Với người bình thường, một ngày cũng không nên uống quá 200ml sữa bạn nhé!
1. Thiếu máu thiếu sắt
Sắt có trong thực phẩm cần phải thông qua quá trình tiêu hóa mới có thể chuyển thành sắt mà cơ thể hấp thụ được. Nếu uống sữa, sắt trong cơ thể sẽ kết hợp với canxi, muối thành hợp chất không hòa tan. ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt, không tốt cho người thiếu máu cần phục hồi sức khỏe.
2. Viêm trào ngược thực quản
Nghiên cứu cho biết, sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ ảnh hưởng đến sự co thắt cơ thực quản, từ đó làm tăng sự trào ngược dịch dạ dày, gia tăng tình trạng bệnh viêm đường ruột.
3. Sau khi phẫu thuật vùng bụng
Trong sữa vốn có hàm lượng protein và chất béo cao, nên dạ dày sẽ không dễ tiêu hóa. Sau khi lên men, sữa sẽ sản sinh ra khí, khiến tình trạng đầy hơi thêm nghiêm trọng, không tốt cho người cần phục hồi chức năng nhu động ruột.
4. Thiếu acid lactose
Sữa vốn có hàm lượng lactose cao, nhưng nó cần phải có sự tác động của acid lactose và glucose galactose trong đường tiêu hóa để phân giải thì cơ thể mới hấp thụ được. Nếu cơ thể thiếu acid lactose, sau khi uống sữa sẽ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, các bạn nên hết sức lưu ý.
5. Viêm túi mật và viêm tụy
Việc tiêu hóa chất béo trong sữa cần phải có sự tham gia của mật và tuyến tụy. Nên những ai đang bị viêm túi mật và viêm tụy, uống sữa sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho hai bộ phận này, khiến bệnh tình đã nặng lại nặng thêm.
6. Viêm thận cấp
Những người bị viêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày sẽ khiến cơ thể tạo ra nhiều amoniac. Một số lượng lớn các amoniac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận.
Tuy nhiên, những người đang bị viêm thận cấp lại luôn có vấn đề với quá trình bài tiết và việc uống sữa hoàn toàn có thể khiến quá trình này bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, những người bị cúm, nhiều đờm cũng không nên uống sữa.
Ớt Gió (VNexpress.net)
http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/dep/6-truong-hop-khong-nen-uong-sua-2761500.html