Bạn đã ăn Cao Lầu chưa?

Trong thời gian ở Hội An, mình đã gặp khá nhiều khách nước ngoài mê món đặc sản này. Trong khi ngay cả dân Hội An, cũng có người không ăn được.

Hội An bé nhỏ, mà chỉ cần ra khỏi Hội An vài bước thôi đã rất khó kiếm ra quán Cao Lầu. Tức là cả Việt Nam này Cao Lầu chỉ túm tụm ở cái khu phố cổ rêu xanh đèn đỏ tường vàng kia, chứ không thèm quảng cáo ở đâu hết, nhưng cũng rất nổi tiếng.

Muốn nổi tiếng như rứa ắt hẳn nó phải có cái gì đặc biệt.

Và theo mình thì đúng là Cao Lầu mang lại ấn tượng đặc biệt. Không na ná với bất kỳ 1 món ăn Việt Nam nào khác.

Mới ngó qua thì thấy cũng đơn giản: cũng sợi, cũng nước, cũng tương, cũng rau, cũng tô, cũng đũa… Nhưng phải hỏi mới biết thứ sợi gạo xỉn xỉn màu đó hiện nay ở Hội An chỉ có vài nhà làm, với nước ngâm gạo là nước tro; trong đó tro lấy từ củi ở Cù Lao Chàm, còn nước chỉ được lấy ở giếng Bá Lễ (Hội An).

Nghe Cù Lao Chàm, rồi giếng Bá Lễ, là bắt đầu thấy khó dễ rồi.

Nhưng phải đủ quy trình như vậy mới ra sợi Cao Lầu, mới được kêu là Cao Lầu.

Bạn không thể xếp Cao lầu vô thể loại bún, phở, có nước hay khô, trộn này nọ… Cao lầu vừa khô vừa ướt, vừa cứng vừa mềm, vừa mặn vừa lạt, vừa dai vừa giòn, vừa cay vừa ngọt, vừa giản dị vừa cầu kì, vừa rẻ vừa …sang. Bạn chưa ăn thì chưa tin. Ăn rồi, tin rồi, thì sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp: hoặc là bạn thấy nó rất ngon, hoặc bạn chưa hiểu là mình vừa ăn “cái chi lạ rứa”.

Nhưng theo mình thì trường hợp thứ nhất dễ xảy ra hơn ^ ^

 Mỹ Mạnh (MAV.vn)

Những món không thể bỏ qua khi tới Nha Trang

Không chỉ “hút” khách du lịch nhờ những bãi biển tuyệt vời, Nha Trang còn nổi tiếng với những món ăn khiến thực khách xiêu lòng.

1. Hải sản làng chài

Là thành phố ven biển, hải sản ở Nha Trang vô cùng phong phú và tươi ngon. Bạn có thể thưởng thức hải sản ở các nhà hàng hay các quán ven biển. Tuy nhiên, ngon và thú vị nhất chính là ghé qua làng chài và ăn sản sản tươi vừa bắt dưới biển. Dân làng chài sẽ đưa bạn đến những nhà hàng trên biển bằng phà. Tại đây, bạn có thể chọn hải sản tươi sống hay tự tay lựa chọn tôm, cá từ dưới biển và nhờ nhà hàng chế biến chúng và chờ đợi để thưởng thức thôi. Ngoài các loại tôm, mực, sò huyết, ốc…, bạn cũng nên thử qua món cá nướng tại Nha Trang. Món cá tắc kè nướng chấm muối ớt rất nổi tiếng tại Nha Trang với vị phần thịt dai thơm và ngọt.

2. Bún chả cá

Bún cá trong văn hóa ẩm thực của người dân biển Nha Trang thân thuộc như món phở với người Hà Nội hay tô mì Quảng với người Quảng Nam. Cùng tên nhưng bún cá Nha Trang có nhiều điểm khác biệt với bún cá vùng miền khác, làm nên đặc trưng riêng cho món ăn này. Món này khá độc đáo với nước dùng được ninh bằng cá cờ và xương cá thu. Chính điều đó khiến nước dùng của món bún này có vị thanh ngọt, mát đặc biệt. Một tô bún chả cá Nha Trang đặc biệt còn có thêm sứa và cá dầm, tức phần thịt cá cờ hấp được xé ra từng miếng, ăn vừa thơm, ngọt thịt, lại dai dai.

Một tô bún với nước lèo trong, thơm phức, bốc khói, với những lát chả cá chiên vàng, những lát chả cá hấp trắng xám dai dai, vài miếng thịt cá thơm ngọt, đuôi hành lá được xắt dọc cùng với miếng sứa giòn sật tạo nên vị là lạ nhưng rất kích thích. Thêm vào đó là một đĩa rau xanh xắt nhỏ và một chén nước mắm thơm lựng, thật cay, tất cả quyện vào nhau sẽ tạo cho bạn một hương vị khó quên. Bún chả cá Nha Trang với các nguyên liệu chế biến từ cá rất phù hợp với những người muốn ăn kiêng.

3. Thịt bò nướng Lạc Cảnh

Thịt bò nướng cũng là một trong những đặc sản của Nha Trang. Dân sành ăn vẫn kháo nhau rằng: “Đến Nha Trang chưa ăn bò nướng Lạc Cảnh là mới biết Nha Trang có một nửa”. Tuy đó chỉ là câu đùa nhưng thực ra cũng không phải quá lời. Trong cẩm nang ẩm thực của du khách nước ngoài luôn có địa chỉ của quán bò Lạc Cảnh.

Bí quyết làm nên vị ngon của món thịt bò này nằm ở các công thức trộn thịt bò với mật ong cùng hơn 10 gia vị của quán. Thịt bò nướng Lạc Cảnh được thái quân cờ và nướng trên than hoa. Tại quán có khá nhiều loại bò nướng để bạn lựa chọn. Món này thường được ăn kèm với rau sống, tuy nhiên bạn cũng có thể gọi thêm bánh mỳ hoặc bánh tráng để ăn kèm.

4. Bánh căn

Bánh căn là một món ăn phổ biến ở khu vực miền Trung và miền Nam. Ngồi xung quanh bếp than ấm nóng, xem người thợ làm bánh khéo léo đổ bột vào khuôn, sau đó thưởng thức bánh căn nóng trong một ngày nhiều gió là trải nghiệm thú vị cho bất cứ ai khi đến với Nha Trang.

Loại bánh này bao gồm bột gạo, mỡ, hành lá và trứng. Ngày nay, bánh căn có nhiều loại nhân như tôm, mực. Bánh căn được ăn với rau sống và nước chấm chua ngọt được pha từ nước mắm Nha Trang cùng các nguyên liệu như hành, ớt, tỏi và xíu mại. Bạn có thể thưởng thức món bánh căn trên đường Lê Thánh Tôn hay Nguyễn Thiện Thuật.

5. Nem nướng Nha Trang

Nhắc đến ẩm thực Nha Trang, người ta không thể không nhắc đến món nem nướng Ninh Hòa hay nem nướng Nha Trang. Nguyên liệu gồm nem chua hay nem nướng. Tuy nhiên, hầu hết các khách du lịch đều chọn nem nướng để thưởng thức và mua nem chua về làm quà cho mọi người.

Nem Ninh Hòa cũng sử dụng da heo thái sợi như nem chua Thanh Hóa nhưng thay vì gói bằng lá chuối, nem ở đây được gói bằng lá chùm ruột hoặc lá khế còn non để để tạo mùi thơm. Ăn nem Ninh Hòa, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của thịt, vị chua dịu, ngọt, giòn, cay nhẹ quyện lẫn nhau rất thú vị. Đặc biệt, món nem nướng được ăn kèm với nộm từ đu đủ xanh mang lại một hương vị khá mới lạ.

6. Mực rim chợ Đầm

Khô mực được chọn loại mềm dễ tẩm ướp. Khô được tẩm đường, me tươi, ớt và nước mắm cho thấm, đưa lên bếp lửa liu riu, đảo đi đảo lại nhiều lần để gia vị càng thấm hơn. Nghe đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng làm được ngon. Làm cho mực thấm đều, không bị dai, không bị mềm là bí quyết của người Nha Trang. Người ta luôn có kinh nghiệm canh lửa sao cho vừa phải, đủ thời gian để mực thấm gia vị và có được độ giòn, hơi dai khi dùng.

Mực rim có thể dùng làm đồ nhắm, ăn chung với dưa hành, củ kiệu tương tự như dùng tôm khô ở miền Tây vào ngày Tết. Có thể dùng mực rim ăn với cơm trắng, kèm theo rau sống, dưa leo… Vị chua, ngọt, mặn của món ăn hòa quyện với nhau tạo hương vị đặc biệt kích thích mọi giác quan của thực khách.

7. Chả cá Nha Trang

Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon vì làm từ cá tươi. Miếng chả cá chiên vàng, thơm phức khiến khách ăn rồi vẫn thèm. Khi làm chả, người ta thường dùng cá mối, cá thu, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ… nhưng ngon nhất là chả cá nhồng hương, giờ rất hiếm.

8. Vịt Cầu Dứa

Món vịt Cầu Dứa nổi tiếng khắp nơi, món vịt ở đây được chế biến từ vịt Ninh Hoa được nuôi thả ngoài những cánh đồng phì nhiêu, giàu tôm, cua, cá nên rất béo. Phổ biến và được ưa chuộng nhất là món vịt luộc và nướng. Dù chế biến theo kiểu gì thịt thịt vịt ở đây cũng rất mềm, nạc và tuyệt đối không có mùi hôi đặc trưng của vịt.

Vịt Cầu Dứa, nằm trên quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 3-4km về phía Nam. Nơi đây được biết đến như một “khu phố Vịt” với san sát nhà hàng phục vụ các món vịt cực kì hấp dẫn.

