10 THỰC PHẨM CHỊ EM NÊN ĐƯA VÀO THỰC ĐƠN HÀNG TUẦN

Nói đến những thực phẩm tốt cho phụ nữ, thì bên cạnh công dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe, còn phải thêm vào đó tác dụng giúp cơ thể thêm trẻ, đẹp.

Dưới đây là top 10 loại thức ăn tốt mà mỗi phụ nữ cần kết hợp trong chế độ ăn hàng tuần để đảm bảo cho dù mỗi năm thêm một tuổi thì họ vẫn giữ được sự khoẻ mạnh và vóc dáng mảnh mai.

1. Protein đậu nành: được tìm thấy có trong các sản phẩm như đậu hũ và sữa đậu nành cho đến bơ đậu nành và ngũ cốc. Protein đậu nành rất tốt cho tim (giúp giảm lượng cholesterol “xấu”) và giàu phytonutrients. Hãy dùng đủ 25gr protein đậu nành mỗi ngày.

2. Gạo nguyên chất: giàu chất xơ và do đó giúp phòng tránh các vấn đề ở hệ tiêu hoá. Hãy kết hợp dùng nhiều gạo nguyên chất trong chế độ ăn của bạn (gạo lứt, lúa mạch…).

3. Những thức ăn giàu folate như măng tây, cam, ngũ cốc và đậu. Folate rất quan trọng trong thai kỳ để đảm bảo cho sự phát triển thích hợp của ống thần kinh của thai nhi. Nó cũng rất quan trọng cho sức khoẻ của tim. Hãy đảm bảo 400 microgram (mcg) folate mỗi ngày.

4. Trái nam việt quất và nước ép nam việt quất. Các proanthocyanidin có trong trái nam việt quất giúp ngăn chặn vi khuẩn bám vào thành ruột, giúp tránh nhiễm trùng đường tiểu. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy trái nam việt quất có thể tăng cường sức khoẻ tim mạch.

5. Nước: tuy không phải là thức ăn nhưng nước có vai trò quan trọng trong tất cả quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nó cũng có ích cho hệ tiêu hoá, giúp giảm cân và cải thiện làn da. Uống 8-10 ly nước mỗi ngày, ăn nhiều thức ăn có nhiều nước như trái cây và một số loại rau củ cũng giúp thu nạp đủ lượng nước cần cho cơ thể.

6. Quả hạch giàu chất béo monounsaturated có thể giúp giảm giảm lượng cholesterol “xấu” và chất béo polyunsaturated có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Thêm vào đó, quả hạch còn là nguồn thức ăn giàu protein, canxi, phosphorus, kẽm, đồng, selenium, folate, vitamin E và vitamin A. Tuy nhiên chúng có nhiều calori, vì vậy hãy giới hạn chỉ ăn 28,3g mỗi ngày. Cụ thể: ăn 28 hạt đậu phộng, 14 quả óc chó và chỉ 7 hạt đậu Brazil.

7. Rau cải xanh rậm lá: như cải xoăn, rau diếp… Chúng cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như chất xơ. Hãy ăn 20-35gr mỗi ngày. Ăn ít nhất 3 phần rau cải mỗi ngày.

8. Trái cây giàu vitamin C: gồm cam quýt, dâu tây, tiêu đỏ và xanh, bông cải, cây bông cải xanh, rau bina, cà chua, khoai tây, ổi, rau mùi tây. Chúng là những chất chống oxy hoá, rất tốt cho sức khoẻ, giúp giảm nguy cơ bệnh tim vành. Hãy ăn 2-3 (hoặc nhiều hơn) phần trái cây mỗi ngày.

9. Thức ăn giàu chất sắt: do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng mà phụ nữ cần nhiều chất sắt hơn. Các thức ăn giàu sắt có đậu, thịt bò nạc, củ cải Thụy Sĩ, đậu hũ và mơ khô. Phụ nữ cần 12-15 milligram sắt mỗi ngày so với chỉ 10-12 milligram ở nam giới.

10. Thức ăn giàu canxi: canxi giúp xương chắc khoẻ và ngừa loãng xương. Lựa chọn tốt nhất là các sản phẩm ít béo, rau cải xanh đậm lá rộng (cải xoăn, cây bông cải xanh…), các sản phẩm đậu nành củng cố canxi và đậu hũ, nước ép trái cây củng cố canxi và gạo củng cố canxi. Hãy theo dõi danh sách bên dưới để lựa chọn lượng canxi cần cho cơ thể bạn mỗi ngày:

  • 4-8 tuổi: 800 milligram
  • 9- 13 tuổi: 1.300 milligram
  • 14- 18 tuổi: 1300 milligram
  • 19- 50 tuổi: 1.000 milligram
  • 51- trên 70 tuổi: 1200 milligram

T.VY (lược dịch) – Theo Tuổi Trẻ.

5 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN CÙNG THỊT BÒ

Thịt bò là loại thực phẩm ngon miệng, bổ dưỡng và dễ chế biến. Tuy vậy để đảm bảo sự ngon, bổ và hạn chế những tác hại không đáng có, cần lưu ý tránh những sự kết hợp sau đây:

Thịt lợn

Sở dĩ không thể kết hợp 3 loại thịt này khi nấu chung với nhua bởi vì thịt bò có tính ôn, kích thích chuyển hóa, ôn trung ích khí thích hợp với những người có cơ địa yếu, suy giảm khả năng chuyển hóa. Còn thịt lơn có tính hàn, thích hợp với người có cơ địa nóng, khả năng chuyển hóa cao, táo bón, bị mụn nhọt.

Nên khi kết hợp hai thực phẩm này với nhau, chúng trung hòa và làm giảm tác dụng của từng loại thịt. Vì vậy, trong nấu nướng, bạn không nên nấu chung 2 loại này. Và trogn bữa ăn cũng không nên có 2 loại thịt này cùng lúc trên bàn ăn, để phát huy tốt nhất công dụng của từng loại.

Đậu nành

Trong thị bò và đậu nành đều có nhiều acid uric. Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên trong ăn uống, cần tuyệt đối tránh ăn uống 2 thực phẩm này cùng lúc bởi nó có thể gây ra các cơn đau khớp. Nguyên nhân là do khi kết hợp 2 thực phẩm này nó sẽ tạo ra sự cộng hưởng để tăng cường chất acid uric khiến cho những người bị bệnh thận và gout tình trạng them trầm trọng.

Hải sản

Ăn cùng hải sản với thịt bò có thể làm giảm tốc độ hấp thụ calci. Thịt bò có rất nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương, giúp xương chắc khỏe. Trong khi hải sản rất giàu calci và magie, hai chất này này cũng rất tốt cho xương.

Mặc dù cả 2 thực phẩm này đều tốt cho sức khỏe của xương nhưng việc kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau thì không tốt chút nào. Bời các chất calci và magie có trong thủy sản sẽ kết hợp với phosphor trong thịt bò tạo ra sự kết tủa. sự kết tủa này làm giảm sự hấp thu của phosphore và calci.

Và như thế tức là cơ thể bạn chẳng thể hấp thu đươc chất dinh dưỡng nào khi bạn ăn cùng lúc 2 thực phẩm này. Vì thế, hãy tác riêng 2 thực phẩm này khi nấu nướng để có thể có thể nhận được dinh dưỡng tối đa của cả hải sản và thịt bò.

Đậu đen

Ăn đậu đen ngay sau khi vừa ăn thị bò khiến cơ thể không thể hấp thu chất sắt có trong thịt bò.

Bởi vậy bạn không nên ăn đậu đen trước khi ăn thịt bò 2 tiếng. tối thiểu, bạn phải ăn 2 món đồ này cách nhau 4 tiếng để không làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt có trong thịt bò cũng như chất xơ có trong đậu đen.

Nước chè

Nhiều người có thói quen vừa ăn xong đã uống nay một cốc nước chè. Tuy nhiên thói quên này thực sự không tốt, nhất là khi bạn vừa dung xong món thịt bò. Bời chất protein trong thịt khi tác dụng với chất axit tanic trong nước chè sẽ làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột. Khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị táo bón.

Tốt nhất, bạn không nên uống nước chè sau khi ăn thịt bò ít nhất là 2 tiếng.

                                                                               www.suckhoedoisong.vn

THỰC PHẨM NÊN KIÊNG KHI BỊ ỐM

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, ngoài việc nghỉ ngơi và uống thuốc, thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Sau đây là danh sách những loại thực phẩm bạn nên hạn chế trong thời kì bị bệnh, nếu không muốn kéo dài thêm các chứng đau nhức, ho, sổ mũi đầy khó chịu.

Đường

Đường khiến cho hệ miễn dịch bị ức chế, ngăn chặn khả năng chống chọi bệnh tật của mỗi người. Những thực phẩm có đường có thể làm bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, gây nặng bệnh thêm.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa không phải phù hợp cho tất cả mọi người. Nhiều người bị đờm hoặc đau bụng khi uống sữa, những người này nên hạn chế sử dụng sữa để tránh những tác dụng khó chịu, nhất là khi bị ốm, ho, có đờm, tiêu chảy.

Chất béo


Chất béo đặc biệt mang nhiều tác hại cho cơ thể khi bạn bị bệnh. Chất béo thuộc loại khó tiêu, dễ gây đau bụng và mệt mỏi, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm. Cho nên khi bị bệnh, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm béo như đồ chiên, thức ăn nhanh…Thức ăn có tính axít

Thức ăn có tính acid như thịt, trứng, sữa, rượu, nước ngọt… không chỉ làm giảm hiệu năng phục hồi cho cơ thể mà còn gây ra tình trạng viêm nhiễm cũng như mang đến thêm nhiều triệu chứng bệnh khác cho bạn.

Rượu

Trong rượu có nhiều carbonhydrate có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Rượu còn làm ảnh hưởng đến chức năng gan, giảm hiệu quả phục hồi cho cơ thể.

Nước ngọt, nước ép, cafe đóng chai có đường

Những loại đồ uống hấp dẫn này tuy nhiên lại mang một hàm lượng đường rất cao, có hại cho cơ thể khi bạn cần phục hồi. Khi bị bệnh, tốt nhất là chỉ nên bổ sung vitamin cho cơ thể qua trái cây và nước ép tự làm tại nhà với rất ít đường, đặc biệt nên tránh xa nước ngọt và cafe. Trong nước ngọt có chứa nhiều sirup bắp làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Còn cà phê chứa nhiều đường, sữa và calorie cũng có tác dụng ngược trong việc hồi phục cơ thể.

