệt hơn là vải thiều Lục Ngạn. Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm.

Bún Đa Mai

Bún Đa Mai có sợi dẻo, ăn mát, để cả ngày không chua lại trắng muốt như bột lọc. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là: bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy (còn gọi là bún lá). Nghề làm bún ở Đa Mai xuất hiện tương đối sớm (khoảng 400 năm), là một trong bốn làng nghề làm bún cổ xưa của miền Bắc.

Chè kho Mỹ Độ

Chè kho Mỹ Độ có màu vàng hơi sậm – màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt đĩa chè như là vì sao sa. Hương đậu xanh, hương vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoang thoảng của mỡ, chất đậm đà của đậu xanh hòa quyện vào nhau. Ăn một miếng chè đỗ đãi ta thấy cái cảm giác thật khó tả: vị ngòn ngọt tan từ từ trong miệng.

Xôi trứng kiến

Bất kỳ ai một lần được thưởng thức xôi trứng kiến Lục Ngạn cũng sẽ nhớ mãi. Có nhiều món làm từ trứng kiến nhưng thông thường người dân sử dụng trứng kiến để đồ xôi. Món xôi trứng kiến được làm từ gạo nếp nương, có thêm mỡ, hành và hạt tiêu, gia vị.

Cua da

Cua da chỉ xuất hiện và khoảng đầu đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hằng năm, ở các ghềnh đá đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng. Ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia. Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng.

Bánh đúc Đồng Quan

Bánh đúc làng Đồng Quan được nhiều người yêu thích bởi bánh vừa dẻo, vừa mát. Nhìn miếng bánh đúc trắng ngần, bóng mịn, lấm tấm mấy hạt lạc bùi bùi, giòn sần sật làm ta chẳng thể cưỡng lại mà cầm lên thưởng thức. Ăn bánh đúc phải chấm với tương bần. Khi đó, cái vị ngọt của gạo, vị nồng của vôi, vị béo của dừa, vị mặn của tương, tất cả hòa quyện thành vị quê nồng đượm.

Bánh vắt vai

Bánh vắt vai là loại bánh lạ từ hình thức đến tên gọi. Món ăn độc đáo này của đồng bào dân tộc Cao Lan, Lục Ngạn. Để làm nên những chiếc bánh vắt vai thơm ngon, ngọt bùi cần thực hiện nhiều công đoạn: gạo nếp nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ trộn cùng bột nếp. Sau khi nặn và gói xong, bánh được luộc cách thủy khoảng hai giờ đồng hồ, vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.

Theo Mimi (ngoisao.net) và tổng hợp thêm một số nơi.

18 MÓN ĐẶC SẢN CHỜ BẠN KHÁM PHÁ TẠI BẮC KẠN (PHẦN 1)

Đất Bắc Kạn nước non trù phú với Hồ ba bể, sông Năng, núi Phia Bióoc, cũng là nơi có những điệu Then kể chuyện thầm thì bao tháng năm. Đến với Bắc Kạn, bên cạnh việc thưởng thức thiên nhiên và văn hóa, ta cần tìm hiểu về nền ẩm thực đầy cuốn hút của đồng bào nơi đây.

Thịt treo gác bếp

Khi con lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Bỏ thịt lên nia xát muối , bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá trong rừng, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp. Quá trình hun khoi thịt đòi hỏi phải liên tục, công phu và cả sự khéo léo cộng với vốn kinh nghiệm tích lũy lâu năm. Chính vì thế vào dịp Tết nếu có dịp đến vùng núi cao nơi đây bạn sẽ được chứng kiến bếp cả làng đỏ lửa, khói bếp hòa với sương núi lơ lửng khắp mọi nẻo đường tạo lên một khung cảnh mờ ảo như cõi thần tiên.

Đến ngày Tết hay khi nhà có việc chỉ cần nhắc thịt xuống, bỏ vào chảo nước đun sôi cùng một nắm gạo nhỏ, mang ra rửa sạch rồi chế biến thành những món ăn khác nhau. Lợn gác bếp có thể xào gừng, xào rau cải nhưng ngon nhất vẫn là xào với rau rừng và giá đậu tương. Thưởng thức các món ăn chế biến từ thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn, mỡ trong không ngấy, thịt nạc đậm và tơi từng thớ. Cũng là món rau xào thịt nhưng với cách làm riêng của đồng bào nơi đây món ăn như mang một màu sắc, linh hồn khác khó diễn tả, chỉ biết nó rất ngon, lạ miệng mà không giống với bất kỳ món ăn nào khác.

Miến dong Na Ri

Đây là món  đặc sản nổi tiếng của Na Rì, Côn Minh, Bắc Cạn. Sợi miến được làm từ bàn tay khéo léo của người dân nơi đây nên giữ nguyên màu sắc tự nhiên vốn có. Sợi miến có màu vàng hoặc trong đục, sợi dai và giòn để lâu cũng không bị nát, đây cũng là nét đặc trưng khiến nhiều người yêu thích món ăn dân dã này.

Miến dong được làm thủ công từ những củ dong riềng trồng trên đèo Áng Tòong ở độ cao trên 1000 m ,với bàn tay khéo léo của những người dân tộc. Sợi miến có màu tự nhiên do không dùng hóa chất, sợi miến khi nấu có vị dai, giòn và thơm của dong riềng. Từ miến dong có thể chế biến nhiều món ngon và dễ ăn.

Lạp xưởng (sườn) hun khói

Lạp sườn được làm từ thịt lợn bản nên thịt thơm và chắc. Điểm độc đáo của Lạp sườn Bắc Kan là được tẩm ướp bằng gừng đá,  một loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc nên có mùi thơm rất đặc biệt, không giống bất cứ một loại gia vị nào của miền xuôi.