9. Bún sứa Nha Trang

Bún sứa Nha Trang – là một món ăn đặc trưng miền biển, không chỉ những người dân địa phương yêu thích mà nhiều khách du lịch đến đây cũng không quên thưởng thức. Đặc biệt, khi thời tiết bắt đầu nóng lên, sứa là món ăn ngon, bổ, mát và có tính giải nhiệt cao. Món bún sứa xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng bún sứa Nha Trang từ xưa đến nay là nổi tiếng nhất. Người dân biển xa quê lâu ngày, trở về Nha Trang nhất định phải tìm bún sứa, không câu nệ phải tìm đến những nơi nổi tiếng, bởi vì bản chất của món bún này đã đậm đà vị biển – hương vị quê nhà.

10. Bánh ướt Diên Khánh

Bánh ướt Diên Khánh là một món ăn khá nổi tiếng ở Nha Trang. Món ăn này ở phố bánh ướt Diên Khánh. Tuy gọi là phố nhưng thực chất nơi đây là một con đường nơi tụ tập rất nhiều các hàng bán bánh ướt, những hàng quán này được mở từ 4 giờ sáng đến tận đêm khuya. Do đó, khách muốn có thể dùng món này bất cứ khi nào.

Loại bánh này ăn nóng mới ngon nên khi có khách vào, người tráng bánh mới bắt đầu công việc của mình với lò nước sôi sẵn. Họ chỉ việc dùng chiếc gáo dừa múc bột, nhẹ tay tráng đều trên khuôn vải đã căng thẳng trên vung. Thời gian bánh chín tùy thuộc vào độ dày của bánh. Bánh chín, người tráng sẽ dùng cây ghim tre luồn dưới chiếc bánh mỏng vớt lên xếp vào đĩa, chiếc bánh được cây ghim xẻ ra làm bốn phần cho một đĩa bánh.

Đĩa bánh được trình bày rất đẹp mắt. Trên đĩa bánh sẽ có một ít mỡ hành, chà bông tôm khô (hoặc thay bằng đậu xanh chín giã nhỏ). Đĩa bánh trông như một bức tranh rực rỡ sắc màu: màu trắng của bánh, màu hồng đỏ của tôm, màu xanh của lá hành, óng ánh dầu mỡ. Thưởng thức bánh ướt với giá trần và chả lụa Diên Khánh thì không còn gì tuyệt vời bằng.

11. Bánh tráng xoài

Bánh tráng xoài – cái tên nghe vừa lạ lại vừa quen. Bởi bánh có hình dạng giống chiếc bánh tráng, nhưng nguyên liệu chế biến chỉ có xoài chín và một chút đường cùng với bàn tay khéo léo của con người đã tạo nên một loại bánh dân dã và trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của Nha Trang.

Xoài cát ở Khánh Hòa rất nhiều, ăn và bán quả tươi không hết người ta tận dụng làm bánh xoài, vừa thơm ngon lại có thể để được lâu. Bánh xoài còn độc đáo ở chỗ nó giữ được rất lâu mà không cần sử dụng bất kì hóa chất nào bởi vị chua của xoài và cách chế biến dựa vào nắng tự nhiên.

Ăn bánh tráng xoài không cần chế biến hay kết hợp thêm nguyên liệu ăn kèm. Bánh có vị chua thanh, ngòn ngọt và mùi thơm thơm tự nhiên của xoài, hơi dai và mùi thơm đặc trưng của cái nắng gắt Nha Trang.

(Theo Yan)

GIẢI THÍCH MỘT SỐ GIAI THOẠI NỔI TIẾNG TRONG ẨM THỰC

Có những giai thoại về ẩm thực mà ta có thể tìm thấy trong thơ ca, thậm chí trong âm nhạc, mà thời gian quá lâu khiến ít ai nhớ rõ về câu chuyện thực của nó nữa.

 

  • Tám món quý

Xưa người ta quen tìm các của ngon vật lạ để chế biến các món ăn dâng cho vua, chúa, quan quyền hay nhà giầu. Vì thế, đầu bếp nào giỏi sẽ được quí trọng và thưởng vàng bạc. Có 8 món ăn mà người xưa liệt vào loại quí hiếm “bát trân’’, gồm: nước dãi yến, nem công, chả phụng, môi đười ươi, da tê ngưu, bàn tay gấu, thịt chân voi, gân nai. 

8 món quý (phiên bản phục chế)

  • Rắn độc mà quí

Quách Tĩnh trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu có cơ may uống máu mãng xà, nên nội lực gia tăng không ngờ được. Ai cũng tưởng đây chuyện tưởng tượng, nhưng ngoài đời có thật. Vốn huyết mãng xà thân màu xám nhưng do chủ nuôi cho nó ăn thực phẩm cực quí như sâm nhung và đan sa, nên rắn mới có dị hình đỏ như máu. Bồi bổ cho rắn như vậy không ngoài mục đích mỗi ngày người ta uống máu nó hầu giữ cho mình trẻ trung hoài, biến già thành trẻ (cải lão hoàn đồng).

  • Sâm cầm

“Bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời ” trong nhạc Trịnh

Loài chim này từng là món ăn tiến dâng vua. Đó là giống chim từ phương Bắc bay về phương Nam mà dân miền Bắc gọi là “sâm cầm’’. Nhân sâm giá đã khá đắt làm sao người thường dám mua để nuôi chim. Thực tế không phải vậy. Loại chim này sống trong rừng núi hoang dã. Chúng đào bới ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc và Hàn Quốc.

Và chim sâm cầm trên bàn nhậu 

Mấy năm trước đây người ta thấy chúng xuất hiện nhiều ở Hồ Tây, Hà Nội. Nay số lượng rất ít vì loại chim quí này bị săn bắt. Theo truyền khẩu, sâm cầm từng là món khoái khẩu của vua Tự Đức. Ăn thịt chim sẽ bồi bổ sinh lực, tinh thần minh mẫn. 

  • Chuột nhân sâm

Đây là món ăn cầu kỳ tốn kém chỉ có vua quan nhà Thanh mới có. Người ta chọn những con chuột bạch và nuôi chúng bằng nhân sâm. Khi chuột đẻ người ta loại chuột bố mẹ ra và nuôi tiếp chuột con bằng nhân sâm. Cứ thế qua ba bốn thế hệ ăn nhân sâm, thân chuột coi như chứa toàn nhân sâm. Người ta bắt chuột con mới đẻ thoa ngoài da bằng bột, không chế biến xào nấu gì cả, cứ thế đưa lên miệng thưởng thức. 

Chuột bao tử

  • Cá cháy

Xưa miền Bắc có cá anh vũ rất nổi tiếng được vua chúa ưa thì ở miền Tây Nam bộ cũng có loài cá kỳ lạ là cá cháy. Chúng chỉ xuất hiện ở ngay khúc sông Hậu giáp ranh giữa Trà Ôn (Vĩnh Long) và Cầu Kè (Trà Vinh), còn trật ra khỏi đoạn này ít ai thấy chúng. Một điều kỳ lạ khi sương mù dày đặc là cá cháy lại lên mặt nước đớp khí, người ta cho rằng cá hấp thụ sương khí đất trời nên thịt mới dai, mềm, sạch ! Cá cháy màu trắng, con nặng lắm khoảng 2 kg, chúng mau chết lắm, lên khỏi mặt nước vài phút là lìa đời. Cá chỉ xuất hiện trước và sau tết nguyên đán, sau đó chúng bơi đi đâu biệt tích. Nhà sử học Trịnh Hoài Đức từng nếm thử mùi vị cá và không ngại ngần gọi cá cháy là thiều ngư. Cá cháy bây giờ khó tìm lắm.


Cá cháy ở Trà Ôn.

 

  • Cá chìa vôi

Ở sông Nhà Bè Gia Định có loại cá chìa vôi mình dẹp màu vàng giống loại cá chim, trên lưng có một kỳ chĩa lên giống như cái chìa vôi nên người ta gọi cá này là cá chìa vôi. Cá ở giữa hai giáp nước mặn và ngọt, từ cầu Tân Thuận xuống tới cửa Nhà Bè các ngư phủ thường bắt được cá này, thịt rất dai, giòn, làm ra các món nhậu rất hấp dẫn, ăn với bánh tráng, rau sống, làm gỏi, nấu cháo, thịt ngọt không ngán.


Cá chìa vôi nhà bè


Ở miền Nam, sông Nhà Bè có loại cá này nhiều (và cũng ngon) hơn hết. 

  • Chết vì ham ăn

Trong lịch sử Đông Tây, kim cổ, có rất nhiều chuyện vua chúa bị đầu độc bằng thức ăn. Thường trước khi vua ăn một món nào, người đầy tớ tin cẩn nhất nếm trước để xem món đó có bị tẩm thuốc độc không. Tuy vậy, một trong các Hoàng hậu của vùng vịnh Ba Tư (Persia) đã bị mẹ chồng giết bằng cách cho thoa một lớp thuốc độc trên dao. Theo sự kính trọng một món ăn bao giờ cũng phải dâng lên Nữ Hoàng trước. Do đó, kẻ phản bội cắt miếng gà bằng mặt trên lưỡi dao có tẩm thuốc độc dâng lên; còn phần dưới người đầy tớ ăn thử. Người đầy tớ ăn xong không có triệu chứng gì, đến lượt Hoàng hậu ăn thì bị ngộ độc.

Nhắc đến món ăn cổ xưa chúng ta cũng không quên chuyện một nhà vua mê ăn cá mà chết! 

Thời chiến quốc, Công Tử Quang, tướng Ngũ Tử Tư mưu sát vua nước Ngô là Ngô Vương Liêu nhiều lần nhưng không thành công. Lý do vua Ngô không mê rượu và gái, quan tướng khó được phép đến gần. Tử Tư theo dõi một thời gian lâu mới biết vua chỉ mê món cá nướng, nên tìm cách chiêu dụ đầu bếp là Chuyên Chư. Món cá nướng do đầu bếp quái dị này làm khá đặc biệt. Anh ta dùng mật ong trăm năm lấy trên mỏm núi cheo leo để ướp! Chính món cá nướng có tên cầu kỳ “Tứ tai hi mật tiến” và cách rưới mật ong tạo cho da cá dòn ngọn và thơm tho khác thường. Vua Ngô mê ăn quên đề phòng, nên ngộ độc mà chết. 


