LƯU Ý KHI ĂN BÁNH TRUNG THU

Trung thu là tết cổ truyền có từ lâu đời và đến nay tết trung thu không chỉ là của trẻ em và cả người lớn cũng vẫn mong đợi ngày này. Trung thu đến trẻ con háo hức chờ đợi được mua quà, người lớn biếu nhau hộp bánh để tỏ tấm lòng.

Tuy nhiên bánh trung thu không có lợi cho sức khoẻ bởi độ béo, độ ngọt và độ mặn của nó. Một số người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi dùng bánh nướng, bánh dẻo. không nên ăn nhiều bánh trung thu vì:

Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao.

Trứng muối và các loại hạt trong nhân bánh cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Hàm lượng muối cao trong bánh cũng có thể trở thành gánh nặng cho thận và hệ tim mạch. Bánh nướng, bánh dẻo là thứ quà ngon nhưng xét về mặt sức khỏe, đây không phải thực phẩm bổ dưỡng và chỉ nên thưởng thức một cách chừng mực.

Người bị bệnh tiểu đường, thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh trung thu. Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Trẻ nhỏ và người già cũng không được lợi khi dùng món quà này.

Bánh trung thu không có lợi cho sức khỏe như nhiều người tưởng

Chẳng những không tốt cho sức khỏe nói chung, bánh trung thu còn khiến bạn tăng cân. Trung bình một chiếc bánh tròn cỡ 10×4 cm cung cấp 800-1.200 calo (càng nhiều lòng đỏ trứng, năng lượng càng cao), 5-12 g protein, 60-90 g cacbohydrat và 30-45 g chất béo. Một mẩu bánh trung thu nhân trứng muối nặng 60 g cung cấp khoảng 200 calo. Một phụ nữ cân nặng 55 kg cần đi bộ một giờ để đốt cháy phần năng lượng này.

Để dễ hình dung, có thể lấy ví dụ nam giới độ tuổi 31-50 hoạt động thể lực mức trung bình cần 2.400-2.600 calo mỗi ngày, nữ giới độ tuổi này cần 2.000 calo. Ăn một chiếc bánh trung thu là bạn đã nhận đủ năng lượng cần thiết cho một bữa ăn chính. Tốt nhất là nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và cùng ăn với bạn bè, gia đình, ăn chậm và hạn chế.

Trà là thức uống tốt nhất đi cùng bánh trung thu. Trà xanh hay trà ô long hợp với bánh có vị mặn và trà hoa cúc hợp hơn với bánh có vị ngọt. Những loại trà này chứa axit acetic, giúp tiêu hóa và phân giải chất béo tốt hơn. Tránh dùng cà phê hoặc trà quá đặc khi ăn bánh vì những thức uống này rất giàu caffein. Đồ uống chứa cacbohydrat như cola lại chứa nhiều năng lượng và đường, càng làm trầm trọng thêm tác dụng gây béo của bánh trung thu.

Benh.vn(Theo Bs. Trần Thu Thủy-VNE)

5 BÀI THUỐC CHỮA HÔI NÁCH HIỆU NGHIỆM TỪ DÂN GIAN

Trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều các loại nước hoa lăn nách có tác dụng hữu hiệu trong việc hạn chế các vi khuẩn và không để lại mùi hôi nách lan tỏa tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có một số cách dân gian có khả năng hạn chế mùi hôi nách rất tốt như:

Phèn chua

Phèn chua thường được dùng để khử mùi hôi ở tay, chân và đặc biệt là vùng nách nhờ vào khả năng sát trùng, khử mùi và diệt khuẩn cao. Tùy theo mức độ “rau mùi”, các bạn có thể áp dụng cách trị hôi nách bằng phèn chua khoảng 2 – 3 lần/tuần. Với cách này, chúng ta chỉ cần dùng phèn chua đã được rang và tán mịn để xát vào vùng nách sau khi tắm xong.

Baking soda

Đây là một phương pháp trị hôi nách rất hiệu quả và được ưa chuộng. Nguyên nhân là do baking soda có khả năng hút mùi rất tốt. Bạn chỉ cần rắc một chút bột baking soda vào vùng nách và để qua đêm, thực hiện đều đặn khoảng 3 lần/tuần sẽ cho kết quả rất nhanh chóng.

Chanh tươi

Trong quả chanh có chứa một hàm lượng axit citric khá lớn, có công dụng rất tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát lượng mồ hôi dưới cánh tay. Không chỉ thế, lượng vitamin C dồi dào trong loại quả này còn giúp dưỡng trắng và chống thâm cho vùng nách rất hiệu quả. Với chanh tươi, các bạn chỉ cần sử dụng để cắt lát, chà vào nách và rửa sạch sau khoảng 15 phút, áp dụng ngày 1 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng “rau mùi” cho nách rất hiệu quả.

Lá trầu không

Theo các nghiên cứu, lá trầu không có chứa các chất như diataza, đường tanin và đặc biệt là tinh dầu có hương thơm nồng, nhờ đó có khả năng khử mùi hôi nách. Cách làm này được áp dụng như sau: Dùng 2 – 4 lá trầu không tươi đã được rửa sạch để chà xát vào nách sau khi tắm. Trầu không có tác dụng khử trùng, khử mùi hôi rất tốt, vì thế sẽ giúp chúng ta đẩy lùi mùi hôi khó chịu do mồ hôi tiết ra ở nách.

Củ gừng

Tinh dầu và chất cay trong củ gừng có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng và giảm mùi khó chịu. Nhờ đó, chúng ta có thể sử dụng gừng để trị hôi nách bằng cách ép gừng tươi lấy nước để bôi vào nách.

Chú ý: làm sạch và lau khô vùng da dưới cánh tay trước khi thực hiện. Không thực hiện khi trên vùng da đó có vết thương hở.

Ngoài ra để hạn chế mùi hôi các bạn nên:

– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm hàng ngày bằng xà bông diệt khuẩn…

– Chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm mồ hôi tốt và thay quần áo mỗi ngày. Quần áo cũng cần được giặt sạch sẽ, phơi khô và có thể sử dụng nước xả vải để tạo mùi thơm dễ chịu.

– Tăng cường uống nước, hạn chế các thực phẩm cay, nóng, rượu, café…

(Theo Trí Thức Trẻ)

Angelina Jolie thích ăn nhện, Steve Jobs thích ăn táo, Hitler ăn chay, còn Nietzsche không ăn khoai tây vì tin rằng khoai tây sẽ làm ông nghiện rượu…

Trước đây, Angelina Jolie đã từng chia sẻ, cô đã từng nếm qua ấu trùng ong, dế, gián và cô thực sự rất thích nó. Mới đây, tại buổi phỏng vấn của tờ The Sun, trong chiến dịch quảng bá cho bộ phim Salt,cô cho biết: “Tôi rất thích ăn nhện và côn trùng. Khi đóng phim ở Campuchia, tôi đã ăn chúng và tôi thấy chúng rất ngon”.

 

Xuất hiện trong show truyền hình David Letterman, Salma Hayek đã chia sẻ với công chúng một sở thích ăn uống vô cùng thú vị. Nữ diễn viên xinh đẹp này cho biết, cô không thích ăn thịt ngựa nhưng lại đặc biệt thích ăn côn trùng. Cô nàng đã ăn rất nhiều loại côn trùng, trong đó có cả châu chấu. Cô còn nhấn mạnh rằng, mùi vị của chúng rất tuyệt vời.

 

 

Vị tổng thống nổi tiếng nhất thế giới Hồi giáo hiện nay, Mahmoud Ahmadinejad có một thói quen ăn uống rất bình dị. Khi phải làm việc tại dinh tổng thống, ông luôn mang theo hộp cơm do vợ nấu và chuẩn bị sẵn để ăn vào mỗi buổi trưa.