Lạp xường được làm bằng bàn tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Tôm chua Ba Bể

Tôm chua là món ăn ngon, có mặt ở nhiều nơi và nhiều vùng chế biến nhưng tôm chua ở Khang Ninh- Ba Bể có một hương vị rất riêng biệt của vùng miền núi Việt bắc. Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc . Hiện nay cứ 5 ngày một phiên tôm chua được bày bán tại chợ Khang Ninh (trên đường du khách vào tham quan hồ Ba Bể) bởi lẽ nó không chỉ là món ăn quen thuộc của đồng bào miền núi nữa mà nó đã được nhiều du khách thập phương biết đến.


Ở vùng này người ta thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kỹ thái mỏng, một đĩa khế chua, nem thính tai lợn, chuối xanh, búp đinh lăng, lá mậy sâu (loại cây trên rừng)…Quý khách đến đây giữa cảnh trời mây non nước của Ba Bể mà được nhấm nháp tôm chua thêm một chén rượu ngô nho nhỏ nữa sẽ thấy được cái cảm giác lâng lâng êm ái, thấm thía cái vị béo của thịt, vị cay của tỏi ớt ,vị thơm của riềng, của búp mậy sâu hoà quyên với vị ngọt của tôm thì quả là lý thú.

Đến Ba Bể, sau khi du ngoạn, thưởng lãm cảnh trời mây non nước được nhấm nháp tôm chua thêm một chén rượu ngô nho nhỏ thì thật là thú vị. Cảm giác lâng lâng êm ái, thấm thía cái vị béo của thịt, vị cay của tỏi ớt ,vị thơm của riềng, của búp mậy sâu hoà quyện với vị ngọt của tôm như làm say lòng thực khách.

Khâu nhục

Món khâu nhục làm cũng lắm công phu, khoai được chọn phải là khoai môn Bắc Kạn, bên trong lòng khoai có vân màu tím . Thịt lợn phải là thịt ba chỉ ngon, luộc sơ qua,dùng tăm tre chọc bì thật kĩ ,tẩm ướp gia vị rồi đem quay, vưa quay vừa quết mật ong cho vàng bì . khoai cũng phải rán vàng . mọi thứ được xếp vào bát, cứ một miếng khoai,một miếng rhịt ,cho nhân được làm bằng thịt, nấm hương, mộc nhĩ …đã xào lên trên hấp cách thuỷ khoảng 5 tiếng đồng hồ .

Món khâu nhục làm cầu kì nhưng ăn lại rất ngon nên nhân dân Bắc Kạn thường dành vào những dịp đặc biệt như lễ tết, cưới hỏi và vào nhà mới . Chỉ cần thử một chút bạn cũng đủ cảm nhận được hết hương vị của món đặc sản này, vị béo ngậy của thịt, vị thơm của khoai dã hầm bở … tất cả đều kết tinh trong món ăn. Ngưòi Bắc Kạn rất tự hào vì ngoài đặc sản cơm lam, bánh gio, tôm chua… còn có thêm món khâu nhục và họ không bỏ qua cơ hội để giới thiệu đặc sản của quê hương mình với thực khách gần xa .

Cá nướng Ba Bể

Cá trong hồ Ba Bể có rất nhiều, thường được người dân đánh bắt thủ công, số lượng cá không nhiều nhưng chất lượng thì thật tuyệt vì thịt cá trắng, chắc và có vị ngọt. Người ta chọn lấy loại cá chỉ nhỏ bằng ngón tay cái, loại cá này vừa giống như cá bống, vừa giống con cá nẹp ở xuôi để làm món cá nướng.

Không gì khoái bằng ngồi bên bờ hồ Ba Bể, nhâm nhi đĩa cá nướng chấm tương ớt với vài chén rượu ngô. Vị cá thơm lừng, thịt cá bùi và dai. Rượu ngô cay cay nhưng vẫn có vị ngọt đâu đây nơi cuống lưỡi. Cùng ngắm cảnh hồ Ba Bể, thần tiên và thăng hoa hơn bất cứ mâm cao cỗ đầy nào khác.

Trám đen

Nếu đã thưởng thức các món ăn từ trám đen thì thật khó quên hương vị của nó, vị bùi, ngậy, đậm đà, trám đen là đặc sản của rừng núi Việt Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng, quả trám hoàn toàn trong môi trường tự nhiên không bị ảnh hưởng hay tác động bởi hóa chất.

Trám kho với thịt lợn ba chỉ là món ăn ngon. Đặc biệt người dân địa phương thường dùng trám để đồ xôi hay còn gọi là “xôi trám”, trám sau khi om mềm, bóc tách vỏ, trộn với xôi vừa đồ chín còn nóng hổi sẽ có món xôi trám đen vị ngon đặc trưng. Xôi trám có thể ăn không hoạc ăn kèm với thịt băm, lạc vừng …rất phù hợp trong tiết trởi se lạnh của mùa thu.

Măng vầu

Rừng Bắc Kạn có rất nhiều loại măng như: Măng tre, măng trúc, măng nứa, măng mai,… Nhưng nếu nói là đặc sản phải kể đến thứ “măng vầu” hay còn gọi là “măng đắng”. Cây măng vầu có sức sinh sôi thật kỳ diệu, cứ đào hết đợt này măng lại lên đợt khác cứ tựa hồ như sấm gọi. Rừng vầu cứ khai thác hết năm này đến năm khác.

Ở Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món hấp dẫn. Măng củ (loại măng vầu được đào lên từ trong lòng đất) vốn đặc ruột thì để hầm xương hoặc lạng thành từng lát mỏng và dài để cuốn thịt. Còn với loại măng cái (măng vầu đã lên tai xanh) vì có vị đắng nên muốn ăn được thì phải luộc kĩ với muối sau đó ngâm nước lạnh, phần thân măng thái mỏng xào tỏi, phần áo măng để cuốn thịt răm hấp chín.
Nhưng ngon hơn cả vẫn là món măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt. Có thể luộc cả măng củ và măng cái. Người không ăn được đắng có thể ăn loại măng củ luộc, chất non ngọt của củ măng tạo cho món ăn một hương vị dìu dịu, mát ruột và rất dễ ăn. Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng luộc thật đắng. Vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này, cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần sau mỗi miếng nhai nhẩn nha thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ. Và khi đã ăn một lần đều muốn ăn thêm lần sau.

