7 LOẠI RAU NÊN ĂN TRONG NHỮNG NGÀY TRỜI NÓNG

Thời tiết nóng gây nên sự khó chịu, mệt mỏi và nhiều vấn đề về sức khỏe của chúng ta. Việc ăn uống trong thời tiết nóng cũng không đơn giản, món ăn phải vừa dễ nuốt, vừa có tính giải nhiệt, và cũng phải bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. 

Thời tiết nắng nóng, cơ thể mất nước khiến bạn mệt mỏi. Việc uống nước quá nhiều sẽ tạo cho bạn cảm giác “ngán”, do đó hãy dùng thực phẩm để tạo độ ngon miệng trong bữa ăn đồng thời vẫn đảm bảo được lượng nước mà cơ thể cần. Hơn nữa, Việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trong ngày hè nắng gắt thực sự cần thiết, đặc biệt là những dưỡng chất nạp trực tiếp vào cơ thể từ rau xanh.

Rau chùm ngây

Rau chùm ngây là món ăn của một số địa phương miền Trung, nhưng gần đây nhiều người dân sống ở các đô thị, thành phố tìm mua nhiều và cho đó là một loại rau mới, sạch, bổ dưỡng… Nhiều gia đình đã lựa chọn rau này vào thực đơn gia đình bởi đặc tính bổ,mát và giải nhiệt.

Rau chùm ngây có tác dụng kích thích tiêu hóa, giàu dinh dưỡng (vitamin A, C), tốt cho tim và tuần hoàn), đẹp da, tốt cho sức khỏe…

Bạn có thể ăn sống, làm gỏi, hoặc nấu canh với thịt, tôm…

Rau má

Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…

Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng ẩm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

Rau diếp cá

Trong rau diếp cá rất giàu chất xơ thực vật. Do đó, diếp cá có lợi cho đường tiêu hóa và giúp trị bệnh táo bón hữu hiệu. Ngoài ra, rau diếp cá còn giúp làm mát cơ thể cho và trị ho cảm rất tốt.

Ngoài việc tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng, rau diếp cá còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là ” thần dược ” đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ.

Rau dền

Ngoài tác dụng làm món ăn, rau dền còn là những vị thuốc hay. Tính mát lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi như sắt, canxi, vitamin C và lysine. Trong rau dền, hàm lượng chất sắt, canxi rất cao. Điều quan trọng là trong rau dền không chứa acid oxalic, do vậy canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thụ nên rất tốt, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là một trong những loại rau phổ biến nhất trong mùa hè. Nói đến mồng tơi là người ta nghĩ ngay tới nhuận tràng, chống táo bón, bởi trong mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Rau ngót

Theo đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính. Về mặt ẩm thực, rau ngót cũng là một loại rau rất dễ ăn và kết hợp cùng các món khác. Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam và ổi. Trong rau ngót có nhiều tác dụng chữa bệnh như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, nhuận tràng…

Rau muống

Mùa hè mưa nhiều là khoảng thời gian lí tưởng cho rau muống phát triển hơn các khoảng thời gian khác trong năm. Trong rau muống có nhiều chất xơ, vitamin C và tốt cho hệ miễn dịch.

Những người nội trợ nên tăng cường ăn rau muống vào lúc này, vừa có tác dụng giải nhiệt vừa không lo sợ rau nhiễm các chất độc hại do phun thuốc kích thích.

Theo MH (Gia đình & Xã hội)

7 LOẠI ĐỒ UỐNG TỐT NHẤT TRONG THỜI TIẾT NẮNG NÓNG KÉO DÀI

 

Cái nóng oi bức kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng khó chịu, không tốt giành cho cơ thể. Trong những ngày nóng, việc bổ sung nước cho cơ thể trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Và để đạt được thể trạng tốt nhất, bạn cần chọn những loại nước có tính mát đồng thời bổ sung năng lượng thiết yếu cho cơ thể.
7 loại nước cụ thể sau đây sẽ là lựa chọn rất phù hợp để đuổi đi cảm giác khó chịu đồng thời tăng cường sức đề kháng, bảo vệ và giải độc cơ thể.
Nước atiso

Bông atiso nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu. Rễ artiso có tác dụng lợi tiểu, được dùng trong trường hợp thấp khớp, thống phong,vàng da… Atiso có tính đắng, hơi ngọt, rễ và bông artiso có giá trị dinh dưỡng cao.Nước vối
Nước vối giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3 – 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối thì sau thời gian ấy, cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như trà.

