Cách nấu CANH GHẸ RAU MUỐNG

Canh ghẹ nấu rau muống không chỉ có hai màu xanh đỏ hấp dẫn mà còn rất ngon ngọt nhờ vị đặc trưng của nước nấu ghẹ và rau muống.

Nguyên liệu:

– Ghẹ tươi: 3 con
– Rau muống: 1 bó
– Gia vị các thứ

Cách làm:

2-7942-1406277579.jpg
Bước 1:

–  Rau muống mua về nhặt rửa sạch, ngắt khúc vừa ăn.

– Ghẹ làm sạch rồi cắt làm đôi.

3-9233-1406277579.jpg

Bước 2:

– Bắc nồi cho dầu và hành vào phi thơm hành, tiếp tục cho ghẹ vào xào, nêm thêm 1 muỗng cà phê hột nêm, xào tới khi ghẹ chuyển màu thì trút nước đủ nấu canh vào, nêm chút muối, nấu sôi.

1-8210-1406277579.jpg

Bước 3:

– Cuối cùng trút rau muống vào nấu cho nước sôi trở lại. Nêm nước mắm và gia vị cho vừa miệng. Tắt bếp.

– Ăn nóng với cơm.

Theo Bếp Nhà Béo

10 CÔNG DỤNG KHIẾN BẠN CÀNG THÊM YÊU RAU MUỐNG

Rau muống là loại rau bình dân và phổ biến khắp nơi trên nước ta. Rau muống được dùng làm ra những món ăn ngon, hay rau sống ăn kèm… rất hấp dẫn. Tuy vậy ít ai biết rau muống cũng là một loại thuốc chữa bệnh rất tốt.

1. Làm giảm cholesterol

Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu)

2. Điều trị vàng da và các vấn đề về gan

Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.

3. Điều trị thiếu máu

Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Vì vậy, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.

4. Điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón.

Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.

5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

6. Bảo vệ tim

Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol.

Bên cạnh đó, folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine, một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ.
Khoáng chất magiê trong rau muống giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

7. Ngăn ngừa ung thư

Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da). Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.

8. Có lợi cho mắt

Rau muống rất giàu carotenoid, vitamin A và lutein, những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione, hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

9. Tăng cường miễn dịch

Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

10. Lợi ích sức khỏe khác

Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi… Nó cũng là loại thuốc an thần cho những người mất ngủ hoặc khó ngủ, thúc đẩy nôn trong trường hợp bị ngộ độc.

Bên cạnh đó, bạn có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thấm nước ép rau muống vào miếng gạc lạnh.

Theo Phương Mai (Zing.vn)

Bí quyết XÀO RAU MUỐNG ngon, giòn, xanh

Rau muống xào tỏi là món ăn rất rẻ tiền và đơn giản nhưng lại có sức hấp dẫn lạ kì, đến mức nhiều du khách đến Việt Nam đã phải vô nhà hàng để tìm món này.

Gọi là đơn giản, nhưng cũng phải có một số bí quyết mới có được một dĩa rau muống xào giòn ngon như ý. Nhiều gia đình ăn rau muống xào thường ngày, nhưng đến khi vào hàng quán, họ vẫn gọi món rau muống xào, là bởi ở rau muống xào ở quán có độ giòn, thơm, xanh cực kì hấp dẫn, trong khi rau muống xào ở nhà hay bị thâm, dai, nhũn …các thứ nói chung là chỉ đủ để ăn chứ không đủ để sướng.

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một số bí quyết để làm món rau muống xào ngon, xanh, giòn, thơm như nhà hàng:

1/ Chần rau muống trước khi xào:

– Nên chuẩn bị nồi nước sôi sùng sục, cho vào một muỗng muối, trụng (chần) phần rau muống định xào vào rồi vớt ra ngay, nhúng tiếp vào thau nước nguội có thả vài viên đá lạnh rồi lại vớt ra để ráo. Bước này để rau xanh, giòn.

– Rau vừa ráo nước thì đem xào ngay chứ đừng để lâu.

2/ Xào bằng chảo gang 

– Nếu nhà hay ăn xào, tốt nhất bạn nên sắm một cái chảo gang to như trong các hàng quán hay làm, vì loại chảo này giữ nhiệt tốt, giúp rau xào xanh rất ngon mắt.

3/ Xào trên lửa lớn: 

– Vặn lửa lớn, cho chảo thật nóng rồi mới cho dầu ăn vào (cho vừa đủ, đừng ít quá). Tiếp đó cho tỏi băm vào phi , tỏi sẽ thơm rất nhanh. Sau đó bạn cho rau vào xào và nêm nếm gia vị thật nhanh tay rồi tắt bếp (hoặc nhắc chảo xuống). Rắc tiếp phần tỏi băm còn lại vào trộn lên.

4/ Xào từng ít một:

– Một điều cần lưu ý nữa là món rau xào sẽ mất ngon (vì không chín đều) nếu bạn xào quá nhiều một lúc. Nghĩa là nếu phải chuẩn bị xào nhiều rau, bạn nên chia rau ra từng ít một (khoảng một hai đĩa) xào lần lượt.

Nếu nhớ đủ 4 điều trên đây khi xào rau muống, đảm bảo bạn sẽ có được dĩa rau muống xào tỏi giòn, ngon, xanh, thơm lừng hương tỏi.

Bé thúi

Cách làm RAU MUỐNG XÀO KIỂU THÁI

Rau muống xào là món ăn giản dị nhưng hấp dẫn, quen thuộc với tất cả người Việt. Hôm nay chúng ta sẽ thử xào rau muống theo khẩu vị Thái nhé!