10 TÁC DỤNG SẼ KHIẾN BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA ĐẬU BẮP

Đậu bắp là loại rau khá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Với nhiều người, đây là loại rau ban đầu lạ miệng nhưng dễ gây nghiện bởi kết cấu đặc biệt của nó (ngoài dòn, trong dẻo), bên cạnh đó, đậu bắp còn được coi là loại thuốc bổ với nhiều tác dụng bất ngờ.

 Hàm lượng chất xơ phong phú, cũng như cung cấp dồi dào folate, pyridoxine, thiamin, Vitamin C, A, K, đồng, canxi, kali, sắt, magiê, mangan, kẽm, phốt pho… đậu bắp được xem là một trong những thực phẩm ngon-bổ-rẻ của các bà nội trợ. Ở Việt Nam, đậu bắp được trồng ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở các tỉnh phía Nam và được chế biến thành nhiều món như: từ ăn sống đến luộc, xào, nướng, tẩm bột chiên, nấu canh chua…

1. Giúp giảm cân

Chứa ít calorie nhưng giàu hàm lượng chất xơ, đậu bắp là thực phẩm lý tưởng để giảm cân. Hàm lượng chất xơ phong phú sẽ giúp bạn cảm thấy no trong một thời gian.

2. Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Eugenol – một loại chất xơ có trong đậu bắp có công dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường từ máu, giúp cân bằng lượng đường sau mỗi bữa ăn.

3. Chữa bệnh hen suyễn

Đậu bắp được xem là một trong những thực phẩm tốt để trị bệnh hen suyễn. Vì thế mà các bác sĩ thường khuyên các bệnh nhân tiêu thụ đậu bắp hàng ngày để hạn chế những cơn suyễn.

4. Tốt cho tim mạch

Chất xơ hòa tan pectin được tìm thấy trong đậu bắp góp phần hiệu quả trong việc giảm cholesterol xấu, cũng như ngăn ngừa xơ vữa động mạch thường gặp ở những người cao tuổi.

5. Chống dị tật thai nhi 

Đậu bắp rất giàu axit folic, vì thế bổ sung đậu bắp trong khẩu phần ăn hằng ngày là cách tốt để giúp các thai phụ giải quyết vấn đề cung cấp lượng axit folic – dưỡng chất có lợi cho tử cung, giảm sẩy thai, dị tật thai nhi và tốt cho sức khỏe của bé.

Mặt khác, trong quá trình mang thai cũng như sau sinh, nhiều phụ nữ thường gặp phải tình trạng rụng tóc, da nổi mụn, kém mịn màng… nếu đưa món đậu bắp vào khẩu phần dinh dưỡng sẽ giúp đẩy lùi chứng này.

6. Cải thiện khả năng miễn dịch

Vitamin C được xem là yếu tố cần thiết để cải thiện khả năng miễn dịch vì vậy nếu bạn vừa ốm khỏi và khả năng miễn dịch của bạn đang “xuống cấp”, một lời khuyên là hãy bổ sung đậu bắp (giàu vitamin C) để phục hồi nhanh chóng.

7. Phòng chống ung thư ruột kết

Đậu bắp có nhiều chất xơ và đó là lý do nó trở nên hữu ích để ngăn chặn ung thư ruột kết bằng cách xoa dịu hệ thống tiêu hóa và giúp nó hoạt động trơn tru.

8. Cải thiện thị lực

Vitamin A được xem là chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong việc cải thiện thị lực. Đậu bắp là một nguồn giàu vitamin A và beta carotene, do đó nó sẽ giúp bạn trong việc duy trì sức khỏe đôi mắt.

9. Tốt cho người bị thiếu máu

Sắt, folate và vitamin K trong đậu bắp thật sự hữu ích trong điều trị bệnh thiếu máu.

10. Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề đường ruột nào thì việc ăn đậu bắp hàng ngày sẽ giải quyết được điều đó. Chất pectin tìm thấy trong đậu bắp, giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường ruột. Đặc biệt, chất nhầy trong loại quả này còn có tác dụng bôi trơn hệ thống ruột, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.

Huyền Châu – Phụ nữ online (Theo WhatThaFact.com)

NHỮNG TÁC DỤNG HAY CỦA GIẤM ÍT AI BIẾT

– Giấm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp. Không chỉ là một gia vị tuyệt vời, giấm còn có những công dụng khác đối với sức khỏe và làm đẹp.

Bụng đói uống một thìa giấm – thông tiện

Nếu bị mụn nhọt hoặc nám, tàn nhang nhiều thì cũng thường bị táo bón ở các mức độ khác nhau. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, trong giấm để lâu ngày hàm chứa phong phú axit amin, một số loại chất xúc tác và nhiều loại axit béo không bão hòa, có thể thúc đẩy đường ruột nhu động, duy trì cân bằng môi trường sinh thái của vi khuẩn trong đường ruột, giữ cho đại tiện được thông suốt.

Nếu bị táo bón quá nặng chúng ta có thể uống một thìa giấm khi bụng đang đói vào mỗi sáng thức dậy, sau đó uống một cốc nước sôi để nguội, uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả thông tiện rất tốt.

Trước khi ngủ uồng 15ml – giảm béo

Giảm béo là một đề tài muôn thuở của phụ nữ, trong giấm hàm chứa 20 loại axit amin và 16 loại axit hữu cơ, có thể thúc đẩy chất đường bài tiết, giảm thấp cholesterol.

Axit amin hàm chứa trong giấm ăn thường ngày của chúng ta không những có thể làm tiêu hao chất béo trong cơ thể mà còn có thể thúc đẩy chất đường, protein trao đổi thuận lợi, đạt được hiệu quả giảm béo.

Vì vậy, phụ nữ muốn giảm cân hãy thử uống 10-15ml giấm gạo vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

Lấy giấm trắng mátxa – chống lão hóa

Đông Y cho rằng, giấm có tác dụng đẩy đi những cái tích tụ và sản sinh ra cái mới, có tác dụng hỗ trợ nhất định đối với cải thiện tuần hoàn máu cho da, thúc đẩy da trao đổi chất cũ mới. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, giấm có tác dụng hỗ trợ chống ôxy hóa, chống lão hóa, đẩy lùi nếp nhăn.

Buổi tối sau khi rửa mặt, lấy 1 thìa giấm, 3 thìa nước hòa trộn vào nhau, lấy miếng bông gạc nhúng vào nhẹ nhàng chấm lên chỗ có nếp nhăn và dùng ngón tay trỏ nhẹ nhàng mát-xa từ 3-5 phút sau đó lấy nước ấm rửa sạch mặt. Kiên trì làm như thế trong thời gian dài có thể giúp tiêu trừ các nếp nhăn nhỏ ở trên mặt.

Tay là khuôn mặt thứ 2 của phụ nữ, bảo vệ và giữ gìn để có được đôi tay đẹp cũng là một việc không được xem nhẹ. Sau khi rửa tay, dùng giấm trắng và nước pha theo tỉ lệ 3:1, sau đó bôi lên trên tay, để như thế khoảng 5 phút và dùng nước lạnh rửa sạch. Kiên trì thì sẽ có trắng mịn, mềm mại.

Ngâm chân trong giấm ấm – cải thiện giấc ngủ

Đông y cho rằng giấm có thể hoạt huyết tản tụ, dùng giấm ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, giải trừ mệt mỏi, giúp chúng ta ngủ ngon.

Vì vậy, những người hay bị mất ngủ thì hãy thử lấy 2.500ml nước nóng khoảng 40oC và 150ml giấm gạo hòa chung và ngâm chân.

Khi đi tắm chúng ta cũng có thể cho một lượng giấm thích hợp vào bồn tắm sẽ giúp tẩy trừ mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.

Phòng bệnh phụ khoa

Giấm trắng có tác dụng diệt khuẩn, có hiệu quả trị liệu viêm âm đạo và ngứa ngoài âm đạo rất tốt. Mỗi lần dùng khoảng 1.000ml nước ấm thêm vào khoảng 10-15ml giấm trắng, sau đó dùng nước này vệ sinh bên ngoài âm đạo và tẩy rửa bồn tắm.

So sánh với các phụ nữ dùng nước vệ sinh hàng ngày khác thì dùng giấm trắng rửa bên ngoài xong, bên ngoài âm đạo trở nên trơn bóng, thoải mái, không cảm giác khô rát và không có mùi lạ, đặc biệt có hiệu quả hơn với phụ nữ trung niên và người già.

Chú ý: Không nên uống giấm với số lượng lớn, đặc biệt là người mắc bệnh loét dạ dày, axit vị toan bài tiết quá nhiều. Ngoài ra, người có da nhạy cảm cũng cẩn thận khi sử dụng.

ND – baodatviet.vn (Tổng hợp)

ĂN GÌ ĐỂ TĂNG TUỔI THỌ?

Chúng ta đều biết, sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng.

Bí quyết để sống thọ không phải ẩn chứa ở một loại thuốc hay một thí nghiệm khoa học nào đó, mà đơn giản chỉ là duy trì một lối sống lành mạnh từ trong ra ngoài. Dưới đây là những thực phẩm có thể giúp bạn sống đến 100 tuổi!

Măng tây:

Măng tây là loại rau dễ ăn và hữu ích. Với hàm lượng kẽm và vitamin B12 cao, măng tây hỗ trợ dưỡng chất cho các tế bào trong cơ thể.

Đậu:

Đậu và những cây họ đậu là thực phẩm chứa nhiều protein thực vật giàu dinh dưỡng. Với hàm lượng chất béo thấp nhưng dồi dào chất xơ, đậu giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu mới đây ở Úc cho thấy người thường ăn đậu có thể sống lâu hơn những người khác.

Quả mọng:

Quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh trong đó có bệnh ung thư.

Sôcôla đen:

Sôcôla đen là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà bạn có thể dễ dàng thưởng thức. Vài miếng sôcôla (loại chứa khoảng 60% hàm lượng cacao) mỗi ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ đau tim.

