Dân Nam bộ xưa ăn như thế nào?

Nhiều người cho rằng ở Nam bộ có một dạng “văn minh ẩm thực”!

Thời xưa khác với thời nay. Ngày nay, vì sinh kế thúc bách, giới lao động có xu hướng ăn những món vừa gọn, vừa no, ít tốn kém, gọi là “thực phẩm chế biến” khá đa dạng, đỡ tốn than củi, dầu hôi. Lắm gia đình ăn ở chật hẹp, khó bố trí được cái bếp, thỉnh thoảng mới dùng đến, khi thèm món ăn nào đó mà ở hiệu ăn bình dân pha chế không vừa miệng. Văn hoá vẫn dựa trên cơ sở vật chất: tìm những vật tư với giá bình dân nào cũng có, cần nhất là món tươi cho ra tươi, khô cho ra khô. Nhiều người than phiền rằng món ăn ngày nay nhàm chán, dùng nhiều bột ngọt,món mặn cũng lẫn vị ngọt, lại hôi mùi dầu ăn (dầu thảo mộc thay cho mỡ heo). Gà công nghiệp, vịt siêu thịt, toàn những giống ngoại nhập, cũng như thịt heo: heo công nghiệp không ngon bằng heo ta. Nhưng gà ta, vịt ta khó kiếm, bán giá cao, nuôi chậm lớn. Lại còn chê bai hương vị rau cải ngày nay chẳng ra làm sao cả. Toàn là urê, trái bầu, trái dưa leo, trái dưa hấu lạt lẽo, ăn nhiều dễ sinh bệnh vì hoá chất (?).

Trong một tiệm ăn gần chợ Gò Vấp, 1920

Thời xưa, dân trung lưu ở Sài Gòn và các tỉnh ăn như thế nào?

Xin dẫn một đoạn đăng trên báo Ðồng Nai, năm 1932. Bấy giờ bài báo thử đề nghị một toa ăn kiểu toa thuốc, chưa định chữ mơ-nuy (menu) là thực đơn. Cách đây hơn 60 năm, thực đơn ấy như sau:

Lót lòng:

Cháo trắng ăn với một món, trong vài món sau đây: ăn với cá kho chiên lại, hoặc thêm chút nước rồi kho cho sắt lại. Hoặc ăn với tôm khô chiên củ hành, hoặc cá lóc chà bông, củ cải ngâm nước mắm.

Cơm trưa:

Canh chua bạc hà. Cá nướng (cá sông hay cá biển). Ðồ lòng heo xào củ hành, với bún tàu (miến). Rau luộc (đọt dền hay đọt lang). Thịt kho nước dừa.

Cơm chiều:

Canh thịt nấu cải bẹ, thịt kho nước dừa (hồi trưa chừa lại), dưa cải hoặc dưa giá, cá sặc hoặc cá rô muối sương rồi chiên, cua xào dấm.

Ăn mãi như thế thì nhàm, có thể trở bữa. Thí dụ như sáng ăn cháo đậu với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nước cốt dừa. Hoặc cơm tấm với sườn heo nướng. Bữa trưa, ăn canh bầu nấu với cá trê vàng, thịt xào rau cần, cá lóc kho với dứa xắt mỏng, đầu trái dứa thì luộc, xắt mỏng ăn với cá kho, hoặc canh khoai mỡ, khoai từ. Hoặc canh chua nấu với trái dứa, mắm kho ăn với rau muống, ghém, rau sống và nhiều ớt, hoặc canh cá phèn, cá vược kho ngót. Buổi chiều cách thuỷ, mắm phải bầm trộn vào trứng vịt. Bắp chuối hột hoặc cà dĩa (cà trái ngắn và tròn) để sống ăn với mắm chưng, canh khổ qua hầm thịt.

Ngẫm lại, các món ăn được đề nghị trên đây, xưa hơn 60 năm vẫn còn định hình. Buổi ấy, món ăn khá tươm tất, pha chế công phu.

Ở thành thị hoặc thôn quê, người mẹ và con gái rảnh rang, không bận rộn làm thêm như bây giờ. Ngày xưa, mướn người phụ việc gia đình dễ dàng hơn ngày nay.