 

Tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính nổi tiếng thế giới AppleSteve Jobs, là người đặc biệt thích ăn táo. Có những giai đoạn, táo là nguồn thức ăn duy nhất cung cấp năng lượng cho cơ thể của ông. Không hiểu vì lý do gì mà, Steve Jobs lại có mối quan tâm đặc biệt đối với những quả táo đến như vậy.

 

Bất cứ ai ghét món sốt cà chua thì sẽ rất vui mừng, khi được biết mình đã có một đồng minh vô cùng nổi tiếng. Ronald Reagan, tổng thống thứ 40 của nước Mỹ, trong suốt 70 năm không hề ăn bất cứ một quả cà chua nào.

 

Những chiếc bánh sandwich luôn có sức hút tuyệt vời đối với ông vua nhạc rock, Elvis Presley. Có khi ông phải bay đến 800 dặm chỉ để ăn một chiếc sandwich gồm bơ, mứt kẹp cùng với một cân thịt xông khói.

 

Người đàn ông bị lên án nhất thế giới, Adolf Hitler lại có một thói quen ăn uống khác hẳn với quan điểm chính trị của mình. Nếu trên chiến trường, Hitler sẵn sàng xả súng giết hàng triệu người Do Thái thì trên bàn ăn, ông lại đặc biệt ghét những món ăn được chế biến từ thịt động vật. Vì vậy, mà chế độ ăn uống trong suốt cuộc đời ông, hầu như không có thịt.

 

Vladimir Nabokov, một nhà văn – nhà thơ nổi tiếng của Nga, đã từng ăn những con bướm, nhưng rồi sau đó ông buộc phải thừa nhận, chúng không được ngon lắm và mùi vị của những con bướm giống như của hạnh nhân và phô mai xanh vậy.

 

Triết gia nổi tiếng người Đức, Friedrich Nietzsche tin rằng, nếu ăn nhiều gạo sẽ dẫn đến nghiện ma tuý và ăn nhiều khoai tây sẽ bị nghiện rượu(!?!) Vì vậy, dù là những loại thực phẩm cực kỳ tốt và cần thiết cho sức khoẻ nhưng ông không bao giờ đụng đến chúng.

 

Lê Anh (Tổng hợp), Zing.vn

 

DƯA MÔN, ĐẶC SẢN QUÊ NGHÈO MIỀN TRUNG

Dưa môn là món dưa khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Món dưa được làm từ nguyên liệu rẻ tiền, mộc mạc, nhưng nhờ sự tinh tế của những người mẹ, người chị, món dưa trở thành một miếng ăn ngon thấm thía mà ai đã nếm qua một lần thì khó mà quên được.

Sau đây là bài viết của tác giả Tiên Sa về món ăn độc đáo của vùng quê nghèo xứ Quảng:

DƯA MÔN QUÊ NGHÈO

Miền Trung xứ Quảng quê tôi ngày ấy nghèo xơ xác. Những năm hạn hán, mùa màng thất bát. Nồi cơm nhà tôi luôn độn sắn hoặc khoai. Cả những món ăn đều phải tìm về vì lấy tiền đâu đi chợ. Để có món ăn và bán kiếm ít đồng, mẹ tôi phải làm món dưa môn muối chua mang ra chợ bán.

Lúc sinh thời, cứ mỗi tuần một lần, từ sáng tinh mơ, cha tôi vác đòn xóc và liềm vào núi Nứa, thuộc xã Hành Tín Đông (huyện Nghĩa Hành) để cắt môn từ các khe suối, đến gần trưa thì gánh về nhà. Loại môn này có tên là môn nước mọc hoang dã, rất ngứa nhưng khi đã chua, nấu ăn rất giòn và ngon. Bởi thế, quê tôi lưu truyền câu ca:

“Anh ơi mua giúp dưa môn

Dưa em không ngứa, kho ngon cực kỳ”.

Còn nhớ, cha tôi gánh môn về để trước sân, mẹ tôi cắt hết lá xắt mỏng nấu cho heo ăn. Mẹ đem dọc môn tước vỏ rửa sạch, cắt khoảng một tấc, chẻ làm hai hoặc làm ba đem phơi héo – hôm sau đem bỏ muối và nước (một chén muối khoảng mười chén nước) vào lu, gài vỉ tre cho ngập môn. Chừng một tuần sau là dưa môn chua. Dưa này cũng dùng như dưa cải. Tuy nhiên nếu chế biến món ăn khi dưa môn “chưa chín” thì ăn hơi ngứa miệng. Dưa môn hơi chua kho với các loại cá rất ngon, nhất là đồng hoặc các biển như cá nhám biển, cá đối…

Dưa môn nấu canh cá

Những ngày thiếu thức ăn, mẹ mở lu lấy dưa môn ngâm nước lã, rửa sạch, vắt ráo. Mẹ bắc chảo khử dầu phụng với tỏi cho thơm, sau đó cho dưa vào xào, nêm thêm gia vị tiêu, nước mắm, mì chính vừa ăn. Món này ăn với cơm cũng rất ngon.

Nhưng ngon nhất vẫn là dưa môn kho với cá đối. Gặp bữa chợ đông, bán được nhiều dưa, mẹ tôi mua cá đối về kho. Cá đối sau khi móc mang, làm ruột và rửa sạch để ráo, mẹ ướp tiêu, nước mắm, ớt, dầu ăn cho thấm, và cho dưa môn vào kho lửa riu riu. Khi nước cá đã sền sệt mẹ nhanh tay rắc một ít tiêu bột rồi nhấc xuống. Đĩa cá nghi ngút khói, thoang thoảng mùi thơm dân dã, quê hương.

Dù đã bấy nhiêu năm, nhưng mỗi lần nhìn những bà mẹ quê bán dưa môn ven đường, đôi mắt tôi bỗng cay cay. Tôi đang nhớ dáng lom khom của mẹ gánh môn xuống chợ bán vào sáng tinh mơ lúc tôi còn thơ ấu; nhớ hương vị nồng nàn của nồi cá đối kho dưa lan tỏa trong gian bếp quê nhà.

Theo Tiên Sa (Dân Việt)

10 MÓN CƠM NGON NỔI TIẾNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Món cơm Với người Việt Không được coi là một loại thức ăn mà thường coi là món chủ lực để ăn no trong các bữa ăn. Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm và biến thể của cách nấu.


1. Cơm gà – Hội An
 
Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà – một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.




Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung.

Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.

Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc *a nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị của người địa phương.

Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ – Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không xé sợi mà chặt thành từng miếng vừa phải, vàng ươm. Gà không chỉ luộc, đôi khi còn được chiên giòn. 

2. Cơm Ghẹ – Phú Quốc

Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt chân đến Phú Quốc.


Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.

Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.

3. Cơm hến – Huế

Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như cơm nguội cùng hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm…





Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm. 

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.

4. Cơm Âm phủ – Huế

Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm “chất Huế” gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.





Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua… , cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.

Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này.

5. Cơm Tấm – Sài Gòn

Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa 
trưa, tối…





Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi.

Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một *a cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.

6. Cơm cháy – Ninh Bình

Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.


Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi kho dáo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.

Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… ăn đến đâu, chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.

7. Cơm Dừa – Bến Tre

Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản lạ lẫm với người ăn bằng món cơm dừa.



Nấu cơm dừa cầu kỳ. Để được món cơm dừa ngon phải mất gần hai giờ đồng hồ. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín. 

Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon.

Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.

8. Cơm lam

Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa.



Cơm lam bỏ trong những ống tre, đốt trực tiếp trên lửa, khi ăn chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài. Cơm lam ăn ngon, lạ miệng, hương vị khác hẳn cơm thường, chỉ cần bỏ ống cơm ra đó thấy mùi thơm rất hấp dẫn. Bẻ miếng cơm lam, chấm muối vừng hoặc muối lạc cho vào miệng, ta sẽ thấy ngon, thơm, dẻo, rất đậm đà, ngoài hương thơm của gạo nếp còn thoảng hương vị thơm thơm của nứa rừng qua lửa. 