Rau Bồ Khai

Rau Bồ Khai thường mọc trên những vùng núi đá cheo leo, ngọn rau giống như cây tầm gửi, thân bám vào những cây gỗ lớn để vươn lên đón lấy cái trong trẻo của ánh sáng và khí trời. Ngọn rau thoạt nhìn giống ngọn mướp hương nhưng mảnh mai hơn và có màu xanh non tơ như lá cành mới nhú. Khoảng mùa xuân, bồ khai bắt đầu trổ ngọn xanh tốt. Người dân trong vùng đã quen với mùa đi hái Bồ Khai. Vào dịp này, ở khắp các phiên chợ vùng cao nơi đây đều có bày bán rau Bồ Khai.

Bồ Khai mang về chẳng phải chế biến cầu kì gì nhiều, chỉ cần nhặt sạch, phi tỏi thơm trên bếp rồi đổ rau vào xào to lửa là đã có một món rau hấp dẫn, xanh mướt, thơm giòn…Bồ Khai còn được dùng làm món phở xào, mì xào hay xào lẫn với thịt bò. Rau Bồ Khai có một mùi vị rất riêng, không thể tìm được sự tương đồng ở bất cứ loại mùi vị nào khác.

Xem tiếp PHẦN 2:

18 MÓN ĐẶC SẢN CHỜ BẠN KHÁM PHÁ TẠI BẮC KẠN (PHẦN 2) 

12 MÓN BÁNH BÌNH DÂN MÀ HẤP DẪN CỦA MIỀN TRUNG

Dải đất miền trung nắng gió cũng là nơi sản sinh ra những món ngon, thấm thía vô cùng và cũng rất bình dân. Ai đã ghé qua các tỉnh miền Trung ắt đã có lúc phải lòng với những món rẻ tiền mà nhớ lâu của miền đất này.

1. Bánh bèo


Tại miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quảng Nam thường thì to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm chấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn. Bánh bèo miền Trung đa phần đúc bằng chén (bánh bèo chén).Bánh bèo là một món bánh rất thịnh hành ở miền Trung và miền Nam. Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ.

2. Bánh bột lọc

Bánh bột lọc là một trong những đặc sản của xứ Huế. Vỏ bánh được từ bằng bột sắn (khoai mỳ) lọc lấy tinh bột, sau đó luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm – thịt heo. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy. Miếng bánh trong suốt, vị dai ngon tinh tế sẽ giúp đánh thức các giác quan của bạn.

3. Bánh xèo, bánh khoái

Bánh xèo là một loại bánh hầu như ai cũng mê, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được chiên vàng, khi đổ vào chảo có tiếng xèo, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt.  Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua.

4. Bánh chưng Nhật Lệ

Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.

5. Bánh nậm

Bánh nậm là một loại bánh đặc trưng của xứ Huế, cùng với bánh bèo, bánh lọc. Đây là thứ bánh được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành (người già, trẻ em, người ốm đều có thể ăn được). Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho ngày Rằm, mồng Một. Đặc biệt, còn có bánh nậm nhân thịt cóc, dành cho trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, cũng ngon và hấp dẫn không kém bánh nậm tôm.

6. Bánh ram ít

Bánh ram ít nhân tôm được ghép với nhau bởi 2 phần là phần bánh ít phía trên và đế ram phía dưới. Bánh phần trên được  làm bằng loại gạo nếp thơm ngon, ủ đúng giờ để bánh được dẻo mềm. Mỗi chiếc bánh nho nhỏ trắng bóc bằng quả táo bên trong là một con tôm kho. Chỉ cần thử cắn một miếng thôi là bạn sẽ cảm nhận ngay được vị dẻo của bột nếp bánh ít và cái giòn rụm của đế ram. Người Huế thật khéo léo khi kết hợp hai thứ tưởng trừng như đối lập nhưng lại đem lại cảm giác lạ miệng cho thực khách khi ăn.

7. Bánh ướt thịt nướng

Bánh ướt thịt nướng là một món ăn phổ biến và được nhiều người biết đến của Huế, món ăn này có nguồn gốc từ vùng đất Kim Long – Huế – nơi nổi tiếng có rất nhiều nhà vườn. Món ăn này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay ăn chơi với bạn bè đều rất phù hợp. Điều đặc biệt là nước chấm của món này không phải là nước mắm chua cay như món bún thịt nướng mà là tương mè đậu nấu ngọt rất đặc trưng.

8. Bánh đập

Bánh đập hay còn gọi là bánh chập là một loại bánh khá phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Nam đến Khánh Hòa nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Hội An. “Đập” được hiểu đơn giản là bánh phải được đập rồi mới ăn. Bánh đập là sự kết hợp tinh tế giữa bánh ướt và bánh tráng nướng. Trên nửa lớp bánh ướt được phết dầu mỡ hành, đậu xanh nhuyễn. Bánh đập còn được ăn kèm với tôm, thịt heo luộc, thịt nướng tùy theo vùng miền.

9. Bánh tráng cuốn thịt heo

Bánh tráng cuốn thịt heo là món ăn dân dã của người miền Trung. Mỗi suất bánh tráng gồm một đĩa thịt heo lớp nạc lớp mỡ xen kẽ đủ để miếng thịt không khô, không ngấy; kèm theo rau ghém đủ các loại gồm xà lách, mùi thơm, tía tô, diếp cá… và củ quả thái lát như giá đõ, dứa, xoài, dưa chuột, chuối xanh, được cuộn tròn cùng trong bánh cuốn, chấm vào mắm nêm sóng sánh thơm mùi biển cả thật tuyệt chẳng gì bằng.