Ta thấy món mắm kho, nay được đề cao, trở thành lẩu mắm. “Lẫu” tức là “lô” nói theo giọng Quảng Ðông; mắm kho được đun sôi. Dễ hẫp dẫn và bảo đảm vệ sinh. Món canh chua cá kho xuất hiện. Ðã thấy món cơm tấm, bấy giờ, người dân bình thường vẫn có thể ăn gạo ngon (chưa có giống lúa công nghiệp năng suất cao thời dân số đông đúc ngày nay). Tấm của gạo ngon nấu khô, không nhão, quan trọng nhất vẫn là nước mắm ngon. Người Việt Nam ăn cơm bằng đũa, không dùng nĩa và dao, cơm đựng trong bát. Ðây là mô phỏng kiểu ăn của người Âu, dùng dĩa, muỗng, nĩa nhưng tuyệt đối ta không dùng dao. Phải chăng, heo, gà đã bị giết, cắt ra từng miếng, khi được ăn lại cắt lần thứ nhì, thứ ba là “bất nhân”. Ăn mà cầm dao thì gần như là vô phép đối với người bên cạnh.

Ngoài món ăn hàng ngày, người Nam bộ rất trân trọng món để dâng cúng ông bà, thần thánh. Món để cúng trên nguyên tắc, chỉ là bốn, giống như ở đồng bằng sông Hồng. Ngoài Bắc có giò, nem, ninh, mọc, trong Nam có món hầm (ninh), thường là giò heo hầm với măng tre mạnh tông, loại măng to, ít đắng, mạnh tông gợi ý nghĩa hiếu thảo qua truyện Mạnh Tông mắm giá khóc măng trong Nhị Thập Tứ Hiếu. Thêm món thịt ba chỉ luộc, xắt mỏng (thịt phay), món thịt kho với cá, với nước dừa. Và món xào, đại khái thịt heo xào cải, xào hẹ.

Thời xưa với thần thánh và tổ tiên không có lệ cúng món ăn tráng miệng như người Tây phương, vả lại, trái cây và bánh đã dâng lên bàn thờ trước khi dọn mâm cỗ. Không được cúng rượu Tây, phải là rượu đế cổ truyền, ông cha ta không biết rượu Tây. Gần như tuyệt đối không cúng những món thịt rừng, hoang dã. Mâm cỗ có dọn hàng chục món, nhưng chủ lực phải đủ 4 món.

Ngày nay, nhiều cửa hàng đặc sản mọc lên, gọi nôm na là quán nhậu. “Nhậu”, theo Tự vị của Huỳnh Tịnh Của in năm 1895 nghĩa là “uống”. Tự vị nói trên còn nêu ví dụ: nhậu nước, là uống nước. Trên nguyên tắc, mời bạn đi nhậu thì chỉ nhằm vào một món đặc sản là tri âm tri kỷ đều ưa thích. Nhậu thì uống rượu nhiều, nói năng lắm khi lung tung, vì vậy tổ chức nơi riêng biệt, thí dụ như ngoài vườn, không cho trẻ con lân la, e chúng nó nhiễm tật xấu. Mời bạn ra sau nhà, ngoài vườn để thưởng thức, ví dụ như thịt chuột rô-ti kiểu Tây, hoặc rùa, rắn, ếch.

Ăn lẫn lộn đôi ba món thì mất hương vị. Hoặc toàn là cua, tôm, chim trời, cá lóc nướng. Về phương diện này, nét hoang dã hiện rõ rệt ở phía Nam. Ðó là dấu ấn của thời nhà cửa chưa an cư, chưa rảnh rang để chăn nuôi gia súc, trồng rau cải. Bơi xuồng vào rừng, phá rừng, trọng tâm là dọn mảnh đất để làm ruộng nước. Bởi vậy, gặp đâu ăn đó, ăn cá nướng thay cơm; ăn rùa, ăn lươn, những thức ăn mà thiên nhiên ban bố cho, không phải nuôi. Thay cho rau cải, cứ bứt đọt cây, đọt cỏ, món gì chua chua, chát chát là cứ ăn, nào đọt cây bần, trái bần chín, đọt ổi, đọt xoài, rau dừa, bông súng, ngó sen, đọt vừng, đọt chiếc… Những món ăn hoang dã ấy gẫm lại khá ngon, nhiều hương vị không gì sánh kịp. Ðó là ký ức tập thể, lưu truyền đến thế hệ sau. Ở Sài Gòn, cái lẩu mắm với hơn 10 thứ rau rừng, vẫn hấp dẫn được người có ôtô, nhà lầu. Lại bày bò tùng xẻo, lẩu cá bóng kèo, trông thô sơ nhưng thịt gà, thịt vịt không sánh bằng. “Thú quê thuần hức bén mùi (Nguyễn Du). Thời xưa, bên Trung Hoa, vị quan to nọ chán chê danh lợi, bỗng dưng nhớ đến rau và cá của chốn quê nhà, bèn treo ấn từ quan.

