10 THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO DẠ DÀY

Dạ dày là cơ quan chính trong hệ tiêu hóa, giữ vai trò quan trọng đối  với sức khỏe cơ thể. Để bảo vệ và giúp cơ quan này hoạt động tốt, bên cạnh việc tập luyện, cần bổ sung thêm những thực phẩm sau.
Chuối nằm trong số những loại quả lành mạnh nhất. Chúng thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.

Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, rất dễ bị nhiễm trùng và các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Dạ dày là trung tâm của hệ tiêu hóa, thực hiện các chức năng khác nhau để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Có hai cách để bảo vệ dạ dày là tập luyện và chế độ ăn.

Dưới đây là những loại thực phẩm vnhiều vitamin và dưỡng chất giúp làm sạch dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa trong cơ thể, theo Boldsky.

1. Sữa chua

Trong dạ dày có rất nhiều vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa. Sữa chua đặc biệt chứa nhiều vi khuẩn lành mạnh hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày khỏi các nhiễm trùng.

2. Thịt nạc

Ưu điểm lớn nhất của thịt nạc là có hàm lượng chất béo thấp. Chúng không chứa cholesterol xấu và chứa rất ít chất béo bão hòa. Các loại thịt đỏ có nhiều chất béo có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng ở nam giới trưởng thành.

3. Chuối

Chuối nằm trong số những loại quả lành mạnh nhất trên thế giới. Chúng thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và cũng tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung. Bạn cần lưu ý rằng chuối không chỉ có lợi đối với hệ tiêu hóa mà còn rất lợi ích cho sức khỏe nói chung.

4. Cam

Cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ, cả hai đều rất có lợi cho dạ dày. Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

5. Hạt diêm mạch

Hạt diêm mạch rất giàu các loại axit amin giúp bảo vệ dạ dày khỏe mạnh. Chế độ ăn thường xuyên chứa hạt diêm mạch có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

6. Chanh

Chanh chứa các axit hòa tan trong nước, là một gợi ý tuyệt vời cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nước chanh đặc biệt giúp làm sạch hệ tiêu hóa.

7. Gừng

Sử dụng nhiều gừng gây phản tác dụng nhưng nếu tiêu thụ ở mức vừa phải, gừng có thể là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho hệ tiêu hóa. Nó được sử dụng từ thời cổ đại để điều trị một số bệnh về dạ dày ở người.

8. Ớt

Giàu chất chống oxy hóa và dưỡng chất thực vật, ớt là loại thực phẩm tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Hàm lượng dưỡng chất thực vật phong phú giúp bảo vệ dạ dày khỏi các nhiễm trùng.

9. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn chứa lượng lớn kẽm, vitamin và các chất chống oxy hóa. Nếu bạn thường xuyên ăn rau, bạn chắc chắn sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

10. Ngũ cốc toàn phần

Hãy đưa ngũ cốc toàn phần vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. Chúng là những thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa. Ngũ cốc toàn phần chứa mangan, selen và các chất xơ lành mạnh, tất cả đều là những thành phần có lợi giúp cho dạ dày khỏe mạnh.

Hải Ngân (VNexpress.net)

12 CÁCH TRỊ ĐAU DẠ DÀY TẠI NHÀ

Nhiều khi trong bếp hoặc tủ lạnh nhà bạn đã có sẵn vài liều thuốc đau dạ dày từ nguyên liệu tự nhiên, có thể áp dụng để giảm đau hữu hiệu.

Theo Boldsky, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như khó tiêu, dạ dày tiết quá nhiều axít, táo bón, dị ứng thức ăn, đầy hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, loét dạ dày hoặc ruột, viêm ruột thừa, sỏi túi mật, sỏi thận.

Đau dạ dày đôi khi đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, ói mửa, đau hoặc sưng bụng. Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào của bụng. Bạn phải tìm đến sự trợ giúp y tế nếu đau dạ dày đi cùng với các triệu chứng khác như sốt. Nếu lý do đau dạ dày là do khó tiêu, nồng độ axít cao, táo bón, đầy hơi hoặc loét dạ dày, thì hãy thử áp dụng những biện pháp giảm đau đơn giản sau:

1. Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Bạn có thể dùng một tách trà gừng để làm giảm ngay cơn đau dạ dày. Gừng đồng thời có tác dụng giảm buồn nôn và ói mửa. Có thể thêm một chút mật ong vào trà gừng cho dễ uống.