Tỏi:

Mặc dù có vị cay và mùi hương nồng, nhưng tỏi chứa chất allicin giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Trà xanh:

Chất chống oxy hóa trong trà xanh từ lâu được biết đến như dược liệu ngăn ngừa một số bệnh ung thư và có thể giảm những tác hại do tia cực tím gây ra đối với da.

Nấm:

Nấm là một siêu thực phẩm với hàm lượng calo thấp, nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, selen, vitamin D, giúp kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Quả hạch:

Quả hạch và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí… là những thực phẩm chứa axit béo omega-3 tốt cho cơ thể, giúp cân bằng hàm lượng cholesterol.

Rượu:

Uống rượu với một lượng vừa đủ có thể giúp tăng cường tuổi thọ vì một hàm lượng nhỏ cồn có thể giúp ngừa các bệnh về tim mạch.

Cá hồi:

Tất cả các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá ngừ đều rất giàu axit béo, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Khoai lang:

Người dân ở thành phố Okinawa của Nhật Bản, nổi tiếng có tuổi thọ cao, thường ăn khoai lang mỗi ngày. Ngoài hàm lượng chất xơ và beta-carotene cao, khoai lang còn chứa hormon chống lão hóa DHEA.

(Theo Thedailymeal/ PNO)

NGƯỜI ĂN NHIỀU HÀNH TỎI: ÍT BỊ UNG THƯ

Hành tỏi từ lâu đã được coi là vị thuốc quý đối với sức khỏe. Một số nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng những người có  thói quen ăn hành tỏi sẽ tránh được nguy cơ mắc một số ung thư phổ biến.

Tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng ở những người cao tuổi có thói quen ăn hành thường xuyên thấp hơn nhiều so với mức trung bình của xã hội, Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Italy) khẳng định.

Một số nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết luận tương tự, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi. Họ cho rằng đối tượng tham gia nghiên cứu là người Trung Quốc nên không thể chắc chắn rằng hành, tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở người phương Tây. Với phát hiện này, có thể khẳng định rằng người phương Tây cũng được hưởng lợi từ tác dụng chống ung thư của hành, tỏi.

Theo tiến sĩ Carlotta Galeone, trưởng nhóm nghiên cứu, thì chưa thể khẳng định rằng hành, tỏi trực tiếp ngăn chặn ung thư. Ông cho rằng có thể những người thích hành, tỏi theo đuổi chế độ ăn nhiều rau quả và chính điều đó giúp họ giảm được nguy cơ mắc ung thư.

Mặc khác, những nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với tế bào ung thư cho thấy, các hợp chất có trong hành, tỏi có thể kìm hãm sự phát triển của các khối u. Chẳng hạn, những hợp chất của sulfur trong tỏi và flavonoid, tác nhân chống ôxy hóa trong hành, là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư.

Phát hiện của Galeone và các cộng sự là kết quả phân tích 8 công trình nghiên cứu về tác dụng của tỏi, hành được tiến hành ở Italy và Thụy Sỹ. Các công trình này so sánh mức độ dùng tỏi trong khẩu phần giữa những người khỏe mạnh cao tuổi với những người mắc ít nhất một dạng ung thư. Các nhà nghiên cứu đã hỏi những người tham gia về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thói quen khác của họ.

Đối với ung thư thực quản, nhóm của Galeone phát hiện ra rằng phụ nữ và nam giới ăn hành 7 lần trở lên trong tuần giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh so với những người không ưa rau. Tương tự, những người ăn tỏi ít nhất 7 lần trong tuần có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn những người không bao giờ dùng tỏi trong khẩu phần khoảng 25%. Những người thích tỏi và hành cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng, miệng, thận và tử cung thấp hơn.

Theo Galeone, với những gì đã biết về các đặc tính sinh hóa của các hợp chất có trong hành và tỏi, sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn thêm hai thứ rau này vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cách khôn ngoan nhất là trộn chúng với nhiều loại rau khác.

Một số nghiên cứu trước đây khẳng định rằng tỏi và cà chua có tác dụng chống ung thư, Galeone cho biết. Ông nhấn mạnh rằng, nói chung, các chuyên gia đều khuyên mọi người ăn nhiều loại rau quả khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Việt Linh – VNexpress.net (theo Reuters)

10 loại mứt Tết bổ dưỡng, chữa được bệnh

Tết đến không nhà nào là không có một hộp mứt đủ loại. Bên cạnh việc làm thức ăn chơi, những món mứt này còn có thể là vị thuốc hiệu quả nếu sử dụng đúng cách.

Mứt là món ăn truyền thống của nhân dân ta, nhất là trong dịp Tết. Có bao nhiêu loại hoa củ quả thì có bấy nhiêu loại mứt. Mứt không chỉ là món ăn ngon bổ, biết sử dụng còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Sau đây xin giới thiệu 10 món mứt không chỉ bổ dưỡng còn giàu dược tính phòng trị bệnh.

Mứt gừng: Vị ngọt cay tính ấm. Tác dụng tán hàn giải biểu, ôn trung, lợi thuỷ, tiêu đàm. Mứt gừng ăn rất tốt với những người tỳ vị hư hàn, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, cảm ho đàm nghẹt mũi sổ mũi, phong thấp nhức mỏi. Tuy nhiên, hạn chế với người nóng nhiệt, phụ nữ có thai.

Mứt cà rốt: Vị ngọt tính bình. Tác dụng bổ khí, huyết, ích can thận. Chữa trị chứng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy kiết lỵ, phổi yếu ho hen, thấp khớp nhức mỏi, các bệnh về mắt.

Mứt tắc (quất): Vị ngọt cay tính ấm. Tác dụng kiện tỳ vị, hoá đàm, thông phế, giảm ho, ăn rất thích hợp người đang bị ho đàm, đầy bụng, buồn nôn.

Mứt hồng: Vị ngọt chát, tính bình. Tác dụng bổ tỳ thận, nhuận phế, tiêu đờm, ăn rất tốt với những người bị khô miệng, khát nước, đau họng, nhức đầu chóng mặt, ho đàm, thận yếu, tiểu nhiều, tiêu hoá kém, buồn nôn.

Mứt sen: Vị ngọt, tính bình. Tác dụng bổi tâm tỳ, ích thận, dễ ngủ. Chữa trị tỳ vị hư ăn ngủ kém, nhất là trẻ em tiêu hoá kém tiêu chảy, nam giới bị di mộng tinh.

Mứt me: Vị ngọt chua, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát gan, lợi mật, giải khát. Chữa trị chứng táo bón, tiểu buốt tiểu gắt, phụ nữ có thai nôn oẹ. Me rất giàu vitamin C, ăn rất tốt người nóng nhiệt.

Mứt dừa: Vị ngọt bùi, bổ béo, tính bình, dừa có chứa nhiều enzym, ăn có lợi cho tiêu hóa. Chữa trị viêm loét dạ dầy, ruột, tuy nhiên hạn chế với người có nguy cơ bị bệnh tim mạch huyết áp cao, người mập phì.

Mứt khoai lang: Vị ngọt tính bình. Tác dụng bổ tỳ, ích thận, nhuận tràng, tiêu viêm, lợi gan mật, sáng mắt… ăn rất thích hợp cho người táo bón, trĩ, tiêu khát, trẻ em cam tích và người táo bón, loãng xương…

Mứt cà chua: Vị ngọt, hơi chua tính mát. Tác dụng dưỡng âm, mát huyết, thanh nhiệt. Chữa trị nóng nhiệt, miệng khô khát, hoa mắt chóng mặt, táo bón, huyết áp cao. Tuy nhiên, tỳ vị hàn hoặc người đang bị tiêu chảy không nên dùng.

Mứt bí: Vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh phế mát vị, sinh tân, hoá đàm, lợi đại tiểu tiện. Chữa trị nóng ruột, phiền khát, ho viêm họng, táo bón, mụn nhọt, rôm sẩy, khô sần da, huyết áp cao.

Theo Kienthuc

ĂN DƯA MUỐI XỔI GÂY NGUY CƠ UNG THƯ

 Muối chua là cách chế biến thực phẩm truyền thống phổ biến ở khắp Việt Nam. Món dưa muối do đó trở nên quen thuộc trong các bữa cơm gia đình. Tuy vậy, bên cạnh sự ngon miệng và bổ dưỡng, thì dưa muối còn tiềm ẩn những nguy cơ độc hại khi ăn không đúng cách.

Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Dưa muối xổi, do thời gian quá ngắn và môi trường muối dưa không đủ độ axit nên không thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Dưa muối xổi, còn gọi là dưa góp, thường làm ăn ngay trong ngày, sử dụng một lượng đường, muối vừa phải pha với nước và có thể kết hợp với một ít dấm thanh hoặc nước cốt chanh để tạo chua. Khi làm dưa chua, nguyên liệu thường thái thật mỏng để ngấm đều gia vị trong thời gian ngắn.

Nên hạn chế sử dụng dưa muối xổi vì nó có thể gây hại.

Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thường gặp, ăn nhiều dưa chua, cà muối xổi còn có nguy cơ dễ mắc ung thư. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, các loại rau dùng để muối dưa hiện được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể. Khi muối dưa nitrat trong rau sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit. Hàm lượng nitrit đặc biệt tăng cao trong mấy ngày đầu rồi giảm đi và mất hẳn khi dưa đã chua vàng.

mav069Dưa muối xổi tuy hấp dẫn và ngon miệng, nhưng không tốt cho sức khỏe.

Như vậy trong dưa muối xổi chứa nhiều nitrit, khi chúng ta ăn vào cơ thể, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá…để tạo thành hợp chất nitrosamin là một chất có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Như vậy, nếu chúng ta ăn nhiều dưa muối xổi, ngoài các bệnh đường tiêu hóa thường gặp còn vô tình đưa mình đến khả năng dễ mắc ung thư.

Cách ăn dưa muối an toàn

Dưa muối ngon phải có màu vàng, giòn, có mùi thơm và độ chua của dưa. Không nên ăn dưa có màu thâm, xỉn hay đã có mùi lạ. Do vậy, tốt nhất bạn nên tự mua rau củ sạch về muối tại nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

2013-04-25.01.36.52-c5Dưa muối kỹ an toàn và có lợi cho sức khỏe

Trước khi muối dưa, bạn nên rửa rau củ và dụng cụ để muối thật sạch. Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, tránh ăn các loại dưa muối xổi, hoặc những loại dưa muối chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay. Tuyệt đối không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen, váng mốc.

