17 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI NẤU ĂN

Công việc nấu nướng đòi hỏi nhiều kĩ năng cũng như kinh nghiệm. Không chỉ là tạo ra những món ăn ngon miệng, người làm bếp còn cần lưu ý đến những lợi ích cũng như tổn hại mà món ăn mang lại. 

Để tránh những tác hại không đáng từ các món ăn, người nội trợ nên lưu ý tránh những thói quen sau:

1. Không nên luộc trứng gà lâu

Nếu khi luộc lâu, bề mặt của lòng đỏ trứng sẽ thành màu tro xanh. Đó là do trong lòng đỏ trứng, phần tử sắt kết hợp với phần tử sunphát trong lòng trắng tạo ra chất sun phát sắt thiếu. Chất này rất khó hấp thu cho người, do vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trưng gà.

2. Không nên cho mì chính khi tráng trứng gà

Vì bản thân trứng gà có chứa thành phần tương đồng với mì chính, khi tráng trứng gà còn bỏ thêm mì chính không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng.

3. Không nên rán lạp xường, thịt muối, dăm bông

Vì trong số thức ăn này khi gi công, người ta cho vào một số nitơrát ammôni, nếu qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

4. Trong khi đang ninh nấu thịt, xương, không nên đổ thêm nước lã vào

Bởi trong thịt, xương có nhiều lượng protein và chất mỡ. Khi đang đun nấu, cho thêm nước lạnh vào, khiến cho nhiệt độ trong nồi đột ngột hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương cũng do vậy mà khó nhừ, dẫn dến vị thơm ngon của thịt, xương cũng bị hạn chế.

5. Không nấu chín quá các loại rau củ

Khi rau củ được đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ khiến hàm lượng vitamin C đáng kể bị hao hụt.

6. Không dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc

Khi trứng gặp nước lạnh, trứng sẽ co lại, tạo khoáng trống giữa lòng trắng và vỏ trứng. Vi khuẩn trong nước sẽ xâm nhập vào trứng, sẽ không tốt cho sức khỏe. (Lỗi này mình thấy rất nhiều người mắc phải).

7. Không ngâm rau quá lâu 

Không nên ngâm lâu rau trong nước, tránh thái nhỏ trước khi rửa (Nếu muốn sạch bạn nên hòa nước muối để rửa). Không ngâm thịt, cá vào chậu nước, vì như thế khoáng chất sẽ giảm đi đáng kể.

8. Thịt quay không nên ướp muối quá sớm

Với thịt quay, nếu ướp muối quá sớm dễ làm cho protein trong thịt vị đông chắc lại, miếng thịt co nhỏ, chân thịt bị cứng, giảm vị ngon.

9. Không nên dùng đồ nhôm để đánh trứng

Khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh. Do vậy, nên dùng đồ sứ để đánh trứng gà.

10. Rán mỡ lợn không nên để lửa to

Rán mỡ lợn mà lửa to, nhiệt độ mỡ có thể lên tới 200 độ C, sinh ra một chất thuộc nhóm Anđêhít, không những có vị hôi mà khi ăn vào còn kích thích vùng miệng, thực quản, khí quản và niêm mạc mũi, gây bệnh cho hệ tiêu hóa.

11. Thức ăn vị chua không nên bỏ mì chính

Nếu thức ăn có vị chua đã bỏ mì chính lại đun nóng lên thì sẽ sinh ra một chất axit mới, không những không làm giảm bớt vị chua mà còn có hại đến sức khỏe.

12. Xào rau xanh không nên cho giấm

Diệp lục tố trong rau xanh bị tác động của chất chua và gia nhiệt sẽ giảm giá trị dinh dưỡng của nó.

13. Lúc xào rau không nên bỏ muối sớm

Xào rau mà nêm muối trước, thành phần nước trong rau sẽ ra nhiều, cách xào như vậy rau vừa không xanh mà còn lâu chín.

14. Không nên sử dụng dầu mỡ ăn đã rán đi rán lại nhiều lần

Dầu mỡ ăn mà rán lại nhiều lần thì chất bổ của nó chỉ còn lại 1/3, đồng thời còn mang một chất gây sưng gan. Ngoài ra, vitamin trong loại dầu mỡ này hầu như dã bị phân hủy hết.