Cơm Lam là món cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên.

9. Cơm niêu đập

Theo văn hóa của người Việt cho rằng nồi đất là nồi nấu ăn ngon nhất. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất.


Cái niêu đất nung nâu sẫm be bé, miệng hơi khum to hơn tô canh một chút đậy nắp kín với đôi đũa cả gác một bên. Ăn cơm đập ở các nhà hàng, khi niêu cơm được bê lên, người phục vụ mới gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu, những mảnh đất nung vỡ vụn rơi xuống đất còn lại trên tay là ổ cơm chín mịn màng ở giữa nhưng chung quanh là một lớp cháy ròn đều vàng mỏng.

Thường, cơm niêu được ăn kèm với cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi….

10. Cơm nị

Cơm nị một món ăn truyền thống của người Chăm, Châu Giang, An Giang. Cơm nị thường là gạo nấu với sữa nhưng có người lại thích thêm nho khô vào để tăng thêm khẩu vị.



Người Chăm hay ăn Cơm nị với cà púa là món ăn được chế biến từ thịt bò rất độc đáo. Hai món ăn này thường bổ sung cho nhau tạo nên hương vị độc đáo và cầu kỳ mang khẩu vị người Chăm.

Cơm nị – cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán. 

 

Theo Yeudulich

CÁCH LÀM CANH RIÊU CÁ CHÉP NẤU DƯA

Bát canh cá chép hấp dẫn với vị thơm đặc trưng của riêu cá chép, vị chua thanh của dưa, cà chua và hương thơm của rau thìa là hòa quyện.

Nguyên liệu:

  • – Cá chép: khoảng 4 lạng
  • – Cà chua: 4 quả
  • – Dưa chua: 1 bát con
  • – Gừng: 1 nhánh nhỏ
  • – Hành lá, thì là, rau dăm- 1-2 quả ớt (tùy thích)
  • – Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, súp, mì chính.

Cách làm:

Bước 1: Hành, dăm, thì là rửa sạch cắt khúc, gừng gọt vỏ thái chỉ, cà chua rửa sạch bổ múi cau.

Bước 2: Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc.

Bước 3: Rán cá chép sơ qua với chút dầu ăn.

Bước 4: Phi thơm hành với dầu ăn cho cà chua vào xào sơ. Nêm ½ thìa súp để cà chua mau nhừ. Sau đó cho phần nước lạnh vào đun sôi. Nêm gia vị vừa miệng.

Bước 5: Khi nồi nước sôi thả cá chép đã rán sơ vào đun nhỏ lửa cho ngọt nước.

Bước 6: Khi nồi riêu gần chín cho phần dưa chua vào. Với cách này dưa chua sẽ không bị chín nhừ. (Nếu thích đậm đà bạn có thể cho dưa vào xào cùng cà chua nhé).

Bước 7: Đun thêm khoảng 4 phút. (Nếu thích cay cho vài lát ớt vào nhé). Thêm hành, thì là rau dăm cùng mì chính, tắt bếp chút canh ra bát.

1397642709-rieu-ca-chep9

Ăn nóng với cơm.

(theo eva.vn)

Cách làm THỊT XIÊN ÁP CHẢO

THỊT XIÊN ÁP CHẢO là món ăn đơn giản, nhưng cũng bởi vì cách làm đơn giản mà hương vị của nó trở nên đặc trưng quyến rũ.

Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 2

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm món thịt xiên áp chảo: 

  • 200g thịt ba chỉ hoặc thịt nạc vai
  • 2 củ sả, 1 củ hành khô to, 3 tép tỏi
  • Dầu hào, nước mắm, hạt tiêu, đường, mật ong, muối hạt

Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 3

Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 4
Thịt bóp muối hạt rồi rửa sạch, để ráo nước. Việc bóp qua muối hạt làm cho thịt sạch hơn và khi nấu cũng chỉ cần nêm chút gia vị thôi thì thịt sẽ rất ngọt. Thái thịt thành miếng nhỏ vừa để khi áp chảo dễ chín hơn.

Sả, tỏi, hành khô thái khoanh nhỏ rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.

Tăm ngâm vào nước để khi chế biến khỏi bị cháy, nếu có que xiên bạn có thể dùng que xiên cũng được nhé, nhưng cá nhân mình thấy dùng tăm sẽ tiện hơn rất nhiều khi ăn.Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 8
Ướp thịt với sả, tỏi, hành xay, thêm 2 thìa café nước mắm, 2 thìa café dầu hào, 2 thìa café đường, 3 thìa café mật ong, hạt tiêu trộn thật đều, để ướp ít nhất 2 tiếng cho thịt ngấm gia vị.Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 10
Xiên thịt vào từng que tăm, dàn mỏng đều mỗi que.Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 12
Sau đó bắc chảo chống dính lên bếp, làm nóng chảo rồi vặn lửa nhỏ vừa, cho thịt vào áp chảo. Khi thịt bắt đầu vàng đẹp thì bạn lật qua các mặt còn lại cho thịt chín hết nhé.Mềm ngon thơm lừng món thịt xiên áp chảo 14
Vì thịt có mật ong nên sẽ rất nhanh chín vàng đấy!Lấy thịt xiên áp chảo ra đĩa, dùng nóng.

(theo afamily.vn)

Săn heo 

Có một lần, bầy heo rừng mười một con nối đuôi nhau đi hàng một, bác Ba Phi muốn bắt cả một bầy mười một con. Bác leo lên cây tràm, bầy heo đi tới, bác chặt từng con một giữa sống lưng, lần lượt từ con đi đầu đến con thứ mười một, chỉ chặt đứt xương, chưa chặt đứt da. Đến con thứ mười một đứng lại, bác mới chặt tiếp. Cả bầy dồn cục, con nọ xô con kia, miếng da lưng đứt nốt. Thế là bác hốt cả bầy heo.

Cọp xay lúa 

Bác Ba Phi trai tài, bác Ba Phi gái cũng giỏi. Một đêm cọp mò về làng bắt heo và chó. Bác Ba Phi gái đem thóc đổ ra cối để xay. Bác trai gọi bác gái vào nhà có việc. Mấy con chó lẩn quẩn đứng chung quanh cối. Có một con cọp không rõ đứng rình từ bao giờ, thấy bác gái vừa đi khỏi, liền nhảy vô nhà bắt chó. Hai cái chân trước của cọp vồ trúng ngay giàng xay. Cọp gỡ mãi không ra, cứ kéo lui, kéo tới, kéo hoài. Cối gạo vừa đổ một loáng đã xay hết. Bác Ba Phi gái lại mang thúng thóc khác đổ vào cối cho cọp xay. Cọp cứ phải xay hoài. Bác gái bắt nó xay hết 25 giạ lúa mới thả cho nó ra.

Cây tràm và con nai

Có một lần, bác Ba Phi trèo lên một cây tràm lấy mật ong. Bác rủi trật tay té bảy ngày mới tới đất. Cây cao quá xá! Khi rơi bác đói bụng quá, cứ ngày phải nấu cơm ăn hai bữa rồi lại té tiếp.

Một bữa khác, trời nắng, bác xuống một cái bàu tắm, giặt áo phơi ngay trên gạc con nai mà không hay. Bác ngủ một giấc, khi dậy thì thấy một ổ ong đóng ở dưới bắp chân. Ăn hết ổ ong mật đến nửa thùng bác mới lấy áo mặc ra về. Con nai lúc đó mới vùng chạy và áo của bác phơi trên gạc nai cũng vừa khô.

(chuyện kể dân gian Bác Ba Phi)

Cách làm XÔI TRẮNG LẠP XƯỞNG NẤM HƯƠNG

Xôi nếp dẻo thơm ăn với lạp xưởng, điểm chút hương thơm của nấm, vị mặn của tôm khô…chừng đó là đủ cho một bữa sáng chất lượng.

Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

– 4 lạng nếp
– 2 cây lạp xưởng, 16 tai nấm hương khô, non nửa bát tôm khô, 2 củ hành tím.
– Xì dầu, hành phi, muối.

Cách làm:

– Gạo nếp vo sạch rồi ngâm nước khoảng 20 – 30 phút cho mềm. Sau đó cho vào nồi cơm điện cùng với chút muối và nước sao cho cao hơn mặt gạo một chút (khoảng 1/4 đốt ngón tay) rồi bật nút nấu.

– Lạp xưởng thái nhỏ, nấm hương ngâm mềm rửa sạch rồi cắt nhỏ, tôm khô ngâm nước khoảng 10 phút cho hơi mềm rồi để ráo, hành củ bóc vỏ thái mỏng.

– Cho vào chảo chút dầu rồi đun nóng, cho hành củ vào phi thơm rồi cho tiếp nấm hương, lạp xưởng vào xào, nêm vào nhân chút xì dầu.

– Cho tiếp tôm khô vào, thêm chút nước lã để xào nhân cho chín, ráo nhưng không bị khô quá. Khi nhân đã chín đều thì tắt bếp, rắc vào nhân ít hạt tiêu rồi trộn đều.

– Xới xôi trắng ra đĩa, rải nhân lên trên. Có thể dùng kèm với hành phi và xì dầu.

Hà Linh (ngoisao.net)

Những bài thuốc chữa bệnh từ KHOAI LANG

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc với chúng ta. Bên cạnh vai trò là một loại thức ăn ngon lành, khoai lang còn là loại thuốc quý, với nhiều công dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc đơn giản từ khoai lang để chữa các chứng bệnh thường gặp trong đời sống.

Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng một trong các bài thuốc:

– Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.

– Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.

– Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

– Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp. 

Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:

– Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

– Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

– Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

– Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.

Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

 

(Theo SK&ĐS)

NHỮNG MÓN ĐẶC SẢN XỨ THANH ‘NGHĨ TỚI LÀ THÈM’

Đến với vùng đất cố đô Thanh Hóa, bên cạnh việc đi thăm thành nhà Hồ, suối cá thần, cầu Hàm Rồng,… một điều bạn không được bỏ qua đó là khám phá nền ẩm thực rất đặc sắc ở nơi đây.

1. Nem chua

Nem chua là món ăn phổ biến ở Việt Nam, nhưng có lẽ vùng đất làm nên thứ nem chua giòn ngon, hấp dẫn hơn cả là xứ Thanh. Nem chua Thanh Hóa ngày nay đã có mặt ở khắp nơi, vậy mà ai về qua mảnh đất đầu miền Trung vẫn thường không quên mua nem chua về làm quà biếu tặng người thân.

Nem chua đặc sản Thanh Hóa ngon ở sự kết hợp hài hòa của tất cả các nguyên liệu. Nem được gói chắc tay, lên men vừa tầm chín tạo vị thanh chua rôm rốp; hương thơm hấp dẫn từ tỏi, lá ổi, lá đinh lăng kết hợp hài hòa với màu hồng tươi bắt mắt của thịt ngon. Chiếc nem chua chỉ nhỉnh hơn ngón tay, xếp gọn ghẽ mà trăm cái đều tăm tắp, hương vị mê say lòng người.

2. Gỏi cá Sầm Sơn

Ai tới Sầm Sơn mà chưa thưởng thức qua đặc sản gỏi cá thật quả đáng tiếc. Cá dùng để làm gỏi thường là loại cá ít xương, nặng chừng 3-5 ký. Cá được rửa sạch, dùng dao sắc lọc riêng phần thịt. Thịt cá được ướp với nước cốt chanh trộn với thính gạo rang thơm tho rồi bày ra đĩa. Nước chấm mới là thứ đặc sắc hơn cả của món gỏi cá biển Sầm Sơn. Nước chấm được làm từ da và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt, tỏi khô, mẻ, mắm muối, đường.. tạo nên loại nước sốt sánh đặc, vàng ươm mà đậm đà khó cưỡng.

 

Gỏi cá ăn với rau húng, ngò, răm, đinh lăng, lá mơ tam thể, thêm môt vài lát khế chua, chuối xanh thái mỏng. Miếng cá ngọt thơm quyện với vị cay béo của nước chấm, chua mát của rau ăn kèm tạo cảm giác đặc biệt khó nói hết thành lời.

3. Bánh răng bừa

Người Thanh Hóa đặt tên cho chiếc bánh tẻ quê hương mình bằng cái tên rất đỗi kì lạ mà thân thuộc: bánh răng bừa. Bánh có tên như vậy bởi hình dáng thuôn dài,phần giữa hơi nhọn khiến nhiều người liên tưởng tới chiếc răng bừa nhà nông. Bánh có vị thơm thoang thoảng của bột tẻ và lá dong, lại đậm đà nhân thịt, mọc nhĩ; hương vị dân dã mà hết mực gần gũi.

Bánh răng bừa xứ Thanh ngon đặc trưng bởi lớp vỏ bánh dẻo giòn, từng thớ bánh trong mịn, nhân bánh không nhiều như bánh giò nhưng săn hơn và đậm đà hơn. Chấm bánh với nước mắm chanh ớt, ăn mãi cũng chẳng thấy ngán.

4. Canh lá đắng

Canh đắng là đặc sản của đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Gọi tên là canh đắng bởi canh nấu từ lá đắng hay còn gọi là lá mật vịt. Lá đắng vốn là loại cây rừng, sau người dân biết là giống rau ngon nên mang về trồng tại vườn nhà. Chỉ những chiếc lá bánh tẻ mới đủ tiêu chuẩn nấu bát canh ngon.

 

Canh lá đắng không kén nguyên liệu nấu cùng, từ thịt gà, lòng gà tới thịt nạc vai, thịt ba chỉ chỉ lợn hay cá rô đồng, cá mương đều có thể nấu cùng lá đắng, cùng cho bát canh mang hương vị khó quên.

Những người lần đầu thưởng thức đều dễ dàng rùng mình chao đảo bởi chưa từng thử thứ canh đắng đậm đến như vậy, nhưng vị đắng tan biến rất nhanh, thay vào đó là thứ vị thanh mát của các nguyên liệu. Đủ vị cay đắng ngọt bùi đều có cả trong bát canh, mới thấy đời sống ẩm thực của người Mường xứ Thanh thi vị tới nhường nào.

5. Mắm cáy

Nếu mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc đã là thử thách cho không ít người thì mắm cáy xứng đáng được xếp vào hàng “đệ nhất mùi”. Mắm cáy được làm từ con cáy, một loại giáp xác có hình dáng khá giống cua đồng nhưng nhỏ và tinh nhanh hơn.

Cáy được bắt từ đồng về đem rửa sạch, bóc yếm bỏ hoi, chặt phần kìm nhọn ở còng rồi đem vào cối đá giã thật nhuyễn, sau đó trộn muối và thính cho vào vại, nén vỉ tre như nén cà rồi đem phơi nắng chừng một tháng là chín, càng được nắng, mắm càng nhanh chín và thơm ngon.

 

Chẳng phải tự nhiên mà mắm cáy được xếp vào hạng món ăn có “cá tính” của người Thanh Hóa. Mắm cáy có vị ngái nồng nhưng càng ăn càng thấy thơm ngọt. Mắm chấm thịt ba chỉ luộc ăn với cà muối xổi là món ăn giản dị khiến không ít người luyến lưu.

6. Bánh đa Minh Châu

Không biết từ bao giờ, món bánh bình dị này đã trở thành đặc sản của đất Thanh Hóa. Với hương vị đặc trưng, được làm từ những con người cần cù, hiền hậu, chiếc bánh ẩn chứa nét văn hóa dân dã, khiến ai đã một lần thưởng thức đều không thể quên hương vị độc đáo ấy.

