SỰ KHÁC NHAU TRONG CÁCH ĂN UỐNG GIỮA SÀI GÒN – HÀ NỘI

Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố lớn, nhộn nhịp và đông dân nhất nước. Không chỉ khác nhau về vị trí địa lý, Hà Nội và Sài Gòn còn có sự khác nhau rõ ràng về tập quán, phong tục, thói ăn nết ở… của cư dân, những thứ được hình thành và phát triển, đổi thay và theo thời gian, đã trở thành đặc điểm riêng dễ nhận thấy.

Ai đã từng sống tại Hà Nội và Sài Gòn, chắc hẳn sẽ cảm nhận được sự khác nhau rõ rệt trong phong cách ăn uống của người dân hai thành phố này.

Sự khác biệt trong phong cách ăn uống của người dân Hà Nội và Sài Gòn, đầu tiên phải kể đến cách ăn sáng. Người Hà Nội có thói quen ăn phở tại các quán vỉa hè, bên lề đường hoặc trong các ngõ phố cổ. Trong khi đó, người dân Sài Gòn lại chọn những tiệm ăn, nhà hàng để thưởng thức bữa sáng trước khi đi làm.

 Ảnh: Afamily 

Trong khi  người dân thủ đô chọn những tô “phở nóng hổi” để thưởng thức bữa sáng, thì đa phần người dân Sài Gòn lại chọn những ly “cà phê” để bắt đầu ngày làm việc mới.

Trong bữa cơm, gia đình Hà Nội thường tuân thủ theo một phép tắc nhất định, những thành viên nhỏ tuổi hơn sẽ phải “mời cơm” người lớn trước khi ăn – thể hiện một nét đẹp văn hóa, tôn ti trật tự trong gia đình. Trong khi đó, người dân Sài Gòn hầu như không có thói quen này.

 Ảnh: Lê Duy Nhất 

Món ăn nổi tiếng khi nhắc đến Hà Nội là “bún chả”. Còn đối với Sài Gòn, nếu có cơ hội một lần sống ở đó, bạn không thể bỏ qua món “cơm tấm”.

Sự sòng phẳng, thẳng thắn trong các mối quan hệ xã hội là điều mà nhiều người sống ở Sài Gòn cảm nhận rất rõ. Khi được bạn bè rủ đi ăn chơi, nếu không được nhân vật chính thông báo trước: “Hôm nay mình bao”, điều đó có nghĩa, suất ai người đó tự trả. Bạn bạn hoàn toàn có thể từ chối, nếu cảm thấy mình đang “cháy túi” mà không việc gì phải ngại. Ở Hà Nội, nếu gặp phải tình huống này, bạn có thể hiểu bạn đang được mời đi ăn miễn phí, hoặc cũng có thể phải trả tiền gấp đôi, gấp ba số tiền dự kiến.


  Ảnh: Afamily 

Người Sài Gòn xưa nay nổi tiếng ăn ngọt và cay, món nào trong bữa ăn của họ cũng không thể thiếu hai hương vị này. Trong khi đó, người dân Hà Nội được biết đến thích ăn vị mặn và đắng hơn người dân Sài Gòn.


Ảnh: Lê Duy Nhất 

Người Hà Nội rất thích uống “trà nóng”. Trong khi Sài Gòn, người dân lại thích thưởng thức “cà phê đá”.

Ngay cả thời gian tổ chức lễ cưới cũng rất khác nhau. Người Hà Nội tổ chức cỗ cưới vào buổi trưa, khách đến đự lễ rất nhanh, ăn xong rồi ra về. Trong khi dân Sài Gòn thường tổ chức ăn vào buổi tối, đa phần những khách quen nhau được ngồi cùng bàn, chén chú chén anh chừng 4-5 giờ đồng hồ mới xong.

Hồng Ngát (Depplus.vn/Vntinnhanh)

9 GÁNH HÀNG RONG ĐẮT KHÁCH BẬC NHẤT SÀI GÒN

So với Hà Nội, Sài Gòn không có nhiều quán ăn gia truyền có “bề dày lịch sử”, một phần do sự thay đổi liên tục của thành phố này. Tuy vậy, ẩm thực Sài Gòn lại hấp dẫn bởi sự đa dạng, không chỉ về chủng loại mà còn về hình thức. Có những hàng ăn chỉ bán trên quang gánh, xe đẩy, nhưng thậm chí còn đắt khách hơn cả trong hàng quán.

Chỉ là gánh hàng rong, song bánh giò trước của Sài Gòn Square 3 hay bún riêu cua chợ Bến Thành đều có khách nhiều đến mức chuyện chờ 30 phút hay 1 tiếng là bình thường.

1. Bánh giò trước cửa Sài Gòn Square 3 (Hai Bà Trưng, quận 1): Gánh bánh giò này bán từ 16h hàng ngày và từ lúc mở bán đến khi hết bánh, chưa bao giờ ngớt khách chờ mua. Một phần có giá 15.000 đồng gồm bánh giò, thịt bằm, nem, chả lụa, chả chiên, chả gân, nem chua cùng một ít rau chua. Ảnh: Nhất Nhất Hậu.

 

2. Gánh bún riêu cua chợ Bến Thành: Gánh bún này đã có trên 30 năm. Bán từ trưa đến chiều. Đây là địa chỉ quen thuộc của người Sài Gòn, Việt kiều và du khách khắp nơi. Tô bún riêu tại đây mang phiên bản miền Nam, đầy ắp chả cây, huyết, đậu hũ và gạch cua. Ảnh: Linh San.

 

3. Gánh bánh ống lá dứa đường Nguyễn Trãi (trước số nhà 45 Nguyễn Trãi, quận 5): Bánh ống lá dứa là đặc sản của Sóc Trăng. Tên của món ăn được dựa theo cách làm và hình dáng của bánh. Món bánh này có vị dẻo, dai, thơm mềm kết hợp cùng vị béo của cơm dừa, mặn mà của muối mè. Ảnh: Nhà Dột.

 

4. Bánh tráng trộn chú Viên (Nguyễn Thượng Hiền, quận 3): Có thể nói ở Sài Gòn, không món ăn vặt nào có mật độ phủ sóng dày như bánh tráng trộn. Tuy nhiên, không ít người chịu khó chầu chực ở chú Viên, nơi được xưng tụng hàng bánh tráng trộn ngon nhất Sài Gòn. Muốn mua bánh, khách phải tranh thủ đến lấy số (50 số), xếp hàng, chờ đến lượt. Vì điều này nên có người mua hàng chục bịch cho bõ công chờ. Ảnh: Thế Yên.

 

5. Canh bún đường Hai Bà Trưng (góc ngã tư Nguyễn Văn Chiêm và Hai Bà Trưng, quận 1) là điểm hẹn quen thuộc của nhân viên văn phòng khu vực nhà văn hóa Thanh Niên. Gánh hàng này bán từ 16h30 hàng ngày. Theo ước đoán của nhiều khách, mỗi ngày, gánh phục vụ không dưới 200 lượt khách. Canh bún tại đây vừa miệng, nhiều về số lượng, giá mềm (18.000 đồng một tô). Ảnh: Linh San.

 

6. Bánh mì hẻm 37 Nguyễn Trãi (quận 1) là xe bánh mì thịt nướng từng được tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler vinh danh là một trong 12 quán bán món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Muốn mua bánh, bạn phải chờ khoảng 30 phút, thậm chí cả tiếng. Tuy chờ hơi lâu, song, hầu hết mọi người đều vui vẻ. “Mình làm gần đây, mỗi lần muốn mua phải chờ. Tuy nhiên, đã ghiền thì phải cố”, anh Minh, nhà ở quận 3 chia sẻ. Ảnh:Saigonamthuc.

 

7. Xe chè ba màu trên đường Trần Quốc Thảo (ngã ba Trần Quốc Thảo – Nguyễn Phi Khanh): Nơi này chỉ bán những món chè truyền thống như chè đậu đen, đậu đỏ, ba màu, bánh lọt… Tuy nhiên, để được thưởng thức, bạn sẽ phải chờ rất lâu. Điểm khó chịu nhất trong thời gian chờ, không phải nắng, mưa hay khuôn mặt khó đăm đăm của người bán, mà là cách bán hàng vô cùng từ tốn của ông. Ảnh: Linh San.

 

8. Cơm cháy chà bông Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đối diện Taka Plaza): Là một trong những gánh hàng rong “truyền kỳ” của Sài Gòn. Tuy nhiên, địa chỉ này luôn khiến bất kỳ thực khách nào lần đầu đến bị choáng vì “gia tài” không thể đồ sộ hơn (một cái bàn chất đầy đồ, một cái ghế con, hai người bán). Đơn sơ là vậy nhưng bất kỳ ăn ở đây một lần đều chỉ muốn ghé đến mua về khi thèm. Ảnh: 7 Món ngon mỗi ngày.

 

9. Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám (gần ngã tư Hai Bà Trưng – Võ Thị Sáu): Đây là địa chỉ mà bất kỳ du khách nào đến Sài Gòn cũng muốn ghé một lần để thưởng thức. Ngoài cách bán lạ (đưa giấy cho khách ngồi, ăn trước trả tiền sau), gỏi khô bò ở đây khiến người ta nhớ mãi món nước dùng có vị chua, thơm, mặn, cay lạ miệng. Ảnh: Linh San.

