TÁC DỤNG CHỮA BỆNH KHIẾN BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA QUẢ ỚT

 Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Nam Mỹ và Trung Quốc có lịch sử lâu dài về việc sử dụng bột ớt cả trong thực phẩm và làm thuốc. Các hợp chất trong ớt có tác dụng đối với nhiều loại bệnh, bao gồm: gout, viêm họng, trĩ, buồn nôn, ợ nóng, sốt và cả đối với các bệnh bạch hầu.

 

.
Trị nhức đầu
. Capsaicin, hoạt chất có trong ớt có tác dụng ức chế các tế bào thần kinh cảm giác. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cephalalgia phát hiện capsaicin có thể xóa xổ chứng đau đầu hiệu quả.

Chữa bệnh vẩy nến. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Viện Da liễu Mỹ cho thấy capsaicin có thể điều trị bệnh vẩy nến. Capsaicin giúp cải thiện đáng kể cơn ngứa và các triệu chứng khó chịu khác đi kèm với bệnh vẩy nến.

Chống kích ứng. Ngược lại những gì trước đây nhiều người vẫn nghĩ, bột ớt thực sự có thể làm dịu viêm loét dạ dày, hạn chế triệu chứng ho dai dẳng, tiêu chảy, và viêm họng.

Trị thấp khớp. Trong y học cổ truyền, bột ớt được sử dụng như một loại thuốc đắp để điều trị lở loét, đau lưng, và thấp khớp.

Ớt hỗ trợ phòng chống rất nhiều bệnh cho cơ thể

Giảm đau răng. Hoạt chất capsaicin có trong ớt còn được biết đến với tác dụng giúp ngăn chặn cơn đau và bảo vệ chống lại các bệnh về lợi.

Chống vi rút. Bột ớt có thể giúp phá vỡ và chuyển dịch nhầy bị tắc nghẽn ở phổi, khí quản, xoang, họng ra khỏi cơ thể. Khi chất nhầy ra khỏi cơ thể, nó sẽ kéo theo các loại vi trùng.

Chống nấm. Một nghiên cứu cho thấy bột ớt có thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh nấm Collectotrichum và Phomopsis.

Hỗ trợ giảm cân. Trong một nghiên cứu, những người dùng ớt vào bữa sáng cho biết họ ít bị cảm giác thèm ăn tấn công, từ đó dẫn đến việc giảm lượng calo tiêu thụ. Ớt cũng thúc đẩy sự trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy nhiều chất béo hơn. Nghiên cứu này được tiến hành tại Đại học Laval, ở Quebec (Canada)

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ớt được chứng minh giúp cân bằng cholesterol và triglyceride trong cơ thể đồng thời giúp bình thường hóa huyết áp.

Ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Theo Naturalon, ớt kích thích phản ứng đau ở các vùng khác nhau của cơ thể, và gửi các tín hiệu đau đớn ở não đến vị trí khác, nên nhận thức đau trở nên ít hơn.

Chống dị ứng. Ớt được xem là một gia vị chống dị ứng tự nhiên và được sử dụng thường xuyên trong mùa dị ứng nhằm giúp làm giảm dị ứng.

Chống vi khuẩn. Ớt được sử dụng như một chất bảo quản giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công thực phẩm hàng trăm năm nay.

Giảm đau khớp. Các capsaicin trong ớt hoạt động như một thuốc giảm đau tạm thời khi bôi tại chỗ. Capsaicin sẽ gửi tín hiệu từ da đến các khớp, có thể làm giảm đau khớp.

Giải độc. Ớt cũng hoạt động như một chất kích thích tuần hoàn. Ớt thúc đẩy khả năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa và hệ thống bạch huyết. Ớt cũng giúp loại bỏ độc tố thông qua mồ hôi.

Ngăn ngừa cục máu đông. Đối với việc giảm xơ vữa động mạch và khuyến khích quá trình lưu thông của mạch máu, không thể bỏ qua ớt. Các hợp chất trong ớt có thể giúp ngăn ngừa chứng đông máu, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nổi tiếng với khả năng cải thiện tiêu hóa, ớt kích thích đường tiêu hóa bằng cách tăng dòng chảy của dịch dạ dày và sản sinh các enzym. Bột ớt cũng rất tốt trong việc làm giảm khí.

Khuyến khích dòng chảy nước bọt. Ớt kích thích cơ thể tiết nước bọt và điều này rất quan trọng cho việc tiêu hóa, cũng như tăng cường sức khỏe răng miệng.