Và lưu ý, không nên ăn quá nhiều dưa kể cả với dưa muối đảm bảo vệ sinh cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên, không ăn khi bụng đói… Người có bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, viêm loét dạ dày không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hoá cao, có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe.

Phạm Minh (VNmedia)

Người bị bệnh dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Đau dạ dày là chứng bệnh thường gặp, khi bị bệnh này, ngoài việc dùng thuốc cho đúng cách, thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát. Những năm gần đây do tiến bộ trong y khoa bệnh đã được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng quyết định kết quả điều trị và giúp bệnh không bị tái phát.

Gánh nặng của niêm mạc dạ dày: Bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị trợt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí viêm hoặc loét khác nhau mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng… Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân bị viêm loét mạn tính. Người bệnh phải chung sống với cảm giác đau khi công việc căng thẳng, lo lắng buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc không được nghỉ ngơi. Hơn nữa, thói quen của người bệnh là uống kháng sinh, khi thấy đỡ lại dừng, nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là dạ dày hoàn toàn bình phục. Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể lại kích ứng tái phát viêm bất cứ lúc nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh hay tái phát.

​Người bệnh dạ dày cần tránh ăn các thực phẩm ngâm muối.

Quy tắc ăn uống trong bệnh dạ dày

Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sĩ. Vậy rốt cuộc nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.

Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng   đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày.

Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Cuối cùng là chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

BS.Trần Quang Nhật

Nguồn: Sức khỏe đời sống

 

Những người không nên ăn bánh chưng – bánh tét

Bánh chưng vốn là món ăn truyền thống của người Việt trong ngày Tết cổ truyền. Tuy nhiên, một số người được khuyên là hạn chế hoặc thậm chí tuyệt đối tránh ăn bánh chưng, để tránh làm xấu đi tình trạng sức khỏe.

Người bị bệnh thận

Bánh chưng là loại bánh rất giàu năng lượng. Loại bánh này có nhiều chất béo, ít có lợi cho sức khỏe, nhất là ở bệnh nhân suy thận mạn đã có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có tăng mỡ máu.

Những người thừa cân chỉ nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Ảnh minh họa.

Người bị cao huyết áp

Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bị bệnh cao huyết áp. Bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì bánh cũng có nhân bằng thịt mỡ, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị, nên không thích hợp cho nhóm người cao huyết áp.

Người bị béo phì, thừa cân

Những người thừa cân chỉ nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán vì bánh chưng rán nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân.

Người bị bệnh tim

Ngày Tết thật khó lòng mà từ chối được những miếng bánh chưng thơm phưng phức. Tuy nhiên, ẩn chứa trong đó là cả một nguồn năng lượng dồi dào (trên 200kcal/100g) cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Người bị mụn nhọt

Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt

Một số lưu ý nhỏ

Khi ăn bánh chưng, tốt nhất ăn cùng rau, quả. Những người mắc bệnh mãn tính nên có phần kiêng kỵ khi ăn bánh chưng, ví dụ như bệnh tiểu đường không nên ăn bánh chưng ngọt, người bị chứng nhiễm mỡ máu không nên ăn bánh chưng mặn, người chức năng tỳ vị không tốt không nên ăn bánh chưng nguội.

Theo Huyền Na (Đời sống & Pháp luật)
Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-banh-chung-a81440.html

9 THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO THẬN

Thận là cơ quan giữ chức năng rất quan trọng trong cơ thể. Bảo vệ thận cũng là bảo vệ sức khỏe, thể lực của bạn. Sau đây là những món ăn có tác dụng tốt đối với thận. 

Hầu hết các thực phẩm tốt cho thận đều là những thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể đẩy lùi gốc tự do, sản xuất năng lượng… trong cơ thể. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định, có thể gây tổn hại cho protein, gen và màng tế bào, dẫn đến góp phần tăng quá trình lão hóa và nhiều bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và bệnh Alzheimer.

Để thận thực hiện tốt chức năng của nó, chế độ ăn uống của bạn cần được bổ sung đủ vitamin, yếu tố vi lượng, ăn các loại thức ăn có nhiều sắt B12, B6, C, A, E và chứa ít kali vì lượng kali nếu vào cơ thể quá nhiều có thể khiến cho thận không lọc được hết, dẫn đến ứ đọng lại trong cơ thể, ảnh hưởng cho tim và khả năng hoạt động của thận. Dưới đây là 15 loại thực phẩm rất tốt cho thận của bạn mà bạn có thể bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn uống của mình. Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho những người bị bệnh thận mãn tính hoặc đang chạy thận.

1. Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là một lựa chọn tốt cho những người quan tâm về sức khỏe của thận, bởi vì nó có ít kali. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin A, C, B6, axit folic và chất xơ… giúp tăng cường chức năng của thận. Chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa lycopene, giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư.

2. Bắp cải

Bắp cải là một loại rau họ cải chứa đầy các hợp chất hóa học có tác dụng phá vỡ các gốc tự do, chống lại bệnh ung thư và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Bắp cải còn là một loại thực phẩm tuyệt vời cho kế hoạch ăn uống của bạn, bởi vì nó cũng giàu vitamin K và C, chất xơ và một nguồn cung cấp vitamin B6 và axit folic, nhưng lại chứa ít kali nên đặc biệt tốt cho thận.

3. Súp lơ

Loại rau họ cải này mang lại rất nhiều vitamin C, folate và chất xơ… giúp trung hòa các chất độc hại trong gan, thận.

Súp lơ có thể được ăn sống với nhúng hoặc trong món salad. Hấp hoặc luộc, nó có thể được tẩm gia vị và trở thành một món ăn tuyệt vời. Bạn có thể ăn món súp lơ nghiền để làm sạch cơ thể và lọc các tạp chất trong máu.

4. Tỏi

Tỏi tốt cho việc giảm viêm và giảm cholesterol. Nó cũng có chất chống oxy hóa và chống đông máu nên cũng được coi là tốt cho thận của bạn. Tỏi sau khi được chế biến sẽ không ảnh hưởng đến tính chống oxy hóa của nó, nhưng sẽ làm cho khả năng giảm chống đông máu và chống viêm bị giảm đi.

5. Hành tây

Không chỉ chứa hàm lượng kali thấp, hành tây có đầy đủ các chất flavonoid, đặc biệt là quercetin. Flavonoid là những hóa chất tự nhiên ngăn chặn các chất béo trong mạch máu. Quercetin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ mà được cho là có thể giúp giảm bệnh tim và bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại ung thư. Nó cũng có đặc tính kháng viêm nên sẽ giúp thận làm việc hiệu quả hơn.

Hành tây cũng chứa crom, một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa của chất béo, protein và carbohydrate nên sẽ giảm gánh nặng cho thận.

6. Quả việt quất

Quả việt quất “thân thiện” với thận vì nó chứa các hợp chất chống oxy hóa gọi là anthocyanidins, vitamin C, chất xơ… có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu, bởi vì nó làm cho nước tiểu có tính axit hơn và giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào bên trong của bàng quang. Quả việt quất cũng đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa ung thư và bệnh tim.

7. Quả mâm xôi

Quả mâm xôi chứa một hợp chất gọi là axit ellagic, giúp trung hòa các gốc tự do. Màu đỏ của berry đến từ chất chống oxy hóa gọi là anthocyanin, cũng có tác dụng tăng cường khả năng hoạt động, thải lọc của gan, thận, cản trở sự tăng trưởng và hình thành các khối u. Quả mâm xôi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C, mangan, folate, một loại vitamin B… nên tốt cho sức khỏe nói chung.

8. Cá

Một nguồn chất lượng cao của protein là cá. Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên bạn nên bổ sung cá trong các bữa ăn hai hoặc ba lần một tuần. Không những là một nguồn tuyệt vời của protein, cá có chứa chất béo có khả năng chống viêm được gọi là omega-3. Những chất béo lành mạnh giúp phòng ngừa các bệnh như ung thư và bệnh tim. Chúng cũng giúp giảm LDL (cholesterol xấu) và tăng HDL (cholesterol tốt) và bảo vệ các cơ quan nội tạng, trong đó có cả thận.

Các loại cá có nhiều nhất omega-3 là cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…

9. Nho đỏ

Màu sắc trong nho đỏ là nhờ chất flavonoid. Hợp chất này tốt cho trái tim của bạn, bởi vì nó ngăn chặn quá trình oxy hóa và làm giảm nguy cơ cục máu đông. Một chất chống oxy hóa khác có trong nho là resveratrol có thể thúc đẩy sản xuất oxit nitric, làm tăng cơ bắp thư giãn trong các mạch máu để máu lưu thông tốt hơn. Flavonoids cũng giúp bảo vệ bạn khỏi ung thư và ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm ở những cơ quan làm nhiệm vụ thải lọc trong cơ thể như gan và thận.

Theo: Sức khỏe đời sống

Thịt lợn không nên kết hợp với thực phẩm nào?

Thịt lợn có thể là thứ thực phẩm phổ biến nhất đối với nhiều gia đình. Thịt lợn bổ dưỡng, dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon. Tuy vậy bà nội trợ cũng nên lưu ý những  trường hợp sử dụng, kết hợp thịt lợn không đúng cách, không tốt cho cơ thể.

Thịt lợn vốn là thực phẩm không thể trong chế độ dinh dưỡng của các gia đình. Các bà nội trợ thường có những cách chế biến thịt lợn khác nhau, đôi khi là kết hợp với các thực phẩm khác để thay đổi hương vị của món ăn. Tuy nhiên, có nhiều người kết hợp những thực phẩm cùng thịt lợn gây hại cho sức khỏe của bạn.

Dưới đây là một số thực phẩm không nên ăn chung với thịt lợn bạn cần lưu ý.

Thịt bò

Cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh ghi lại, thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Gan
Sự kết hợp giữa gan và thịt lợn không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, gan (đặc biệt là gan dê) có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.

Đậu tương
Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại, trong chế biến món ăn, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn.

Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Nguyên tố này khi kết hợp với các thực phẩm như thịt heo, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó. Cụ thể là hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt heo, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Ốc, mơ, ô mai…

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Chủ trì Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền chùa Cảm Ứng, không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ, ô mai tương kỵ theo ngũ hành. Lương y cho biết, những kinh nghiệm nàyđược đúc kết trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh.