Linh San (Zing.vn)Nguồn: http://news.zing.vn/9-ganh-hang-rong-hut-khach-Sai-Gon-post552705.html

7 MÓN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG NGÀY TẾT Ở MIỀN NAM

Nam bộ là đất mới, nền ẩm thực Nam bộ được hình thành nhờ sự du nhập, pha trộn. Trải qua nhiều năm tháng, bên cạnh những tập tục đã quen thuộc khắp ba miền, nam bộ cũng nảy sinh những tập quán ẩm thực riêng, điều đó thể hiện rõ qua các món ăn ngày Tết.

Thịt kho nước dừa

Món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất của dân miền Nam có lẽ là thịt kho nước dừa, hay còn gọi là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Ngày giáp Tết, ngoài việc nấu bánh tét, các gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi to để nấu món thịt kho này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, ăn ngon miệng, để cho khỏi ngấy, món này thường ăn kèm dưa giá.

Xem CÁCH LÀM THỊT KHO NƯỚC DỪA

Dưa món

Trong khi miền Bắc là dưa hành, thì miền Nam với miền Trung ưa chuộng dưa món như một món dưa góp ăn kèm ngày Tết. Dưa món có thành phần là các loại củ quả (cà rốt, củ cải, su hào, đu đủ…) được muối mặn ngọt trong nước mắm đường qua nhiều ngày. Khi ăn, dưa món thường dùng kèm bánh chưng, các món có thịt để giảm ngấy.

Xem: CÁCH LÀM DƯA MÓN

Củ kiệu tôm khô

Miền Nam cũng chuộng củ kiệu như miền Trung, nhưng đặc biệt củ kiệu ở miền Nam không ăn với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô, rắc thêm miếng đường cát, món ăn có đủ vị giòn, dai, mặn, ngọt, hăng, nhâm nhi vừa ngon lành thú vị.

Xem: CÁCH LÀM DƯA KIỆU

Bánh tét

Bánh tét lá cẩm (Cần Thơ)

Bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh)

Trong khi bánh tét ở miền Trung chuộng sự giản dị, chỉ khác bánh chưng truyền thống về hình dáng, thì bánh tét ở miền Nam đã được “cải tiến” rất nhiều. Bánh tét miền Nam có hai loại chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài loại có đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà gói bánh tét còn có trứng muối, lạp xưởng…cho nhiều khẩu vị khác nhau. Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Bánh Tét miền Nam, nhất là miền Tây nam bộ trông rất bắt mắt, ngoài cách gói vuông vức, chắc đẹp, nếp nấu bánh còn được nhuộm màu rau ngót, lá cẩm để tạo nên màu sắc nổi bật và hấp dẫn. Một địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm rất đẹp và ngon miệng là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.

Canh khổ qua nhồi thịt

Đây là món ăn thường ngày trong mỗi gia đình miền Nam, và cũng được dùng trong những ngày Tết với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”. Đây cũng là món ăn giải nhiệt bổ dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết, khi trời miền Nam bắt đầu nắng nóng.

Xem: CÁCH LÀM CANH KHỔ QUA NHỒI THỊT

Lạp xưởng

Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Cách được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.

Xem: CÁCH LÀM LẠP XƯỞNG

Dưa giá

Dưa giá là món dưa muối rất được ưa thích vì tính mát, vị giòn ngon của nó. Dưa giá ăn với cơm, cuốn bánh tráng nhưng thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt trong mấy ngày Tết vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần trong món dưa giá gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể. Món này có thể muối xổi hoặc muối kỹ.

Xem: CÁCH LÀM DƯA GIÁ

Bé Thúi.

Những món ăn lạ xuất hiện ở Sài Gòn

Burger đen, bánh cá Nhật, bắp kem hay pizza phở sợi… là những món ăn đang mang đến làn gió mới cho ẩm thực Sài thành.

Kamaboko (Bánh cá Nhật)

Đây là một loại bánh cá của Nhật có hình dạng thỏi dài, khi ăn sẽ cắt ra thành khoanh rất đẹp. Món này được làm từ thịt cá phi lê băm nhuyễn, ướp các gia vị như đường, muối, lòng trắng trứng và sake Nhật. Thông thường thực khách sẽ ăn kamaboko cùng với mì udon hoặc ramen. Miếng kamaboko ngon thường phải được chế biến mềm, thơm mùi thịt cá và mịn.

Bánh cá Nhật có màu sắc dễ thương, kích thích thêm vị giác.

Burger đen

Màu vàng quen thuộc của vỏ bánh burger được thay thế bởi một màu đen tuyền. Chiếc bánh burger đen với những lát phô mai màu đen, sốt tỏi màu đen và bánh cũng màu đen. Bánh mì và phô mai được tạo màu bằng than tre, còn sốt tỏi dùng mực của loại mực. Tại Nhật Bản, than tre và mực được sử dụng như gia vị cho thực phẩm.

Vò bánh lẫn phô mai đều có màu đen tuyền đặc trưng.

Bắp kem

Sự kết hợp mới mẻ giữa bắp bắp rang và kem tươi, đem đến cho thực khách món vặt hấp dẫn. Món ăn này được trình bày theo thứ tự một lớp bắp, rồi đến lớp kem, thêm một lớp bắp và chút caramel trên cùng. Khi ăn, bạn vừa cảm nhận rõ vị ngọt béo và lành lạnh của kem, lại thêm chút giòn giòn của bắp rất lạ miệng.

Bắp vốn được ăn không, nay kết hợp với kem tạo nên món mới hấp dẫn.

Pizza phở sợi

Món ăn được thực khách yêu thích chủ yếu vì ý tưởng độc đáo. Lớp bánh phở phía dưới, phủ phía trên là thịt bò, nước sốt đậm đà và hành giá. Đây là một món ăn vặt nên thông thường các bạn trẻ Sài Gòn sẽ gọi thêm trà sữa để uống cùng.

mav007

Gọi là pizza nhưng thật ra lớp bánh được chế biến từ sợi phở khá độc đáo.

Chè hột me

Loại chè này không xa lạ với nhiều người nhưng giữa Sài Gòn lại không hề dễ kiếm. Hột me được chế biến công phu, ăn ngon như các loại chè đậu. Khi ăn bạn thấy vị bùi bùi, sộp sộp rất thích.

Hột me được rang lên, đập dập rồi phơi nắng ngâm nước, tách vỏ ăn vô khá ngon.

Tường Ý (VNexpress.net) 

Nguồn: http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/ho-chi-minh/nhung-mon-an-la-xuat-hien-o-sai-gon-3144803.html

NHỮNG CON PHỐ ẨM THỰC NỔI TIẾNG SÀI GÒN

Ẩm thực đường phố là điểm đặc trưng, lôi cuốn nhất của nền ẩm thực Sài Gòn. Không chỉ là rải rác, ngẫu nhiên ở khắp mọi nẻo đường. Một số con phố Sài Gòn đã trở thành “phố ẩm thực” vì sự tụ tập của hàng loạt quán xá, tạo nên một chợ ăn uống nhộn nhịp và hấp dẫn đối với mọi người.

 

Việc hàng loạt hàng quán bán cùng món khiến các đường như Nguyễn Thượng Hiền, An Dương Vương, Lê Văn Việt… dần trở thành phố gắn với tên món ăn.

Phố bánh tráng trộn Nguyễn Thượng Hiền: Đi dọc đường Nguyễn Thượng Hiền (Q. 3), điều bạn nhận thấy rõ nhất chính là hàng chục tiệm bánh tráng trộn lớn có, nhỏ có với đầy đủ “đồ nghề”. Cạnh tranh trong khu vực đông đúc đó, mỗi quán đều có thêm hay bớt một loại nguyên liệu hay khoác thêm “áo” để tạo ra điểm riêng hút khách.

btt2
Phố bạch tuộc nướng An Dương Vương. Mỗi buổi chiều tối tên đường An Dương Vương, nhất là đoạn ngã ba An Dương Vương – Nguyễn Văn Cừ hàng trăm xe đẩy với hàng loạt món ăn vặt lại xuất hiện tạo thành một phố ẩm thực khá tấp nập giữa Sài Gòn.
Khó có thể đánh giá trong các hàng bánh tráng trộn tại đây, quán nào ngon hay dở hơn.
Song nhiều nhất và nổi bật nhất chính là những chiếc xe với bếp than đỏ hồng và hương thơm khó cưỡng của món bạch tuộc nướng. Ảnh: seriouseats.com
Bạn có thể tìm thấy tất cả các thể loại nướng của loại hải sản này như nướng mắm, nướng muối, nướng sa tế, nướng ngũ vị… Tuy nhiên, tỷ lệ gia vị và nước sốt lại là bí quyết riêng của mỗi xe. Điểm trừ duy nhất là bạch tuộc không được tươi. Điểm cộng là không gian thoáng, giá rẻ.
Phố ốc Vĩnh Khánh. Từ khoảng 3h chiều mỗi ngày, ngay khi rẽ từ Hoàng Diệu vào đường Vĩnh Khánh, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi số lượng hàng bàn ghế, bếp than và đủ chủng loại ốc trên con phố này. Sự phong phú của nguyên liệu, cách chế biến khiến không ít người, nhất là tín đồ của các món ốc tin rằng “mình có thể tìm thấy tất cả các loại ốc trên đời tại con phố này”.