Chống ung thư. Đại học Loma Linda ở California (Mỹ) tiến hành một nghiên cứu và tìm thấy ớt có thể giúp ngăn chặn ung thư phổi ở những người hút thuốc. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng phát hiện các hoạt chất trong ớt có khả năng chống lại sự hình thành các khối u gan rất hiệu quả.

Ngọc Khuê (Thanhnien)

CÁCH ĂN VÀ KIÊNG CỬ CHO TỪNG LOẠI BỆNH NGOÀI DA

Những bệnh ngoài da luôn có liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Khi bị các bệnh ngoài da, bên cạnh việc sử dụng thuốc, thì việc kiêng gì, ăn gì là điều bạn nên biết để đẩy lùi chứng bệnh, hoặc ít ra là ngăn không cho nó nặng hơn.

Những người bị viêm da mủ (như mụn nhọt, chốc lở) nên có chế độ ăn giảm đường, vì đường là môi trường phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamine A, B, C để giúp tăng chuyển hóa đường, tăng sức đề kháng cơ thể và khả năng chống độc cho gan.

Dinh dưỡng và bệnh da luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều thức ăn chứa các chất có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh về da. Chẳng hạn, tôm, cua, bò, gà, cá biển có thể gây bệnh mề đay cho một số người có cơ địa dị ứng; thức ăn nhiều đường có thể gây ra mụn trứng cá… Vì vậy, việc hiểu biết mối liên quan giữa dinh dưỡng và các bệnh da sẽ góp phần đem lại kết quả cao trong điều trị.

Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:

1. Bệnh chàm (eczema), mề đay, sẩn ngứa:

– Nên giảm đường và muối trong giai đoạn cấp tính vì lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn cảm (dị ứng); còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.

– Kiêng những thức ăn, đồ uống có tính kích thích (như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt…) hoặc có nhiều đạm (như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…).

– Nên dùng nhiều thực phẩm giàu vitamine A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón (như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng…).

– Trong trường hợp đang bị phù nề, rịn nước, nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước.

– Đối với trẻ em, cần giảm ăn đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng…

Riêng với bệnh mề đay, sau khi điều trị khỏi, nếu người bệnh vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần tiến hành ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không.

2. Bệnh vảy nến và mụn trứng cá

– Tránh các thức ăn có nhiều chất đường, mỡ (vì ở người bị vảy nến có tình trạng rối loạn chuyển hóa đường và mỡ; 2 chất này cũng làm chứng trứng cá nặng thêm).

– Ăn nhiều rau, khoai lang, đu đủ.

– Tránh dùng thức ăn có nhiều gia vị, cà phê, thuốc lá…

– Không ăn quá no trước lúc đi ngủ, tránh căng thẳng và thức khuya.

3. Các chứng bệnh có bóng nước ở da gây mất huyết tương (trúng độc da do thuốc, bệnh Duhring, Pemphigus)

– Dùng thức ăn lỏng, giảm muối, giảm các chất kích thích.

4. Bệnh ban vàng ở quanh mắt (Lipoidoses, Xanthomes)

Ở những người mắc bệnh này có hiện tượng tăng cholesterol trong máu, lắng đọng chất lipid trong và ngoài tế bào, đặc biệt ở quanh hai mắt. Vì vậy, bệnh nhân cần giảm tối đa mỡ động vật, thay thế bằng dầu thực vật.

5. Bệnh Bellagre

Bệnh xuất hiện do thiếu vitamine PP, biểu hiện là nổi ban đỏ sẫm ở vùng da tiếp xúc với ánh sáng, phù và bong vẩy ở vùng da mỏng, để lại lớp da mỏng sẫm màu. Người mắc bệnh này cần tránh ăn quá nhiều bo bo, hạn chế rượu. Nên ăn nhiều thịt, cá, trứng sữa, hoa quả…

6. Bệnh viêm da tiết bã do thiếu vitamine B2, B6

Bệnh thường xảy ra ở người ăn quá nhiều đạm và nghiện rượu. Để khắc phục, bệnh nhân nên ăn nhiều trái cây, rau, ăn ít thịt và kiêng rượu.

7. Bệnh khô da, viêm miệng – lưỡi, rụng tóc do thiếu vitamine H (Biotine)

Không ăn lòng trắng trứng vì thực phẩm này có nhiều Avidine – một chất có khả năng làm mất hoạt tính của Biotine.

BS Trần Quốc Long, Sức Khỏe & Đời Sống