 

Nằm ở bên bờ sông Chu, làng Minh Châu ở xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa (Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa với lịch sử hàng trăm năm. Bánh đa làng Minh Châu dày và nhiều vừng, chỉ được làm từ bột gạo nguyên chất chứ không pha độn.

Bánh đa làng Minh Châu ăn kèm với hến xào bắt ở sông Chu lên là món đặc sản truyền thống của làng. Chẳng phải cần dùng thìa hay đũa, bánh đa cứ bẻ thành từng miếng mà xúc, mà ăn. Vị ngọt lịm của thịt hến, vị thơm và béo ngậy của vừng, vị cay của ớt, vị chua của chanh và vị nồng của xả quyện lẫn vào nhau nơi đầu lưỡi.

7. Cá rô Đầm Sét

 

Cá rô Đầm Sét (xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa) là sản vật dân dã của xứ Thanh, ăn một lần khó có thể quên. Cá rô nơi đây chỉ to cỡ hai đầu ngón tay khép khít, màu phớt vàng như màu nghệ, tròn trịa, vẩy xanh bóng nhẫy. Cá rô rán hay nấu canh hương vị đều rất ngon, đặc biệt là cá rô rán vàng.

Khi thưởng thức, chỉ cần chấm cá với nước mắm ngon hay tương Bần thêm vài giọt chanh, ít gừng, vài lát ớt thái nhỏ là đã cảm nhận được hết vị đậm, béo ngậy, giòn thơm của thứ đặc sản tiến vua nức tiếng một thời.

8. Bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Tứ Trụ nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai thành phẩm phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô. Cùng với cá rô Đầm Sét, bánh gai Tứ Trụ là đặc sản đáng tự hào của vùng đất Thọ Xuân.

Theo Trí thức trẻ

Các đồ ăn ngọt như bánh gatô, kẹo, nước giải khát, sôcôla… đều là những món ăn ưa thích của rất nhiều người nhưng các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều đồ ngọt vì không có lợi cho sức khỏe.

Ăn nhiều kẹo ngọt sẽ khiến cho da dẻ chị em thiếu mịn màng, uống nhiều nước ngọt có ga sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả…Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các bác sĩ dinh dưỡng về tác dụng của đồ ngọt với sức khỏe con người. Nếu vào khoảng 15 đến 16 giờ chiều nếu bạn ăn một thanh sôcôla hay một miếng bánh ngọt sẽ có tác dụng bổ sung đường cho cơ thể.

Sau thời gian làm việc căng thẳng vào buổi sáng, đến chiều là thời điểm cơ thể cần bổ sung năng lượng, lượng đường có trong đồ ăn ngọt sẽ giúp não bộ bạn minh mẫn hơn, máu lưu thông đều giữ cho huyết áp giữ ổn định…Chính vì vậy nếu bạn là người ưa đồ ăn ngọt thì hãy chú ý chọn thời điểm 15 – 16 giờ chiều để ăn. Vào buổi sáng, đặc biệt là buổi tối thì nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên ăn đồ ngọt để đảm bảo sức khỏe.

Thực tế các bác sĩ khuyến cáo bạn nên ăn đồ ngọt tại một số thời điểm sau:
Trước khi vận động

Trong quá trình vận động, cơ thể con người sẽ tiêu hao năng lượng nhiệt năng lớn, trong khi đó, trước khi vận động thì không nên ăn no. Thời điểm này, ăn một lượng đồ ngọt vừa đủ có thể đáp ứngnăng lượng nhất định cần thiết cho cơ thể của con người khi vận động.

Khi quá mệt mỏi hay khi đói

Thời điểm cơ thể mệt mỏi hay khi bị đói, nhiệt lượng trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ thể suy nhược, ăn một ít đồ ngọt, lượng đường trong đó có thể được máu hấp thụ nhanh hơn các thức ăn thông thường khác nên sẽ nhanh chóng bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Khi bị quay cuồng, choáng váng

Lúc này uống nước đường pha đặc có thể giúp tăng lượng đường huyết, tăng cường khả năng kháng bệnh.

Khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết

Người bị bệnh tiểu đường do hạn chế quá mức lượng đường đưa vào cơ thể mà xuất hiện hiện tường dường huyết thấp. Lúc này, cần uống nước đường hoặc các đồ ăn ngọt khác có thể giúp cho người bệnh vượt qua nguy hiểm.

Khi nôn mửa hoặc tiêu chảy

Lúc này chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị rối loạn, có hiện tượng mất nước, nêu như uống ítđường muối thì sẽ tốt cho sự phục hồi chức năng của cơ quan tiêu hóa.

Tác hại của việc ăn đồ ngọt quá nhiều

– Thức ăn ngọt nếu ăn nhiều quá, một là ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, giảm thấp sự hấp thu thức ăn dinh dưỡng khác chứa protein, vitamin, muối vô cơ, làm các chất dinh dưỡng không kịp bổ sung gây chứng dinh dưỡng không tốt hoặc thiếu dinh dưỡng;

– Thường xuyên ăn đồ ngọt nếu không kịp đánh răng súc miệng, sẽ tăng độ axit trong khoang miệng, nuôi dưỡng can khuẩn thích chua, làm răng bị mài mòn mất calcium mà bị sâu răng. Tỉ lệ bị sâu răng ở thiếu niên nhi đồng cao tới 70, 80%, điều này có liên quan mật thiết tới việc ăn ngọt quá nhiều, không chú ý vệ sinh răng miệng;

– Bình thường ăn ngọt quá nhiều dễ gây “ợ chua”, lâu dần có thể gây viêm dạ dày. Đường sau khi đi vào cơ thể quá nhiều còn tạo chứng thiếu crôm – muối vô cơ cần thiết cho cơ thể. Thiếu crom, sẽ làm hàm lượng cholesteron trong máu tăng cao, từ đó làm tăng cơ hội mắc các bệnh về mạch máu. Thiếu crom, còn dẫn đến bệnh tiểu đường.

Theo VnMedia

(Tinmoi.vn) Rau muống là loại thực phẩm phổ biến trong mùa hè và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, loại rau này lại tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho sức khoẻ và một số người không nên ăn.

Rau muống rất bổ dưỡng bởi thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C. Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.

Rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.

Người bị say nắng có thể dùng nước ép rau muống với một chút muối hoặc chanh để cơ thể nhanh chóng được tiêu khát, dễ chịu.

Trong rau muống có chứa một số chất đạm quý mà nhiều loại rau khác không có như lysin, tryptophan, threonin, valin, leucin… Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Lưu ý gì khi ăn rau muống

Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muốnG lại lại là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Ai không nên ăn

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout hay bị viêm đường tiết niệu thận do sỏi và huyết áp cao thì không nên ăn rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người bị các bệnh này thì cũng nên hạn chế.

Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh .

Nguy hiểm từ rau muống

Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong

Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

Thoa Nguyễn (Tổng hợp)

10 LOẠI THỰC PHẨM BÀ BẦU NÊN TRÁNH XA

Dinh dưỡng cho thai phụ là điều rất nhiều người quan tâm, vì nếu ăn uống không hợp lý, các chất trong thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ lẫn bé. Sau đây là những loại thực phẩm bà bầu nên hạn chế hoặc tránh xa trong thai kỳ, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu:

Cà phê và trà:

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà mẹ tốt nhất là nên tránh cà phê và trà. Chất cafeine trong cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, gây dị dạng, sảy thai.

Thức ăn chưa nấu chín hẳn:

Các mẹ nên tránh sushi và cả phở tái trong giai đoạn này, vì các thực phẩm chưa chín hẳn có thể có kí sinh trùng toxoplasmosis rất nguy hiểm cho thai nhi.