Phố ốc Thành Thái. Phố ốc Thành Thái kéo dài khoảng 500m từ ngã tư Thành Thái – Tô Hiến Thành.
Tất nhiên, trong hằng hà sa số các quán ốc trên con đường này, mỗi thực khách lại chọn cho mình một quán ốc riêng, hợp vị.

Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền. Hơn 30 chục quán ăn trải dài từ đầu đến cuối con đường đều phục vụ sủi cảo khiến Hà Tôn Quyền trở thành con phố gắn với cái tên này.
Các quán ốc ở đây nổi bật về hương vị. Mỗi quán hầu như đều “ủ” cho mình một món riêng để hút khách.
Nếu đủ sức “ăn dạo” một vòng tất cả các quán, bạn sẽ nhận thấy tô sủi cảo giữa các quán gần như không có sự khác biệt về nguyên liệu, thành phần. Tất cả sủi cảo đều có cùng một loại nhân và đều mang đến cho thực khách cảm giác “chung một nguồn hàng”. Tuy vậy, mỗi tô ở các quán lại mang đến hương vị khác nhau khiến dù rất nhẹ, song thực khác vẫn nhận ra quán nào ngon hơn, thanh hơn.
Bí quyết chính nằm ở phần chế biến và pha chế nước dùng. Ngoài việc dùng nước hầm xương ninh trên lửa lớn, mỗi quán có thêm bí quyết về gia vị và cách nêm nếm đi cùng, khiến thực khách dễ dàng nhận ra sự khác biệt.
Phố trái cây đĩa Nguyễn Cảnh Chân. Nhắc đến đường Nguyễn Cảnh Chân (Q. 1), người ta nghĩ ngay đến trái cây đĩa, đến những miếng mứt dừa non sên dẻo, si rô thơm dịu và rau câu phong thủy. Ảnh: Afamily.
Mỗi đĩa thường có từ 5-6 loại trái cây theo mùa, phổ biến nhất là đu đủ, dưa hấu, saboche, mít, thanh long. Mỗi loại được cắt vuông vức, bày trên đĩa, đi kèm là mứt dừa, rau câu. Bên trên trải một lớp đá bào, si rô, và sữa. Người dùng cứ từ tốn thưởng thức từn loại trái cây. Thỉnh thoảng dừng lại, hút một hơi dài phần si rô sữa được đá pha loãng béo mềm, thơm nhẹ. Thành phần giống nhau nên bí quyết hơn nhau ở các quán tại đây là độ tươi của trái cây, tỉ lệ si rô sữa và độ ngọt của mứt dừa. Ảnh: Tầm tay
Phố lẩu cá kèo Bà Huyện Thanh Quan. Là một trong những món lẩu nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long, lẩu cá kèo là sự hòa hợp trọn vị của những con cá tươi ngon, săn chắc và nước lẩu lá giang chua cay nhẹ làm say lòng tất cả thực khách mọi miền.
Tại phố lẩu cá kèo, ngoài món nhúng dành cho số đông này, bạn còn có thể thưởng thức hàng loạt món ăn khác từ loại cá chỉ nhỉnh hơn ngón tay này một chút là nướng muối, nướng mắm, chiên me…
hemquan1
Điểm nhấn tiếp theo là các món ăn từ cá kèo tại đây có mức giá khá mềm. Một nhóm bạn thưởng thức từ 3 – 4 món sẽ tốn chưa tới 100.000 đồng/người.

Sài Gòn hẻm

Sài Gòn đất rộng đường đông, hiếm ai dám nói rành đường Sài Gòn, nhưng nếu có, ắt chỉ là rành những con đường có trên bản đồ. Chừng đó là nhiều nhưng chưa là gì cả, nếu so với hàng vạn nẻo đường khác không được ghi trên bảnđồ, nhưng có quan hệ mật thiết với đời sống cư dân, đó là những con hẻm.

Sài Gòn hẻm, hẻm của hẻm, ta gọi Sài Gòn hóc, riêng tiếng gọi nghe ra cũng thô thiển mà gần gũi, trong khi Huế gọi là Kiệt, Hà Nội gọi ngõ, ngách. Nếu như đường phố là bộ mặt, đôi khi son phấn của Sài Gòn, thì hẻm nắm giữ phần hồn. Một con đường, kéo theo hàng chục con hẻm, một con hẻm kéo theo hàng chục cái hóc. NgườiSài Gòn đại đa số sống trong hẻm. Ai đó nói lối sống Sài Gòn nửa quê nửa phố, tức là có ám chỉ tới những con hẻm.

Hẻm là nơi sinh sống, là nơi làm việc, cũng là nơi thư giãn, vui chơi. Một con hẻm đặc trưng Sài Gòn cần hội tụ các điều kiện: hẻm nhỏ, có ít nhất một quán ăn sáng, với lối đi không bằng phẳng, dây điện giăng mắc lơ thơ trên đầu, dưới lòng đường là trẻ con chơi đùa, kéo theo sự hiện diện của tấm bảng: Chạy chậm, trẻ em đông, và không thể thiếu tiếng trò chuyện, chào hỏi, đôi khi là cãi cọ. Tuy nhiên đó chỉ là loại hẻm thông dụng nhất, ngoài ra Sài Gòn còn có các hẻm tối ngày im lặng, nghiêm trang, vắng vẻ, thường là hẻm cụt, dân giàu có chỉ giành để ở, có hẻm ồn ào suốt ngày, như các hẻm ở Bảy Hiền, lúc nào cũng vang rền tiếng máy dệt, hay các hẻm ồn ào suốt đêm, như các hẻm nhậu nhẹt ở khu Vườn Lài quận 10.

Trong các con hẻm thường có các hoạt động kinh doanh nhỏ:tiệm tạp hóa, tiệm ăn, chợ chồm hổm. Một số hẻmnhỏ có chợ đàng hoàng, gọi là hẻm chợ, chạy bất cứ loại xe gì vào đó mà gặp giờ họp chợ, thì chậm còn hơn đi bộ. Hẻm lớn mới mở, xe hơi chạy được, dễ dàng tìm thấy các quán cà phê sân vườn rộng rãi hấp dẫn. Các đình chùa, nhà thờ, không ngần ngại chọn một hẻm xấu làm nơi cư ngụ, như hẻm chùa ở Xóm Gà, phường 1, Gò Vấp, hẻm nhỏ nhắn, cong quẹo, dốc lên dốc xuống, mà có tới 3 ngôi chùa lớn: Tịnh xá Ngọc Phương, Quảng Hương Già Lam, Châu An Tự. Đặc biệt tại các hẻm ở khu vực Chợ Lớn, có nhiều ngôi đình, chùa, miếu cổ kính nằm chen chúc với tiệm ăn, mùi khói nhang hòa lẫn với mùi nước lèo hủ tiếu trong một không gian nhỏ hẹp vừa đủ để 2 xe máy lách nhau.

Cư dân trong hẻm, cũ có, mới có, rày đây mai đó có. Có hẻm chuyên cho thuê nhà, dân tình tụ họp, làm ăn riêng rẽ, sinh hoạt chung chạ, gặp thời hoặc thất thời, thì đi qua chỗ khác sống, các hẻm này thường ở các quận ven. Cũng có hẻm lâu năm, cư dân đã hình thành một nếp sống riêng, đi vào đó phải biết nhập gia tùy tục. Có khihẻm khác nhau về nguồn gốc cư dân, như các hẻm khu chợ ông Tạ, chợ Xóm Mới, xóm đạo, toàn người Bắc nhập cư vào thập niên 1950, người gốc Quảng thì tập trung ở các xóm dệt Bảy Hiền, Lò Chén, xóm dệt phường 11 Gò Vấp. Các hẻm ở Cô Giang, Khánh Hội, Bàn Cờ cũng tập trung nhiều người gốc miền trung, từ Huế, Bình Định. Đôi khi không cần hỏi, chỉ cần vào hẻm, thấy mì quảng, bánh bèo bày bán bên đường, là biết hẻm Trung bộ, còn vào hẻm nào nghe mùi cầy tơ, thuốc lào thoang thoảng, ắt hẳn là sắp nghe giọng nói miền Bắc. Hẻm SàiGòn là hẻm hội nhập, là hẻm đa văn hóa, như bản chất của Sài Gòn, nhiều khi trong một hẻm vừa có nhà thờ, vừa có chùa, cư dân ba miền ở cạnh nhà nhau, khác nhau về gốc gác, tín ngưỡng, tập tục, nhưng rất gắn bó, thân tình, sẵn sàng tương trợ nhau khi có biến, gặp ngày lễ cúng, cũng hoan hỉ tham dự.

