7 thói xấu làm hư thận của bạn

Thận là cơ quan có chức năng quan trọng bậc nhất trong cơ thể người. Việc duy trì một quả thận khỏe mạnh đến từ chế độ ăn uống hợp lý, và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Nếu bạn có những thói quen sau đây, hãy chỉnh đốn lại ngay.
1. Không thích uống nước

Phần lớn cánh XY không mấy hứng thú với nước, thậm chí còn nghĩ rằng nó không quan trọng. Chính suy nghĩ này đã vô tình làm tổn hại lớn đến cơ thể. Bạn có biết chất thải được thải ra trong quá trình trao đổi chất chủ yếu do việc xử lý của gan và thận? Thận là nơi chịu trách nhiệm hòa giải quan trọng nhất giúp cân bằng nước và chất điện phân trong cơ thể.

Giải pháp: Tập thói quen uống nhiều nước, nó có thể pha loãng với nước tiểu, để nước tiểu nhanh chóng được thải ra. Uống nước không chỉ ngăn ngừa bệnh sỏi thận, mà khi ăn quá mặn, nước sẽ giúp nước tiểu trong hơn, bảo vệ thận tốt hơn.

2. Dùng thức uống giải khát thay nước

Hầu hết cánh mày râu không thích nước lọc nhạt nhẽo. Các loại nước ngọt, côca cola hoặc cà phê được xem là loại nước thay thế tốt nhất cho nước lọc. Tuy nhiên, những đồ uống có chứa caffeine, thường dẫn đến tăng huyết áp, và cao huyết áp, là một nhân tố lớn làm tổn thương thận.

Giải pháp: Cố gắng tránh uống quá nhiều nước giải khát, thay vào đó là nước lọc. Mỗi ngày nên uống 8 cốc nước để kịp thời bài các độc tố ra khỏi cơ thể.

3. Ăn quá nhiều thịt

Mỗi ngày lượng protein cần hấp thụ cho mỗi kg trọng lượng cơ thể là 0,8 gam. Một người nặng khoảng 50 kg, mỗi ngày chỉ nên hấp thụ khoảng 400 gam protein. Do vậy, bạn không nên ăn quá 300 gam thịt/ ngày để tránh tổn hại thận.

Giải pháp: Nếu trong nước tiểu, bạn phát hiện thấy protein, lại ăn quá nhiều thịt, lâu dài sẽ tổn thương đến chức năng thận. Những người suy thận mãn tính nên ăn ít hơn.

4. Ăn hoa quả và rau xanh không phù hợp

Ăn trái cây và hoa quả rất tốt cho sức khỏe. Nhưng đối với những người bị suy thận mãn tính, trái cây và hoa quả được coi là thực phẩm tự nhiên có thể làm giảm huyết áp cao, vì nó chứa thành phần kali cao, ăn nhiều sẽ dẫn đến hại thận. Trên thực tế, đối với những người thận không tốt, kali cũng là thành phần gây tổn thương cho thận.

Giải pháp: Nếu bạn bị rối loạn chức năng thận mãn tính, chú ý đến ăn trái cây và hoa quả một cách phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thận. Không uống nước ép quá đặc, canh lẩu, canh rau. Ăn các thực phẩm thanh đạm là thích hợp nhất với người bị thận.

5. Lạm dụng thuốc giảm đau

Nếu thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau hỗn hợp, lượng máu trong cơ thể sẽ giảm, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận. Chú ý là thuốc giảm đau cho những người suy thận dễ dẫn đến ung thư bàng quang.

Giải pháp: Bất kể là dùng loại thuốc giảm đau nào, bạn cũng nên dùng hạn chế nhất có thể. Nếu như thường xuyên phải dựa vào thuốc giảm đau, bạn cần có sự kiểm tra toàn diện của bác sĩ.

6. Ăn quá nhiều muối

Muối là thủ phạm chủ yếu làm giảm chức năng thận, 95% muối trong thức ăn là do thận chuyển hóa. Nếu hấp thu quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Natri trong muối khiến nước trong cơ thể con người sẽ không được bài tiết ra ngoài, làm giảm chức năng thận.

Giải pháp: Mỗi ngày nên hấp thu lượng muối thích hợp khoảng 6 gam hoặc ít hơn. Trong đó 3 gam được lấy trực tiếp từ thực phẩm hàng ngày. Bởi vây nêm gia vị trong thực phẩm khoảng 3 – 5 g hoặc ít hơn là tốt nhất. Chú ý là muối trong mì ăn liền nhiều, bởi vậy bạn cũng nên hạn chế đồ ăn này.

7. Quá nhiều áp lực gây nên huyết áp cao

Huyết áp cao trở thành mối đe dọa cho sức khỏe, phần lớn là do áp lực công việc gây nên. Do đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận.

Giải pháp: Những người trẻ tuổi rất khó phát hiện tình trạng huyết áp cao của mình. Vì vậy mà bất kể bao nhiêu tuổi , đều nên đo huyết áp định kỳ để biết tình hình của thận. Không thức khuya, tránh áp lực quá lớn khiến huyết áp tăng.

  Minh Thơ (VNexpress.net)



You Might Also Like