2. Nước muối ấm

Nước muối ấm được dùng để điều trị rối loạn dạ dày. Trộn một hoặc hai muỗng cà phê muối trong nước ấm rồi khuấy đều. Uống dung dịch này để giảm đau dạ dày và đau bụng. Đây là một trong những cách tự nhiên để trị đau dạ dày hiệu quả.

3. Giấm rượu táo

Một trong những biện pháp tự nhiên trị bệnh đau dạ dày là giấm rượu táo. Nó được dùng để điều trị chứng khó tiêu, hỗ trợ hấp thu các vitamin và khoáng chất, bên cạnh đó là đặc tính kháng khuẩn, rất hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau dạ dày. Pha loãng ba muỗng cà phê giấm rượu táo trong một cốc nước ấm, uống ba lần mỗi ngày trước các bữa ăn và chờ xem hiệu quả của nó.

4. Nước ép bạc hà

mav157

Loại nước này được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn và ói mửa. Đây là một trong những biện pháp khắc phục chứng đau bụng và chuột rút tốt nhất. Bạn có thể nhai một vài lá bạc hà hoặc làm nước ép từ lá bạc hà. Nước cốt bạc hà cũng có thể chữa chứng đau dạ dày sau khi ăn.

5. Nước chanh

Nước chanh có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng kèm theo chứng buồn nôn và ói mửa. Hãy trộn ba muỗng cà phê nước cốt chanh vào một ly nước ấm, uống ba lần mỗi ngày.

6. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu bụng, giảm đau bụng và chuột rút rất tốt. Bạn có thể thêm một chút nước cốt chanh vào trà khi uống.

7. Hạt bạch đậu khấu

Hạt bạch đậu khấu có thể trị chứng khó tiêu, buồn nôn, ói mửa và đau bụng. Bạn có thể pha trà từ hạt bạch đậu khấu bằng cách luộc hạt trong nước, đun kèm với một ít hạt thì là, uống ba lần một ngày để có hiệu quả.

8. Nước ép lô hội

Nước ép lô hội có tính chất làm se. Nó giúp điều trị nhiễm trùng ngăn chặn tình trạng chảy máu trong. Hơn nữa, các thành phần trong cây lô hội còn giúp làm dịu dạ dày, cải thiện quá trình tiêu hóa, điều trị táo bón, giảm chứng đau bụng và chuột rút. Hãy uống một cốc nước ép lô hội mỗi sáng để trị đau dạ dày.

9. Hạt carom (ajwain)

Đây là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho bệnh đau dạ dày. Đun một ít hạt carom trong nước rồi thêm một chút muối, uống trước khi ăn để có được hiệu quả tốt nhất.

10. Hạt cây thì là

Hạt cây thì là có chức năng làm giảm đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Đun một ít hạt cây thì là trong nước và thêm một chút nước chanh. Uống trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa đau dạ dày.

11. Thực phẩm đơn giản

Bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị và nhiều dầu mỡ vì chúng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau dạ dày. Hãy dùng những thực phẩm được chế biến đơn giản, ít gia vị, dễ tiêu hóa và giúp làm dịu dạ dày.

12. Chườm ấm bụng

Lăn nhẹ chai nước nóng trên bụng là cách cứu trợ khẩn cấp khi bị đau dạ dày. Lăn trong vòng năm phút rồi ngưng một thời gian, lặp lại quá trình này nhiều lần, cơn đau dạ dày sẽ giảm nhanh chóng.

Nguồn Tiền phong Online

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN CÀ CHUA ĐỂ TRÁNH GÂY HẠI CHO CƠ THỂ

CÀ CHUA là loại quả được dùng nhiều nhất trong các bữa ăn trên thế giới. Cà chua được công nhận là mang lại nhiều chức năng tốt cho cơ thể như ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tình dục, tốt cho người viêm thận… tuy vậy, có một số đối tượng được khuyên là nên hạn chế hoặc tránh xa loại quả hấp dẫn này.