10. Bánh tráng kẹp

Bánh tráng kẹp là một trong những món ăn vặt lọt top những món ăn đường phố hấp dẫn nhất Đà Nẵng. Được làm từ bánh tráng mềm và không quá dày, người ta quết lớp nhân lên trên bánh, có thể để vậy hoặc gấp lại, hay cuộn lại rồi nướng giòn. Nhân bánh có thể là pate gan tẩm gia vị có rất nhiều hành phi, quết lên bánh rồi bỏ trứng cút thêm vào. Nhân bánh cũng có thể là khô bò xé sợi, cũng có khi là mực hay trứng gà tùy theo khẩu vị hay yêu cầu của từng thực khách.

Làm nên hương vị đặc biệt và đặc trưng cho món bánh tráng kẹp Đà Nẵng không gì khác hơn là nước chấm. Nước chấm hay còn gọi là nước sốt để chấm với bánh tráng kẹp khá đặc biệt. Nước chấm được chế biến từ bò khô, sa tế cùng với bí quyết rất riêng làm nước chấm vừa sệt, vừa cay nồng, rất thơm và màu vàng nâu bắt mắt, khiến thực khách thử qua hàng trăm lần cũng khó mà phát hiện ra đủ thành phần làm nên hương vị đặc biệt của nó.

11. Bánh bao vạc

Bánh bao bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An Quảng Nam. Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là bánh hoa hồng trắng. Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.

Bánh báo bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.

Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải “bòng” với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.

12. Bánh kiến tơ

Một trong những đặc sản Hội An mà bạn có thể bắt gặp vô vàn ở trên đường phố là bánh kiến tơ. Vỏ của bánh thực chất là hai miếng bánh quế tròn mà chắc hẳn không còn xa lạ gì. Cái thú vị và đặc sắc của món này chính là ở phần nhân.

Nhân của bánh kiến tơ được làm từ mạch nha. Khi khách mua hàng, người bán mới lấy một thanh mạch nha ra, kéo qua kéo lại như kẹo kéo rồi trộn nhanh với bột, sau vài giây thao tác khéo léo, chỗ mạch nha ban đầu đã biến thành những “sợi chỉ” mỏng manh vui mắt. Người bắt sẽ cho chỗ “chỉ” đó lên hai vỏ quế, thêm ít dừa bào sợi, kẹp lại. Vậy là món bánh kiến tơ đã hoàn thành. Tất cả các bước chỉ diễn ra chưa đầy một phút.

Hạt Tiêu tổng hợp

(ngoisao.net)

9 MÓN ĐẶC SẢN NÊN ĂN Ở YÊN BÁI

Yên Bái là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc nước ta, tại đây có nhiều điểm du lịch, tìm hiểu bản sắc các dân tộc như Mù Cang Chải, Mường Lò… Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để khám phá những món đặc sản nổi danh của các dân tộc Thái, Tày…

Thịt trâu gác bếp

Trâu gác bếp ‘chín’ tới sẽ mềm và đậm đà. Ảnh: baoyenbai.

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.

Mùi khói trong thịt trâu khiến ai nhạy cảm đều rất khó chịu, tuy nhiên để át đi mùi khói và tăng thêm hương vị của món thịt, phải nhờ vào kỹ thuật tẩm ướp trước khi gác bếp. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

Muồm muỗm rang Mường Lò

Con muồm muỗm ngậy và thơm. Ảnh: cungphuot.

Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm. Hay món muồm muỗm om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. Cạn nước, cho ngay mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo đều tay trên bếp to lửa khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm…) vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi và đảo nhanh tay; cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được.

Lạp xưởng Yên Bái

Có thể nói, làm lạp xưởng (lạp sườn) là bí quyết của người có nghề, vẫn thịt ba chỉ thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu, mật ong, đường, rượu trắng…. nhưng cho cái nào trước, cái nào sau, thời gian tẩm ướp là bao nhiêu thì phải học. Làm lạp xưởng phải cẩn thận chú ý đến thời gian tẩm ướp, chú ý đến khâu củi lửa, không được đun to, không được để tắt bếp trong giai đoạn thịt lên men.

Nhiên liệu để sấy thịt và lạp xưởng cũng không đơn giản, phải là than hoa, bã mía, vỏ trấu, lá quế tươi, nếu là củi thì phải là thân cây quế, là thân tươi càng tốt. Theo giải thích của người làm nghề lạp xưởng thì nhiều người tham rẻ sấy bằng than tổ ong, rất độc hại. Củi thì có rất nhiều loại gỗ chứa các chất độc, khói độc áp vào thịt sẽ có hại, nhất là gây đau bụng. Vì thế nhất thiết phải than hoa, hoặc củi quế.

Xôi và cốm tan Tú Lệ

Thung lũng Tú Lệ thuộc phía Tây của tỉnh Yên Bái, Tú Lệ cái tên đã nói phần nào vẻ đẹp nơi đây. Tú Lệ mùa nào cũng đẹp, khi lúa non, từ trên đèo cao nhìn xuống, thung lũng Tú Lệ như thảm cỏ xanh mướp, mùa lúa chín đây đúng là một thung lũng vàng và hơn thế hương thêm từ thứ nếp nổi tiếng có thể làm bạn “say” nơi đây chẳng muốn về.

Nếp tan là thứ gạo nếp rất nổi tiếng, người ta ví, khi đồ thứ gạo này có thể hương thơm bay xa vài trăm mét, bản trên, xóm dưới đều có thể hưởng hương thơm. Vào đầu mùa thu hoạch (khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm), may mắn, bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.

Bánh chưng đen Mường Lò

Bánh được đồng bào dân tộc Thái nơi đây làm ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi khi xuân về.

Nguyên liệu làm bánh được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.

Thưởng thức một miếng bánh, cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng.

Mật ong nhãn Văn Chấn

Cuối tháng 4, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt… Với diện tích hàng ngàn ha trồng nhãn, khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ là địa điểm khá lý tưởng để thưởng thức hương vị mật ong nhãn.

Măng sặt

Cơn mưa cuối xuân ào ạt tưới tắm cho cây cối, ruộng đồng. Rừng sặt (cây thuộc loại tre, thân nhỏ rất thẳng) Nghĩa Lộ, Yên Bái như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: tươi tắn và sung sức. Đất rừng trở nên ẩm mềm và xốp. Chỉ vài ngày sau, măng sặt đồng loạt bật dậy tua tủa. Măng sặt Nghĩa Lộ đã vào mùa.

