CÀ TÍM RẤT BỔ DƯỠNG, NHƯNG CÓ THỂ GÂY NGỘ ĐỘC

 Cà tím được biết tới là loại thực phẩm ngon miệng, bổ dưỡng với nhiều công dụng quý giá trong đó có phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, Cà tím cũng chứa những chất có thể gây hại cơ thể nếu sử dụng không đúng cách.

Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ăn sống thì vị cà hơi đắng, nhưng nấu chín sẽ mất vị đắng và có mùi thơm dễ chịu. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím.Cà tím có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.

Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.

Hương vị thơm ngon và chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khoẻ , nhưng cà tím cũng ẩn chứa những chất gây dị ứng cho thực khách.

Dị ứng khi ăn cà tím

Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Một nghiên cứu tiến hành năm 2008 trên 741 người Ấn Độ (nơi cà tím thường được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím

Trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn; hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận.

Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin và hàm lượng lại cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, những nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín kỹ thì có thể ngăn chận được tác dụng phụ này.

Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc

Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.

Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.

Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.

Có nên bỏ vỏ khi nấu?

Cà tím có thể kết hợp với nhiều loại thịt và các loại rau khác nhau rất hợp vị. Bạn có thể biến tấu chúng theo nhiều kiểu như chiên, nướng, hấp luộc hay làm các món salad để đổi vị cho cả nhà.

Tuy nhiên, không nên bỏ vỏ cà tím, bởi vì vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Mà trong quá trình trao đổi chất, vitamin C lại cần thiết để hỗ trợ vitamin B.

Cà có tính lạnh nên người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.

ND (Tổng hợp)

Nguồn:  http://baodatviet.vn/suc-khoe/song-khoe/ca-tim-co-the-gay-ngo-doc-co-the-3102887/



You Might Also Like