Facebook MAV

Cách nấu Canh Gà Lá Giang

Canh lá giang, lẩu gà lá giang, nghe tên đã thấy hấp dẫn. Cách nấu món này khá đơn giản, quan trọng là lúc nêm nếm, canh sao cho chua ngọt trung hòa, hương thơm mùi lá giang, mà vị phải đậm đà.

Lá giang thường có ở miền Nam, là một loại cây lá rất bổ, ngoài tác dụng chữa bệnh ngoài da, lá giang khi làm thực phẩm có thể giúp chữa các bệnh về tiêu hóa, dạ dày, đau nhức xương, các bệnh đường tiết niệu…


Nguyên liệu: 

  • 100g lá giang
  • 500g thịt gà ta [Thật sự thì đối với nhiều người, canh này NẤU BẰNG CHÂN / CÁNH GÀ gặm ăn rất ngon, không cần dùng nhiều thịt]
  • Dầu ăn
  • Xả bằm
  • Hành củ, tỏi, đầu hành lá, ngò gai, húng quế, rau ôm (ngò om)
  • Nước mắm, dầu ăn, đường, muối, tiêu, ớt.
  • Sa tế (tùy thích)


Sơ chế: 

  • Hành củ thái lát, tỏi băm nhuyễn, đầu hành lá đập dập.
  • Lá giang nhặt rửa sạch, bỏ lá già hoặc quá non vì già sẽ chát mà non sẽ nhạt, vò cho dập.
  • Gà chặt miếng nhỏ vừa ăn, cho vào cái tô. Ướp với hành lá dập, tỏi băm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng canh đường. Ướp ít nhất 20 phút cho ngấm.


Thực hiện:

  • Bắc cái chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, dầu nóng thì cho 1 muỗng cafe sả vào phi vàng, sau đó cho hành củ xắt lát vào phi tiếp.
  • Hành sả thơm thì cho thịt gà vào xào cho thịt gà thật săn lại.
  • Bắc một nồi nước sôi với lượng nước đủ nấu canh, nấu cho sôi rồi thả gà vào, vặn lửa nhỏ, đậy vung, nấu tiếp trong 10 phút cho gà chín hẳn. Trong lúc nấu thỉnh thoảng mở vung hớt bọt cho nước được trong.
  • Nhỏ lửa, nêm thêm nước mắm, đường, muối, xắt thêm 1 trái ớt hiểm vào nồi canh, nêm sao cho vị vừa đủ mặn.
  • Cho lá giang vào khuấy nhẹ cho lá chín, nêm thêm ít đường rồi nêm cho vừa chua, cay, mặn, ngọt, vị đậm đà là được (nhớ là đừng chua quá vì lá giang càng để lâu càng chua).


Trình bày:

  • Múc canh gà lá giang ra bát, rắc thêm ngò gai, húng quế, ngò om lên mặt canh, rưới 1 muỗng sa tế nếu thích. Lưu ý là sa tế sẽ làm tăng sự kích thích của món ăn nhưng sẽ làm giảm đi phần nào cái thanh dịu của gà và lá giang, vì vậy nên dùng với lẩu thì thích hợp hơn là ăn bữa cơm thường.
  • Ăn nóng với cơm.


Với cách nấu CANH GÀ LÁ GIANG này, các bạn có thể “nâng cấp” lên thành LẨU GÀ LÁ GIANG trong những bữa tiệc, sức hấp dẫn của gà và sự kích thích của các vị chua, cay, mặn, ngọt sẽ mang đến cho cả nhà một bữa ăn ngập tràn “sung sướng”.


Bé Thúi (MAV.vn)

 

 

ĂN MÍT MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?

Mít là một trong những loại quả có nhiều người “hâm mộ” nhất vì vị ngon của nó. Trong mít có nhiều vitamin A, C, calci, sắt, kali, thiamin, niacin, magie, ribflavin… là những chất cần thiết đối với cơ thể. Ngoài ra, bạn sẽ phải ưa thích loại quả này hơn nếu biết thêm những tác dụng sau đây:

 1- Tăng miễn dịch

Trong mít chứa nhiều vitamin C, chất dinh dưỡng cần thiết bảo vệ cơ thể trước các loại vi khuẩn, virus. Vitamin C hỗ trợ hoạt động của tế bào máu trắng giúp tăng khả năng của hệ miễn dịch. Ngoài ra tính chống oxy hóa của mít cũng có tác dụng phòng bệnh hiệu quả.

 2- Chống ung thư

Trong mít chứa nhiều vitamin C và các nguồn dinh dưỡng thực vật bao gồm isoflavones, lignans, saponins… là những chất giúp chống lão hóa và phòng chống ung thư nhờ khả năng loại bỏ những gốc tự do gây ung thư trên cơ thể. Chúng còn làm chậm tiến trình lão hóa của tế bào gây ra các suy biến.

3- Tốt cho tiêu hóa

Mít có chứa nhiều hợp chất chống viêm loét rất tốt, có thể dùng chữa rối loạn viêm loét ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Chất xơ trong mít còn giúp ngăn táo bón, hỗ trợ vận động dạ dày tốt hơn. Những chất xơ này còn có chức năng loại bỏ carcinogetic ra khỏi ruột già giúp bảo vệ màng nhầy ruột.

4- Bảo vệ mắt và da

Vitamin A trong mít là loại chất dinh dưỡng mạnh rất tốt cho mắt và da. Ăn mít giúp phòng ngừa những bệnh về thị lực như quáng gà, suy thoái võng mạc.

5- Tăng cường năng lượng

Mít giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn ngay sau khi ăn nhờ fructose và sucrose. Tuy là thực phẩm giàu năng lượng nhưng mít lại không có các chất béo bão hòa cũng như các cholesterol nên nó được coi là loại thức ăn rất lành mạnh để bổ sung năng lượng.

6- Hạ huyết áp

Trong 100g mít có khoảng 303mg kali, điều này khiến cho mít có tác dụng hạ huyết áp, giảm khả năng đột quỵ, đau tim.

7-  Kiểm soát hen suyễn

Rễ mít vốn là loại thuốc trị hen suyễn. Hãy lấy rễ mít cắt nhỏ nấu sôi rồi sắc lấy nước uống. Dùng đều đặn, hen suyễn sẽ thuyên giảm hẳn.

8- Cho xương chắc khỏe

Magie trong múi mít là dưỡng chất quan trọng cho sự hấp thu calci của cơ thể. Nó giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa viêm khớp mãn tính.

9- Bổ máu

Mít chứa nhiều sắt nên nó cũng được dùng để ngăn chặn thiếu máu, cũng như giúp máu tuần hoàn tốt hơn.

10- Cho tuyến giáp khỏe mạnh

Trong mít chứa nhiều đồng, là loại khoáng chất rất quan trọng trong sự trao đổi chất ở tuyến giáp, nhất là việc tạo ra và hấp thu hormone. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng người hay ăn mít có tuyến giáp khỏe hơn người không ăn.

Tái Tịnh (tổng hợp)

NHỮNG THỰC PHẨM GIẢI RƯỢU BIA HIỆU QUẢ (phần 2)

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta khó tránh khỏi những cơn khó chịu vì rượu bia sau những bữa tiệc, chầu nhậu. Trên thực tế, mọi người có thể giảm được nhiều tác hại tức thời của nước uống có cồn nhờ vào những thực phẩm đơn giản dễ tìm.

Trà xanh:

Trà xanh đặc giải rượu rất tốt, vì trong trà này có chất acid tanic khử được cồn.

Trà Atiso:

Nếu có điều kiện, hãy dùng trà Atiso giải rượu, đây là phương pháp giải rượu nổi tiếng trong dân gian.

Gừng tươi:

Gừng tươi chống say rượu rất tốt. Lấy 1 củ gừng xắt ra từng lát mỏng, sắc nước uống, có thể thêm một ít mật ong tác dụng sẽ nhanh hơn.

Cà chua:

Đây cũng là một cách đơn giản để giảm bớt tác dụng của men rượu. Nước ép cà chua, thêm 1 chút muối sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn chóng mặt và ổn định tinh thần.

Sắn dây:

Nước pha từ bột sắn dây, thêm chút chanh sẽ giúp nhanh tỉnh rượu. Nước này còn giúp giải độc gan tốt.

Cần tây:

Vitamin B trong cần tây có thể hạ gục những phân tử rượu nhanh chóng.

Cà phê:

Cà phê nóng đậm đặc có thể giúp tỉnh rượu.


Nước cơm hoặc cháo loãng:

Cách này thì có lẽ ai cũng biết. Nước cơm, cháo loãng giúp ngăn chặn sự hấp thụ cồn rất hiệu quả, muốn hiệu quả cao hơn thì thêm tí đường.

Nho:

Nho có tác dụng giảm buồn nôn khi say rượu. Nhưng một bí quyết nữa là, ăn nho trước khi nhậu sẽ giúp bạn lâu say hơn nhiều.

Nước ép trái cây:

Nếu ruột yếu dễ say, thì bạn nên uống 1 cốc nước ép trái cây trước chầu nhâu. Điều này sẽ phòng chống say rượu cũng như bảo vệ đường tiêu hóa.

Sữa chua:

Sữa chua cũng giúp lâu say rượu. Đồng thời, nó là thức ăn giàu canxi, hạn chế cơn khó chịu do rượu gây ra.

Hồng:

Ăn hồng có thể giúp tỉnh rượu, tất nhiên là hồng còn tươi ngon.