Nước ép bí đaoBí đao còn gọi là bí xanh, tính mát, có công dụng giải nhiệt, làm tan đàm, mát ruột và hết khát, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, giải khát trong mùa nóng rất tốt, lại có tác dụng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy… Bí đao có hàm lượng natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề.Cách chế biến: 500 gr bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc ép chung 500 gr bí đao, 500 gr dưa hấu bỏ hạt, thêm chút đường trắng, uống 2 – 3 lần trong ngày, có tác dụng giải nhiệt, phòng say nắng, say sóng.

Không chỉ giúp giải nhiệt, chống cảm nắng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, nước ép bí đao còn tốt cho những người cao huyết áp, viêm thận do chứa rất ít natri.


Chè xanh

Nước chè, đặc biệt là chè xanh, có hương vị thơm tho dễ chịu, lại bổ và giải khát nên được nhiều người ưa chuộng. Trong lá chè có nhiều tanin, caffein, glucosid, một ít tinh dầu, các vitamin và muối khoáng. Vị chát của tanin trong chè có tác dụng tốt đối với niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm quá trình gây thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích trong ruột hoạt động.Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp bốn lần nước cam, nước chanh. Còn vitamin P trong chè xanh – những flavonoid – làm tăng độ bền chắc của mạch máu, giữ cho mạch máu mềm mại. Trong chè còn có các chất khoáng rất cần cho cơ thể.

Nước míaLoại đồ uống này giúp phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo… Dân gian thường dùng dưới dạng ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống thay trà giải khát.

Nước dưa hấu

Vào mùa nóng, dưa hấu chín rộ rất rẻ, bạn nên chọn những quả mới hái, cuống còn tươi, gọt bỏ vỏ, cắt nhỏ cho vào máy ép để có những ly nước thơm ngon, có thể giữ lạnh uống nguyên chất hoặc uống với đá.Lượng đường tự nhiên trong dưa hấu rất dễ hấp thu, năng lượng của bạn sẽ được phục hồi rất nhanh chóng. Ngoài ra, trong dưa hấu còn có vitamin C, B1 và canxi, rất tốt cho sức khỏe. Nếu đang bị lạnh bụng hoặc vừa ở ngoài nắng vào, bạn không nên dùng nước dưa hấu ngay. Bạn có thể cho thêm 1/4 quả bưởi ruột đỏ và chút vani cho cốc dưa hấu thơm ngon.

Chanh tươi

Chanh tính bình, chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tinh dầu và acid citric đặc trưng. Những chất dinh dưỡng này trợ giúp rất nhiều đối với việc chuyển hóa, tăng cường sức đề kháng. Chanh tươi có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, điều chỉnh chức năng tiêu hóa, trị ho, tan đàm. Nên dùng chanh tươi vắt lấy nước, thêm đường trắng vừa đủ, khuấy thành ly nước mát lý tưởng vào dịp nắng nóng.

Theo www.baodatviet.vn

Cách làm CHÈ ĐẬU XANH NẤU PHỔ TAI

CHÈ ĐẬU XANH tính mát, giải độc, rất tốt và ngon miệng cho mọi người. Phổ tai vị sần sật hấp dẫn lại có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, cầm máu lúc bị chảy máu động mạch và còn giúp giảm huyết áp…Ngoài ra các nguyên liệu như trần bì, gạo tẻ, đường đỏ trong món chè này đều là những vị thuốc tốt. Món ăn bổ dưỡng và ngon miệng, có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho người bị bướu cổ, mỡ trong máu, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa…

Nguyên liệu:

– 1 lạng đậu xanh nguyên vỏ (vỏ đậu xanh giúp thanh nhiệt), nửa lạng phổ tai ngâm nở, 1 lạng gạo tẻ, vài miếng trần bì (vỏ quýt), đường đỏ đủ ăn.

