Cách làm TÔM SỐT CHANH kiểu Thái

TÔM SỐT CHANH CHUA NGỌT kiểu Thái là món ăn hấp dẫn với vị chua ngọt cay thơm đặc trưng của ấm thực Thái, quyện trong miếng tôm sần sật ngọt ngào.

 

Nguyên liệu làm món tôm sốt chanh chua ngọt

  • 1/2 ký tôm tươi
  • 3 muỗng cafe nước sốt cà
  • 3 chiếc lá chanh tươi thái nhuyễn
  • 1 quả chanh
  • 1 thìa canh tương ớt
  • 1 thìa canh nước mắm
  • 1 cục đường thốt nốt, hoặc 2 thìa nhỏ đường
  • 3 thìa canh nước cốt dừa
  • ngò rí (mùi tàu), tỏi

Cách làm tôm sốt chanh chua cay ngọt kiểu Thái

Tôm chẻ dọc sống lưng bỏ chỉ đen, bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt tôm. Rửa sạch rồi để thật ráo nước.

Ướp tôm với sốt cà + lá chanh + nước cốt 1 trái chanh + tương ớt + nước mắm + đường, ướp trong ít nhất 30 phút.

Tỏi đập dập, bỏ vỏ, băm nhuyễn. Bắc chảo cho chút dầu rồi phi thơm tỏi. Sau đó trút tôm đã ướp vào đảo nhanh và đều cho tôm ngấm gia vị.

Nấu chừng 3 phút thì tôm gần chín, ta cho nước cốt dừa vào, vừa đảo vừa đun sôi.

Sôi thì cho ngò rí thái nhỏ vào đảo cùng, tắt bếp.

Múc tôm ra dĩa, rưới sốt còn lại trong chảo lên. Ăn nóng với cơm hoặc mì ống.

Kim Nhi (dịch)

VÌ SAO NÊN ĂN SÚP KHI BỊ CẢM?

Súp là những món ăn đơn giản, nhưng lại dễ ăn và ngon miệng, phù hợp với mọi đối tượng. Khi bạn bị bệnh, bạn cũng thường được khuyên ăn súp, bởi lẽ lợi ích của loại món ăn này với người bệnh là rất rõ ràng.

Sau đây là những lý do vì sao nên ăn súp khi bị bệnh:

Ngon miệng

Khi bị bệnh thông thường người ta thích những loại thực phẩm dễ ăn, gọn nhẹ và ngon miệng, súp đáp ứng đủ cho nhu cầu đó.

Giúp giữ ẩm cơ thể

Khi bạn bị sốt, cơ thể thường bị mất nước, ăn súp vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giúp giữ gìn độ ẩm cho cơ thể.

Chống viêm

Khi bạn bị cảm, bạn thường được khuyên ăn súp, nhất là súp gà, không chỉ là thức ăn nó còn là liều thuốc chống viêm.

Bổ dưỡng

Các món súp thường bổ dưỡng, dễ hấp thu, tiêu hóa, giúp bạn mau lấy lại sức. Bên cạnh đó có những bát súp có thể tăng miễn dịch cho bạn, giúp chóng khỏi đau ốm.

Dễ tiêu

Nhờ vào kết cấu của món súp và những thành phần thường có, nên súp rất dễ tiêu hóa, phù hợp với người bệnh, chán ăn.

Làm mỏng màng nhầy

Chất nhầy là một lớp màng mỏng trong mũi, mồm, xoang, phổi, dạ dày và cổ họng. Khi bạn bị viêm nhiễm, lớp chất nhầy trở nên dày, đục dần, và phát triển kéo theo các vi khuẩn, virus gây bệnh. Súp có thể làm giảm bề dày của lớp màng này, giúp chống lại vi khuẩn, nhiễm trùng.

Hỗ trợ miễn dịch

Món súp giúp bạn miễn dịch tốt hơn, có thể chống lại các loại bệnh nhiễm trùng như cảm cúm vặt, sốt.

Bảo Tố (theo boldsky.com)

Xem thêm: CÁCH NẤU SÚP GÀ NẤM HƯƠNG

Cách nấu món GÀ SỐT CAM TƯƠI

 

Gà sốt cam có cách làm đơn giản, nhờ đó hương vị của gà vẫn giữ nguyên, hòa quyện cùng vị chua ngọt thơm của sốt cam sẽ khiến cho cả nhà thích thú và ăn không ngừng đũa.