Măng sặt thon nhỏ,  to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không có vị he, luộc nên thơm phức mùi của núi rừng. Ngoài món nấu xườn, luộc, món măng này có thể dùng xào với cà chua, thêm ít gia vị tỏi cũng ngốn vài bát cơm của thực khách.

Mắc khén

Mắc khén đứng đầu trong các loại gia vị của đồng bào dân tộc miền núi. Cây mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, trở thành huyền thoại và làm nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc.

Hầu như không có bữa ăn nào quan trọng của người Thái lại thiều mắc khén. Quả mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn. Tuy nhiên để chế ra được hương vị thơm, chuyên dùng ăn với xôi nếp nương, còn phải qua nhiều công đoạn khác. Đó là dùng ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất cả đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗn hợp trên thì tạo thành mắc khén, một thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô mai và phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế.

Bánh chuối Lục Yên

Từ lâu chuối đã trở thành cây gần gũi, gắn bó với người Tày Lục Yên, bởi những hữu ích từ cây chuối đem lại. Hiểu và đánh giá đúng vị trí của chuối trong đời sống của mình mà người Tày đã sáng kiến tái hiện sự thanh tao, hấp dẫn của hương vị chuối bằng cách chế biến thành một sản vật ngon – bánh chuối – chứa đựng giá trị tinh thần được truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ sau và được dùng làm đồ cúng tế trong những dịp gia đình, dòng họ có việc trọng đại.

Điều hấp dẫn ở bánh chuối là ngoài nhân có đỗ, lạc và đường còn lại các phụ gia đều từ chuối. Lá gói bánh cũng từ lá chuối trong vườn, dây gói bánh cũng từ dây chuối đúng là chẳng giống với bất kỳ loại bánh nào. Chẳng thế mà bánh chuối rất dễ thưởng thức, vừa ngon vừa lạ, hấp dẫn khách gần xa.

Mimi tổng hợp

(ngoisao.net)

7 MÓN NÊN THỬ TRONG CHUYẾN ĐI TIỀN GIANG

Tiền Giang nằm bên dòng sông Tiền Giang xinh đẹp, với tỉnh lỵ là thành phố Mỹ Tho có lịch sử lâu đời. Đến đây, bên cạnh việc tham quan cảnh quan sông nước, các địa danh văn hóa, lịch sử, còn là cơ hội để bạn khám phá những món ăn ngon miệng đậm chất “phố thị” và những món đậm nét “quê mùa”.

Nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, Tiền Giang là một vùng đất trù phú và màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển các ngành nông nghiệp. Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên thuận lợi, người Tiền Giang đã hình thành một vùng văn hoá mang bản sắc rất riêng, trong đó văn hoá ẩm thực là một trong những điều khá hấp dẫn du khách gần xa.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt hòa quyện vào vị chua chua vừa phải của nước chấm, không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức. Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món ăn đặc sản số một ở Tiền Giang.

Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi. Các loại rau như hẹ, xà lách, giá được bày lên trên, tùy theo yêu cầu của người ăn mà chủ quán có thể cho thêm xương, lòng hoặc hải sản, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.

Ốc gạo Tân Phong

Ốc luộc chấm nước mắm chanh ớt thêm chút gừng cho ấm bụng và khử mùi tanh. Ốc mới luộc còn nóng, con nào cũng vàng ươm, béo ngậy, ngọt thịt, giòn giòn không gây ngán. Trong ruột ốc thường có nhiều con nhỏ như hạt gạo, nhất là mùa sinh sản ốc càng béo, ngọt, khi nhai giòn giòn.

Ốc gạo lể ra sẵn có thể nấu với cháo cho thật nhừ, thêm nhiều hành, tiêu cùng mấy miếng gừng sợi để ấm bụng. Hoặc còn được chế biến thành ốc cháy mỡ tỏi, om nước dừa, rang bơ.

Nhâm nhi thêm chút rượu đế mắt mèo, hơi nồng ấm của rượu hòa cùng mùi vị của ốc càng thấm đượm hương vị miền sông nước hữu tình miền Tây.

Bánh vá (bánh giá)

Ghé qua chợ Giồng thì không thể bỏ qua món bánh vá làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc như bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống. Nhân bánh gồm giá sống, gan heo, tôm được cho vào trong vá trước sau đó mới múc bột thêm vào sao cho ngập các loại nguyên liệu.

Tiếp đó, nhúng vá vào trong chảo dầu đang sôi cho bánh dính kết lại rồi từ từ rút vá không ra và chờ cho bánh chín vàng. Miếng bánh vá phồng cắn vào nghe giòn rụm tê tê đầu lưỡi. Cái béo dầu sẽ được gia giảm lại bởi sự thanh mát và giản đơn của rau và bún, kết hợp nước chấm tỏi ớt làm bánh ngon hơn và không dễ ngán.

Chuối quết dừa

Nguyên liệu chính làm món chuối quết dừa chỉ gồm chuối sứ xanh, già và dừa nạo. Công đoạn chế biến cũng đơn giản, không cầu kỳ, nhưng cần sự khéo léo và có kinh nghiệm.

Để món ăn thêm hấp dẫn, có thể rắc lên một ít đậu phộng rang vàng giã to. Cuối cùng thêm một ít rau đủ loại để lên miếng bánh tráng, kèm theo ít nhân là chuối quết dừa chấm nước mắm chua ngọt.

Chuối quết dừa vừa thơm mùi chuối, ngọt vị đường, dừa nạo kết hợp với vị ngọt mát của các loại rau ghém, rau thơm sẽ đem đến cảm giác lạ miệng.

Chả nướng Chợ Gạo

Chả ở chợ Gạo làm từ thịt nạc vai heo luộc vừa chín tới, cắt lát mỏng xào với hành tím và tỏi. Sau đó, trộn chung với trứng vịt, tiêu hạt, nước mắm ngon và các gia vị khác vừa ăn.