Bệnh nhân đau dạ dày: Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh tăng thêm. Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc. Lượng a-xít hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc từ cà chua.

Bệnh nhân mắc bệnh phong: Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.

mav059

Không ăn cà chua sống và dưa chuột cùng lúc: Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc? Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu: Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.

Không ăn cà chua lúc đói: cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác. Vì vậy, nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với a-xít làm hình thành các cục không hòa tan, gây khó chịu cho dạ dày. Nếu ăn cà chua lúc đói có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.

Không nên đun cà chua quá kĩ: Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua. Vì vậy, không nên đun cà chua quá lâu để giữ lại được các chất dinh dưỡng bạn nhé!

Không ăn cà chua xanh: Ăn cà chua lúc chưa chín là một sai lầm lớn vì bạn có thể sẽ bị ngộ độc. Bởi trong cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn hợp chất có tên ‘alkaloid’ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và hết khi cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua chưa chín, tuyệt đối không nên ăn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Theo B.T. Laodong.com.vn

10 THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY

 

Thói quen ăn uống có tác động trực tiếp đến các hoạt động trong hệ tiêu hóa. Nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày, bên cạnh việc loại bỏ những thực phẩm có hại, bạn cũng nên lưu ý đến những thứ có lợi sau đây cho bữa ăn của mình:

Ngũ cốc dạng thô

Các loại thực phẩm thô như gạo lứt, đỗ, ngô… còn nguyên màng ngoài hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, trong đó vitamin B rất cần thiết cho việc chuyển hóa và tiêu hóa thực phẩm. Chức năng chống oxy hóa của các loại hạt này cũng giúp bảo vệ màng tế bào mặt trong dạ dày hiệu quả.

Thìa là:

Trong thì là có nhiều Anethole giúp hỗ trợ tiết dịch vị, dịch tiêu hóa. Bên cạnh đó, thìa là còn có nhiều acid aspartic chữa đầy hơi. Nhiều người đã nhai thìa là sau khi ăn như một cách để giảm thiểu những khó chịu ở vùng bụng.

Táo

Quả táo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, bài tiết. Táo còn giúp giảm tiêu chảy, bổ sung kcal cho cơ thể hiệu quả. Và nên nhớ là vỏ táo thậm chí còn bổ dưỡng hơn ruột táo, nhất là khi bạn bị các vấn đề về tiêu hóa.

Sữa chua

Men vi sinh trong sữa chua là chất có tác dụng diệt khuẩn, cải thiện tiêu hóa trong ruột.

Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất điện phân, magie, canxi, kali, khoáng chất tốt cho cơ thể. Uống nước dừa là cách bảo vệ đường ruột cũng như chăm sóc sức khỏe đơn giản mà hiệu quả.

Gừng

Một cốc trà gừng hoặc vài lát gừng sốnggần bữa ăn sẽ là cách đơn giản để điều trị các vấn đề về dạ dày như đau, khó tiêu, đầy bụng.

Bạc hà Âu

Lá bạc hà Âu (rau thơm) là vị thuốc tốt cho các chứng khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, ợ nóng.

Canh 

Canh hoặc súp thường được khuyên dùng với người bị viêm loét dạ dày, vì dạng thức ăn này ít chất béo đồng thời không gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.

Lá nguyệt quế:

Bên cạnh chức năng trị nhức đầu, lá nguyệt quế còn là loại thảo dược hữu hiệu cho hệ tiêu hóa.

Chuối

Chuối thường được nhắc đến  đầu tiên trong danh sách những món ăn tốt chohệ tiêu hóa. Trong chuối có chất pectin là một dạng chất xơ hòa tan rất tốt với người bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, ỉa chảy. Chuối có tác dụng trung hòa lượng acid vượt ngưỡng được phép trong dịch dạ dày, giúp phòng tránh viêm sưng ở ruột.

Mạnh Ngô tổng hợp.