Nguyên liệu:

  • – Rau muống: 1 bó
  • – Tỏi: 4 tép
  • – Ớt tươi: vài ba quả tùy ăn
  • – Chút muối
  • – 1 muỗng súp tương đậu nành
  • – 1 muỗng súp xì dầu
  • – 1/2 muỗng súp đường
  • – 1 muỗng súp dầu hào.

Cách làm:

– Rau muống nhặt rửa cho sạch, sau đó ngâm vào thau có vài viên đá lạnh và chút muối để rau được xanh giòn. Sau đó để ráo.

– Tỏi lột vỏ, ớt bỏ hột, giã nhuyễn cả hai thứ.

– Cho tương đậu nành, nước tương, đường vô trộn chung với rau muống.

– Bắc chảo dầu nóng rồi thả tỏi ớt vào phi thơm, tiếp đến trút rau muống vô xào cho rau muống chín tới. Nêm nếm lại vừa ăn, tắt bếp. Ăn nóng với cơm.

Theo Hạt Tiêu/Vnexpress.net

Cách làm DƯA RAU MUỐNG

Dưa rau muống (RAU MUỐNG MUỐI CHUA) là món ăn không xa lạ ở nhiều vùng quê. Món dưa rất ngon với kết cấu giòn dai đặc trưng của rau muống và sự hấp dẫn của vị chua mặn lên men.

Nguyên liệu:

  • Rau muống (chọn loại cọng to, rỗng)
  • Dấm, đường, muối, tỏi, ớt.

Chuẩn bị:

–  Tỏi, ớt xắt lát rồi đập dập sơ.

– Rau muống bỏ hết lá và cuống lá, chỉ dùng phần cọng. Đem ngâm muối rồi rửa sạch nhiều lần cho ra hết chất bẩn.

Thực hiện:

– Đun nồi nước sôi, cho vào một ít muối & đường rồi trút rau muống vào trụng sơ qua rồi thả ngay vào thau nước nguội có sẵn vài viên đá lạnh (bước này để cho rau muống xanh giòn). Sau đó vớt rau muống ra ngoài, để ráo.

– Sắp rau muống lại ngay ngắn thành hàng rồi cắt thành từng đoạn vừa ăn (7-10cm).

– Pha nước ngâm rau muống theo tỷ lệ: 4 chén (bát con) nước lọc + 4 muỗng súp dấm + 50g đường + 1 muỗng cafe muối. Pha một lượng nước đủ để ngâm ngập rau muống là được.

– Chuẩn bị keo thủy tinh sạch, tráng qua nước sôi rồi xắp rau muống cùng với tỏi, ớt vào. Sau đó trút nước ngâm vào ngập mặt rau muống. Dùng nan tre gài lại (hoặc dùng bịch nilon nước cột túm lại đè lên) cho rau muống chìm hẳn dưới nước ngâm.

– Ngâm khoảng 1-2 ngày là ăn được.

Bé Thúi

Cách làm GỎI RAU MUỐNG THỊT BÒ

Rau muống với kết cấu giòn giòn kết hợp với thịt bò dai dai và nước sốt chua ngọt sẽ chinh phục khẩu vị của tất cả mọi người.

Nguyên liệu:

  • Rau muống: 1 bó
  • Hành tây: 1 củ
  • 250g thịt bò xắt lát mỏng
  • Nước mắm ngon, giấm, chanh đường, tỏi băm, ớt băm
  • Rau thơm, đậu phộng rang giã sơ.

Cách Làm:

1. Rau muống bỏ phần lá xanh và khúc rau muống già cứng, chẻ nhỏ sau đó ngâm rửa qua nước muối cho sạch.

2. Hành tây xắt lát mỏng ngâm qua nước giấm đường cho bớt mùi hăng.

3. Thịt bò ướp với 1 muỗng cafe tỏi băm, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng cafe nước mắm.

4. Pha nước trộn gỏi theo tỉ lệ 1 muỗng canh nước chanh thì pha với 1 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước mắm + 1 muỗng cafe dấm. Cho thêm tỏi ớt băm vào quậy lên rồi nếm thấy mặn ngọt chua vừa phải là được. Nước mắm nhớ cho từ từ vào sau cùng để dễ kiểm soát vị mặn.

5. Bắc chảo lên bếp cho chút dầu ăn rồi cho thịt bò vào xào vừa chín tới (đừng xào kỹ kẻo dai), thì trút thịt bò ra ngoài.

6. Rau muống chẻ và hành tây sau khi ngâm nước thì vớt ra để ráo. Cuối cùng trộn rau muống, hành tây, rau thơm các thứ với 1 phần nước gỏi, nếm lại lần nữa coi vừa miệng không. Sau đó trút ra dĩa, xếp thịt bò lên trên rồi rưới phần nước mắm trộn gỏi còn lại vào. Cuối cùng rắc đậu phộng rang sơ lên.

7. Trộn đều trước khi ăn.

Bé Thúi

KHI NÀO NÊN TỪ CHỐI RAU MUỐNG?

 – Rau muống là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau rất dễ nhiễm bản gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Vì vậy, khi sử dụng, các bà nội trợ cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng..

Không ăn rau muống sống

Chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan… Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.

Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường, trồng râu muống tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng.

Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Những ai đang bị sẹo lồi

Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muốn lại là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Rau muống kị với sữa

Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

 

Những đối tượng không nên ăn rau muống

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.

Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh .

Cách chọn rau ngonKhi chọn mua rau muống ăn, bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường.Ngoài ra, cũng không nên chọn loại rau khi tươi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa mặt trên của lá rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá, khi luộc, nước rau luộc nóng có màu xanh nhạt, khi nước nguội biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.Đặc biệt, khi rửa rau muống nếu thấy nổi bong bóng quá nhiều cũng không nên dùng vì có nguy cơ rau bị nhiễm hóa chất nước rửa bát.

Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

T.T, Megafun.vn (Tổng hợp)