Thực hiện:

– Phổ tai ngâm nở rửa sạch rồi thái sợi nhỏ.

– Đậu xanh và gạo tẻ vo sạch.

– Bắc chảo lên bếp, cho gạo tẻ, phổ tai, đậu xanh rồi đổ nước vào nấu chung đến khi đậu nở mềm, thì cho đường đỏ vào khuấy đều, đường tan hết, nếm vừa miệng là xong.

Bảo Tố

Cách làm CANH NHA ĐAM THỊT BÒ giải độc, giải nhiệt, mát gan

Mọi người đã biết công dụng của Nha đam trong trị bệnh và làm đẹp, nhưng có lẽ không phải ai cũng biết rằng loại lá này có thể dùng nấu canh ngon bổ, mát gan, giải độc và giải nhiệt rất tốt. Đây cũng là món canh có thể dùng trị rôm sảy cho trẻ em và làm đẹp da cho phụ nữ.

Nguyên liệu:

  • – Nha đam: 1 bẹ
  • – Hành lá, hành củ
  • – Ớt, gia vị
  • – Thịt bò bắp: 1 lạng

Ảnh: Khánh Ly.

Thực hiện:

– Thịt bò xắt nhỏ, ướp với hành củ băm, hột nêm, muối, dầu ăn.

– Nha đam gọt vỏ, cắt thành từng miếng to. Chuẩn bị một nồi nước sôi có tí muối.

– Rửa nha đam qua nước lạnh cho ra bớt nhớt. Sau đó trụng nhanh vào nồi nước sôi rồi bỏ nha đam ngay vào tô nước đá lạnh. Các bước trên là để nha đam bớt đắng, nhớt mà vẫn còn bổ dưỡng.

-Tiếp tục cắt nha đam thành miếng nhỏ vừa ăn.

– Bắc nồi cho vào ít dầu ăn phi thơm hành củ rồi cho bò vào xào sơ rồi vớt bò ra riêng. Đổ một lượng nước đủ nấu canh vào chính cái nồi đó, đun sôi, rồi thả thịt bò và nha đam vào, nêm nếm lại gia vị.

Ảnh: Khánh Ly

Nấu tiếp chừng vài phút cho vừa chín. Tắt bếp, rắc hành ngò, ăn nóng với cơm.

Theo Khánh Ly

Cách làm CHÈ KHÚC BẠCH

CHÈ KHÚC BẠCH là món ăn lạ, ngon và vui miệng, từng tạo nên một cơn sốt vào khoảng năm 2013, nhưng sau đó nhiều người đã chuyển sang e ngại món chè này khi ngày càng có nhiều thông tin về những nguyên liệu kém an toàn được người bán sử dụng làm chè Khúc bạch. Dù gì đi nữa, không thể phụ nhận đây là loại chè đặc biệt, có tác dụng giải nhiệt tốt và thích hợp với mùa hè. Nếu e ngại về chất lượng chè hàng quán, bạn hoàn toàn có thể tự làm theo công thức sau đây để có món chè thơm ngon, bổ dưỡng. 
Nguyên liệu:

  • Sữa tươi không đường: 250 ml
  • Kem tươi: 250ml
  • Đường: 50-80g (tùy thích ngọt nhiều hay ít)
  • Bột gelatin: 6 muỗng cà phê
  • Vani chiết xuất: 1,5 muỗng cà phê
  • Bột trà xanh: 1,5 muỗng cà phê, hòa với 1 muỗng canh nước sôi. Xem CÁCH LÀM BỘT TRÀ XANH
  • Hạnh nhân loại xắt lát
  • Quả vải (tùy lượng ăn, có thể thay bằng nhãn)
  • Bột sắn dây ướp hoa bưởi, nước lọc, đường

Cách làm:
Bước 1:  Nấu 250 ml sữa, kem tươi, đường cho thêm nước trà xanh, khuấy cho đều. Cho 3 thìa cà phê gelatin đã ngâm nở vào khuấy tan rồi bắc xuống để nguội đổ vào khuôn.