Gọi là chả nướng nhưng tất cả hỗn hợp này lại được cho vào trong nồi gang lót lá chuối rồi bắc lên bếp đun đến khi chả khô mặt, hết dính là được.

Chả làm xong cắt thành từng miếng vừa ăn cuộn với bánh tráng, rau thơm, xà lách chấm nước mắm pha chua ngọt là cách ăn đơn giản và ngon nhất. Vị chả thơm, thịt ngọt đậm đà rất kích thích mà thực khách khó lòng từ chối được.

Sam biển Gò Công

Không nên từ chối sam biển ở Gò Công Đông nếu bạn có dịp đến chơi ở Tiền Giang khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch. Sam cái đang có trứng làm món nướng là tuyệt nhất. Sam được làm sạch, cứ thế đặt lên bếp than hồng, nướng cho đến khi vỏ đổi màu, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt cũng là lúc sẵn sàng cho buổi tiệc.

Trứng sam béo thơm, bổ dưỡng, vàng ươm, nóng hổi thường ăn cùng bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm, đậu phộng rang, hành phi, nước mắm chanh tỏi ớt. Hoặc sam cũng được nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, rau om… đều rất ngon và lạ miệng với du khách.

Vú sữa Lò Rèn

Thương hiệu này đã được khẳng định trên thị trường. Vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim là một trong những đặc sản “đỉnh” của Tiền Giang, với quả tròn, mỏng vỏ, nhỏ hột, dày thịt nên dù giá có cao hơn một chút thì người mua vẫn rất hài lòng. Vị vú sữa không ngọt đậm mà chỉ dìu dịu, thịt mềm lại còn thoảng hương thơm hấp dẫn.

Nếu muốn thử cách ăn khác, bạn có thể gọt vỏ, bỏ hột cho vú sữa vào xay hoặc dầm cùng sữa, đường hoặc ca cao để cho ra món sinh tố không thể tuyệt vời hơn.

Theo H.C. 

Yan.vn

10 MÓN NGON KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN ĐÀ NẴNG

Thành phố Đà Nẵng trong những năm trở lại đây đã trở thành một điểm du lịch lý tưởng với môi trường xanh sạch, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đến Đà Nẵng cũng là cơ hội để khám phá những món ăn phong phú, hấp dẫn nổi danh từ lâu của miền đất này.

Là tâm điểm của ba di sản thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, Đà Nẵng trở thành nơi du lịch lí tưởng. Dạo quanh một vòng thành phố, tận hưởng không khí của mảnh đất miền Trung sẽ thấy sự khác biệt của một thành phố du lịch thân thiện với môi trường. Chương trình “5 không”: không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của khiến cho bạn và gia đình sẽ khá yên tâm và thoải mái cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh, sự thân thiện, hòa đồng của con người và nhất là những món “đặc sản” nơi đây. Bạn cứ yên tâm là đồ ăn ở Đà Nẵng đúng theo tiêu chí ngon – bổ – rẻ, nhất định không sợ “lỗ”.

1. Mì Quảng

Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Mì Quảng ăn khô.

Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì Quảng (Ảnh: Internet)

Thực khách trộn đều tất cả nguyên liệu vào một tô, bên cạnh là tô nước lèo được ninh từ xương heo ngon cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu đẹp mắt. Mì Quảng ăn kèm với rau sống như cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí, bắp chuối sắt mỏng… tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.

Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái.

2. Gỏi cá Nam Ô

Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.

Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.

Gỏi cá Nam Ô, thử là dễ nghiện.

Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi.

Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.

3.Bún chả cá

Thực ra, cứ đến miền Trung là đâu đâu cũng dễ tìm ra quán bán bún chả cá. Nhưng bún chả cá ở Đà Nẵng mới thật đặc biệt. Bún chả cá ngon, khi ăn không có mùi tanh, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước lèo khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…

Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, như xà lách, húng, quế, giá đỗ sống. Đặc biệt, không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giã và hành ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay của ớt tỏi khiến người ăn có những trải nghiệm thú vị không thể nào quên.

Chả cá làm từ cá tươi và nước lèo ngon ngọt làm thành bún chả cá của Đà Nẵng mà hiếm nơi nào có được (Ảnh: Internet)

Ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa trong năm tại Đà Nẵng.

Có nhiều quán bún chả cá ở đây, nhưng một số nơi bạn nên ghé qua nếu tiện đường: quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h – 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h – 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Tất cả đều có giá phải chăng vô cùng, chỉ từ 15.000 đồng/tô.

4. Bánh tráng thịt heo

Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn. Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo. Thịt heo chỉ lấy phần mông hoặc vai, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt. Rau đều thuộc loại thông dụng, rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo tươi xanh, không héo úa gồm xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát…

Món bánh tráng thịt heo đơn giản và rất dễ ăn (Ảnh: Internet)

Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế. Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo. Qủa vậy, khó thể nào từ chối cái dai dai của bánh tráng kết hợp với vị mềm mại của mì ướt, thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng nàn của mắm nêm.

Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… tùy nhà hàng sang trọng hay bình dân với giá khoảng từ 30.000 – 80.000 đồng.

5. Bánh xèo

Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Nhân bánh cũng được lựa kỹ, chỉ làm từ tôm còn sống, thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ và giá đỗ tươi. Rau sống sạch sẽ,  gồm xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải con… Nước tương pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống.

Chỉ nhỏ bằng bàn tay nhưng thơm ngon và hấp dẫn với nhân thịt, tôm và giá đỗ (Ảnh: Internet)

Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to. Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh. Ăn một lần rồi nhớ mãi. Giá bành xèo cũng “mềm”, chỉ từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng…

6. Bánh bèo

Thứ bánh dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị lại có sức quyến rũ lớn đối với cả dân bản địa và du khách tới Đà Nẵng. Chỉ một tên nhưng bánh bèo có rất nhiều loại, được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn. Bánh bèo tai được sắp sẵn lên đĩa, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ. Và tất cả đều có nhân bánh hấp dẫn bên trên.