Hẻm Sài Gòn nhiều về loại và cũng nhiều về lượng. Đi vô một con hẻm lạ, ít ai dám đi sâu, vì ai cũng đã có kinh nghiệm thất điên bát đảo khi lạc vô những cái mê cung hẻm vừa vô danh vừa vô tận. Nhiều nơi mạng lưới hẻmdày đặc, chằng chịt, chi chít, hấp dẫn những kẻ thích phiêu lưu, nhưng cũng là nỗi lo của cư dân, mỗi khi xảy ra sự cố, xe cứu thương, cứu hỏa không tìm được đường vô. Ngược lại, nhiều khi con hẻm là vị cứu tinh của giao thông. Gặp lúc kẹt xe, việc khám phá ra một con hẻm có thể thông qua con đường khác là cái biết đáng giá hơn ngàn cái biết. Xu hướng người dân mò đường hẻm để đi ngày càng gia tăng, vì tình trạng kẹt xe ở Sài Gòn chỉ thấy tăng chứ không giảm.

Đặc sắc, sinh động và phức tạp, rủi ro. Những con hẻm vẫn tồn tại cùng với sự thay đổi liên tục của Sài Gòn, chính là phần phản ánh trung thực nhất về đời sống cư dân Sài Gòn. Việc nâng cấp hẻm, để tạo điều kiện sống tốt hơn cho dân cư, là một việc nên làm ngay, nhưng bên cạnh đó, không thể bỏ đi những giá trị mà hẻm mang lại. Giá trị đó không chỉ là những nét đặc trưng rất tiêu biểu rất Sài Gòn của các con hẻm, mà còn là những giá trị của tình làng nghĩa xóm, của những cá tính cộng đồng mà dường như những con đường lớn không có cách nào giữ lại được.

 

Trần Khiêm / MAV

Sài Gòn, ẩm thực và cà phê trên báo Anh

(DĐDN) – Đây là cà phê, nhưng không phải là cà phê như những gì chúng ta đã biết. Ở TP HCM, Nicola Graydon đã học được cách yêu loại nước uống được xem là nguồn năng lượng của quốc gia này.

Một quán cà phê, hàng ăn uống vỉa hè khiêm tốn luôn là lựa chọn ưa thích của người Việt Nam. Ảnh: Alamy.

 

Điều đầu tiên mà bạn cần phải học khi lần đầu đến TP HCM chính là cách băng qua đường. Đây là một thử thách đầy khó khăn, đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng giữ cân bằng tốt trong trạng thái điềm tĩnh, quan sát xung quanh thật tinh tế và bước về phía trước một cách dè chừng.

Thật chóng mặt khi bước xuống dòng xe tấp nập đang di chuyển mà người điều khiển chúng đang giấu gương mặt với những cảm xúc sau cái khẩu trang và mũ bảo hiểm. Phải mất một lúc lâu để bạn khám phá ra đó là điệu nhảy của cho và nhận; Những người lái xe sẽ vây xung quanh bạn. Có lẽ đây chính là bản chất của thành phố này.

Đây là một thành phố – nơi cho bạn cảm giác về tương lai tươi sáng. Những tòa nhà chọc trời nhô lên khỏi mặt đất, phá hủy khu phố truyền thống. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thấy dưới chân một trong những khối thép và thủy tinh kiên cố ấy có một bà cụ đang ngồi, làn da mỏng manh như bánh tráng đang bán phở từ gánh hàng đã cũ, như thể không có gì thay đổi.

Cách tốt nhất để bạn chiêm ngưỡng sự thú vị này chính là ngồi trên ban-công của vô số quán cà phê nằm rải rác trong thành phố. Bằng cách này, bạn sẽ được nằm ngoài cuộc cạnh tranh nhưng vẫn có thể quan sát dòng người hối hả bên dưới. Bạn cũng sẽ được thưởng thức nước giải khát để bù đắp lại phần nào năng lượng đã bị tiêu hao. Thành phố này là một trong những trung tâm thương mại cao cấp nhất của Đông Nam Á trong 20 năm qua.

Trên sân thượng của quán cà phê L’Usine – một quán cà phê kiểu Pháp nhìn hướng ra Nhà hát Thành Phố, tôi gọi món cà phê truyền thống của Việt Nam được biết với tên “Ca phe sua da” gồm có “ cà phê, sữa và đá”. Đó là loại cà phê đen được nhỏ giọt từ cái phin kim loại đặt bên trên một chiếc cốc có chứa sẵn ¼ sữa đặc có đường, muốn thưởng thức, bạn hãy khấy đều lên và đổ hỗn hợp cà phê và sữa vào ly có đầy đá viên.

Lúc đầu, tôi không thể chịu nổi kiểu ngọt ngấy của nó, nhưng sau ba ngày tôi trở nên nghiện cái vị ngọt theo sau cái cảm giác tươi mát trên đầu lưỡi. Cà phê sữa đá hoàn toàn phù hợp với khí hậu có độ ẩm cao ở thành phố này mà không kiểu pha chế cà phê bình thường khác có được.

Cà phê xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 do người Pháp đem đến nhưng đất nước này nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam đã góp phần quan trọng cho thành quả này. Ngày nay, Việt Nam đã đưa cà phê lên tầm cao mới trong lĩnh vưc ẩm thực – thậm chí ngành dược phẩm

Tại quán Cà phê Trung Nguyên – thương hiệu cà phê Việt Nam được ví tương đương với Starbucks có một chuỗi các quán cà phê trong thành phố – bạn có thể chọn cho mình thức uống yêu thích trong thực đơn dài đến 5 trang. Chuỗi quán theo đuổi phong cách sang trọng với những hàng ghế sofa dài mang nét đặc trưng của thập niên bảy mươi và có màu sắc chủ đạo là đỏ nâu. Khách hàng quen thuộc của chuỗi quán Trung Nguyên phần lớn là thanh nhiên trẻ và doanh nhân đến thưởng thức cà phê và mong muốn qua ly cà cà phê khơi dậy cho họ niềm cảm hứng.

Tại chuỗi quán Trung Nguyên, bạn có thể khám phá những nền văn hóa cà phê đặc biệt từ của Ý, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Ethiopia. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam là điều tuyệt vời, xứng đáng cho chúng ta khám phá hơn cả. Các sản phẩm cà phê được phối trộn từ những loại hạt cà phê khác nhau theo một công thức đặc chế riêng của Trung Nguyên và có những cái tên thực sự đặc biệt như: “Thành công”, “Sáng tạo”, “Khám phá” và “Tư Duy”

Tôi đã chọn “Passiona” – loại cà phê dành riêng cho phái đẹp, được giới thiệu rằng uống thứ cà phê này sẽ duy trì làn da hoàn hảo và một đời sống tinh thần “đầy đam mê và thành công”. Tôi đã uống rất nhiều, không nhất thiết vì lời quảng cáo ban đầu nhưng thực sự vị của cà phê hòa tan Passiona rất ngon. Được biết, Passiona là sản phẩm cà phê được nghiên cứu và phát triển trong suốt 9 năm, bao gồm một số thành phần có lợi cho cơ thể như: collagen, vitamin PP (chống khô da) và các loại thảo mộc Phương Đông quý hiếm.

Không gian quán cà phê Trung Nguyên tại TP HCM. Ảnh: Alamy.

 

Tại một quán ăn lề đường của ông Huỳnh, tôi thưởng thức món phở bò tái dưới ánh đèn neon và nhận ra rằng dù có bao nhiêu tòa nhà cao tầng chọc trời, bao nhiêu sự vận động chuyển hóa đi chăng nữa thì quá khứ của Việt Nam vẫn tồn tại bên những món ăn truyền thống giản dị của đất nước này – trong tô phở bốc khói bên góc phố, tại những khu chợ bày bán cá tươi, trong những quầy hàng gạo với sự hiện diện của hàng chục giống khác nhau và cả trong những cửa hàng bày bán các loại thảo mộc tươi đâng vào mùa thu hoạch. Theo ông Huỳnh giải thích, rất ít người Việt Nam sở hữu tủ lạnh bởi vì họ mua tất cả mọi thứ tươi mới từ chợ. Dù giàu hay nghèo, họ thích ăn tại những quán ăn đường phố, trên những ghế nhỏ và nhất là những quán ăn sử dụng công thức gia truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy, tôi đã được tận mắt chứng kiến hình ảnh những chàng thanh niên hiện đại, tai nghe phone phát ra từ điện thoại di động, đậu xe máy trên vỉa hè, ngồi xuống một chiếc ghế và thưởng thức những món ăn giống như người bà của họ nấu ở nhà.

Những gánh hàng rong. Ảnh: Alamy

 

Tôi mua ly cà phê sữa đá cuối cùng tại một quán cà phê vỉa hè bên ngoài Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh và uống cạn nó dưới bóng của một chiếc xe tăng cũ với Lou – một phụ nữ Việt Nam vẫn luôn trăn trở vì cuộc chiến. Cô bị thất lạc với gia đình khi còn là một đứa bé và được một người lính Pháp đào ngũ khỏi quân đội Mỹ nhận nuôi. Cô đã theo người đàn ông này đến sống tại Pháp và phải mất 30 năm sau mới tìm thấy con đường để tìm về với gia đình của mình. Các chuyến tham quan đến bảo tàng luôn gợi lại những kỷ niệm buồn trong cô, người ta đã phải đổi tên cô theo giống tên nước ngoài để bảo vệ cô trước những kỳ thị vì cô bị xem là “tạp chủng”. “Mọi người ở đây đều có một câu chuyện để kể”, cô nói với tôi. “Mọi người đều có người thân đã khuất và có nhiều người đã phải sống với sự xấu hổ, mặc cảm. Họ đã chiến đấu và chém giết lẫn nhau. Tại đây không ai nói về chiến tranh nữa, như thể nó đã qua, nhưng nó không phải là sự thật . Nó sống mãi trong sự im lặng. ”

Với cuộc sống ồn ào tại TP HCM, mỗi một người đều có một cuộc sống riêng, vội vã trôi đi giữa những âm thanh náo nhiệt vang lên từ cuộc sống hối hả. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh và lần lượt bị xâm chiếm bởi Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp & cuối cùng là Mỹ. Do đó, ở thành phố này vẫn tồn tại nhiều bảo tàng lưu giữ những hình ảnh, chiến tích đấu tranh, hoặc qua những lời kể đầy vẻ tự hào của những người đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh thần kỳ đó.