Khoai tây chiên:

Không chỉ mẹ bầu mà cả mẹ vừa sinh em bé cũng nên hạn chế tối thiểu sử dụng khoai tây chiên, cũng như các loại bánh bích quy, bánh giòn, snack… vì trong đó có acrylamide, chất gây ung thư có thể dễ dàng ảnh hưởng đến thai nhi, vì lượng nước trong thai nhi và trẻ mới sinh luôn rất cao.

Nước uống có cồn và có gas

Bà mẹ nên tránh sử dụng nhiều những loại nước này trong thai kỳ ,vì có thể gây dị tật cho thai nhi. Nếu mẹ bầu uống nhiều rượu, trẻ sinh ra có thể tổn thương thần kinh và có khả năng bị down lớn hơn.

Nước đá, nước lạnh, kem:

Có nghiên cứu cho rằng khi phụ nữ mang thai chạm vào đá lạnh, huyết quản tử cung sẽ co thắt lại, ảnh hưởng đến tuần hoàn huyết dịch và có hại đến sự phat triển của thai nhi. Tốt nhất là bà bầu nên uống nước lọc để nguội.

Rau ngót:

Dược thư Việt Nam 2002 có ghi: Không dùng papavern cho người có thai. Papaverin có thể giảm đau, hạ huyết áp, đồng thời nếu ăn nhiều có thể gây co thắt tử cung, có thể sảy thai. Và rau ngót có nhiều chất này.

Nhãn:

Nhãn là loại quả nóng, bà bầu ăn nhiều sẽ gây táo bón, dị ứng, động thai, đau bụng dưới, có thể gây tổn thương thai khí dẫn tới sảy thai. Ngược lại, sau khi sinh em bé thì các mẹ có thể dùng nhãn tẩm bổ rất tốt.

Các loại cá có thủy ngân:

Cá thu, cá kiếm cho đến cá kình, cá mập đều có chứa ít nhiều thủy ngân. Mẹ bầu nên tránh nạp nhiều loại cá này vào người vì thủy ngân có thể làm thai nhi chậm phát triển, ảnh hưởng đến não và quá trình phát triển của bé sau này.

Đu đủ chưa chín:

Trong đu đủ hườm và đu đủ xanh có chứa rất nhiều mủ và enzym, những chất này có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, tạo nên nguy cơ sẩy thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong khi đó, ăn đu đủ chín hoàn toàn với một lượng vừa phải thì lại bổ cho cả mẹ và bé.

Chất cay:

Ăn một ít thì không sao. Nếu ăn nhiều thì chất làm tê liệt thần kinh trong ớt, gừng có thể ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi.

 Xem tiếp: NHỮNG THỰC PHẨM BÀ BẦU NÊN TRÁNH XA (phần 2)

Mỹ Mạnh tổng hợp.

4 THỰC PHẨM BỔ MÁU QUEN THUỘC BÀ BẦU KHÔNG NÊN BỎ QUA

Dinh dưỡng trong thời kì mang thai mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Trong giai đoạn này mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến những thực phẩm bổ máu.

Nếu thai phụ thiếu máu hay thiếu sắt (dưỡng chất cần thiết để tạo máu), thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…) Thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. Thiếu sắt khiến thai phụ dễ bị sinh non, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp.

Vì vậy, thức ăn bổ máu cho bà bầu quan trọng không chỉ trong suốt thai kỳ mà ngay từ khi bạn chuẩn bị bước  vào thai kỳ, đã phải sử dụng thường xuyên các thực phẩm bổ máu.Ngoài các loại thịt có màu đỏ tươi như thịt bò, thịt cừu, thức ăn bổ máu cho bà bầu còn có các loại rau lá có màu xanh đậm như rau muống, rau lang, rau cải..; bí ngô, mía và nho.

 1. RAU MUỐNG

Theo đông y,  rau muống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu và trị những bệnh về đường tiêu hóa. Theo y học hiện đại, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, chất sắt và vitamin, nhất là vitamin B2, vì thế nó có tác dụng kích thích sinh tạo máu và tế bào mới, tốt cho mọi người, đặc biệt là người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai.

2. BÍ ĐỎ – BÍ NGÔ

Quả bí ngô có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, bổ tỳ, trị khí hư, tiêu chảy, hen phế quản…bởi chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng  trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn đồng thời trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng hình thành và phát triển của hồng cầu.

3. MÍA

Mía được coi là loại thức ăn bổ máu cho bà bầu tốt nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất, rất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

4. NHO

Quả nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit…Yến mạch và ngũ cốc giàu sắt cũng là những thức ăn bổ máu tuyệt vời cho bà bầu để khắc phục tình trạng thiếu máu trong suốt thai kỳ.

(theo SUCKHOEDOISONG)

Ăn chay: miến xào đậu ngự

Nguyên liệu:

  • Miến đỗ xanh : 2 lạng
  • Đậu ngự tươi : 1 lạng
  • Đậu phụ rán xắt sợi : 1 miếng nhỏ
  • Chả lụa chay thái sợi : 1/2 lạng
  • Bông hẹ, cà rốt thái sợi & giá :  1/2 lạng
  • Nấm mèo thái sợi : 3 tai
  • Nấm bào ngư : 1 lạng
  • Boa rô
  • Ớt sừng thái sợi
  • Ngò rí
  • Gia vị: Tiêu, dầu hào chay, dầu ăn, xì dầu, hạt nêm chay

Cách làm:

1. Sơ chế

  • Miến cắt khúc, ngâm nước 10′ cho mềm, trụng chín, ướp với 1 muỗng cafe hạt nêm  và 2 muỗng xì dầu.
  • Boaro thái lát. Nấm bào ngư xé vừa ăn. Bông hẹ cắt khúc 4 phân.
  • Đậu ngự lột vỏ, hấp chín

2. Thực hiện

  • Phi boa rô cho thơm, lấy phân nửa ra đem trộn với miến, rồi cho tất cả các nguyên liệu vào xào thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe dầu hào xốc đều nhanh cho các rau củ chín, cho miến vào đảo tiếp. Tắt lửa.

3. Trình bày

  • Miến xào cho ra đĩa, rắc thêm tiêu, trang trí ngò rí.

Mẹo:

  • Trộn miến vào gia vị trước khi xào để thấm đều gia vị.
  • Đậu ngự tươi rất mau chín nên hấp tới khi thấy đậu trong là được.

Bé Thúi (MAV.vn)

Cách nấu BÒ LÚC LẮC CHAY

Nguyên liệu cho món bò lúc lắc chay :

  • 200g thịt bò chay (khoảng 1 chén)
  • 50g ớt xanh (khoảng ¼ chén)
  • 50g ớt đỏ (khoảng ¼ chén)
  • 20g hành tây (khoảng 2 thìa súp)
  • ¼ cây hành boa-rô nhỏ
  • 1 thìa súp dầu hào chay
  • ¼ thìa cà-phê hạt nêm chay
  • 1 thìa cà-phê đường
  • 1 thìa súp dầu ăn
  • ¼ thìa cà-phê tiêu xay
  • Cà chua, xà-lách ăn kèm

Thực hiện :

  •  chay rửa sạch, để ráo nước, cắt miếng vừa ăn.
  • Ớt xanh, đỏ bỏ lõi, rửa sạch. Hành tây lột vỏ lụa. Thái ớt, hành tây thành miếng vuông vừa.
  • Hành boa-rô băm nhỏ.
  • Làm nóng dầu ăn, phi thơm hành boa-rô, cho lần lượt bò chay, ớt xanh, ớt đỏ, hành tây vào xóc nhanh tay.
  • Nêm hạt nêm, đường vừa ăn. Cho dầu hào chay vào đảo đều, tắt bếp.
  • Cà chua nhặt bỏ cuống, rửa sạch, thái lát mỏng. Xà-lách nhặt bỏ gốc già, rửa sạch, vẩy ráo nước.
  • Dọn bò lúc lắc chay ra đĩa, rắc một ít hạt tiêu xay lên mặt, dùng kèm với cà chua, xà-lách.
  • Mách nhỏ: Tùy khẩu vị của từng người mà có thể thêm bớt các nguyên liệu rau củ đi kèm như thơm, khoai tây, cà-rốt… Xào chín rau củ trước rồi mới cho dầu hào chay vào, đảo khoảng 2-3 phút cho thấm, tắt bếp.