Ăn ốc nấu cùng thịt lợn gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

D. Hoàng (Tổng hợp)

Theo NGUOIDUATIN

6 món ăn vặt giúp phòng chống ung thư

1. Sô-cô-la đen

Nghiên cứu gần đây nhận thấy, sô-cô-la có thể làm tế bào ung thư chết đói. Rất nhiều nghiên cứu chứng thực, món ăn này có nhiều chất chống oxy hoá (gấp 3 lần rượu vang), hàm lượng polyphenol nhiều gấp 4 lần trà xanh. Nên chọn loại sô-cô-la đen có độ tinh khiết 65% trở lên, càng đen càng tốt.

Sô-cô-la có thể làm tế bào ung thư chết đói (Ảnh minh họa: Internet)

2. Đỗ tương luộc

Chất isoflavone trong loại thực phẩm có thể phòng ngừa ung thư vú. Các nghiên cứu kết luận đỗ tương còn có thể ức chế sự lan rộng của ung thư tuyến tuỵ. Đỗ tương luộc tươi non ngọt bùi, lại không hề qua quá trình gia công đáng sợ. Nên chọn loại đỗ có màu xanh tươi, hạt chắc, không bị xước xát, dùng nước luộc là được. Đỗ tương tươi có thể bảo quản khoảng 3 ngày, đỗ tương đông lạnh thì có thể bảo quản vài tháng.

3. Hạt dẻ cười

Trong nghiên cứu do Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ giới thiệu cho thấy, hạt dẻ cười có chứa gamma-tocopherol giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Trong đó lượng resveratrol phong phú chỉ sau rượu vang, có thể chống ung thư và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Sterol thực vật trong hạt dẻ cười còn có thể bảo vệ sức khoẻ tim mạch. Nên chọn mua loại hạt dẻ cười không thêm gia vị, và một ngày không được ăn quá một nắm.

Hạt dẻ cười giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi (Ảnh minh họa: Internet)

4. Táo tàu khô

Táo tàu khô giàu chất xơ, đặc biệt có lợi đối với việc phòng ngừa ung thư đại trực tràng. Nhưng đáng mong đợi hơn đó là thành phần chống oxy hoá chứa trong nó, như β-carotene, anthocyanin, có thể bảo vệ cơ thể không bị gốc tự do làm tổn thương. Gần đây cũng có nghiên cứu phát hiện, táo tàu có thể thay đổi trao đổi chất estrogen trong cơ thể, do đó có thể phòng ngừa ung thư vú.

Táo tàu khô vốn có độ ngọt cao, nên chọn loại tự nhiên không thêm đường và chất tạo màu nhân tạo. Bệnh nhân tiểu đường hoặc người đang phải khống chế thể trọng không nên ăn.

5. Bánh quy lúa mạch

Thực phẩm hoàn toàn làm từ lúa mạch không những giàu chất xơ, lại giúp no bụng, còn là nguồn cung cấp Oryzanol, Lignans tốt nhất, các chất có nguồn gốc thực vật này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư có liên quan đến hoóc-môn, như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.

Khi chọn mua loại thực phẩm này, cần xem thành phần dinh dưỡng. 3 hạng mục đầu tiên trong thành phần dinh dưỡng là bột mỳ lúa mạch 100% mới đúng là bánh quy lúa mạch.

6. Nam việt quất sấy khô

Nhiều nghiên cứu cho thấy, quả nam việt quất có thể chữa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các nhà khoa học của ĐH Cornell phát hiện thấy, nam việt quất có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư vú. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng Anh còn cho thấy, thứ quả này giúp cải thiện triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến.

Hãy sử dụng quả nam việt quất sấy khô chứa thành phần đường thiên nhiên như nước ép dứa hoặc ít đường. Đặc biệt cần tránh loại có thêm fructoza cao (HFCS – high-fructose corn syrup), nếu không có thể gây tổn thương gan thận.

Nam việt quất có thể chữa nhiễm trùng đường tiết niệu (Ảnh minh họa: Internet)

Theo songkhoe

10 CHỌN LỰA THỰC PHẨM TỐT NHẤT THEO CÁC CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

Thói quen ăn uống hàng ngày luôn có tác động lớn nhất đến cơ thể của bạn. Thực phẩm tốt là loại thực phẩm không chỉ ngon miệng, mà còn giúp bạn khỏe mạnh và xinh đẹp.

Đây là danh sách những thực phẩm tốt nhất được chọn ra bởi 37 chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới:

Trái cây tốt nhất: Quýt

Theo tin tức mới nhất thì loại trái cây này đã vượt qua nhiều đối thủ nặng kí như ổi, cam và dưa đỏ để giành vị trí đứng đầu trong các loại trái cây tốt nhất. “Chất Antoxian tập trung nhiều trong quả quýt có khả năng ngăn ngừa bệnh tim.

Ngoài ra, nó cũng chứa chất Lutein và chất xơ giảm nguy cơ mắc bệnh đái đường và những vấn đề về lưu thông máu”, Joanne Shearer, chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện Tim của miền Nam Dakota ở Sioux Falls cho biết. Chi tiết thú vị: Cây quýt chỉ trồng từ tháng 5 đến tháng 10 (xuất hiện nhiều nhất tại Mỹ) nên người ta thường ướp lạnh hoặc sấy khô để sử dụng suốt thời gian còn lại trong năm.

Tuy nhiên, một tá quả quýt được sấy khô có chất dinh dưỡng chỉ gần bằng một quả tươi. Chế biến: Sử dụng quýt làm nước ép trái cây, pha đường tùy sở thích, mỗi ngày uống một ly sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.


Món salad tốt nhất: Cà chua

Phần lớn các bữa ăn hàng ngày, mọi người đều sử dụng laọi quả màu đỏ này. Giàu chất Lycopence, một chất chống oxy hóa nên ăn cà chua có khả năng chống lại các bệnh ung thư. Cà chua cũng xung cấp vitamin A (giúp mắt sáng), vitamin C (tăng cường hệ miễn dịch) và chất kali (giúp giảm huyết áp).

Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Young thuộc trung tâm nghiên cứu thực phẩm và sức khỏe cộng đồng ở thành phố New York cũng cho biết, cà chua còn có tác dụng chống lại căn bệnh béo phì. Chi tiết thú vị: Nếu đem một trái cà chua xanh vào phòng lạnh, nhiệt độ thấp sẽ làm cho quá trình chín bị ngừng lại và cà chua sẽ không xuât hiện màu đỏ.

Chế biến: Cắt cà chua thành hai nửa và lay hết hạt. Sau đó băm nhỏ thịt với rau thơm, húng quế, mùi tây, muối, tiêu nhồi vào nửa quả cà chua và nướng năm phút. Bạn sẽ được một món ăn vừa ngon bổ, vừa đẹp mắt.


Món ăn tốt nhất cho bữa sáng: Sữa không béo

Các chuyên gia cho biết, mọi người thường lầm tưởng khi nghĩ rằng ăn bột yến mạch, ngũ cốc, trứng và hoa quả tươi vào buổi sáng sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất.

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, sữa không béo mới là món đứng đầu trong những chất giàu canxi, đặc biệt có lợi cho phụ nữ, cung cấp được khoảng 40% năng lượng bạn cần trong một ngày. Chi tiết thú vị: Sữa chua yogurt được chế biến từ sữa không béo có tác dụng tăng sức đề kháng, đem lại cho bạn gái làn da mịn màng và khỏe khoắn.

Chế biến: Phau một ly sữa không béo với hai thìa cà phê, cho thêm đường tùy sở thích sẽ giúp bữa sáng ngon miệng, sảng khoái và tỉnh táo.

Món ăn nhanh tốt nhất: Bánh mì

Đặc biệt nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng thì loại bánh mì sandwich là món giàu chất dinh dưỡng nhất nhưng không làm cho bạn tăng cân. Chỉ cần một lát bánh mì sẽ chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng bao gồm, chất sắt, vitamin B, viatmin E, chất xơ, magiê và kẽm.

Theo khảo sát của các chuyên gia thì đây cũng là món ăn được nhiều người ưa chuộng nhất vì giảm nguy cơ bị mắc các chứng bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường và bệnh ung thư. Chi tiết thú vị: Đừng bỏ qua vỏ bánh mì mặc dù bạn cảm thấy nó hơi bị khô cứng bởi ở đó có chứa chất chống oxy hóa nhiều nhất.

Chế biến: Cho 1/2 thìa dầu oliu, cà chua, muối, húng quế tươi vào bánh mì sau khi vừa nướng xong và thưởng thức ngay.


Món trái cây điểm tâm tốt nhất: Quả quất (tắc)

“Quả quất có chứa chất béo, protein, chất xơ, vitamin E, vitamin C và canxi góp phần cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể cho cả ngày làm việc”, Jackie Newgent, chuyên gia dinh dưỡng thành phố New York cho biết. Đặc biệt, nếu ăn 28,35 gam quả quất/ngày có thể giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim.

Nếu bạn không thích món điểm tâm này, hãy thay thế bằng đậu phộng cũng có nhiều chất xơ và kali. Chi tiết thú vị: Vỏ quả quất có chứa các thành phần dinh dưỡng tương đương với các múi bên trong. Chế biến: Cho vào ly kem một lớp vani yourt béo với quả quất hấp và quế sẽ đem lại hương vị ngọt ngào, khác biệt.

Món nhiều protein nhất: Cá

Cá không chỉ chứa các thành phần dinh dưỡng có trong thịt và gia cầm mà còn chứa rất nhiều protein, axit béo chống lại bệnh suy nhược cơ thể và bệnh tim. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, những phụ nữ đang mang thai nên hạn chế ăn các loại cá biển như cá kiếm, cá thu và cá ngừ do hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ gây khó khăn trong lúc sinh nở.

Còn tất cả mọi đối tượng khác đều có thể ăn 340 gam cá (bất kì loại cá nào) trong một tuần để giúp cơ thể ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh tim và một số căn bệnh ung thư khác. Chi tiết thú vị: Khi mua cá, hãy kiểm tra mắt cá có trong không, lấy ngón tay ấn xuống mà không thấy thịt đàn hồi, chứng tỏ đó không phải cá tươi.