(Theo Ðài Tiếng nói Việt Nam).

Cách làm Cá điêu hồng sốt cay

 Cá điêu hồng là loại cá nhiều thịt, thịt chắc ngọt rất ngon và dễ chế biến. Công thức làm cá điêu hồng sốt cay sau đây sẽ mang lại cho gia đình bạn một bữa cơm ngon miệng mà bổ dưỡng.

Nguyên Liệu:

– Cá điêu hồng: 1 con
– Nấm rơm, rau cải xoong, Cà rốt mỗi thứ một ít
– 2 muỗng cafe bột đao
– Giấm, đường, muối, nước mắm, ớt sừng vài quả, gia vị…

Cách Làm:

Chuẩn bị:
– Cá điêu hồng móc mang, cắt vây, bỏ ruột, rửa sạch, mướp với một ít muối trong 20 phút rồi rửa lại, để ráo.
– Nấm, rau nhặt rửa sạch, để ráo.
– Cà rốt, rửa sạch, cạo vỏ, tỉa hoa nếu thích đẹp. Ớt sừng để tỉa hoa trang trí.
– Hành tỏi băm nhỏ.
– Ớt bỏ hạt, băm nhỏ, chừa 1 quả để tỉa hoa.

Làm cá:  Đun sôi chảo dầu, chiên cá lửa nhỏ cho tới khi vàng đều 2 mặt.

Làm nước sốt: – Hành tỏi băm phi thơm, cho 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh nước, 1 muỗng cafe đường kính, 3 muỗng cafe giấm, 1 muỗng cafe ớt băm vào  chảo, nấu sôi cho tan đường. Sau đó cho nấm vào. Bột đao hòa tan với nước đổ vào hỗn hợp trong chảo, đun cho sôi lại rồi nêm tiêu vào là xong.

Trình bày: Xếp rau dưới đĩa, bày cà rốt tỉa xung quanh. Đặt cá đã chiên lên trên rau, nhét quả ớt tỉa hoa vào miệng cá cho đẹp.


Công thức: Bé Thúi (mav.vn , facebook Món ăn Việt Nam)

 

15 món quà vặt từ thế kỷ trước có thể khiến bạn xúc động (phần 1)

Tuổi thơ học đường với những túi quà màu sắc, nhỏ nhỏ xinh xinh là những ký ức không thể quên đối với nhiều thế hệ, nhất là thế hệ được lớn lên trước khi thời đại internet, xã hội ảo đã lan rộng. Nhiều người thuộc thế hệ 8x, đầu 9x sẽ xúc động nếu bắt gặp lại những hình ảnh, hương vị của một thời đã xa.

Không chỉ ngày xưa, mà bây giờ nhiều 8x, 9x vẫn còn mê mẩn khi nhớ lại hương vị của những hộp “bột giải khát” rất dễ thương này.

 

Túi ô mai màu đỏ, thường gọi là Ô mai cứt chuột, có vị thơm dịu, vừa mặn, những hạt nhỏ tí rất hấp dẫn đối với học trò. Còn hộp C trái tim này thơm và đẹp, cho nên ăn cũng ngon hơn hẳn các loại Vitamin C viên khác.

Thạch hồ lô, đôi khi mang hình các loại trái cây quen thuộc, có lẽ nhiều người còn nhớ.

Thời còn phổ biến ở các trường học, kẹo kéo có giá 200 đồng, rồi 500đ, 1000đ… Đến nay nó không còn phổ biến như trước nữa. Những xe kẹo kéo hiếm hoi được tìm thấy ở các…quán nhậu là nơi để người ta ôn lại hương vị rất ngon lành của tuổi học trò.