Tuy nhiên, Lou không nói nhiều về những điều đó. Không làm bất cứ điều gì. Cả hai chúng tôi bắt đầu tận hưởng mùi vị tuyệt vời, ngọt ngào của ly cà phê sữa đá. Từ đó, chúng tôi hiểu được giá trị của sự đau thương, mất mát của họ đã từng trải qua là điều không dễ dàng gì.

Về làng nem Thủ Đức

Nói tới những món ăn nổi danh nhất của đất Sài Gòn, không thể không nói tới nem Thủ Đức. Trong văn học truyền miệng, mỗi lần nem Thủ Đức xuất hiện, nó đều mang một dáng vẻ tự hào: Đi đâu mà chẳng biết ta, ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem… hay như câu: Biên Hòa có bưởi Thanh Trà, Thủ Đức nem nướng, điện bà Tây Ninh.

Đất Thủ Đức là để chỉ các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 bây giờ. Xưa là một vùng rộng lớn, cảnh vật nửa quê nửa chợ, phù hợp với các trò ăn chơi tiêu khiển của khách du đãng thập phương: “Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ“, cái câu ấy nửa giỡn nhưng cũng nửa thiệt. Thủ Đức có suối Xuân Trường, suối Lồ Ồ, có nhiều vườn lài vườn ngâu, là những chốn vui thú ngoạn cảnh được ưu tiên thời ấy, còn ven chợ Thủ Đức lại có nhiều quán xá để la cà, với đủ loại món ăn chơi, trong đó dĩ nhiên nemThủ Đức là đại diện tiêu biểu.


Một cửa hàng bán đủ loại nem ở gần chợ Thủ Đức

Để đáp ứng cho nhu cầu của khách đối với món nem danh tiếng, xứ Thủ Đức đã từng có tới hàng trăm lò nem, mà điểm tập trung đông nhất là ven chợ Thủ Đức. Mỗi lò nem có bí quyết riêng, nhưng cũng có những nguyên tắc chung để có thể cùng nhau giữ gìn thanh danh làng nghề. Những nguyên tắc chung đó là sự cẩn thận trong các khâu chọn thịt, chế biến. Thường là phải chọn thịt ở mông con heo, khi ướp không bỏ hàn the và không bỏ quá nhiều gia vị, khi gói thì gói bằng lá vông chứ không phải lá ổi hay lá chùm ruột, trước hết là để bảo quản lâu hơn. Nem làm thủ công, các gia vị để ướp thường được chọn kĩ lưỡng, như muối phải là muối Phan Thiết, rượu phải rượu ngon, đường phải là đường tinh luyện.

Nhờ những nguyên tắc đó, cộng với một số kinh nghiệm, bí quyết gia truyền của từng nhà, miếng nem Thủ Đức được cho ra lò, khi tới mặt thực khách đã là những miếng mồi nhậu hồng tươi, chắc mà không cứng, thơm mà không nặng mùi, khi cắn vô cảm thấy vừa dai vừa dòn, vị chua cay mặn ngọt quyện hòa vô nhau rất đã.

Nhiều lò nem dựng gần nhau, tạo thành một làng nghề, gọi là làng nem Thủ Đức. Làng nem này cung cấp nem cho khắp các quán nhậu Sài Gòn, mà cũng ra tới các tỉnh miền đông tây, dễ dàng cạnh tranh với nem nổi tiếng các xứ khác như nem Lai Vung, nem Chợ Huyện. Trên phần sân nhà, thì nem Thủ Đức lấn át nem Bà Điểm, nem Gò Vấp… Các quán xá ở quanh chợThủ Đức xưa luôn bày biện đầy những món nem có thể làm mệt cái bao tử của bất kì người ăn mặn nào: từ nem chua lột ra ăn liền, tới nem chưa chua đem nướng, hay nem xắt nhỏ cuốn bánh tráng ăn với rau sống… Người ta tới Thủ Đức, thường ghé vô các quán này ăn nem, thỏa mãn, nhưng chưa xong chuyện, lại còn phải mua mấy đùm về làm quà biếu, để chứng tỏ với bà con là cái món mà mình và các bậc tiền bối vẫn hay ca ngợi kia không phải hữu danh vô thực.

Nem Thủ Đức xưa uy danh là thế. Làng nghề xưa nhộn nhịp là thế. Những câu chuyện kể về nem Thủ Đức xưa kia khiến người ngày nay khó mà cầm lòng, khiến nhiều kẻ phải chạy ra chợ Thủ Đức một chuyến để thưởng thức nó, hay ít ra cũng để biết làng nem Thủ Đức bây giờ ra sao.


Cơ sở nem Bà Chín nổi tiếng Q9.

Bây giờ, làng nem Thủ Đức vẫn còn dễ tìm, nhưng so với những gì đã được người xưa kể lại, thì rất là nhạt nhòa. Trên các con đường quanh chợ Thủ Đức, như Kha Vạng Cân, Dương Văn Cam, Lê Văn Tách, nay chỉ thấy khoảng chục lò nem còn hoạt động. Đó là các lò nem dày dặn kinh nghiệm, chất lượng đã được các chuyên gia nhậu nhẹt xác nhận: Tư Hoàng, Năm Hiếu, Thiên Hương Viên,… Dạt qua phường Hiệp Phú Quận 9, có lò nem Bà Chín có vẻ là lò nem Thủ Đức lớn nhất đang tồn tại.

Như vậy làng nem Thủ Đức nay chỉ còn rải rác vài dấu vết. Đây không phải điều quá bất thường đối với nhiều người, vì hiện nay tại Sài Gòn cũng như các tỉnh khác, luôn có không thiếu những cơ sở làm nem theo kiểu công nghiệp, nem tuy không ngon bằng nhưng được cái rẻ hơn loại nem cổ truyền làm bằng tay của người dân Thủ Đức. Và rồi cũng không mấy ai lấy làm lạ khi lâu lâu lại thấy có người lên tiếng kêu gọi cứu lấy làng nem Thủ Đức.

Cứu được làng nem hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều thứ trên đời. Người kêu cứu, người hành động, người đứng ngó, nhưng chắc không ai là muốn chứng kiến cảnh món quà nhậu danh tiếng nhất nhì xứ Sài Gòn phải trở lui vô miền ký ức, khiến cho những câu thơ ngộ nghĩnh về nem Thủ Đức đời xưa lại trở thành những tiếng thở dài của dân nhậu đời sau.

Bạnh Bư (MAV.vn)

10 MÓN ĂN VẶT PHẢI THỬ Ở SÀI GÒN

 Sài Gòn nổi tiếng là thành phố có nhiều món ăn ngon, phong phú về chủng loại. Tính riêng các món ăn vặt, Sài Gòn đã có một danh sách dài những món độc đáo được nhiều người ưa thích như Bột chiên, bánh tráng trộn, gỏi bò…

Một trong những niềm vui còn sót lại của dân Sài Gòn có lẽ là lúc nào cũng được ăn phủ phê những món ngon lành. Cứ ra đường phố Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp hằng hà sa số hàng quán bán đồ ăn. Món chính ngon, mà món vặt cũng ngon. Nếu là lần đầu tiên bạn đặt chân đến Sài Gòn, bạn nhất định phải thử qua những món trong danh sách dưới đây.

1. Ốc

Lê la mấy tiếng đồng hồ ở Sài Gòn vào đêm mà chưa một lần bước vào quán ốc, gọi cho mình thố nghêu hấp xả, sò điệp nướng phomai, càng ghẹ rang muối ớt, sò lông nướng mỡ hành… thì nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu Sài Gòn. Ốc được xem là món ăn không thể thiếu của người Sài Gòn. Có hàng trăm quán ốc mọc lên như nấm ở Sài Gòn và quán nào cũng đông nghẹt khách. Mỗi quán đều có riêng cho mình thực đơn đa dạng. Ốc Sài Gòn tươi roi rói, nêm nếm đậm đà và ăn hoài không ngán.

Càng ghẹ rang muối ớt, sò lông mỡ hành, sò huyết xào me hay chem chép nướng đều là những món không thể bỏ qua khi ngồi vào quán ốc. Ảnh: Đan Thảo

Giá ốc cũng dao động từ 20.000 đồng một đĩa dành cho quán bình dân đến 150.000 đồng một đĩa cho quán có tiếng hơn. Bạn có thể tham khảo một số quán ốc như ốc Xuân Hón trên Lê Thị Bạch Cát, quận 11; ốc Thành Long trên Trương Định, quận 3; những quán ốc ở quận 4 và quận 8.

2. Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng là ba món bánh tráng khoái khẩu của giới trẻ Sài Gòn. Có giá dao động từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng, bánh tráng trộn được bán dọc những con đường Sài Gòn. Những chỗ bán ngon và có tiếng thường rất đông người mua.

Bên cạnh bánh tráng trộn, bạn còn có thể ăn bánh tráng cuốn chấm sốt me, bánh tráng nướng thơm ngon. Ảnh: Đan Thảo

Bánh tráng được xé nhỏ, cho thêm hành phi, sa tế, mỡ hành, đậu phộng, trứng cút, khô bò, xoài và rau răm, trộn đều lên trong bịch. Mỗi nơi bán sẽ có cách biến tấu riêng, mang vị đặc biệt. Bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn có thể được mua mang đi, còn bánh tráng nướng thường được ăn tại chỗ để giữ độ nóng giòn.

3. Gỏi khô bò

Với vị ngọt của nước bò, giòn của đu đủ, gỏi khô bò cũng là món yêu thích của người Sài Gòn. Có giá khoảng 15.000 đồng đến 18.000 đồng một đĩa, nhiều bạn trẻ khi nhạt miệng thường kéo nhau đi ăn gỏi khô bò. Nơi bán gỏi khô bò ngon nổi tiếng nhất có lẽ là ở công viên Lê Văn Tám, quận 3.

Nhờ sợi đu đủ xắt nhỏ, nước chấm chua ngọt đậm đà và bánh phồng giòn rụm mà gỏi khô bò ở công viên Lê Văn Tám lúc nào cũng đông khách. Ảnh: hcmc

Khi đến nơi, sẽ có người mang ra một miếng lót để bạn ngồi quanh gốc cây. Sau khi gọi món, một người sẽ mang đĩa gỏi khô bò ra cho bạn. Gỏi khô bò ở công viên Lê Văn Tám chỉ là quán vỉa hè nhưng đã tồn tại chục năm. Ở đây người bán cho thêm vài miếng bánh phồng giòn lên trên đĩa khô bò nên vị lạ không lẫn vào đâu được.

4. Phá lấu

Đối tượng thích món này nhất ở Sài Gòn phải kể đến những bạn sinh viên – học sinh và giới trẻ nói chung. Phá lấu có nhiều loại như phá lấu heo, gà vịt, phá lấu bò. Tuy nhiên, phá lấu bò là món được ưa chuộng hơn cả. Một chén phá lấu bò gồm lá sách, khăn lông, lách, gân…

Khi đói bụng mà được ăn một chén phá lấu nóng hổi cùng với ổ bánh mì vàng giòn thì không điều gì thích bằng. Ảnh: Đan Thảo

Thông thường ăn phá lấu sẽ kèm với bánh mì chấm, hoặc mì gói. Giá một chén phá lấu, mì phá lấu ngon tầm 15.000 đồng đến 30.000 đồng. Bạn có thể ăn phá lấu ở phá lấu Xóm Chiếu, quận 4; bánh mì phá lấu nổi tiếng khu quận 4 nằm ngay ngã tư Hoàng Diệu và Lê Quốc Hưng.

5. Trà sữa

Khắp ngóc ngách Sài Gòn, nơi nào cũng bán trà sữa. Mỗi tiệm trà sữa lại có một vị nước pha riêng. Bạn bè đi cùng nhau ngại vào quán ngồi thường ghé vào quán trà sữa chọn lấy một ly và cầm theo. Trà sữa phổ biến nhất hiện nay ở Sài Gòn là trà sữa Phúc Long. Với vị thế thoáng mát, nhiều người thường ra ngồi gần bến Bạch Đằng, gọi một ly trà sữa và uống với bạn bè. Trà sữa có vị trà đặc, uống khi bụng đói có thể dễ bị say, nhưng lại là vị yêu thích của nhiều người trẻ Sài Gòn.

Uống trà sữa cùng với bạn bè thân thiết là lựa chọn quen thuộc của giới trẻ Sài Gòn. Ảnh: Đan Thảo

6. Vú dê nướng

Ở Sài Gòn muốn ăn các món liên quan đến dê, đặc biệt là vú dê nướng và lẩu dê, mọi người thường tìm đến khu Trung Sơn, quận 7. Vú dê nướng thơm chấm với chao, ăn thêm một chén mì chan nước lẩu mới đúng điệu.

Vú dê nướng thường ăn cùng rau muống, đậu bắp. Khi miếng vú dê chuyển sang màu vàng sẫm, bạn sẽ gắp ra chấm chao và cho vào miệng. Ảnh: Linh Lê

Vú dê mềm, giòn giòn, được ướp gia vị đậm đà và được chủ quán mang ra kèm với một vỉ nướng. Bạn có thể tự nướng, khi hương thơm bốc lên và chín đều thì gắp cho vào chén. Đặc biệt chao chấm phải được pha ngon, không quá mặn cũng không quá ngọt, cho thêm chút sa tế cay vào. Món này là món khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt vào những lúc trời mát.

7. Xiên que

Món ăn vặt quen thuộc của nhiều người Sài Gòn, được bán ở vỉa hè hoặc trên những xe đẩy. Những xiên que này có thể gồm cá viên chiên, bò viên chiên, há cảo, trứng cút, đậu bắp hoặc đậu đũa cuộn… Thông thường, bạn có thể ngồi ăn xiên chiên ở công viên, cạnh bờ sông, quán vỉa hè trên đường Sương Nguyệt Ánh, quận 3. Một xiên có giá khoảng 7.000 đồng đến 10.000 đồng tùy nơi.

Cá viên chiên vàng giòn, nóng hổi được ăn kèm với đồ chua hoặc đu đủ chua để tăng vị. Ảnh: Linh Lê

8. Sủi cảo

Vốn là món ăn của người Hoa, nhưng trở nên phổ biến ở Sài Gòn. Con đường bán sủi cảo ngon nhất phải nói đến đường Hà Tôn Quyền, quận 5. Món này hơi giống hoành thánh, nhưng bên trong có thêm tôm và thịt nạc xay. Bạn dùng nĩa ghim sủi cảo rồi chấm vào tương đen pha tương đỏ. Một tô sủi cảo còn có thêm bong bóng cá, da heo, mựa… Đến quán sủi cảo, bạn còn có thể thử qua món sủi cảo chiên hoặc mì sủi cảo. Giá một tô sủi cảo dao động từ 35.000 đồng đến 40.000 đồng.

Sủi cảo Hà Tôn Quyền nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn. Bạn sẽ phải chờ vài phút mới được ăn vào giờ cao điểm. Ảnh: Đan Thảo

9. Bột chiên

Vào những lúc đói bụng nhưng cảm thấy khó chịu trong người, bạn có thể ăn qua món bột chiên. Bột chiên được cắt thành những khối vuông hoặc chữ nhật, chiên trên chảo phẳng, đập thêm một quả trứng gà, rắc thêm hành lá lên trên và múc ra cho vào đĩa. Một đĩa bột chiên ngon phụ thuộc nhiều vào bột và nước chấm. Món này vừa ăn vặt được, lại vừa có thể ăn no. Ngoài bột chiên, bạn có thể ăn thêm nuôi chiên, khoai môn chiên có vị cũng khá lạ. Một đĩa bột chiên thường có giá 15.000 đồng đến 20.000 đồng.

Một số nơi bán bột chiên còn có thêm đu đủ xắt sợi rải phía trên khá ngon. Ảnh:vietnamcayda

10. Kem nhãn

Chỉ với một viên kem, đậu phộng rắc bên trên, nhưng kem nhãn là một trong những món vặt mang đến cảm giác mát mẻ cho giới trẻ Sài Gòn. Ai đã ăn kem nhãn thì không thể dừng lại ở một ly, mà phải gọi thêm hai hoặc ba ly nữa. Giá một ly kem nhãn khoảng 6.000 đồng. Nổi tiếng về món kem này ở Sài Gòn là kem nhãn Chú Tám nằm trên đường Trương Hán Siêu, quận 1 hoặc đường Sư Vạn Hạnh, quận 10.

Múc một muỗng kem nhỏ, thêm hai hạt đậu phộng và ăn, bạn sẽ thấy kem tan mát rượi trong miệng. Ảnh: Linh Lê

Thảo Nghi (VNexpress.net)

“Truyền thuyết” về bánh mì Sài Gòn, món ngon đường phố số 1 thế giới

Bánh mì là món ăn chính của phương Tây, xét về mặt biểu tượng thậm chí được đồng nhất với thánh thể của chúa Kitô: Bánh mì là bí nhiệm nhỏ, rượu vang là bí nhiệm lớn. Có lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định.

 

Lịch sử xuất hiện món bánh mì tại Sài Gòn:

Bánh mì là món ăn chính của phương Tây, xét về mặt biểu tượng thậm chí được đồng nhất với thánh thể của chúa Kitô: Bánh mì là bí nhiệm nhỏ, rượu vang là bí nhiệm lớn. Có lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định.

