6 MÓN ĂN GIÚP TRẺ THÔNG MINH

Mặc dù thông minh phần nhiều là do trời phú, nhưng chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ để cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin, ghi nhớ, tập trung, điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và làm việc của trẻ sau này.

Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm giúp tăng trưởng và phát triển não bộ của trẻ. Một số thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng và chất béo có lợi, giúp não hoạt động tối ưu.

Trong hai năm đầu đời, não của trẻ phát triển nhanh hơn bất cứ thời điểm nào trong suốt cả cuộc đời. Để duy trì và tận dụng tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời kì này, não bộ cần được cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định, bao gồm cả chất béo lành mạnh, DHA, sắt, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Chế độ ăn trong suốt quá trình phát triển của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ, mức độ hiểu biết và kết quả học tập của trẻ. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất và giấc ngủ của trẻ cũng là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển bộ não khỏe mạnh.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ chức năng cho não bộ của trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt:

1. Quả Việt quất

Quả việt quất chứa các chất flavonoid, giúp cải thiện trí nhớ, tư duy trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức và làm chậm sự suy giảm của hệ thần kinh khi lớn tuổi.

Cách sử dụng: Quả việt quất là một thực phẩm vô cùng tiện lợi và linh hoạt. Các bậc cha mẹ có thể kết hợp cùng ngũ cốc, hay sữa chua, làm món tráng miệng hay thêm vào món rau ăn kèm, …

2. Ô-liu

Trẻ ăn quá nhiều các sản phẩm từ quả ô-liu có thể dẫn đến suy thoái não. Các chất béo không bão hoà đơn có trong ô liu giúp tất cả các tế bào vận hành và thúc đẩy sự vận chuyển oxy cho não nhiều hơn.

Cách sử dụng: Sử dụng ô liu như thức ăn nhẹ, dùng trong bữa trưa, hay khai vị trước bữa tối.

3. Hạt ngũ cốc

Hạt ngũ cốc chứa chất béo không bão hòa đơn và vitamin E, giúp bảo vệ não khỏi các bệnh thoái hóa như bệnh Alzheimer bằng cách thúc đẩy sản sinh các tế bào chống lại các gốc tự do gây tác hại cho não.

Cách sử dụng: Khi trẻ mới biết đi, có thể cho trẻ thử trước một số loại hạt ngũ cốc để xem trẻ có bị dị ứng hay không. Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo nên tìm hiểu các loại hạt phù hợp trước khi cho trẻ ăn, có thể thêm vào chế độ ăn khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh dị ứng, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho trẻ ăn.

4. Cá

Ăn cá thường xuyên có ảnh hưởng đến kích thước và làm chậm quá trình lão hóa của não. Chất béo omega-3 có trong các loại cá giúp tăng cường sức khoẻ, tăng khả năng tập trung và trí nhớ.

Cách sử dụng: Nên cho trẻ ăn cá khi trẻ được hơn 1 tuổi. Trong khi người lớn và trẻ em trên 3 tuổi cần ăn cá 2 lần/tuần thì trẻ nhỏ chỉ cần ăn 1 lần/tuần. Các bậc phụ huynh lưu ý cần đảm bảo nấu chín cá khi cho trẻ ăn.

5. Bơ

Vốn giàu chất béo lành mạnh như axit béo và omega-3, bơ cải thiện lưu lượng máu được vận chuyển đến não, đây là một cách tự nhiên để tăng cường khả năng hoạt động của não bộ.

Cách sử dụng: Bơ là một thực phẩm tuyệt vời cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, nên thêm bơ vào bánh mì thay cho mayonnaise.

6. Trứng

Theo đề xuất Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ (DGA) năm 2015, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trứng không trực tiếp làm tăng cao nồng độ cholesterol trong máu.

Trong suốt 6 năm đầu tiên của cuộc đời, trí nhớ của trẻ dần được hình thành và phát triển. Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình này. Một lòng đỏ trứng có khoảng 200 mg choline, đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu của trẻ em. Trứng cũng chứa sắt, folate, vitamin A và D, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Cách sử dụng: Có thể chế biến trứng thành nhiều món đa dạng giúp tang khẩu vị cho trẻ.

Lê Vân (Theo Bundoo)



You Might Also Like