 

Mỹ Mạnh (MAV.vn)

Xem thêm: 

NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP GIẢI RƯỢU BIA HIỆU QUẢ (PHẦN 1)

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta khó tránh khỏi những cơn khó chịu vì rượu bia sau những bữa tiệc, chầu nhậu. Trên thực tế, mọi người có thể giảm được nhiều tác hại tức thời của nước uống có cồn nhờ vào những thực phẩm đơn giản dễ tìm.

Rau muống: Dùng rau muống tươi giã dập rồi vắt lấy nước uống là biện pháp hữu hiệu để chặn đứng cơn ngộ độc rượu nặng.


Bưởi: Ăn bưởi, uống nước ép bưởi đều giúp người say rượu mau tỉnh, bớt nhức đầu. Bưởi cũng giúp khử mùi rượu khỏi miệng.


Mía: Cách nhanh và ngon lành nhất để giải rượu là uống nước mía


Dưa hấu: Dưa hấu giúp làm mát cơ thể. Đồng thời còn giúp rượu nhanh chóng bài tiết ra ngoài qua đường tiểu. Pha một chút muối vào nước dưa hấu để dùng cũng có tác dụng làm ổn định tinh thần.

 


Chuối: Nếu uống rượu xong mà thấy hồi hộp, tức ngực, thì nên ăn ngay vài trái chuối. Ăn chuối cũng có tác dụng tương tự trong những trường hợp tức ngực không phải do rượu.


Khoai lang: Khoai lang chấm thêm tí đường nữa là phương pháp giải rượu tuyệt vời.


Mật ong: Dùng mật ong sau khi uống rượu giúp bạn thoát khỏi cơn đau đầu, ngoài ra còn đưa bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng.


Đậu xanh: Dùng hỗn hợp đậu xanh xay nhuyễn pha với nước nguội, uống vào để nôn bớt chất độc do ngộ độc rượu khỏi cơ thể.


Đậu đen: Say rượu bia, đau đầu, ngộ độc rượu nói chung, ta có thể ninh 1 nồi đậu đen rồi uống từng chén cho tới khi thấy đỡ.


Cháo gạo: Sau khi người ngộ độc rượu nôn hết, hãy nấu cháo gạo với cam thảo ăn để mau chóng lấy lại sức.


Mỹ Mạnh (MAV.vn)

Xem thêm:

Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 4)

 Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

Làm lươn: Nếu mua lươn chưa làm, còn quẫy, thì cho vào thau, đậy lại bằng rỗ rồi đổ giấm chua vào. Lươn sẽ quẫy cho ra nhớt. Khi thấy lươn đờ ra hết quẫy nổi, thì bắt ra rửa với muối, nước lạnh cho tới khi cảm thấy sạch.

Rán thức ăn không văng tùm lum: Cho một chút muối vào chảo trong khi rán.

Lấy thịt ốc: Nếu làm ốc nhồi, đừng đập trôn ốc vì sẽ làm chảy hết nước ốc, mất ngon. Có thể lấy dao cạy nắp ốc ra, rồi lấy đầu đũa thọt cho ốc tụt vào trong, rồi vẫy phát, ốc sẽ rớt ra nguyên con.

Quết tôm cho dai: 
Rửa sạch, lau tôm cho khô rồi mới quết. Khi quết nhuyễn rồi thì nêm gia vị, thêm 1 lòng trắng trứng trộn đều rồi quết lại lần nữa cho quyện đều.

Khi chiên rán : Muốn cá không bị sát chảo, thì lăn vào bột rồi mới cho vào chiên.

Nướng cá không tróc: Xoa dầu ăn lên cá trước khi nướng. Lúc bắt đầu nướng để lửa to cho da se lại, rồi mới nướng lửa nhỏ. Cách này cũng giúp cá nướng thơm ngọt, giữ được dưỡng chất.

Tẩy mùi bắp cải: Cho vào nồi đang luộc rau một mẩu ruột bánh mì

Bóc vỏ trứng dễ: Trứng vừa luộc xong đang nóng, đem bỏ vào nước lạnh ngâm 5 – 10 phút

Giữ vị ngọt cho thịt cá khi nấu canh, nước lèo: Nấu cho nước sôi rồi mới bỏ thịt cá vào

Xào thịt bò cho mềm: Muốn thịt bò xào mềm ngon. Thì sau khi ướp thịt, cho 1/2 muỗng canh dầu ăn vào ướp tiếp chừng 20 phút. Khi xào thịt, nhớ để lửa to, đảo nhanh. Thịt chín lấy ngay ra khỏi chảo.

Làm sạch ốc: Bỏ phần gan ở đuôi ốc, phần còn lại rửa bằng giấm hoặc chà sát bằng muối hột rồi rửa lại bằng nước lạnh.

Chữa cơm khê: Cho vào nồi cơm khê 1 cục than cháy hồng. Cách khác là lấy cái ca nhôm nhúng nước, rồi úp lên nồi cơm

Tẩy mùi tỏi: Chà xát bằng bã cafe

Làm chuối xanh không bị thâm, nát: Muốn chuối xanh không bị thâm nát, thì sau khi gọt vỏ, đem ngâm vào nước pha chanh, muối. Cách này cũng làm giảm vị chát của chuối.

Bé Thúi (MAV.vn)

Xem thêm:

Những thực phẩm lợi và hại cho việc phát triển chiều cao

 – Ngoài yếu tố di truyền thì chiều cao của bạn còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao. Cùng điểm qua Top những loại thực phẩm dưới đây giúp bạn tăng chiều cao một cách đáng kể nhé!

1. Trứng

Trứng rất giàu nguồn protein. Phần lòng trắng trứng rất tốt cho sự phát triển tổng thể của cơ thể. Vì vậy, nó giúp tăng chiều cao tự nhiên của bạn. Bao gồm trứng trong kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày để tăng thêm chiều cao.

2. Bột yến mạch

Bột yến mạch là một trong những thực phẩm kỳ diệu và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bột yến mạch cũng tốt cho cơ bắp của bạn. Bột yến mạch là một nguồn protein thực vật giúp giảm mỡ và tăng khối lượng cơ bắp của cơ thể. Nó giúp tăng chiều cao của bạn nếu tiêu thụ hàng ngày.

3. Sữa

Sữa là một trong những nguồn tốt nhất cung cấp canxi cho cơ thể, nó giúp trong việc hình thành xương và các tế bào xương. Sữa tốt cho sự phát triển và giúp hấp thụ protein trong cơ thể.

4. Vitamin C và các thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin C cũng rất tốt cho chiều cao của bạn. Nhớ duy trì các nguồn vitamin C như chanh và cam trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Còn vitamin D giúp tối ưu hóa canxi và hàm lượng protein trong cơ thể. Nguồn thực phẩm vitamin D tự nhiên giúp bạn tăng trưởng cao. Một số nguồn cung cấp vitamin D bao gồm cá, các sản phẩm sữa và ngũ cốc.

5. Thịt gà

Tất cả các loại thực phẩm giàu protein đều có lợi cho cơ bắp và xương, lượng thịt gà trong kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng có thể tạo sự khác biệt đáng kể về chiều cao của bạn.

6. Thịt bò

Tương tự như thịt gà, thịt bò cũng là một thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho “sự nghiệp” cải thiện và phát triển chiều cao của bạn. Các bạn cũng nên ăn khoảng 100g thịt bò mỗi ngày nếu muốn cải thiện chiều cao của mình.

7. Chuối

Chuối là siêu thực phẩm giàu hàm lượng canxi nó giúp cho xương chắc khoẻ. Chuối cũng có một hàm lượng khoáng chất cao, các khoáng chất này giúp xây dựng cơ bắp của cơ thể.

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm trên có thể giúp tăng chiều cao đến mức độ tối đa nhất.

8. Uống nhiều nước

Uống 6-8 ly nước mỗi ngày cũng giúp bạn đạt được chiều cao tối ưu bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

Uống đủ nước cũng giúp bạn cao hơn vì các đĩa đệm của cột sống có đến 90% là nước. Nếu cơ thể không đủ nước, chúng sẽ bị mất nước và co lại. Hoặc chúng sẽ không làm việc hiệu quả nếu bạn uống quá nhiều soda, bia hoặc các đồ uống tăng lực khác.

9. Sữa chua

Nói đến danh mục các thực phẩm giúp tăng trưởng chiều cao thì không thể không kể đến sữa chua. Không chỉ có lợi cho tiêu hóa, sữa chua còn rất giàu protein, đồng thời cũng là một nguồn vitamin khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

10. Đậu nành

Đậu nành cũng là thực phẩm giúp phát triển chiều cao vượt trội. Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thì đậu nành chứa lượng protein dồi dào nhất, cao nhất, giúp tăng khối lượng xương và các mô, phát triển chiều cao cho cơ thể.

11. Ăn hải sản

Tôm, cua, cá, ốc, nghêu… cung cấp nhiều đạm và canxi giúp phát triển xương, bạn nên đều đặn mỗi tuần để giúp tăng trưởng chiều cao nhanh.

Ngoài ra cà rốt, rau cần, xà lách, cà chua ra bạn hãy ăn nhiều hơn các loại sa lát trộn không bơ. Đây cũng là thói quen của nhiều người mẫu.

Những thực phẩm là “kẻ thù” của chiều cao

Thực phẩm chứa nhiều đường

Việc ăn nhiều bánh ngọt, kẹo, nước ngọt… sẽ làm bé yêu của chúng ta khó mà cao lên nổi vì chúng có hàm lượng chất béo cao. Chúng không chỉ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ gây bệnh béo phì, mà còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi và các vitamin, khoáng chất khác của cơ thể bé.

Nếu lượng đường chiếm 16-18% trong tổng hàm lượng thức ăn của bé thì bé sẽ thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về đường tiêu hóa

Thực phẩm chứa nhiều mỡ

Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ cung cấp cho bé quá nhiều calo, dễ dẫn đến bệnh béo phì và hạn chế sự phát triển của các tế bào thần kinh.