Ngoài người Pháp, cách làm bánh mì(hay còn gọi là bánh mì Baguette) đầu tiên được người Hoa tiếp thu, sản xuất bán ra thị trường và trong số khách hàng mua bánh mì thời kỳ đó có cả người Việt: Bồi bàn, thông ngôn, thầy lý có lẽ là những người nếm bánh mì đầu tiên; kế đó là công chức tân trào, rồi đến tầng lớp Tây học, thị dân và dần dần tỏa rộng phổ biến cả thành thị lẫn nông thôn.

Loại thức ăn này tồn tại trong cái nhìn của dân ta là bánh – hiểu là món ăn chơi, không phải là thực phẩm thường xuyên như cơm, thế nhưng dần dà đã trở thành “cơm tay cầm”, tức không ăn bằng chén đũa và ăn bánh mì thay cơm được định danh theo kiểu nói lóng là “thổi kèn”, hàm nghĩa là ăn tùng tiệm qua bữa, không đầy đủ đàng hoàng như bữa cơm thường lệ. Thế mà đến nay, các loại bánh mì đều có đủ mặt (bánh mì rế, bánh mì đũa, bánh mì cóc…) và việc ăn bánh mì có nhiều biến tấu đa dạng.

Bánh mì ăn theo kiểu Tây có cơm Tây, bánh mì ăn với súp, bittết, ốp-la (oeufsurplat), bánh mì ôp-lết (omelette: trứng rán), bê-cơn (bacon của Ăng lê). Có thể kể thêm cách ăn bánh mì với patê, jămbông, xúc xích, bơ, mứt.

Khởi thủy của bánh mì Sài Gòn cũng như tất cả bánh mì ổ ở Việt Nam chính là bánh mì Baguette do người Pháp mang đến những năm đầu thế kỷ 19. Những sự biến đổi về hình thức cũng như chất lượng đến cách chế biến phong phú cho bánh mì Sài Gòn đã nói lên nhu cầu ẩm thực cầu kỳ của người Sài Gòn. Trước năm 1975, với chương trình tài trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bộ giáo dục đã chu cấp cho các trường tiểu học tư thục và công lập một bữa ăn nhẹ với bành mì và sữa tươi, sữa thì do hãng sữa Fore Most cung cấp và bánh mì do các lò cung cấp.

Đứng trước nhu cầu đó, giới sản xuất bánh mì Sài Gòn coi đây là một thách thức “tuyệt diệu”. Những lò gạch truyền thống theo kiểu Pháp từ những năm của thập niên 50-60 thiếu khả năng đáp ứng, sang những năm đầu 70 được thay thế dần bằng những loại lò điện, tiêu biểu như “Matador” hay “Anwator” của Nhật được biết qua tiếng Anh là deck ovens, là loại lò có nhiều tầng/ngăn nướng. Sau năm 1975 kinh tế tư nhân bị tiêu diệt (1975-1986) nhu cầu cung cấp điện bị hạn chế tối đa, một số lò điện và lò gạch chỉ hoạt động dưới dạng hợp tác xã và sản xuất “chui/lậu” ra thị trường, cũng từ đó xuất hiện một loại bánh mì có tên “bánh mì lò thùng phi/phuy”, người dân Sài Gòn sống trong thời “bao cấp” đều biết đến “danh xưng” bánh mì thùng phuy (lò được chế biến từ những thùng phuy 200l, lò có 2 phần chính: phần vỏ bên ngoài được dùng nguyên vẹn 1 thùng phuy).

Tiệm bánh mì đầu tiên tại Sài Gòn

Tiệm bánh mì Hòa Mã năm 1960

 

Gần ngã tư Cao Thắng – Nguyễn Đình Chiểu có một tiệm bán bánh mì nhỏ với bảng hiệu cũ kỹ, phai màu theo năm tháng. Bánh mì Hòa Mã đã tồn tại 50 năm kể từ ngày thành lập. Nhiều người khẳng định chủ nhân ở đây là người đầu tiên bán những ổ bánh mì thịt kiểu Sài Gòn.

Bà Nguyễn Thị Dậu, chủ nhân của hiệu bánh mì Như Lan hiện nay, cho biết ngày xưa bà rất mê bánh mì Hòa Mã. Lúc nhỏ, bà thường đến mua bánh mì ở đây và ước ao ngày nào đó mình cũng có một cửa hàng bán bánh mì như ý thích.

Sài Gòn từ trước năm 1958 đã có những cửa hiệu bán bánh của người Pháp. Họ bán bánh ngọt, bánh mì theo gu Pháp để phục vụ chủ yếu dân Tây. Bánh mì Tây là loại đặc ruột, tùy hình dáng mà được gọi tên (bánh mì gối là do tròn lớn như cái gối…). Và thịt nguội được bán riêng theo nhu cầu của người mua.

Năm 1954, vợ chồng ông Lê Minh Ngọc và bà Nguyễn Thị Tịnh di cư vào Nam. Trước đó, bà Tịnh đã làm cho hãng thịt nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội. Khi vào Sài Gòn, hai ông bà đã có sẵn ý tưởng mở cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội để cung cấp cho người Việt trong khu vực. Thế là năm 1958, cửa hàng bánh mì thịt nguội mang tên Hòa Mã (tên một làng ở ngoại ô Hà Nội) tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3). Sau đó hai năm, tiệm dời về số 53 Cao Thắng cho đến nay.

Ban đầu, tiệm cũng bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, ăn tại chỗ hoặc mang về. Nhưng người mua thường là công chức, thợ thuyền, sinh viên, học sinh không có nhiều thời gian vào buổi sáng để nhẩn nha ngồi ăn ở tiệm. Thế là Hòa Mã làm ổ bánh mì vừa đủ cho suất ăn sáng dài hơn gang tay, nhét thịt, chả lụa, pa–tê vào giữa để người mua tiện mang theo vào nơi làm việc, lớp học.

Lúc đó, tiệm Hòa Mã gọi một ổ bánh mì thịt của mình là cát–cút, có lẽ dùng theo từ Pháp casse-croûte, tức bữa ăn lót dạ, bữa ăn qua loa (thật ra, tên gọi đúng của bánh mì kẹp thịt là sandwich). Giá bán một ổ là 3 – 5 đồng, ổ lớn có bơ tươi thì 7 – 10 đồng.

Ngày xưa, các vị công chức ở vùng Bàn Cờ, cư xá Đô Thành rất thích ăn bánh mì Hòa Mã. Bà Tịnh vốn xuất thân làm thịt nguội cho hãng Tây nên vẫn giữ gu Pháp cho bánh mì Hòa Mã suốt 50 năm. Không ít người ở nước ngoài về thăm quê hương thường ghé lại Hòa Mã để thưởng thức hương vị bánh mì thịt không thể nào quên.

Hương vị bánh mì Sài Gòn

Bánh mì thịt kiểu Sài Gòn bắt đầu định được dáng vẻ, hương vị riêng của mình. Vì ổ bánh mì vừa đủ cho một khẩu phần ăn nên không cần lớn lắm, nhưng vỏ bánh phải giòn, ruột bánh đặc vừa phải để bột không quến khi nhai làm mất ngon.

Người miền Nam thường thích cái gì cũng có tí rau. Vì vậy ổ bánh mì được cho thêm vài lát dưa leo, củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài cọng hành, ngò để có hương  thơm, vài khoanh ớt cay vừa ăn vừa hít hà mới khoái.

Ăn ổ bánh mì thịt có đủ mùi thơm giòn của vỏ bánh, vị ngọt của bột mì, béo của bơ, hương vị thịt, chả, pa–tê như một bản phối tròn trịa sắc màu nhưng không hề ngán bởi có rau dưa tươi mát. Và điều quan trọng của ổ bánh mì thịt Sài Gòn là ngon, rẻ, tiện lợi cho tất cả mọi tầng lớp.

Một thời gian sau, nhiều hiệu bánh mì thịt bắt đầu xuất hiện ở thành phố. Bánh mì không dừng lại ở món điểm tâm nữa, nó được dùng cả ở bữa trưa, chiều, tối.

Hằng ngày những chiếc xe được sắp đầy những ổ bánh vàng ươm thơm phức và được chở đi khắp mọi nẻo đường khắp Sài Gòn để phục vụ cho người dân Sài Gòn. Có lẽ bánh mì là một món ăn không thể thiếu và không thể không bắt gặp ở Sài Gòn.

Ngoài bánh mì kẹp thịt nguội thì ở Sài Gòn bạn còn có thể bắt gặp những biến tấu của nhân kẹp bánh mì với các loại như:

Bánh mì thịt nướng: Nhân bánh mì được làm từ thịt heo ướp với các loại gia vị và đem nướng lên , ăn kèm với dưa chua và nước mắm, món này các bạn có thể bắt gặp ở khắp nẻo đường Sài Gòn trên những chiếc xe bán bánh mì dạo.

Bánh mì xíu mại: Món này được người Hoa ở Sài Gòn chế biến mang một nét đặng trưng với thứ nước sốt cà huyền bí và màu sắc hấp dẫn của những viên xíu mại chắc chắn sẽ làm xiêu lòng mọi thực khách từ già tới bé

Bánh mì ốp la: Món bánh mì này là một trong những món khoái khẩu của giới học sinh, sinh viên, vị thơm và béo của trứng hòa quyện cùng vị chua ngọt của dưa chua và độ giòn của bánh mì làm biết bao giới trẻ si mê, vừa rẻ lại vừa bố và thơm ngon.