Nhân bánh  làm từ tôm, cá bào ướp gia vị và sấy khô trên than hồng để loại mùi tanh. Hoặc cũng có nhân làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây. Tuy nhiên, món bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy.

Bánh bèo thanh đạm, dân dã ngon lạ kỳ (Ảnh: Internet)

Đến Đà Nẵng, ngồi quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh mới thật thú! Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố và nhà hàng, khách sạn. Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng.

7. Bê thui Cầu Mống

“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.

Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.

Món bê thui không đâu đặc biệt như ở Cầu Mống (Ảnh: Internet)

Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn. Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…

Trải miếng bánh tráng, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm quả khiến người ta dễ “quên sầu”. Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km.

8. Chè xoa xoa hạt lựu

Xoa xoa nấu từ rau câu, hạt lựu làm từ bột lọc loại ngon, thạch đen được chế từ một loại lá cây mát trên rừng, đặc biệt nước cốt dừa được ép từ dừa nguyên chất…tất cả hợp lại làm nên thức uống ngon, mát lành.

Khi ăn, độ giòn giòn của thạch, nước dừa và đậu xanh đánh béo ngậy cộng thêm cái dai dai của hạt lựu làm cho người ăn quên hết mệt mỏi. Trong những ngày nắng, xoa xoa hat lựu thật là thứ giải khát tuyệt vời.

Ngày nắng mà có ly chè xoa xoa hạt lựu thì còn gì bằng (Ảnh: Internet)

Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 5.000 đồng/ly.

9. Ốc hút

Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc biệt này.

Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào sả ớt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng… đem về ngâm, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà. Đến Đà Thành, chiều chiều lê la bên quán vỉa hè cùng người thân, bạn bè, hút ốc bằng tay, vừa ăn vừa hít hà vì cay, gọi thêm bánh tráng rồi chấm chấm nước ốc mặn mặn cay cay thì thật thích.

Đi cùng bạn bè, tắm biển xong, khi lên xuýt xoa, hít hà ốc hút cay xè là trải vị khó quên khi tới Đà Nẵng (Ảnh: Internet)

10. Mít trộn

Mít trộn, chỉ đơn giản là mít non luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Nhưng lại khiến người ta ngây ngất trong mùi thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt.

Bánh tráng xúc mít non trộn – không thử thì phí ½ chuyến đi (Ảnh: Internet)

Ăn mít trộn cùng bánh tráng mè là “đúng sách”. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm… tất cả tạo nên vị ngon khó cưỡng.

Các quán thường bán chung 2 loại đồ ăn này vào buổi chiều đến tối, ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 25.000 đồng/đĩa ốc, 10.000 đồng/ đĩa mít.

Đà Nẵng ngoài là chốn ẩm thực ngon – bổ – rẻ còn có nhiều chỗ chơi: sông Hàn thơ mộng, Bà Nà Hill, Bán Đảo Sơn Trà, ngũ hành sơn, đèo Hải Vân, bãi biển Mỹ Khê, Bải Bụt, Gềnh Bàng… Đà Thành vừa thích hợp cho du khách thích nghỉ biển, tắm nắng, lại vừa thỏa mãn những người đam mê núi cao. Đó là một điểm đến nhiều lợi ích và khá thú vị cho hè này

Theo Eva

10 MÓN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐI DU LỊCH PHỐ CỔ HỘI AN

Đến Hội An, du khách không chỉ đắm chìm trong vẻ đẹp cổ kính và nếp sống giản dị của khu đô thị di sản thế giới. Bên cạnh đó, du khách còn cần phải khám phá nền ẩm thực đa dạng, độc đáo và rất nổi tiếng của Hội An. 

Cơm gà, cao lầu hay chè là những cái tên luôn biết cách làm thực khách mê mẩn.

Bên cạnh cảnh đẹp nơi phố cổ, Hội An còn thu hút du khách với những món ăn ngon mang hương vị độc đáo và đem lại nỗi nhớ da diết cho người trở về.

Cơm gà

Một trong những món ngon Hội An bạn không nên bỏ qua là cơm gà. Món ăn này được nhiều người yêu thích tới nỗi các tờ rơi du lịch đã dành hẳn một phần để giới thiệu.

Ngoài quán cơm gà bà Buội tại số 22 Phan Chu Trinh nổi tiếng, bạn còn có thể tới quán bà Nga cách đó một đoạn hay cô Hương ở đầu hẻm Sica. Ảnh: Diệu Huyền.

Cơm gà Hội An bắt mắt với màu vàng tươi của cơm, xanh của rau sống và trắng bóng từ thịt gà, người ăn cay thường thêm chút tương đỏ chót. Ban đầu, thực khách có thể thấy món ăn này lạ lẫm và không  mấy hào hứng, nhưng khi nếm thử bạn sẽ nhanh chóng nhận ra nó có một sức hấp dẫn không thể chối từ.

Mì Quảng

Một số địa chỉ có mì Quảng ngon là đường Trần Phú, khu Cẩm Hà, đường Thái Phiên. Ảnh: Trần Việt Anh.

Sau khi lang thang từng con phố, bạn hãy dừng chân ở một tiệm ăn nhỏ để thưởng thức món mì Quảng trứ danh và làm dịu đi cơn đói đã bắt đầu “biểu tình”.

Món này gồm mì gạo, tôm, thịt heo, gà, miếng bánh tráng nướng, rau sống và một chút nước dùng. Bạn nên trộn đều để tất cả các thành phần quyện đều với nhau. Khi ấy, sợi mì trở nên mềm ướt nhưng dai dai, ăn rất ngon.

Cao lầu

Cao lầu được bán nhiều trong chợ Hội An nhưng muốn thưởng thức đúng vị nhất, bạn nên tới số 26 Thái Phiên và 87 Trần Phú. Ảnh: Diệu Huyền.