Bước 2: Hạnh nhân nướng trong lò ở 110-120 độ C trong 4-5 phút, khi nào nhìn thấy hạnh nhân vàng thơm là được.

Bước 3: Đun nước với đường (tùy khẩu vị) khuấy cho đường tan đều. Hòa bột sắn dây với nước rồi đổ vào nồi nước đường, đun cho đến khi nước trong trở lại, để nguội hẳn.

Chú ý: Chỉ cho ít bột sắn dây để tạo độ hơi sánh một chút và mùi thơm. Nước dùng vẫn phải loãng để ăn cùng với chè. Nước dùng phải để thật nguội trước khi bày ra ăn.
Bước 4: Khúc bạch đã đông nhấc ra, xắt miếng vừa ăn.

Bước 5: Vải bóc vỏ bỏ hạt.

Bước 6: Cho khúc bạch 2 vị vào bát, cho tiếp vải, đá viên rồi chan nước dùng, rắc chút hạnh nhân lên trên.

Thế là bạn đã có bát chè khúc bạch thanh mát, giải nhiệt rồi đó.

Chúc bạn thành công với món chè khúc bạch!

 

Theo: EVA.vn

NHỮNG THỰC PHẨM GIẢI NHIỆT NÊN ĂN VÀO NGÀY NÓNG

Thời tiết nước ta luôn có những đợt nắng nóng không chỉ gây khó chịu cơ thể mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Để cho cơ thể được khỏe khoắn trong những ngày này, nên thêm vào bữa ăn những thực phẩm có tính chất giải nhiệt.

Thực tế ăn uống cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt, đánh bay cái nóng của mùa hè và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm sau có thể giúp bạn làm được điều tuyệt vời đó:

1.Rau

-Rau diếp cá

Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, rất hữu hiệu trong việc giải nhiệt ngày hè.

Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu và sát trùng. Với tác dụng đó, diếp cá làm mát huyết trong cơ thể nên có thể trị được mụn nhọt, mẩn ngứa.

Rau diếp cá có thể được dùng để hạ nhiệt cho trẻ sốt mà không muốn dùng Tây y, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược.

Rau riếp cá

-Mồng tơi

Mồng tơi còn có tên gọi khác là lạc quỳ, có 2 loại: màu xanh và tía. Loại màu tía tốt hơn, có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát, tác dụng lưu thông huyết mạch, lợi tiểu và nhuận trường.

Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon.

Canh rau mồng tơi

Mồng tơi thường dùng trị liệu các chứng như huyết vận hay huyết tụ, dùng mồng tơi tía giã nát, pha giấm thanh, đắp lên chỗ huyết vận, huyết tụ. Hay trị đau mắt: lấy quả mồng tơi chín, ép lấy nước, nhỏ vào mắt ngày 3 – 4 lần. Hoặc trị táo bón: tối trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau mồng tơi luộc.

-Rau dền

Có 2 loại dền xanh và dền tía, có vị ngọt, thơm, tính mát. Với dược năng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần, mồng tơi giúp trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Được dùng luộc hay nấu canh ăn hằng ngày, có thể phơi khô, nấu nước uống.

Dùng trị tăng huyết áp: lấy dền tía khô 15g, lá cối xay 10g, hạt muồng láng 10g, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Dùng lọc máu: dền tía khô 15g, cỏ mần chầu 15g, nấu nửa lít nước, uống hằng ngày. Trị nhọt lở: hoa dền tía 20gr, hoa mào gà 20gr, nấu 1 ly nước 100ml, rửa mụn. Có thể giã sống, đắp vào chỗ sưng lở.

-Rau má

Rau má có vị thơm, đắng, không độc, tính mát. Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, gan nhiệt.

Có thể giã sống, pha đường uống mỗi lần 40 – 50g hay luộc ăn hoặc phơi khô  nấu nước uống, mỗi lần 20g. Nhọt độc sưng đau nhai lá rau má tươi, đắp trên chỗ sưng đau. Trị kiết lỵ, tiểu đục, sạn thận lấy lá tươi giã lấy nước cốt, pha đường uống mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần. Hành kinh đau bụng, đau lưng: lá má khô 20g tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi ngày 2 lần lúc đói, trong 3 ngày.