Bánh mì chả cá: Những miếng chả cá nóng giòn vàng ươm được nhồi vào trong ổ bánh mì nóng giòn thì quá tuyệt

Bánh mì heo quay: Heo quay giòn rụm mà ăn chung với bánh mì giòn sẽ tạo ra những âm thanh nghe rất vui tai và hương vị cực kì ngon.

 

Bánh mì Việt – món ăn đường phố ngon nhất thế giới

Được ưu ái giữ nguyên tên tiếng Việt, bánh mì Việt Nam được các báo nước ngoài giới thiệu là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Vào năm 2011 từ “banh mi” được đưa vào từ điển danh tiếng của Oxford.

Bánh mỳ Việt Nam được giới thiệu là một trong những món đường phố ngon nhất thế giới.

Chuyên trang du lịch The Gardian miêu tả, tại Việt Nam ổ bánh dài được nướng qua trên than hồng cho giòn lớp vỏ. Người ta mổ chiếc bánh ra, thoa một ít sốt mayonnaise, patê, sau đó nhồi thịt, rau ngâm chua, rau sống vào, có thể chan thêm nước tương, gia vị cay.

“Một điều bí mật mà không mấy người biết là món sandwich ngon nhất thế giới không phải được tìm thấy ở thành phố Rome, Copenhagen hay New York mà ở Việt Nam”, bài báo viết.

Xét về nguồn gốc, bánh mì Việt Nam là sản phẩm giao lưu hóa ẩm thực của nhiều quốc gia. Chẳng hạn chiếc bánh mì nướng rất giống với các loại bánh mì Pháp, trong khi thành phần nguyên liệu gồm xá xíu, thịt lợn nguội lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Riêng các loại thảo mộc và gia vị thì rõ ràng là đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Giá trung bình của một ổ bánh mì khoảng 15.000 đồng.

 

Theo banhmi.odau.com

Hàng rong Sài Gòn hơn 100 năm trước

Gánh phở, xe kem, thùng tào phớ… trên vai, bộ bưu ảnh tái hiện nhiều ký ức thân quen ở Sài Gòn – Chợ Lớn đồng thời cho thấy cảnh sôi động của thành phố ngay từ đầu thế kỷ 20.

Đô thị Sài Gòn- Chợ Lớn, một trong hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam sau khi Pháp chiếm Đông Dương vào cuối thế kỷ 19. Các nhà nhiếp ảnh người Pháp nhanh chóng phát hiện ra hoạt động buôn bán kiểu di động- hàng hoá, thức ăn được lưu thông dựa vào sự dẻo dai của đôi chân người bán hàng, có mặt ở khắp các ngóc ngách của thành phố. Bộ bưu ảnh hàng rong ở Sài Gòn- Chợ Lớn tái hiện một phần đời sống kinh tế- xã hội cũng như văn hoá của người Việt hồi đầu thế kỷ 20.
Phở là món ăn truyền thống của người Việt xuất hiện đầu tiên trên các gánh hàng rong. Thành phần đơn giản, chỉ gồm nước lèo, bánh phở, một vài miếng thịt và các lọ gia vị. Đây là một gánh phở dạo khác của người Sài Gòn xưa, người bán hàng gánh cả bếp lò, nồi nước sôi đi khắp nơi phục vụ.
Bánh gạo, một loại bánh phổ biến cũng được bán rong trên các khu phố. Bánh được làm từ gạo trộn cùng một số loại ngũ cốc khác cho có mùi vị, cho thêm bột kết dính rồi ép dẹp, sau đó hấp chín.
Cháo, mỳ hay hủ tiếu được người Pháp gọi chung là súp. Các gánh hàng loại này khá cồng kềnh, nặng nề nên chủ gánh thường chọn một góc phố đông người, ngã tư để tiện buôn bán.
Hình ảnh khá thú vị về một xe bán kem của người Hoa Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20. Kem được làm mát bằng đá lạnh xếp xung quanh, sát thùng là một lớp xốp mỏng để giữ đá lâu tan. Người bán sẽ “thu hút” khách bằng một cái chuông nhỏ gắn sát tay lái bên phải.
Khu vực Chợ Lớn tập trung đông đúc Hoa kiều theo đường biển vào lập nghiệp ở Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi. Người Hoa là những người giỏi buôn bán, chịu khó nên các gánh hàng của họ thường đông khách. Hình ảnh chú “Khách”- một cách gọi người Hoa của người Việt bán với đôi quang gánh bán dạo các món ăn như mỳ, cháo, tào phớ… rất quen thuộc và tồn tại cho đến những năm 70 của thế kỷ 20.
Hình ảnh điển hình của gánh tào phớ xưa. Người bán thường gánh một thùng gỗ đựng tào phớ, một chạn gỗ đựng chén bát, muỗng, và những vật dụng khác. Người bán tào phớ có tiếng rao rất đặc biệt, chỉ có một chữ ” phớ…” kéo dài.
Quán bán nước giải khát trên vỉa hè. Người bán hàng ngồi trên ghế cho thấy quán hàng kiểu này là cố đinh, khách hàng là khách qua đường, các bác phu xe kéo nghỉ chân uống chén trà xanh hay một loại nước trái cây nào đó như dừa, được trồng nhiều ở ngay tại vùng Sài Gòn- Chợ Lớn.
Những thực khách ngồi xổm thưởng thức món mỳ của một người bán hàng rong người Hoa ngay trên đường. Các gánh hàng kiểu này vẫn duy trì nhiều ở Sài Gòn cho đến tận những năm 1970.
Nón lá, hình ảnh đặc trưng của người Việt, được làm từ lá cọ lợp trên nên khung tre nhỏ hình chóp nhọn dưới có quai đeo, nón rộng vành nên che kín mặt và rất mát. Nón của người Việt khác với nón người Trung Quốc hay đội với cái chóp nhọn đặc trưng.
Sài Gòn xưa cũng có những khu phố tập hợp các loại gánh hàng rong để người dân và khách thuận tiện ăn uống. Vào buổi sáng khu phố rất náo nhiệt thu hút cả người Tây sống ở thuộc địa.
Họp chợ trên đường phố là một thói quen cố hữu của người Việt. Buôn bán nhỏ, mang bán từng mớ rau, con cá nuôi được nên người Việt tiện đâu bán đấy. Những hình ảnh này cho thấy các bà các chị đang mua bán nông sản, thực phẩm rất sôi động trên phố phường Sài Gòn xưa.
Một người Việt với chiếc nón lá đặc trưng quẩy đôi quang gánh trên đường phố Sài Gòn. Trong đôi sọt đan bằng lá của người đàn ông này thường có nhiều loại nông sản do chính gia đình trồng được để mang đi bán.

Hải An (Zing.vn)

HÌNH ẢNH XƯA VỀ ẨM THỰC SÀI GÒN [Phần 1: Giải khát]

Bạn có bao giờ tự hỏi cách đây tầm một thế kỉ, hoặc năm bảy chục năm, dân Sài Gòn có thói quen ăn uống như thế nào? Có những gì giống, những gì khác so với bây giờ? Hãy cùng xem lại những hình ảnh dưới đây nhé! 


Xe bán nước dạo thập niên 1940

Cô hàng nước nhỏ tuổi với nụ cười chất phác, ô kìa, phía sau có phải là Cầu Mống?


Nước ngọt Con Cọp lừng lẫy một thời, nay đã là dĩ vãng

Bia Lade Trái thơm từng rất được ưa chuộng. Gọi “Lade trái thơm” nhưng món bia này chẳng dính dáng gì tới trái thơm cả, chỉ vì hai dây hoa trên nhãn hiệu có hình giống …trái thơm, nên dân ta gọi vậy cho dễ nhận diện.

Bia 33, sau đó vài chục năm, nó mọc thêm số 3 trong tên gọi.


Nước ngọt Con Cọp, bia 33 hay bia La De (Larue) đều là sản phẩm của công ty BGI (viết tắt của Brasseries & Glacières De L’Indochine)

Một cửa hàng bán bia và nước ngọt các loại vào những năm 60. Chữ “Lave Larue” ở góc trái cũng là lý do vì sao bia Larue hay được gọi là bia “La De”


Nước ngọt Coca Cola thâm nhập thị trường Việt Nam vào đầu thập niên 1960


Phút nghỉ ngơi của anh bán nước


Nước cam không ga Bireley’s rất được nữ giới ưa chuộng

Xe nước mía, chẳng khác ngày nay là mấy


Một xe nước mía ép tay

Bà con ăn chè bên xe chè của người Hoa. Xe chè người Hoa làm cầu kỳ, nhiều họa tiết điển tích rất đẹp mắt.


Xe đẩy bán rau má, nước ngọt. Có thể thấy người bán đang chặt đá, kế bên là thanh gỗ để làm đá bào (dành cho món xi rô đá bào mà học sinh rất yêu thích)


Xe bán sinh tố trên đường Nguyễn Cư Trinh (quận 01)

Nước ngọt đóng bịch, bánh tổ, và cô gái có phong cách rất mô-đen sành điệu.

Xe bán nước giải khát và quán cà phê nhỏ xíu bên vỉa hè.