15. Chảo xào rau không nên đun quá nóng

Nếu thường xuyên ăn rau xào bằng chảo dầu mỡ quá nóng, dễ bị gây nên viêm loét dạ dạy hoặc viêm dạ dày ợ chua.

16. Không cho gừng vào cá quá sớm khi kho cá

Vì chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh.

17. Không dùng nước nóng để rã đông thịt

Khi dùng nước nóng để rã đông các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và thơm nữa. Nên dùng nước lạnh hoặc nước muối để rã đông thịt.

Theo Nguyên Hương (phunutoday)

9 BÀI THUỐC TRỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẠI NHÀ

Khi bị ngộ độc thực phẩm việc đầu tiên nên nghĩ tới là tìm cách nôn hết thức ăn ra ngoài, sau đó đi bệnh viện, tuy vậy với những trường hợp ngộ độc nhẹ (gây buồn nôn, khó chịu), hoặc không có điều kiện đi,  chúng ta cần nghĩ tới cách đẩy độc tố ra ngoài thông qua những phương thuốc có sẵn ở nhà…

9 thực phẩm sau đây cũng là những thứ bạn nên có sẵn trong nhà.

1. Chuối

Củ chuối thường có vị ngọt và tính lạnh. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm thì bạn có thể sử dụng như sau:

Củ chuối thái miếng cho vào đầy nồi, sau đó đổ ngập nước nấu với 40g muối. Sau đó lấy nửa lít nước sắc, uống để gây nôn.

Người ta còn sử dụng cho trường hợp dự phòng đó là dùng quả chuối xanh chát, chuối hột non làm rau sống ăn với sứa, cá gỏi cùng với rau thơm để đề phòng tiêu chảy.

2. Cam thảo bắc

Rễ của cam thảo bắc thường có những đặc điểm như sau: Vị ngọt, tính bình, khi dùng sống có tác dụng giải độc. Sử dụng cam thảo bắc khi bị ngộ độc với thịt và nấm.

Bài thuốc: Cam thảo bắc, đại hoàng, mỗi loại 20g để sắc uống, ngày một thang

3. Đậu xanh

Đậu xanh có vị ngọt và tính mát. Dùng trong trường hợp ngộ độc thực phẩm thì đậu xanh nghiền sống chế nước vào, hoà đều sau đó uống thật nhiều để gây nôn và giải độc.

4. Đậu ván trắng

Hạt đậu ván trắng được dùng để chữa tiêu chảy, gây nôn khi bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Bài thuốc: Đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống

5. Gừng

Vị cay, nóng, mùi thơm và tính ấm là đặc tính của gừng. Tác dụng của gừng tươi phải kể đến là chữa dị ứng do ăn cua, cá, thú độc hoặc thịt chim…

Bài thuốc: Sử dụng gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín, sau đó sắc lấy nước uống.

6. Riềng

Dùng khi bị ngộ độc thực phẩm gây đau bụng, tiêu chảy ra nước, nôn mửa…

Bài thuốc: Riềng ấm, củ gấu, gừng khô lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.

7. Thảo quả

Có vị cay, tính ấm, bổ tỳ vị nên được sử dụng để trị nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng, giải độc thức ăn

Bài thuốc: Dùng 2-6g,tán bột uống

8. Khế

Quả khế vị chua ngọt, tính bình. Để chữa ngộ độc thức ăn, dùng quả khế ép lấy nước uống thật nhiều.

9. Tỏi, thìa là

Tỏi vị cay, tính ấm. Dùng khi bị ngộ độc thức ăn khi tiêu chảy, dùng tỏi 100g sắc với 300ml nước còn 100ml cho uống.

Thìa là có vị cay tính ấm, sử dụng để giải ngộ độc thực phẩm tanh như cua, cá,giúp tiêu hoá chữa nôn, đầy bụng, dùng quả (ta thường gọi là hạt) thìa là 3-6 g nhai nuốt. Lá thìa là được dùng làm gia vị nấu với cá, hến, ốc cho thơm ngon, làm bớt tanh, đề phòng tiêu chảy.

Nguồn: Suckhoe24

10 CÁCH KẾT HỢP MÓN ĂN GÂY HẠI

Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng việc kết hợp thực phẩm giữa chuối và sữa hoặc mì Ý và cà chua sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí sinh độc tố.