2.Củ, quả


– Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).

Mướp đắng

-Cà chua: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng….

-Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.

-Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu… Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.

3.Trái cây


-Dưa hấu, dưa chuột, cà chua…

Có một trữ đủ sẽ giải lý do dưa hấu, dưa chuột được “chào đón” trong mùa hè là nhờ hàm lượng nước cao giúp giữ cho cơ thể đủ nước. Dưa chuột, cần tây, rau diếp, cà chua…là những “ứng cử viên” tốt cho ngày hè. Để “hưởng” trọn lợi ích tối ưu, bạn nên sử dụng nó làm các món nộm, gỏi, salad. Bên cạnh đó, nhớ hạn chế các loại hoa quả nhiều đường khiến bạn dễ “háo nước” hơn.

Dưa chuột

Chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc… nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.

-Mía: Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo… cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.

-Dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.

4.Trà


Có một thói quen sai lầm mà nhiều người phạm phải là ăn kem hoặc uống nước lạnh để hạ nhiệt cơ thể nhanh. Bởi vì ăn kem làm giảm nhiệt độ trong dạ dày và đường ruột, có thể gây ra tiêu chảy hay đau bụng do lạnh.

Trong khi đó, đồ uống thường là nước ngọt, nước uống có ga có thể làm tổn thương lá lách, dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.

Ly trà thanh mát

Lựa chọn hàng đầu không phải là đồ uống lạnh mà là nước trà bình thường. Lá trà sạch giàu kali, vừa giúp giải khát lại có tác dụng giảm mệt mỏi. Theo kết quả nghiên cứu của Anh thì khả năng giải nhiệt của nước trà hơn hẳn các đồ uống lạnh, vì vậy, đó là lựa chọn tối ưu khi bạn muốn giải khát.

Theo Hạ Vy (Đời sống & Pháp luật)

Cách làm CHÈ SÂM giải nhiệt

Những ngày hè oi bức, không gì tuyệt vời hơn là một chén chè mát lạnh mà lại còn có tính giải nhiệt, bồi bổ cơ thể.

Nguyên liệu:

  • – 100g hạt sen khô
  • – 50g nhãn nhục (long nhãn)
  • – 100g nho khô
  • – 100g táo đỏ
  • – 1 muỗng nhỏ bột rau câu
  • – 200g đuờng

Cách làm:

– Hạt sen khô đun sôi cho gần mềm, đổ ra rổ để ráo

– Long nhãn ngâm nước nóng cho nở

– Nho khô rửa sơ cho sạch, nếu có sạn thì nhặt sạn ra

– Táo đỏ rửa sơ ngâm nước nóng

– Bắc một nồi nhỏ lên bếp, hòa một muỗng nhỏ bột rau câu vào 200 ml nước, đun sôi sau đó đổ ra tô chờ nguội làm thạch, chú ý không cho đường vào thạch

– Bắc một nồi khác lên, chờ nóng cho 1/2 đường vào tạo caramen, chú ý không để quá vàng sâm sẽ có mùi đắng. Sau đó đổ nước vào, chừng 400ml, cho nốt số đường còn lại vào. Nêm cho ngọt vừa miệng.

– Nước sôi cho hạt sen vào, sau đó là nhãn, nho khô và táo, nêm một chút xíu muối. Để nhỏ lửa cho hạt sen mềm, táo và nhãn ngấm đường, nếm vừa miệng nhấc xuống.

– Lúc này thạch đã đông lại rồi nên lấy ra xắt nhỏ cho vào chè sâm. Để lạnh hoặc chờ cho nguội thêm đá lạnh vào ăn rất ngon

– Món chè sâm này rất tốt cho cơ thể vào ngày hè vì nó vừa cung cấp thêm nước vừa bổ dưỡng sẽ giúp bạn hồi sức rất nhanh.

Theo Loan Trần (ngoisao.net)