Chế biến: Cá có thể được chế biến thành nhiều món tùy nhu cầu và sở thích. chỉ lưu ý khi làm món cá sốt, hãy cho thêm vài cọng lá chanh thái nhỏ hoặc lá ngải đắng, húng tây để tăng mùi vị hấp dẫn cho cá.

Món tráng miệng tốt nhất: Chocolate

Chocolate là món rất có lợi cho sưc khỏe bởi vì chứa chất chống oxy hóa có tác dụng giảm bệnh huyết áp. Chocolate đen cũng tốt hơn món chocolate sữa bởi vì chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn…

Chi tiết thú vị: Hằng năm, trong ngày lễ tình nhân, chocolate trở thành biểu tượng quà tặng Valentine của nhiều đôi trai gái bởi hương vị quyến rũ, ngọt ngào.

Chế biến: Cho hai thanh chocolate nặng khoảng 350 gam vào món nước sốt đun sôi, sau đó nhúng quả dâu tây rồi đặt lên đĩa. Múc nước sốt đổ lên trên và cho vào tủ lạnh làm món tráng miệng sau mỗi bữa ăn.


Nước uống tốt nhất: Trà xanh

Trà xanh có tác dụng ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm lượng cholesterol trong máu. Một nghiên cứu mới cho thấy, trong trà xanh chứa một chất có khả năng khóa các gốc tự do của các tác nhân gây bệnh ung thư gan, phổi. Tuy nhiên, mỗi ngày phải uống 10 tách trà xanh mới đủ liều lượng chống bệnh ung thư. Ngoài ra, nước trà còn có khả năng sát trùng, giúp tránh được các bệnh về răng lợi và viêm xoang.

Chi tiết thú vị: Ngày nay trà xanh không chỉ được biết đến như một loại nước uống thông dụng mà còn được sử dụng dưới dạng kem đánh răng, nước súc miệng…

Chế biến: Trong tiết trời lạnh, hãy bỏ một chút gừng vào nước trà nóng để giữ ấm cho cơ thể. Nếu trời nóng, hãy dùng chung với đá, có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Phục hồi năng lượng tốt nhất: Nước hoa quả

Sau buổi tập thể dục tiêu hao nhiều năng lượng, một ly nước hoa quả ép sẽ giúp cho bạn bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời cho cơ thể. Các nhà khoa học Phần Lan cũng nhấn mạnh: “Cứ mỗi ngày bạn uống ít nhất một ly nước hoa quả tươi sẽ giảm được 34% nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và cung cấp nhiên liệu sau những giờ phút luyện tập căng thẳng.

Chi tiết thú vị: Một ly hoa quả bao gồm cam, bưởi đào giàu chất xơ, chất Lycopence sẽ giảm được nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu cao nhất.

Chế biến: Cho các loại hoa quả mà bạn thích vào máy xay sinh tố và bấm nút. Bạn sẽ được một ly nước hoa quả chứa hàm lượng calo rất lớn.


Loại rau tốt nhất: Bông cải xanh

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Y ở Baltimore đã phát hiện ra một hợp chất sunfamit trong bông cải xanh có tác dụng bảo vệ mắt tránh khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa mắt và đui mù ở người lớn tuổi. Không những thế, hợp chất sunfamit có khả năng hạn chế việc phát triển các khối u, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ ở người có tuổi. Ngoài ra canxi, chất sắt, vitamin C và folate chứa trong bông cải xanh còn có tác dụng rất tốt cho da, chống lại tình trạng lão hóa.

Chi tiết thú vị: Búp bông vải xanh là nơi tập trung nhiều chất sunfamit. 28,3 gam búp bông cải xanh có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với 566 gam bông cải xanh.

Chế biến: Khi luộc bông cải xanh, chọn lá còn tươi non, luộc đến khi mềm cho vào một chút gừng tươi, khi ăn dùng chung với nước chấm.

Theo SUCKHOEDOISONG

8 LOẠI VỎ QUẢ CHỮA BỆNH KHÔNG NÊN VỨT

Nhiều người thường gọt sạch vỏ trái cây khi ăn mà không biết rằng họ đã làm mất đi những lợi ích rất lớn cho sức khỏe, trong đó có ngừa ung thư.

 

Nho. Trong vỏ quả nho có chất resveratrol dồi dào tác dụng cho việc kháng khuẩn, chống nấm mốc và nhiễm trùng ở trẻ. Ngoài ra, vỏ của loại quả này còn có tác dụng giảm nồng độ triglycerit và cholesteron trong máu, ức chế mầm mống ung thư.
Cà chua. Đừng bỏ phí vỏ của loại quả này. Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư, tim mạch. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt trong mùa lạnh.
Vỏ táo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vỏ táo có thành phần ngừa ung thư hiệu quả, nhất là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết. Hơn nữa các chất này cũng có tác dụng hỗ trợ các tế bào kháng ung thư sản sinh thuận lợi. Cho nên khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ, kể cả với những món sinh tố, salat bạn cũng nên áp dụng theo nguyên tắc này.
Vỏ chanh. Quả chanh tốt từ ruột đến vỏ. Nếu nước chanh thanh nhiệt và giải độc thì vỏ của nó cũng hữu hiệu chẳng kém. vỏ chanh bao gồm các thành phần được gọi là salvestrol Q40 và limonene, được biết đến có tác dụng chiến đấu chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, chất flavonoid có trong vỏ chanh có hiệu quả kiềm chế sự phân chia của tế bào ung thư, nên nó được coi là một biện pháp ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da. Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trà nóng với vỏ chanh đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.
Vỏ cam, bưởi. chứa hợp chất mang tên limonene đây là một dạng tinh dầu có khả năng chống lại nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư ruột hoặc ung thư vú.
Hay như vỏ hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn củ. Lớp vỏ này chứa lượng lớn chất quercetin rất hữu ích trong việc làm giảm huyết áp và cũng ngăn ngừa mảng bám động mạch.
Vỏ quả lê. Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30 gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.

Theo Mi Trần/Báo Kiến Thức

10 CÁCH SỬ DỤNG TRỨNG GÀ KHÔNG TỐT CHO CƠ THỂ NHƯNG NHIỀU NGƯỜI MẮC

Trứng gà là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất thế giới. Nó được ưa thích vì dễ chế biến, ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Tuy vậy, có một số phương pháp sử dụng trứng không những làm mất đi những lợi ích trứng mang lại, mà còn đem đến nhiều tác hại cho cơ thể.

Trứng gà chưa nấu chín: Trong trứng gà chưa được nấu chín có hai hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà. Trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.

Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ. Các protein này gây ức chế cho trung khi thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.

Trứng gà luộc chín quá: Trứng gà luộc quá lâu thì trên bề mặt của lòng đỏ sẽ xuất hiện một lớp màu xanh xám do chất sắt có trong trứng gà tạo ra khiến cơ thể rất khó hấp thụ. Trứng gà luộc chín kỹ cũng không giữa được vị tươi ngon như khi nấu vừa độ, gây ảnh hưởng đến cảm giá ngon miệng của người thưởng thức.

Ăn trứng gà và đậu tương: Một số người có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành trong bữa sáng, tuy nhiên diều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.

Ăn trứng gà và đường: Trứng gà cho thêm được và được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất “tiêu diệt” các axit aminh có lợi chơ cơ thể. Hơn nữa, chất này làm máu đông, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên mối nguy hại tiềm tàng, khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc.

Trứng gà và mì chính: Khi được chế biến với nhiệt độ cao, hàm lượng cao natri clorua và amoniac có trong trứng gà sẽ tạo nên vị tươi ngon đặc trưng, rất hấp dẫn của loại thực phẩm này. Nếu cho thêm mì chính sẽ làm ảnh hơngr không tốt cho hương vị và độ dinh dưỡng của trướng gà.

Luộc trứng gà với lá chè: Trong lá chè có cả tính kiềm và tính chua, kết hợp với nguyên tố sắt trong trứng gà và thành khác sẽ kích thích dạ dày không có lợi cho tiêu hóa.

Trứng gà luộc ngâm vào nước lã: Từ trước đến nay, chúng ta thường có thói ngâm trứng gà luộc vào nước lã để cho dễ bóc vỏ, nhưng các chuyên gia y tế khẳng định rằng đây là cách làm không đảm bảo vệ sinh. Trứng gà tươi vốn có một lớp màng bảo về ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng gà không còn lớp màng này. Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, “túi khí” bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khi lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.

Ăn trứng gà để qua đêm: Trứng gà luộc chín lòng đào để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn. Nêu ăn phải trứng gà biến chất, vửa giảm giá trị dinh dưỡng, vừa gây hại cho sức khỏe.

Ăn trứng gà với thịt thỏ: Cũng rất hại vì hai thực phẩm này khi ăn cùng nhau sẽ gây ra phản ứng, kích thích dạ dày dẫn đến tiêu chảy.

Ăn trứng gà với quả hồng: Ăn quả hồng ngay sau khi ăn trứng gà là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày, ruột cấp tính.

Ngoài ra ăn quá nhiều trứng gà có thể gây ra tình trạng thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến béo phì và tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.

Cách luộc trứng gà

Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu.

Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.

Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

theo Vnmedia

4 hiểu lầm tai hại khi ăn tôm

Tôm là một trong những thực phẩm ngon nhất thế giới. Nó được tôn vinh là vua của các loại hải sản vì những giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị mà nó mang lại. 

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người còn có những nhận thức sai lầm về tôm, dẫn đến việc chế biến và sử dụng món tôm chưa hợp lí.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số những lưu ý để chị em bổ sung vào kiến thức về dinh dưỡng của mình.

1. Ăn mắt tôm bổ mắt

Đó là lí do vì sao nhiều người dù không thích nhưng vẫn ăn cả đầu tôm. Ngoài quan niệm là “ăn gì bổ nấy” ra, còn có người có quan niệm mắt tôm có tác dụng tăng cường sức khả năng “đàn ông” như một lợi viagra tự nhiên cho đàn ông nên ra sức ăn đầu tôm. Thực tế, chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng tỏ tác dụng của đầu tôm cũng như mắt tôm đối với sức khỏe con người. Thực tế thì đầu tôm có ít chất dinh dưỡng hơn thịt, chân và càng tôm. Đó là chưa kể, nếu không để ý, khi ăn đầu tôm bạn còn ăn cả túi chất thải của tôm nằm ngay trên đầu.