Thực phẩm khi kết hợp theo theo 10 cách dưới đây sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn phản ứng với đường trong trái cây có thể tạo độc tố và gây dị ứng

Carbonhydrat và đạm động vật

Khi kết hợp carbohydrat với đạm động vật, ví dụ: thịt với khoai tây hoặc bánh mì, chất đạm sẽ thối rữa còn carbohydrat sẽ lên men gây đầy hơi.

Hai thực phẩm giàu protein

Thịt bò và hải sản, thịt hun khói và trứng… là những món ăn kết hợp hai nguồn đạm dồi dào. Những món ăn như vậy tiêu hóa khá lâu. Tốt hơn hết, bạn nên ăn thực phẩm ít đạm trước, nhiều đạm sau và mỗi món cách nhau 10 phút.

Đồ ăn và nước/nước ép hoa quả

Nước làm loãng a-xít trong dạ dày và làm giảm khả năng phá vỡ protein, carbohydrat và mỡ. Nếu muốn, bạn có thể uống nước 10 phút trước bữa ăn để tránh ăn quá nhiều và tránh làm loãng enzyme trong dạ dày.

Trái cây và thịt

Sốt salsa xoài với cá, dâu tây với rau trộn là món ăn yêu thích của bạn? Tuy ngon nhưng những món này lại không tốt vì trái cây bị giữ lại trong hệ tiêu hóa và đường trong trái cây bắt đầu lên men.

Sữa chua và trái cây

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn phản ứng với đường trong trái cây có thể tạo độc tố và gây dị ứng. Bạn nên dùng sữa chua không mùi để ở nhiệt độ thường và kết hợp với mật ong, quế hay nho khô thay vì hoa quả tươi.

Ngũ cốc với sữa và nước ép cam

Sữa chứa casein còn cam chứa a-xít. Khi kết hợp, chúng làm đông sữa và phá hủy enzyme trong ngũ cốc giàu tinh bột. Tốt nhất, bạn nên uống nước ép trái cây sau khi ăn ngũ cốc ít nhất 1 giờ.

Chuối và sữa

Món sữa khuấy vị chuối ngon miệng sẽ khiến bạn thấy nặng bụng, không tốt cho tiêu hóa. Nếu muốn ăn món này, hãy thêm một nắm hạt nhục đậu khấu hoặc quế để thúc đẩy hệ tiêu hóa.

Cà chua chứa a-xít làm các enzyme trong mì Ý yếu đi, đông lạnh sữa trong phô mai.

Đậu và phô mai

Đậu, phô mai, sốt cay và sốt bơ trong các món ăn Mexico gây đầy hơi và các vấn đề về tiêu hóa.

Cà chua và mì Ý

Thật ngạc nhiên phải không? Món mì Ý sẽ không hoàn hảo nếu không có cà chua, sốt phô mai hoặc thịt. Tuy nhiên, những thứ này khi kết hợp sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa. Cà chua chứa a-xít khiến các enzyme trong mì Ý yếu đi và làm đông lạnh sữa trong phô mai.

Phô mai và thịt

Thịt viên phô mai, thịt trong món Fondue, trứng chiên với thịt là những món giàu đạm, khó tiêu hóa. Bạn có thể dùng rau cho món Fondue, không dùng phô mai trong món thịt viên và giảm lượng thịt trong món trứng chiên.

Theo Trần Trâm (Người lao động/Style Craze)

6 món ngon nhưng có thể làm chết người

Hàu, cá ngừ, bạch tuộc tuy là những món ăn ngon thông dụng nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp nhiều rắc rối với chúng.

Có những món ăn khá phổ biến và tưởng chừng như hoàn toàn vô hại nhưng chúng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mặc dù vậy, bất chấp sự nguy hiểm đó, đa số những món ăn này đều được ưa chuộng ở các quốc gia vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng chúng mang lại.

1. Hàu

Hàu sống là món ăn được ưa thích ngay cả ở Việt Nam.

 

Trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất do Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ khuyến cáo, hàu có thứ hạng khá cao về nguy cơ gây ra đột quỵ. Hai mầm bệnh thủ phạm chính chứa trong hàu là Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Mặc dù vậy, hàu luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên cho những ai mê hải sản.

2. Nấm

Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong thực đơn hằng ngày ở hầu khắp các quốc gia. Một số loại nấm lành thông dụng như nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm…


Tuy nhiên không phải loại nấm nào cũng có thể dùng làm thức ăn cho người được. Triệu chứng ngộ độc nấm thường là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Một số loại nấm độc có thể khiến người ăn tử vong hay sau khi sử dụng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên thử những loại nấm lạ trong rừng khi đi dã ngoại.

