17 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI NẤU ĂN

Công việc nấu nướng đòi hỏi nhiều kĩ năng cũng như kinh nghiệm. Không chỉ là tạo ra những món ăn ngon miệng, người làm bếp còn cần lưu ý đến những lợi ích cũng như tổn hại mà món ăn mang lại. 

Để tránh những tác hại không đáng từ các món ăn, người nội trợ nên lưu ý tránh những thói quen sau:

1. Không nên luộc trứng gà lâu

Nếu khi luộc lâu, bề mặt của lòng đỏ trứng sẽ thành màu tro xanh. Đó là do trong lòng đỏ trứng, phần tử sắt kết hợp với phần tử sunphát trong lòng trắng tạo ra chất sun phát sắt thiếu. Chất này rất khó hấp thu cho người, do vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trưng gà.

2. Không nên cho mì chính khi tráng trứng gà

Vì bản thân trứng gà có chứa thành phần tương đồng với mì chính, khi tráng trứng gà còn bỏ thêm mì chính không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng.

3. Không nên rán lạp xường, thịt muối, dăm bông

Vì trong số thức ăn này khi gi công, người ta cho vào một số nitơrát ammôni, nếu qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

4. Trong khi đang ninh nấu thịt, xương, không nên đổ thêm nước lã vào

Bởi trong thịt, xương có nhiều lượng protein và chất mỡ. Khi đang đun nấu, cho thêm nước lạnh vào, khiến cho nhiệt độ trong nồi đột ngột hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương cũng do vậy mà khó nhừ, dẫn dến vị thơm ngon của thịt, xương cũng bị hạn chế.

5. Không nấu chín quá các loại rau củ

Khi rau củ được đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ khiến hàm lượng vitamin C đáng kể bị hao hụt.

6. Không dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc

Khi trứng gặp nước lạnh, trứng sẽ co lại, tạo khoáng trống giữa lòng trắng và vỏ trứng. Vi khuẩn trong nước sẽ xâm nhập vào trứng, sẽ không tốt cho sức khỏe. (Lỗi này mình thấy rất nhiều người mắc phải).

7. Không ngâm rau quá lâu 

Không nên ngâm lâu rau trong nước, tránh thái nhỏ trước khi rửa (Nếu muốn sạch bạn nên hòa nước muối để rửa). Không ngâm thịt, cá vào chậu nước, vì như thế khoáng chất sẽ giảm đi đáng kể.

8. Thịt quay không nên ướp muối quá sớm

Với thịt quay, nếu ướp muối quá sớm dễ làm cho protein trong thịt vị đông chắc lại, miếng thịt co nhỏ, chân thịt bị cứng, giảm vị ngon.

9. Không nên dùng đồ nhôm để đánh trứng

Khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh. Do vậy, nên dùng đồ sứ để đánh trứng gà.

10. Rán mỡ lợn không nên để lửa to

Rán mỡ lợn mà lửa to, nhiệt độ mỡ có thể lên tới 200 độ C, sinh ra một chất thuộc nhóm Anđêhít, không những có vị hôi mà khi ăn vào còn kích thích vùng miệng, thực quản, khí quản và niêm mạc mũi, gây bệnh cho hệ tiêu hóa.

11. Thức ăn vị chua không nên bỏ mì chính

Nếu thức ăn có vị chua đã bỏ mì chính lại đun nóng lên thì sẽ sinh ra một chất axit mới, không những không làm giảm bớt vị chua mà còn có hại đến sức khỏe.

12. Xào rau xanh không nên cho giấm

Diệp lục tố trong rau xanh bị tác động của chất chua và gia nhiệt sẽ giảm giá trị dinh dưỡng của nó.

13. Lúc xào rau không nên bỏ muối sớm

Xào rau mà nêm muối trước, thành phần nước trong rau sẽ ra nhiều, cách xào như vậy rau vừa không xanh mà còn lâu chín.

14. Không nên sử dụng dầu mỡ ăn đã rán đi rán lại nhiều lần

Dầu mỡ ăn mà rán lại nhiều lần thì chất bổ của nó chỉ còn lại 1/3, đồng thời còn mang một chất gây sưng gan. Ngoài ra, vitamin trong loại dầu mỡ này hầu như dã bị phân hủy hết.

15. Chảo xào rau không nên đun quá nóng

Nếu thường xuyên ăn rau xào bằng chảo dầu mỡ quá nóng, dễ bị gây nên viêm loét dạ dạy hoặc viêm dạ dày ợ chua.

16. Không cho gừng vào cá quá sớm khi kho cá

Vì chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh.

17. Không dùng nước nóng để rã đông thịt

Khi dùng nước nóng để rã đông các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và thơm nữa. Nên dùng nước lạnh hoặc nước muối để rã đông thịt.

Theo Nguyên Hương (phunutoday)



You Might Also Like