Đồ uống có ga

Nếu cơ thể không đủ nước, các đĩa đệm của cột sống sẽ mất nước và co lại. Nhưng nếu bé nhà bạn uống quá nhiều soda, bia hoặc các đồ uống tăng lực khác thì các đĩa đệm cũng sẽ hoạt động không hiệu quả.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 60% các trường hợp thiếu canxi ở bé đều xuất phát từ thói quen uống các loại đồ uống có ga. Các loại đồ uống có ga thường chứa nhiều axit phosphoric. Quá nhiều hàm lượng axit này có thể dẫn tới việc làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, bé sẽ chậm phát triển cả về chiều cao và thể lực.

 

Theo Nguoiduatin

NHỮNG LỢI ÍCH KHI ĂN TRỨNG CÚT

Nhiều người rất mê trứng cút nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại trứng rất bổ dưỡng. Sau đây là những công dụng đã được chứng minh của trứng cút:

Bồi dưỡng cho người suy nhược và trẻ em suy dinh dưỡng

Cho ăn thêm cháo trứng cút ngày 2 bữa, ăn nhiều ngày sẽ có hiệu quả tốt.

Phụ nữ sau sinh:

Trứng cút bổ trung ích khí, bổ ngũ tạng, bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh rất tốt.

Chữa bệnh về máu, hô hấp và tiêu hóa:

Trong trứng cút có Normalizes rất tốt cho huyết áp và hệ tiêu hóa. Trứng cút thường dùng cho người thiếu máu, hen phế quản, đau đầu hoặc viêm dạ dày.

Ngừa dị ứng:

Trứng cút không gây dị ứng như trứng gà, mà ngược lại một số protein trong trứng cút giúp ngừa dị ứng nên trứng cút còn được dùng làm thuốc trị dị ứng.

Làm đẹp

Trong trứng cút có Tyrosine có tác dụng làm cho da khỏe mạnh, vì thế nó còn được dùng trong ngành mỹ phẩm.

Giảm cholesterol

Trong trứng cút có nồng độ lecithin cao, giúp giảm cholesterol trong máu.

Hỗ trợ sinh lý

Hàm lượng phốt pho cao trong trứng cút khiến cho các nhà khoa học Bungari tin rằng, trứng cút còn bổ hơn Viagra. Trứng cút cũng được dùng phối hợp để điều trị liệt dương, hư thận trong Đông Y.

Mỹ Lạo tổng hợp.

Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 3)

Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

Luộc thịt cho mềm: Thịt heo nái, gà vịt già thường dai nhách. Muốn luộc cho mềm thì lấy lá đu đủ bọc kín thịt rồi mới cho vào nồi.

Khử mùi thịt cá xào nấu khỏi phòng: Đốt một miếng đường khi xào nấu thịt cá, mùi này sẽ khử mùi thịt cá.

Chiên khoai tây cọng đẹp: Khoai tây ngâm nước chanh muối cho trắng, rồi rửa sạch. Thái theo chiều dọc khoai thành lát dày 1 phân, rồi lau khô. Phết nhẹ dầu ăn lên mỗi miếng khoai, cho khoai chiên không bị nhăn. Rồi xắt thành cọng. Rồi mới bắt đầu chiên. Chiên xong thì cho khoai vào rổ nhôm, xóc chút muối.

Cán bột không bị dính: Khi cán bột làm bánh, muốn cho bột không dính vào bàn, có thể rắc một lớp bột mỏng trên bàn. Còn một cách khác là bỏ bột vô đồ đựng, dùng nilon đậy kín rồi bỏ vào tủ lạnh trong 1 tiếng, sau đó lấy ra cán, bột sẽ không dính nữa.

Đập trứng gà không dính bát: Trước khi đánh trứng vào bát thì tráng bát bằng nước lã.

Hâm cơm nguội ngon như cơm nóng: Dùng tay ướt bóp cơm cho rời ra. Khi cơm mới gần chín thì cho cơm nguội vào hấp. Hấp được vài phút thì xới cơm mới cơm cũ lên cho đều nhau rồi nấu tiếp cho chín hẳn.

Ram thịt mềm, ngọt: Mở lửa to, để chảo thật nóng, đổ dầu vào đợi chút cho sôi. Cho thịt vào chiên vàng 1 mặt rồi trở qua mặt khác chiên. Thịt vàng đều thì nhỏ lửa, cho thêm chút nước vào chảo, đậy kín rồi đun liu riu cho tới khi ở trong chín hẳn (xiên vào thịt không thấy máu chảy là ok).

Tẩy mùi thuốc lá: Rửa bằng Javel hơi ấm

Tẩy mùi Javel khỏi tay: Rửa tay bằng giấm, rồi rửa lại bằng nước ấm.

Nấu cho nước ngọt đậm đà: Nấu thịt xương hoặc cá từ đầu, khi nước còn lạnh, thì chất ngọt của thịt xương sẽ hòa vô nước dùng. Cách này thường áp dụng để nấu nước xương, vì sẽ làm mất chất ngọt của thịt cá.

 Bé Thúi (MAV.vn)

Xem thêm:

 

Hồn Việt trong giò chả và chả giò

 

“Không sợ là huênh hoang thiếu khiêm tốn, ta có thể nói rằng biết chế lợn ra thành cân giò lụa, đó là đỉnh cao của một dạng văn hóa dân tộc toàn cầu… Hình như giò lụa là một tiết mục độc đáo chỉ ta mới có, chỉ người Việt Nam ta mới nghĩ ra và làm ra” – nhà văn Nguyễn Tuân đã viết những dòng ấy trong tùy bút Giò lụa (năm 1973).

Giò lụa – tinh hoa ẩm thực Việt

 

Giò lụa

Trong đề án Bếp Việt ra đời từ năm 2007 nhằm quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới, theo tiến sĩ Nguyễn Nhã – người chủ trì đề án thì giò là một loại món ăn được gói chặt, chế biến chủ yếu bằng phương pháp luộc. Có nhiều loại giò như: giò lụa, giò nạc, giò mỡ, giò thủ; giò có thể làm bằng thịt lợn, thịt bò (giò bò) hay đậu hũ (giò chay)…Đây là món ăn chỉ sử dụng nguyên liệu tự nhiên, chế biến đơn giản, vừa ngon miệng lại vừa tốt cho sức khỏe đúng như lời khuyên của danh y Hải Thượng Lãn Ông ngày trước. Tuy kỹ thuật làm giò lụa không quá cầu kỳ nhưng lại rất tinh tế, chỉ cần sai một chút là chất lượng sẽ kém hẳn.

Cách làm giò lụa trong Thực vật tất khảo tường ký lục do một thái giám đời Lê Trịnh viết bằng chữ Nôm và được học giả Hoàng Xuân Hãn diễn giải trong Món ăn Việt Nam đời xưa thì cách làm giò lụa như sau: “Chọn thịt thăn đừng hôi. Lấy ngón tay mà vặn cho dẻo tốt. Chớ mua thăn già, thăn non. Như bì thì bì lợn non, cho trắng, tốt, mỏng bì. Đem về đánh muối bì cho trắng. Luộc lá chuối cho lụi, rửa đi. Sắp lá cho sẵn. Lét thăn ra, dằn qua đi. Đâm cho chóng nhỏ. Phỏng cái giò thì ba đồng cân (1/10 lạng: 39gr) mỡ, trộn vào mà cùng đâm. Tra nước mắm cho vừa mà bó cho chặt, mà nấu cho chín. Phỏng nấu nó như luộc trứng chín thì nó chín. Sẽ lấy ra mà ép, mà châm (chọc thủng lá gói cho nước chảy đi) cho ráo”.

Như vậy, giò lụa muốn ngon thì phải chọn thịt heo còn ấm, có độ đàn hồi và bám dính tốt. Thịt phải được giã bằng tay để có độ dẻo mịn, giã nhanh tay để thịt không có thời gian phân hủy, làm giò kém ngon. Giò chỉ nêm gia vị là nước mắm để tăng độ đậm đà và phải gói bằng lá chuối tươi để tăng mùi thơm tự nhiên của thịt.

Vẫn chỉ chọn sử dụng những nguyên vật liệu theo truyền thống như thịt heo còn nóng ấm, nước mắm ngon và lá chuối tươi nhưng cách chế biến giò lụa về sau này có nét khác biệt: Thịt heo cắt miếng vuông, lóc bỏ gân xơ cho vào cối đá giã đều tay bằng chày (được làm từ gỗ mít) cho thịt dẻo mịn và quện lại.

Nêm nước mắm ngon vào rồi quết cho gia vị thấm đều vào khối giò. Gói giò bằng ba hoặc bốn lớp lá chuối thật kín để nước không lọt vào khi luộc, bó chặt bằng lạt giang.

Thao tác gói giò lụa

Đun nước sôi, đặt giò vào theo chiều thẳng đứng và luộc trong khoảng một giờ đối với giò 1kg. Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thị Sương cho biết thêm: “Nước mắm để làm giò phải là loại nước mắm ngon, có độ đạm cao, mùi thơm đặc trưng và có độ sánh. Lá chuối để gói giò sử dụng lá chuối to bản, lớp trong cùng là lá chuối non để khi luộc xong, giò có màu vàng nhạt như màu lụa”.Kinh nghiệm cho thấy giò luộc xong khi ném xuống mặt bàn mà bị nẩy lên chứng tỏ giò đã chín. Còn theo các nghệ nhân của làng giò chả Ước Lễ nổi tiếng thì khi bắt đầu cho giò vào luộc, người ta thắp một nén nhang (độ dài nhang bằng chu vi của khoanh giò), nhang vừa tàn là lúc có thể vớt giò ra.

“Miếng giò lụa làm theo cách của người xưa không cần nhiều gia vị hành, tỏi, đường, bột ngọt… nhưng ngon vô cùng, vừa ngọt vừa thơm vừa mịn màng tan trong miệng” như lời giáo sư Trần Văn Khê, một vị khách mời của buổi tọa đàm.