Bí quyết nấu ăn chay

Ăn chay ngày nay đang rất phổ biến, tuy nhiên, nhiều bà nội trợ vẫn e ngại nấu món chay tại nhà do không quen. Hãy tham khảo những bí quyết nấu món chay vừa ngon miệng vừa đảm bảo dưỡng chất sau đây để trổ tài.

1. Lựa chọn nguyên liệu

– Trong các bữa ăn chay, do nguyên liệu thường thiếu nhóm thực phẩm từ động vật nên để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, cần phối hợp nhiều loại thực phẩm khi chế biến. Nấu nước dùng cần vài loại củ như cà rốt, sắn, su su, mía lau, củ cải muối, lê ngon hơn là chỉ dùng một loại. Món xào cần nấm, đậu, vài thứ rau hoặc củ.

– Vị ngọt thịt đem lại cảm giác ngon miệng và giúp món ăn thêm đậm đà. Vì vậy, hãy lựa chọn nhiều thực phẩm thay thế thịt để món chay không nhạt nhẽo. Vị ngọt thịt có nhiều trong măng tây, cà chua, tảo biển, đậu, bắp và hành tây.

– Những thực phẩm hơi dai vừa no lâu, vừa tạo cảm giác như nhai thịt sẽ làm người ăn hứng thú hơn. Có thể dùng mì căn, đậu hủ chiên, đậu hủ nướng, nấm nướng, các loại đậu, măng khô, ngũ cốc nguyên hạt.

– Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như kẽm trong đậu, hạt (hạt dẻ, hạt điều); canxi trong bông cải xanh, cải thìa; i-ốt trong muối, tảo bẹ; sắt trong ngũ cốc thô, trái cây khô, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), đậu hủ; B12 trong sữa đậu nành, ngũ cốc.

2. Gia vị và nêm nếm

Đối với món chay, gia vị tạo vị như muối, đường, nước tương, hạt nêm… chỉ là phần nền cho món ăn, nếu chỉ sử dụng những loại gia vị này thì món ăn rất đơn điệu. Vì vậy, cần sử dụng thêm gia vị tạo mùi và tạo màu để món ăn thêm đặc sắc.

– Lựa chọn gia vị tạo mùi có nguồn gốc thực vật từ thiên nhiên như bột cà ri, bột ngũ vị hương, bột quế, tương bần, chao, dầu mè, sả, ớt, tiêu, rau thơm… giúp người ăn thêm ngon miệng, có cảm giác như đang ăn món mặn.

– Nguyên liệu của món chay từ đậu, bột vốn có màu sắc trắng nhạt nhẽo, vì vậy sử dụng gia vị tạo màu như bột nghệ, gấc, lá dứa, màu điều, cà rốt, củ dền… làm món ăn phong phú về màu sắc và thêm hấp dẫn.

– Ngoài ra, khi nêm nếm món chay nên sử dụng gia vị có liều lượng vừa phải, không quá gắt, nhất là các vị cay và chua.

3. Cách nấu

– Ướp thực phẩm: có thể ướp gia vị để món ăn thêm đậm đà, nhưng thời gian ướp không quá lâu, thực phẩm dễ bị “ê” và giảm mất độ tươi ngon.

– Tránh nấu quá chín: trong món chay thường sử dụng rau củ quả là chính nên để đảm bảo vitamin và khoáng chất trong rau củ không bị hao hụt nhiều, cần nấu thức ăn vừa chín tới, nhất là các món rau xào.

– Sử dụng ít béo: chất béo nhiều không những làm mất cân đối về dinh dưỡng, mà còn làm thực phẩm mất đi hương vị thơm ngon vốn có.

– Canh lửa: không nấu thức ăn quá lâu trên lửa quá lớn; với những món hầm, kho, sau khi sôi, nhanh chóng hạ lửa để thức ăn được chín đều và không bị khô.

NGUYỄN NGOAN

Vùng đất Chín Rồng không chỉ nổi tiếng bởi những miệt vườn trái cây xum xuê, mà còn hấp dẫn với nhiều món bánh ngon cho bạn làm quà khi có dịp ghé thăm.

Nếu có chuyến du lịch miền Tây bạn nên mua những món bánh đặc sản dưới đây để làm quà cho bạn bè, người thân.

1. Bánh pía Sóc Trăng

Dọc theo mọi con đường của tỉnh Sóc Trăng, du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh tròn dẹp, nhìn đẹp mắt và có mùi vị ngọt ngào được bày bán tại nhiều cửa hàng. Đó là bánh pía, đặc sản số một của vùng đất này.

Bánh pía được chế biến với nhiều công đoạn khéo léo và cầu kỳ. Đầu tiên bột mì được cán mỏng để làm lớp vỏ bánh bên ngoài. Phần nhân bánh là đậu xanh hoặc khoai môn hấp chín chà nhuyễn, xào với đường rồi trộn chung với chút sầu riêng tươi và lòng đỏ trứng muối. Sau khi cuộn tròn nhân bánh, vỏ ngoài sẽ được thoa một lớp lòng đỏ trứng muối rồi đem vào lò nướng.

Bánh pía có một hương vị rất đặc trưng. Cắn miếng bên ngoài thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm của bột. Thưởng thức phần nhân bên trong thực khách sẽ nhận thấy vị dẻo bùi của khoai môn hòa với mùi sầu riêng thơm nức, vị ngọt của đường và vị mặn của lòng đỏ trứng. Tất cả được phối trộn một cách hài hòa độc đáo. Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất này du khách đừng quên thưởng thức bánh pía và mua làm quà cho người thân. Ngày nay bánh pía có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành miền Tây và Sài Gòn nên du khách dễ dàng tìm thấy.

Trăng sáng Trung Thu thưởng thức món bánh pía với gia đình là điều hết sức thú vị. Ảnh: Foody.

2. Bánh tráng Mỹ Lồng

Mỹ Lồng là một ngôi chợ nhỏ chuyên bán đặc sản của vùng thuộc huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Ngoài dừa nơi đây còn có bánh tráng (bánh đa) được xem là nổi tiếng khắp vùng. Để làm được miếng bánh tráng ngon nức tiếng, người làm phải dùng một loại gạo sỏi, một giống lúa gạo đặc biệt ở Trà Vinh để bánh làm ra không co hay gãy nứt khi đem phơi. Nguyên liệu làm bánh gồm bột gạo sỏi, nước cốt dừa, đường. Phần nhân trên của bánh được đổ với mè, gừng, sữa, lòng đỏ trứng gà, lạp xưởng, tôm khô…phù hợp cho cả người ăn mặn và ăn chay.

Bánh tráng Mỹ Lồng cuốn hút nhiều thực khách với vẻ ngoài hấp dẫn bởi những miếng lạp xưởng, tôm khô và lớp trứng mỏng vàng rực, được nướng trên bếp than lửa rực hồng. Miếng bánh giòn tan, thơm mùi của nước cốt dừa hòa với vị tôm, vị lạp xưởng. Đến Bến Tre bạn sẽ dàng thấy đặc sản này ở khắp mọi nơi.

3. Bánh phồng Sơn Đốc

Người dân miền Tây hay Bến Tre thường có câu “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” ý nói về đặc sản đặc trưng gắn liền với địa danh của vùng đất này. Bánh phồng thơm ngon cũng bởi tinh túy của nước cốt dừa. Cái chất xôm xốp của miếng bánh hòa với vị béo ngậy của dừa như gói trọn tình cảm của người làm bánh ở quê hương Đồng Khởi. Dù bây giờ bánh phồng Sơn Đốc có thêm nhiều biến thể khác nhau như bánh hành, bánh mặn… nhưng loại bánh phồng dừa ngọt vẫn nổi danh hơn cả.

