NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG GỪNG

Gừng luôn được coi là thảo dược đối với con người. Nhưng để gừng phát huy được hết tác dụng mà không gây hại, bạn cũng cần lưu ý đến những điều sau:

1. Không ăn gừng đã mọc mầm hoặc dập

Gừng tươi mọc mầm sẽ làm cho dạ dày và ruột của bạn hấp thụ được ít chất dinh dưỡng. Khi chế biến có thể sinh ra chất lưu huỳnh làm hại gan, có thể làm gan nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới chức năng của gan.
Gừng dập có thể sinh ra một loại độc tố mạnh, làm thay đổi tính chất của gừng, hủy hoại tế bào gan và dẫn đến ung thư gan, ung thư thực quản.

2. Khi ăn gừng đừng gọt vỏ

Nhiều người sợ bẩn nên gọt vỏ gừng, thật ra kỹ quá cũng không tốt. Gừng chỉ phát huy hoàn toàn hiệu năng khi không được gọt vỏ. Bạn chỉ cần rửa sạch là dùng được rồi.

3. Không nên ăn nhiều gừng

Ăn nhiều gừng, cơ thể sẽ bị nhiệt do tính nóng của gừng. Ăn nhiều gừng cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm y tế trừơng đại học Maryland (Mỹ), nhiều người sẽ bị ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và kích thích miệng nếu ăn quá nhiều gừng. Bên cạnh đó là nguy cơ tắc nghẽn ruột, viêm ruột đối với người dùng nhiều gừng tươi một lúc.

4. Những trường hợp bệnh nhân không nên ăn gừng thường xuyên

Bao gồm: người bị âm hư, viêm phổi, hạch phổi, phù thũng phổi, mụt nhọt, viêm gan, viêm dạ dày, viêm thận, tiểu đường, bệnh tim.

Nếu bạn từng bị rối loạn chảy máu, thì nên tránh ăn nhiều gừng. Gừng có thể giảm đường trong máu, nên có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường hay hạ đường huyết.

5. Bà bầu không nên ăn nhiều gừng

Đôi khi gừng được dùng để chữa ốm nghén, nhưng nếu dùng quá nhiều trong giai đoạn này, có thể khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh và nhiều vấn đề khác. Theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Hoa Kỳ), dùng nhiều gừng gây ảnh hưởng đến hormone giới tính của trẻ, có thể gây sẩy thai, chảy máu khi mang bầu. Vì vậy, nếu muốn dùng gừng khi mang thai, bà bầu phải hỏi ý kiến bác sĩ.

6. Mùa thu và ban đêm đừng ăn gừng

Y học cổ truyền từng chép: Trong một năm, thì mùa thu đừng ăn gừng. Trong một ngày, thì đêm đừng ăn gừng. Là bởi trời thu khí khô, không tốt cho phổi, nếu ăn thêm gừng cay, tất nhiên sẽ dễ làm thương tổn phổi hơn, khiến người ta thêm mất nước, khô khan trong người. Không ăn gừng vào mùa thu, và cũng không nên ăn những chất cay khác vào mùa này, điều này đã được khoa học từ xưa phân tích và kiểm nghiệm.

Còn ban đêm, âm khí thịnh phát, dương khí thu lại. Ăn gừng sẽ cưỡng chế cho dương khí bốc lên, không đúng với quy luật sinh lý, tổn hại sức khỏe.

7. Không dùng gừng cho người bị trúng nắng.

Nước gừng tươi với đường đỏ chỉ giúp được người bị phong hàn hoặc cảm mạo, hoặc phát nhiệt sau khi mắc mưa, chứ đừng dùng cho những người bị cảm thử nhiệt hoặc cảm phong nhiệt, và nhất là người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể giảm buồn nôn do lạnh, nhưng không giảm buồn nôn do những nguyên nhân khác.

 

Mỹ Mạnh tổng hợp.



You Might Also Like