Cách phổ biến nhất để phân biệt nấm độc chính là bằng mắt thường bởi đa số các loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt như vàng, trắng, xanh oliu, tím, đỏ cam… có cuống mập mạp.

3. Cá ngừ

Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp chính là nguyên nhân khiến món ăn này (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) bị liệt vào danh sách những món ăn bị cấm cửa, khi gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.Cá ngừ là món ăn được yêu thích ở nhiều quốc gia, tuy nhiên việc ngày càng nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc cá ngừ khiến các thực khách tỏ ra ít nhiều nghi ngại.

Các tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ là scombrotoxin, được hình thành do việc xử lý cá sai quy trình từ khi mới được đánh bắt, gây ra hàng trăm ca bệnh mỗi năm. Các triệu chứng ban đầu thường là đau đầu đi kèm tiêu chảy, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt.

Giải pháp an toàn nhất chính là luôn bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp và chỉ ăn ở những nhà hàng có uy tín.

4. Cá nóc

Mặc dù vậy, ở Nhật, người ta vẫn ăn cá nóc nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Chỉ những đầu bếp đã đủ điều kiện, được đào tạo bài bản và trải qua kỳ thi sát hạch nghiêm ngặt mới được chế biến loại cá kịch độc này để tránh tai nạn chết người do cá nóc gây ra.Fugu (tiếng Nhật: dùng để chỉ những món ăn làm từ cá nóc) có chứa một loại chất độc cực mạnh có tên là tetrodotoxin có thể gây ra suy hô hấp và tử vong cho người dùng. Chất độc này chủ yếu nằm ở buồng trứng, gan, ruột của con cá và chỉ cần một giọt nhỏ cũng có thể gây chết người. Ở nhiều quốc gia như Việt Nam, người dân được khuyến cáo không nên ăn loại cá này vì nguy cơ ngộ độc cao.

Fugu được dùng cho món sashimi và chirinabe. Phần gan cá ngon nhất nhưng cũng là độc nhất nên việc chế biến bộ phận này trong các nhà hàng bị cấm ở Nhật từ năm 1984. Mặc dù vậy, fugu vẫn là một trong những món ăn được ưa chuộng và nổi tiếng nhất của ẩm thực xứ phù tang.


5. Sannakji (Bạch tuộc sống)

Đây là một món ăn tươi sống độc đáo ở Hàn Quốc. Món này bao gồm một con bạch tuộc còn sống nhưng được cắt ra làm nhiều lát nhỏ và dùng trực tiếp, không qua chế biến và được ăn cùng dầu mè. Những chiếc xúc tu của con bạch tuộc sẽ liên tục cựa quậy trên đĩa khiến nhiều thực khách không khỏi hoảng sợ.Món ăn này “sát hại” trung bình 6 người mỗi năm ở Hàn Quốc, và chắc chắc khiến rất nhiều người phải nhập viện nhưng Sannakji, món bạch tuộc sống, vẫn khiến nhiều người mê mệt.

Nguy hiểm hơn, các xúc tu này có thể khiến bạn bị nghẹt thở, thậm chí tử vong nếu không nhai kỹ, để chúng “ngo ngoe”, chẹn ngang cổ họng của bạn. Giải pháp an toàn nhất chính là nhai 100 lần trước khi nuốt và không nên nói chuyện khi miệng còn đầy những miếng sannakji còn sống.


6. Ackee

 

Đây là một loại quả thuộc họ vải, được xem như là “quốc quả” của đất nước Jamaica. Tuy nhiên, trên lớp vỏ của loại quả này chứa những chất không mấy an toàn với sức khỏe nếu ăn khi chúng vẫn còn xanh.

Nếu lỡ may nhiễm độc từ chúng, bạn có thể bị nôn mửa, co giật, thậm chí là tử vong. Để có một chuyến đi trong mơ tới đất nước vùng Tây Phi xinh đẹp, bạn nên lưu tâm một chút tới loại quả ackee để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Giải pháp duy nhất cho những ai vẫn muốn nếm thử loại quả tử thần này chính là hãy kiên nhẫn. Để thưởng thức hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của ackee, bạn nhất thiết phải chờ đợi cho đến khi quả chín, chuyển sang màu đỏ và lớp thịt quả tách ra khỏi hạt đen chứa độc tố ở bên trong. Sau đó, luộc chúng lên, nêm gia vị thích hợp và ăn cùng cá ướp muổi. Và thế là bạn đã có một món ăn truyền thống, mang đậm hương vị Jamaica.