2. Ăn vỏ tôm mới có canxi

Đa số mọi người thường quan niệm vỏ tôm cứng nên giàu canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ bất chấp vỏ rất cứng, lại chẳng hề có “mùi mẽ” gì. Tuy nhiên, thực tế thì nguồn canxi chính của tôm tập trung chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu bạn cứ cố tình ăn vỏ tôm thì kết cục, chúng sẽ được bài tiết ra ngoài hết vì vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi.

3. Sản phụ mới sinh không được ăn tôm

Thay vì cho sản phụ ăn đa dang các loại thức ăn trong đó có tôm để bổ sung dinh dưỡng, vừa để phục hồi sức khỏe sau khi sinh, vừa để bổ sung canxi cho con bú thì các bà lại cho sản phụ kiêng ăn tôm vì quan niệm ăn tôm gây lạnh bụng, đau bụng. Nếu sản phụ sinh mổ thì còn khiến gây ra sẹo lồi. Thực tế thì không phải như vậy. Sẹo lồi hay lõm hoàn toàn là do cơ địa của mỗi người quyết định. Bản thân tôm rất giàu giá trị dinh dưỡng và lành tính, rất tốt cho sản phụ. Chỉ cần lưu ý là cần cho sản phụ ăn tôm còn tươi, ăn với một lượng vừa phải để tránh bị dị ứng hay bị ngộ độc tôm.

4. Trẻ mới tập ăn không nên ăn tôm

Nhiều bà mẹ khi tập cho con ăn dặm thường loại trừ món tôm khỏi thực đơn vì quan niệm ăn tôm tanh, dễ khiến trẻ đi ngoài quen dạ. Tuy nhiên, thực ra nấu bột tôm có mùi vị rất thơm ngon, lành tính, hợp khẩu vị với nhiều trẻ và nấu được với nhiều loại rau, đặc biệt tốt cho trẻ tập ăn dặm. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn nhiều, ăn liên tục hoặc ăn tôm đã ươn thì trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Cách chọn tôm ngon– Đối với tôm tươi: chỉ chọn những con còn tươi sống. Những con chết bắt đầu mềm nhũn ra, đầu tôm dễ tách khỏi mình, màu trở thành sẫm, có nhiều nhớt.

Tôm tươi khi nấu chín có vỏ đỏ, thịt chắc, mùi vị thơm ngon. Tôm đã ươn thịt nhũn.

– Đối với tôm khô: cũng có thể quan sát hình dáng, màu sắc, mùi vị bên ngoài để xác định tốt hay xấu.

Tôm khô tốt thường có màu hồng nhạt đến hồng, sáng, không trắng nhợt cũng không thâm đen.

Nếu là tôm khô cả vỏ phải nguyên con, không dập nát.

Nếu là tôm nõn khô không có đầu thì phải nguyên mình, không vụn nát, không có sâu mọt, mốc meo, mùi vị thơm ngon tự nhiên của tôm khô, không có mùi khác lạ.

T.T (Tổng hợp từ Trí thức trẻ/ Khám phá)

Cách giải độc khi ăn phải các thức ăn kỵ nhau

Bên cạnh việc ăn phải những thực phẩm vốn chứa độc chất, thì khi ăn phải những thức ăn kỵ nhau cũng có thể gây ra ngộ độc, nhẹ là nôn mửa khó chịu, nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Khi ăn phải thực phẩm kỵ nhau (như trứng kị với rau cần chẳng hạn), trong dân gian truyền nhau nhiều kinh nghiệm để giải độc hiệu quả.

Về thông tin vụ ba mẹ con ở Cao Bằng bị ngộ độc sau khi ăn trứng gà làm cho bà mẹ tử vong, hai đứa con phải nhập viện, nhiều người lo ngại đặt nghi vấn rằng có thể ba mẹ con họ đã ăn phải trứng gà tẩy hóa chất, trứng giả hoặc ăn kèm loại thực phẩm kỵ với trứng…

Thông tin về các loại thực phẩm kỵ nhau, mặc dù được lan truyền trên mạng từ khá lâu nhưng cho đến nay các chuyên gia về thực phẩm, dinh dưỡng vẫn phủ nhận tính khoa học của những thông tin này. Thế nhưng nhiều người vẫn tin về khả năng gây ngộ độc khi ăn các thực phẩm kị nhau.

Với trứng gà chẳng hạn, nếu ăn cùng những thực phẩm như quả hồng, sữa đậu nành, rau cần, khoai, cà rốt, đường, bột ngọt, thịt thỏ, thịt ngỗng, thịt rùa, nước trà, thuốc chống viêm…có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong nhưng tùy thể trạng từng người.

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm kỵ nhau, có những cách giải độc như sau:

1. Cua với cam quýt sẽ sinh chứng nhuyễn thư (thứ nhọt mềm mọc trong thịt rất hiểm). Uống nước tỏi tươi thì giải được.

2. Cua với bí đỏ sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được (Muốn có địa tương thủy, đào 1 cái lỗ sâu khoảng 3 thước ta(1m20cm) đến lớp đất màu vàng lấy nước mới múc lên (tân cấp thủy) ở giếng đổ vào lỗ đó khoáy đều, chớ lắn cặn, múc lên lọc kỹ rồi cho uống.

3. Cua với mật mía sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.

4. Cua với đậu phọng sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.

5. Cua với cá trạch sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.

6. Cua với trái hồng, trái thị sinh độc ăn ngó sen thì giải được.

7. Cua với dưa lê sinh độc uống nước vỏ cam quýt thì giải được.

8. Ca với cà tím sinh độc, ăn ngó sen thì giải được.

9. Cua rồi ăn kem ngay sau đó sẽ sinh độc, ăn ngó sen giải được độc.

10. Trứng vịt rồi ăn mận Đà Lạt (Quả lý), sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được.

12. Thịt gà rồi ăn mận Đà Lạt sinh bệnh lỵ nuốt kê phẫn bạch thì khỏi.11. Thịt chim sẻ rồi ăn mận Đà Lạt sinh độc nuốt kê phẫn bạch (chất trắng ở cứt gà) thì giải được độc.

13. Thịt chim sẻ với gan heo, bò sẽ sinh độc , uống nước đậu xanh thì giải được.

14. Cá chạch, cá sốp với gan trâu bò sinh chứng phong, dùng đậu đen và cam thảo sắc uống thì khỏi.

15. Cá chạch với trái mai khô thì sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được.

16. Cá chạch với giấm sinh độc dùng đậu đen cam thảo sắc uống thì giải độc được.

17. Lươn với táo đỏ sinh chứng rụng tóc, ăn cua hoặc uống nước cua giả thì khỏi.

18. Lươn nấu với bí đỏ sinh bệnh ở mũi, ăn cua hoặc hoặc uống nước cua giả thì khỏi.

19. Lươn nấu bằng củi dâu sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được.

20. Phụ nữ có thai cũng tránh ăn bo bo, bo bo rất kị với người có mang gần sinh và người mắc bệnh trĩ.

21. Tiêu hột: Khi ăn tiêu hột nên kiêng những những hột tiêu không có mắt vì những hột tiêu đó rất độc. Nếu ăn phải hột này sẽ sinh ra điên cuồng, đau bụng như thắt. Lỡ ăn phải sắc nước cam thảo uống sẽ khỏi.

22. Dưa hấu kỵ dầu mè. Nếu ăn chung sinh ra đau bụng, hoắc loạn (Thổ tả), kiết lỵ

23. Trái mận phải kiêng thịt gà, thịt vịt, mật ong. Nếu ăn chung 1 trong 3 thứ trên sẽ sinh ra hoắc loạn (Thổ tả), nóng lạnh. Lỡ ăn phải sắc nước sơn trà để uống sẽ khỏi.

24. Hành nên kiêng táo. Nếu ăn chung chết vì trúng độc. Gặp trường hợp này mau uống 2 lạng dầu mè thì khỏi.

25. Thịt chó với đậu xanh, bụng sẽ trướng to. Gặp trường hợp này mau dùng 2 lạng cam thảo nấu uống thì khỏi.

26. Thịt rắn nấu với củ cải trắng có thể chết. Gặp trường hợp này mau uống1 lạng Mầu gà sẽ khỏi.

28. Trái đào lại uống rượu đế rất dễ bị gục ngã.

29. Thịt dê lại ăn dưa hấu sẽ trúng độc nặng. Gặp trường hợp này dùng bùn trát vách (tường đất) và đậu ván trắng mỗi thứ một lạng nấu uống thì khỏi.

29. Thịt ba ba cùng với rau dền có thể chết vì trúng độc. Gặp trường hợp này uống nước rau muống sống hoặc ăn rau muống sống thì khỏi.

30. Thịt chó với hành sống có thể chết vì ngộ độc. Lấy gạo sao cháy nghiền thành bột, dùng 2 lạng cam thảo sắc lấy nước uống với bột gạo thì khỏi

31. Dưa bà Cai (Hoàng qua) với đậu phộng sẽ sinh tiêu chảy. Dùng lá hoắc hương khô hay lá hoắc hương sao giòn tán thành bột uống thì khỏi.

32. Ốc bươu với giải Đậu ( đậu cua, trái giống trái đậu xanh hạt màu vàng) sẽ đau quặng bụng. Hãy uống 1 tách trà nước đái trẻ em sẽ khỏi (Nên dùng nước đái của bé trai mạnh khỏe, bỏ ít giọt đầu)

33. Thịt gà lại uống trà hoa cúc sẽ ngộ độc , có thể chết người. Hãy dùng một đồng cân tế tân, 5 phân xuyên liên sắc lấy nước uống thì khỏi.

34. Thịt vịt rồi lại ăn quả dương mai(một loại cây cao chừng 7 thước, hoa vàng hoặc trắng, quả hình tròn ăn được) có thể trúng độc chết người. Hãy uống sữa người sẽ khỏi, uống khoảng 100 gr.

35. Thịt hươu với bí đỏ sẽ sinh trướng bụng đau đau không chịu nổi. Gặp trường hợp này dùng 50 gr khổ sâm giã cát vắt lấy nước uống thì khỏi.