Chuẩn bị nguyên liệu  (cho 4 người)

Phần gà:

  • – 500g ức gà
  • – Lòng trắng trứng: 2 cái
  • – 30ml dấm gạo
  • – 60g bột bắp
  • – 3g men nở
  • – Dầu ăn
  • – Muối

Phần sốt cam:

  • – 300ml nước xương gà (hoặc nước lọc)
  • – 30ml nước cam, 70ml nước cốt chanh
  • – 15g vỏ cam
  • – 100ml giấm gạo
  • – 50g đường cát, 50g đường nâu
  • – 2 quả ớt
  • – 30g bột bắp
  • – 30ml nước
  • – 5g gừng bào nhuyễn
  • – Xì dầu, dầu mè
  • – Hành lá, vừng trắng (trang trí)

Thực hiện:

– Bước 1:

– Gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, xong cho vào bịch đựng thực phẩm. Trộn hỗn hợp lòng trắng trứng + bột bắp + giấm gạo + men nở + chút muối cho đều rồi ướp cùng gà trong bịch.

Bước 2:

– Khóa túi lại ướp trong 30 phút. Lúc này chuẩn bị làm sốt.

Bước 3:

– Cạo vỏ cam (không vứt nhé!), vắt lấy nước

 

Bước 4:

Cho vỏ cam đã cạo cùng với gừng vào trong chảo dầu nóng, phi thơm.

Bước 6:

– Cho tất cả nguyên liệu làm sốt còn lại vào chảo trừ hành lá và mè ra, nấu tới khi hỗn hợp sốt đặc lại.

Bước 6:
– Bắc chảo khác chiên gà đã ướp trong ngập dầu tới khi gà vàng nâu các mặt, sau đớ vớt ra để ráo.
Bước 7:- Sốt còn nóng cho gà vào trộn, nhắc ra khỏi bếp, rắc hành lá thái cọng và mè trắng lên trang trí.

 

 

 

Bảo Tố

Cách làm THỊT TẨM BỘT CHIÊN GIÒN SỐT HOA QUẢ

Món thịt tẩm bột chiên giòn đã hấp dẫn, nay thêm sốt hoa quả thơm ngon, sẽ đem lại một món ăn “đắt hàng” cho bữa cơm nhà bạn.

Nguyên liệu:

  • – Thịt 3 rọi hoặc nạc vai: 2,5 lạng
  • – Lòng trắng trứng: 1 cái
  • – Bột bắp: 1 lạng
  • – Cà chua: 1 trái, thái nhỏ
  • – Dứa: 1/2 trái, thái nhỏ
  • – Ớt chuông: 1 trái, thái nhỏ
  • – Hành tây: 1/2 củ, thái nhỏ
  • – Sốt cà chua: 60ml
  • – Xì dầu, muối, tiêu xay

Thực hiện:

– Thịt ướp với tiêu, xì dầu chừng 10 phút rồi trộn với lòng trắng trứng.
– Bắc chảo dầu nóng, gắp miếng thịt đã ướp tẩm qua một lớp bột ngô rồi cho vào chảo chiên vàng, làm lần lượt cho hết thịt. Vớt thịt ra ngoài, chắt bớt dầu ra.
– Cho tất cả rau củ cùng sốt cà vào xào trong chảo cho hơi tái, sau đó trút thịt vào trở lại chảo, đảo cùng cho tới khi tất cả cùng chín và ngấm.
– Nêm nếm lại vừa miệng, tắt bếp, ăn nóng với cơm.

Bảo Tố

11 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ LÁ LỐT

Lá lốt là loại rau ngon lành và quen thuộc trong nhiều món ăn hấp dẫn. Nhiều người ghiền vị thơm của lá lốt, nhưng ít ai biết đến những công dụng thật tuyệt vời của loại lá rẻ tiền này đối với sức khỏe. 

1. Chữa chứng đau nhức cơ thể

Theo lương y Phạm Như Tá, y học cổ truyền cho rằng, lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, trị chứng ra mồ hôi…). Lá lốt thường được dân gian dùng nhiều nhất là cuốn thịt bò (được băm nhuyễn cùng các gia vị) rồi đem nướng. Đặc điểm của món này là thơm lựng, nhờ hương của lá lốt.

Để trị đau nhức cơ thể khi trở trời, hoặc để giúp bổ máu cho cơ thể thì dùng 100 gr thịt bò, 50-70 gr lá lốt. Thịt bò (có vị ngọt, bổ máu) rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị mươi phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ mấy lần là dùng được. Món này dùng 2-3 lần trong tuần, dùng với cơm để có công dụng như trên.

2. Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

3. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

4. Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

5. Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư

Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

6. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần

Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 – 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút.

7. Đau bụng do lạnh

Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

8. Đầu gối sưng đau

Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

9. Chữa phù thũng do thận

Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống  sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.

10. Giải cảm thương hàn

Lấy một nắm 20 lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2gr gừng thái lát mỏng, gia vị nêm. Nấu sôi với 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong, lau mồ hôi sẽ khỏe.

11. Viêm tinh hoàn

Tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, không chịu chơi, ít vận động, hay nằm: lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

Theo MEGAFUN.VN