Đây là tên gọi khác của một loại mì đặc biệt có màu vàng nâu. Món này ít nước dùng giống mì Quảng nhưng lại được ăn cùng giá trần, thịt xá xíu, bì lợn chiên giòn, tóp mỡ. Ngoài các thành phần trên, chủ quán còn cho thêm chút nước tương đặc biệt, bột thơm, rau sống. Thực khách chỉ cần trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện cùng nhau và bắt đầu ăn.

Hoành thánh

Địa chỉ có hoành thánh ngon là Bà Triệu và Trần Phú. Ảnh: Quế Lan.

Hoành thánh có ba dạng là súp, chiên và mì. Những loại này đều được ăn nhiều vào tầm giờ chiều để lót dạ trước khi thưởng thức các món chính.

Nguyên liệu chính gồm bột mì, trứng gà và tôm. Bột sau khi đánh cùng trứng và ủ lên men được cán mỏng, cắt thành từng ô nhỏ làm vỏ bánh. Phần nhân gồm tôm ướp gia vị giã nhuyễn. Hoành thánh được chan một chút nước dùng thơm mùi dứa, cà chua và nấm rơm. Bạn sẽ được phục vụ kèm một đĩa rau cải xanh non. Đây chính là sự kết hợp đầy ăn ý của món ăn.

Bánh đập, hến xào

Bánh đập ăn cùng hến xào là sự kết hợp lạ lẫm nhưng vừa vặn về hương vị. Ảnh:Gà Con.

Bánh đập là sự kết hợp của bánh tráng nướng, bánh tráng ướt và một số nguyên liệu khác. Bánh ướt được quệt đậu xanh say nhuyễn rồi đặt vào giữa hai miếng bánh tráng nướng. Sau đó, người làm dùng tay đập nhẹ lên bánh để hai miếng dính lại với nhau. Việc này phải thật khéo léo để phần bánh ướt kết dính phần bánh tráng nướng, giúp hai lớp ngoài không bị vỡ vụn. Khi đã đạt độ mỏng hợp lý, bánh sẽ được gấp đôi lại sau đó dọn ra cùng một đĩa hến xào.

Cách ăn món này đúng điệu là chấm với nước mắm cái. Đây là loại nước chấm được pha từ đường, hành phi, dứa bằm nhỏ, tỏi và ớt sừng xanh. Bạn có thể tới quán Bà Già tại thôn 1, xã Cẩm Nang để thưởng thức.

Bánh bao, bánh vạc

Bạn có thể thưởng thức món này tại số 533 Hai Bà Trưng. Ảnh: Hà Minh.

Bánh bao, bánh vạc là tên hai món khác nhau nhưng thường được phục vụ chung trong một đĩa. Hai loại này có hình dáng nhỏ xinh giống hoa hồng. Do vậy nhiều nơi còn gọi bằng cái tên bánh hoa hồng.

Nguyên liệu làm bánh gồm gạo tẻ, tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và các loại gia vị khác. Trong khi đó, thành phần của bánh vạc còn có thêm nấm mèo, giá, hành lá, thịt heo…

Bánh mì

Đường Hoàng Diệu, Trần Cao Vân là hai nơi bạn có thể tìm mua được những ổ bánh mì ngon nhất. Ảnh: Trần Việt Anh.

Hội An là một trong số những địa chỉ của Việt Nam được báo chí quốc tế ngợi ca vì món bánh mì kẹp ngon lạ. Bánh mì ở đây vẫn có phần nhân cơ bản gồm pate, thịt nướng, chả lụa, rau thơm và nước sốt đặc biệt, điều làm nên sự hấp dẫn khác biệt của mỗi ổ bánh. Lớp vỏ giòn rụm, phần nhân béo bùi, không ngấy kết hợp với nhau khiến ai nấy đều thích thú.

Bánh bèo

Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng là những con phố bạn có thể mua được chén bánh ngon. Ảnh: Trần Việt Anh.

Món ăn duy nhất không có mặt tại trung tâm phố cổ nhưng vẫn được nhiều người tìm thưởng thức là bánh bèo. Giống nhiều nơi, bánh bèo ở đây được đặt trong các chén nhỏ. Phần trên đặt nhân tôm thịt có màu hồng đỏ, lấm tấm tiêu đen và điểm xanh của hành lá. Tùy khẩu vị, bạn có thể cho thêm nước mắm hay ớt để tăng độ thơm ngon.

Cách ăn món này cũng khá đặc biệt khi không sử dụng đũa hay thìa mà dao tre, một dụng cụ làm từ tre và vót thành hình lưỡi dao. Nhờ vậy, thực khách khi thưởng thức, ai nấy đều thấy hiếu kỳ và lạ lẫm.

Bánh ướt cuốn thịt nướng

Một cuốn bánh ướt thịt nướng có giá 6.000 đồng Ảnh: Diệu Huyền.

Bánh ướt cuốn thịt nướng được bán nhiều nhất ở bờ sông Hoài. Đây là món vặt được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích. Một phần ăn đầy đủ gồm thịt xiên nướng. bánh ướt, rau sống và không thể thiếu loại nước chấm pha chế cầu kỳ.

Thịt được nướng tại chỗ nên lúc nào cũng nóng và thơm. Khi đặt trong lớp bánh mỏng, thêm rau xanh mát, ăn cùng nước chấm sền sệt tạo ra vị ngon lạ miệng. Do vậy, nhiều người không chỉ dừng lại ở một, hai mà thường gọi thêm vài xiên để ăn cho no mới thôi.

Các loại chè

Không phải món lạ nhưng chè Hội An vẫn rất hấp dẫn. Ảnh: Diệu Huyền.

Chén chè nhỏ trong lòng bàn tay, thơm mùi nước cốt dừa và ánh lên những màu sắc hấp dẫn là điều níu chân du khách. Với người hảo ngọt, chè là món ăn hợp gu nhờ vị ngọt của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và thơm ngát của dầu chuối. Bạn có thể chọn nhiều loại khác nhau như bắp, đậu ván, đậu đỏ…

Diệu Huyền (VNexpress.net)