36. Thịt thỏ với cải xanh sinh độc dùng khoảng 50 gr dương mai nâu uống thì giải được.

37. Thịt rùa với măng tre mùa đông thì sinh độc, dùng 2 lạng cam thảo sắc nước uống thì giải được.

38. Thịt cóc với hành tây sinh độc , dùng 50 gr rau mã đề sắc nước uống thì giải được.

39. Trứng gà ăn xong không được uống tiêu viêm. Nếu uống sẽ sinh độc. Uống địa tương thủy thì khỏi.

40. Sắn (khoai mì) mà chấm mật ong sẽ bị ngộ độc, co thể chết.

41. Mật ong rất kỵ đậu hủ, ăn 2 thứ này cùng 1 lúc co thể ngộ độc chết.

42. Mật ong và mật mía đều rất kỵ tỏi, ăn mật và tỏi cùng một lúc có thể chết vì ngộ độc.

43. Đường cát rất kỵ măng cụt, ăn hai thứ này cùng một lúc ngộ độc chết.

44. Khoai mì rất kỵ nhãn lồng, ăn 2 thứ này cùng một lúc ngộ độc chết.

45. Khoai mì rất kỵ xoài, ổi. Ăn khoai mì với 1 trong 3 thứ này cùng 1 lúc có thể ngộ độc chết.

46. Thịt kỳ đà rất kỵ với giấm, gừng. Ăn những thứ này cùng 1 lúc có thể chết vì ngộ độc.

47. Thịt chó rất kỵ với bánh trung thu. Ăn 2 thứ này cùng một lúc có thễ chết vì ngộ độc.

48. Đọt dưa hấu rất kỵ rượu. An dưa hấu lại uống rượu sau đó (hoặc ngược lại) có thể ngộ độc chết. Mủ dưa hấu rất kỵ rượu trắng. Chớ lấy lá dưa hấu đậy nút vò rượu thì sẽ sinh độc.

49. Cháo rắn hổ rất kỵ bồ hóng. Ăn cháo rắn hổ mà để bồ hóng rớt vào sẽ sinh độc chết người.

51. Thịt trâu rất kỵ lươn. An hai thứ này cùng một lúc sẽ sinh độc có thể chết người.50. Cơm rượu rất kỵ lá chuối tiêu. Chớ dùng lá chuối tiêu lót hoặc đậy cơm rượu để tránh ăn vào bị ngộ độc.

52. Thịt chó rất kỵ lá dây kềm. Lá này rất giống lá mó mà lá mó là thứ gia vị không thể thiếu khi ăn thịt chó. Vậy khi dùng lá mó để ăn thịt chó phải thật cẩn thận để không dùng lầm lá dây kềm gây ngộ độc phát sinh chứng thổ tả có thể tử vong.

53. Thịt gà chớ trộn rau răm sẽ sinh sâu độc trong bụng.

54. Khoai lang chớ chấm mật vì sẽ sinh sán lãi.

55. Uống thuốc bắc có vị đại hồi, chớ ăn đồ chua vì 2 thứ này rất kỵ nhau. An vào sẽ sinh độc có khi tử vong.

56. Thịt cá chép rất kỵ lá tía tô, ăn chung sẽ gây ngộ độc, sinh mụn nhọt.

57. Thịt cá chép, thịt chó, thịt chim trĩ rất kỵ với hành tăm . Không nên ăn hành tăm với 1 trong 3 thứ thịt kể trên để tránh ngộ độc.

58. Thịt ba ba (cua đinh) rất kị bạc hà, ăn 2 thứ này cùng lúc sẽ sinh độc.

59. Tiết canh lợn, tiết canh vịt rất kị rau dền, chớ ăn rau dền với 2 thứ trên để tránh bị ngộ độc sinh tiêu chảy dẫn tới tử vong.

60. Thịt heo rất kị với thịt lừa, ngựa. Ăn cùng 1 lúc sinh độc gây bệnh.

61. Thịt bò kị hẹ. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sẽ sinh bệnh

62. Thịt dê rất kị với gỏi cá. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sinh độc gây bệnh.

63. Thịt trâu rất kị với thịt chó. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sẽ sinh độc gây bệnh.

64. Thịt chim bồ câu kị nấm. Ăn 2 thứ trên sẽ sinh độc.

65. Thịt cá thu và thịt lươn rất kị nấu bằng củi gỗ dâu. Nấu chung sẽ sinh độc.

66. Thịt thỏ rất kị gừng tươi. Ăn chung sẽ sinh độc.

67. Tim dê, đường, măng nấu chung sẽ sinh độc

68. Gan heo rất kị cá diếc. Ăn 2 thứ này chung sẽ sinh độc.

69. Thịt lừa rất kị rau kinh giới. An chung sẽ sinh độc.

70. Thịt gà kỵ hoàng lạp (Sáp vàng). Cho cây sáp này nhỏ vào thịt gà ăn sinh độc.

71. Củ nén (Hành tăm) rất kị với các vị thuốc bắc: Thục địa, Sanh địa, Thường sơn. Uống thuốc có 1 trong 3 vị nàychớ ăn củ nén để khỏi sinh độc.

72. Rau ngò (mùi ta) rất kỵ các vị thuốc bắc: Mẫu đơn bì, Bạch truật. Uống thuốc có 1 trong 2 vị này chớ ăn ngò.

73. Uống thuốc bổ nên cử ăn tỏi.

74. Người mắc chứng hôi miệng, hôi nách, và sưng chân mà ăn ngò bệnh càng nặng hơn.

75. Riềng kỵ với những người đang bị sốt cao, khát nước, khô miệng, nước tiểu vàng, đỏ hoặc trong người quá nhiệt.

76. Cá mực với hồng va thị sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.

77. Mực ống với đường đen sinh độc, uống nước đậu xanh thì giải được.

78. Thịt cá trám rồi ăn mận Đà Lạt sinh độc, uống nước bí đao thì giải được độc.

79. Mì với ốc bươu sinh chứng đau bụng, ói mửa, nuốt kê phẫn bạch thì khỏi.

80. Bắp ngô với ốc bươu sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.

81. Thịt trâu với hẹ sinh độc, uống sữa người hoà với nước ngâm da trống (cổ trăn) thì giải độc được hoặc sắc cam thảo uống giải được.

82. Thịt ba ba với rau cần sinh độc, uống nước cà na thì giải độc được.

83. Cải ba lăng, uống sữa bò sinh bệnh lỵ, uống nước đậu xanh thì giải được độc.

84. Ốc bươu với dưa lê cùng một lúc sinh độc, uống nước địa tương thủy thì giải độc

85. Ốc bươu sau đó lại ăn kem sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.

86. Gan dê với măng tre sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.

87. Thịt cá diếc lại ăn mật mía sinh độc. Dùng đậu đen, cam thảo sắt uống thì giải được.

88. Thịt heo với ốc bươu sinh chứng rụng lông mày, uống nước đậu xanh thì giải được.

89. Gỏi cá sống lại uống sữa bò sinh độc, uống nước hẹ thì giải được độc.

90. Ốc bươu với mộc nhĩ sinh độc, uống nước gương sen (Liên phòng) thì giải độc.

91. Cơm bị thằn lằn (Thạch sùng) đái vào sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc.

92. Tôm nấu với bí đỏ trúng độc, dùng đậu đen hoặc cam thảo sắc uống thì giải độc.

93. Ốc bươu với sò, hến nếu trúng độc uống nước rau ngò(rau mùi ta) thì giải được.

Những ai không nên ăn nội tạng động vật?

Đối với những món ăn được chế biến từ các loại phủ tạng động vật, lâu nay, nhiều người vẫn truyền kinh nghiệm cho nhau “ăn gì bổ nấy”. Vậy có phải là sự thật? Để giải đáp câu hỏi trên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Đối với những món ăn được chế biến từ các loại phủ tạng động vật, lâu nay, nhiều người vẫn truyền kinh nghiệm cho nhau “ăn gì bổ nấy”. Vậy có phải là sự thật? Để giải đáp câu hỏi trên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Có phải “ăn gì bổ nấy”?

Theo các nhà chuyên môn, chuyện nhiều người khi bị đau đầu thì mua óc về ăn, hoặc cho trẻ ăn óc để thông minh theo quan niệm “ăn óc bổ óc” là không đúng, vì không có cơ sở khoa học. Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp, chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao, chỉ cần ăn 100g óc lợn thì lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250-300mg cholesterol). Cho nên những người đau đầu mà nguyên nhân do tăng huyết áp, nếu ăn óc là cực kỳ nguy hiểm. Riêng với trẻ em, vốn cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, ăn quá nhiều chất béo có thể gây thừa cân – béo phì, ảnh hưởng xấu đến phát triển trí não.

Quan niệm “ăn thận bổ thận” cũng hoàn toàn không đúng, nhất là những người bị suy thận cần ăn giảm chất đạm. Quan niệm “ăn tim bổ tim” cũng vậy, người bị bệnh tim mạch thường có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao, rất nguy hiểm.Nhiều người lại cho rằng, không nên ăn gan động vật vì gan chứa nhiều chất độc. Thật ra, gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt nên rất tốt cho trẻ bị thiếu máu và suy dinh dưỡng. Như vậy ăn gan là tốt chứ không phải độc. Tuy nhiên phải chọn mua gan của những động vật không bị bệnh: gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan, ấn vào bề mặt vẫn còn đàn hồi tốt, tránh mua loại có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi.

Sử dụng thế nào cho đúng?

Phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, riêng các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên nhược điểm chủ yếu của các loại phủ tạng là chứa nhiều chất béo; đặc biệt cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và thận.

Tim, gan, thận có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu – thiếu sắt rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai, cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A, có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ. Nhưng ngược lại, vì các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân – béo phì… Tóm lại, ăn phủ tạng động vật có thể tốt với người này nhưng lại không tốt với người khác.

Trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người thiếu máu – thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng, nhưng khi ăn cũng chỉ nên vừa phải, mỗi tuần ăn từ 2 – 3 lần, mỗi lần từ 50 – 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 – 50g/bữa. Đối với những người cao tuổi, thừa cân – béo phì nên hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim… thì không nên ăn các loại phủ tạng.

BS. Hải Lê

(Sức khỏe & Đời sống)