Nhiều người dự tọa đàm đều cho rằng ngày nay rất khó tìm được một cây giò lụa ngon và lành theo kiểu truyền thống vì nguồn thịt tươi hạn chế và xu hướng sử dụng phụ gia bảo quản để giò dai và giòn hơn. Một số loại giò lụa được gói bằng nylon hoặc giấy bạc thường không còn giữ được hương vị của món ăn này.

Có mặt trong buổi tọa đàm, đại diện của Công ty Thực phẩm Cầu Tre cho biết một số thương hiệu giò chả uy tín hiện nay vẫn sản xuất được giò lụa ngon và an toàn nhờ sử dụng chút nước mắm nhỉ loại ngon, thịt heo tươi tại các cơ sở đầu mối có chứng nhận của các cơ quan kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm và được gói bằng lá chuối hột tươi.

Chả giò chỉ có trong ẩm thực Việt

“Chả giò Việt Nam hẳn phải là một món ăn độc đáo thì mới được kênh truyền hình Mỹ CNN bình chọn là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới năm 2011 và là một trong mười hai món ăn ngon Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận trong năm qua”, tiến sĩ Nguyễn Nhã nói.

Chả giò có từ lúc nào? Một số chuyên gia ẩm thực cho rằng món ăn này có lẽ xuất hiện vào thời Pháp thuộc. Hiện có khoảng 50 loại chả giò với những tên gọi khác nhau là nem rán, chả ram và chả giò.

 

Chả giò sau khi rán vàng ươm

Chả giò Việt Nam nay là một món ăn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Người Pháp gọi nó là “rouleaux de printemp” (cuốn mùa xuân) hay “pâté imperial” (cuốn cung đình). Các nước sử dụng tiếng Anh thì gọi chả giò là “spring roll” (cuốn mùa xuân), ở Philippines nó được gọi là “lumpia”, còn người Malaysia gọi chả giò là “popiah”…Bánh tráng cuốn chả giò, theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, luôn là loại bánh tráng bột gạo, không quá dày (khiến chả giò bị cứng sau khi rán) cũng không quá mỏng (khiến chả giò dễ bị vỡ). Nhân sống (trứng, thịt heo, tôm, cua bể, miến, mộc nhĩ, nấm hương, hành và gia vị…) nên có độ kết dính tốt, khi rán chả giò sẽ dậy mùi thơm mà nhân không bị khô.

Có một số bí quyết giúp món chả giò giòn tan khi ăn, chẳng hạn thoa chanh (hoặc giấm) lên bánh tráng trước khi cuốn hoặc cho chanh (giấm) vào dầu mỡ khi rán. Cũng có thể rán sơ rồi để nguội, khi ăn mới rán lại.

Theo chuyên gia ẩm thực Bùi Thị Sương, du khách nước ngoài nếu đã từng làm quen với nước mắm cá cơm than Phú Quốc, nước mắm cá nục Phan Thiết… sẽ dễ thích thú với nước mắm pha để chấm chả giò.

 

Một sắp đặt ẩm thực đẹp mắt với món chả giò

Người miền Bắc thích dùng nước mắm pha loãng, có vị ngọt nhẹ, chua dịu, tỏi ớt vừa phải, có người còn cho thêm chút tinh dầu cà cuống để tăng hương vị. Người miền Trung thích vị đậm đà, cay nhiều, chua nhẹ nên thích dùng nước mắm nguyên chất hơn, nếu có pha thì nước mắm cũng phải hơi đặc, nhiều tỏi ớt.Ở miền Nam, nước mắm có vị ngọt đậm, không loãng như nước chấm Bắc, có độ chua và cay vừa, có thể sử dụng nước dừa tươi (đun sôi để nguội) pha vào nước mắm. Một đĩa chả giò rán vàng ươm, thêm chén nước mắm pha, đĩa bún sợi nhỏ và rau sống, rau thơm cùng đồ chua là bữa ăn thịnh soạn cho những người mê món Việt.

Giáo sư Trần Văn Khê kết luận: “Hai món chả lụa và chả giò theo cách làm truyền thống có hương vị đậm đà không chỉ nhờ nguyên vật liệu được chọn lọc kỹ mà còn do bàn tay người gói”.

Máy móc hiện đại có thể làm ra những sản phẩm giò chả nhanh hơn, đều đẹp hơn nhưng chỉ có bàn tay người chăm chút cuốn chả giò bằng tâm hồn luôn hướng về văn hóa truyền thống dân tộc mới làm cho miếng giò lụa, chả giò ngon đến không thể diễn tả bằng lời.

Rau thơm, rau sống, nước mắm pha, đồ chua… ăn kèm với chả giò

 

THANH NHÃ/DNSGCT

Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 2)

Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

 

Nấu nước lèo được trong: Nước sôi mới bỏ xương, thịt vào, nấu không đậy nắp. Nước sôi lại thì nhỏ lửa, vớt bọt thường xuyên. Cho thêm củ hành tím đã nướng chín vào nồi.

Chữa nước lèo bị đục: Lược lại nước lèo bằng cái khăn vải mỏng. Rồi đổ qua nồi khác nấu sôi lại. Lấy cái chén bỏ 1 lòng trắng trứng vào đánh cho nổi, rồi đổ vào nồi nước dùng đang sôi. Các bọt đục sẽ bám vào lòng trắng trứng, thấy ổn rồi thì vớt lòng trắng ra đem đổ.

Làm sạch ruột, dạ dày lợn: Lòng phèo bao tử mua về thì lộn ngược ra, rồi lấy bột mì xoa lên, bóp giặt kĩ rồi rửa lại bằng nước lạnh.

Luộc lòng cho trắng: Chuẩn bị nồi nước sôi sẵn, cho vào miếng phèn chua bằng đầu ngón tay, rồi cho lòng vào luộc ngập nước. Luộc chín thì vớt ra cho vào nước lạnh có pha chút hàn the.

Luộc rau xanh: Trước khi cho rau vào, thì cho vào nồi nước vài giọt chanh hoặc giấm

Khoai tây giữ màu trắng: Ngâm khoai tây trong nước có pha chút chanh và muối để khoai trắng.

Tẩy mùi hôi lông của gia cầm: Nhổ lông gà vịt xong dùng muối hoặc gừng giã nát, chà lên mình nó, để vài phút. Rửa sạch rồi mới mổ bụng.

Tẩy mùi cá khỏi chậu rửa bát: Dùng vỏ chanh chà quanh chậu

Chiên trứng nổi phồng: Cho vào ít nước rồi chiên. Cách khác hiệu quả hơn là cho vào chút bột nổi, rồi đánh đều theo một chiều

Luộc thịt trắng ngon: Khi nấu nước sôi luộc thịt, nhớ cho vào muỗng canh dấm chua

Bé Thúi (MAV.vn)

Xem thêm:

10 THỰC PHẨM CHỊ EM NÊN BỔ SUNG VÀO BỮA ĂN

Trong chế độ ăn của mình, chị em nên chọn những thực phẩm không chỉ bổ sung năng lượng, dưỡng chất, mà còn giúp phòng bệnh và ngăn chặn những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ.

Sau đây là danh sách 10 thực phẩm có đầy đủ những công dụng đó:

1. Thực phẩm chứa nhiều sắt để phòng ngừa thiếu máu

Mất máu định kỳ, sinh con và các lý do khác khiến cho khoảng 30% phụ nữ bị thiếu máu nhẹ. Nếu không phát hiện, bổ sung, điều trị kịp thời sẽ dễ dàng dẫn đến thiếu máu mãn tính, giảm chức năng buồng trứng và ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữ.

Vì lý do này, chị em nên bổ sung thực phẩm chứa sắt để cơ thể vừa dễ dàng hấp thụ lại chống được thiếu máu. Thực phẩm chứa sắt bao gồm: Gan, thịt nạc, rau bina và các thực phẩm khác… Hơn thế, theo các chuyên gia y tế, chị em trong thời kì kinh nguyệt nên hạn trà và cà phê càng nhiều càng tốt để tránh các chất ức chế hấp thu sắt.

2. Uống sữa nóng với mật ong để giảm những khó chịu trong kỳ kinh nguyệt

Rất nhiều chị em khi đến kì “đèn đỏ” thường gặp các dấu hiệu khó chịu như: Đau bụng, đau thắt lưng, cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, nhạy cảm và các triệu chứng khác…

Các chuyên gia Sản phụ khoa gần đây đã phát hiện ra rằng phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, cứ mỗi đêm trước khi đi ngủ nếu uống một cốc sữa nóng và mật ong thì sẽ có tác dụng làm giảm đau hoặc loại bỏ những khó chịu trong kỳ kinh nguyệt rất hiệu quả.

Kali trong sữa có thể làm dịu cảm xúc, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng, magiê có trong mật ong có thể bình ổn hệ thống thần kinh trung ương để giúp loại bỏ căng thẳng trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

3. Ăn chuối giúp giảm đau bụng kinh

Chuối rất giàu vitamin B6, mà vitamin B6 lại rất tốt trong việc ổn định thần kinh, giúp chị em giảm những lo lắng trong kỳ kinh nguyệt, cải thiện giấc ngủ và giảm đau bụng đáng kể.

Chuối rất giàu vitamin B6, mà vitamin B6 lại rất tốt trong việc ổn định thần kinh, giúp chị em giảm những lo lắng trong kỳ kinh nguyệt.

4. Thực phẩm magiê thực phẩm chứa chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường hay xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nghiên cứu cho thấy một số bệnh nhân đau nửa đầu có lượng magiê trong máu thấp. Vì vậy, đừng quên bổ sung magiê bằng cách tăng cường ăn các loại thực phẩm như hạt kê, kiều mạch, đậu, chuối, các loại hạt và hải sản…

5. Ăn cá để chống trầm cảm

Phụ nữ thường có xu hướng dễ bị trầm cảm hơn nam giới. Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn cá hồi, cá mòi rất giàu Omega-3 sẽ giúp phụ nữ giảm trầm cảm và giảm tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm. Bởi vì Omega-3 có tác dụng chống trầm cảm.