Ban đầu, bánh phồng Sơn Đốc chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng chính hương vị  thơm lừng, ngòn ngọt, giòn giòn, bánh phồng đã trở thành món quà quê có mặt khắp mọi nơi và mọi ngày trên những cung đường miền Tây. Qua thời gian, từ đời này sang đời khác, bánh phồng được nhiều người ưa chuộng và không biết từ khi nào đã trở thành đặc sản truyền thống của người dân nơi đây.

Nếu du khách có dịp đến Bến Tre, hãy tìm đến Sơn Đốc để tha hồ thưởng thức những chiếc bánh phồng và tận mắt chứng kiến cách làm bánh, rồi mua về làm quà cho người thân.

Hãy mang theo món quà quê dân dã cho bạn bè, người thân với bánh phồng miền Tây cho mỗi chuyến đi của du khách. Ảnh: Hiepcantho.

4. Bánh tét Trà Cuôn

Bánh tét Trà Cuôn – Trà Vinh là một trong hai loại bánh tét nổi tiếng ở miền Nam. Để có được đòn bánh chắc nịch, ăn dẻo ngọt, để được lâu ngày, người nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn như chọn lá gói, lấy màu tự nhiên cho nếp sáp đến làm nhân, gói và nấu bánh đều hết sức công phu.

Chọn lọc từ những tàu lá chuối tươi, khổ rộng vừa phải, không rách, đem phơi nắng cho hơi rám màu, lau kỹ và xếp lại gọn gàng. Khi gói bánh cần chọn nếp sáp địa phương ngon thuần nhất có độ dẻo phù hợp, không lẫn gạo hay nếp tạp khác, đãi sạch để ráo, trộn đều với nước cốt lá rau ngót để có màu xanh tự nhiên và hương thơm nhẹ không có phẩm màu.

Đậu xanh cho nhân bánh phải là loại hạt to, tròn đều và đãi sạch vỏ, nấu chín, quết mịn pha thêm hương vị tạo mùi riêng. Mỡ heo chọn loại dày dưới da, thịt và mỡ được sắc thỏi dài vuông vức các góc cạnh, tẩm ướp gia vị vừa phải như hành lá, muối, đường… Ngoài ra để hấp dẫn và thu hút khẩu vị thực khách, người gói còn cho thêm trứng muối.

Bánh tét Trà Cuôn có mặt ở Sài Gòn và hầu hết các tỉnh, thành miền Tây. Ảnh:Tapchigiadinh.

5. Bánh tráng sữa Bến Tre

Bắt nguồn từ Bến Tre, món bánh tráng sữa được làm chủ yếu từ dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng theo một tỉ lệ nhất định. Khi tráng bánh người ta trải một tấm khăn trên nồi có nước sôi bên trong. Để ra được bánh tráng sữa vừa mềm, dẻo, vừa thơm phụ thuộc không chỉ vào kỹ thuật đổ bánh, mà động tác đổ cũng phải thật khéo léo, nhanh nhẹn, cuối cùng là rắc mè lên trên. Bánh chín người ta để lên nan tre mỏng và phơi nắng 3-5 ngày là dùng được.

Vị bùi béo của nước cốt dừa kết hợp với độ mịn, mềm của bột gạo cùng bột sắn, cộng thêm mùi thơm của sầu riêng tạo nên hương vị ấn tượng, khó quên cho bánh tráng sữa.

Văn Trãi (vnexpress.net)

VÌ SAO BẠN NÊN ĂN TRỨNG LÒNG ĐÀO?

Trứng lòng đào là món trứng được chế biến nửa sống, nửa chín, với phần lòng đỏ được giữ lại hương vị béo thơm của nó. Trứng lòng đào được coi là món ăn rất ngon miệng đối với nhiều người, ngoài ra nó còn rất có lợi cho sức khỏe.

Nên ăn trứng luộc lòng đào thay vì rán, bởi trứng lòng đào không mất các dinh dưỡng thiết yếu cần thiết.

Trứng được coi là món ăn bổ dưỡng cho bữa ăn sáng vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, riboflavin và selenium. Hầu hết mọi người đều sợ ăn nhiều trứng vì nghĩ sẽ dẫn đến lượng cholesterol cao. Sự thật là tiêu thụ trứng thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol. Lòng đỏ trứng chứa một thành phần gọi là lecithin có tác dụng chống xơ cứng, vì lecithin có thể hạn chế lượng cholesterol. Lòng đỏ trứng cung cấp lượng cholesterol cần thiết cho sự phát triển tinh thần của chúng ta.

Trứng lòng đào không gây ngộ độc

Trứng lòng đào tốt cho sức khỏe vì lòng đỏ trứng không bị chín quá. Nhiều người thích ăn lòng trứng sống, cách ăn này có thể khiến bạn nhiễm khuẩn độc. Khi luộc trứng lòng đào có thể làm giảm nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn salmonella gây ra. Chỉ luộc trứng trong một khoảng thời gian ngắn đã giúp tiêu diệt các vi khuẩn cứng đầu. Trứng lòng đào không làm mất lưu huỳnh như trứng đã luộc chín.

Chứa lượng calo không cao

Nếu bạn muốn ăn một bữa ăn nhẹ ít calo thì trứng lòng đào là lựa chọn tốt nhất. Trứng lòng đào ít calo hơn khi so sánh với bất kỳ cách thức nấu ăn khác bao gồm rán hay ốp lếp. Một quả trứng lòng đào chỉ chứa khoảng 78 calo và 5,3 g chất béo, trong đó 1,6 g là chất béo bão hòa. Đây là lượng calo vừa phải ít hơn so với bất kỳ loại thực phẩm khác mà bạn ăn hàng ngày. Trứng rán chứa khoảng 90 calo, 6,83 g chất béo, trong đó có 2 g chất béo bão hòa.

Chỉ cần luộc trứng lòng đào rồi ăn với chút muối tiêu, là bạn đã có một món ăn tuyệt hảo

Carbohydrates

Trứng là một trong số ít các loại thực phẩm có chứa tất cả các axit amin thiết yếu và trứng lòng đào là một món ăn lành mạnh. Trứng chứa các carbohydrate, vitamin và khoáng chất và việc nấu lòng đào không làm mất đi những thành phần thiết yếu đó mà giữ nó nguyên vẹn.

Vitamin A

Phụ nữ cần có 700 microgram vitamin A mỗi ngày trong khi nam giới cần khoảng 900 microgram. Ăn một quả trứng lòng đào có thể giúp bạn có được khoảng 74 microgram. Chất dinh dưỡng này giúp đôi mắt bạn có thể hoạt động tốt hơn. Hãy thay thế trứng rán bằng một quả trứng lòng đào trong mỗi buổi sáng. Trứng lòng đào chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe làn da, răng và xương.

Vitamin B12

Trứng lòng đào cung cấp khoảng 2,4 microgram vitamin B12. Vitamin B 12 cần thiết cho sự trao đổi chất khỏe mạnh. Vitamin B12 giúp chuyển đổi lượng calo trong cơ thể thành năng lượng. Vitamin B12 hỗ trợ hoạt động hệ thần kinh.

Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng lòng đào

Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng lòng đào. Trứng lòng đào chứa thành phần có thể khiến các bà bầu chảy nước mũi. Quan trọng hơn, những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn trứng lòng đào. Trứng lòng đào cũng không được khuyến khích với trẻ em hoặc người cao tuổi có hệ miễn dịch bị tổn thương. Nó chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh. Ở những người khỏe mạnh, trứng lòng đào chắc chắn tốt hơn so với trứng rán.

Quỳnh Trang – Thuận An, Vnexpress.net (Theo boldsky)