Mạch nha thì còn hiếm thấy hơn. Có lẽ vì bây giờ đời sống đầy đủ, trẻ em đã không còn “thiếu ngọt” như trước.

Sữa chua túi, hay là các loại sinh tố đóng bịch…Từng là một nguyên do gây…sâu răng của rất nhiều bạn. Nhưng bây giờ mà thấy lại, chắc hẳn ai cũng muốn gặm thủng 1 đầu rồi ngấu nghiến ăn…để ôn lại cái vị ngon hấp dẫn lạ kỳ ngày ấy.

Mì trẻ em là một biến tấu tưởng đâu là …tào lao  của mì gói, nhưng kỳ lạ là nó đã rất hấp dẫn đối với tuổi thơ. Có lẽ để làm được món mì này, nơi sản xuất cũng có tuyệt chiêu hòa trộn gói bột canh với mì vụn, sao cho ra một hương vị mặn ngọt êm ái, khó quên nhất.

Đây gọi là kẹo su con vẹt của Thái Lan, nguyên nhân gây đau răng của rất nhiều cô cậu học trò. Kẹo này rất phổ biến trước khi big Babol xuất hiện, nhưng nay thì gần như tuyệt tích. Nhiều bạn không nghiện kẹo này, nhưng vẫn cứ mua…để lấy cái hình vẽ ở trong miếng giấy lót kẹo.

Trẻ em bây giờ sẽ bất ngờ khi biết rằng những chiếc lá và miếng vỏ Quế lại là thứ quà vặt “cao cấp” của trẻ em ngày xưa. Một nguyên nhân dẫn đến…sứt đầu, mẻ trán vì trèo cây hái trộm và vì…giành nhau.

Big Babol nổi đình nổi đám đã hoán chỗ cho kẹo su con vẹt. Đặc điểm của Big babol là có vị thơm trái cây quyến rũ khó quên và miếng kẹo sau khi nhai vẫn còn to, dễ dàng thổi …Nhưng nay thì  có vẻ cũng rất khó tìm ra một thanh Big Babol như thế.

C vuông và cốm đầy màu sắc là những món được đưa từ quầy thuốc tây xuống với vỉa hè trường học. Và hương vị của chúng đã gây ấn tượng không kém bất cứ loại quà vặt chính thống nào khác.

Xí muội vỏ quýt cũng là một loại quà vặt dễ nhớ. Thiết kế của vỏ xí muội này khiến nó không thể lọt khỏi ánh mắt của các bạn học trò mê ăn vặt, dù có nằm ở trong hộc bàn hay trong cặp.

“Hồ lô”, “bòn bon”, “kem ống” là những từ được dùng cho loại kem đá này. Có bạn còn dùng nó để…đánh nhau, như kiểu côn nhị khúc nữa.

Còn đây là loại kẹo dẻo luôn có mặt trong cặp của học sinh thời 8x. Có người còn nói ngay được  tên của vỏ hộp nữa: Kim Yến.

Bảo Tố tổng hợp

Rã đông là công việc gần như hàng ngày của người làm bếp ở thành phố. 

Khi rã đông thực phẩm, phải để quá trình này diễn ra từ từ vì thực phẩm đông lạnh dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm.

Theo bác sĩ Nguyễn Phúc Hoàng, Viện Vệ sinh Y tế công cộng, Để chất lượng thực phẩm trong quá trình bảo quản được tươi tốt nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1. Nguyên liệu phải bảo đảm sạch sẽ, tươi tốt, nguyên vẹn, để tránh ô nhiễm vi sinh vật khi trữ lạnh.
2. Làm lạnh nhanh chóng, đối với thịt sau khi giết mổ phải để thịt giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 6-8 độ C trước khi đưa vào bảo quản lạnh, để tránh hiện tượng phân giải.
3. Thực phẩm tươi sống không để chung với thực phẩm đã nấu chín.
4. Trước khi đưa vào sử dụng phải giải đông từ từ.
5. Tùy theo loại thức ăn và mục đích sử dụng, người ta có quy định nhiệt độ, phương pháp bảo quản, thời gian dự trữ