6. Ăn đậu nành để tăng cường estrogen

Estrogen là hormone giới tính quan trọng trong cơ thể nữ giới. Khi mức estrogen thấp hơn mức bình thường trong máu sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và chức năng tình dục của phụ nữ, đồng thời cũng khiến cho tim không làm tốt chức năng của mình.

Để tăng cường lượng estrogen, chị em hãy bổ sung các sản phẩm từ đậu nành vì trong đậu nành có chất Isoflavones có thể bù đắp cho sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể. Mỗi ngày nên uống 500 ml sữa mỗi ngày hoặc ăn 100 gram sản phẩm của đậu nành như đậu phụ để điều tiết chức năng nội tiết, thúc đẩy mức độ estrogen trở lại bình thường.

7. Ăn tỏi để trị và phòng ngừa viêm âm đạo do nấm

Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp những phụ nữ bị viêm âm đạo chống đỡ tốt với bệnh viêm âm đạo do nấm và bệnh mau chóng phục hồi hơn. Trong tỏi chứa nhiều allicin và các chất khác, là các chất diệt khuẩn lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn mạnh, ức chế virus Candida albicans tăng trưởng quá mức và sinh sôi trong âm đạo gây ra viêm nhiễm.

8. Ăn các loại thực phẩm ngũ cốc và rong biển để cho “vòng 1” khỏe mạnh

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên chất sẽ giúp duy trì mức độ estrogen thích hợp trong lưu thông máu (mức độ estrogen cao gây ra rất nhiều bệnh về vú).

Tảo bẹ có chứa một lượng lớn i-ốt, có thể kích thích sự tiết hormone tuyến yên của hoàng thể, thúc đẩy luteinization nang buồng trứng và duy trì mức độ estrogen thấp hơn. Vì vậy, thường xuyên tiêu thụ tảo bẹ sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư vú.

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên chất sẽ giúp duy trì mức độ estrogen thích hợp trong lưu thông máu.

9. Ăn nhiều trái cây và rau quả màu đỏ để tránh bệnh phụ khoa

Táo đỏ, ớt đỏ, hoa quả màu đỏ khác và các loại rau có chứa một thành phần hóa chất tự nhiên, có thể ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào trong khối u phụ khoa. Ngoài ra, hành tây, nho tím và các loại trái cây và rau quả khác cũng có tác dụng tương tự.

10. Ăn nhiều thức ăn giàu canxi để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Theo các nghiên cứu thì những phụ nữ hấp thu đủ lượng canxi sẽ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng giảm tới 54% so với những phụ nữ không hấp thụ đủ canxi. Nguyên do là vì cơ thể hấp thụ đầy đủ canxi sẽ giúp kiểm soát sự tăng trưởng và lây lan của các tế bào ung thư.

Canxi có nhiều trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hoặc tôm, cá, rong biển, và thực phẩm khác…

 

Theo Infonet.vn

Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 1)

Sau đây là những mẹo vặt mà người nội trợ nên biết để xử lý các tình huống trong nhà bếp:

Làm giòn bánh mì: Bánh mì xìu đem nướng lại mãi không giòn. Muốn giòn thì nhúng qua nước rồi mới nướng.

Vắt chanh nhiều nước: Ngâm chanh vào nước nóng vài phút, rồi mới vắt.

Chữa cơm sống: Nấu cơm bị sống thì đổ thêm ít nước vào nấu tiếp. Còn cách khác nhanh hơn là rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ: nửa ký gạo là 1/3 bát con rượu. Rồi đun tiếp cho cạn. An tâm rượu không để lại mùi.

Luộc trứng không nứt: Luộc với lửa nhỏ, không đậy nắp. Hoặc cho vào nồi chút muối. Cách khác là lấy chanh chà quanh vỏ trứng.

Chữa cay nóng ở da: Khi ớt đụng vào tay sẽ gây nóng rát khó chịu. Lúc này, dùng nước ấm bôi lên, hoặc ngâm nguyên bàn tay vào. Cách khác là dùng đường cát hoặc dấm, rượu, dầu ăn, xoa vào chỗ nóng rồi rửa sạch.

Đánh vẩy : Muốn đánh vẩy cá mà không bị văng tùm lum tùm la, thì ngâm cá vào nước sôi trước.

Khử mùi dầu phộng: Đun dầu thật sôi rồi cho vào cục sả đã đập dập hoặc lá dứa.

Xử lý khi dầu ăn béng lửa: Dầu ăn béng lửa có thể gây hỏa hoạn. Khi đó bạn bình tĩnh nhẹ nhàng đậy vung lại. Còn nếu lửa đã lan ra ngoài, kiếm cái khăn to thấm nước rồi ụp lên, lửa sẽ tắt. Đừng quýnh lên hỏng chuyện.

Xúc bình thủy tinh: Chai lọ miệng nhỏ rất khó rửa sạch mặt trong. Bạn cho vào đó một nắm gạo, rồi đổ chút nước sôi vào. Đậy kín nắp rồi xúc mạnh tay. Làm vài lần cho bình sạch bóng.

Khử mùi thịt bò: Lấy 1 cục gừng nướng chín, cạo vỏ, giã nhuyễn, rồi rắc lên thịt.Xem thêm:

Bé Thúi (MAV.vn)

 

Những món đặc sản không thể bỏ qua ở Tây Ninh

Vùng đất Tây Ninh đầy nắng và gió có nhiều đặc sản độc đáo, nổi tiếng bốn phương như bánh canh Trảng Bàng, muối ớt, ốc xu núi Bà…

Ốc xu núi Bà

Tây Ninh có nhiều đồi núi, nhưng ốc xu chỉ sống trong khu vực núi Bà. Thường dân địa phương hay luộc ốc xu với sả hoặc hấp gừng, cố ý giữ hương vị đặc trưng của ốc núi. Thịt ốc xu ăn nghe dai dai, giòn giòn, nhưng phải nhai thật chậm mới cảm nhận hết hương vị riêng có của nó.

Ốc xu núi Bà


Ốc xu chấm muối tiêu chanh, nhón thêm một gốc sả hay cắn tí gừng non, nhai vài lá rau răm, đưa đẩy với tí rượu nếp chính hãng Trảng Bàng sẽ thấy ốc xu đúng là đặc sản vùng núi này.

Bánh canh Trảng Bàng

Để có bánh canh Trảng Bàng phải qua công đoạn rất công phu. Đầu tiên, bánh canh được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào). Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt.

Bánh canh Trảng Bàng


Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.

Muối ớt tôm Tây Ninh

Món muối dân dã và bình dị này đã trở nên nổi tiếng tự bao giờ, góp thêm hương vị mặn mà vào những bữa ăn của người dân Việt.

Muối ớt tôm


Cũng như tên gọi, nguyên liệu chính để làm nên món muối ớt tôm độc đáo đó bao gồm 3 thành phần chính: muối hạt (muối hột) cùng với ớt và tôm khô. Muối hột phải là loại muối được sơ chế sạch sẽ chứ không phải bất kỳ loại muối hột nào cũng làm được.

Bánh tráng phơi sương

Để làm ra chiếc bánh tráng phơi sương, quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu: phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Nhìn những cái bánh tráng trắng tinh bên cạnh đĩa thịt luộc, rau sống, dưa leo chẻ thẳng tắp, củ kiệu muối chua giòn, mới thấy được sự cầu kỳ của món ăn vốn được cho là thôn dã này.

Bánh tráng phơi sương ăn cùng với thịt luộc và nhiều loại gia vị khác


Nước chấm là một bí quyết riêng, chỉ biết rằng nó luôn có vị ngọt của nước luộc thịt và nước dừa tươi. Cắn một cuốn bánh tráng phơi sương, cảm nhận đủ hương vị chua, cay, đắng, chát của rau, của đồ chua và vị thơm, ngon, béo, ngọt, mặn mà của thịt, của lớp bánh tráng, bạn sẽ hiểu tại sao một món ăn đơn giản lại trở thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi.

Nguyễn Nhung, v ietnamnet.vn (Tổng hợp)

 

Đặc sản Long An, những món ngon phải thử

Nhắc tới Long An không thể không nhắc tới những món đặc sản nổi tiếng như: canh chua cá chốt, rượu đế Gò Đen, lạp xưởng tươi, đậu phộng, lẩu mắm… những món ăn rất riêng của người miền tây nam bộ.

Thanh Long châu Thành

Thanh long là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng này, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cành thanh long được thả leo trên cây  uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn khách tham quan và thưởng thức nét đẹp của vườn cây, vị ngọt mát của loại trái cây này.

Thanh Long Châu Thành

Đậu phộng Đức Hòa

Nếu như các bạn có dịp đến Đức Hoà vào những ngày giáp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ tận mắt nhìn thấy cảnh đẹp của cánh đồng đậu phộng. Cảnh đồng rộng mênh mông khoác lên mình một màu xanh mơn mởn. Dưới tán lá xanh là những chùm hoa màu vàng tươi. Nếu như bạn tinh ý một chút bạn sẽ tự khám phá ra một điều vô cùng thú vị về cây đậu phộng. Nhìn kỹ hơn một tí bạn sẽ nhìn thấy những quả đậu phộng được hình thành trên mặt đất sau khi hoa được thụ phấn. Sau đó quả này mới đâm xuống đất và lớn dần lên.

Đậu phộng Đức Hòa

Rượu Đế Gò Đen

Trong tâm trí của mỗi dân nhậu Nam bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng ”đệ nhất tửu”. Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục đều. Thường là nếp mỡ, nếp mù u và nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương… Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần.

Rượu đế Gò Đen

”Mỹ tửu” Gò Đen ”chinh phục” người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống.