Theo vietbao.vn

 

NHỮNG ĐIỀU AI CŨNG NÊN NHỚ KHI UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH

Sữa đậu nành là thức uống ngon và quen thuộc với tất cả chúng ta. Sữa đậu nành giúp cung cấp canxi phòng loãng xương, còn tăng sức đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hóa, ngừa ung thư, đặc biệt tốt cho phụ nữ và người già. Tuy vậy cũng còn tùy người và tùy lúc, không phải khi nào uống sữa đậu nành cũng tốt.

Sữa đậu nànhỗ tương) hay còn gọi là Nước đậu, làm từ hạt đậu nành xay nhuyễn. Theo Đông y, đậu này có tính thiên hàn, hoạt lợi, cho nên không thích hợp với những người bị hư thận, tiểu đêm, di tinh vì sẽ làm nặng thêm các triệu chứng. Ngoài ra những người tỳ vị hư hàn uống sữa này thì dễ bị tiêu chảy.

Không ăn cam quýt ngay trước và sau khi uống sữa đậu nành: Nhiều người đã chịu những cơn tiêu chảy nhớ đời vì uống sữa đậu nành gần lúc ăn những loại quả như cam, quýt, bưởi. Thủ phạm là các acid và sinh tố có trong những loại quả này khi tác dụng lên protein trong sữa rồi kết khối ở ruột non, dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Tốt nhất là uống trước hoặc sau khi ăn những loại quả này ít nhất 1 giờ.

Không dùng sữa đậu nành nhiều và thường xuyên: Cũng như các loại thực phẩm khác, sữa đậu nành nên được dùng với lượng vừa phải. Nếu dùng nhiều và thường xuyên, sẽ gây táo bón, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Đun sôi kỹ rồi mới uống: Nếu uống sữa đậu nành chưa được đun sôi kỹ, các chất ức chế men trypsin, saponin và nhiều chất có hại khác sẽ gây tiêu chảy, buồn nôn, ngộ độc.

Không uống quá nhiều một lúc: Dù đói khát nhưng cũng không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lần, vì điều đó sẽ dẫn đến việc các chất dinh dưỡng không được tiêu thụ hết, khiến bạn đau bụng ỉa chảy. Lượng sữa đậu nành thích hợp cho người lớn mỗi lần uống là khoảng nửa lít.

Không dùng thay cho sữa: Mỗi loại sữa có một công dụng, hàm lượng protein trong sữa đậu tương đương với trong sữa tươi, nhưng lượng sinh tố B12 chỉ bằng 1/3, bên cạnh đó sữa đậu nành không có sinh tố A, C, và lượng canxi cũng thấp hơn phân nửa so với sữa tươi. Bên cạnh đó, lượng lecithin, sinh tố E và sắt trong sữa đậu nành lại cao hơn sữa.

Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ ấm: Đây là lỗi nhiều người mắc phải. Sữa đậu nành nếu để lâu nên giữ ở nhiệt độ nguội. Vì các vi khuẩn trong sữa sẽ dễ dàng phát triển ở nhiệt độ ấm và nhanh chóng làm sữa hư hỏng.

Không pha với đường đỏ: Đường đỏ có nhiều acid hữu cơ có thể kết hợp với protid, canxi tạo thành những chất hủy hoại dinh dưỡng trong sữa, bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến tiến trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể.

Uống sữa đậu nành nên kèm theo ăn tinh bột: Các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành sẽ được hấp thụ, tiêu hóa tốt nếu như dùng kèm các món ăn chứa tinh bột như bánh mì, bánh ngọt…. Nếu chỉ uống sữa mà không ăn kèm, thì các chất bổ trong sữa sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng rồi tiêu thụ mất.

Không uống chung với trứng: Chất men trypsin trong sữa đậu nành nếu kết hợp với tròng trắng trứng sẽ tạo thành kết tủa làm khó hấp thu, và làm mât đi nhiều chất dinh dưỡng trong sữa và trứng.

Bé Bủm tổng hợp.