Gạo nàng thơm chợ Đào

Truyền thuyết dân gian kể rằng, ngày xưa có cô gái tên Thơm quê quán ở bên Sông Vàm Cỏ kết duyên cùng anh trai ở Cần Đước. Từ khi về làm dâu cô Thơm nổi tiếng hiếu thảo, vừa đẹp người, lại đẹp nét, tính tình dịu dàng dễ thương khắp vùng ai ai cũng mến mộ. Khi cô Thơm mang thai chờ ngày sinh nở thì lâm trọng bệnh qua đời. Định mệnh của Thơm vô cùng vắn số. Chôn cất xong, khoảng 100 ngày sau, lạ lùng thay trên mồ cô Thơm mọc lên cây lúa có hột gạo trắng ngần, phát mùi thơm u – ẩn, bên trong hột gạo ửng hồng. Cư dân Cần Đước do ngưỡng mộ nàng dâu hiếu thảo nên lấy tên cô đặt cho giống lúa là lúa Nàng Thơm.

Gạo nàng thơm


Lẩu mắm Long An

Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển cả, ao hồ, ruộng đồng sông ngòi: cá, tôm, cua, mực, bò, heo… và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loài rau. Hầu như nơi mảnh đất hoang dã miền nam mọc thứ rau gì ăn được, là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm… Đặc biệt không thể thiếu bóng dáng ngọn rau dừa. Với lượng động vật và thực vật phong phú ấy món ăn đã đem lại cho thực khách ngoài sự ngon mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dưỡng chất phong phú, các chất sinh năng lượng và các vitamin..

Lẩu mắm
Canh chua cá chốt

Những con cá chốt mập ú, to gần bằng ngón chân cái, bụng căng tròn, con nào con nấy đầy trứng.Cá chốt kho sả ớt hay nấu canh chua ăn đều không ngán vì cá chốt không mỡ, lại có trứng, là món ăn mọi người đều ưa thích. Lẩu canh chua nóng hổi bốc khói, gắp cặp trứng cá ngấu nghiến nhai, vừa béo vừa bùi, thấm đẫm ngọt ngào, húp từ từ miếng nước lẩu mồ hôi vã ra thật thoải mái. Thích nhất là bông lý, nhúng vào nồi lẩu, gắp ra nhai sừn sựt lại ngọt thơm thật là độc đáo.

Canh chua cá chốt


Canh chua bông lý đã ngon mà món cá chốt kho sả cũng không kém phần mặn mà. Cơm bới mấy lần mà miệng vẫn còn thấy thòm thèm, no bụng mà chưa no miệng. Để có nồi canh cũng như mẻ cá chốt kho hấp dẫn, lựa những con còn tươi da bóng láng, bụng đầy trứng. Cá đem về ngâm muối, lấy tay chà sạch máu và nhớt để cá hết mùi tanh, con cá chốt thuộc hàng trưởng lão cũng chỉ bằng ngón chân cái người lớn.

Lạp xưởng tươi

Tại Long An có một loại lạp xưởng rất ngon và độc đáo đó là lạp xưởng tươi, đặc điểm của lạp xưởng tươi khác với các loại lạp xưởng khác là nạc nhiều, mỡ cực kì ít, gần như không có cảm giác có mỡ khi ăn. Thông thường, có thể nướng trên bếp than hay chiên (với ít mỡ), nhưng có một cách chiên rất hay là gọi là “lăn nước”. Thay vì dùng dầu (mỡ) thì dùng nước. Cho nước vào xâm xấp thôi, canh lửa riu riu, dùng đũa trở đều tay cho đến khi cạn nước và chiếc lạp xưởng chín vàng đều thì gắp ra.

Lạp xưởng

Nguyễn Nhung,  vietnamnet.vn (Tổng hợp)

DIỆU KỲ CÔNG DỤNG LÀM ĐẸP CỦA NƯỚC ĐÁ

Giảm sưng mắt, “xẹp” mụn, se lỗ chân lông… là những công dụng làm đẹp tuyệt vời mà đá lạnh mang lại nhưng không phải ai cũng biết.

Dùng đá lạnh trước khi trang điểm

Đây có thể là một cách làm đẹp bằng đá lạnh khiến bạn ngạc nhiên. Nếu chà nhẹ đá lên mặt trước khi trang điểm sẽ giúp lớp trang điểm giữ được lâu hơn. Chắc chắn rằng rất ít chị em biết bí quyết này vì vậy bạn còn chờ đợi gì nữa mà không áp dụng ngay.

Làm dịu mụn trứng cá

Ngay khi bạn thấy nổi mụn, hãy chà một viên đá lên vùng da gần đó. Nước đá lạnh làm các mạch máu co lại khiến máu không thể đi đến bề mặt da nổi mụn. Điều này làm giảm tấy đỏ và sưng.

Thu nhỏ lỗ chân lông

Đá cũng giúp giảm thiểu sự xuất hiện của lỗ chân lông. Bạn có thể chà một viên đá lên mặt để làm giảm kích thước lỗ chân lông ở vùng này.

Giảm đau khi nhổ lông nách

Trước khi nhổ lông nách bạn chườm một viên đá lạnh. Đá sẽ giúp tê liệt vùng này giúp bạn nhổ lông nách không còn đau.

Làm đẹp làn da mệt mỏi

Khi thoa nước đá lên khuôn mặt, cơ thể bạn sẽ tự động gửi một dòng máu nóng lên vùng da đó, do đó cải thiện lưu thông máu. Điều này sẽ làm đẹp và cải thiện làn da nhợt nhạt, mệt mỏi. Hãy cho đá viên vào một cái ly và áp chiếc ly lạnh này vào làm mát khuôn mặt. Không chườm đá trực tiếp lên mặt vì điều này có thể làm tổn thương các mao mạch.

Chữa vùng da bị cháy nắng

Một viên đá nhỏ có thể giúp bạn giảm tình trạng cháy nắng. Dùng khăn bông bọc hai hoặc ba viên đá lạnh rồi để lên vùng da bị cháy nắng. Thực hiện cách này trong thời gian hai hoặc ba phút để giảm ngứa do ánh nắng và thời tiết.

Mặt nạ đông lạnh

Bạn đã bao giờ thử dùng mặt nạ đông lạnh chưa? Biện pháp này nghe có vẻ lạ nhưng rất hiệu quả: trộn nước ép dưa chuột với nước ép hoa hồng, sau đó đặt trong một chiếc hộp. Để hỗ hợp nước đông lạnh rồi lấy ra đắp lên mặt. Loại mặt nạ này không chỉ giúp bạn giảm nếp nhăn trên mặt một cách rõ rệt mà còn có tác dụng khiến da trắng sáng tự nhiên.

Chữa đôi mắt sưng húp

Thiếu ngủ, căng thẳng quá nhiều hoặc thậm chí đôi mắt bị mỏi quá lâu có thể khiến chúng trông sưng húp. Để làm giảm sưng và khó chịu, bạn chỉ cần cuốn một viên đá vào khăn giấy và chà lên đôi mắt thật nhẹ nhàng. Đá lạnh sẽ làm dịu ngay tức khắc.

Theo Khỏe & Đẹp

RAU NGÓT: MÓN NGON CHỮA NHIỀU BỆNH TẬT

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong mâm cơm gia đình. Bên cạnh vị ngon ngọt, rau ngót còn là bài thuốc chữa được nhiều triệu chứng bệnh rất hiệu quả.

1. Trị táo bón

Rau ngót bổ âm, lại chứa nhiều chất xơ nên ngăn ngừa hữu hiệu được bệnh táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, bù lại âm và các chất dịch đã mất cùng máu khi sinh.

2. Thanh nhiệt, giải độc

Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.

3. Hạ huyết áp

Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.

4. Điều trị đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để gluco – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

5. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Rau ngót rất tốt cho phụ nữ sau sinh, bởi tính thanh mát, vị ngọt, giải độc, thanh lọc, lợi tiểu, lại ít chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol, vitamin C dồi dào (hơn cả cam và ổi) giàu chất xơ, lượng đạm thực vật cao, bổ dưỡng. Đối với các chị em sau khi sinh, món rau ngót không thể thiếu trong các món ăn hằng ngày bởi ngoài bồi bổ, lợi sữa, còn có tác dụng giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các bài thuốc trị bệnh từ rau ngót:

1. Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em

Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.

Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.

2. Chữa tưa lưỡi

Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

3. Đái dầm ở trẻ em

40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

4. Trẻ bị sốt, thân nhiệt tăng

Dân gian vẫn thường dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.

5. Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu

Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

6. Chữa sót nhau thai

Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút nhau sẽ ra.

7. Trị nám da

Rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. Một cách khác đó là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám trong khoảng 20 đến 30 phút và rửa lại với nước lạnh. Dùng cho đến khi da hết nám. Đây là bài thuốc trị nám da rất hiệu quả và khá phổ biến.

8. Bàn chân sưng nhức

Lá rau ngót giã nhuyễn, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.

Trần Quỳnh tổng hợp (ngoisao.net)

KHI NÀO NÊN TỪ CHỐI RAU MUỐNG?

 – Rau muống là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau rất dễ nhiễm bản gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Vì vậy, khi sử dụng, các bà nội trợ cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng..

Không ăn rau muống sống

Chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan… Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.

Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường, trồng râu muống tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng.

Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Những ai đang bị sẹo lồi

Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muốn lại là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Rau muống kị với sữa

Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

 

Những đối tượng không nên ăn rau muống

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.

Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh .

Cách chọn rau ngonKhi chọn mua rau muống ăn, bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường.Ngoài ra, cũng không nên chọn loại rau khi tươi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa mặt trên của lá rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá, khi luộc, nước rau luộc nóng có màu xanh nhạt, khi nước nguội biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.Đặc biệt, khi rửa rau muống nếu thấy nổi bong bóng quá nhiều cũng không nên dùng vì có nguy cơ rau bị nhiễm hóa chất nước rửa bát.

Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

T.T, Megafun.vn (Tổng hợp)